Ngày nay, với quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, chất lượng sản phẩm



tải về 0.56 Mb.
trang55/64
Chuyển đổi dữ liệu09.08.2022
Kích0.56 Mb.
#52842
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   64
Giáo trinh QTCL

e. Cách hình thức kiểm tra chọn mẫu
Kiểm tra chọn mẫu theo thuộc tính chất lượng
Tùy vào đặc tính chất lượng cần kiểm tra ta xác định hình thức kiểm tra là kiểm tra định tính (kiểm tra theo thuộc tính) hay kiểm tra định lượng (hay kiểm tra theo biến số). Kiểm tra theo thuộc tính là xem xét một đặc tính của sản phẩm mà chúng ta không thể đo lường được. Ví dụ màu của một sản phẩm sự hiện diện của một thành phần, một tập hợp...
Để xác lập phương án kiểm tra theo thuộc tính chất lượng cần xác định:
- Phân loại sai hỏng và sản phẩm sai hỏng
- Chọn phương án kiểm tra (đơn, kép, nhiều lần)
- Xác định cỡ lô, bậc kiểm tra, chế độ kiểm tra
Kiểm tra chọn mẫu theo chỉ tiêu biến số chất lượng
Phương pháp kiểm tra chọn mẫu theo chỉ tiêu biến số chất lượng được sử dụng khi tiêu chuẩn lựa chọn dựa vào chi phí kiểm tra. Nói chung: Kiểm tra theo biến được ưu tiên sử dụng khi cả 2 phương pháp đòi hỏi phải phá huỷ mẫu vật. Hình thức kiểm tra này được sử dụng khi nào giá trị của sản phẩm tương đối thấp, hoặc khi nào tỷ lệ phế phẩm tương đối thấp. Kiểm tra theo thuộc tính thường dễ làm và rẻ tiền. Vì thế dù phải chọn những mẫu lớn nhưng vẫn có lợi nếu đổi một đặc tính đo được thành một thuộc tính.
Kiểm tra không phá huỷ dựa theo biến chỉ hơn kiểm tra dựa theo thuộc tính khi nào phương pháp đo quá đắt hoặc tỷ lệ phế phẩm rất thấp.
Khối lượng thông tin liên quan đến giá trị trung bình và phương sai mẫu (s) của các sản phẩm có quan hệ mật thiết với chất lượng sản phẩm cho nên phải tận dụng các đại lượng đó để đánh giá chất lượng của các lô.
- Kiểm tra dựa trên những đại lượng đo được (những biến) trong trường hợp độ lệch chuẩn của lô () được biết trước.
Muốn kiểm tra theo phương pháp này có 3 điều kiện sau:
+ Biến thiên của đại lượng được xét đến phải theo gần đúng luật phân phối chuẩn (Gauss).
+ Độ lệch chuẩn của đại lượng đó phải được quản.
+ Các điều kiện chất lượng nằm 1 bên hoặc 2 bên nhưng dụng hạn không được vượt quá  3.
Những điều kiện này tương đối được thoả mãn trong sản xuất công nghiệp. Với những điều kiện như vậy, phương pháp kiểm tra này cho phép chỉ kiểm tra những mẫu rất nhỏ so với kiểm tra theo tính. Đây là phương pháp kiểm tra dựa trên đại lượng đo được trong trường hợp không có những biến động lớn của giá trị trung bình ( và độ lệch chuẩn của lô () được quản và biết trước, đại lượng đặc trưng cho chất lượng sản phẩm phải tuân theo phân bố chuẩn và dung hạn không vượt quá 3.
Phương pháp kiểm tra tương tự như kiểm tra theo thuộc tính: Trước hết người ta phải chọn phương án kiểm tra, tức là lựa chọn các thông số về quy mô mẫu n', căn cứ vào quy mô của lô và tỷ lệ kiểm tra ( p0) Tỷ lệ kiểm tra và tỷ lệ này theo quan điểm của doanh nghiệp). Tiêu chuẩn kiểm tra được xác định căn cứ vào  đã biết và z đã tính sẵn theo tỷ lệ kiểm tra p0. z là đại lượng dùng để xác định điều kiện kiểm tra đối với giá trị trung bình ,

Điều kiện kiểm tra đối với x là k1 và điều kiện kiểm tra đối với giá trị trung bình là k2.
Trong kiểm tra lô theo biến n’ và z vai trò tương tự như n và c đối với kiểm tra theo tính. Dựa vào kích thước của lô sản phẩm (N), điểm kiểm tra p0 ta xác định được quy mô của mẫu và z bằng cách tra bảng 6.3.

Po
z
N

0.25
2.81

0.5
2.58

1
2.33

2
2.05

3
1.88

5
1.64

7
1.48

10
1.28

20-50

5

5

5

5

5

4

3

3

51-100

8

8

8

6

5

4

3

3

101-200

8

8

8

6

10

8

7

6

201-500

10

8

15

12

10

8

12

10

501-1000

10

12

15

12

15

12

15

12

1001-2000

12

12

15

15

15

15

15

15

2001-5000

20

20

25

20

25

20

35

30

5001-10000

30

30

30

25

50

40

50

45

10001-20000

45

40

65

55

75

60

70

60

20001-50000

90

80

100

85

100

85

90

75

50001 trở lên

140

125

140

115

130

105

105

90

Bảng 6.3: Bảng tra quy mô mẫu n’ khi kiểm tra theo biến với độ lệch của lô (σ) được biết


Ví dụ: 1 lô có N = 800 điện trở có dung sai quy định là 2000  5% (k1 = 5%);  = 1,1%, P0 = 0,01 (điểm kiểm tra). Tra bảng với p0 và N ta có n’ = 15; z = 2,33
Ta tính được k2 = k1 - z =  (5 - 2,6)% =  2,4%.
Giả sử mẫu đo có giá trị trung bình của 15 vật trong mẫu là 1968. Vậy lô được nhận.
- Kiểm tra dựa theo biến trong trường hợp độ lệch chuẩn của lô () không được biết.
Kiểm tra dựa theo biến trong trường hợp độ lệch chuẩn của lô () không được biết cũng vẫn cần có 3 điều kiện trên trong trường hợp độ lệch chuẩn của lô không được biết, ta có thể ước lượng trên cơ sở 1 số mẫu. Nghĩa là kiểm tra dựa trên đại lượng đo được, trong trường hợp chưa biết độ lệch chuẩn của lô () thì dùng s (phương sai mẫu) thay thế độ lệch chuẩn của lô (). Kiểm tra tương tự như trường hợp  đã biết, nhưng trên mẫu ta phải tính cả giá trị trung bình và phương sai mẫu (s), giới hạn chấp nhận là khoảng  (dung sai -z×s) (z,n’ tra bảng 5.3 theo N và p0), kiểm tra n’ vật để tính và s.
Nói chung khi không biết độ lệch chuẩn của lô () thì kiểm tra theo phương pháp này không có lợi bằng kiểm tra theo tính vì kích thước mẫu khá lớn, mặt khác ước lượng độ lệch chuẩn cũng mất nhiều thời gian.
Dựa vào kích thước của lô sản phẩm (N), điểm kiểm tra p0 ta xác định được quy mô của mẫu và z bằng cách tra bảng 6.4.

Po
z
N

0.25
2.81

0.5
2.58

1
2.33

2
2.05

3
1.88

5
1.64

7
1.48

10
1.28

20-50

25

20

20

15

15

10

5

5

51-100

40

35

30

20

15

10

5

5

101-200

40

35

30

20

30

20

15

10

201-500

50

35

55

35

30

20

25

20

501-1000

50

50

55

35

45

30

30

25

1001-2000

65

50

60

40

45

35

35

25

2001-5000

110

85

90

60

65

45

70

50

5001-10000

155

110

120

80

115

90

110

80

10001-20000

215

165

245

170

205

145

145

110

20001-50000

440

340

380

260

280

195

185

140

50001 trở lên

680

530

520

360

355

250

225

170

Bảng 6.4: Bảng tra quy mô mẫu n khi kiểm tra theo biến với độ lệch chuẩn của lô (σ) không được biết
Ví dụ: N = 1500 điện trở, dung sai là 1000   10%; P0 = 0,01, tra bảng có n’ = 60 và z = 2,33. Tìm và s thấy = 963 và s = 24
=> thuộc khoảng 1000 (1-10%) + 2,33s = 956 
và 1000 (1 + 10%) - 2,33s = 1044  . Vậy lô nhận được

2.2. Trình tự các bước kiểm tra chất lượng


Kiểm tra đánh giá chất lượng cần thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng kiểm tra chất lượng. Bước đầu tiên cần xác định được là kiểm tra cái gì? Đối tượng của kiểm tra có thể là các quy trình, các hoạt động, các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, bán thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng.
Bước 2: Xác định mục tiêu kiểm tra. Đây là khâu rất quan trọng nhằm xác định kiểm tra phục vụ mục đích gì. Mục tiêu có thể là đánh giá chất lượng của sản phẩm hoặc các quá trình hoạt động hoặc chất lượng sản phẩm thiết kế… tùy thuộc đối tượng và yêu cầu thực tế thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từng giai đoạn để xác định mục đích kiểm tra cho thích hợp.
Bước 3: Quyết định các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra. Mục tiêu kiểm tra chỉ nói lên đich cuối cùng cần đạt được trong hoạt động kiểm tra mà chưa nói lên được để đạt mục đích đó cần kiểm tra những chỉ tiêu chất lượng nào. Đối với sản phẩm những chỉ tiêu phản ánh các thuộc tính chất lượng được sử dụng bao gồm các nhóm chỉ tiêu về khả năng thực hiện của sản phẩm, thời gian sử dụng, mức độ an toàn trong sử dụng, thẩm mỹ, các chỉ tiêu công thái học và các chỉ tiêu kinh tế phản ánh hiệu quả sản xuất, sử dụng sản phẩm như chi phí sản xuất, giá cả, chi phí sử dụng…
Bước 4: Chọn phương pháp kiểm tra. Dựa vào đặc điểm riêng biệt của các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra để lựa chọn phương pháp kiểm tra thích hợp. Chẳng hạn các chỉ tiêu công nghệ phản ánh phần cứng của sản phẩm có thể sử dụng các phương pháp phòng thí nghiệm hoặc chuyên viên, các chỉ tiêu phản ánh phần mềm của sản phẩm hoặc các hoạt động quản lý thường dùng phương pháp định tính.
Bước 5: Chọn hình thức kiểm tra. Như trên đã trình bày có thể lựa chọn hình thức kiểm tra toàn bộ hoặc kiểm tra chọn mẫu. Hình thức kiểm tra được lựa chọn có liên quan rất chặt chẽ với đặc điểm và khối ượng của đối tượng cần kiểm tra.
Bước 6: Chọn phương án kiểm tra. Trong trường hợp kiểm tra chọn mẫu, việc lựa chọn phương án kiểm tra rất quan trọng. phương án kiểm ra phụ thuộc rất lớn vào tính chất của các chỉ tiêu chất lượng phản ánh các thuộc tính đo được trên thang liên tục hay các biến số phản ánh các thuộc tính chất lượng đứt đoạn có số liệu thu thập được bằng phương pháp đếm. Tương ứng với hai loại dữ liệu chất lượng trên có hai loại phương án kiểm tra chất lượng theo thuộc tính liên tục hay theo biến số.
Bước 7: Chọn mẫu. Một lượng đối tượng xác định được rút ra từ một tổng thể dùng để kiểm tra đại diện gọi là mẫu. Độ lớn của mẫu phụ thuộc vào độ lớn của tổng thể và yêu cầu đặt ra trong hoạt động kiểm tra chất lượng.
Bước 8: Tiến hành kiểm tra. Sử dụng các phương tiện cần thiết để kiểm tra đánh giá mức độ đạt được của các chỉ tiêu chất lượng so sánh với các chỉ tiêu chuẩn đề ra hoặc các yêu cầu trong các hợp đồng kinh tế.
Bước 9: Đưa ra các kết luận về kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng của các quá trình, các hoạt động hoặc lô sản phẩm.

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương