Nguyễn thị TỐ nga- đẶng thị thanh mơ Đinh mạnh cưỜng bùi anh tú TÀi liệu hưỚng dẫN



tải về 2.16 Mb.
trang6/19
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích2.16 Mb.
#35173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu chủ đề hoạt động, khách mời, chương trình.

- Một tiết mục văn nghệ mở đầu sẽ đem đến diễn đàn không khí sôi động, hào hứng.

- Hai người dẫn chương trình cùng nhau điều khiển buổi tọa đàm, giao lưu.

- Học sinh được quyền bày tỏ quan điểm ý kiến của mình, có thể có những ý kiến trái chiều.

- Người dẫn chương trình chốt lại ý kiến, nhấn mạnh đến trách nhiệm của học sinh trong học tập, rèn luyện để biến ước mơ thành hành động, thực hiện lí tưởng của bản thân.

- Đan xen, lồng ghép các tiết mục văn nghệ như hát, múa, khiêu vũ, trò chơi, câu đố để tránh đơn điệu, giáo điều, cứng nhắc.

- Kết thúc, Ban giám hiệu nhận xét, đánh giá.

------------------
B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG

Thi giao lưu văn nghệ: " Đảng đã cho ta mùa xuân"

(Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Thi giao lưu văn nghệ: " Đảng đã cho ta mùa xuân"

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp ĐVTN học sinh:

- Củng cố, tăng thêm niềm tin yêu đối với Đảng, Bác Hồ, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Qua lời ca tiếng hát, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho ĐVTN học sinh.

- Biết phát huy khả năng văn nghệ, rèn luyện kỹ năng biểu diễn, tự tin trước đám đông, kỹ năng hợp tác. Lựa chọn được tiết mục xuất sắc tham gia Liên hoan văn nghệ Mừng Đảng mừng xuân cấp trường.

- Qua lời ca tiếng hát, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho ĐVTN học sinh.

3. Nội dung hoạt động:

Chương trình thi giao lưu văn nghệ Đảng đã cho ta mùa xuân cần đảm bảo các nội dung sau:

- Ca ngợi công lao to lớn của Đảng, của Bác Hồ đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc ta.

- Ca ngợi quê hương đất nước, vẻ đẹp của mùa xuân.

- Tình cảm, thái độ, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng kính yêu, với Bác Hồ vĩ đại, với quê hương đất nước Việt Nam.

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức cuộc thi văn nghệ giữa các tổ , thực hiện tại chi đoàn.

- Cán bộ Đoàn trường, GVCN làm công tác hướng dẫn, cố vấn cho hoạt động.

- Ban chấp hành chi đoàn chủ động lập kế hoạch, triển khai tới ĐVTN trong chi đoàn. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban tổ chức. Chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho hoạt động.

- Yêu cầu các tổ đăng ký tiết mục tham gia, loại các tiết mục trùng, sơ duyệt để lựa chọn các tiết mục đặc sắc nhất.( Mỗi tổ có từ 1 đến 2 tiết mục biểu diễn).

- Thiết kế chương trình cụ thể, khoa học, đảm bảo đan xen các thể loại. Các tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ được sắp xếp thể hiện trước.

- Ban giám khảo cho điểm trực tiếp sau khi các đội đã hoàn thành xong phần thi, thư ký tổng hợp, công bố kết quả và trao thưởng.

------------------




C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: GIÀNH CỜ

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng chạy, sự nhanh nhẹn, thông minh, khéo léo.



II. Chuẩn bị:

Kẻ 2 vạch giới hạn cách nhau 20m, giữa sân kẻ một vòng tròn có đường kính 1m và cắm ở tâm một lá cờ nhỏ. Tuỳ theo số HS trong lớp nhiều hay ít để tổ chức đội hình chơi, mỗi lần chơi chỉ tố chức cho 2 tổ, do đó nếu lớp có 4 tổ có thể tổ chức 2 sân chơi, hoặc 2 tổ chơi thì 2 tổ đứng xem sau đó đổi chỗ cho nhau. Hai tổ tham gia chơi là hai đội thi với nhau, cần có số người và tỷ lệ nam, nữ bằng nhau. Từng đội tập hợp thành một hàng ngang ở 2 bên đường giới hạn, mặt quay về phía cờ và điểm số để từng em nhận biết số của mình.



III. Cách chơi:

Người điều khiển gọi tên đến số nào, ví dụ “số… 3” thì 2 em số 3 của hai đội nhanh chóng chạy lên giành lấy cờ mang về cho đội mình. Khi người của đội bạn đã cầm cờ, người cùng số phải chạy đuổi theo để giành lại cờ bằng cách vỗ nhẹ vào người bạn, nếu vỗ được, người cầm cờ bị thua, nếu để người cầm cờ chạy qua vạch giới hạn thì người cầm cờ thắng cuộc. Sau đó lại để cờ vào vòng tròn và trò chơi tiếp tục lại từ đầu.

Ghi chú: Người điều khiển có thể gọi 2 - 3 số liên tiếp nhau.

Tên trò chơi:. ĐẨY GẬY ((xem chủ đề tháng 1)

Tên trò chơi:NÉM CÒN ((xem chủ đề tháng 1)

------------------


D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng 3-2 và chào mùa xuân mới.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân

- Tập một số bài hát mới ca ngợi mùa xuân và Đảng quang vinh.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.



- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đảng và mùa xuân

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Đảng và mùa xuân.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới về Đảng và mùa xuân.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 1, 2.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Một mùa xuân nho nhỏ (Nhạc: Trần Hoàn. Lời: Thơ Thanh Hải), Đảng cho ta cả một mùa xuân (Sáng tác: Phạm Tuyên).

------------------



Chủ đề tháng 3

THANH NIÊN HỌC TẬP VÌ NGÀY MAI LẬP NGHIỆP
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu chủ đề

- Nhận thức được ý nghĩ quan trọng của vấn đề lập nghiệp đối với bản thân, hiểu học sinh có quyền được tham gia tìm hiểu về ngành nghề và có quyền thu nhận thông tin về việc lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

- Nắm được những kĩ năng cần thiết về tổ chức các hoạt động tìm hiểu ngành nghề, có kĩ năng biểu đạt ý kiến của mình về vấn đề lập nghiệp.

- Tôn trọng ý kiến của bạn, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình.


II. Nội dung hoạt động

- Tập trung vào các vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai: Ước mơ của em

- Diễn đàn Vì một tương lai tươi sáng.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1

Diễn đàn Ước mơ xanh

(2 tiết)


I. Mục tiêu hoạt động

- Khơi dậy trong học sinh ước mơ, khát vọng hướng tới tương lai.

- Có ý thức tìm hiểu về các ngành nghề, định hướng cho tương lai.

- Quyết tâm học tập, rèn luyện để đạt được ước mơ.



II. Nội dung hoạt động

- Rèn luyện khả năng diễn thuyết, trình bày ý kiến bản thân.

- Diễn đàn sẽ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến sự định hướng nghề

nghiệp trong tương lai:

- Ý nghĩa của việc lập nghiệp.

- Hiện thực và ước mơ.

- Định hướng về thái độ, phương pháp học tập.

III. Hình thức hoạt động

Tổ chức diễn đàn tọa đàm với nhiều hình thức:



  • Hùng biện.

  • Thảo luận.

  • Trò chơi: Đoán nghề nghiệp qua hành động.

  • Văn nghệ.

  • Thời trang với nghề nghiệp.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề trong cả năm học. Phân công trách nhiệm thực hiện cho từng lớp theo chủ đề hàng tháng.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

- Trang trí sân khấu.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia diễn đàn.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các ngành nghề, định hướng nghề nghiệp trên cơ sở năng lực và sở thích của bản thân.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

- Duyệt trước chương trình.

1.3. Học sinh

- Viết về ước mơ của bản thân, tập trình bày, phát biểu ý kiến trước tập thể, đăng kí trước với ban tổ chức.

- Chuẩn bị thiết kế chương trình – theo phân công.

- Viết lời dẫn (có thể hai người) – nếu được phân công.

- Tập văn nghệ – theo phân công.

- Chuẩn bị trò chơi – theo phân công.

- Tập biểu diễn thời trang – theo phân công.



2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình dẫn dắt giới thiệu ý nghĩa của diễn đàn: Làm người ai chẳng có ước mơ. Tuổi học trò càng lắm mộng mơ. Diễn đàn hôm nay là nơi chúng ta có thể chia sẻ, tâm tình về ước mơ của mình - những ước mơ xanh. Chúng ta hãy cùng nắm tay nhau đi tới tương lai.

- Người dẫn chương trình có thể mời mọi người phát biểu theo thứ tự ngẫu nhiên với tinh thần xung phong:

+ Trước hết có thể là học sinh đã gửi bài viết, đăng kí trước với hình thức hùng biện.

+ Có thể mời phát biểu tự do.

- Để tạo không khí hòa đồng, gắn kết số đông người dẫn chương trình có thể mời các bạn phát biểu theo trình tự nghề nghiệp. Ví dụ giới thiệu đôi nét về nghề y và hỏi khán giả: Trong số các bạn ngồi đây những ai đã và đang nghĩ rằng sau này mình sẽ là bác sĩ. Mời một đến hai người phát biểu. Tương tự như vậy người dẫn chương trình sẽ giới thiệu một số ngành nghề quen thuộc và được yêu thích trong các lĩnh vực ngân hàng, tin học, bưu chính viễn thông, kinh tế, v.v…

- Có thể kết hợp giữa hai hình thức trên.

- Chú ý kết hợp với phỏng vấn. Ví dụ: Cảm ơn! Bạn có thể cho biết lí do vì sao mình yêu thích nghề đó không? Ước mơ của bạn được dẫn dắt bởi truyền thống gia đình hay sở thích và năng lực hoặc sự hấp dẫn trong chế độ đãi ngộ? Bạn có bao giờ nghĩ mình phải làm gì để biến ước mơ thành hiện thực chưa?... Lời phỏng vấn cần ngắn gọn, linh hoạt và phong phú, ấn tượng nhấn mạnh vào trọng tâm: điều kiện thể thực hiện ước mơ.

- Để đem lại sự hấp dẫn nên kết hợp với chương trình văn nghệ. Có thể lựa chọn các bài hát về ước mơ, ngành nghề.

- Trò chơi lồng ghép:

+ Chạy tiếp sức hóa trang.

+ Đoán nghề nghiệp qua hành động. có thể mời người chơi ngẫu nhiên ở dưới, chia làm hai đội. Đội thứ nhất cử người diễn tả hành động gì đó, đội thứ hai cử người đoán xem người đó qua hành động muốn nói tới nghề nào? Nếu đoán đúng cả hai đều được nhận quà. Người chơi đoán sai, quyền đoán sẽ thuộc về người khác. Trường hợp không có ai đoán đúng thì người thực hiện hành động cũng không được quà.

- Thời trang với nghề nghiệp: biểu diễn thời trang theo nghề nghiệp.
HOẠT ĐỘNG 2

(2 tiết)


Diễn đàn Vì một tương lai tươi sáng

I. Mục tiêu hoạt động

Giúp học sinh:

- Tìm hiểu một số ngành nghề trong xã hội.

- Định hướng nghề nghiệp trong tương lai trên cơ cở đánh giá khả năng của bản thân.

- Hình thành quyết tâm, niềm tin và khả năng xây dựng kế hoạch học tập, phấn đấu để hướng đến tương lai tươi sáng.

- Rèn luyện khả năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể, bồi dưỡng tình cảm thân ái, chan hòa với bạn bè.


II. Nội dung hoạt động

- Mối liên hệ giữa nghề nghiệp và tương lai.

- Tìm hiểu một số ngành nghề trong xã hội.

- Hạnh phúc đến từ đâu?

- Những định hướng hành động để biến ước mơ thành hiện thực.

III. Hình thức hoạt động

Tổ chức hoạt động giao lưu dưới nhiều hình thức:

- Tọa đàm, phỏng vấn, đàm thoại.

- Viết bài và phát biểu theo định hướng.

- Phát biểu ngẫu nhiên- “trực tuyến”.

- Kết hợp văn nghệ, câu đố, trò chơi.



IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch, qui định thời gian, phân công lớp phụ trách thực hiện chuyên đề.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về các ngành nghề, định hướng nghề nghiệp trên cơ sở năng lực và sở thích của bản thân.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

+ Gợi ý cho học sinh đi sâu vào nội dung trọng tâm: những hành động thiết thực để có một tương lai tương sáng.

+ Hướng dẫn học sinh xây dựng một tình huống để giúp các bạn hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn:

• Ai thuyết phục ai?:

A là một bạn gái xinh xắn, học giỏi và hát hay. Bố mẹ A đều là bác sĩ. Ông bà nhất quyết bắt A thi đại học y vì có điều kiện xin việc thuận lợi sau khi ra trường nhưng A lại thích thi vào nhạc viện Hà Nội, khoa thanh nhạc…

Mời một bạn nữ vào vai A, hai bạn khác – một nam, một nữ vào vai bố và mẹ A diễn tiếp đoạn kết chưa trọn vẹn.

• Chọn đường nào?

- B là một học sinh trung bình khá, sức khỏe không được tốt. Gia đình B kinh tế rất mạnh. Ước mơ của B là trở thành sinh viên trường đại học Bách khoa. Với khả năng hiện tại B phải cố gắng rất nhiều mới mong ước mơ thành hiện thực. Bạn ấy đã rất quyết tâm, đặt kế hoạch phấn đấu nhưng sức khỏe yếu, việc học hành rất khó khăn. Bố mẹ B thương con vất vả, chỉ mong con chọn một trường có điểm chuẩn thấp để đảm bảo sức khỏe vì vấn đề kinh tế sau này với B không quan trọng. Nếu ở địa vị của B, bạn sẽ chọn con đường nào? Vì sao?

………………………………………………….

- Duyệt trước chương trình.

1.3. Học sinh

- Chuẩn bị ý kiến tham gia tranh luận.

- Thiết kế chương trình, viết lời dẫn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi theo sự phân công của giáo viên.

- Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi phỏng vấn:

+ Đã bao giờ bạn nghĩ về tương lai chưa?

+ Theo bạn vào đại học có phải là con đường lập thân duy nhất của thanh niên?

+ Là học sinh lớp 10, nghĩ tới nghề nghiệp tương lai có phải là điều quá sớm?

+ Theo bạn điều quan trọng nhất để có thể có một tương lai tươi sáng là gì?

+ Henry Ford  cho rằng: Bí quyết của sự thành công nếu có - đó là khả năng tự đặt mình vào địa vị người khác và xem xét sự vật vừa theo quan điểm của họ vừa theo quan điểm của mình.

Bạn hiểu câu nói ấy như thế nào? Câu nói ấy có giúp gì bạn trong việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai không?

+ Bước chân vào THPT bạn có khó khăn gì trong học tập không?

+ Có người cho rằng : Tự học là chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa của tương lại? Bạn nghĩ sao?

+ Bạn nghĩ gì về ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn: Trên con đường thành công không có vết chân của kẻ lười biếng.


2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa của diễn đàn.

- Mời mọi người giới thiệu những ngành nghề mình quan tâm và đã tìm hiểu: Nghề sư phạm, nghề y, kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư, kinh doanh, v.v…

+ Sự hấp dẫn của nghề nghiệp.

+ Khả năng thành đạt.

+ Sự đãi ngộ.

- Phỏng vấn về phương pháp học tập, con đường đi tới thành công.

- Giải quyết tình huống khó:

• Ai thuyết phục ai?

• Chọn đường nào?

- Chú ý mời nhiều người cùng phát biểu về một vấn đề với những thông tin trái chiều để tạo sự tranh luận.

- Người dẫn chương trình cần tóm tắt ý kiến của mọi người và có thể đưa ra những ý kiến, đánh giá của bản thân.

- Kết hợp văn nghệ, trò chơi, câu đố phù hợp với chủ đề.

- Ban giám hiệu nhận xét, kết thúc chuyên đề.

------------------


B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức chương trình kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn và giao lưu:

" Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam"

(Quy mô: Đoàn trường, 3 khối -Thời lượng: 01 buổi)
1. Tên hoạt động: Chương trình kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn và giao lưu: " Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam ".

2. Mục tiêu hoạt động:

- Chương trình nhằm tôn vinh tổ chức Đoàn trong 81 năm xây dựng và trưởng thành, đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chương trình cũng góp phần xây dựng lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, có lối sống đẹp, có lý tưởng cách mạng và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam;

- Xây dựng hoài bão, ước mơ đúng đắn cho thanh niên thông qua các tấm gương điển hình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội;

- Cổ vũ tuổi trẻ quyết tâm vươn lên trong học tập, rèn luyện và lập thân, lập nghiệp, khuyến khích tôn vinh những ước mơ đẹp, những tấm gương giàu ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.



3. Nội dung hoạt động:

- Văn nghệ chào mừng.

- Thông qua diễn văn kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đoàn.

- Lãnh đạo cấp ủy, Ban giám hiệu nhà trường phát biểu chúc mừng và giao nhiệm vụ cho tổ chức Đoàn thanh niên.



- Trình chiếu hình ảnh tổng hợp các hoạt động của ĐTN nhà trường (hoặc của Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn) trong hành trình thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam những năm vừa qua, chia sẻ với ĐVTN gặp khó khăn, thắp sáng niềm tin để thanh niên thực hiện những ước mơ cao đẹp.

- Khách mời của chương trình ( những người đã thành đạt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã từng học tập và công tác tại trường) giao lưu chia sẻ với ĐVTN về ước mơ và con đường thực hiện ước mơ của họ.

- Trao học bổng ( hoặc quà) cho những ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong học tập, đạt kết quả học tập và rèn luyện tốt.

4. Phương thức hoạt động:

Sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động kỷ niệm và giao lưu.

- Ban chấp hành Đoàn trường lên kế hoạch, báo cáo với nhà trường và Đoàn cấp trên, triển khai tới toàn thể chi đoàn và ĐVTN học sinh.

- Xác định đối tượng giao lưu, tiến hành mời khách và trao đổi về nội dung hoạt động.

- Huy động các nguồn lực để thực hiện chương trình. Giao nhiệm vụ cho các bộ phận chuẩn bị và tổ chức thực hiện.

- Kết hợp xen kẽ chương trình giao lưu là các tiết mục văn nghệ.


HOẠT ĐỘNG 2. Tổ chức thi giao lưu: " Sự lựa chọn cho tương lai"

( Quy mô: Chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)

1. Tên hoạt động: Thi giao lưu : " Sự lựa chọn cho tương lai "

2. Mục tiêu hoạt động:

Giúp đoàn viên thanh niên học sinh:

- Nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân trong tương lai. Hiểu biết thêm về một số ngành nghề trong xã hội.

- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Biết tổ chức một hoạt động tập thể cấp chi đoàn.

- Có suy nghĩ nghiêm túc về sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực bản thân và đáp ứng các yêu cầu của xã hội; Từ đó có kế hoạch học tập, rèn luyện để đạt được nguyện vọng , ước mơ của mình.

3. Nội dung hoạt động:

Cuộc thi giao lưu : " Sự lựa chọn cho tương lai " giữa 3 đội thi trong chi đoàn đảm bảo các nội dung sau:



- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu ngành nghề, ý nghĩa của vấn đề lập nghiệp đối với cuộc đời mỗi con người, đặc biệt là đối với đoàn viên thanh niên.

- Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội hiện nay, những yêu cầu cơ bản của mỗi nghề đối với người lao động.

- Quyền và trách nhiệm của ĐVTN đối với việc lựa chọn nghề nghiệp cho chính mình trong tương lai, xây dựng ước mơ hoài bão của bản thân.

4. Phương thức hoạt động:

Sử dụng phương pháp tổ chức hoạt động thi giao lưu, kết hợp phương pháp giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm.

- Ban chấp hành Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động. Chi đoàn lên kế hoạch, họp triển khai tới ĐVTN học sinh. Thành lập Ban tổ chức cuộc thi, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, thành lập 3 đội thi.

- Cuộc thi có thể được tiến hành gồm 3 phần thi: Phần thi hiểu biết, phần thi tài năng và phần thi hùng biện. Phần thi tài năng có thể dựng tiểu phẩm hoặc trình bày bài hát ngợi ca về nghề nghiệp; Phần thi hùng biện với nội dung nói về ước mơ đội mình sẽ chọn trong tương lai.

- Các đội thi luyện tập theo thể lệ đã được thông qua.

- Tiến hành cuộc thi theo thiết kế đã được xác định, linh hoạt giải quyết các vấn đề phát sinh. Công bố kết quả, trao thưởng, rút kinh nghiệm.

------------------

C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: CHẠY TIẾP SỨC HOÁ TRANG

I. Mục đích:

Rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức nhanh, sự phối hợp khéo léo tháo vát.



II. Chuẩn bị:

Chuẩn bị 4 - 6 chiếc mũ (nếu có điều kiện có thể chuẩn bị thêm 4 - 6 bộ quần áo thể thao), 4 - 6 đôi giầy tập và những thứ để hoá trang khác. Kể hai vạch xuất phát và chuẩn bị cách nhau 1,5 - 2m, cách vạch xuất phát 10 - 15m kẻ 4 - 6 vòng tròn, mỗi vòng trong có đường kính 0,8 - 1m, trong đó để những vật dụng hoá trang. Tập hợp HS thành 4 - 6 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, mỗi hàng là một đội thi đấu, các đội phải bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi hàng tiến vào sát vạch xuất phát thực hiện tư thế chuẩn bị.



III. Cách chơi:

Khi có lệnh, số 1 chạy đến bước vào trong vòng tròn, tiến hành hoá trang sau đó chạy nhanh về vạch xuất phát chuyển những vận dụng hoá trang cho số 2 và đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến đến địa điểm xuất phát, khi nhận được các vật dụng hoá trang, nhanh chóng hoá trang, chạy đến vòng tròn giới hạn cởi bỏ các vật dụng hoá trang để vào vòng tròn, chạy nhanh về chạm vào tay số 3. Số 3 thực hiện như số 1, số 4 thực hiện như số 2, trò chơi tiếp tục như vậy cho đến hết, đội nào xong trước ít phạm quy, đội đó thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước lệnh hoặc chưa hoá trang xong hay chưa chạm tay bạn đã chạy.

- Không hoá trang, hoặc hoá trang không hết các vật dụng quy định.
Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG CHÂN TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo của chân bổ trợ cho môn bóng đá, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, cách vạch xuất phát 10 - 20m kẻ vạch giới hạn, hoặc cắm 2 - 4 cờ nhỏ, cờ nọ cách cờ kia tối thiểu 2m.

- Tập hợp HS thành 2 - 4 hàng dọc sau vạch chuẩn bị, hàng nọ cách hàng kia tối thiểu 2m hoặc thẳng hướng với cờ, mỗi hàng là một đội thi đấu nên cần bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính. Những em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào vị trí xuất phát, đặt bóng sau vạch xuất phát và thực hiện tư thế chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng dẫn bóng (bằng chân) đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về cho bạn số 2, đi về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tự động tiến vào vị trí xuất phát để thực hiện tư thế chuẩn bị. Khi số 1 dẫn bóng về thì đón bóng, chờ bạn chạy về qua vạch xuất phát mới được xuất phát, sau đó dẫn bóng như số 1. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi bạn chạy về qua vạch xuất phát.

- Không dẫn bóng chạy vòng qua cờ

Tên trò chơi: TUNG BÓNG VÀO RỔ ((xem chủ đề tháng 1)

------------------



D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Tháng 3 có 2 ngày kỉ niệm: ngày Quốc tế phụ nữ 8-3 và ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về người phụ nữ Việt Nam và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn 26-3 và ngày Quốc tế phụ nữ 8-3.

- Tập một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu.

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.



- Lên chương trình văn nghệ chào mừng ngày thành lập Đoàn và kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Đoàn và những bài hát viết về mẹ kính yêu.



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 3.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Lên đàng ( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước), Người mẹ (Sáng tác: Bùi Anh Tú).

------------------

Chủ đề hoạt động tháng 4

THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TAC

(2 tiết)


A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP

I. Mục tiêu hoạt động

- Hiểu học sinh có quyền được tiếp nhận và bày tỏ quan điểm của mình về ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hội nhập hiện nay ; thấy rõ tính chất nguy hiểm của nguy cơ chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố và cách ngăn chặn nó ; động thời thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ hòa bình và xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.

- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp hằng ngày, trong cách giải quyết các tình huống nảy sinh ở gia đình, nhà trường và cộng đồng ; tỏ thái độ rõ ràng trước các vấn đề của xã hội hiện nay.

- Rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết vấn đề trong các xung đột hằng ngày, kĩ năng phân tích, đánh giá và trình bày ý kiến của mình về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác.


II. Nội dung hoạt động

- Diễn đàn Thanh niên với hòa bình và hữu nghị và hợp tác.

- Tìm hiểu Thời trang và văn hóa các dân tộc trên thế giới.

- Câu lạc bộ tiếng Anh.

- Diễn đàn HS với vấn đề du học, hợp tác lao động.

III.Gợi ý thiết kế hoạt động

HOẠT ĐỘNG 1

(2 tiết)


Diễn đàn Thanh niên với hòa bình và hữu nghị và hợp tác

I. Mục tiêu hoạt động

Giúp học sinh:

- Có nhận thức đúng đắn về vấn đề hòa bình và hữu nghị và hợp tác, hiểu được giá trị của vấn đối với sự phát triển của thế giới, dân tộc, cộng đồng và của mỗi gia đình.

- Hiểu được hòa bình và hữu nghị và hợp tác là xu thế chung, xu thế tất yếu của thời đại.

- Biết cách thể hiện tinh thần hòa bình trong giao tiếp ứng xử hàng ngày.

II. Nội dung hoạt động

Chuyên đề cần tập trung vào một số nội dung chính:

- Tầm quan trọng của hòa bình – điều kiện quan trọng để xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cho mọi dân tộc trên thế giới.

- Thái độ và trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc tạo ra một môi trường sống hòa bình, thân thiện.


III. Hình thức hoạt động

Nội dung chuyên đề sẽ được triển khai kết hợp các hình thức:

- Hùng biện theo chủ đề.

- Phỏng vấn, tọa đàm.

- Văn nghệ.

- Trò chơi.



IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch, qui định thời gian, phân công lớp phụ trách thực hiện chuyên đề.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về vấn đề hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới.

- Gợi ý nội dung tìm hiểu các vấn đề về tình hình phát triển kinh tế và xã hội.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

- Duyệt chương trình.

1.3. Học sinh

- Chuẩn bị ý kiến tham gia tranh luận.

- Thiết kế chương trình, viết lời dẫn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi theo sự phân công của giáo viên.

- Phân công học sinh viết bài hùng biện.

2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa của diễn đàn.

- Mời học sinh hùng biện về xu thế thời đại- hòa bình và hữu nghị và hợp tác (đã được chuẩn bị trước).

- Người điều khiển chương trình tọa đàm đưa ra một số nội dung trọng tâm:

+ Có người cho rằng: Dân tộc Việt Nam là dân tộc thấm thía sâu sắc nhất nỗi đau chiến tranh chính vì thế chúng ta càng trân trọng hòa bình. Để phát triển đất nước, con đường ngắn nhất là hữu nghị và hợp tác.

Quan niệm của bạn về vấn đề này?

- Ý nghĩa của sự hội nhập thế giới?

- Theo bạn chúng ta có thể hợp tác với thế giới trên những lĩnh vực nào?

- Hãy giới thiệu cho mọi người cùng biết về lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế:

Đ.A:


+ 7 - 1995: gia nhập ASEAN

+ 3 - 1996: gia nhập ASEM

+ 11 - 1998: gia nhập APEC

+ 7- 11- 2006: gia nhập WTO, là thành viên thứ 150.

- Là một học sinh lớp 10, sự hòa bình, hợp tác có ý nghĩa gì với bạn không?

+ Trong học tập và rèn luyện hàng ngày, nếu biết hợp tác cùng nhau trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng nhau thì bản thân có nhiều cơ hội vươn lên để đạt được những mục đích đề ra và thực hiện được những ước muốn của tuổi trẻ.

+ Biết hội nhập và hợp tác là đã tự khẳng định được mình, làm cho mọi người hiểu mình hơn, thông cảm hơn, tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.

+ Biết hợp tác cùng nhau sẽ là điều kiện để mỗi học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân, học hỏi thêm nhiều điều hay lẽ phải, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình.

- Theo em trong tập thể lớp có cần hợp tác, hòa bình không?

Hợp tác cùng nhau sẽ tạo nên sức mạnh đoàn kết, giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, giải quyết được những tình huống đa dạng luôn nảy sinh trong cuộc sống tập thể ở lớp, ở trường, ở cộng đồng.



Biết hợp tác cùng nhau là một minh chứng cho ý chí tập thể, cho sự thống nhất cao trong tập thể và nhờ đó có thể giải quyết những khó khăn gặp phải.

Trẻ em có quyền được tự do hội họp và kết giao cùng nhau để cùng thực hiện mục đích chung.

- Trò chơi: Giải ô chữ

+ Trên bảng là một những ô chữ còn trống. Người dẫn chương trình sẽ có những gợi ý dành cho người chơi theo ô hàng ngang. Mỗi người giải đúng sẽ được nhận một phần quà. Chưa hết các ô ngang, người chơi nào giải được từ chìa khóa ở hàng dọc sẽ được nhận 2 phần quà.








H

Ư

U

N

G

H

I

F

A

O




Đ

O

À

N

K



T







B



O

V



U

N

I

C

E

F







U

N

E

S

C

O

W

H

O



Ô chữ 1: Có 7 chữ cái, thể hiện mối quan hệ và tinh thần đoàn kết của các quốc gia trên thế giới? - HỮU NGHỊ.

Ô chữ 2 : Hàng ngang có 3 chữ cái, là tên viết tắt của tổ chức Y tế thế giới - WHO.

Ô chữ 3: Ô chữ thứ ba có 7 chữ cái, đây là một lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh .



(nếu nhiều người chơi không đoán được có thể gợi ý thêm : một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh, đem đến thành công) - ĐOÀN KẾT.

Ô chữ 4: Hàng ngang có 5 chữ cái, là vai trò quan trọng của Liên Hợp Quốc, đối với hòa bình, an ninh thế giới - BẢO VỆ

(Nếu đến người chơi nào xin chọn cách trả lời từ khóa - đáp án thì NDCT có thể gợi ý từ khóa: đó là biểu tượng chim bồ câu, tượng trưng cho điều gì?)

Ô chữ 5: Hàng ngang có 6 chữ cái, là tên viết tắt của Quỹ nhi đồng thế giới - UNICEP.

Ô chữ 6: có 3 chữ cái, tên viết tắt của tổ chức Lương nông thế giới - FAO

Ô chữ 7: Hàng ngang có 6 chữ cái là tên viết tắt tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học thế giới - UNESCO.


+ Ô chữ khác :





















T

A

N

K

H

O

C














































M

A

U

H

O

A

Đ

O

























T

H

A

N

H

N

I

E

N

L

A

M

T

H

E

O

L

O

I

B

A

C



















C

H

I

M

B

O

C

A

U

















































T

I

N

H

H

U

U

N

G

H

I




























L

I

E

N

H

O

P

Q

U

O

C

























C

A

U

M

Y

T

H

U

A

N

























Ô chữ 1: Gồm 7 chữ cái, nói lên sự hủy diệt ác liệt của chiến tranh - TÀN KHỐC.

Ô chữ 2: Tên của một bộ phim trùng với tên của một bài hát nói về chiến dịch Điện Biên Phủ, gồm 8 chữ cái - MÀU HOA ĐỎ.

Ô chữ 3: Tên của một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của thanh niên, nhạc và lời của Hoàng Hòa - THANH NIÊN LÀM THEO LỜI BÁC.

Ô chữ 4: Đó là tên của một loài chim, biểu tượng của hòa bình - CHIM BỒ CÂU. (Nếu đến đây, đội nào chọn cách trả lời từ khóa - đáp án, thì gợi ý để tìm ra từ khóa cũng là gợi ý để giải đáp ô chữ hàng ngang thứ 4 này).

Ô chữ 5: Gồm 11 chữ cái, thể hiện tình cảm thân thiện, mối quan hệ và tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia trên thế giới - TÌNH HỮU NGHỊ.

Ô chữ 6: Gồm 11 chữ cái, tên của một tổ chức quốc tế, có trụ sở tại New York, được thành lập ngày 24/10/1945 để duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giải quyết những vấn đề toàn cầu liên quan đến tương lai của nhân loại - LIÊN HỢP QUỐC.

Ô chữ 7: Gồm 10 chữ cái, đó là tên của một công trình hợp tác giữa Việt Nam với Úc (Australia) - CẦU MỸ THUẬN.

- Đan xen là biểu diễn các bài hát có nội dung ca ngợi hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. VD bài hát “Lớp chúng mình”, hoặc “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa).

- Ban giám hiệu nhận xét, kết thúc chuyên đề.
HOẠT ĐỘNG 2

(2 tiết)


Thời trang và văn hóa các dân tộc trên thế giới

I. Mục tiêu hoạt động

Giúp học sinh:

- Tìm hiểu những nét đặc sắc về thời trang và văn hóa một số dân tộc trên thế giới.

- Có thái độ trân trọng bản sắc văn hóa các dân tộc, có ý thức học hỏi những nét đẹp văn hóa mang giá trị nhân loại.

- Rèn luyện lối sống hòa đồng, đoàn kết trong gia đình, nhà trường và xã hội.

- Rèn luyện khả năng giao tiếp, phát biểu trước tập thể, bồi dưỡng tình cảm thân ái, chan hòa với bạn bè.


II. Nội dung hoạt động

- Tìm hiểu về thời trang và nét đặc sắc văn hóa dân tộc.

- Hợp tác trong giáo dục và lao động.

II. Nội dung hoạt động

- Biểu diễn thời trang truyền thống các dân tộc (có thể tự thiết kế bằng giấy).

- Giới thiệu những di sản văn hóa thế giới.

- Kể về những nét đẹp văn hóa các dân tộc.

- Đố vui bằng tiếng nước ngoài (ngoại ngữ được học)

- Kể chuyện cười bằng tiếng Anh.

- Hát những bài ca nước ngoài.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Xây dựng kế hoạch, qui định thời gian, phân công lớp phụ trách thực hiện chuyên đề.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thời trang và văn hóa các nước qua những nguồn tư liệu khác nhau.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

- Duyệt chương trình.

1.3. Học sinh

- Sưu tầm những câu chuyện thú vị về văn hóa, phong tục của một số dân tộc.

- Thiết kế chương trình, viết lời dẫn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi theo sự phân công của giáo viên.

- Tìm hiểu và thiết kế thời trang truyền thống của một số dân tộc (bằng giấy) hoặc nếu có điều kiện thì thuê.

2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa của chuyên đề.

- Kể chuyện cười bằng tiếng Anh (sau đó dịch ra tiếng Việt).

- Giới thiệu văn hóa các dân tộc qua những câu chuyện ngắn.

- Trò chơi : Cửa sổ thế giới

+ Nếu bạn xây dựng một công viên thế giới thu nhỏ, bạn sẽ chọn những công trình nào làm biểu tượng cho các dân tộc sau:

• Việt Nam (Chùa Một cột)

• Pháp (Tháp Eiffel)

• Trung Quốc: (Vạn lý trường thành)

• Nga (Điện Kremlin)

• Ai cập (Kim tự tháp)

• Ấn Độ (Đền Taj Mahal)

• Cam Pu Chia (Đền Ăng Co Vát)

- Biểu diễn thời trang: trang phục truyền thống của Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

- Đố vui: Tính cách dân tộc

+ Người Pháp: lịch sự

• Khi được mời, tuyệt đối không được phép từ chối. Nếu thật sự không có thời gian thì có thể thỏa thuận ăn nhẹ với nhau.

• Cách ăn tiệc: Nâng cốc chạm mạnh và nói to lời chúc thường bị coi là thiếu tinh tế. Chỉ nên nâng cốc, chìa ra làm hiệu chạm cốc với nhau thôi.

• Trả tiền: Khi mời nhau đi ăn ở Pháp thì một người trả tiền chứ không có chuyện người nào tự trả cho người nấy. Có để lại tiền típ – nhưng không vượt quá 10%.  Ai mời thì trả tiền.

• Tính chính xác: Thời gian là khái niệm giãn nở ở Pháp. Ít khi các hoạt động bắt đầu đúng giờ.

+ Người Mĩ: Tính cách của người Mỹ rất đa dạng, vì họ là một tập hợp của nhiều dân tộc di cư

• Nhiều người gọi nước Mỹ là thiên đường của chủ nghĩa cá nhân.

• Mỹ theo đuổi sự độc đáo và độc lập, không a dua số đông, không chịu ảnh hưởng của người khác, không ai chịu giống ai.

• Tinh thần thực dụng coi nhẹ hình thức, trọng hiệu quả thực tế và kinh nghiệm, ghét lý luận giáo điều.

+ Người Nhật:

• Người Nhật nổi tiếng là có kỷ luật.

Lễ nghĩa – Lịch sự



- Văn nghệ : Những bài ca nước ngoài (Đảm bảo tính văn hóa)

- Ban giám hiệu nhận xét, kết thúc chuyên đề.

------------------
B. HOẠT ĐỘNG ĐOÀN

Tổ chức chương trình văn nghệ: "Đất nước trọn niềm vui"

( Quy mô: chi đoàn - Thời lượng: 1 tiết)



1. Tên hoạt động: Chương trình văn nghệ "Đất nước trọn niềm vui"

2. Mục tiêu hoạt động

Giúp ĐVTN học sinh:

- Nhận thức được niềm vui sướng, tự hào, phấn khởi của nhân dân cả nước và tuổi trẻ học đường nhân kỷ niệm ngày đất nước thống nhất.

- Biết cách tổ chức và điều khiển, biểu diễn văn nghệ ở cấp chi đoàn.Tự tin thể hiện khả năng văn hóa văn nghệ của cá nhân.

- Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thế hệ cha anh. Từ đó có ý thức học tập, tu dưỡng rèn luyện để sau này đóng góp công sức dựng xây đất nước.

3. Nội dung hoạt động:

Các tiết mục văn nghệ sưu tầm hoặc sáng tác ở các thể loại : Thơ, nhạc, múa… tập trung vào nội dung:

- Ca ngợi niềm vui đất nước thống nhất, non sông liền một dải.

- Ca ngợi đảng, Bác Hồ, anh bộ đội Cụ Hồ… trong chiến tranh chống Mỹ.

- Tình cảm keo sơn thắm thiết của hậu phương với tiền tuyến, miền Bắc với miền Nam…

4. Phương thức hoạt động:

Tổ chức và biểu diễn chương trình văn nghệ

- Cán bộ đoàn trường, GVCN cố vấn cho ĐVTN học sinh về nội dung và phương pháp tổ chức chương trình văn nghệ cấp chi đoàn.

- Họp BCH chi đoàn thông qua kế hoạch hoạt động, triển khai kế hoạch và phát động các tổ nhóm sáng tác thơ ca, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ hướng về chương trình " " Đất nước trọn niềm vui". Giao chỉ tiêu tiết mục cho các tổ chuẩn bị tập luyện.

- Duyệt thử chương trình để loại bỏ các tiết mục trùng nhau hoặc không đạt yêu cầu. Lựa chọn các tiết mục đặc sắc tham gia biểu diễn.

- Thiết kế chương trình theo một cấu trúc chặt chẽ về nội dung và hình thức thể hiện.

- Mời cán bộ Đoàn trường, GVCN đến dự chương trình biểu diễn.

------------------


C. TRÒ CHƠI

Tên trò chơi: NHẢY LƯỚT SÓNG

I. Mục đích:

Rèn luyện khả năng tập trung chú ý và phản xạ nhanh, phát triển sức mạnh chân và sức bật.



II. Chuẩn bị:

- Chuẩn bị 2 - 5 đoạn dây hoặc cây sào (bằng tre, trúc, gỗ…). Tuỳ theo độ dài của dây (sào) để tập hợp HS trong lớp thành 1 - 4 hàng dọc, hàng nọ cách hàng kia 1m, trong mỗi hàng em nọ cách em kia 0,8 - 1m.

- Theo số lượng dây (sào) để chọn số HS ra cầm dây. Hai em một dây, mỗi em cầm một đầu dây, cúi người và căng giữ dây sao cho dây (sào) ở độ cao 0,3 - 0,4m phía trước các bạn trong hàng.

III. Cách chơi:

Hai em cầm dây giữ độ cao của dây như đã nêu, đi ngược từ đầu hàng đến cuối hàng. Khi dây đến gần chân em nào, em đó nhanh chóng bật nhảy vượt qua dây. Cặp thứ nhất cầm dây đi được khoảng 2m thì đến cặp thứ hai, cặp thứ hai đi được 2m, đến cặp thứ 3 và cứ lần lượt như vậy tạo thành những đợt các em phải nhảy qua dây nhấp nhô như những “đợt sóng” liên tiếp nhau. Trường hợp để vướng chân vẫn tiếp tục nhảy những lần tiếp theo để dây tiếp tục đi đến cuối hàng, sau đó hai HS cầm dây nhanh chóng chạy lên đầu hàng và lại tiếp tục căng dây cho các bạn nhảy. Mỗi HS trong hàng nhảy 10 - 15 lần thì dừng lại nghỉ trong ít phút, thay người cầm dây, tiếp chơi lần hai.



Tên trò chơi: TÌNH BẠN (xem chủ đề tháng 10)
Tên trò chơi: DẪN BÓNG BẰNG TAY TIẾP SỨC

I. Mục đích:

Rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn, phát triển sức nhanh.



II. Chuẩn bị:

- Kẻ hai vạch chuẩn bị và xuất phát cách nhau 1 - 1,5m, mỗi vòng cắm một cờ nhỏ ở tâm.

- Chia lớp thành 2 - 4 đội bằng nhau về số lượng và tỷ lệ giới tính, mỗi đội tập hợp thành một hàng dọc sau vạch chuẩn bị. Chuẩn bị cho mỗi đội một quả bóng chuyền hoặc bóng đá, bóng rổ. Em số 1 của mỗi đội cầm bóng tiến vào sát vạch xuất phát đứng chuẩn bị.

III. Cách chơi:

Khi có lệnh, em số 1 của mỗi đội nhanh chóng chạy và dẫn bóng bằng tay đến đích, vòng qua đích, tiếp tục dẫn bóng về vạch xuất phát, trao bóng cho bạn số 2, đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Sau khi số 1 xuất phát, số 2 tiến vào vị trí xuất phát, sau khi nhận được bóng từ số 1, nhanh chóng dẫn bóng như số 1 đã thực hiện. Trò chơi tiếp tục lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc.

Các trường hợp phạm quy:

- Xuất phát trước khi có lệnh, hoặc trước khi nhận được bóng.

- Ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách xa người quá 5m.

Ghi chú: - Có thể tổ chức cho HS chơi dẫn bóng kết hợp ném rổ, hoặc ném cầu môn.


  • Tương tự như trên, có thể tổ chức cho HS dẫn bóng bằng chân kết hợp đá bóng vào cầu môn.

------------------
D. TỔ CHỨC VĂN NGHỆ
Với chủ đề Hòa bình và hữu nghị, Chương trình văn nghệ cần có những bài hát ca ngợi về Hòa bình về tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam với bạn bè Quốc tế.

I. Mục tiêu

Các hoạt động văn nghệ với chủ đề Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế



II. Qui mô

Qui mô tổ chức theo lớp.



III. Nội dung

- Xây dựng chương trình văn nghệ với những bài hát theo chủ đề

- Tập một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế

IV. Hình thức tổ chức: Thực hành

V. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các dự kiến hoạt động văn nghệ của tháng.

- Lên chương trình văn nghệ

- Chuẩn bị một số bài hát mới về Hòa bình và tình đoàn kết Quốc tế



2. Học sinh:

-Tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến.

- Tập các bài hát mới.

VI. Tiến trình tổ chức

- Giáo viên ổn định tổ chức lớp, giới thiệu kế hoạch của tháng 4.

- Nhận xét về hoạt động văn nghệ của lớp, của Câu lạc bộ trong thời gian qua.

- Cho học sinh tập một số bài hát theo chủ điểm: Nối vòng tay lớn (Sáng tác: Trịnh ông Sơn), Bốn phương trời…

------------------
Chủ đề hoạt động tháng 5

THANH NIÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO

TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC HỒ
A. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
I. Mục tiêu chủ đề

- Nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc, những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ; xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc học tập và rèn luyện để đền đáp công ơn của Bác Hồ.

- Tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hồ và các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Tích cực học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.



II. Nội dung hoạt động

- Ca ngợi công ơn trời biển của Bác.

- Tình cảm Bác Hồ dành cho thanh niên.

- Tổ chức chương trình theo chủ đề Bác Hồ kính yêu.

- Những bài ca dâng Bác.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động
HOẠT ĐỘNG 1

Tổ chức chương trình theo chủ đề Bác Hồ kính yêu

(2 tiết)


I. Mục tiêu chủ đề

- Tự hào, kính trọng và biết ơn những đóng góp vĩ đại của Bác.

- Có ý thức học tập và rèn luyện theo lời dạy của bác để xứng đáng là thanh niên thời đại mới.

- Rèn luyện khả năng giao tiếp, hoạt động tập thể.

II. Nội dung hoạt động

- Ca ngợi công lao vĩ đại của Bác.

- Trách nhiệm của thanh niên thời thời đại mới.

III. Hình thức hoạt động

- Tọa đàm, phỏng vấn.

- Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ chí Minh.

- Hát về Bác.

- Đi tìm hình ảnh Bác trong thơ ca.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1. Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề trong cả năm học. Phân công trách nhiệm thực hiện cho từng lớp theo chủ đề hàng tháng.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn, động viên học sinh tham giachuyên đề.

- Hướng dẫn, cung cấp tư liệu cho học sinh tìm hiểu về công lao vĩ đại của Bác với dân tộc.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

- Duyệt trước chương trình.

1.3. Học sinh

- Sưu tầm những câu chuyện, những vần thơ về Bác.

- Thiết kế chương trình, viết lời dẫn, chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi theo sự phân công của giáo viên.

2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa chương trình.

- Mở đầu chương trình là một tiết mục tốp ca với không khí sôi động.

- Tọa đàm về công lao trời biển của Bác với dân tộc:

+ Bạn có biết ham muốn tột bậc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì không?



Đ.A: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành

+ Bạn hãy tái hiện những chặng đường cách mạng qua bước chân người cha già dân tộc.

+ Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”. Đó là lời Bác nói trong hoàn cảnh nào?

+ Lời tự bạch sau được Bác nói đến trong hoàn cảnh nào?

Đ.A: Khi Bác đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin (7-1920)

Luận cương của V.I. Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ? Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”.

+ Bạn thuộc những lời dạy nào của Bác dành cho thanh niên?

Đ.A:

- Trong bài “Khuyên thanh niên”, viết tặng một đơn vị thanh niên xung phong tháng 9 năm 1950, Bác dạy:

Không có việc gì khó,



Chỉ sợ lòng không bền,

Đào núi và lấp biển,

Quyết chí ắt làm nên”.

- “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không. Dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em”.

+ Bạn hãy kể một câu chuyện nói về tình cảm của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ. (học sinh có thể chọn tên câu chuyện mà GV đã gợi ý hoặc tự sưu tầm trong các quyển Kể chuyện Bác Hồ có bán tại các nhà sách lớn).

+ Qua những câu chuyện giản dị mà xúc động ấy, em học tập được những điều gì từ Bác.

- Trò chơi âm nhạc: kể tên những bài hát về Bác mà em biết? Hát một bài hoặc một đoạn mà em yêu thích!

- Ban giám hiệu nhận xét, kết thúc chuyên đề.


HOẠT ĐỘNG 2

(2 tiết)


Những bài ca dâng Bác

I. Mục tiêu hoạt động

Giúp học sinh:

- Nhận thức sâu sắc hơn công lao vĩ đại của Bác Hồ đối với dân tộc, những tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ; xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc học tập và rèn luyện để đền đáp công ơn của Bác Hồ.

- Rèn luyện kĩ năng giao tiệp, hoạt động tập thể.



II. Nội dung hoạt động

- Ca ngợi công lao của Bác đối với dân tộc.

- Tình cảm của dân tộc đối với chủ tịch hồ Chí Minh. Người là nguồn cảm hứng dạt dào vô tận của các nhạc sĩ, các nhà thơ.

III. Hình thức hoạt động

- Tổ chức hội diễn văn nghệ - múa, hát.

- Trò chơi âm nhạc.

- Tái hiện hình tượng Bác qua thơ ca.

- Ngâm thơ.

IV. Gợi ý thiết kế hoạt động

1.Chuẩn bị

1.1. Ban giám hiệu

- Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề trong cả năm học. Phân công trách nhiệm thực hiện cho từng lớp theo chủ đề hàng tháng.

- Hỗ trợ kinh phí tổ chức.

- Tham dự và đánh giá rút kinh nghiệm.

1.2. Giáo viên chủ nhiệm

- Hướng dẫn, động viên học sinh tham gia chuyên đề.

- Phân công học sinh thiết kế chương trình, dẫn chương trình và phụ trách văn nghệ, trò chơi nếu lớp chủ nhiệm chịu trách nhiệm tổ chức chuyên đề.

- Gợi ý học sinh sưu tầm thơ ca viết về Bác.

- Duyệt trước chương trình.

1.3. Học sinh

- Sưu tầm và học hát một số bài, một số câu hát về Bác.



- Sưu tầm thơ ca viết về Bác.

- Xây dựng chương trình, viết lờì dẫn.



2. Tổ chức

- Người dẫn chương trình giới thiệu mục đích, ý nghĩa chương trình.

- Tốp ca hát về Bác.

- Tiếp nối là một màn múa.

- Trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát

+ Luật chơi: Nghe một đoạn nhạc hoặc một số câu hát, người chơi phải đoán được tên bài hát, tên tác giả - có thể chia theo đội hoặc hỏi cá nhân.

Gợi ý một số tên và tác giả bài hát, cùng với một số câu trong các bài hát về Bác để học sinh chơi trò chơi âm nhạc:

• “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng…” (Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Nhạc và lời: Phạm Tuyên).

• “Đêm nay trên đường hành quân ra mặt trận. trùng trùng đoàn quân tiến bước theo con đường của Bác…” (Bác đang cùng chúng cháu hành quân. Nhạc và lời: Huy Thục).

• “Đêm Trường Sơn chúng cháu nhìn trăng nhìn cây. Cảnh về khuya như vẽ…” (Đêm Trường Sơn nhớ Bác. Nhạc: Trần Chung. Lời: Trích thơ Nguyễn Trung Thu).

Từ thành phố này Người đã ra đi, bao năm ước mong đón Bác trở về . Trong chiến dịch này Bác đã cùng về với những đoàn quân…” (Tiếng hát trên thành phố mang tên Người. Nhạc Cao Việt Bách. Lời: Cao Việt Bách – Đăng Trung).

.• “Tôi hát ngàn lời ca, bao la hơn những cánh đồng, mênh mông hơn mặt biển Đông, êm đềm hơn những dòng sông…” (Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. Nhạc và lời: Trần Kiết Tường).

Từ biển khơi tới miền rừng núi cao. Cờ đoàn ta mang ảnh Bác với tên Người vĩ đại. Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời. Tình Người ấm trong tim ta trên đường chiến đấu…” (Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ. Nhạc và lời: Triều Dâng).

Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên. Giơ nắm tay thề gìn giữ hòa bình độc lập tự do…” (Thanh niên làm theo lời Bác. Nhạc và lời: Hoàng Hòa).



Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất, trong lòng dân và trong trái tim nhân loại…” (Bác Hồ một tình yêu bao la của Thuận Yến).

• “Ngàn đài hoa kính dâng lên Người…” (Hát bên tượng đài Hồ Chí Minh của Lưu Hữu Phước).

• “Giữa Mạc Tư Khoa, tôi nghe ơ ơ ơ, nghe câu hò Nghệ Tĩnh…” (Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh của Trần Hoàn).

• “Bác kính yêu đang cùng chúng cháu hành quân. Hôm nay Bác gọi cả non sông đáp lời…” (Bác đang cùng chúng cháu hành quân của Huy Thục).

• “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng …” (Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của Phong Nhã).

- Những vần thơ hay về Bác:

Người dẫn chương trình đọc hoặc ngâm một đoạn thơ về bác, người chơi phải trả lời đúng tên bài thơ, tác giả.

+ Gợi ý một số đoạn thơ viết về Bác.

Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)




Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
(Bác ơi – Tố Hữu)
Ôi sáng xuân nay, Xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ...

(Theo chân Bác- Tố Hữu)

Bác Hồ, cha của chúng con


Hồn của muôn hồn
Cho con được ôm hôn má Bác
Cho con hôn mái đầu tóc bạc
Hôn chòm râu mát rượi hoà bình!


Каталог: document
document -> 1. MỞ ĐẦu tính cấp thiết của đề tài
document -> Tr­êng thcs nguyÔn §øc C¶nh Gi¸o ¸n §¹i Sè 7 Ch­¬ngI sè h÷u tØ. sè thùc
document -> THỦ TƯỚng chính phủ
document -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh thừa thiên huế Độc lập Tự do Hạnh phúc
document -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
document -> Sè: 90/2003/Q§-ub
document -> Chương 1 Các khái niệm căn bản về mạng và giao thức mạng Mạng máy tính
document -> BÀi học kinh nghiệM & giới thiệu mô HÌnh giám sát Cộng đồng TỪ CÁc dự Án vid 2009 & vaci 2011
document -> Qcvn 01 -124: 2013/bnnptnt
document -> TIẾp cận c-d-i-o đỂ NÂng cao chất lưỢng đÀo tạO

tải về 2.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương