Nghiên cứu hà lan



tải về 270.52 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích270.52 Kb.
#1404
1   2   3   4

Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI ), Cục thống kê (CBS)

Hà Lan là nước có nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, đảm bảo các chủ trang trại có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất và quyền định đoạt tài nguyên của mình, khuyến khích chủ trang trại hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận tối đa. Các chủ trang trại phải nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên có hạn, không ngừng đổi mới, thích ứng kịp tình hình biến động cơ cấu, công nghệ, hạn chế rủi ro về thiên nhiên và thị trường, nếu không, sẽ bị phá sản.

Tính ưu việt của lao động gia đình trong trang trại là giảm được "giá thành giám sát". Nhiều ngành sản xuất nông nghiệp làm ăn lúc vất vả, lúc nhàn rỗi, có tính thời vụ nghiêm ngặt, nếu thuê lao động sẽ gặp trở ngại lớn là sử dụng lao động không đầy đủ và rất khó giám sát. Có nhiều nhà kinh tế còn cho rằng sản xuất nông nghiệp không thích hợp sử dụng lao động làm thuê. Các nước Châu Âu đều có cách làm giống nhau là lao động sử dụng trong trang trại chủ yếu là thành viên trong gia đình, tỉ lệ lao động làm thuê rất ít. Theo G.H.Schmitt thì trong EU, tỉ lệ lao động làm thuê năm 1985 chỉ 7,4%, trừ Anh 50,3%, ở Đan Mạch, Pháp 19%, còn phần lớn các nước đều dưới 9%.

Ở Hà Lan, tỉ lệ lao động gia đình/lao động thuê là 1/0,44. Tuy nhiên, tuỳ loại việc, tỉ lệ này có khác nhau. Chẳng hạn, sản xuất trong nhà kính, công việc được phân công rõ, "giá thành giám sát" thấp, tỉ lệ người làm thuê có thể cao hơn.

Các nước phát triển đều trải qua quá trình biến đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Thoạt đầu là kinh tế tiểu nông, sản xuất tự cấp, tự túc, hiệu suất rất thấp. Do phân công xã hội ngày càng rõ, hiệu suất lao động ngày càng tăng, công nghệ ngày càng tiến bộ, đô thị ngày càng phát triển, giao thông đi lại ngày càng thuận tiện, kinh tế hàng hoá phát triển, vốn được tích luỹ, kinh tế hộ tiểu nông chuyển dần sang hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, tiếp đó chuyển sang hộ sản xuất hàng hoá chuyên môn hoá, rồi dần dần chuyển thành trang trại lớn hiện đại, sản xuất vì lợi nhuận, tạo nên dạng kinh tế tổ hợp " nông-công-thương " (agribusiness hoặc agri complex). Nền tảng của sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp Hà Lan là những tổ hợp nông-công-thương, trong đó tế bào cấu thành những tổ hợp này chính là những trang trại gia đình tràn đầy sức sống.

+ Các trang trại được tích tụ ruộng đất để có quy mô đủ lớn, gắn liền với quá trình tạo việc làm phi nông nghiệp, đủ sức thu hút nông dân "ly nông", giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ, làm ăn kém hiệu quả.

Quy mô trang trại ở Hà Lan ngày càng mở rộng, đó là hệ quả tất yếu của việc giảm số lượng trang trại, đó cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động nông nghiệp ở Hà Lan.

So sánh quy mô trang trại ở Hà Lan và các nước EU



Nước

Ha/trang trại

Quy mô trang trại bình quân

( đơn vị quy mô EU là ESU )




1997

1995

1997

Hà Lan

Đan mạch


Anh

Bỉ

Pháp



Đức

Itali


Bình quân 15 nước EU

18,6

42,6


69,3

20,6


41,7

32,1


6,4

18,4


78,89

51,72


42,62

42,61


31,32

27,95


7,47

14,91


84,11

57,24


47,73

46,97


35,29

32,27


8,01

16,67


Nguồn tài liệu: Cục thống kê EU ( Eurostat

Sự biến đổi số trang trại khoai tây

Ha/trang trại

1975

1985

1995

2000

2001

1

23805

9246

2530

1469

1227

<1-10

15234

12406

9057

7728

6378

10-30

4490

5445

5194

4888

4329

>30

347

584

1041

1189

1169

Cộng

43876

27681

17822

15274

13103

Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI )

Sự biến đổi số trang trại bò sữa

Số bò sữa/trang trại

1975

1985

1995

2000

2001

1-30

63.330

23642

11355

6855

5759

30-50

19376

14890

11269

8572

7097

50-100

8218

17119

13172

12208

12775

< 100

636

2344

1669

1832

2295

Cộng

91560

57995

37465

29467

27926

Nguồn tài liệu: Viện nghiên cứu kinh tế nông nghiệp Hà Lan ( LEI )

Quy mô trang trại dựa 2 tiêu chí: một là diện tích đất hoặc đầu con gia súc, hai là cách tính EU ( gọi là ESU: đơn vị quy mô Châu Âu ) dùng lợi nhuận để tính.

Số lượng trang trại chăn nuôi, trong đó có bò sữa ngày càng giảm, những trang trại chăn nuôi lớn từ 50-100 con trở lên ngày càng tăng. Với trang trại lớn, để không phải thuê nhân công thì dùng máy vắt sữa, sử dụng người máy để thay thế lao động thủ công. Trang trại khoai tây trên 100 ha cũng tăng nhanh.

Việc mở rộng quy mô trang trại dựa vào 2 chính sách của nhà nước.

Một là chính sách mua và thuê đất. ở Hà Lan có 2 loại hình sở hữu đất, đất tư hữu được mua bán, đất công hữu do nhà nước đầu tư quai đê lấn biển thì cho thuê thời gian dài. Hai là chính sách khuyến khích trang trại làm ăn kém được giải thể. Trong quá trình cạnh tranh, trang trại làm ăn kém sẽ giải thể, rời bỏ nông nghiệp chuyển cho trang trại làm ăn giỏi mở rộng quy mô, xã hội sẽ tạo điều kiện cho người lao động từ những trang trại giải thể tìm được chỗ làm việc mới.

Sự phát triển của nền kinh tế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt dần. Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn 145000, năm 1990 còn 125000, năm 2000 chỉ còn khoảng 100.000, số lao động nông nghiệp từ 1959 đến 1980, giảm được một nửa, từ đó đã giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và tạo nên một tình thế mới là lực lượng nông dân làm nông nghiệp không hiệu quả đều rời khỏi nông nghiệp, còn sản xuất nông nghiệp dựa hẳn vào lực lượng nông dân làm ăn giỏi, đam mê với nghề nông, ham muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề nông.

+ Sản xuất kinh doanh của trang trại có trình độ chuyên môn hoá cao.

Chuyên môn hoá cao độ là đặc trưng nổi bật của trang trại gia đình ở Hà Lan. Mở rộng quy mô trang trại dù về trồng trọt hay chăn nuôi đều gặp khó khăn trăm bề, phải tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà theo kinh nghiệm của Hà Lan, phải dựa vào chuyên môn hoá.

Từ thế kỷ 19, ở Hà Lan đã có trang trại chuyên môn hoá. Số trang trại kinh doanh đa ngành nghề ( kinh doanh hỗn hợp ) ngày càng giảm, năm 1980 là 12,7%, năm 2001 chiếm 9,5%, từ 9600 trang trại sau 10 năm, giảm xuống còn 6000 trang trại. Năm 2001, trang trại chuyên môn hoá chiếm tỉ trọng trên 90%, là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới.

Tỉ lệ trang trại chuyên môn hoá cao, là một nguyên nhân cực kỳ quan trọng đảm bảo hiệu suất sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà Lan hơn hẳn nhiều nước khác trên thế giới.

Thành bại trên thị trường, trước hết là do chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm lại được quyết định bởi trình độ tri thức, kỹ năng của nhà sản xuất. Muốn vươn tới đỉnh cao của tri thức và kỹ năng yêu cầu một xã hội được phân công hợp lý theo hướng chuyên môn hoá. Không những vậy, chuyên môn hoá còn có lợi cho cơ giới hoá, tin học hoá, giảm giá thành sản phẩm.

Trình độ chuyên môn hoá đã được cơ quan thống kê phân loại ngày càng chi tiết. Chẳng hạn, ngành sản xuất rau-hoa-cây cảnh được chia thành loại sản xuất trong nhà kính, loại sản xuất ngoài trời, sau đó lại chia ra ngành hoa, rau, trồng trong chậu, vườn ươm.v.v. ..Trong ngành hoa, lại chia ra các ngành hoa cắt, chậu củ hoa. Nhiều nhà sản xuất hoa lại chuyên sâu 1-2 loài hoa. Cách làm này giúp họ nâng cao trình độ công nghệ, năng suất và chất lượng, có lợi cho cơ giới hoá thao tác, thuận tiện cho việc quản lý, thu hái, phân cấp, đóng gói, bảo quản được thực thi theo yêu cầu tiêu chuẩn hoá, hạ giá thành sản phẩm tăng sức cạnh tranh.

Hiệu quả về chuyên môn hoá còn được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác như việc tăng tỉ lệ lao động toàn nhật trong các trang trại. Trong 4 năm 1992-1996, những trang trại có chế độ làm việc toàn nhật có tỉ trọng từ 80,1% nâng lên 82,3%, trong đó có trang trại trồng rau-hoa-cây cảnh, tỉ trọng này đạt tới 92,8%. Với chế độ làm việc toàn nhật, thu nhập của các thành viên trong gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào kinh doanh của trang trại, từ đó buộc họ phải toàn tâm toàn ý phục vụ trang trại, làm cho bản thân chủ trang trại cũng phải trở thành những người thạo việc, trở thành chuyên gia. Trong nền nông nghiệp thâm canh cao, chỉ khi những người trong trang trại mang hết khả năng của mình làm việc cho trang trại, mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thiết bị, từ đó giảm được giá thành.

Việc chuyên môn hoá cũng tạo ra mặt trái là tăng độ rủi ro thị trường, yêu cầu các trang trại phải cập nhật thông tin, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ về tư vấn công nghệ, tài chính, pháp luật, và các dịch vụ khác, ngoài ra còn cần sự hỗ trợ của hợp tác xã , các Hiệp hội và các cấp chính quyền.

Với những đặc trưng trên đây, trang trại nông nghiệp của Hà Lan là một chủ thể sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, thực chất là một doanh nghiệp nông nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường, hội nhập hoàn toàn vào thị trường thế giới, đọ sức với mọi thách thức trong cạnh tranh quốc tế.



3.2. Các tổ chức của nông dân

Trong quá trình phát triển nền nông nghiệp Hà Lan, tổ chức Hợp tác xã và các Hiệp hội ngành nghề của nông dân đã đóng góp vai trò quan trọng.

Trang trại gia đình là đơn vị cơ bản của sản xuất nông nghiệp Hà Lan. Nhưng dù quy mô trang trại lớn đến đâu chăng nữa, trong biển cả của thị trường, trang trại vẫn chỉ là những hạt cát trên bãi biển. Họ phải dựa vào hợp tác xã, để các trang trại nhỏ bé, phân tán liên kết "nhỏ biến thành lớn" cùng nhau hợp tác, nâng cao hiệu suất của toàn hệ thống kinh tế. Với các loại hợp tác xã: mua vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tín dụng.v.v...đảm bảo nông dân yên tâm sản xuất, thực thi chuyên môn hoá, áp dụng công nghệ thâm canh, từ đó mở rộng thị phần tiêu thụ sản phẩm, giảm rủi ro, nâng cao sức cạnh tranh.

Các loại Hiệp hội ngành nghề và Hiệp hội thương mại, trong đó Hiệp hội ngành hàng là tổ chức ngang của trang trại nhằm liên kết các bộ môn của trang trại, còn Hiệp hội hàng hoá coi như tổ chức ngành dọc, liên kết khâu cung ứng nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm của trang trại.

Các chủ trang trại và người làm thuê có đại biểu của tổ chức mình nằm trong chính quyền, đảm bảo rằng, một khi lợi ích cộng đồng của họ gặp trắc trở, thì lập tức được hiệp thương xử lý. Ngoài ra, các chủ trang trại còn lập ra các tổ chức về kỹ thuật, tin học, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để hỗ trợ lẫn nhau.

Nông dân Hà Lan sử dụng nguồn lực của mình để lập ra Ngân hàng hợp tác, đã có 110 năm lịch sử dịch vụ tiền tệ cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân giải quyết vốn, mở rộng sản xuất, kể cả về tư vấn đầu tư. Hơn 100 năm qua, các Ngân hàng này đã bám rễ sâu vào nông nghiệp và các ngành thực phẩm, trở thành nhà cho vay lớn nhất của tổ hợp nông-công-thương nghiệp Hà Lan, đảm bảo 90% vốn cho các chủ trang trại, 40% vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cả nước và nhiều hoạt động quốc tế. Năm 2001, tập đoàn ngân hàng Rabobank group là một trong 30 ngân hàng lớn nhất thế giới, có tài sản 140 tỉ USD, đứng thứ 2 trong toàn ngành ngân hàng Hà Lan, có 1900 chi nhánh, đã có mạng lưới dịch vụ xuyên suốt nhiều lĩnh vực.

Với cơ chế, chính sách khác nhau, nhất là về trang trại và các tổ chức của nông dân, làm cho nông nghiệp Hà Lan đã vượt nhiều nước giàu có công nghệ tiên tiến, trong đó phải kể tới nước Nhật. C.Van der Meer đã viết cuốn sách " Nông nghiệp Nhật bản " vào năm 1990, trong đó có nêu Nhật và Hà Lan đều là nước phát triển cao, đất ít, người đông, nhưng Hà Lan là nước nhỏ, diện tích bằng 1/9, dân số bằng 1/8 nước Nhật, nhưng Hà Lan là nước " quán quân thế giới " về xuất siêu nông sản, mà Nhật lại là nước " quán quân thế giới " về nhập siêu nông sản.

So sánh một số chỉ tiêu nông nghiệp Nhật và Hà Lan

Chỉ tiêu

Nhật

Hà Lan

Dân số ( năm 2000, triệu dân )

Lao động nông nghiệp ( vạn người )

Số trang trại (vạn)

Tỉ lệ trang trại toàn nhật (%)

Diện tích đất trồng trọt ( vạn ha )

Diện tích đất canh tác theo đầu người(ha)

Diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 trang trại (ha)

Diện tích đất canh tác/lao động nông nghiệp (ha)

Giá trị sản xuất/ha đất nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp/lao động nông nghiệp(USD)

Số người kéo/lao động nông nghiệp

Số máy tẽ hạt/lao động nông nghiệp

Số máy vắt sữa/lao động nông nghiệp

Số đầu bò sữa/1lao động nuôi bò

Số đầu lợn/1 lao động nuôi lợn

Sản lượng thịt/1 lao động nông nghiệp (tấn)

Sản lượng sữa/lao động nông nghiệp (tấn)

Tỉ lệ giá trị trồng trọt/chăn nuôi trong giá trị

sản xuất nông nghiệp.

Kim ngạch xuất siêu nông sản (1990-1999) tỉ USD/năm



126,714

323,6


345,4

16,0


394,0

0,031


1,14

1,22


1711

4547


0,68

0,37


0,05

0,41


3,03

0,9


2,7

73,2/26,1

-33,61


15,786

26,9


11,1

82,0


100,0

0,064


9,04

3,72


2468

44339


0,68

0,02


0,14

6,32


52,99

9,5


41,6

44,7/55,3

14,05


Nguồn tài liệu: FAO, LNV, Trung tâm nghiên cứu thực phẩm và chính sách nông nghiệp Nhật (FAPRC)v.v...

Tỉ lệ tự túc các mặt hàng nông sản chủ yếu ở Nhật (%)




1975

1985

1995

1996

Hạt cốc

Trong đó: - Gạo

- Lúa mì


40

110


4

31

107


14

30

103


7

29

102


7

Đậu tương

4

5

2

3

Rau

99

45

85

86

Quả

84

77

49

47

Đường

15

33

35

32

Thịt lợn

86

86

62

59

Thịt bò

81

72

39

39

Sữa bò và sản phẩm sữa

81

85

72

72

Trứng gà

97

98

98

96

Rong biển

102

96

75

69

Nguồn tài liệu: "Nông dân nhật báo" 11/2/2003

Sản xuất nông nghiệp, năng suất và hiệu quả kinh tế nông nghiệp của Nhật ngày càng sa xút, nguyên nhân chủ yếu là do những khiếm khuyết về cơ chế, chính sách nông nghiệp, chủ yếu là.

- Chính sách đất và kinh tế trang trại

Ở Nhật, chính sách nhất quán về đất thể hiện ở chỗ pháp luật ngăn cấm việc tích tụ đất. Nhật đã xoá sổ các trang trại lớn để lập những trang trại nhỏ. Hộ nông dân muốn giữ trang trại vừa nhỏ, vừa phân tán nên giá thành dịch vụ cao. Hộ nông dân phải tốn kém kinh phí tiêu thụ sản phẩm nên phải dựa vào việc cắt xén lợi ích của các trang trại lớn để bù đắp cho trang trại nhỏ, gây thiệt hại cho trang trại lớn.

Ở Nhật, Chính phủ không khuyến khích trang trại giải thể (nhưng được cho thuê), không những vậy, nhà nước còn dùng chế tài về thuế để đánh vào người cho thuê đất. Vả lại, khi trang trại lớn thuê được đất cũng không có cách nào dồn điền đổi thửa, làm cho việc mở rộng quy mô trang trại cũng chỉ là một khẩu hiệu suông. Mặt khác, với những trang trại đa ngành còn được Chính phủ tài trợ.

Chính phủ Hà Lan có thái độ minh bạch về hạn chế trang trại đa ngành. Chính phủ Hà Lan tài trợ rất ít cho trang trại, chỉ tài trợ chút ít cho những trang trại về áp dụng công nghệ mới, nhưng với những trang trại rút khỏi nông nghiệp tuy có nhận được tài trợ, nhưng bắt buộc phải bán đất cho trang trại khác hoặc bán lại cho Chính phủ, góp phần mở rộng quy mô trang trại.

- Chính sách về Hợp tác xã

Ở Nhật, hợp tác xã được xây dựng từ năm 1947, có tác dụng tương tự như ở Hà Lan. Nhưng từ năm 1970, tình hình đã khác đi nhiều. Hợp tác xã ở Nhật (còn gọi là Nông hội) đã được Chính phủ giành cho nhiều đặc quyền, thậm chí hợp tác xã đã hình thành những " thương lái " tổng hợp mang tính lũng đoạn. Họ được nhà nước giao một số quyền năng, trở thành một cơ cấu hành chính hoá, thực thi chính sách của nhà nước. ở Trung ương, địa phương họ được cho vay, và trở thành một thực thể "thoát ly" nông nghiệp, như làm dịch vụ cho cư dân không phải nông nghiệp (bán lẻ, tín dụng, bảo hiểm) đang có vị trí, ưu thế áp đảo ở thị trường nông thôn. Những hoạt động phi nông nghiệp mang tính lũng đoạn đó đã tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho hợp tác xã, từ đó họ đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng, đứng về lợi ích của các nông hộ đa ngành nghề đang chiếm số đông, bảo vệ lợi ích của cộng đồng này, nhằm củng cố thế lực ảnh hưởng của hợp tác xã, tìm kiếm vốn chính trị cho bản thân mình.

Ở Hà Lan, hoạt động hợp tác xã nông nghiệp chuyên nhất như tín dụng, tiêu thụ, cung ứng, chế biến, không tham gia hoạt động chính trị, ngoài chính sách ưu đãi về thuế với số lượng ít, không được thụ hưởng bất cứ nguồn tài trợ nào của nhà nước.

Các hợp tác xã ở Hà Lan phải đối mặt với thị trường cạnh tranh, phải mở rộng quy mô, liên kết lại và về thực chất hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Lan không khác gì những công ty tư nhân trong hoạt động kinh doanh trên thị trường.

Nền kinh tế Nhật đã có tốc độ tăng trưởng cao, trở thành nền kinh tế đứng thứ hai thế giới, nhưng quá trình phát triển theo kiểu Nhật đã làm mất cân đối công- nông nghiệp. Ngành nông nghiệp Nhật đã rơi vào thế trì trệ và sa xút kéo dài, mà ngay từ những năm 1980, nhiều nhà kinh tế đã từng cảnh báo. Sự trì trệ đó là hậu quả tất yếu của cơ chế, chính sách Nhà nước, không phải là do công nghệ lạc hậu. Vì vậy, có nhà kinh tế đã nói rằng "thể chế quan trọng hơn công nghệ"

Hiện nay, lao động nông nghiệp Nhật đã lão hoá. Từ năm 1992 đến năm 1997, tỉ lệ lao động dưới 40 tuổi từ 12,2% giảm xuống còn 10%, tỉ lệ người già trên 60 tuổi từ 61,1% tăng lên 68,5%. Trong tổng số người cao tuổi , có một phần lớn là những người về hưu từ thành phố " quay lại " với nông thôn, làm nghề sản xuất lúa truyền thống. Khi số trang trại ở Nhật giảm xút, chủ yếu dựa vào lực lượng này kế thừa. Cựu thủ tướng Nhật Tanaka KaKuei từ lâu đã cho rằng nông thôn Nhật chỉ còn sự "tranh chấp lao động nông nghiệp vất vả của những người già", nhà nông chỉ dựa vào thu nhập nông nghiệp không sống nổi, "nông nghiệp không có người kế thừa", " với một nông thôn như vậy, làm gì có lực lượng để xây dựng Nhật Bản trong ngày mai ".

Một nền nông nghiệp trì trệ của Nhật tương phản với một nền nông nghiệp đầy sức sống của Hà Lan. Nông dân Nhật dựa vào ô bảo hộ của Chính phủ, còn nông dân Hà Lan tự lực tự cường, đã gợi lên nhiều điều mà cả thế giới phải nghiên cứu để rút kinh nghiệm.


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

tải về 270.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương