NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghiã việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc –––––––––––– Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2004 nghị ĐỊNH



tải về 1.22 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích1.22 Mb.
#8393
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Điều 10. Quản lý tiền lương và thu nhập

1. Các cơ quan, đơn vị thực hiện việc xếp l­ương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập theo quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với các cơ quan hành chính đ­ược khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ước thực hiện chế độ hạch toán và tự chủ tài chính, thì căn cứ vào kết quả tiết kiệm kinh phí hành chính và mức tăng trưởng các nguồn thu được quyền quyết định hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương so với mức l­ương tối thiểu chung và tăng thêm mức trích lập các quỹ khen th­ưởng, quỹ phúc lợi để tăng thêm thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế trả lương của cơ quan, đơn vị theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Thực hiện phân cấp trách nhiệm để ng­ười đứng đầu cơ quan nhà nước và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp của Nhà n­ước quyết định việc xếp lư­ơng, nâng bậc lư­ơng thư­ờng xuyên, nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn và phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Đối với chức danh chuyên gia cao cấp, chuyên viên cao cấp và tương đư­ơng, thực hiện phân cấp việc quyết định xếp lư­ơng, nâng bậc lương và phụ cấp thâm niên vượt khung như sau:

a) Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Việc quyết định xếp l­ương, nâng bậc l­ương thư­ờng xuyên và nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b) Đối với ngạch chuyên viên cao cấp và t­ương đư­ơng (loại A3):

b1) Việc quyết định xếp l­ương vào loại A3 khi được phê chuẩn kết quả bầu cử, khi được bổ nhiệm vào ngạch (hoặc chức danh), nâng ngạch, chuyển ngạch, thực hiện theo phân cấp hiện hành.

b2) Việc quyết định nâng bậc l­ương th­ường xuyên và phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.

b3) Việc quyết định nâng bậc l­ương trư­ớc thời hạn (khi lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và khi có thông báo nghỉ h­ưu) trong ngạch hoặc trong chức danh loại A3 do Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trư­ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trư­ởng, Thủ tr­ưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trư­ởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng trực tiếp sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức đó ra quyết định thực hiện sau khi có thoả thuận của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Nội vụ.



CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH


Điều 11. Trách nhiệm hướng dẫn thi hành và tổ chức thực hiện

1. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan:

a) Hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và các trường hợp có thay đổi về phân loại cán bộ, công chức, viên chức quy định tại Nghị định này.

b) Hướng dẫn xếp lương, nâng bậc lương và phụ cấp đối với những người làm việc trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

c) Hướng dẫn xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với các đối tượng giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, bảo đảm lương mới (gồm lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo) không thấp hơn so với lương cũ.

d) Hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

đ) Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

e) Hướng dẫn thực hiện các chế độ phụ cấp lương quy định tại Điều 6 Nghị định này.

g) Hướng dẫn chế độ nâng bậc lương quy định tại Điều 7 Nghị định này và phân cấp thẩm quyền quyết định xếp lương, nâng bậc lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Nghị định này.

h) Kiểm tra kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới và việc thực hiện chế độ tiền lương của các Bộ, ngành, địa phương.

2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các Bộ, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Hướng dẫn thực hiện việc tính toán, cân đối nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương quy định tại Điều 9 Nghị định này.

b) Kiểm tra kết quả thực hiện chế độ tiền lương đối với các cơ quan, đơn vị tự cân đối được nguồn trả lương; đồng thời thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ cấp bổ sung quỹ lương đối với các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn thiếu nguồn để thực hiện chế độ tiền lương, bảo đảm tổng quỹ tiền lương tăng thêm không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước hàng năm.

c) Hướng dẫn thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính và tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi chế độ quản lý, phân phối và sử dụng các khoản thu, các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm b khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền) và chế độ trả lương hoặc phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này.

c) Triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thuộc phạm vi quản lý.

4. Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính rà soát và xây dựng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định tại điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này; đồng thời rà soát trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các chế độ phụ cấp, trợ cấp khác (bao gồm cả các khoản phụ cấp, trợ cấp bằng tiền).

5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính rà soát và xây dựng các chế độ phụ cấp đặc thù đối với Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện Nghị định này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

6. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện chế độ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

7. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang trong các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý, tính toán xây dựng quỹ tiền lương theo quy định tại Điều 9 Nghị định này và báo cáo về liên Bộ Nội vụ - Tài chính để kiểm tra và thẩm định.



Điều 12. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chế độ tiền lương quy định tại Nghị định này được tính hưởng kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

2. Đối với các chế độ phụ cấp ưu đãi và bồi dưỡng theo nghề hoặc theo công việc hiện đang áp dụng, các Bộ, ngành ở Trung ương có trách nhiệm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề hoặc phụ cấp trách nhiệm theo nghề cho phù hợp với quy định tại điểm b và điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định này và được truy lĩnh theo mức phụ cấp mới kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.

3. Nghị định này thay thế Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính, sự nghiệp và lực lượng vũ trang.

Bãi bỏ các quy định về tiền lương và phụ cấp trái với quy định tại Nghị định này.

4. Quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên (kể cả phụ cấp thâm niên vượt khung) và nâng bậc lương trước thời hạn đối với ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương loại A3 tại điểm b (b2 và b3) khoản 3 Điều 10 Nghị định này thay thế quy định về thẩm quyền quyết định nâng bậc lương đối với ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành tương đương ngạch chuyên viên cao cấp tại khoản 7 Điều 41 Nghị định số 117/2003/NĐ-CP và khoản 8 Điều 46 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP.

5. Chế độ tiền lương đối với cán bộ Xã đội quy định tại Điều 22 Nghị định số 184/2004/NĐ-CP được tính lại theo quy định tại Nghị định này và được hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2005.

6. Cách tính hưởng các chế độ phụ cấp quy định tại Nghị định số 35/2001/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được tính lại theo quy định tại Nghị định này.

7. Huỷ bỏ hiệu lực thi hành các quy định tại các văn bản sau:

a) Điều 2, Điều 3, các khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 8 Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.

b) Các điểm a, b, c, d và đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 4 và Điều 6 Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn.

8. Các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập, nếu thấy phù hợp thì được vận dụng các quy định tại Nghị định này.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.


TM.CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải

Bảng 1

BẢNG LƯƠNG CHUYÊN GIA CAO CẤP

(Ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12 /2004 của Chính phủ)

Đơn vị tính: 1.000đồng




Bậc 1

Bậc 2

Bậc 3

Hệ số lương

8.80

9.40

10.00

Mức lương thực hiện 01/10/2004

2,552.0

2,726.0

2,900.0

Каталог: upload -> vanban -> 2013
2013 -> CỦa bộ trưỞng bộ khoa học và CÔng nghệ SỐ 14/2005/QĐ-bkhcn ngàY 08 tháng 9 NĂM 2005 ban hàNH
vanban -> VÀ phát triển nông thôN
2013 -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi số: 1018/ QĐ-Đt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
vanban -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
vanban -> TỈnh cao bằng độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1030/QĐ-ubnd cao Bằng, ngày 01 tháng 8 năm 2012 quyếT ĐỊnh về việc hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 09/2012/nq-hđnd ngày 05 tháng 7 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng về ban hành danh mục, mức thu
vanban -> ĐẠi học quốc gia hà NỘI
vanban -> ĐỀ CƯƠng môn họC
2013 -> Ban tổ chức-cán bộ chính phủ –––– Số: 538
2013 -> Phụ lục I danh mục tài liệu hết giá trị

tải về 1.22 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương