Marketing căn bản. TÀI liệu hưỚng dẫn môn họC



tải về 1.63 Mb.
trang6/29
Chuyển đổi dữ liệu13.04.2018
Kích1.63 Mb.
#36908
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29

3. Mục tiêu của marketing:

3.1. Tối đa hoá sự tiêu thụ


Nhiều người lãnh đạo của giới kinh doanh cho rằng mục tiêu của Marketing là tạo điều kiện dễ dàng và kích thích mức tiêu dùng cao nhất. Điều này sẽ có tác dụng ngược trở lại là tạo điều kiện nâng cao tối đa khả năng sản xuất, tạo công ăn việc làm và tạo ra nhiều của cải cho xã hội.

3.2. Tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng


Theo quan điểm này mục tiêu của hệ thống Marketing là đạt được mức độ thoả mãn người tiêu dùng cao nhất, chứ không phải mức tiêu dùng cao nhất. Việc tiêu dùng một số lượng kẹo “gum” hay mua sắm thật nhiều quần áo là kết quả của việc thoả mãn nhu cầu khách hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, sự hài lòng của khách hàng khó đo lường được vì:

  • Chưa có nhà kinh tế nào nghĩ ra cách đo mức độ hài lòng của khách hàng bằng dụng cụ cụ thể, nhưng sự hài lòng hoàn toàn do một sản phẩm đặc thù hoặc hoạt động Marketing có thể đánh giá được.

  • Sự thoả mãn trực tiếp của cá nhân người tiêu dùng có được từ các hàng hoá đặc biệt gây ra tác hại xấu như tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.

  • Kinh nghiệm những người hài lòng khi sử dụng các loại hàng hoá như hàng hoá mang tính địa vị xã hội… lại phụ thuộc vào việc có bao nhiêu người khác có các hàng hoá này. Cho nên, người ta khó đánh giá hệ thống Marketing theo thuật ngữ khách hàng đã thoả mãn hay hài lòng ở mức độ cụ thể là bao nhiêu.

3.3. Tối đa hoá sự lựa chọn


Một số nhà kinh doanh cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống Marketing là cung cấp thật phong phú các chủng loại hàng và giành cho người tiêu dùng quyền lựa chọn cao nhất. Hệ thống Marketing phải đem lại cho người tiêu dùng khả năng tìm thấy những thứ hàng phù hợp nhất với thị hiếu của họ. Người tiêu dùng phải có khả năng cải thiện tốt hơn lối sống của mình và nhờ vậy được thoả mãn tốt nhất.

Nhưng việc tối đa hoá lựa chọn đòi hỏi tốn thêm chi phí vì:



  • Hàng hoá và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc quản lý sản xuất và lưu thông hàng hoá tốn kém hơn - giá cả cao hơn sẽ làm giảm thu nhập thực tế và sức tiêu thụ hàng hoá của khách hàng.

  • Việc gia tăng chủng loại sản phẩm đòi hỏi phải nỗ lực nghiên cứu người tiêu dùng lớn hơn. Người tiêu dùng mất nhiều thời gian nghiên cứu và đánh giá các loại sản phẩm.

  • Sản phẩm nhiều hơn không thực sự đồng nghĩa với việc gia tăng sự lựa chọn cần thiết của người tiêu dùng. Chẳng hạn, việc có quá nhiều bia, nhãn nước ngọt trên thị trường hiện nay, mà hầu hết chúng có mùi vị tương tự. Tình trạng này gọi là dư thừa nhãn hiệu, người tiêu dùng đương đầu với việc lựa chọn nhầm lẫn.

  • Quá nhiều chủng loại sản phẩm cũng không được khách hàng hoan nghênh. Một số khách hàng cảm thấy hoang mang và lo lắng khi có quá nhiều chủng loại sản phẩm có công dụng tương tự để lựa chọn.

3.4. Tối đa hoá chất lượng cuộc sống


Nhiều người cho rằng mục tiêu cơ bản của hệ thống Marketing phải là cải thiện chất lượng đời sống. Khái niệm này bao gồm: chất lượng, số lượng, chủng loại, dễ tìm kiếm, chi phí sản xuất hàng hoá, chất lượng môi trường vật chất, chất lượng môi trường văn hoá.

Người ta sẽ xét đoán hệ thống Marketing bằng mức độ thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng trực tiếp do nó tạo ra, và bằng sự tác động của hoạt động Marketing đến chất lượng môi trường vật chất và văn hoá.

Hầu hết mọi người đồng ý rằng chất lượng của cuộc sống là mục tiêu quí giá đối với hệ thống Marketing. Nhưng người ta cũng nhận thức rằng không dễ dàng đo lường chất lượng cuộc sống và chủ đề chất lượng cuộc sống vẫn còn mâu thuẫn trong việc giải thích.
Câu hỏi củng cố:

1. Tại sao trong số các mục tiêu của marketing được đề cập ở trên lại không có mục tiêu tối đa hoá sản xuất ?



KẾT QUẢ HỌC TẬP 2: Mô tả môi trường Marketing, thị trường và hành vi của người mua hàng

Bài đọc 2: Phụ lục 2

BƯỚC HỌC 2.1: Mô tả môi trường Marketing và ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường Marketing trong hoạt động của doanh nghiệp

1. Bài hướng dẫn : Môi trường marketing

2. Câu hỏi củng cố


Bài hướng dẫn:

Chương 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

I. MÔI TRƯỜNG MARKETING


Theo Philip Kotler: “Môi trường marketing của công ty là tập hợp những tác nhân và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị tiếp thị của công ty và tác động đến khả năng quản trị tiếp thị trong việc triển khai cũng như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu”.Có thể chia yếu tố môi trường marketing ra ba loại: Môi trường vi mô, môi trường vĩ mô và môi trường nội vi.

Môi trường marketing vĩ mô gồm các lực lượng xã hội rộng lớn hơn ảnh hưởng đến mọi nhân tố trong môi trường vi mô. Đó là yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa – xã hội, tự nhiên, kỹ thuật.

Môi trường marketing vi mô: Nhà cung ứng các yếu tố sản xuất của các doanh nghiệp, các nhà cạnh tranh, môi giới marketing, giới công chúng, khách hàng. Nó là yếu tố tác động tương đối trực tiếp thường xuyên đến khả năng công ty phục vụ khách hàng.

Môi trường marketing nội vi: Cơ cấu tổ chức và chủ trương đường lối của công ty sẽ quyết định phong cách của toàn bộ công ty trong việc ứng phó với nhu cầu của thị trường liên tục thay đổi.




Hình 4: Môi trường marketing

Môi trường marketing vừa là cơ hội cũng vừa là sự đe dọa, là nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần lưu ý hai vấn đề khi phân tích ảnh hưởng của môi trường: Thứ nhất là tính phức tạp của môi trường được đặt trưng bởi một loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến các nỗ lực của một tổ chức. Môi trường càng phức tạp thì càng khó đưa ra các quyết định hữu hiệu. Thứ hai là tính đến biến động của môi trường, bao hàm tính năng động, hoặc mức độ biến đổi trong điều kiện môi trường liên quan. Trong một môi trường ổn định, mức độ biến đổi có thể tương đối thấp và có thể dự đoán được. Môi trường biến động đặc trưng bởi những thay đổi nhanh chóng mà khó dự đoán trước. Tính phức tạp và biến động của môi trường đặc biệt hệ trọng khi tiến hành phân tích các điều kiện môi trường marketing vĩ mô và môi trường marketing vi mô, vì nó là yếu tố không kiểm soát được của công ty. Thay vì biến đổi từ từ và có thể đoán trước được, môi trường tiếp thị có thể đưa đến những bất ngờ và những “cú sốc” quan trọng.

Chính vì môi trường marketing vừa là cơ may cũng vừa là sự đe dọa đối với sự nghiệp kinh doanh, các công ty phải vận dụng các khả năng nghiên cứu tiếp thị và tình báo tiếp thị để đoán trước sự thay đổi của môi trường.



Câu hỏi củng cố

1. Hãy cho 2 ví dụ về ảnh hưởng tiêu cực và tích cực của môi trường marketing đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ?



BƯỚC HỌC 2.2: Mô tả thị trường

1. Bài hướng dẫn : Thị trường

2. Câu hỏi củng cố


Bài hướng dẫn:

Chương 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG (tt)


Каталог: gallery
gallery -> Album hưƠng xuâN. Thơ phổ nhạC. Phòng thu audio. Nhạc Sĩ Đình Đạm
gallery -> Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
gallery -> BỘ TÀi chính cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
gallery -> Nobel văn chương năm 1987 joseph brodsky
gallery -> TÊN ĐỀ TÀi luận văn thạc sĩ khnn chuyên ngành chăn nuôi từ NĂM 1996 2012
gallery -> BÁo cáo công khai đIỀu kiệN ĐẢm bảo chất lưỢng đÀo tạo tiến sĩ Tên chuyên ngành, mã số, quyết định giao chuyên ngành đào tạo
gallery -> CHƯƠng I kế toán vốn bằng tiềN
gallery -> KẾ toán vốn bằng tiền I. YÊU cầU
gallery -> Phụ lục II nguyên tắC, NỘi dung và KẾt cấu tài khoản kế toáN

tải về 1.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương