LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI



trang69/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨCái chết của con hoặc cháu liên quan đến khái niệm khả năng sản xuất của Erikson ra sao? Sau cùng, cảm giác của ông bà cũng dễ bị bỏ qua. Họ cũng cảm thấy đau đớn và mất mát khi cháu mất. Ngoài ra, không chỉ họ đau buồn đối với cháu của mình mà còn đau buồn vì sự mất mát của con mình nữa (Hamilton, 1978). Ông bà phải được tham dự các nghi thức hoặc tham gia các nhóm hỗ trợ bất kỳ do gia đình chọn.

CÁI CHẾT CỦA NGƯỜI BẠN ĐỜI

Cái chết của người bạn đời khác với những mất mát khác. Cái chết này chắc chắn tượng trưng cho sự mất mát riêng tư sâu sắc nhất, nhất là khi cặp vợ chồng đã có mối quan hệ gắn bó, lâu năm. Trong thực tế, khi người bạn đời mất thì một phần bản thân chúng ta cũng mất theo. Bertha, góa phụ trong phần minh họa là trường hợp điển hình, bà cùng chồng có mối quan hệ khăng khít, chồng mất khiến bà bị tổn thương nghiêm trọng.

Trong xã hội có áp lực phải để tang người bạn đời trong một thời gian nào đó (Lopata, 1996; Moss & Moss, 1996). Thông thường, áp lực này được thấy rõ nếu người còn sống bắt đầu thể hiện sự quan tâm tìm một người bạn đời khác trước khi hết thời gian để tang "có thể chấp nhận được". Mặc dù người Mỹ không còn nêu cụ thể thời gian để tang này nữa nhưng nhiều người cho rằng một năm là thích hợp. Áp lực và nhận xét tiêu cực thường không đi cùng với những mất mát khác là biểu thị khác của tính nghiêm trọng mà hầu hết mọi người phải chú ý khi bạn đời của mình mất.

Nghiên cứu phản ứng khi bạn đời mất cho thấy thay đổi rất khác nhau cùng với độ tuổi của người còn sống. Vợ chồng ở đầu tuổi trưởng thành, như phụ nữ trong ảnh, đau buồn ngay sau khi chồng chết thường căng thẳng hơn các cặp vợ chồng lớn tuổi. Tuy nhiên, 18 tháng sau, tình hình hoàn toàn trái ngược. Vào lúc này, các cặp vợ chồng lớn tuổi bảo rằng mình đau buồn nhiều hơn các cặp vợ chồng nhỏ tuổi (Sanders, 1980 - 81). Quả thật, các cặp vợ chồng lớn tuổi có bạn đời mất có thể đau buồn ít nhất 30 tháng (Thompson và người khác, 1991). Sự khác biệt dường như liên quan đến bốn yếu tố. Cái chết của vợ/chồng trẻ là cái chết bất ngờ, có một vài mẫu vai trò cùng độ tuổi đối với những người còn trẻ nhưng góa chồng hoặc góa vợ, người góa chồng lớn tuổi hơn cảm nhận sự đau buồn sâu sắc hơn trước cái chết của người bạn đời, trong khi những người góa chồng trẻ tuổi hơn chỉ đau buồn lúc đó nhưng sau này sẽ không đau buồn nếu không bị sự kiện này gợi nhớ, và người vợ còn sống càng trẻ thì càng có nhiều khả năng kết hôn nhiều hơn. Những người góa chồng lớn tuổi hơn nghĩ rằng mình chỉ sống thêm vài năm nữa và thích ấp ủ kỷ niệm với người chồng quá cố hơn là nghĩ đến việc lấy chồng khác (Raphael, 1983).

Hỗ trợ xã hội đóng vai trò quan trọng trong kết quả của quá trình đau buồn trong hai năm đầu sau cái chết của người bạn đời. Điều đặc biệt quan trọng là chất lượng của hệ thống hỗ trợ dành cho người bạn đời đang đau buồn, hơn là số lượng bạn bè. Người còn sống có ít bạn hoặc ít người thân có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với mình còn khá hơn là người sống sót có nhiều bạn bè quen biết (Dimond, Lund, & Caserta, 1987).

Một nghiên cứu về sự mất người bạn đời đánh giá về cách đánh giá hôn nhân của người bạn đời còn sống. Người già có bạn đời mất đánh giá mối quan hệ của mình sau cái chết của bạn đời 2, 12 và 30 tháng. Người già không có bạn đời mất dùng làm nhóm so sánh. Kết quả được tóm tắt trong biểu đồ. Người góa chồng hoặc người góa vợ đánh giá hôn nhân của mình tích cực hơn người già không có bạn đời mất. Sự tổn thất trong hôn nhân qua cái chết để lại một thành kiến tiêu cực trong ký ức. Tuy nhiên, vợ chồng có bạn đời mất càng trầm cảm thì càng đánh giá hôn nhân tích cực. Trái lại, vợ chồng có bạn đời mất lại đánh giá hôn nhân của mình là tiêu cực. Kết quả này cho thấy trầm cảm tiếp theo sau sự mất đi người thân biểu thị cho những khía cạnh tích cực trong mối quan hệ trong khi trầm cảm không phải do sự mất đi người thân biểu thị một mối quan hệ không êm thắm (Futterman và người khác, 1990).

Một số nghiên cứu về người góa chồng dẫn chứng bằng tư liệu khuynh hướng đối với một số phụ nữ thường "thánh hóa" chồng mình (Lopata, 1996). Sự thánh hóa bao gồm mô tả người chồng bằng những từ thật lý tưởng, và cũng có một số chức năng: xác nhận với người góa chồng rằng họ có cuộc hôn nhân vững bền, họ là người tốt, đáng giá, và có khả năng xây dựng lại cuộc đời. Phụ nữ Mỹ gốc Âu cũng cho rằng một người vợ nhân cách phải có các vai trò khác khi thực hiện một điều gì đó có vẻ như thánh hóa chồng mình (Lopata, 1996).

Các cặp vợ chồng tình dục khác giới không kết hôn và các cặp vợ chồng nam đồng tính và nữ đồng tính có thể có cảm giác và phản ứng khác đối với loại cảm xúc đau buồn điển hình. Chẳng hạn, thành viên trong gia đình của người quá cố có thể không làm cho người bạn đời có cảm giác được tiếp đón trong đám tang, làm cho người bạn đời khó tham gia các mối quan hệ khác. Nam đồng tính có bạn đời chết vì bệnh AIDS có thể có lo ngại nhiều hơn và khó giải quyết được cảm xúc (Goodkin và người khác, 1997).



SO SÁNH CÁC LOẠI MẤT MÁT

Có rất ít nghiên cứu so sánh phản ứng đau buồn của con người trong các loại mất mát khác nhau. Phần lớn nghiên cứu tập trung vào sự giống nhau trong quá trình đau buồn hơn là sự khác nhau trong việc giải quyết các loại mất mát khác nhau (Attig, 1996). Trong nhiều nghiên cứu khả dụng, bố mẹ có người thân mất thường biểu hiện mức độ trầm cảm và các phản ứng đau buồn khác cao hơn vợ chồng hoặc con đã trưởng thành có bạn đời mất (Owen, Fulton, & Markusen, 1982). Nghiên cứu khác cho thấy cường độ trầm cảm tiếp theo sau sự mất mát đặc biệt liên quan đến việc người còn sống xem mối quan hệ với người đã chết quan trọng đến mức nào (Murphy, 1988). Người còn sống thường trầm cảm hơn (và cũng thường nghiêm trọng) tiếp theo sau cái chết của người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mình.

Một nghiên cứu so sánh phản ứng đau buồn của 255 phụ nữ tuổi trung niên đã chứng kiến bạn đời, bố mẹ hoặc con mất trong 2 năm trước. Các bà mẹ có người thân mất báo cáo bị trầm cảm ở mức độ cao hơn những người góa chồng, những người góa chồng báo cáo mình trầm cảm hơn con đã trưởng thành. Thật ra, hơn 60% các bà mẹ có người thân mất có điểm số trầm cảm trong dải trầm cảm từ vừa phải đến nghiêm trọng (Leahy, 1993).

VẤN ĐỀ CẦN SUY NGHĨDựa vào thảo luận trước đây về sự khác biệt trong quãng đời khi đối mặt với cái chết, độ tuổi của người chứng kiến sự mất mát tạo ra sự khác biệt trong những kết quả này ra sao? Chúng ta phải thận trọng trong việc hiểu những số liệu này. Như đã nêu, có nhiều khía cạnh đau buồn ngoài trầm cảm ra. Cho đến khi các nhà nghiên cứu đưa ra chứng cứ về các khía cạnh khác, vẫn còn quá sớm khi kết luận rằng một số loại kết quả mất mát này đau buồn hơn một số loại kết quả mất mát khác. Đến thời điểm này, tất cả chúng ta có thể nói rằng tiếp theo sau một số loại mất mát, thì một số người bị triệu chứng trầm cảm nhiều hơn, ở mức độ nghiêm trọng hơn.

TỰ KIỂM TRA

1. Cái chết của bố mẹ tước đi … ở con người.

2. Một số mất mát thường bị bỏ qua nhiều nhất là mất con trong …

3. Ngay sau khi cái chết của chồng, người góa chồng … thường đau buồn nhiều hơn người góa chồng …

4. Trong một nghiên cứu so sánh các loại mất mát khác nhau, … báo cáo có mức độ trầm cảm cao nhất.

5. Chúng ta có được hiểu biết gì về tính chất của mối quan hệ khi quan sát sự đau buồn tiếp theo sau sự mất mát?

Trả lời: (1) mối quan hệ quan trọng và vật đệm tâm lý đối với cái chết, (2) chết non, sẩy thai, phá thai và chết trước khi sinh, (3) già hơn, trẻ hơn, (4) các bà mẹ đau buồn.

KẾT HỢP TẤT CẢ LẠI VỚI NHAU

Như chúng ta tìm hiểu trong chương này, suy nghĩ về cái chết không phải là dễ. Người ta dạy chúng ta cách đối phó rất tốt. Như Greta, chúng ta thấy có nhiều nghi thức và tập quán về đám tang và để tang khác nhau và chúng ta chưa hiểu hết. Bạn có thể trong tình huống giống như tình huống của Donna và Carl, đối mặt với tình huống khó xử không biết có nên cho con nhỏ theo dự đám tang hay không. Bạn cũng biết một số người như Betty được chẩn đoán mắc bệnh thời kỳ cuối hoặc một số người như Bertha vừa chết chồng. Như Clare và Alex, bạn đã chứng kiến sự qua đời của người thân hoặc bạn bè.

Cái chết không phải là một chủ đề lý thú như trò chơi của trẻ hoặc sự phát triển nghề nghiệp. Cái chết không phải là chủ đề chúng ta đến trường mới học được. Đối với nhiều người cái chết là kết thúc sự sống của mình, cũng là một khía cạnh nghĩ đến thường rùng mình. Nhưng vì tất cả chúng ta đều có chung nỗi sợ này ở một số mức độ nào đó, nên mỗi người chúng ta được trang bị để hỗ trợ và an ủi những người còn sống đang đau buồn.

Cái chết là tác động chu kỳ đời sống sau cùng mà chúng ta đối mặt, chiến thắng sau cùng của các tác động sinh học đã hạn chế thời gian sống. Tuy nhiên, các tác động tâm lý và xã hội cũng có ảnh hưởng trong suốt cuộc sống giúp chúng ta giải quyết cái chết, cho dù đó là cái chết của chính mình hoặc cái chết của người khác. Khi chúng ta đi đến cuối cuộc hành trình đời sống thì chúng ta tìm hiểu cái chết thông qua sự tương tác giữa các tác động tâm lý, chẳng hạn như kỹ năng thích ứng và tìm hiểu cái chết về mặt trí năng và cảm xúc, và các tác động văn hóa xã hội được thể hiện trong truyền thống và nghi thức của từng xã hội cụ thể.




TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 15. HẤP HỐI VÀ SỰ MẤT ĐI NGƯỜI THÂN
Hấp hối và sự mất đi người thân

Định nghĩa và vấn đề đạo đức

- Cái chết là một khái niệm khó định nghĩa. Các nền văn hóa khác nhau đều có những ý nghĩa khác nhau về cái chết. Trong số các ý nghĩa trong nền văn hóa phương Tây là hình ảnh, số liệu thống kê, sự kiện, trạng thái tồn tại, phép loại suy, huyền bí, ranh giới, kẻ trộm ý nghĩa, cơ sở lo âu, phần thưởng hoặc hình phạt.



Định nghĩa pháp lý và Y học

- Trong nhiều thế kỷ, định nghĩa cái chết lâm sàng là tim không còn đập và không còn thở nữa. Hiện nay, chết não là định nghĩa được sử dụng phổ biến hơn, dựa trên một số tiêu chuẩn rất cụ thể bao gồm hoạt động của não và phản ứng đối với các kích thích cụ thể.



Vấn đề đạo đức

- Người ta phân biệt hai loại cái chết êm ái. Cái chết êm ái chủ động bao gồm sự kết thúc cuộc sống của người khác có cân nhắc như tháo bỏ hệ thống hỗ trợ sự sống. Tự tử với sự hỗ trợ của thầy thuốc là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và tạo ra cái chết êm ái chủ động. Cái chết êm ái bị động là chấm dứt sự sống của người khác bằng cách ngăn cản một số loại can thiệp hoặc điều trị (chẳng hạn như ngưng cung cấp dưỡng chất). Điều cần thiết là người làm di chúc phải biết, thông qua giấy ủy quyền dài hạn hoặc di chúc khi còn tỉnh táo. 



Ý kiến về cái chết sau khi sống một quãng đời

Thời thơ ấu

- Trẻ thường không hiểu hết sự vĩnh viễn, tính phổ biến và không có chức năng hoạt động trong cái chết cho đến khi đứa trẻ được 5 - 7 tuổi. Trẻ con chứng kiến cái chết lần đầu tiên có thể là cái chết của vật cưng. Người lớn phải thật kiên nhẫn, tránh dùng cách nói trại khi đề cập cái chết với trẻ con. Nếu được hỗ trợ thích hợp, trẻ con có khả năng tham dự đám tang và các nghi thức khác.



Tuổi vị thành niên

- Tuổi vị thành niên thường không đề cập về cái chết, mặc dù hiểu biết gần giống như hiểu biết của người lớn. Tuy nhiên, tuổi vị thành niên có suy nghĩ bất tử - một khuynh hướng cho rằng cái chết chỉ xảy ra ở người khác chứ không xảy ra đối với mình.



Đầu tuổi trưởng thành

- Những người ở đầu tuổi trưởng thành thường cho rằng bạn đồng tuổi của mình bị chết là để đánh đổi tương lai. Sự phát triển nhận thức thay đổi bao gồm suy nghĩ hậu chính thức có thể giúp kết hợp cảm giác và suy nghĩ về cái chết.



Tuổi trung niên

- Người lớn tuổi trung niên nhận biết rằng mình là người kế tiếp sẽ chết, thường vào thời điểm khi họ chứng kiến sự qua đời của bố mẹ. Đối với người lớn tuổi trung niên điều thường gặp là thay đổi nhận thức về thời gian từ thời lượng họ đã sống và thời lượng còn sống bao lâu nữa.



Cuối tuổi trưởng thành

- Người già ít quan tâm đến cái chết. Thậm chí họ còn mong cho mau chết vì nhiều lý do khác nhau, một phần là do sự có được tính toàn vẹn trong khuôn khổ của Erikson.



Quá trình hấp hối

Sợ chết

- Sợ chết là nỗi sợ phổ biến. Người lớn tuổi trung niên thường sợ chết nhiều nhất, người già ít sợ chết nhất.



Thuyết hấp hối giai đoạn

- Thuyết của Kubler-Ross bao gồm năm giai đoạn: phủ nhận, giận dữ, mặc cả, chán nản và chấp nhận. Người ta không nhất thiết phải trải qua hết năm giai đoạn hoặc trải qua các giai đoạn theo đúng thứ tự này. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa cũng được tìm thấy.



Quan điểm thay thế

- Quan điểm thứ hai phát biểu rằng hấp hối xảy ra trong 3 phân đoạn: phân đoạn cấp tính, phân đoạn hấp hối - còn sống mãn tính, và phân đoạn cuối. Suy nghĩ và cảm xúc thay đổi tùy theo cá nhân đang ở trong phân đoạn cụ thể nào.

- Một số người xem quá trình hấp hối bao gồm 4 công việc quan trọng mà cá nhân phải thực hiện, bao gồm các vấn đề cơ thể, tâm lý, xã hội và tâm linh.

Hấp hối với chân giá trị: Nhà tế bần

- Nhà tế bần là tiếp cận chăm sóc bệnh nhân thời kỳ cuối tập trung vào việc làm giảm bớt đau đớn và an ủi bệnh nhân. Chăm sóc nhà tế bần khác với chăm sóc bệnh viện trong một số khía cạnh. Mục tiêu của nhà tế bần là phải duy trì chất lượng của sự sống và khống chế sự đau đớn ở bệnh nhân thời kỳ cuối. Khách hàng nhà tế bần về mặt tâm lý thường ổn định hơn bệnh nhân ở bệnh viện. 



Quan điểm phát triển quãng đời về hấp hối

- Người già phải mất thời gian lâu hơn mới chết được và nhiều khả năng chết trong đơn độc hơn các nhóm bất kỳ khác. Sự khác biệt độ tuổi trong trạng thái hấp hối và trong định nghĩa xã hội về sự mất mát giúp làm sáng tỏ ý nghĩa của hấp hối.



Còn lại sự mất mát: quá trình đau buồn

Quá trình đau buồn

- Đau buồn là một quá trình chủ động thích ứng với sự mất mát. Bốn khía cạnh đau buồn phải đối mặt: thực tế của sự mất mát, xáo trộn cảm xúc, điều chỉnh để thích nghi với môi trường, và giảm bớt sự ràng buộc với người chết. Khi cái chết được nghĩ đến, người còn sống trải qua sự đau buồn trước kỳ hạn, cái chết không nghĩ đến thường khó giải quyết hơn.



Phản ứng đau buồn thông thường

- Giải quyết sự đau buồn, gọi là hoạt động đau buồn, thường phải mất ít nhất 1 - 2 năm. Đau buồn trong cả cái chết nghĩ đến lẫn cái chết không nghĩ đến đều mãnh liệt như nhau, nhưng có thể bắt đầu trước cái chết thực sự khi bệnh nhân mắc bệnh thời kỳ cuối. Phản ứng đau buồn thông thường bao gồm sự đau khổ, buồn rầu, phủ nhận, hoài nghi, cảm giác tội lỗi và phản ứng ngày giỗ.

- Theo nghĩa giải quyết sự đau buồn thông thường, người lớn tuổi trung niên có thời điểm khó khăn nhất. Những người thích ứng kém thường có thái độ tự trọng thấp trước khi người thân qua đời.

Phản ứng đau buồn bất thường

- Tự khiển trách mình và cảm giác tội lỗi thái quá là dấu hiệu thường gặp của sự đau buồn bất thường. Phản ứng đau buồn mãnh liệt làm giảm sút chức năng hoạt động bình thường trong hơn 2 năm sau sự mất mát thường được xem là bất thường.



Giải quyết các loại mất mát khác nhau

Cái chết của bố mẹ

- Cái chết của bố mẹ nhắc người ta nhớ về khả năng chết của chính mình và tước ở họ một người rất quan trọng trong cuộc sống. Sự chuyển tiếp sang thế hệ lớn tuổi nhất trong gia đình đôi khi là một sự chuyển tiếp khó khăn.



Cái chết của con cái

- Cái chết của con cái được cho là loại mất mát đau buồn nhất. Chết do sẩy thai, phá thai, sinh non, và chết trước khi sinh cũng rất đau buồn. Đối với hầu hết mọi người con mất là vi phạm trật tự tự nhiên của vạn vật, người ta cho rằng bố mẹ phải chết trước con.



Cái chết của người bạn đời

- Cái chết của người bạn đời là sự qua đời của người yêu cũng là người bạn đời. Vợ chồng có bạn đời mất thường xem cuộc hôn nhân của mình có ý nghĩa tích cực. Sự qua đời của bạn đời không làm giảm sút sức khỏe cơ thể đáng kể mặc dù gây nhiều căng thẳng về tâm lý.



So sánh các loại mất mát

- Người ta ít nghiên cứu so sánh các loại mất mát khác nhau. Những gì chúng ta biết cho thấy các bà mẹ có người thân mất thường có triệu chứng trầm cảm nhiều hơn những người góa chồng, người góa chồng có nhiều triệu chứng hơn con gái ở tuổi trưởng thành chết chồng.




TỪ KHÓA NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI à Phần 4. VỀ GIÀ à Chương 15. HẤP HỐI VÀ SỰ MẤT ĐI NGƯỜI THÂN
chết lâm sàng

chết não


trạng thái thực vật dai dẳng

đạo đức Sinh học

cái chết êm ái

cái chết êm ái chủ động

cái chết êm ái bị động

sự chết


nhà tế bần

sự mất đi người thân

đau buồn

đám tang


hoạt động đau buồn

phản ứng ngày giỗ



NẾU BẠN MUỐN TÌM HIỂU CHI TIẾT

Tài liệu tham khảo

ATTIG, T. (1996). How we grieve: Relearning the world. New York: Oxford University Press. Một quyển sách để đọc đưa ra một quan điểm khá mới về quá trình đau buồn qua lời giải thích trực tiếp.

KASTENBAUM, R. (1985). Death and dying: A life-span approach. Trong J. E. Birren và K. W. Schaie (chủ biên), Handbook of the psychology of aging (tái bản lần thứ hai, trang 619 - 643). New York: Van Nostrand Reinhold. Mức độ khó vừa, chương này trình bày tóm tắt tài liệu nghiên cứu. Được cho là đề cập đến các vấn đề và thuật ngữ bằng thái độ hiểu biết.

KONG, H., & JENS, W. (1995). Dying with dignity: A plea for personal responsibility. New York: Continuum. Một quyển sách rất hay, dễ đọc đề cập cái chết với chân giá trị. Quyển sách này khiến bạn phải suy nghĩ.

KUSHNER, H. S. (1981). When bad things happen to good people. New York: Schocken. Đây là quyển sách rất dễ đọc nhưng có nhiều nội dung cần phải suy nghĩ rất nhiều. Quyển sách này do một giáo sĩ Do Thái viết sau khi con trai ông mất.

NULAND, S. B. (1994). How we die: Reflections on life’s final chapter. New York: Knopf. Đây là một quan điểm đề cập rất hay về những gì đang diễn ra khi người ta chết. Quyển sách này rất tuyệt trong việc phản đối những chuyện tưởng tượng về cái chết.

TAYLOR, N. (1993).A necessary end. New York: Nan A. Talese. Tác giả cho biết cách đối phó với cái chết của bố mẹ ra sao và tìm thấy ý nghĩa trong sự giải quyết này.

ĐIỂM QUA SỰ PHÁT TRIỂN: TÓM TẮT BẰNG HÌNH ẢNH VỀ GIÀ

Tác động Sinh học

Tuổi già đi kèm với nhiều thay đổi sinh lý, hầu hết liên quan đến sự giảm sút chức năng. Người già có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn nhiều. Bệnh Alzheimer, trầm cảm, và rối loạn lo âu là những vấn đề quan trọng. Sự giảm sút hoạt động sinh hoạt hàng ngày đặc biệt phổ biến ở người rất già.

Liệu người ta có tự gọi mình là "nghỉ hưu" hay không, thay đổi trong các nhóm dân tộc.

Tác động tâm lý

Một số khía cạnh hoạt động chức năng nhận thức giảm sút, nhưng một số liên quan đến trí nhớ bậc ba không giảm sút khi về già. Người già hưởng lợi từ sự can thiệp khi được định hướng vào các vấn đề cụ thể. Vấn đề tính toàn vẹn bản ngã và ôn lại cuộc đời làm lệch lạc sự phát triển nhân cách của người già. Hầu hết cá nhân nghỉ hưu đều hài lòng với cuộc sống của mình.



Tác động văn hóa xã hội

Quan điểm của xã hội đối với tuổi già trong các nước công nghiệp thường mang đặc điểm tiêu cực. Suy nghĩ rập khuôn về tuổi già có thể được kết hợp và dẫn đến những dự đoán tự thể hiện tiềm năng. Ngược đãi và bỏ bê người già là một vấn nạn quan trọng trong xã hội. Chăm sóc y tế và tài trợ nghỉ hưu là các vấn đề quan trọng về mặt chính trị.

Một số cái chết, như cái chết của công nương Diana năm 1997, đã làm cho nhiều người trong nhiều nền văn hóa phải đau buồn.

Ngay cả những người mắc bệnh Alzheimer cũng hưởng lợi từ sự can thiệp tâm lý được thiết kế cẩn thận.



Khi về già người ta có còn khỏe mạnh hay không là do cách sống họ chọn ở đầu tuổi trưởng thành.


TỪ VỰNG NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI
abusive relationship (mối quan hệ ngược đãi) khi một đối tác trong mối quan hệ có hành vi bạo hành hoặc gây hấn đối với người còn lại.

accommodation (sự thích nghi) theo Piaget, việc thay đổi hiểu biết hiện có trên cơ sở hiểu biết mới.

achievement status (trạng thái có được) trạng thái nhận dạng trong thuyết Marcia trong đó trẻ vị thành niên tìm hiểu các nhận dạng thay thế và hiện nay yên tâm trong nhận dạng đã chọn của mình.

active euthanasia (cái chết êm ái chủ động) kết thúc sự sống của người khác có cân nhắc.

activities of daily living (ADLs) (hoạt động sinh hoạt hàng ngày) các công việc tự chăm sóc chẳng hạn như ăn, tắm, đi vệ sinh, đi đứng hoặc mặc quần áo.

activity (hoạt động) khía cạnh tính khí được xác định bằng cường độ và sự mãnh liệt trong hoạt động của trẻ con.

adaptation level (cấp thích nghi) vùng nơi áp lực môi trường ở mức trung bình đối với cấp năng lực cụ thể.

addiction (sự nghiện) cơ thể lệ thuộc vào một chất gây nghiện cụ thể như rượu chẳng hạn.

adolescent egocentrism (tính tự đề cao mình ở trẻ vị thành niên) tiếp thu cái tôi là đặc điểm của trẻ vị thành niên khi tìm kiếm nhận dạng.

aerobic exercise (tập aerobic) bài tập thể dục gây sức ép vừa phải đối với tim bằng cách duy trì mạch đập ở khoảng 60 - 90% nhịp tim đập tối đa.

age discrimination (đối xử phân biệt độ tuổi) không giao công việc hoặc đề bạt người khác chỉ vì độ tuổi.

age-integrated housing (nhà ở tích hợp độ tuổi) nơi con người thuộc mọi độ tuổi sống chung và cùng tương tác.

age of viability (độ tuổi có khả năng sống) độ tuổi ở đó thai có thể sống vì hầu hết hệ thống cơ thể của thai hoạt động chức năng thích hợp, thường vào lúc 7 tháng sau khi thụ thai.

age-segregated housing (nhà ở phân biệt độ tuổi) nơi mọi cư dân cùng một độ tuổi.

agreeableness (tính dễ chịu) khía cạnh nhân cách đi kèm với sự chấp nhận, sẵn sàng làm việc chung với người khác và quan tâm.

alert inactivity (tính không hoạt động tỉnh táo) trạng thái trong đó trẻ sơ sinh thản nhiên mở to mắt, chú ý, trông có vẻ đứa trẻ đang tìm hiểu môi trường.

alienation (bị xa lánh) khi nhân viên cảm thấy việc mình đang làm là vô nghĩa, nỗ lực của mình bị xem thường hoặc khi không nhận thấy sự kết hợp giữa những gì mình làm với thành phẩm.

alleles (gien tương ứng) sự biến dạng của gien.

altruism (lòng vị tha) hành vi ủng hộ xã hội chẳng hạn như giúp đỡ và chia sẻ trong đó cá nhân không hưởng lợi trực tiếp từ hành vi của mình.

Alzheimer’s disease (bệnh Alzheimer) bệnh đi kèm với tuổi già với đặc điểm sự giảm sút dần trong trí nhớ, tập quen, chú ý và đánh giá, nhầm lẫn về thời gian và địa điểm mình đang ở, khó giao tiếp và khó tìm được từ mình muốn sử dụng, giảm sút trong vệ sinh cá nhân và kỹ năng tự chăm sóc, hành vi xã hội không thích hợp, và thay đổi nhân cách.

amniocentesis (chọc màng ối qua bụng) kỹ thuật chẩn đoán trước khi sinh liên quan đến việc lấy mẫu nước ối trong bụng qua việc dùng ống tiêm.

amnion (màng ối) túi bên trong giữ trẻ đang phát triển.

amniotic fluid (nước ối) nước bọc quanh thai.

amyloid được tạo ra ở mức độ cao bất thường ở bệnh nhân Alzheimer, có thể là nguyên nhân tạo ra các mớ xơ vữa thần kinh và tấm thần kinh.

animism (thuyết Vật linh) cho vật vô tri giác có đời sống và các thuộc tính giống như đời sống chẳng hạn như cảm giác.

anniversary (phản ứng ngày giỗ) thay đổi trong hành vi liên quan đến cảm giác buồn vào ngày giỗ.

anorexia nervosa (chán ăn thần kinh) nhất quyết không chịu ăn, đi kèm là nỗi sợ thừa cân phi lý.

Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   64   65   66   67   68   69   70   71   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương