LỜi nhà xuất bản nghiên cứu về SỰ phát triển con ngưỜI


BẠN CÓ THỂ NGẠC NHIÊN: BẠN ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CƯ DÂN TRONG NHÀ DƯỠNG LÃO RA SAO?



trang64/72
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích5 Mb.
#35951
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   ...   72

BẠN CÓ THỂ NGẠC NHIÊN: BẠN ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CƯ DÂN TRONG NHÀ DƯỠNG LÃO RA SAO?

Lần đầu tiên hầu hết mọi người tham quan một nhà dưỡng lão, họ chưa chuẩn bị kỹ: cố trò chuyện với thành viên trong gia đình đang già yếu, nhớ khó khăn và không thể tự mình xoay trở. Phần khó nhất là phải tưởng tượng mình nên nói điều gì.

Tuy nhiên, việc thăm nuôi cư dân trong nhà dưỡng lão giống như những người trong ảnh chụp là cách để duy trì sự tiếp xúc xã hội và tạo ra một hoạt động có ý nghĩa. Thậm chí khi người được bạn thăm nuôi quá già yếu và có sự giảm sút nhận cảm hoặc một số loại bất lực khác, cần nên tăng cường các cuộc thăm nuôi. Như đã nêu trong phần đầu chương này, tiếp xúc xã hội chất lượng cao giúp người già duy trì sự hài lòng trong cuộc sống. Sau đây là một số đề nghị để làm cho các cuộc thăm nuôi thêm phần thú vị (Papalia & Olds, 1995; phỏng theo Davis, 1985).

- Tập trung vào khả năng chuyên môn và hiểu biết của người già như được đề cập trong chương 12, bằng cách yêu cầu người già cho lời khuyên giải quyết một khó khăn trong cuộc sống mà người già ấy biết nhiều, chẳng hạn như nấu ăn, nghề thủ công, đối xử với bạn bè. 

- Để cho người già sử dụng quyền kiểm soát đối với cuộc thăm nuôi: đi đâu (thậm chí bên trong cơ sở), mặc gì, ăn gì (nếu chọn lựa có thể làm được).

- Chú ý lắng nghe, cho dù người già có lặp đi lặp lại đi nữa. Tránh đừng đánh giá, hãy tỏ vẻ đồng cảm với lời than vãn và hiểu được cảm xúc của người già.

- Nói về những chuyện mà người già muốn nhớ như nuôi con, nghĩa vụ quân sự, trưởng thành, công việc, tìm hiểu, v.v...

- Cùng nhau thực hiện, như cùng giải trò chơi ghép hình, sắp xếp lại ảnh chụp trong album, hoặc cùng vẽ tác phẩm nghệ thuật, cùng làm món hàng thủ công.

- Ghi âm hoặc ghi hình cuộc thăm nuôi, rất đáng giá trong việc hình thành lịch sử gia đình mà bạn có khả năng lưu giữ được. Hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc ôn lại cuộc đời cũng như tạo một cơ hội cho người già để lại một điều gì đó có giá trị cho các thế hệ sau này bằng cách mô tả các sự kiện cá nhân và triết lý quan trọng.

- Nếu có thể, dắt con đi theo, cháu đặc biệt quan trọng khi hầu hết người già đều rất vui khi có cháu chuyện trò. Những cuộc viếng thăm như thế cũng giúp cho cháu có dịp nhìn thấy ông bà của mình và tìm hiểu sự đa dạng ở người già.

- Khuyến khích càng nhiều giác quan càng tốt. Mặc quần áo màu sáng, ca hát, đọc sách, chia thức ăn (với điều kiện phải được nhân viên kiểm tra) giúp cư dân quan tâm đến môi trường của mình. Mặc dù, luôn nắm tay người già khi trò chuyện vì đây là biểu hiện của sự tiếp xúc thân mật.

Luôn nhớ những cuộc thăm nuôi của bạn là cách duy nhất để cư dân có được sự tiếp xúc xã hội với bạn bè và gia đình. Bằng cách áp dụng những lời khuyên này, bạn có thể tránh được khó khăn và làm cho các cuộc thăm nuôi thú vị hơn.

Cư dân nhà dưỡng lão được nhân viên đối xử ra sao cũng là điều quan trọng đối với thể chất. Quan trọng nhất, cư dân cần nhận thức rằng mình có một số mức độ kiểm soát cuộc sống của mình (Langer, 1985). Để chứng minh quan điểm này, Langer và Rodin (1976) tiến hành một thí nghiệm thật tài tình. Một nhóm cư dân nhà dưỡng lão yêu cầu nhân viên quan tâm và ra quyết định trong sinh hoạt hàng ngày. Trái lại, nhóm cư dân thứ hai như người đàn ông trong ảnh chụp được khuyến khích ra quyết định của chính mình về bữa ăn, hoạt động giải trí, v.v... Kết quả chứng minh rằng hơn 90% nhóm thứ hai chứng tỏ có sự cải thiện đáng kể về mức độ hoạt động và thể chất. Nhưng hơn 70% nhóm bị động trở nên yếu hơn, bất lực hơn, và họ có nhiều khả năng chết trong 18 tháng sau hơn (Rodin & Langer, 1977). Nghiên cứu tiếp theo sau chứng minh rằng đây là cảm giác tự thể hiện tiềm năng cá nhân vốn là điều quyết định trong quá trình này (Johnson và người khác, 1998).

Một ngụ ý trong những chứng cứ này là nhân viên chỉ nên giúp đỡ khi cần thiết, và nên tránh thông lệ lặp đi lặp lại (Langer, 1985). Những đặc điểm này có nhiều khả năng được tìm thấy trong các tổ chức phi lợi nhuận lớn hơn vốn có tỉ lệ điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng cao hơn (Pillemer & Moore, 1989).

Cũng quan trọng, những người tương tác với cư dân nhà dưỡng lão nên tránh lời nói kẻ cả, mang đặc điểm nói chậm hơn, ngữ điệu nhấn mạnh, âm sắc cao hơn, âm lượng lớn hơn, lặp đi lặp lại, câu hỏi kết thúc đóng và vốn từ, ngữ pháp đơn giản thái quá. Một hình thức liên quan đến lời nói làm mất giá trị, gọi là trẻ con hóa, bao gồm việc sử dụng tên của một người không đúng lúc, những từ thân mật, cách diễn đạt đơn giản thái quá, câu mệnh lệnh cộc lốc, giả định cho rằng cư dân không còn trí nhớ và phải khéo chiều. Một số nghiên cứu dẫn chứng bằng tư liệu rằng việc sử dụng lời nói kẻ cả và trẻ con hóa dẫn đến suy nghĩ tiêu cực ở cư dân, làm giảm lòng tự trọng ở những người xem lời nói như thế là tiêu cực (O’Connor & Rigby, 1996; Ryan, Hamilton, & See, 1994; Whitboume, Culgin, & Cassidy, 1995; Whitmer & Whitboume, 1997). Cũng như đối với những người ở độ tuổi bất kỳ, cư dân nhà dưỡng lão nên được đối xử bằng thái độ tôn trọng và chân giá trị.

NGƯỢC ĐÃI VÀ BỎ BÊ NGƯỜI GIÀ

Arietta, một bà lão 82 tuổi, sức khỏe tương đối kém, sống chung với người em gái 60 tuổi tên Sally được 2 năm. Gần đây, hàng xóm bắt đầu lo vì họ không thấy mặt Arietta trong vài tháng nay. Khi thấy mặt, trông bà có vẻ tiều tụy, rất ốm, và như thể cả tuần bà chưa tắm. Sau cùng, hàng xóm quyết định nên làm một điều gì đó, vì thế họ gọi điện đến văn phòng địa phương thuộc bộ phục vụ con người. Khi nghe chi tiết tình huống, một nhân viên điều tra tiến hành điều tra ngay lập tức. Nhân viên điều tra phát hiện rằng Arietta bị nuôi dưỡng rất kém, cả tuần không được tắm, có vẻ như mất định hướng. Dựa vào những chứng cứ này, cơ quan kết luận rằng Arietta là nạn nhân của sự bỏ bê. Tạm thời bà được đưa vào nhà dưỡng lão trong hạt.

Thật không may, một số người già giống như phụ nữ trong ảnh cần sự chăm sóc chất lượng của thành viên trong gia đình hoặc trong nhà dưỡng lão. Trong một số trường hợp, người già như Arietta bị đối xử thậm tệ. Trường hợp của Arietta tiêu biểu cho vấn nạn đáng buồn nhưng ngày càng nhiều này: sự ngược đãi và bỏ bê người già. Trong phần này, chúng ta tìm hiểu sự ngược đãi và bỏ bê người già là gì, diễn ra thường xuyên đến mức nào, nạn nhân và người ngược đãi là ai.

Định nghĩa sự ngược đãi và bỏ bê người già

Như sự ngược đãi trẻ con (xem Chương 7, trang 294 - 296) và ngược đãi bạn đời (xem Chương 10, trang 428 - 431), ngược đãi người già rất khó định nghĩa chính xác trong thực tế. Nói chung, các nhà nghiên cứu và những người tán thành chính sách công mô tả một số loại ngược đãi người già khác nhau (Trung tâm giải quyết vấn đề ngược đãi toàn quốc [NCEA], 1997): thể xác (như đánh đập hoặc không chăm sóc), tâm lý/cảm xúc (như cô lập xã hội và dùng lời lẽ xúc phạm), tình dục, khai thác vật chất hoặc tài chánh (như sử dụng ngân quỹ phi pháp hoặc không thích hợp), và bỏ rơi (ruồng bỏ người già của người có trách nhiệm giám hộ người già hoặc người đảm nhận trách nhiệm chăm sóc).

Ngoài sự ngược đãi ra, bỏ bê người già cũng là một vấn nạn ngày càng tăng (NCEA, 1997). Bỏ bê ngang có thể cố ý, chẳng hạn như từ chối không thực hiện các nghĩa vụ chăm sóc cơ bản với ý định gây tổn thương, hoặc vô tình, như không cung cấp chăm sóc y tế thích hợp vì người chăm sóc thiếu hiểu biết (Wolf, Godkin, &Pillemer, 1986):

Một phần của vấn đề trong việc nhất trí về một định nghĩa ngược đãi và bỏ bê người già chung là nhận thức khác nhau giữa các nhóm dân tộc. Chẳng hạn, phụ nữ lớn tuổi Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Hàn, và Mỹ gốc Âu sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau trong việc quyết định kịch bản mình đã đọc có tượng trưng cho sự ngược đãi hay không (Moon & Williams, 1993). Nhất là phụ nữ lớn tuổi Mỹ gốc Hàn ít có khả năng đánh giá một kịch bản cụ thể là ngược đãi và cho biết rằng nên tìm kiếm sự giúp đỡ hơn số phụ nữ trong hai nhóm dân tộc còn lại. Sự khác biệt tộc người như thế dẫn đến mâu thuẫn giữa các nhân viên phục vụ xã hội sử dụng một tập hợp định nghĩa này trong khi khách hàng sử dụng một tập hợp định nghĩa khác, trong việc quyết định ai sẽ nhận được dịch vụ bảo vệ (Williams & Griffin, 1996).



Sự thịnh hành

Dự đoán chính thức cho rằng 3 - 4% người già ở Mỹ là nạn nhân của sự ngược đãi hoặc bỏ bê. Tuy nhiên, cũng như đối với sự ngược đãi trẻ con và bạn đời, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng con số dự đoán này vẫn còn thấp nhưng chưa rõ con số thực tế (NCEA, 1997). Hình thức thường gặp nhất là bỏ bê (khoảng 60%), ngược đãi thể xác (16%), và khai thác tài chánh hoặc vật chất (12%). Vì thế, trường hợp bỏ bê của Arietta là một trong những loại thường gặp nhất.

Ngược đãi và bỏ bê không giới hạn ở người già sống trong cộng đồng. Trong một nghiên cứu gồm 577 điều dưỡng và trợ lý điều dưỡng được chọn ngẫu nhiên đang công tác trong các cơ sở chăm sóc trung cấp và chăm sóc kỹ năng, Pillemer và Moore (1989) hỏi thăm cư dân về các hành động họ tự làm cho mình hay có sự giám sát của nhân viên. Họ báo cáo 10% cư dân thừa nhận mình bị ngược đãi thể xác, 40% thừa nhận mình bị ngược đãi tâm lý ít nhất một lần trong năm rồi. Ngoài ra, 36% báo cáo đã nhìn thấy hành động ngược đãi thể xác, và 81% báo cáo đã quan sát thấy hành động ngược đãi tâm lý trong cùng thời gian.

Mô tả sơ lược nạn nhân và người ngược đãi

Tương đối ít có nghiên cứu tập trung vào đặc điểm nạn nhân của sự ngược đãi hoặc bỏ bê người già. Ngoài ra, có sự tranh cãi đáng kể về đặc điểm của nạn nhân bị ngược đãi và thủ phạm. Một quan điểm cho rằng nạn nhân thường quá lệ thuộc vào người khác, và ngược đãi là do căng thẳng quá mức kèm với việc cung cấp chăm sóc (Steinmetz, 1993). Một quan điểm khác cho rằng nạn nhân không lệ thuộc mà đúng ra chính thủ phạm lệ thuộc vào nạn nhân (Pillemer, 1993). Nghĩa là, ngược đãi được cho là do sự lệch chuẩn và lệ thuộc của người chăm sóc mà ra. Những quan điểm khác nhau này về ai bị ngược đãi và lý do tại sao được đề cập chi tiết hơn trong phần Tranh luận hiện nay.



TRANH LUẬN HIỆN NAY: NGƯỜI GIÀ NÀO BỊ NGƯỢC ĐÃI VÀ TẠI SAO?

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất về người già là người già nào bị nguy cơ ngược đãi và bỏ bê nhiều nhất. Phân loại vấn đề này là điều quan trọng để cung cấp dịch vụ thích hợp nhất dành cho nạn nhân và phát triển các chiến lược ngăn ngừa hiệu quả. Như đã nêu, có hai quan điểm cạnh tranh về người nào bị nguy cơ. Tâm điểm tranh luận là vấn đề trông rất đơn giản: nạn nhân bị ngược đãi có lệ thuộc vào thủ phạm hoặc thủ phạm có lệ thuộc vào nạn nhân bị ngược đãi hay không?

Hầu hết các nhà nghiên cứu và lập ra chính sách cho rằng nạn nhân bị ngược đãi là người lệ thuộc. Thật ra, hình ảnh điển hình là nạn nhân bị người chăm sóc ngược đãi, đến lượt người chăm sóc bị căng thẳng đáng kể do việc phải chăm sóc (Steinmetz, 1993). Những nạn nhân như thế thường hơn 80 tuổi, phái nữ, rất trung thành với người chăm sóc, thường xuyên có mâu thuẫn giữa các thế hệ với nhau, có một lịch sử bị ngược đãi trong quá khứ, bị cô lập xã hội và người ngược đãi đòi hỏi khắt khe hoặc khó chịu. Căng thẳng, thất vọng và gánh nặng mà người chăm sóc cảm nhận quá nhiều đến mức một số người không thể chăm sóc nổi, họ biến cảm xúc của mình thành hành vi ngược đãi. Chẳng hạn, có chứng cứ cho thấy khi bắt đầu những giảm sút nhận thức mới ở người được chăm sóc thì làm tăng khả năng có thể bị ngược đãi (Lachs và người khác, 1997). Theo quan điểm này, ngược đãi và bỏ bê người già có nhiều điểm chung với ngược đãi và bỏ bê trẻ con, cả hai đều là nạn nhân, rất lệ thuộc vào thủ phạm trong khâu chăm sóc cơ bản. Quan điểm này dễ hiểu, có lẽ là lý do giải thích tại sao hầu hết các chương trình ngăn ngừa đều dựa trên mô hình nạn nhân lệ thuộc.

Các nhà nghiên cứu khác không đồng ý. Đúng ra là nạn nhân lệ thuộc vào thủ phạm - người chăm sóc, họ xem thủ phạm lệ thuộc vào nạn nhân (Pillemer, 1993). Những thủ phạm này hoàn toàn không phải hành động vì thất vọng, họ được xem là người lệch chuẩn và bị rối loạn tâm thần. Trong tiếp cận này, thủ phạm lệ thuộc vào nạn nhân trong bốn lĩnh vực: nhà ở, hỗ trợ tài chánh, sửa chữa trong nhà và đi lại. Thủ phạm nói chung thường hung bạo hơn, bị bắt giam vì các tội khác và nhập viện vì rối loạn tâm thần (Pillemer, 1993).

Vậy quan điểm nào đúng? Dựa vào nghiên cứu cho đến nay, cả hai quan điểm đều được xác nhận. Điều này có ngụ ý sâu xa trong việc điều trị và ngăn ngừa. Nếu nạn nhân lệ thuộc, thì phải cần chương trình cung cấp dịch vụ cơ bản cho người chăm sóc để giảm bớt căng thẳng của họ. Nếu thủ phạm bị rối loạn tâm thần, lệch chuẩn, thì phải cần chương trình nhận dạng cá nhân có nguy cơ ngược đãi người già. Rõ ràng, phải cần nghiên cứu thêm để đưa ra hướng đi thích hợp cho những người định ra chính sách và giải quyết tranh cãi.

Người ta chú ý nhiều hơn đến việc nhận dạng các đặc điểm của người ngược đãi. Con ở tuổi trưởng thành nói chung có nhiều khả năng ngược đãi người già hơn những người khác (NCEA, 1997). Nói chung, những người ngược đãi hoặc bỏ bê người già thể hiện tỉ lệ lạm dụng các chất gây nghiện và bị rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn, là những người chăm sóc thiếu kinh nghiệm, gặp nhiều khó khăn kinh tế, ít được các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ trong việc chăm sóc, thường hay chỉ trích, không thông cảm với người khác, và có nhiều khả năng chính họ lúc nhỏ cũng bị ngược đãi (NCEA, 1997; Pillemer, 1993).

Một ngoại lệ quan trọng đối với những mẫu chung này là ngược đãi người mất trí. Nghiên cứu chứng minh rằng trong trường hợp này, bạn đời có nhiều khả năng đối xử hung bạo với người cần được chăm sóc, nhất là khi người chăm sóc bạn đời trước đây đã bị người được chăm sóc có hành động bạo lực hoặc hành vi gây hấn (Pillemer & Suitor, 1992), hoặc sự giảm sút nhận thức gia tăng (Lachs và người khác, 1997). Tuy nhiên, có một số lý do để hi vọng. Dữ liệu bổ sung cho thấy rằng những người chăm sóc bạn đời có suy nghĩ bạo hành báo cáo có nhiều khả năng họ sẽ đưa người được chăm sóc vào nhà dưỡng lão trong tương lai gần (Pillemer & Suitor, 1992). 

Những đặc điểm này phù hợp với mẫu bạo hành trong gia đình như lời giải thích cho sự ngược đãi nói chung (xem Chương 10). Một số tác giả lập luận rằng sự ngược đãi và bỏ bê người già có thể giống với trường hợp ngược đãi bạn đời khi thủ phạm là vợ hoặc chồng, và giống với ngược đãi trẻ khi thủ phạm là người chăm sóc trong gia đình (Steinmetz, 1993). Các tác giả khác (Pillemer, 1993) phủ nhận một sự tương đồng bất kỳ giữa ngược đãi người già và ngược đãi trẻ con, ngoại trừ trong những trường hợp rối loạn tâm thần có ở cả hai loại người ngược đãi. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để phân loại những kết hợp có thể này, ngược đãi và bỏ bê người già rõ ràng có chung nhiều khía cạnh với các loại bạo hành trong gia đình khác. Nhiều nghiên cứu hơn có thể dẫn đến một mô hình lý thuyết chung về ngược đãi bạn đời và giữa các thế hệ với nhau, giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh nào có nhiều khả năng phát sinh sự ngược đãi và bỏ bê.



VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH CÔNG VÀ NGƯỜI GIÀ

Chắc chắn thế kỷ 20 chứng kiến sự cải thiện ấn tượng trong sinh hoạt hàng ngày của người già ở các nước công nghiệp. Sự ra đời của "Tiểu bang phúc lợi người già" (Myles, 1983) do sự lập ra An sinh xã hội và Chăm sóc y tế, cùng nhiều phúc lợi khác, phần lớn thay đổi cảnh quan xã hội và chính trị của nước Mỹ. Phúc lợi kinh tế của đa số người già chưa hề tốt hơn hiện nay, chẳng hạn, trong thập niên 1950, khoảng 35% người già nằm dưới mức nghèo khổ của liên bang so với khoảng 11% vào giữa thập niên 1990 (Baugher & Lamison-White, 1996). Nhưng thời thế đã thay đổi. Nhiều như lớn nhỏ tuổi hơn và ở tuổi trung niên hoàn toàn hoài nghi về khả năng có thể tồn tại lâu dài của những chương trình chính phủ này, nhất là giá cả tăng đến mức khủng khiếp cùng với thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh nay đã lớn tuổi (Binstock, 1999). Bầu không khí chính trị cũng thay đổi, mặc dù mầm mống được gieo cách đây hơn hai thập kỷ.



Cảnh quan chính trị

Bắt đầu vào thập niên 1970, người già được mô tả như những người giơ đầu chịu báng trong các cuộc tranh luận chính trị về tài nguyên chính phủ. Một phần lý do là do sự phát triển khổng lồ về số lượng và tỉ lệ dollar liên bang được mở rộng cho các phúc lợi dành cho người già. Ngoài ra, người già được mô tả như những người tích cực trong hoạt động chính trị, dè dặt trong tài chánh và ích kỷ, những người như những người trong ảnh chụp củng cố quan điểm này (Fairlie, 1988; Gibbs, 1988; Smith, 1992). Tranh luận cải cách chăm sóc y tế của đầu thập niên 1990 tập trung sự chú ý vào chi phí chăm sóc người già gia tăng khủng khiếp dự đoán làm cho ngân sách liên bang sẽ đi đến phá sản nếu như không được kiểm soát (Binstock, 1999). Do đó, người già xuất hiện như một nguồn gây ra các khó khăn tài chánh của nước Mỹ.

Chính trong bối cảnh này Quốc hội Mỹ bắt đầu tiến hành thay đổi cơ bản trong phúc lợi dành cho người già trên cơ sở sự công bằng giữa các thế hệ. Lập luận cho rằng nước Mỹ phải đối xử với các thế hệ thật công bằng, không thể dành phúc lợi đáng kể cho một thế hệ bất kỳ (Binstock, 1994). Bắt đầu vào năm 1983, Quốc hội thực hiện nhiều thay đổi trong An sinh xã hội, Chăm sóc y tế, Luật về người già Mỹ, và các chương trình cùng chính sách khác. Một số thay đổi này cắt giảm phúc lợi dành cho người già giàu có, trong khi những thay đổi khác tạo ra phúc lợi nhắm vào người già nghèo (Binstock, 1999).

Áp lực phải cân đối ngân sách liên bang Mỹ dẫn đến kết quả vào năm 1995 trong Ủy ban lưỡng đảng về việc trao quyền và cải cách thuế, phát hành một báo cáo về hậu quả tài chánh của đợt bùng phát trẻ sơ sinh đối với An sinh xã hội và Chăm sóc y tế trong thế kỷ 21. Bức tranh thật ảm đạm - nếu không thực hiện một điều gì đó thì sức khỏe tài chánh của cả hai phúc lợi thật đáng ngờ. Luật ngân sách cân đối 1997 (Công luật số 105 - 33, 1997) bao gồm các biện pháp cắt giảm sự phát triển chi phí chăm sóc y tế khoảng 115 tỉ USD vào năm 2002 để tránh khủng hoảng trong phần Bảo hiểm bệnh viện của Chăm sóc y tế (do thuế lương FICA gánh, có lẽ cũng không đủ chi trả chi phí dự đoán).

Sự già đi của thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh tạo ra nhiều vấn đề vô cùng khó khăn và tốn kém (Văn phòng ngân sách quốc hội, 1997). Trong năm tài chánh 1996, liên bang chi cho An sinh xã hội, Chăm sóc y tế, và Hỗ trợ y tế cho người già là 630 tỉ USD, chiếm 8,4% tổng thu nhập quốc nội (GDP). Nếu mẫu chi này không thay đổi, thì đến năm 2030 (khi hầu hết số trẻ trong đợt bùng phát trẻ sơ sinh đến tuổi già) thì những chi phí dự đoán sẽ chiếm đến 16% GDP, gần gấp đôi con số hiện nay.

Rõ ràng, các vấn đề chính trị và xã hội liên quan đến phúc lợi của người già hoàn toàn phức tạp. Thập niên tới sẽ chứng kiến tình trạng khẩn cấp và hành động cần thiết trong việc đương đầu với các vấn đề này. Không hề có giải pháp dễ dàng, điều cần thiết là phải thảo luận mọi khía cạnh của vấn đề. Chúng ta hãy khảo sát ba vấn đề quan trọng thật chi tiết: hoạt động chính trị, An sinh xã hội và Chăm sóc y tế.



Hoạt động chính trị

Bằng hầu hết các biện pháp, người lớn trên 65 tuổi hoạt động chính trị nhiều nhất so với mọi độ tuổi khác. Họ viết thư gởi cho các đại biểu được chọn nhiều hơn, tham gia nhiều tổ chức vận động hành lang để ủng hộ lập trường của mình hơn, và am hiểu về các vấn đề địa phương và quốc gia nhiều hơn (Binstock & Day, 1996; Torres-Gil, 1992). Có lẽ quan trọng nhất, họ bỏ phiếu ở tỉ lệ cao hơn các nhóm độ tuổi khác, như bạn thấy trong biểu đồ trang 630 mô tả tỉ lệ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996 (Ủy ban bầu cử liên bang, 1998). Mặc dù những người trên tuổi 65 chiếm khoảng 16% số cử tri đăng ký, nhưng họ chiếm khoảng 20% số cử tri trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1996 - nghĩa là theo tỉ lệ, người già có tiếng nói trọng lượng hơn trong chiến thắng của Bill Clinton hơn bất kỳ các nhóm độ tuổi khác. Mẫu bỏ phiếu tương tự khác được tìm thấy trong các cuộc bầu cử quốc hội, tiểu bang và địa phương.

Những hoạt động này tạo ra một khu vực bầu cử rất hùng mạnh, rất tích cực, gia tăng ảnh hưởng trong việc ban hành pháp luật. Tổ chức cơ bản tượng trưng cho quyền lợi của người già là Hiệp hội người nghỉ hưu Mỹ (AARP), cũng là nhóm quyền lợi lớn nhất nước Mỹ. Năm 1999, tư cách thành viên trong AARP hơn 33 triệu người. Bất kỳ ai trên tuổi 50 đều đủ tư cách gia nhập không cần phải là người nghỉ hưu. Phần lớn là do ảnh hưởng chính trị của AARP nên An sinh xã hội và Chăm sóc y tế trở thành những vấn đề cực kỳ khó khăn đối với các chính trị gia khi phải đối mặt.

AARP không phải là tổ chức duy nhất trong việc huy động người già trong đấu trường chính trị (Binstock & Day, 1996). Các tổ chức như ủy ban bảo vệ An sinh xã hội và Chăm sóc y tế quốc gia (hơn 5,5 triệu thành viên) và Hội đồng công dân lớn tuổi quốc gia (hơn 500.000 thành viên) cũng giúp định hình chính sách công. Kết hợp lại, những tổ chức này và hơn 100 tổ chức quốc gia khác ở Mỹ đang hoạt động vì quyền lợi và quan tâm đến người già.



An sinh xã hội

An sinh xã hội bắt đầu vào năm 1935 theo sáng kiến của tổng thống Franklin Roosevelt để "định khuôn khổ về pháp luật đưa ra một số biện pháp bảo vệ công dân trung bình và gia đình của họ đối phó với sự mất việc và chống lại sự nghèo đói đi kèm với tuổi già". Vì thế, An sinh xã hội ban đầu nhằm mục đích cung cấp một sự bổ sung vào khoản tiền tiết kiệm và các biện pháp hỗ trợ tài chánh khác.

Qua nhiều năm, sự xét duyệt lại luật ban đầu đã làm thay đổi An sinh xã hội đến mức ngày nay đó là nguồn hỗ trợ tài chính quan trọng đối với hầu hết công dân Mỹ sau khi nghỉ hưu, cũng là nguồn duy nhất đối với nhiều người (Binstock, 1999). Tuy nhiên, từ thập niên 1970, số lượng công nhân ngày càng tăng được bao gồm trong các kế hoạch hưu trí do người tuyển dụng tài trợ như quỹ tương hỗ, cũng như các loại Tài khoản nghỉ hưu cá nhân (IRA) khác nhau (Schulz, 1996). Sự đưa vào các kế hoạch nghỉ hưu khác nhau này, nhất là tùy chọn tiền tiết kiệm, cho phép nhiều người nghỉ hưu trong tương lai sử dụng An sinh xã hội như nguồn tài chánh bổ sung theo như dự định ban đầu.

Thử thách chính mà An sinh xã hội phải đối mặt là thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh nay đã già và thế hệ tiếp theo sau thế hệ này nhỏ hơn nhiều. Vì An sinh xã hội do tiền thuế lương cung cấp nên lượng tiền mỗi công nhân phải đóng góp tùy vào tỉ lệ số người đóng thuế An sinh xã hội với số người thu được phúc lợi. Đến năm 2030, tỉ lệ này sẽ giảm một nửa, nghĩa là, vào lúc thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh phần lớn nghỉ hưu thì số người nhận được An sinh xã hội sẽ gấp hai lần số công nhân đóng góp cho quỹ này (Cục thống kê Mỹ, 1998). Quốc hội Mỹ trong thập niên 1990 đã hành động để duy trì chất dung môi An sinh xã hội trong vài thập kỷ tới, nhưng chưa biết hành động có thành công hay không.



Chăm sóc y tế

Hơn 37 triệu công dân Mỹ lệ thuộc vào Chăm sóc y tế về khoản bảo hiểm y tế của mình. Để đủ tư cách, phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau: phải hơn 65 tuổi, bị bất lực, hoặc đau thận mãn tính. Chăm sóc y tế bao gồm hai phần (Cục quản lý tài trợ chăm sóc y tế, 1998): Phần A, bao gồm các dịch vụ bệnh viện nội trú, cơ sở điều dưỡng, kỹ năng, dịch vụ y tế ở nhà và chăm sóc nhà tế bần, và Phần B, bao gồm chi phí dịch vụ bác sĩ, dịch vụ bệnh viện ngoại trú, thiết bị y khoa, và các dịch vụ y tế khác. Chi phí liên quan đến hầu hết chăm sóc dài hạn đều do Hỗ trợ y tế tài trợ, một chương trình chăm sóc y tế quan trọng khác do chính phủ Mỹ tài trợ cho những người nghèo. Chi phí móc tiền túi ra trả đi kèm với sự cùng chi trả và các khoản chi trả khác thường được các chính sách bảo hiểm bổ sung thanh toán đôi khi được gọi là chính sách "Medigap" (Wiener & Illston, 1996).

Như An sinh xã hội, Chăm sóc y tế do thuế lương đóng góp. Vì thế, vấn đề ngân quỹ mà Chăm sóc y tế đối mặt rất giống với vấn đề mà An sinh xã hội đối mặt, và thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh nay đã già. Ngoài ra, chi phí Chăm sóc y tế đã tăng đáng kể do chi phí nói chung trong chăm sóc y tế thường tăng nhanh hơn, vào giữa thập niên 1990, tỉ lệ gia tăng cao hơn tỉ lệ lạm pháp gấp hai lần (Cục quản lý tài trợ chăm sóc y tế, 1998).

Do những gia tăng nhanh chóng này và thế hệ bùng phát trẻ sơ sinh nay đã già, chính sách ngăn chặn chi phí là một quan tâm chính trong thập niên 1990. Quả thật, hai xu hướng chính sách quan trọng xuất hiện. Thứ nhất, ngày càng chú trọng đến chăm sóc có kiểm soát thông qua các tổ chức duy trì sức khỏe (HMO). Đến nay, HMO chỉ thành công một phần do sự lưỡng lự của nhiều người già khi tham gia và từ bỏ sự tự do lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ (Wiener & Illston, 1996).

Thứ hai, chăm sóc y tế tại nhà được một số cơ quan tiên phong thực hiện như một biện pháp giảm thiểu nhu cầu chăm sóc dài hạn, ở bệnh viện tốn kém hơn (Hudson, 1996). Bằng cách tạo điều kiện cho mọi người được chăm sóc tại nhà, các nhà làm chính sách và cung cấp dịch vụ hi vọng dành bệnh viện và nhà dưỡng lão cho những người cần đến nó nhất. Đến lúc này, vẫn còn quá sớm khi cho rằng chiến lược này đã thành công.


Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Tong-Hop


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   60   61   62   63   64   65   66   67   ...   72




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương