LỊch sử ngành giao thôNG, VẬn tải tỉnh hải dưƠng từ thời phong kiếN ĐẾn năM 2010 Khái quát về giao thông vận tải qua các thời



tải về 1.64 Mb.
trang12/19
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích1.64 Mb.
#12936
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19

2/ Thu cước phà, đò

Cụm phà Hải Dương kế hoạch thu 3.330 tr.đ thực hiện 2.500 tr.đ.; so với kế hoạch đạt 75%, so với năm 1998 bằng 85,3%

Ngành GTVT có truyền thống nhiều năm nộp ngân sách vượt mức kế hoach (Tôi nhấn mạnh- HT). Trong năm 1999, phần lớn các doanh nghiệp đều có cố gắng khắc phục khó khăn trong sản xất kinh doanh. Cty tư vấn XDGT, Cty vận tải ô tô hàng hóa tích cực khai thác việc làm, củng cố uy tín trong sản xuất nên đạt được sản lượng cao; Cty công trình giao thông, Cty ô tô vận tải hành khách phấn đấu đạt sản lượng xấp xỉ mức kế hoạch hướng dẫn, nên 4 doanh nghiệp đạt và vượt mức kế hoạch nộp ngân sách. Riêng xí nghiệp cơ khí thủy sản xuất sút kém, chỉ đạt 32% kế hoạch sản lượng, nộp ngân sách bằng 25% kế hoạch. Cảng Cống Câu nộp ngân sách bằng 54 % so với kế hoạch. Từ đó dẫn đến các doanh nghiệp trong ngành chỉ đạt 84,5%. Toàn ngành đạt 94,3% kế hoạch.

3/ Lao động, việc làm và đời sống CBNV

Cty tư vấn XDGT, Cảng Cống Câu, Đoạn đường sông là 3 đơn vị đủ việc làm, còn lại các đơn vị khác đều có lao động thiếu việc làm từng đợt hoặc quanh năm. Trong đó 2 đơn vị sự nghiệp kinh tế là Cụm phà và Đoạn đường bộ do chưa giải quyết hết những tồn tại của nhiều năm trước, nên số lao động dôi dư, thiếu việc làm nhiều (Tôi nhấn mạnh- HT). Những đơn vị đủ việc làm có mức lương từ 350.000 - 900.000 đ/tháng: Cty tư vấn XDGT 900.000đ, Cảng Cống Câu 571.000đ, Đoạn đường sông 350.000đ, Cty công trình giao thông 375.000đ. Riêng Đoạn đường bộ và Cụm phà có mức lương bình quân quá thấp: 200.000 - 220.000 đ/tháng do lao động dôi dư vẫn ở mức cao chưa khắc phục được.

4/ Công tác tổ chức, thanh tra

- Thực hiện chế độ bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, nâng bậc lương cho CBCNV đúng quy định đã đề bạt 2 Giám đốc, 2 Phó giám đốc đơn vị trực thuộc, cw4 4 cán bộ đi học đại học, 5 cán bộ đi học trung cấp , 6 cán bộ học quản lý Nhà nước và bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ 14 cán bộ, nâng bậc lương và xét đề nghị nâng bậc 67 người, tổ chức học tập và thi nâng bậc nghề cho 292 người, thẩm định giải quyết chế độ nghỉ thôi việc 18 người, xét đề nghị khen thưởng 1 huyện, 1 xã và 3 cá nhân; dề nghị Bộ GTVT xét tặng huy chương vì sự nghiệp GTVT cho 23 cán bộ CNVC của ngành.

- Tổ chức tập huấn Luật khiếu nại, tố cáo cho 751 người, tiếp 50 lượt công dân, tiếp nhận và giải quyết 39 đơn thư KNTC, thanh tra theo kế hoạch 4 cuộc, đọt xuất 2 cuộc thuộc 9 đơn vị. ua thanh tra xác định 1 doanh nghiệp khối XDCB có sai phạm, xử lý kỷ luật 3 cán bộ.

- Đề xuất phương án sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước trong ngành, UBND tỉnh đã có quyết định giao cho 3 doanh nghiệp Công ty ô tô vận tải hành khách, Cty ô tô vận tải hàng hóa và Xí nghiệp cơ khí thủy tiến hành các bước cổ phần hóa doanh nghiệp. Tuy vậy, tiến độ thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp của ngành GTVT vẫn chưa đạt tiến độ kịp với yêu cầu.

(Nguồn: "Báo cáo công tác GTVT năm 1999 triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2000" số 112/BC-GT. Hải Dương, Sở Giao thông vận tải, 2000.- 12 tr. Văn bản phát hành ngày 10 tháng 2 năm 2000).
BÁO CÁO CÔNG TÁC GTVT NĂM 2000

TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2001

Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2000

I- Xây dựng và phát triển giao thông:

1/Quốc lộ

- Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ GPMB QL18, QL 10 và các dự án thành phần của dự án "Nâng cao hiệu quả khai thác QL5" đạt tến độ đáp ứng nhu cầu giao thông.

- Phối hợp các cơ quan liên quan của Bộ GTVT tranh thủ khai thác những nguồn vốn trong các dự án nâng cao hiệu quả khai thác các quốc lộ có liên quan đến mạng lưới giao thông địa phương như: Đường cửa ô phía Tây Tp Hải Dương đã được đầu tư lớp thảm nhựa 3,1 km đoạn bến Hàn - Cầu Cất và các cầu vượt, nút giao cắt QL5 đang triển khai. Dự án nâng cao hiệu quả khai thác QL10 đang được dự kiến đầu tư cho đường 191 và 39B…v..v..

1/ Đường tỉnh

+ Công trình do tỉnh đầu tư:

Kế hoạch năm: Nâng cấp 14,3 km và 3 cầu trong đó có 1 cầu CBĐT, kinh phí 14.670 tr.đ.

Thực hiện: Đường 15,3 km hoàn thành 2 cầu và 1 cầu hoàn thành bước chuẩn bị xây dựng.

Kinh phí 26.502 tr.đ.; bằng 180% KH năm, so với 1999 bằng 140%. Chi tiết:


Tên công trình

KH đầu năm

KH bổ sung

Thực hiện

KL

(km)


KP (tr.đ)

KL

(km)


KP

(tr.đ)


KL

(km)


KP

(tr.đ)


Tổng số




14.670




1.921




26.502

1/ Cầu
















10.879

Cầu Đáy




2.500










4.403

Cầu Di Linh




2.500










5.976

Cầu Hương




500










500

2/ Đường

14,3




1,8




15,3




- Đường 191




1.500

Thay đổi giảm mục

- Đường 17D

2

700







2

1.174

- Đường 20A

3

1.800







3

2.346

- Đường 20B, 3 đầu cầu

0,4

200







0,4

180

- Đường 188

2

1.200







2

1.421

- Đường 190A

2

1.000







1,7

1.252

- Đường 194

2

1.000







1,5

1.285

- Đường 39D

2

1.000







2

1.868

-Đường 17A

0,9

500







0,9

1.697

- Đường 191 thoát nước dọc



















- Đường 189,20A,194 vuốt đầu cầu







0,6

300

320




- Đường 39D







1




1

678

- Sửa chữa bến phà Mây










200




549

- Đường 188 TT Kim Thành







0,2

221

0,2

231

- Đường 39B thoát nước dọc










200




1.332

3/ Chuẩn bị đầu tư




270










1.000

+ Công trình do các UBND huyện, thành phố làm chủ đầu tư.

Tổng số 22,4 km


Tên công trình

Kế hoạch

(km)


Thực hiện (km)

Kinh phí (tr.đ)

Ghi chú

Đường 210 Ninh Giang

2,5

2,5

1.620

chuyển từ cuối 1999, chưa quyết toán

Đường 20C Ninh Giang

1,1




1.400

xong phần nền 800 triệu

Đường nội thị Ninh Giang

2 hạng mục




2.150

đều còn dở dang

Đường Phùng Khắc KMôn

4

2 km

3.200

thưc hiện 50%

Đường 5B Cẩm Giàng

2,2




1.500

Thực hiện 800 tr.

Đường 191C Gia Lộc

1,75

1,75

275

Thực hiện 100%

Đường TT Tứ Kỳ

0,5

0,5

1.000

Thực hiện 1.100 tr.

Đường TT Thanh Miện

1,4

1,4

1.344

Thực hiện 2.104 tr.

Đường Tp Hải Dương

8

8

7.374

Thực hiện 6.891 tr.

Cầu Khơ me Chí Linh







500

chuyển tiếp 1999, đã hoàn thành

Năm 2000, thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB đạt nhiều kết quả:

- Nhiều công trình thực hiện bước CBĐT, CBXD từ năm trước nên triển khai đấu thầu xây lắp sớm như: Đường 17D, Đường 20A, Đường 17A, Đường 39D, Đường thị trấn Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Tp Hải Dương. Một số công trình bổ sung kế hoạch vẫn phấn đấu hoàn thành như Đường 39D, thoát nước Đường 191, 39B và vuốt nối 6 đầu cầu nhỏ.

- Mặc dù mất nhiều thời gian chờ đợi quy chế mới về quản lý đầu tư XDCB của địa phương, một số công trình phải triển khai muộn, nhưng quy trình quản lý đầu tư thực hiện nghiêm túc, quản lý kỹ thuật thi công được quan tâm thường xuyên nên chất lượng xây dựng cơ bản tốt.

+ Giao thông nông thôn

Tổng mức đầu tư 64.531 tr.đ bằng 99% so với 1999

Trong đó: Trung ương hỗ trợ 458 tr.; tỉnh hỗ trợ 2.533 tr., cấp huyện hỗ trợ 1.089 tr.đ.

- Tổng số ngân sách nhà nước hỗ trợ: 4.080 tr. bằng 6,3 tổng mức đầu tư, bằng 71% năm 1999.

- Huy động 2.350.466 ngày công.

- Xây dựng, nâng cấp, củng cố, sửa chữa 1.026 km đường, 1.054 cầu cống. Trong đó:

- Mặt đường nhựa 7,7 km, so với 1999 bằng 148%

- Mặt đường BTXM 230,3 km so với 1999 bằng 250%

- Mặt đường gạch nghiêng 295 km, so với 1999 bằng 126%

- Mặt đường đá + cấp phối 529 km so với 1999 bằng 101%

- Mặt đường gạch vỡ + xỉ lò 76,5 km so với 1999 bằng 49%

- Mở nền đường mới 5km.

Bình quân mỗi xã xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 3,8 km đường, các huyện Gia Lộc, Chí Linh, Bình Giang đầu tư trên 10 tỷ đồng. Loại mặt đường nhựa, bê tông, lát gạch nghiêng mạch vữa vẫn còn ở mức thấp. Phong trào GTNT phát triển không đều, một số huyện huy động đầu tư thấp, như Thanh Miện , Thanh Hà, Ninh Giang, Nam Sách…

II- Quản lý giao thông

1/ Quản lý, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng công trình giao thông

+ Nguồn sự nghiệp giao thông (SNGT) do Sở quản lý

- SNGT địa phương: Quản lý 258 km đường bộ và 119 km đường sông.

Kế hoạch: 6.255 tr.đ, bằng 112% năm 1999.

Trong đó:

- Quản lý sửa chữa đường bộ: 4.238 tr.

- Quản lý, s/c đường sông 699 tr.

- Hỗ trợ cụm phà: 535 tr.

- Hỗ trợ phát triển GTNT: 200 tr.

- Xây dựng bến xe: 170 tr.

- Quy hoạch, chuẩn bị dự án, quản lý dự án và trang thiết bị phục vụ: 413 tr.

- SNGT trung ương: Quản lý 13 km đường 37. Kế hoạch: 836 tr.đ. đã thực hiện hết kế hoạch.

+ Nguồn vốn SNGT do cấp huyện quản lý:

- Quản lý 415 km đường huyện và đường đô thị.

- Đầu tư 4.060 tr.đ., bình quân 9,8 tr.đ/km đường. So với 1999 bằng 101,5%.

Lực lượng làm nhiệm vụ quản lý, sửa chữa, đảm bảo giao thông, duy tu bảo dưỡng công trình giao thông hoàn thành kế hoạch được giao, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn, việc thanh quyết toán các công trình hoàn thành đúng thời gian quy định.

2/ Quản lý phà đò vượt sông:

Bảo đảm thông suốt, an toàn, duy trì việc khoán thu, chi đến từng bến.Việc UBND tỉnh ủy thác bến phà Gùa cho huyện Thanh Hà quản lý giảm được đáng kể kế hoạch chi, nhà nước không phải bù lỗ.

Thực hiện kế hoạch thu:

- Cụm phà: Kế hoạch 1.532 tr.đ.

Thực hiện 1.068,8 bằng 69,7% KH

- Bến phà Gùa: Kế hoạch 350 tr.

Thực hiện 313,3 tr. bằng 89,5% KH

+ Trong đó: 3,5 tháng thuộc về cụm phà

Kế hoạch 102 tr.

Thực hiện 70,3 tr. bằng 70% KH

8,5 tháng thuộc về UBND huyện

Kế hoạch 248 tr.

Thực hiện 243 tr. bằng 98% KH.

3/ Quản lý trật tự an toàn giao thông (ATGT)

- Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phong trào quản lý trật tự giao thông.

- Xử lý các vi phạm về ATGT.

III- Quản lý vận tải

- Duy trì thực hiện NĐ 40/ CP, tăng cường quản lý an toàn kỹ thuật, kiểm tra và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện vận tải thủy.

- Tổ chức lớp đào tạo 20 thuyền trưởng và máy trưởng tàu sông hạng 3 và 4.

- Hướng dẫn các đơn vị thi công công trình đăng ký làm thủ tục an toàn kỹ thuật.

- Triển khai quyết định số 890 của Bộ GTVT về tiêu chuẩn xe đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách đường bộ liên tỉnh.

-Hoàn thiện cơ giới hóa thiết bị đăng kiểm phương tiện vận tải đường bộ, nối mạng với TW.

- Xây dựng thêm bến xe kháh Hải Tân tại Tp Hải Dương, củng cố bến xe khách Chí Linh, Ninh Giang.

IV- Thực hiện chế độ chính sách:

1/ Thực hiện kế hoạch nộp ngân sách



STT

Đơn vị

KH năm (tr.đ)

Thực hiện (tr.đ)

Tỷ lệ %

A

Các đơn vị sản xuất kinh doanh






















































































QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

ĐOẠN ĐƯỜNG SÔNG HẢI DƯƠNG (1967 - 2010)

  • GIAI ĐOẠN 1967 - 1975

Đoạn Quản lý đường sông (ĐQLĐS) Hải Hưng ( tiền thân của ĐQLĐS Hải Dương ngày nay) được thành lập theo quyết định số 1440/QĐ-TC ngày 18/7/1967 của Cục Đường sông Việt Nam; làm nhiệm vụ quản lý, đảm bảo giao thông đường sông trên các tuyến sông chính khai thác vận tải trong tỉnh.

Nhiệm vụ

- Đoạn Quản lý đường sông (ĐQLĐS) Hải Hưng được giao nhiệm vụ quản lý 8 tuyến sông với tổng chiều dài 215,7 Km gồm:

+ Sông Thái Bình

+ Sông Kinh Thầy

+ Sông Kinh Môn

+ Sông Lai Vu (Còn gọi là sông Rạng)

+ Sông Mạo Khê

+ Sông Cầu Xe

+ Sông Cầu Cầm

+ Sông Cửu Yên (Một phần phía hạ lưu)

Các sông trên có mật độ phương tiện vận chuyển rất lớn. Trên sông có nhiều cầu cống, bến cảng, công trình vượt sông như:

+ Cầu Phú Lương

+ Cầu Lai Vu

+ Cầu Cầm

+ Cầu Xe

+ Bến phà Hàn

+ Bến phà Mây

+ Bến phà Hiệp Thượng

+ Bến phà Phú Thái

+ Bến phà Tuần Mây

+ Bến phà Bến Triều

+ Bến phà Linh Xá

+ Bến phà Phả Lại

+ Cảng Cống Câu

+ Cảng Tiên Kiều

Và rất nhiều bến bãi khác.

Trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, nhiều cầu tạm, cầu phao được thiết lập qua sông Thái Bình, Lai Vu; hàng chục cầu phao, hàng trăm bến đò dọc, ngang làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, ngư\ời và phương tiện vượt sông.

Bộ máy tổ chức

- Khối văn phòng

+ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Vật tư.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính.

+ Phòng Kế toán - Tài vụ.

- Khối các Trạm QLĐS (10 trạm)

+ Trạm QLĐS Mạc Cầu.

+ Trạm QLĐS Linh Xá

+ Trạm QLĐS Tuần Mây

+ Trạm QLĐS Lai Vu

+ Trạm QLĐS Phú Thái

+ Trạm QLĐS Bến Triều

+ Trạm QLĐS Mạo Khê

+ Trạm QLĐS Cầu Xe

+ Trạm QLĐS Tiền Tiến

+ Trạm QLĐS Cầu Ràm

- Khối phụ trợ sản xuất

+ Đội Công trình

+ Đội Khảo sát

+ Tổ Cơ khí, sửa chữa

+ Tổ Ca nô

+ Tổ thông tin liên lạc Vô tuyến điện

+ Tổ quản lý kho thuốc nổ (đặt tại xã Tân Dân, Chí Linh)

- Tổ chức Đảng, Đoàn thể

+ 01 Đảng bộ; 6 chi bộ trực thuộc (thuộc Đảng ủy ngành GTVT Hải Hưng)

+ Đoàn thể Công đoàn và Đoàn Thanh niên

Tổng số 137 CBCNV do ông Nguyễn Văn Đễ làm Đoạn trưởng; trụ sở của Đoạn tại khu 9, phường Ngọc Châu, Tp. Hải Dương.

Phương tiện phục vụ công tác, làm việc gồm:

- 01 xe con Rumani

- 01 xe tải Giải Phóng 3.5 T

- 02 sà lan tự hành 23 CV (30T/chiếc)

- 01 đầu máy Rumani 150 CV

- 01 xuồng máy cao tốc 23 CV (Liên Xô)



Về tổ chức đặt dưới sự lãnh đạo của UBND tỉnh, trực tiếp là Sở GTVT Hải Hưng. Kinh phí do vốn Trung ương cấp 100%

Do đặc thù về mặt tổ chức, công tác; UBHC tỉnh Hải Hưng đã có Quyết định số 27- GT/VT ngày 10/12/1968 thành lập các Trạm QLĐS để quản lý và khai thác vận tải hệ thống sông thủy nông Bắc - Hưng - Hải trên 2 tuyến sông chính là sông Sặt, sông Cửu An từ ngày 01/01/1969 gồm 3 trạm:

+ Trạm QLĐS Lực Điền

+ Trạm QLĐS Bến Cậy

+ Trạm QLĐS Tràng Thưa.

Cũng từ tháng 01/1969 Đoạn đường sông Hải Hưng hình thành 2 khối.



Khối Trung ương:

- Quản lý hệ thống sông cấp I,II (sông Thái Bình, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Mạo Khê, sông Lai Vu, sông Cầu Xe, sông Cầu Cầm)

- Đặc điểm của các tuyến sông này là mặt cắt lớn, luồng chạy tàu rộng, độ sâu - độ tĩnh không của các cầu cống, các công trình vượt sông cao, chịu tác động của thủy triều, càng về phía hạ lưu càng lớn. Diễn biến luồng lạch phức tạp, chịu bồi, lở. Mật độ phương tiện thông qua tuyến có công suất, trọng tải cao. Khai thác vận tải 24/24 nên được duy trì nghiêm ngặt bằng hệ thống báo tín hiệu ban đêm đốt bằng dầu hỏa.

- Có 9 trạm QLĐS là:

+ Trạm QLĐS Mạc Cầu

+ Trạm QLĐS Linh Xá

+ Trạm QLĐS Tuần Mây

+ Trạm QLĐS Lai Vu

+ Trạm QLĐS Phú Thái

+ Trạm QLĐS Bến Triều

+ Trạm QLĐS Mạo Khê

+ Trạm QLĐS Cầu Xe

+ Trạm QLĐS Tiền Tiến

Hoạt động bằng 100% vốn TW (Ty QLĐS - Cục QLĐS cấp, thanh quyết toán)



Khối địa phương (174 Km):

- Quản lý hệ thống sông cấp III, IV (sông Sặt, sông Ghẽ, sông Cửu An, sông Đình Đào, sông Chanh, sông Tứ Kỳ) thuộc hệ thống giao thông đường nội tỉnh, chỉ khai thác ban ngày, không bố trí đèn báo hiệu ban đêm.

- Đặc điểm của hệ thống là mặt cắt nhỏ (dưới 200m), luồng chạy tàu hẹp, độ sâu và độ tĩnh không của các công trình vượt sông thấp, vừa là hệ thống sông tự nhiên, vừa là hệ thống sông đào trong hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải nên mực nước chịu sự điều tiết của tự nhiên và nhân tạo. Mật độ, công suất, trọng tải, phương tiện tham gia giao thông nhỏ.

- Có nhiều hệ thống cầu cống, âu đập trên sông như Cầu Lực Điền, Cầu Sặt, Cầu Cất, Cầu Tràng, Cầu Tràng Thưa, Cầu Bía, Cầu Ràm, Cầu Ghẽ, Cầu Cẩm Gang, cống Chanh…Các đập như Kênh Cầu, Bá Thủy, Âu Neo, Âu An Thổ, Âu Ngọc Uyên, nhiều cầu phao như Cậy, Nuồi, Vạn…và hàng trăm bến đò ngang, dọc; cano chở khách tuyến Hải Dương - Lực Điền.

- Có 4 trạm QLĐS:

+ Trạm QLĐS Lực Điền

+ Trạm QLĐS Bến Cậy

+ Trạm QLĐS Lê Hồng (trạm Tràng Thưa ngày nay)

+ Trạm QLĐS Cầu Ràm.

- Phương tiện được trang bị 01 thuyền Xi măng lưới thép trọng tải 30 T lắp máy Nhật 16 CV; số lao động được tỉnh giao là 24 người (6 ng/trạm) + 3 cán bộ quản lý = 27 người.

- Kinh phí hoạt động, thanh quyết toán thuộc Ty GTVT Hải Hưng, chủ yếu là tiền lương.

Như vậy tổng số CBCNV hai khối TƯ và ĐP là 164 người. Trong đó: Đại học 0; Trung cấp 08. Số còn lại chủ yếu là công nhân kỹ thuật, trình độ văn hóa từ lớp 1 đến lớp 7 (hệ 10 năm).

Ông Nguyễn Văn Đễ làm Đoạn trưởng

- Trụ sở làm việc của đoạn và các Trạm ban đầu chủ yếu là các nhà tạm, mỗi trạm được trang bị 01 thuyền công tác thô sơ (vỏ sắt hoặc gỗ) trọng tải 5 T, có buồm để dùng khi thuận gió, còn chủ yếu là kéo dây. Duy nhất Trạm QLĐS Mạc Cầu được trang bị 01 xuồng máy 8,5 CV do quản lý sông Thái Bình.

- Hệ thống báo hiệu đại đa số làm tạm bằng tre, nứa, phên cót đảm bảo tốt "màu sắc ban ngày - ánh sáng ban đêm". Việc thắp sáng ban đêm bằng đèn dầu hỏa do công nhân dùng thuyền nan chiều tối đi thắp sáng, bảo đảm giao thông thông suốt.

- Từ năm 1971 trở đi, lần lượt các Trạm được xây dựng nhà cấp IV, trụ sở của Đoạn cũng được xây dựng mới, có nhà ở cho CBNV, hội trường, trang thiết bị làm việc…đủ sức phục vụ các hội nghị tập trung cả trăm người.

- Năm 1971 xảy ra trận lũ lịch sử, các CBNV của Đoạn cùng các phương tiện cứu hộ đã tham gia hỗ trợ cứu người, tài sản của nhân dân tới nơi an toàn; làm hoa tiêu dẫn đường cho tàu khách từ cống Chanh về Cầu Cất, chống va trôi phương tiện tại các khu vực Bến Bình, ngã ba Kèo trên (sông Kinh Thầy), cầu Phú Lương (sông Thái Bình)…

- Năm 1972 khi cuộc chiến tranh của giặc Mỹ leo thang trở lại, hệ thống cầu cống vượt sông bị đánh phá dữ dội; các bến cảng, cửa sông bị phong tỏa bằng bom mìn trọng điểm là hệ thống sông Thái Bình, Lai Vu có hàng trăm bom nổ chậm do Mỹ thả xuống âm mưu làm tê liệt mạng lưới GTVT của ta.

- Trụ sở Đoạn phải sơ tán về xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ), đã nhanh chóng triển khai thành lập lực lượng quan sát, rà phá bom mìn gồm 4 đài quan sát tại các khu vực trọng điểm:

+ Khu vực bến Hàn (đặt tại địa phận xã Thượng Đạt - Nam Sách) do Bà Nguyễn Thị Đấm phụ trách.

+ Khu vực bến phà Gùa (đặt tại địa phận xã Hợp Đức - Thanh Hà) do Ông Nguyễn Văn Thoái phụ trách.

+ Khu vực Ngã ba Lấu Khê (đặt tại địa phận xã Hiệp Cát - Nam Sách) do Bà Đoàn Thị Nghĩa phụ trách.

+ Khu vực Ngã ba Kèo (đặt tại địa phận xã Thăng Long - Kinh Môn) do Ông Bùi Hữu Tú phụ trách.

Mỗi tổ quan sát được bố trí 6 người, có lán trại ăn nghỉ tại chỗ, được trang bị vũ khí (súng trường K44); ống nhòm quan sát theo dõi số lượng bom mìn đã nổ, chưa nổ, vị trí từng quả ghi chép tổng hợp ngay sau vụ oanh tạc của máy bay Mỹ. Trên cơ sở đó, Đoạn thông báo cấm luồng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại đồng thời lên phương án rà phá thông tuyến. Thời điểm này, lao động của Đoạn đã lên đến 178 người.

- Vì thành tích đó, năm 1972 Đoạn đã được Cục Đường sông tặng cờ "Tổ dũng sỹ quan sát bom khá nhất"; Quân khu ủy Bộ tư lệnh Quân khu Tả ngạn tặng cờ "Đơn vị lập chiến công phá gỡ bom mìn giặc Mỹ"; Chủ tịch nước VNDCCH Tôn Đức Thắng tặng Huân chương chiến công hạng nhìlẵng hoa chúc mừng.



tải về 1.64 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương