KHÁI quát về nhãn hiệu hàng hóa lược sử nhãn hiệu hàng hóa?


XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP



tải về 0.51 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.51 Mb.
#31252
1   2   3   4   5   6

XỬ LÝ XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP



Điều 49.- Điều kiện thưc hiện quyền sở hữu công nghiệp:

Khi thực hiện quyền của mình, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, người được quyền giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp không được vi phạm các quy định của pháp luật, không thực hiện các hành vi đã bị pháp luật cấm, không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng và không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Nếu việc thực hiện quyền sở hữu công nghiệp dẫn đến các vi phạm, xâm phạm nói trên thì chủ sở hữu công nghiệp không được thực hiện quyền đó.



Điều 50.- Quyền của người sử dụng trước sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp:

1/ Nếu trước ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp mà có cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đã tiến hành việc sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp một cách độc lập với chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thì khi được cấp Văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không được thực hiện quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác đã sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nói trên nếu cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó không mởi rộng thêm phạm vi, khối lượng sử dụng so với trước ngày công bố đơn và không được chuyển giao quyền sử dụng đó cho người khác.


2/ Nếu sau ngày công bố đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nêu ở khoản 1 Điều này mà cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác mởi rộng phạm vi, khối lượng sử dụng trước ngày đó thì phần mở rộng không được coi là thuộc quyền sử dụng trước.

Điều 51.- Chuyển giao quyền sử dngj theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền (“li-xăng không tự nguyện”):

1/ Li-xăng không tự nguyện được hiểu là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp hoặc người đã được chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp chuyển giao tờn bộ quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp bắt buộc phải cho phép cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của mình theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều này.

2/ Việc cấp li-xăng không tự nguyện chỉ được thực hiện với các điều kiện quy định tại Điều 802 Bộ Luật Dân sự.

3/ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét đề nghị được sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và ra Quyết định buộc chủ sở hữu công nghiệp cấp li-xăng không tự nguyện.

4/ Hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện phải đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

5/ Trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp li-xăng không tự nguyện, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phải thông báo cho chủ sở hữu công nghiệp hoặc người được chuyển giao toàn quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp về đề nghị nói trên và yêu cầu người được thông báo có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày thông báo.

Nếu xét thấy cần thiết, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường yêu cầu các bên liên quan thương lượng lại nhằm khắc phục các bất đồng để ký hợp đồng li-xăng không tự nguyện.

Nếu không đạt được thoả thuận về li-xăng tự nguyện và nếu các ý kiến không chấp nhận cấp li-xăng tự nguyện của Bên chiếm giữ quyền là không hợp lý, trong thời hạn 3 tháng tính từ ngày nhận hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện. Trong trường hợp ngược lại thì Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra thông báo từ chối chấp nhận yêu cầu cấp li-xăng không tự nguyện của người nộp hồ sơ.

6/ Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện được công bố trong Công báo sở hữu công nghiệp trogn vòng 1 tháng tính từ ngày ký.

7/ Trong thời hạn 1 tháng tính từ ngày Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định bắt buộc cấp li-xăng không tự nguyện, Bên chiếm giữ quyền cấp li-xăng không tự nguyện cho người đề nghị với các điều kiện ấn định trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

8/ Người được cấp li-xăng không tự nguyện có nghĩa vụ trả tiền cho người cấp li-xăng đó với mức và thời hạn thanh toán được ghi trong Quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và trong nội dung li-xăng.

Người được cấp li-xăng không tự nguyện không được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp cho người khác.



Điều 52.- Giới hạn quyền yêu cầu xử lý, quyền khởi kiện:

Các hành vi quy định tại Điều 802 Bộ luật Dân sự được thực hiện đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp không thuộc phạm vi độc quyền của chủ sở hữu công nghiệp, chủ sở hữu công nghiệp không được thực hiện quyền yêu cầu xử lý, khởi kiện đối với người thứ ba đã thực hiện các hành vi nói trên.



Điều 53.- Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp:

1/ Việc một người không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp thực hiện một trong các hành vi sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời hạn bảo hộ quy định tại Điều 805 Bộ luật Dân sự và đã được cụ thể hóa tại Điều 34 Nghị định này ma không được phép của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, đồng thời người thực hiện hành vi đó không phải là người có quyền sử dụng trước quy định tại Điều 50 Nghị định này và các hành vi sử dụng nói trên không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 51 và Điều 52 Nghị định này thì bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

2/ Việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp không được thực hiện nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả và việc không bảo đảm các quyền tinh thần của tác giar theo quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều 48 Nghị định này bị coi là xâm phạm quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp.

3/ Các trường hợp sau đây không bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp:



  1. Sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa không nhằm mục đích kinh doanh;

  2. Lưu thông và sử dụng sản phẩm có gắn nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa do chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, do người được quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa đã đưa ra thị trường;

  3. Sử dụng sản phẩm có gắn nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa trên phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trên lãnh thổ Việt Nam mà việc sử dụng nói trên chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của phương tiện đó.

Điều 54.- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp:

1/ Quyền sở hữu công nghiệp, quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được Nhà nước bảo hộ. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý thưo quy định của pháp luật.

2/ Việc thực hiện quyền khởi kiện về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền của tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp được tiến hành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Tùy theo mức độ và hậu quả, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và hành vi xâm phạm quyền tác giả sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm theo quy đinh của pháp luật.



CHƯƠNG 6

ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 55.- Khái niệm:

Các khái niệm sử dụng trong Chương này được hiểu như sau:

“Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp” là doanh nghiệp đã đâng ký hoạt động theo pháp luật, được Cục sở hữu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

“Người đại diện sở hữu công nghiệp” là thành viên chuyên nghiệp của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, được Cục sở hữu công nghiệp cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp.

“ Đại diện về sở hữu công nghiệp” dùng để chỉ chung tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc/và Người đại diện sở hữu công nghiệp.

“Giấy phép đại diện” dùng để chỉ chung Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp hoặc/và Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu công nghiệp cấp.



Điều 56.- Chức năng, nhiệm vụ của đại diện về sở hữu công nghiệp:

1/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ sau đây:



  • Đại diện cho người khác trước Cục sở hữu công nghiệp và trước các cơ quan Nhà nước thẩm quyền trong việc tiến hành các thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

  • Tư vấn về các vấn đề liên quan đến các thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;

  • Các dịch vụ khác liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

2/ Người đại diện sở hữu công nghiệp trực tiếp thực hiện hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mà mình là thành viên.

Điều 57.- Quyền hạn và trách nhiệm của Đại diện về sở hữu công nghiệp:

1/ Đại diện về sở hữu công nghiệp không phải và không được nhân danh là đại diện của Cục sở hữu công nghiệp và của cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp, không được thực hiện các quyền hạn của các cơ quan đó.

2/ Trong hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có quyền và trách nhiệm dân sự phù hợp với pháp luật dân sự.

3/ Chỉ những người được cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp mới được hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp.

Người đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được hoạt động cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp mà mình là thành viên.

Bất kỳ dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp nào cũng được thực hiện dưới danh nghĩa của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp. Tổ chức và Người đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện dịch vụ phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến việc đại diện đó.

4/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được hành động trong phạm vi được ủy quyền, và chỉ được tái ủy quyền cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người được ủy quyền.

5/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không được thực hiện các hành động sau:



  • Đồng thời đại diện cho các bên tranh chấp như nhau;

  • Rút đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ, tuyên bố từ bỏ sự bảo hộ, rút đơn khiếu nại về việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp nếu trong Giấy ủy quyền không ghi rõ điều đó;

  • Tiết lộ các thông tin liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia khi tiến hành hoạt động đại diện.

6/ Khi thực hiện việc giao dịch, giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Người đại diện sở hữu công nghiệp phải xuất trình Thẻ người đại diện sở hữu công nghiệp có hiệu lực.

Trước khi giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và Người đại diện sở hữu công nghiệp phải thông báo rõ các khoản và các mức lệ phí quốc gia liên quan đến thủ tục xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng như các khoản và các mức phí dịch vụ của Tổ chức theo Bảng lệ phí đã đăng ký tại Cục sở hữu công nghiệp.

Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không được lừa dối hoặc ép buộc khách hàng trong việc giao kết hợp đồng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.

7/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và Người đại diện sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ:

- Giữ bí mật thông tin, tài liệu được trao liên quan đến vụ việc mà mình đại diện;

- Thông tin trung thực và đầy đủ mọi thông báo, yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp; trao kịp thời Văn bằng bảo hộ và các quyết định khác cho bên được đại diện;

- Bảo vệ quyền lợi của bên được đại diện bằng cách đáp ứng kịp thời các yêu cầu của Cục sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp đối với bên được đại diện;

- Thông báo cho Cục sở hữu công nghiệp hoặc cơ quan quản ký về sở hữu công nghiệp mọi thay đổi về tên, địa chỉ và các thông tin khác của bên được đại diện, nếu cần thiết.

8/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp chỉ được từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp nếu có thể chuyển giao một cách hợp pháp mọi công việc đại diện chưa hoàn tất cho Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

Điều 58.- Điều kiện cấp Giấy phép đại diện:

1/ Điều kiện cấp thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp:

- Chỉ các cá nhân đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây mới có thể được cấp Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp:

- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có bằng tốt nghiệp đại học, chuyên ngành pháp lý hoặc kỹ thuật;

- Có chứng chỉ tốt nghiệp khóa đào tạo chính quy về sở hữu công nghiệp; hoặc đã trực tiếp làm công tác chuyên môn vê pháp lý sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên; hoặc đã trực tiếp làm công tác xét nghiệm các loại đơn sở hữu công nghiệp tại các cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về sở hữu công nghiệp liên tục từ 5 năm trở lên;

- Có chứng chỉ đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về luật sở hữu công nghiệp hiện hành của Việt Nam do Cục sở hữu công nghiệp cấp và đang trong thời hạn có giá trị;

- Là thành viên chuyên nghiệp của Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp;

- Không phải là người đang làm việc cho các Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp khác.

2/ Điều kiện cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

- Chỉ các tổ chức đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây mới có thể được cấp Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp:

- Là pháp nhân Việt Nam;

- Là Tổ chức không có vốn đầu tư nước ngoài;

- Có năng lực hoạt động dịc vụ đại diện sở hữu công nghiệp; trong các lĩnh vực khác (nếu có) phải bao gồm dịch vụ đại diện về pháp luật hoặc dịch vụ khoa học, công nghệ (được ghi nhận trong Điều lệ hoạt động và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);

- Có ít nhất 02 thành viên chuyên nghiệp là người đại diện sở hữu công nghiệp trong đó có 01 người là Thủ trưởng của Tổ chức, hoặc được Thủ trưởng của Tổ chức ủy quyền cho Tổ chức đó.



Điều 59.- Thủ tục cấp Giấy phép đại diện:

Thủ tục nộp đơn yêu cầu cấp Giấy phép đại diện, xem xét đơn yêu cầu Cấp Giấy phép đại diện, cấp Giấy phép đại diện do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định.



Điều 60.- Phí và lệ phí đại diện sở hữu công nghiệp:

1/ Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải liệt kê các khoản và các mức lệ phí và phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp thành Bảng kê lệ phí và phí.

Trong Bảng kê lệ phí và phí phải ghi rõ các khoản lệ phí quốc gia và các khoản phí dịch vụ. Không được đưa vào phí dịch vụ các khoản chi phí mà thực tế Tổ chức không phải tiến hành.

2/ Phí dịch vụ thực thu (không bao gồm lệ phí quốc gia) của khách hàng là khoản thu chịu thuế theo quy định.

Phí thực thu không được vượt quá mức quy định trong Bảng kê phí và lệ phí.

Việc thu lệ phí và phí dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp phải công khai, tuân thủ quy định về tài chính. Theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp có nghĩa vụ báo cáo về lệ phí và phí dịch vụ sở hữu công nghiệp.



Điều 61.- Thu hồi Giấy phép đại diện:

1/ Điều kiên thu hồi Giấy phép đại diện:



  1. Cục sở hữu công nghiệp thu hồi Giấy chứng nhận Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp trong những trường hợp sau:

- Tổ chức từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp hoặc Tổ chức chấm dứt tồn tại;

- Tổ chức không còn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nêu ở khoản 2 Điều 58 Nghị định này;

- Tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật, đặc biệt là các quy định trong Chương này.


  1. Cục sở hữu công nghiệp thu hồi Thẻ Người đại diện sở hữu công nghiệp và xóa tên khỏi danh sách Người đại diện sở hữu công nghiệp trong những trường hợp sau:

- Người được cấp Thẻ từ bỏ hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp;

- Người được cấp Thẻ có sai xót nghiêm trọng trong khi hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, làm thiệt hại đến quyền lợi chính đáng của bên được đại diện hoặt của người khác, hoặc làm thiệt hại đến uy tín của cơ quan Nhà nước hoặc/và của Nhà nước.

2/ Quyết định thu hồi Giấy phép đại diện được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

3/ Trong trường hợp Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp bị Cục sở hữu công nghiệp thu hồi Giấy phép đại diện, mọi thủ tục chưa hoàn tất do Tổ chức thực hiện đều được phép gián đoạn và Bên được đại diện được phép khôi phục thủ tục đó trogn thời hạn 3 tháng tính từ ngày công bố Quyết định thu hồi Giấy phép trên Công báo sở hữu công nghiệp.



CHƯƠNG 7
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Điều 62.- Bảo vệ lợi ích quốc gia trong hoạt động sở hữu công nghiệp:

1/ Việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu công nghiệp không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước;

2/ Các đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ mà chủ sở hữu công nghiệp tương ứng là tổ chức, doanh nghiệp Nhà nước hoặc tổ chức, doanh nghiệp có phần vốn góp liên doanh của Nhà nước là tài sản của Nhà nước. Các tổ chức, doanh nghiệp nói trên có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn uy tín, phát triển giá trị của tài sản đó.

3/ Sáng chế, giải pháp hữu ích mật:



  1. Sang chế, giải pháp hữu ích của Việt Nam liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia hoặc có giá trị kinh tế đặc biệt được coi là sáng chế, giải pháp hữu ích mật;

  2. Tác giả, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và những người có liên quan đến việc làm, nộp đơn, xem xét đơn yêu cầu bảo hộ, sử dụng sáng chế; giải pháp hữu ích mật có trách nhiệm giữ bí mật sáng chế; giải pháp hữu ích đó theo quy định về bảo vệ bí mật quốc gia.

4/ Tên gọi xuất xứ hàng hóa Việt Nam là tài sản quốc gia.

Quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa thuộc về chủ Giấy chứng nhận quyền sử dụng tên gọi xuất xứ hàng hóa và không được chuyển giao cho người khác bằng bất kỳ hình thức nào.

5/ Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam cho tô chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt.

Điều 63.- Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý về sở hữu công nghiệp:

1/ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định pháp luật của Nhà nước về sở hữu công nghiệp và thống nhất quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong phạm vi cả nước.

2/ Cục sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp. Cục sở hữu công nghiệp có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện trách nhiệm nêu tại khoản 1 Điều này.

Cục sở hữu công nghiệp có các chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:



  1. Thực hiện chức năng của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp các Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác;

  2. Thực hiện các thủ tục đình chỉ, hủy bỏ, gia hạn hiệu lực các Văn bằng bảo hộ; đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

  3. Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác cũng như với các tổ chức xã hội nhằm thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp và bảo đảm cho các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp được thi hành nghiêm chỉnh;

  4. Tổ chức hoạt động thông tin sở hữu công nghiệp;

  5. Kiểm tra trình độ nghiệp vụ và cấp giấy phép hoạt động và quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với các tổ chức làm dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp;

  6. Chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghipệ vụ về sở hữu công nghiệp cho các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa phương vào cơ sở;

  7. Trong phạm vi được ủy quyền, tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

3/ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vii chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong ngành hoặc địa phương mình.

Cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường của ngành, địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo ngành hoặc địa phương thực hiện chức năng nói trên và trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau đây:



  1. Kiến nghị với Bộ Trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố các biện pháp cụ thể hoá việc thi hành các chính sách của Nhà nước về sở hữu công nghiệp và tổ chức thực thi các biện pháp đó

  2. Tổ chức hệ thống quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp trong ngành, địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả của hệ thống đó;

  3. Tổ chức tuyền truyền các chính sách về sở hữu công nghiệp, phối hợp với các tổ chức xã hội thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua sang tạo và hoạt động sở hữu công nghiệp;

  4. Giúp đỡ các chủ thể thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương trong việc tiến hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài;

  5. Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp và xử lý các vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp.

Điều 64.- Trách nhiệm của các Bộ, các ngành, các địa phương:

1/ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quy định nội dung, thủ tục nộp tiếp nhận, xét nghiệm đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp; thủ tục phê duyệt, đăng ký hợp đồng chuyển giao sở hữu công nghiệp; thủ tục cấp li-xăng không tự nguyện; quy định về quản lý hoạt động sáng kiến; phối hợp với Bộ quốc phòng và Bộ nội vụ quy định thủ tục nộp đơn, xét nghiệm, cấp Văn bằng bảo hộ, sử dụng, chuyển giao và công bố sáng chế, giải pháp hữu ích mật.

2/ Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về nội dung các khoản và mức phí sở hữu công nghiệp, về chế độ quản lý và sử dụng phí và lệ phí đó, về giá tối thiểu và tối đa cho việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thuộc Nhà nước.

3/ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có trách nhiệm rà soát các loại nông phẩm đặc sản; xác định khu vực canh tác hoặc sản xuất và đặc trưng phẩm chất của các nông phẩm đó và đề nghị các Ủy ban nhân dân địa phương tương ứng với khu vực nói trên hướng dẫn các cá nhân, tổ chức liên quan đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa dùng cho các nông phẩm đặc sản đó; phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Quy định về việc bảo hộ quyền của các cá nhân, tổ chức tạo ra giống cây trồng, giống vật nuôi mới.

4/ Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa dùng cho dược phẩm trên cơ sở tuân thủ các quy định về nhãn hiệu hàng hóa trong Nghị định này, nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Quy định về việc bảo hộ quyền của người tạo ra các phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Công nghiệp rà soát các loại thực phẩm, đồ uống mang tính chất, chất lượng đặc thù gắn liền với điều kiện địa lý nói trên và đề nghị Ủy ban nhân dân địa phương khu vực tương ứng hướng dẫn các cá nhân, tổ chức liên quan đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa dùng cho các loại thực phẩm, đồ uống đó.

5/ Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Bộ tư pháp và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức đưa ra môn học về sở hữu công nghiệp và nội dung giảng dạy trong các trường đại học và cao đẳng.

6/ Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

7/ Bộ Thương mại có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định về việc kiểm tra về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa sản xuất, lưu thông trên thị trường.

8/ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm rà soát các loại đặc sản được sản xuất tại địa phương mình để hướng dẫn các cá nhân, tổ chức liên quan xúc tiến việc đăng ký tên gọi xuất xứ hàng hóa thuộc địa phương.

Điều 65.- Xử lý vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp:

Việc xử lý các vi phạm về sở hữu công nghiệp được Chính phủ quy định trong Nghị định riêng.



CHƯƠNG 8

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 66.- Bảo vệ lợi ích người tiên dùng trong việc thực hiện quyền sở hữu công nghiệp:

Chỉ có chủ chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và chỉ trong thời hạn bảo hộ mới được nêu các chỉ dẫn rằng sản phẩm được bảo hộ hoặc thuộc độc quyền của mình, kể cả các chỉ dẫn dưới dạng ký hiệu, trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.

Nếu sản phẩm được sản xuất theo li-xăng bắt buộc phải nêu chỉ dẫn về điều đó trên sản phẩm, khi quảng cáo hoặc khi giao dịch nhằm mục đích kinh doanh.

Nếu sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo li-xăng của nước ngoài, hoặc mang nhãn hiệu hàng hóa có thể gây cảm giác đó là nhãn hiệu hàng hóa của nước ngoài hoặc có nguồn gốc nước ngoài thì bắt buộc phải ghi một cách dầy đủ (không viết tắt) chỉ dẫn “Sản xuất tại Việt Nam” trên sản phẩm.



Điều 67.- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của chủ thể nước ngoài:

1/ Các cá nhân, pháp nhân nước ngoài thuộc các trường hợp sau đây có quyền yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của mình tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này và được hưởng mọi quyền và chịu mọi nghĩa vụ như đối với các chủ thể Việt Nam:



  1. Cá nhân, pháp nhân được hưởng quyền theo Công ước Paris;

  2. Cá nhân hoặc pháp nhân thuộc các nước cùng ký với Việt Nam Thỏa thuận về việc bảo hộ lẫn nhau về sở hữu công nghiệp hoặc cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho côgn dân, pháp nhân của nhau.

2/ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên ca Thỏa ước Madrid được hưởng mọi quyền và chịu mọi nghĩa vụ liên quan nếu nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký quốc tế trong đó có chỉ định Việt Nam và đăng ký đó không bị Việt Nam từ chối.

3/ Cá nhân, pháp nhân thuộc các nước thành viên của Hiệp ước PCT có thể nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam theo Hiệp ước đó và theo theo thủ tục do Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường quy định.

4/ Nếu việc áp dụng các quy định tại Nghị định này gây xung đột với quy điịnh tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế.



Điều 68.- Áp dụng Hiệp ước PCT và Thoa ước Madrid:

Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thủ tục xử lý đơn đăng ký quốc tế về sáng chế, giải pháp hữu ích theo Hiệp ước PCT, thủ tục xử lý đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa có chỉ định Việt Nam theo Thoa ước Madrid và thủ tục làm, nộp đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp có nguồn gốc Việt Nam ra nước ngoài.



Điều 69.- Điều khoản chuyển tiếp:

1/ Các đơn yêu cầu bảo hộ trên cơ sở Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989 đã được nộp cho Cục sở hữu công nghiệp trước ngày 1 tháng 7 năm 1996, kể cả các đơn nộp qua bưu điện có dấu bưu điện trước ngày đó, tiếp tục được xử lý theo Pháp lệnh nói trên.

2/ Các Văn bằng bảo hộ được cấp trên cơ sở Điều lệ về sáng kiến, sáng chế năm 1981, Điều lệ về giải pháp hữu ích năm 1988, Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa năm 1982, Điều lệ về kiểu dáng công nghiệp năm 1988 hoặc trên cơ sở pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28 tháng 1 năm 1989 tiếp tục có hiệu lực theo văn bản đó đến hết kỳ hạn. Sau kỳ hạn hiệu lực tương ứng nói trên, nếu Chủ Văn bằng bảo hộ yêu cầu cấp thì các Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và Giấy chứng nhận kiểu dáng công nghiệp được gia hạn theo quy định gia hạn củ Nghị định này và từ kỳ hiệu lực mới mọi quyền và nghĩa vụ theo Văn bằng bảo hộ được áp dụng theo Nghị định này.

3/ Các đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nộp từ ngày 1 tháng 7 năm 1996 đến ngày ký Nghị định này được xử lý theo Nghị định này.



Điều 70.- Điều khoản thi hành:

1/ Bộ trưởng, Thứ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tich Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục sở hữu công nghiệp có trách nhiệm thi hành Nghị định này.

2/ Nghị định này thay thế các Điều lệ do Chính phủ ban hành trước đây về sáng kiến, sáng chế (Nghị định 31/CP ngày 23 tháng 1 năm 1981 sửa đổi ngày 20 tháng 3 năm 1990), về nhãn hiệu hàng hóa (Nghị định 197/HĐBT ngày 14 tháng 12 ănm 1982 sửa đổi ngày 20 tháng 3 năm 1990), về kiểu dáng công nghiệp (Nghị định 85/HĐBT ngày 13 tháng 5 năm 1988 sửa đổi ngày 20 tháng 3 ănm 1990), về giải pháp hữu ích (Nghị định 200/HĐBT ngày 28 tháng 12 năm 1988) và Nghị định 84/HĐBT ngày 20 tháng 3 năm 1990 về việc sửa đổi các Điều lệ nói trên. Riêng các quy định về hoạt động sáng kiến theo Điều lệ về sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý sản xuất và sáng chế (Nghị định 31/CP ngày 23 tháng 1 năm 1981) vẫn tiếp tục được thi hành cho đến khi có quy định khác.

3/ Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký.



THÔNG TƯ

của Bộ Tài chính Số 132/2004/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2004 Hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí,
lệ phí sở hữu công nghiệp

Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;

Căn cứ Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 63/Cp ngày 24/10/1996 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 42/2003/NĐ-CP ngày 02/05/2003 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
I.ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài nộp đơn yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về sử hữu trí tuệ tiến hành các công việc hay cung cấp các dịch vụ yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định chi tiết tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này, phải nộp phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này.
II. MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ

1. Mức thi phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Mưc thu phí, lệ phí quy định tại Biểu mức phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như: chi phí in hoặc mua mẫu đơn, tiếp nhận đơn, thẩm định (xét nghiệm), in (mua) văn bằng hoặc Giấy chứng nhận, vào sổ đăng ký quốc gia và các chi phí liên quan khác.



III TỔ CHỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

1. Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí.

Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý phí, lệ phí thu được theo quy định tại Thông tư này (dưới đây goi tắt là cơ quan thu phí, lệ phí).

2. Thủ tục thu, nộp phí, lệ phí.



Đối tượng nộp phí, lệ phí phải nộp một lần toàn bộ số tiền phí, lệ phí theo mức thu quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này ngay khi nộp đơn, hồ sơ yêu cầu cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện các công việc hoặc cung cấp các dịch vụ tương ứng.

  1. Khi nộp phí, lệ phí, đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu cơ quan thu phí, lệ phí lập và cấp biên lai thu phí, lệ phí đối với tiền phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí, trong đó ghi đúng số tiền thực tế đã nộp;

  2. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng đồng Việt Nam.

  3. Cơ quan thu phí, lệ phí được mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” tại Kho bạc nhà nước nơi thu, nộp để theo dõi, quản lý tiền phí, lệ phí thu được. Hàng ngày, lập bảng kê, tạm gửi số tiền phí, lệ phí và phải tổ chức hạch toán riêng khoản thu này theo chế độ kế toán áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp co thu.

3. Quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

  1. Phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thu được theo quy định tại Thông tư này là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước và không phải chịu thuế.

  2. Định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu phí, lệ phí phải kê khai, làm thủ tục nộp 50% tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong kỳ vào ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, mục thuộc Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

  3. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích nêu trên, cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm quản lý để chi cho các hoạt động của đơn vị để thực hiện các công việc, dịch vụ được thu phí, lệ phí; bao gồm các khoản chi sau đây:

  1. Chi trả các khoản tiền lương hoặc tiền công, các khoản phụ cấp, thù lao, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động theo chế độ hiện hành; trong đó mức lương tối thiểu không quá mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

  2. Chi sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc; Chi mua công nghệ, kể cả quyền sử dụng công nghệ được bảo hộ sở hữu trí tuệ; Chi phí cho việc thiết lập, quản lý và tổ chức khai thác mạng lưới các cơ sở dữ liệu thông tin về sở hữu trí tuệ;

  3. Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu như văn phòng phẩm, vật tư văn phòng, điện thoại, điện nước, xăng xe, công tác phí, công vụ phí và các khoản chi khác như in ấn, mua các biểu mẫu, chứng chỉm văn bằng bảo hộ và các ấn phẩm khác;

  4. Chi phí thuê dịch vụ bên ngoài phục vụ các công việc quản lý và phát triển hoạt động, như: thuê cơ sở cật chất, văn phòng làm việc, thuê khoán chuyên môn, thuê dịch vụ tra cứu, cung cấp thông tin, xét nghiệm sáng chế của các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia và quốc tế;

  5. Chi phí đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nước và ngoài nước về chuyền môn, nghiệp vụ sở hữu trí tuệ; chi phí tổ chức phổ biến, tuyê truyền, hướng dẫn pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về sở hữu trí tuệ; chi phí xây dựng và thực hiện đề tài, đề án thuộc nhiệm vụ nghiên cứu thường xuyên nhằm phát triển hệ thống sở hữu trí tuệ, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sở trí tuệ;

  6. Chi phí thực hiện dịch vụ phục vụ việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về sở hữu công nghiệp và tranh chấp, khiếu kiện thương mại liên quan đến sở hữu công nghiệp;

  7. Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị theo hướng dẫn tại Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí, lệ phí.

đ. Số tiề phí, lệ phí được trích để lại trong năm nếu chưa chi tiết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi tiêu theo chế độ quy định.

Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương