KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến trong giáo lý Phật giáo



tải về 0.83 Mb.
trang11/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27

Nguyên nhân đưa đến sự chuyển biến trong giáo lý Phật giáo


Theo học theo học giả Har Dayal, lý do chính dẫn đến sự chuyển biến và phát triển giáo lý Bồ Tát bao gồm: (a) phát triển tự nhiên về giáo lý trong Tăng đoàn Phật giáo; (b) ảnh hưởng văn hóa và tôn giáo của nước Ba Tư (Persia); (c) ảnh hưởng nghệ thuật Hy Lạp (Greek); (d) nhu cầu để truyền bá Phật pháp giữa các bộ tộc bán khai; (e) ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. So sánh với một số nguyên nhân vừa nêu, N. Dutt có ý kiến rằng bối cảnh văn hóa và chính trị làm nền tảng cho việc nghiên cứu sự sinh khởi Phật giáo Bắc truyền là: (a) sự phục hưng của đạo Hindu (hậu thân của Bà La Môn) và tín ngưỡng Bhagavata; (b) sự bảo trợ của các vua Hy Lạp đối với Phật giáo; (c) nhu cầu đưa Phật giáo vào vùng Kasmir; (d) sự phục hưng của tín ngưỡng thờ rồng (Naga); hoạt động của đạo Saivim, v.v… Ở đây, chúng ta sẽ nỗ lực để xem xét một số yếu tố vừa nêu trên cũng như vài nguyên nhân khác đưa đến động lực phát triển khái niệm Bồ Tát.

---o0o---


Sự khủng bố của triều đại Sunga và cuộc phục hưng của đạo Hindu


Sau sự suy thoái và sụp đổ của triều đại Mauyan cho đến cuối thế kỷ thứ hai trước công nguyên, triều đại Sunga thuộc họ Hindu bắt đầu trị vì Ấn Ðộ. Nói chung, người ta thường đồng ý rằng trong thời kỳ của vị vua sáng lập ra triều đại Sunga, tức vua Pusyamitra. (C. 187-151 BC), Phật giáo đã phải trãi qua nhiều cuộc khủng bố vô cùng dã man. Vua Pusyamitra là kẻ thù dữ tợn nhất của Phật giáo. Ông ta tàn phá tháp miếu, hỏa thiêu nhiều tu viện từ Madhyadesa cho đến Jalandhar ở vùng Punjab, và đã giết nhiều Tỳ kheo trí thức. Với nguồn trợ của các vị vua thuộc triều đại Sunga, nhằm củng cố và phát huy sức mạnh và quyền lực của mình, đạo Hindu (hậu thân của Bà La Môn) đã khởi xướng một chiến dịch phục hưng rầm rộ. Theo các học giả Nalinaksha Dutt, Har Dayal, và Sir Charles Eliot, giờ đây đạo Hindu như là một tôn giáo toàn cầu, thay vì chỉ là tôn giáo đặc quyền dành cho tầng lớp quý tộc, trí thức ở một vùng đặc biệt nào đó, hoặc tôn giáo chỉ dành riêng cho Ấn Ðộ mà thôi. Bằng việc làm như thế, đạo Hindu dành được thế thượng phong ở mọi lãnh vực xã hội trong cuộc đua tranh với các tôn giáo đương thời, đặc biệt là với Phật giáo. Quả thật, ngang qua chính khuynh hướng đến Phật giáo mà đạo Hindu chắc chắn đã làm cho Phật giáo từ từ biến mất khỏi Ấn Ðộ. 

---o0o---


Ảnh hưởng từ nhiều truyền thống khác nhau


Giới học giả và nghiên cứu không hề tranh cãi nhiều về sự kiện rằng truyền thống tu tập thuộc tín ngưỡng đa thần là nét tu tập chính yếu của tất cả tôn giáo, không chỉ trong phạm trù đất nước Ấn Ðộ mà khắp tất cả quốc gia trên thế giới. Nhưng với việc xuất hiện của Ðức Phật và sau đó vào thế kỷ, do vì ảnh hưởng giáo lý vô ngã độc giáo của Phật giáo, hay nếu chúng ta có thể nói, giáo lý phiếm thần của Phật giáo, quả thật khuynh hướng tín ngưỡng đa thần không có nhiều tác dụng. Tuy vậy, vào khoảng thế kỷ thứ hai trước công nguyên, tín ngưỡng Bhagavata của đạo Hindu (hậu thân của Bà La Môn) được triều đình Sunga hỗ trợ, tín ngưỡng thờ mặt trời, tín ngưỡng Bhakti (devotion exercise), v.v…, có cơ hội phục hưng lại trong xã hội Ấn Ðộ. Cáx loại tín ngưỡng đó đã thực sự thu hút quần chúng vào trong tầm kiểm soát của chúng. Ở đây, có lẽ rất quan trọng để chúng ta lưu ý đến quan điểm của nhà học giả lỗi lạc Ấn Ðộ, Nalinksha Dutt, khi ông gợi ý rằng tín ngưỡng thờ rồng (Nagar), một hình thái tâm linh của xã hội cổ Ấn Ðộ thời tiền Phật giáo, cũng là một lực lượng đối lập mạnh mẽ đối với Phật giáo ở vào thời điểm đó. Những khuynh hướng như thế hẳn phải là yếu tố chủ đạo đưa đến việc bùng vỡ sự thờ cúng các vị Bồ Tát ở cõi trời trong cộng đồng Phật giáo. Tuy vậy, điều quan trọng cần phải nêu rõ ở đây là, không thể có bất cứ ảnh hưởng nào của Thiên Chúa giáo hay Hồi giáo trong giai đoạn phát triển ban đầu của lý tưởng Bồ Tát như một một số nhà học giả chủ trương. Lý do cho luận điểm này thật sự đơn giản, vì sự ra đời của Thiên chúa giáo và sự xuất hiện của Hồi giáo ở Ấn Ðộ xảy ra ở một thời điểm rất trễ so với tiến trình này. Theo học giả Har Dayal, giáo lý Bồ Tát có thể bị ảnh hưởng chút ít văn hóa ngoại quốc, bởi vì một số đặc điểm văn hóa Ba Tư (Persian culture) đã hiện trong nghệ thuật điêu khắc ưu việt ở một số tượng sư tử bằng đá thời Aska (A Dục Vương) tại Sarnath (Lộc Uyển), và trong kiến trúc cung điện tại Pataliputra của nước Magadha (Ma Kiệt Ðà). Dĩ nhiên, sự ảnh hưởng như thế có thể xảy ra; nhưng nếu có, chúng chỉ có thể tác động đến nghành nghệ thuật mà không thể ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của Phật giáo như chúng ta sẽ nhận thức trong các trang sắp đến. 

---o0o---


Phát triển trong nội bộ Phật Giáo


Một số nguyên nhân vừa được chúng ta bàn thảo ở trên thật sự chỉ có thể được xem là yếu tố ngoại tại, những động lực phụ hướng đến việc phát triển của Phật giáo. Trong thực tế, động lực thúc đẩy quan trọng nhất đưa đến tiến trình phát triển này, không chỉ đối với Phật giáo mà với tất cả tôn giáo chân chính vì sự tồn tại lâu dài của chúng, phải là tiềm lực thích nghi với tầm hiểu biết của thời đại và với nhu cầu của con người ở các thời kỳ khác nhau. Có lẽ mọi người sẽ đồng ý rằng hiểu biết và nhu cầu của nhân loại thì biến chuyển không ngừng, vì đức Phật đã nói “Tất cả các pháp là vô thường, và biến dịch” (Sarvam ksanikam). Hơn thế nữa, như đã nói trước đây, chúng ta không nên xem giáo lý của Ðức Phật như là những tín điều, giáo điều, hay lời vàng ngọc cần phải tôn sùng và tuân thủ tuyệt đối. Ngược lại, các lời dạy ấy cần phải được sử dụng như là phương tiện để vượt qua đại dương sanh tử. Do đó, một số cải thiện tất yếu và không thể tránh được trong quá trình biến chuyển của Phật giáo vì lợi ích của chúng sanh và vì nhu cầu tồn tại của chính nó ở từng thời điểm lịch sử nào đó, dẫn đến thực tại hiện nay của cái gọi là “Thượng Tọa Bộ” (Nam Truyền) và Phật giáo Phát Triển (Bắc Truyền) chỉ là bức tranh sống động và tích cực của một Phật giáo xuyên suốt mọi thời đại. Vì vậy, đối với yếu tố có ý nghĩa này tiến sĩ Edward Conze, học giả lỗi lạc người Anh, đã phát biểu rằng hai cống hiến vĩ đại nhất mà Phật giáo Phát Triển (Bắc Truyền) đóng góp cho nhân loại là sự sáng tạo về lý tưởng Bồ tát và công trình phân tích tỉ mỉ giáo lý vô ngã. Trong hai điều vừa nêu, trước hết chúng ta hãy phân tích giáo lý Bồ Tát tại đây, còn giáo lý vô ngã sẽ được thảo luận trong các chương thích hợp sắp đến. 

---o0o---




tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương