KHÁi niệm về BỒ TÁt quán thế ÂM (Lý Thuyết Và Thực Hành)


Chương Ba - Sự Phát Triển Của Giáo Lý Bồ Tát



tải về 0.83 Mb.
trang10/27
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.83 Mb.
#13200
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27

Chương Ba - Sự Phát Triển Của Giáo Lý Bồ Tát


 

Nhận định tóm tắt về một số quan điểm liên hệ đến lý tưởng Bồ-tát


Trước khi đi vào tìm hiểu từng bước phát triển của giáo lý Bồ-tát, vấn đề đầu tiên chúng ta cần phải làm là xem xét lại một vài ý kiến có liên quan đến giáo lý này. Trong tác phẩm nổi tiếng “Nghiên cứu Kinh Lăng Già”, tiến sĩ D.T. Suzuki viết rằng “… Vì Phật giáo là một tôn giáo, và vì mọi tôn giáo đều phải có khía cạnh thực tiễn và xã hội mà nếu không có nó, tôn giáo sẽ mất đi lý do tồn tại của mình; kinh Lăng Già cũng chuẩn bị cho các vị Bồ-tát sứ mệnh đặc thù đó như là một trong những thành viên của cuộc sống cùng tương tác. Quả thật, đây là điều để phân biệt Ðại thừa (Mahàyàna) với Tiểu thừa (Hìnayàna), vì mục tiêu giải thoát của Tiểu thừa không vượt qua được lợi ích riêng tư của họ, tức chứng ngộ quả A La Hán, đời sống thánh thiện đơn độc…”

Giống như ý kiến của D.T. Suzuki, lời phát biểu của S. Radhakrishnan cũng được xem là cực đoan và thành kiến. Thật vô cùng khó hiểu vì làm thế nào mà các ý kiến như thế lại có thể tồn tại trong một thời gian khá dài! Thật ra, chỉ ngang qua sự hiện hữu của Phật giáo Thượng Tọa Bộ (mà phần lớn giới học giả nhầm lẫn gọi là Tiểu thừa) tại các nước như Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Cam-pu-chia, rồi đến nay lại thịnh hành tại các nước Âu Mỹ, những ý kiến trên đã bày rõ tính yếu kém, thiếu khả năng thuyết phục và cần phải được gạn lọc trong ánh sáng của khoa học, luận lý và lịch sử.

Liên hệ đến lý tưởng A-la-hán mà các nhà học giả như Har Dayal, v.v…. tuyên bố như là ích kỷ, lòng vị tha, lý tưởng Bồ-tát của Phật giáo Bắc Truyền mà chúng ta thường gọi là Ðại thừa (Mahàyàna) được xem như là đối lập với lý tưởng A-la-hán của Thượng Tọa Bộ (Theravàda). Tuy nhiên, theo tác giả, dường như sự lên án về tính ích kỷ, thiếu lòng vị tha v.v… đó không phải ở cấp độ chống đối các bậc A-la-hán, mà là sự chống đối giới Tỳ-kheo của Thượng Tọa Bộ, vì ngang qua lối sống và những biên soạn, trước tác của họ, các vị Tỳ-kheo ấy đã làm cho hình ảnh A-la-hán trở thành lý tưởng ích kỷ, và từ đó đã khiến cho cuộc sống tâm linh thánh thiện của hàng Thánh giả này có vẻ phi thực tể. Do vậy, việc quan trọng trước tiên chúng ta cần phải xác minh ở đây là: A-la-hán là một nhân cách toàn thiện trong cả lãnh vực từ bi (karunà) và trí tuệ (panna). Lời tuyên bố sau đây của Ðức Phật sẽ soi sáng quan điểm vừa nêu:

“Này các Tỳ-kheo, cho đến hữu tình cư (Sattavasa), cho đến tột đãnh của hữu (bhavaggam), những bậc ấy là tối thượng, những bậc ấy là tối thắng ở trong đời, tức là các bậc A-la-hán…

Họ biến tri năm uẩn,

Do hành bảy Chánh Pháp…

Ðầy đủ  bảy món báu,



Ba học đều thành tựu,

Bậc đại hùng du hành,

Ðoạn tận mọi sợ hãi,

Ðầy đủ mười uy lực,

Bậc long trượng thiền định,

Họ tối thắng ở đời,

Khát ái được đoạn tận.”

Sự kiện quan trọng sau đây cũng được ghi lại trong kinh tạng Nikàya. Ðức Thế Tôn rất nhiều lần công nhận rằng hằng trăm đệ tử thuộc hàng Thánh giải của Ngài cũng chứng đắc các cấp độ tâm linh ngang bằng Ðức Phật. Ví dụ, trong kinh Bộ Tương Ưng Ðức Phật tuyên bố Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) đã chứng ngộ và thâm hiểu giáo lý Duyên Khởi (Pratiyasamutpada) một cách sâu thẳm như chính Thế Tôn. Lại nữa, trong các kinh khác của Nikàya, nhiều vị Thượng Toạ và Tôn ni như Mahkassapa (Ðại Ca Diếp), Magallana (Mục Kiền Liên), Dhammadina, sở đắc một số khả năng ngang bằng Ðức Phật trong những lãnh vực như giảng giải chánh pháp, xuất nhập các cấp độ Thiền, hoặc thi triển thần thông. Trong năm bộ Nikàya, Ðức Phật không hề nêu lên lời tuyên bố nào để phân biệt sự khác nhau giữa Ngài và một vị A La Hán, ngoại trừ lời nói sau đây trong kinh Tương Ưng: “Như Lai, này các Tỳ kheo, là vị A La Hán, bậc chứng ngộ hoàn toàn; Như Lai là người đã khiến cho con đường trước kia chưa sinh khởi nay sinh khởi, đưa ra con đường trước kia chưa được đưa ra, làm hiển lộ con đường trước kia chưa từng hiển lộ, là vị nhận biết con đường; hiểu rõ con đường, và là vị thiện xảo trong con đường. Và giờ đây, này các Tỳ kheo, hàng đệ tử là những người đi theo con đường của Như Lai. Này các Tỳ kheo, đó là nét đặc biệt, sự đặc thù để phân biệt Như Lai, bậc A La Hán, vị chứng ngộ hoàn toàn, với các Tỳ kheo đã giải thoát.”

Bình luận của Ngài Asanga (Vô Trước) cũng nên nêu lên ý tưởng tương tự đối với Phật Giáo Thượng Tọa Bộ. Theo ngài Asanga, sau khi đạt đến sự chứng ngộ (Bodhi), Bồ tát trở thành A La Hán, Như Lai (tức thành Phật). Nói khác đi, không có ai vượt quá địa vị A La Hán và lý tưởng A La Hán phải là lý tưởng sống của Phật giáo. Có lẽ một thắc mắc lập tức hẳn sẽ sinh khởi ở đây: “Vậy lý tưởng Bồ tát có nghĩa như thế nào?” Chúng ta sẽ nỗ lực giảI thích câu hỏi này trong những trang sắp tới.

Liên hệ đến cách dùng thông thường về thuật ngữ ‘Tiểu Thừa’ (Hìnayàna) để chỉ cho lý tưởng A La Hán, và ‘Ðại Thừa (Mahàyàna) nhằm trỏ lý tưởng Bồ Tát, có lẽ ngày nay người ta không còn nghi ngờ và do dự khi nói rằng dù thế gì đi nữa việc áp dụng có tính cách phân biệt như thế rõ ràng đã trở nên cực đoan, đặc biết là trong ánh sáng của nghị quyết được nhất trí thông qua tại đại hội Phật giáo Liên Hữu tại Tích Lan năm 1950. Ðã đến lúc người cần phải xem xét ở đây là có hợp lý để phủ nhận, hay bác bỏ khái niệm trên hay không, vì lý tưởng A La Hán, mà một số người nhận định là thấp kém nhỏ bé hơn lý tưởng Bồ Tát, lại thật sự bắt nguồn từ sự chứng ngộ của Ðức Phật và được Ngài thừa nhận là cấp độ tâm linh cao nhất trong giáo lý của Phật đà. Vì như chúng ta đã đề cập trước đây, không chỉ giáo lý Bồ Tát là một bộ phận của toàn tạng kinh Nikàya, mà, trên bình diện triết học, lý tưởng Bồ Tát cũng có ba giai đoạn phát triển trong lịch sử Phật giáo Thượng Tọa Bộ. Tuy nhiên, các bước phát triển của tư tưởng Bồ Tát trong kinh tạng Nikàya chỉ xoay quanh nhân cách của Ðức Phật Gotama (Cù Ðàm), và dường như khuynh hướng đó xem ra không mấy thành công trong việc đáp ứng lại nhu cầu tín ngưỡng của giới Phật tử bị ảnh hưởng triết thuyết đa thần của một số tôn giáo ở một giai đoạn thời gian và không gian cụ thể nào đó. Có lẽ đây là lý do chính khiến các nhà Phật giáo Bắc Truyền (Mahàyàna) mở rộng lý tưởng Bồ Tát.

---o0o---



tải về 0.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương