THÔng 3 LÁ LÂM ĐỒNG



tải về 359.17 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích359.17 Kb.
#13485
1   2   3   4
Tóm lại, trong lĩnh vực sản xuất hạt giống, cây giống chúng ta đã đi từ số không đến chổ đảm bảo cung cấp đầy đủ giống cho nhu cầu sản xuất, không chỉ trong Lâm Đồng mà cả các nơi khác. Các tiến bộ kỹ thuật đã đạt được ở tiêu chuẩn cho hạt và cây giống và các qui trình sản xuất chúng đã được khẳng định và cần được bổ sung cho ngày càng hoàn chỉnh, thích ứng mọi điều kiện sản xuất. Việc chuyển các khu rừng tự nhiên sang rừng kinh doanh giống cũng đã được tiến hành đại trà có kết quả, riêng việc gây rừng giống bằng phương pháp hữu tính và lai ghép bước đầu thấy có triển vọng tốt, cần theo dõi và mở rộng phạm vi thí nghiệm.

TỒN TẠI: Những tiến bộ kỹ thuật đạt được trong một thời gian vừa mô tả trên tuy đã đáp ứng việc sản xuất giống cho nhu cầu sản xuất, nhưng đó là về số lượng. Hoàng Chương và Lê Đình Khả đã đóng góp một số ý kiến, trong đó nêu vấn đề chất lượng - di truyền và chọn giống. Trên thực tế chúng ta đã có thành tích về sản xuất giống, nay cần đi vào chọn giống, việc tiến hành trước mắt là:
- Thí nghiệm và chọn các xuất xứ (trong và ngoài nước) có đặc tính sinh trưởng phát triển và di truyền tốt.
- Tiến hành kỹ thuật chọn giống cá thể và quần thể.
- Tiếp tục các phương pháp xây dựng rừng giống vô tính và hữu tính.
Cuối cùng nếu việc xác định phân loại 2 var. trong loài thông Lâm Đồng là rõ ràng thì trên quan điểm chọn giống cũng góp phần định hướng cho việc chọn thứ kinh doanh.

2,2,3. Cây trồng rừng:


Việc trồng rừng thông 3 lá thành công đại trà trong sản xuất ở các lâm trường (có đất đai, thực bì và khí hậu khác nhau) đã khẳng định vững vàng các tiến bộ đạt được trong lĩnh vực trồng rừng.
So với các kỹ thuật trồng rừng trước 1975 thì đã có một khoảng cách đáng kể. Tuy việc tổng kết chưa đi sâu vào hết các đội sản xuất, nhưng 4 báo cáo điển hình đều nêu đựơc các nhân tố quyết định sự thành bại đó là: 1) Đất đai. 2) Thời vụ. 3) Giống. 4) Chăm sóc.
Ở Di Linh việc trồng rừng tiến hành ở hai loại đất là đất có tính chất đất rừng có thảm cây bụi và đất đồi trọc cỏ tranh. Nguyễn Huy Đắc và các đồng nghiệp đã kiểm kê và tất nhiên kết quả là ở đất tốt các năm đầu rừng tăng trưởng đường kính, chiều cao tốt hơn. Nhưng vấn đề là ở chỗ kỹ thuật xử lý đất (cuốc hố) kỹ thuật xử lý thực bì và chăm sóc những năm đầu nổi lên thành nhân tố quan trọng nhất.
Điều kiện khí hậu ở Bảo Lộc có khác ĐàLạt, Di Linh, đặc biệt là độ cao giới hạn dưới của vùng phân bố khiến cho kỹ thuật trồng rừng, thời vụ trồng và tiêu chuẩn giống cây con được Hồ Quốc Thạnh kiến nghị thay đổi cho phù hợp: Phó Đức đỉnh tổng kết kinh nghiệm cả 7 năm trồng rừng kể từ khi ta giải phóng cho thấy ở mỗi điều kiện cụ thể có những nhân tố nổi lên chủ đạo quyết định sự thành bại của việc trồng rừng. thí dụ: 1981 Đức Trọng trồng rừng nhiều mùn và sâu 10 cm, hố đào mùa mưa ủng nước nên chất lượng kém. Giai đoạn 1976 - 1980 tỷ lệ thành rừng 48% trong toàn tỉnh. Do tình hình khí hậu có thay đổi giữa các vùng, cần thành lập các lịch thời vụ kinh doanh lâm nghiệm.
Tác giả cũng rất chú trọng xử lý đất và thực bì theo hai loại đất chính của tỉnh là Podzohic và Latoson.

Như vậy về việc trồng rừng bằng cây con có bầu trên các điều kiện khác nhau về khí hậu, đất đai, thực bì đều đã thành công và cần có các xử lý kỹ thuật khác nhau từ thời vụ đến làm đất, phát dọn thực bì. Những điều này cần được bổ sung cho quy trình trồng rừng tạm thời 1977.


Ngoài phương thức trồng rừng bằng cây con có bầu, Nguyễn Hoàng Bích tổng kết các thí nghiệm trồng rừng bằng cây rễ trần trong 3 năm liền tại Lang Hanh với cách làm đất là cày toàn diện và làm đất theo băng rộng 1m. So sánh và kiểm tra thống kê với cây trồng bằng bầu tác giả thấy kết quả: - Tỷ lệ sống thông thường khác nhau (từ 88 - 98%)- Tăng trưởng chiều cao và đường kính không khác nhau nên kết luận rằng có thể tiến hành trồng rừng bằng cây rễ trần với các phương pháp làm đất theo luống hoặc toàn diện có hoặc không trồng kết hợp cây nông nghiệp như đậu, ngô. Giá thành sản xuất một cây rễ trần rẻ hơn cây có bầu và không phải dùng ngoại tệ mua túi bầu.
Tuy vậy vì tác giả không nghiên cứu điều kiện nào cho phép trồng rễ trần trong số 70% đất đai Lâm Đồng có thể trồng rừng, và cần mở rộng thí nghiệm trong các lập địa khác và cách làm đất khác thì kinh nghiệm mới phổ biến được, đó là ý kiến của Nguyễn Xuân Quát đối với thử nghiệm trồng thông 3 lá rễ trần.
TỒN TẠI: Khi kết quả thực tế khẳng định thành tích trong khâu trồng rừng và khẳng định các tiến bộ kỹ thuật trong khâu trồng rừng thông 3 lá, vấn đề còn lại chỉ là: - Bổ sung các tiến bộ kỹ thuật cho quy trình cũ. - Tiếp tục các thí nghiệm trồng rừng bằng cây rễ trần và gieo hạt thẳng ở nhiều điều kiện lập địa để giảm giá thành trồng rừng và đồng thời thí nghiệm trồng rừng kết hợp những năm đầu với cây nông nghiệp và cây thuốc.
2,2,4. Khai thác gỗ đảm bảo tái sinh:
Mỗi năm Lâm Đồng khai thác hàng chục nghìn mét khối gỗ, trong đó chủ yếu là thông 3 lá cho gỗ lớn và gỗ giấy. Hiện nay Lâm Đồng chỉ áp dụng hai phương thức khai thác là chặt trắng trồng lại và chặt chọn, tái sinh tự nhiên. Bản thân hai phương thức đều có các ưu điểm và khuyết điểm cũng như điều kiện áp dụng của chúng.
Hàng năm Lâm Đồng thường đạt và vượt mức kế hoạch khai thác gỗ, song việc vận chuyển thường chưa cân đối với chặt hạ và đặc biệt là tình hình rừng tái sinh sau khai thác không được quan tâm đúng mức.
Tới đầu năm 1983 rừng thông Lâm Đồng bao gồm 110 nghìn Ha thuần loại và 70 nghìn Ha hỗn loại với cây lá rộng, thông 2 lá chỉ chiếm 1/4 trong diện tích đó. ở đối tượng rừng thuần loại chỉ có 16 nghìn Ha đến tuổi thành thục (ước tính tương đối của Viện DTQH) trước kia và cả sau giải phóng chỉ chặt chọn thô là chính, việc chặt chọn thô chỉ lấy cây tốt làm cho rừng nghèo kiệt, thưa dần và kém chất lượng đi.
Từ 1980 tiến hành cả phương thức chặt trắng. Ở Đa Chay đã chặt trắng tập trung trên diện tích lớn, phần lớn diện tích không trồng lại rừng để mặc cho tái sinh tự nhiên, qua 3 năm kiểm tra thấy thành đồi trọc bãi cỏ, một vài đám có cây tái sinh mật độ tới 10 nghìn cây/Ha nhưng diện tích mỗi đám chỉ vài ares. Những nơi đã trồng lại rừng đều thành công. Đây là một phương thức thâm canh, tạo rừng có sản lượng cao. Tiếc rằng đợt tổng kết này các lâm trường đã không xây dựng được báo cáo tổng kết về khai thác gỗ và tái sinh.
Ở đối tượng rừng thông hỗn loại với cây lá rộng thường gặp ở Di Linh, Bảo Lộc. Nguyễn Ngọc Lung đã phân loại đối tượng thành các kiểu hỗn loại và xem xét quy luật kết cấu lâm phần về tổ thành loài cây phân phối số cây theo cấp kính và thể tích, từ đó xác định cường độ và số cây nên bài chặt để đảm bảo tái sinh rừng có chất lượng. Cường độ và số cây bài chặt đã tính toán này được so sánh với cường độ chặt thực tế các năm vừa qua. Từ đó kết luận được rằng:
- Vốn rừng đã bị chặt lạm.

- Tất cả thông 3 lá đều bị chặt (có D1,3 40 cm) không còn cây gieo giống cho tái sinh.



- Các cây già cỗi kém giá trị kinh tế thuộc các loài lá rộng không được chặt hạ sẽ cản trở quá trình tái sinh tự nhiên.
Vì vậy tác giả kiến nghị: phải thiết kế khai thác và bào cây trước khi chặt, chừa lại mỗi Ha tối thiểu 4 - 8 cây trồng 3 lá non để gieo giống và cần chặt vệ sinh các cây lá rộng quá thành thục. Tuy nhiên, như Vũ Dình Huề đã có ý kiến, quy mô khảo sát còn hạn chế, vấn đề đất đai và các dạng hỗn loại khác chưa được khảo sát, cần để xuất biện pháp kỹ thuật, để khai thác đảm bảo tái sinh cho tất cả hệ thống rừng thông của Lâm đồng.
Tóm lại, về khai thác gỗ vần tách biệt hai vấn đề: Kỹ thuật và tổ chức quản lý:
- Về kỹ thuật, chúng ta chưa đạt được các kỹ thuật cần thiết để khai thác đảm bảo tái sinh, cả hai phương thức chặt trắng và chặt chọn đều chưa được thí nghiệm để quy định thành quy trình kỹ thuật cho rừng thông 3 lá nói riêng. Trong khi chưa có quy trình riêng, đáng lẽ phải vận dụng quy trình khai thác gỗ của TCLN - 1963, thì việc đó đã không làm được, nói một cách nghiêm khắc thì ở những diện tích đã chặt trắng không trồng lại đều mất rừng, ở chỗ chặt chọn thô làm cho rừng trở nên nghèo kiệt hoặc mất hết thông trở thành rừng hỗn loại lá rộng khô cằn. Trong khi đó các khu rừng chặt trắng được trồng lại đều thành công và nếu bảo vệ khỏi bị phá hoại bởi lửa cháy, thả trâu bò đều thành rừng cả.
Đối với rừng trồng, biện pháp chắt trắng trồng lại là biện pháp tích cực để thâm canh, xây dựng vốn rừng theo ý muốn con người. Giả dụ: chỉ sử dụng vốn rừng 180 nghìn Ha thông thuần và hỗn loại hiện có, để cải tạo và xây dựng vốn rừng này trong một chu kỳ kinh doanh 60 năm, mỗi năm sẽ phải khai thác rồi trồng lại 180: 60 = 3 nghìn Ha, tất nhiên con tính này là quá đơn giản, nhưng liệu Lâm Đồng có đủ sức trồng 3 nghìn Ha rừng hàng năm trên đất tốt (đất rừng sau khai thác) được không? Trong thực tế, 180 nghìn Ha rừng thông cần phân định rõ loại rừng phòng hộ, loại rừng kinh tế để áp dụng phương thức chặt cho hợp lý. Rừng phòng hộ sẽ không chặt trắng, KOHLSTOEK (1981) cũng có ý kiến như vậy.
- Về tổ chức quản lý: Ở Lâm Đồng cũng như cả nước, không có các biện pháp đủ hiệu lực để quản lý việc khai thác phải có thiết kế, bài cây. Giám đốc Lâm trường chỉ chịu trách nhiệm nêu kế hoạch khai thác gỗ thông đạt chứ chưa phải chịu trách nhiệm nếu rừng sau khai thác xấu đi, thậm chí ngay cả khi chặt trắng không trồng lại.
TỒN TẠI: Cần xây dựng ngay một quy trình khai thác gỗ thông tạm thời làm cơ sở pháp lý kỹ thuật đảm bảo khai thác phải tái sinh, trong đó quy định các kỹ thuật khai thác, trình tự tổ chức và trách nhiệm từng khâu. Đối tượng và điều kiện cho mỗi phương thức chặt.
Tiến hành ngay các thí nghiệm về phương thức khai thác cho đối tượng rừng kinh tế và rừng phòng hộ, chú ý cả hai mặt trồng lại và xúc tiến tái sinh tự nhiên.
Phân chia và quy định rõ ranh giới diện tích rừng thông có chức năng phòng hộ là chính và các rừng kinh tế.
2,2,5. Nuôi dưỡng, làm giàu và cải tạo rừng.
Cho tới năm 1983 trong kinh doanh rừng thông 3 lá, chúng ta chưa có kinh nghiệm gì về việc nuôi dưỡng và chăm sóc bảo vệ hoặc tra dặm. Việc làm giàu rừng nhằm vào đối tượng những khu rừng có trữ lượng thấp đo mật độ không đầy đủ nhưng chưa đến mức phải bỏ đi để lập lại rừng khác một cách cơ bản mà ta gọi là cải tạo.
Như vậy, khi chưa có tiến bộ kỹ thuật nào về nuôi dưỡng và làm giàu rừng, cần phải đặt vấn đề phân loại đối tượng và nghiên cứu ngay các kỹ thuật nuôi dưỡng và làm giàu rừng thưa, rừng nghèo.
Theo thống kê tài nguyên mới nhất của Viện ĐTQH thì tổng diện tích cần nuôi dưỡng quá lớn, chiếm tới 89 nghìn Ha (vì chúng ở tuổi non cho tới trung niên) bằng 84% diện tích rừng thuần loại thông 3 lá. Tuy vậy, số rừng thưa có trữ lượng thấp, ít triển vọng lại chiếm đại đa số (74 nghìn Ha), đó là đối tượng phải làm giàu hoặc cải tạo, như thế khối lượng công tác cần làm giàu rừng là vô cùng lớn vì chúng ta không đủ sức chỉ đạo bằng cách chặt đi trồng lại cả 74 nghìn Ha (70% tổng số) trong một thời gian ngắn.
Việc cải tạo rừng nghèo kiệt và ít triển vọng bằng cách chặt đi trồng lại cũng giống như kỹ thuật chặt trắng trồng lại rừng trong khai thác chính, điều khác ở đây là đối tượng rừng thưa, nghèo, ít triển vọng, kỹ thuật trồng lại rừng trên đất rừng ta đã vững vàng, ở đây là vấn đề tổ chức và tận dụng sản lượng gỗ bù đắp cho kinh phí trồng rừng.
Riêng về nuôi dưỡng, ngoài việc các đơn vị sản xuất tự tỉa thưa rừng trồng hoặc rừng non tự nhiên qua mau theo cảm giác, đoàn chuyên gia CHDC Đức đã khảo sát các quan hệ giữa tuổi và chiều cao, tuổi và đường kính, cự ly với tuổi... để từ đó xây dựng một biểu quá trình sinh trưởng, cho phép xác định lượng tỉa thưa theo chiều cao làm phần chuẩn (dày đặc) đối với cấp đất trung bình, có thể xác định số cây cần giữ lại ở từng tuổi (thông qua chiều cao) để xác định ra số cây cần tỉa ở rừng thưa hơn. Đối với cấp đất tốt hoặc xấu không áp dụng được (sẽ nói rõ hơn ở phần điều chế.
TỒN TẠI: Do chưa đạt được tiến bộ kỹ thuật nào trong khâu nuôi dưỡng, làm giàu và cải tạo rừng, sắp tới cần:
- Đẩy mạnh nghiên cứu quy luật tăng trưởng các nhân tố điều tra kể cả đường kính và khối lượng tán lá, từ đó xác định cự ly tối ưu ở mỗi tuổi để có số cây thích hợp. Từ đó xây dựng được biểu tỉa thưa nuôi dưỡng theo cấp đất.
- Bắt đầu nghiên cứu kỹ thuật làm giàu rừng, chủ yếu bằng tăng mật độ cho thích hợp với quy luật sinh trưởng và tích luỹ.
- Cần xác định ranh giới, diện tích rừng được làm giàu và rừng phải cải tạo để có kế hoạch lâu dài theo các tiêu chuẩn cần thiết.
2,2,6. Lĩnh vực khai thác và chế biến nhựa.
(1) Từ khi các chuyên gia CHDC Đức đưa kinh nghiệm khai thác nhựa thông trắng (Pinus Silvestris) áp dụng cho thông nhựa ở Quảng Ninh đến nay đã 20 năm, tới 1977 - 1978 phân viện đặc sản rừng thí nghiệm áp dụng phương pháp đó cho đối tượng thông 3 lá ở Prenn (ĐàLạt) với các công cụ kiểu Đức gọi là H1. Sau đó kỹ thuật này đã được xây dựng thành quy trình và mở rộng sản xuất cho cả vùng Lâm Đồng - Gia Lai - Kon tum.
Việc đưa một kỹ thuật tiên tiến của các nước tiên tiến áp dụng thành công cho một đối tượng thông khác (mà từ xưa các nhà lam học Pháp và Việt Nam đều cho là ít nhựa chỉ kinh doanh lấy gỗ) là một bước ngoặt không những chỉ khẳng định thêm giá trị của cây thông 3 lá, mà còn mở đầu cho một giai đoạn khai thác một tài nguyên quý, có giá trị xuất khẩu. Về sau, việc khai thác nhựa thông 3 lá trở thành một trong hai nội dung của đề tài cấp nhà nước về khai thác dầu nhựa (04 - 01 - 04 - 03) mà chủ nhiệm đề tài này - Lương Văn Tiến chính là tác giả của báo cáo khoa học về khai thác nhựa thông 3 lá Lâm Đồng được sơ kết giai đoạn đầu của công trình.
Phải nói rằng việc qua một quy trình công nghệ hoàn chỉnh vào áp dụng cho một đối tượng khai thác, có nghiên cứu các đặc diểm của đối tượng mới và điều kiện áp dụng đã đem lại một kết quả tốt đẹp. Với những cải tiến vừa nâng cao được hiệu quả vừa phù hợp với điều kiện lao động của công nhân, việc áp dụng này là một tiến bộ kỹ thuật. Nguyễn Ngọc Lung đã nhận xét về tiến bộ kỹ thuật này đạt 3 mặt:
- Áp dụng được các kỹ thuật và thao tác của phương pháp chữ V sao cho phù hợp với các đặc điểm của thông 3 lá (góc trích) và tầm vóc của công nhân Việt Nam (độ cao và công cụ).
- Xác định được thành phần và các chỉ tiêu đặc tính của nhựa thông 3 lá.
- Đã đi sâu giải quyết từng kỹ thuật cụ thể để sử dụng cao nhất cơ hội khai thác nhựa như tận dụng giai đoạn trước khai thác gỗ, kéo dài thời gian bằng phương pháp trích kép ở cây có điều kiện trích lâu.
Tuy nhiên, đề tài chưa kết thúc, việc nghiên cứu tiếp tục cần đi vào các hướng tăng sản lượng nhựa bằng kích thích hoá học và sinh học. Khống chế hoặc lợi dụng các nhân tố địa lý khí hậu và đặc biệt là ảnh hưởng của việc trích nhựa tới tăng trưởng tích luỹ gỗ. Cần nghiên cứu phân tích kinh tế về kinh doanh nhựa và kinh doanh gỗ khi trích dưỡng lâu dài hàng 5 - 10 năm để chọn phương hướng kinh doanh tối ưu và quy hoạch lâu dài.
Về mặt tổ chức sản xuất, tác giả của báo cáo cũng đã cố gắng đi vào chỉ đạo sản xuất và nhất là đề xuất các biện pháp hành chính hoặc kiểm tra để đảm bảo quy trình được thực hiện nghiêm chỉnh ở từng người lao động trong tổ chức quốc doanh, tập thể hay gia đình.

Khi vận dụng quy trình này trong 6 năm Đinh Minh Thái đã tổng kết kinh nghiệm sản xuất và trình bày ưu khuyết điểm việc tổ chức thực hiện và lý do những sai sót không tuân thủ quy trình trong một thông báo khoa học, trong đó cũng bổ sung nhiều hiện tượng mới, lý thú đối với người trích nhựa. Đó là việc mô tả trạng thái ngoài hình những cây thông cho nhiều nhựa và vị trí mọc của nó trên sườn núi, phát hiện trong loài thông 3 lá có thứ gỗ và nhựa màu vàng cho sản lượng nhựa cao và cuối cùng đóng góp nhiều ý kiến để lợi dụng thời tiết trong từng mùa và từng ngày thì lượng nhựa trích sẽ cao.


Các dấu hiệu này tuy mới là kinh nghiệm chưa được bố trí thực nghiệm xác minh, song cũng gợi ý để tiếp tục nghiên cứu khẳng định, bổ sung cho quy trình ngày càng hoàn thiện.
Việc chế biến nhựa thông chỉ gắn liền với khai thác nhựa khi mà sản lượng khai thác hàng năm đạt một mức độ đáng kể. Lúc sản lượng còn quá ít (một vài trăm tấn) thì thường các lò thủ công đảm nhận ở cả miền Bắc và miền Nam trước giải phóng, sau đó, từ 1960 nhà máy chế biến nhựa thông Quảng Ninh ra đời và hàng năm chế biến trên dưới 1.000 tấn, đó là kinh nghiệm cho xí nghiệp chế biến nhựa thông Lâm Đồng sau này. Ở miền Nam việc chế biến nhựa cũng từ các lò thủ công tư nhân bắt đầu từ 1941 sau các lò bán cơ giới dung lượng nồi một tấn ra đời, từ năm 1960 cũng chế biến trên dưới 1.000 tấn. Cho tới 1970 quy mô chế biến hẹp đi do chính quyền nguỵ nhập từ Mỹ vào rẻ hơn. Nhưng đó là giai đoạn chế biến nhựa thông 2 lá.
Từ năm 1978 khi mà sản lượng nhựa thông 3 lá khai thác tăng dần thì đồng thời cũng là lúc xí nghiệp chế biến nhựa thông ra đời, và một quá trình công nghệ chế biến được Nguyễn Bá Hưng - tác giả của báo cáo tổng kết về tình hình chế biến nhựa thông trình bày. Về quy mô và sản lượng chế biến hàng năm thì xí nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, từ 1978 chế biến 139 tấn, 1980 chế biến 1076 tấn, tới 1983 sẽ chế biến 2000 tấn. Vấn đề ở đây là các tiến bộ kỹ thuật trong chế biến nhựa thông 2,3 lá nói chung. Giai đoạn đầu còn sơ khai phương pháp gia nhiệt trực tiếp gặp các khó khăn trong thao tác sản xuất và khó khống chế nhiệt độ, do đó khi quá nóng các thành phẩm đầu thông và tùng hương bị phân huỷ hao hụt, khiến tỷ lệ thành phẩm thấp (trên dưới 80%), màu sắc và chất lượng thành phẩm không ổn định.
Năm 1982 bắt đầu giai đoạn 2: áp dụng phương pháp nồi súp - de gia nhiệt gián tiếp đòi hỏi chế tạo thay thế các nồi thủ công cũ. Các ưu điểm phương pháp này tác giả đã trình bày và Phạm Đình Thanh (Phân Viện DSR) đã nhất trí, đó là - thao tác sản xuất nhẹ nhàng hơn - khống chế được nhiệt độ vừa tránh được hoả hoạn mà tỷ lệ thành phẩm được cải thiện - Nguyên liệu được lọc sạch qua nước nóng làm cho màu sắc và chất lượng thành phẩm sáng, ổn định.
Song, sản xuất trong điều kiện một nước đang phục hồi sau chiến tranh nên quá trình công nghệ theo dây chuyền càng dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố làm gián đoạn từng khâu - Việc chế tạo và thay thế hết sức khó khăn, đó là khó khăn chung của một nước mà nền cơ khí lạc hậu. Phạm Đình Thanh cũng đã khuyến cáo nên kết hợp thêm biện pháp lắng để xử lý nguyên liệu ban đầu và cần nghiên cứu kỹ thị trường và giá cả tiêu thụ các mặt hàng mới dự định chế biến từ dầu thông và tùng hương.
Quá trình mới mở ra triển vọng tốt về nâng cao số lượng chất lượng sản phẩm, để tiến hành tốt tác giả đưa ra một số đề nghị rất thiết thực - Nâng cao chất lượng sản xuất nhựa - Thay các thùng chứa nhựa bị rỉ - Cơ quan tiêu thụ sản phẩm không để ứ đọng.

TỒN TẠI: Đề tài 04.01.04.03 có phân tích nhựa thông 3 lá còn đang triển khai, để giải quyết phương hướng chiến lược về kinh doanh gỗ hay nhựa, phối hợp lợi dụng sao cho hiệu quả nhất cần nghiên cứu các phương pháp trích ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển như thế nào?
Mặt khác, để nâng cao sản lượng nên đi sâu vào cơ chế tiết nhựa bệnh lý để sử dụng kích thích tố. Việc tập hợp rộng rãi kinh nghiệm sản xuất để bổ sung quy trình cũng nêu là một nội dung, và cuối cùng về tổ chức sản xuất, cần có những biện pháp hiệu lực về hành chính, kinh tế và giáo dục tư tưởng để đảm bảo quy trình được thực hiện đầy đủ.
Về chế biến cần nghiên cứu cả hệ thống quá trình công nghệ điều hành sản xuất nhịp nhàng ổn định. Nghiên cứu việc tẩy màu tùng hương bằng các acid và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về điểm chảy mềm của tùng hương bằng hệ thống kỹ thuật nhiệt, nước, thời gian trưng cất. Cuối cùng để xuất chế tạo các mặt hàng mới là hướng đúng cần đi từ thí nghiệm đến sản xuất.
2,2,7. Phòng chống lửa rừng:
Lửa rừng ngày xưa được xem là nhân tố sinh thái chủ đạo trong quá trình hình thành rừng thông. Ngày này nó là một trong những nguyên nhân chủ yếu (còn nguyên nhân khai thác gỗ và khai hoang) làm giảm diện tích và chất lượng của rừng.
Đối với rừng thông Lâm Đồng việc phòng chống lửa có một ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định sự thành bại của việc trồng rừng, nó ảnh hưởng to lớn đến tăng trưởng phát triển của rừng lớn tuổi.
Ngay từ trước 1975 như đã trình bày phần trên, diện tích rừng bị cháy thường vượt xa diện tích trồng lại. Và hiện nay cũng vẫn còn tình trạng diện tích trồng được (năm 1980 trồng được 1600 Ha, bị cháy 4000 Ha) bình quân hàng năm 2000 Ha bị cháy ở các mức độ khác nhau. Phạm Văn Án cho biết ĐàLạt hàng năm có tới 70 - 100 vụ cháy to nhỏ khác nhau và thường diễn ra vào mùa khô, tập trung cao nhất vào tháng 2 tháng 3. Ở Bảo Lộc chỉ 5 - 15 vụ hàng năm thường từ tháng 1 đến tháng 3. Như vậy tuỳ theo khí hậu, loại hình rừng (ở ĐàLạt loại thông thuần loại nhiều, thảm cỏ khô, ở Bảo Lộc phần lớn rừng thông hỗn loại, thảm tươi cây xanh), tập quán làm ăn và ý thức của nhân dân. Hệ thống tổ chức phòng cháy, chữa cháy hiện nay, theo Phạm Văn án gồm: chòi gác lửa, đã lập 25 chòi để phát hiện và thông tin kịp thời các đám cháy thật sớm và thật nhanh. Qua nhiều năm, hiệu quả của chòi tỏ ra không cao và tự nó không được ai sử dụng nữa.
- Quy vùng trọng điểm cháy, đã khoanh 98 nghìn Ha trọng điểm (gần hết số rừng thuần loại).
- Tổ chức lực lượng canh phòng, từ 1977 đến 1983 bình quan có 500 - 700 người tuần tra canh phòng. Tổ chức tạm thời các đội phòng cháy chữa cháy trong các tháng khô để kịp thời dập lửa.
- Tuyên truyền giáo dục và tổ chức các đội xung kích phòng cháy chữa cháy không chuyên tại các đơn vị hành chính có rừng.
Về kỹ thuật: Trong 8 năm chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy, chi cục kiểm lâm nhân dân Lâm Đồng đã sử dụng các biện pháp:
1) Hệ thống băng trắng tổng số dài 400 km rộng từ 4 m đến 15 m thi công bằng cơ giới và thủ công. Hàng năm cây cỏ mọc lại và đến mủa nắng khô héo nên lại phát quang hoặc ủi đi.
Do thí nghiệm (đốt thử trong các thời tiết) nên chưa ai đánh giá hiệu quả các băng này có cản được lửa hay không, nhưng Phạm Văn Án cho biết nó là đường đi thuận lợi cho việc tiếp cận các đam cháy và thường trở thành đường vận xuất gỗ và ranh giới tiểu khu, lô, khoảnh.
2) Hệ thống băng xanh: chi cục mới thí nghiệm băng trồng cây dứa bà, băng này chạy dài cạnh băng trắng, mục đích hạn chế tốc độ cháy. Việc trồng cây dứa bà đã thành công, cây sống, năm 1981 đã trồng 3 hàng cách nhau 1 m cây cách nhau 0,5 m tổng số chiều dài 3 km. Không thấy tác giả báo cáo cây sống bao nhiêu và về sinh thái có mọc được ở loại đất xấu, đất khô hay không. Đặc biệt không thử nghiệm khả năng cản lửa của loại băng xanh này cũng như băng trắng nên, như Nguyễn Bội Quỳnh đã nhận xét, không biết hiệu quả chống lửa của từng loại và so sánh với nhau.
Tóm lại, việc nghiên cứu các biện pháp phòng chống lửa còn quá sơ sài và ít ỏi so với sự đe doạ của nạn lửa rừng. Mặc dù chi cục đã có nhiều cố gắng tìm tòi, thử nghiệm, học tập các biện pháp đã có trên thế giới, nhưng do thiếu kinh phí (từ 1983 Lâm Đồng không được coi là trọng điểm của đề tài cấp nhà nước về phòng chống cháy rừng nữa 04.01.01.07), thiếu người tổ chức thực hiện các đề tài nên chưa đạt được tiến bộ kỹ thuật nào ngoài việc cứu hoả chính là sức người dập lửa bằng tay.
TỒN TẠI: Qua trình bày trên rõ ràng lỗ trống về kỹ thuật phòng và chữa cháy còn quá lớn, cần tập trung giải quyết cấp thiết các vấn đề:
- Dự báo hoả hoạn trên cơ sở thống kê các quy luật tư nhiên và xã hội trong đó yếu tố khí hậu rất quan trọng.
- Đặt lại phương pháp nghiên cứu các loại băng trắng và băng xanh, tìm thêm nhiều loài cây xanh có khả năng mọc ở đất xấu có tầng cao khác nhau để kết hợp trong băng trên cơ sở đặc điểm sinh thái của chúng.
- Tiến tới nghiên cứu trồng rừng hỗn loại ở các trọng điểm để phòng chống lửa hoặc các ô rừng hỗn loại theo đai.
Kết hợp với các luật lệ nghiêm ngặt về sử dụng lửa trong rừng, đốt nương rẫy, đốt than và chính sách định canh định cư.
2,2,8. Điều chế rừng:
Ngay sau ngày giải phóng Lâm đồng, viện DTQH đã điều tra thiết kế kinh doanh cho một loạt lâm trường ở miền Nam, trong đó có các lâm trường tại ĐàLạt. Các phương án kinh doanh đã giải quyết các vấn đề cơ bản của công tác điều chế, đó là: - kiểm kê tài nguyên, - tính toán lượng khai thác hàng năm, vị trí khai thác gỗ hàng năm và vòng quay. - Tính toán các kế hoạch gây trồng, nuôi dưỡng, cải tạo rừng hàng năm. - Tính toàn hiệu quả kinh tế, giá thành, khẩu hao, đầu tư và lỗ lãi của hoạt động kinh tế.

Mặc dù các phương án điều tra thiết kê kinh doanh còn sơ lược các căn cứ khoa học chưa cao (các cơ sở tăng trưởng, dự đoán sản lượng còn ước lượng sơ bộ, các biện pháp kỹ thuật lâm học vẫn chưa hoàn chỉnh... ), nhưng đó là cương lĩnh hoạt động, đảm bảo không mất rừng, tức rằng Lâm Đồng cũng như cả nước chỉ coi đó là những tài liệu tham khảo mà không được thực hiện nghiêm chỉnh.


Từ 1980 Việt Nam hợp tác với CHDC Đức trong việc điều chế rừng thông 3 lá Lâm Đồng theo hướng kinh doanh gỗ lớn, cho tới nay đã điều chế được một số phân trường cho lâm trường ĐàLạt. Hoàng Bá Phổ trong báo cáo điều chế phân trường IV.
Để giải quyết một số cơ sở cho điều chế (mà ta cung cấp chưa đủ) chuyên gia S.ANDERS (1980) dùng một phương pháp làm nhanh trên cơ sở các quan hệ 4/A 4/D 4/L N/H D/L và quy luật tăng trưởng từ 120 cây ưu việt giải tích xây dựng một biểu quá trình sinh trưởng cho cấp đất trung bình và một biểu tỉa thưa. Yếu tố tuổi được thể hiện qua chiều cao cho sản xuất dễ sử dụng và theo Nguyễn Hồng Quân nó sẽ thiếu chính xác cho cấp đất tốt và cấp đất xấu.
KOHLSTOCK (1981) giải quyết các kỹ thuật khai thác và tái sinh rừng, trong đó có khai thác trắng ở rừng kinh tế, khai thác chọn ở rừng phòng hộ hoặc đất dốc và xúc tiến tái sinh tự nhiên, hệ thống phân loại rừng.
Việc xây dựng các chỉ tiêu lượng khai thác hàng năm, vòng quay được phân tích một cách khoa học theo tài liệu điều tra. Việc xếp đặt các nội dung kỹ thuật lâm học khác như tái sinh tự nhiên, trồng rừng, chặt nuôi dưỡng... được điều chỉnh cho thích hợp với một đơn vị điều chế là phân trường.
Kết quả điều chế là phương án sản xuất cho đơn vị phân trường. Phương án được xây dựng trên cơ sở những số liệu kiểm kê rừng, các kinh nghiệm xử lý hiện đại và thực dụng của khoa học kỹ thuật tiên tiến CHDC Đức. Để triển khai nghiêm chỉnh các phương án đó, lãnh đạo sở lâm nghiệp đã cố gắng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật cho phân trường và trong thực tiễn của điều kiện sản xuất Việt Nam. Trong thông báo khoa học của tác giả Phạm Văn Còi đã xác nhận các ưu điểm khi kinh doanh theo phương án, cụ thể là:
- Kế hoạch sản xuất rõ ràng, biện pháp kỹ thuật đã được chọn.

- Dự kiến cho năm tới được nhìn nhân trước và chủ động đảm bảo số lượng chất lượng...



- Việc quản lý sản xuất, ranh giới rõ ràng, nghiệm thu đảm bảo số lượng chất lượng...
Song cũng có nhiều điểm chưa hợp với điều kiện sản xuất Việt Nam như: - Không lường trước các ảnh hưởng bởi dân và ruộng trong khu sản xuất như nương rẫy, lửa rừng.
- Tổ chức đời sống, quyền lợi vật chất và điều kiện giáo dục văn hoá cho con e và bản thân cán bộ công nhân viên khó khăn qua đông không khắc phục được ở các điểm sản xuất hoặc tiểu khu xa xôi.
- Máy móc xe cộ khai thác vận chuyển già cỗi không đạt các chỉ tiêu định mức tiên tiến, phương tiện thông tin liên lạc giữa phân trường với lâm trường, phân trường với các tiểu khu không có... làm cho việc thực hiện phương án điều chế gặp khó khăn.
Tóm lại: Trong lĩnh vực điều chế rừng, ta đã nhiều kinh nghiệm điều tra thiết kế kinh doanh (tức là điều chế) và đã hoàn thành gần như hầu hết cho các lâm trường trọng điểm, một phân do các đoàn đội của trung ương, phần khác do các đoàn đội cấp tỉnh. Các chuyên gia Đức và Việt Nam đã đem kinh nghiệm tiên tiến của Đức điều chế cho ta, mặc dù cũng còn những điểm chưa hợp điều kiện sản xuất của ta nêu trên, phải đánh giá các phương án là tốt, đó là các tiến bộ kỹ thuật đáng kể trong lĩnh vực này. Tuy vậy, nếu với hình thức này (thuê bạn mỗi năm điều chế một phân trường) để giải quyết điều chế rừng Lâm Đồng phải hợp tác 1/2 thế kỷ.
TỒN TẠI: Phương án điều chế tốt hay chưa tốt không chỉ phụ thuộc phương pháp xây dựng các kế hoạch sản xuất theo thời gian mà còn phụ thuộc 3 yếu tố:
- Các cơ sở khoa học như quy luật tăng trưởng, cấu trúc, dự đoán sản lượng, phân loại rừng...
- Các tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý rừng (khai thác, gây trồng...).
- Dộ chính xác của tài nguyên và điều kiện sản xuất khi kiểm kê rừng.
Do đó, trước mặt phải đẩy mạnh các nghiên cứu cơ sở như vừa nêu trên và xây dựng các tiến bộ kỹ thuật lâm học trong các khâu kinh doanh rừng trên nguyên tắc trước tiên làm nhanh đáp ứng nhu cầu trước mắt sau nghiên cứu kỹ và bổ sung hoàn chỉnh dần.
Có thể chuyển hướng hợp tác điều chế sang nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ để Việt Nam nhanh chóng đảm nhận.
III. KẾT LUẬN
Qua trình bày các khoa học cơ bản và 6 lĩnh vực kỹ thuật kinh doanh rừng trên đây với các tồn tại hay nhiệm vụ cần nghiên cứu trước mắt và lâu dài chúng ta đã đánh giá khái quát trình độ kỹ thuật mà sản xuất mà sản xuất kinh doanh rừng thông Lâm Đồng đang áp dụng, đồng thời xây dựng một đề cương nghiên cứu giải quyết toàn diện các vấn đề kỹ thuật kinh doanh và xây dựng vốn rừng thông có hiệu quả kinh tế cao nhất trong hai giai đoạn; trước mắt và lâu dài ở phần sau.
Vì chưa có bố trí nghiên cứu thí nghiệm nào đáng kể cho tới nay nên đợt tổng kết này chỉ nhằm thu thập các kinh nghiệm kỹ thuật trong sản xuất để hệ thống lại toàn bộ vốn liếng hiểu biết về rừng thông, trong đó tận dụng thừa kế toàn bộ những kết quả tích luỹ từ ngày con người hiểu đến rừng thông này. Do đó nội dụng các báo cáo còn nghèo nàn, các mặt đề xuất đến chưa toàn diện, nhiều khâu sản xuất hầu như dẫm chân tại chỗ như khai thác gỗ, phòng chống cháy, làm giàu rừng.
Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra, kết quả của tổng kết đã đáp ứng, cho phép đánh giá khách quan trình độ kỹ thuật đang sử dụng với các ưu khuyết điểm của nó và là cơ sở để xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học trước mắt và lâu dài nhằm giải quyết từng bước toàn bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý kinh doanh rừng thông một cách có hiệu quả và xây dựng vốn rừng ngày càng giàu mạnh./-
Каталог: dspace -> bitstream -> 123456789
123456789 -> XÁC ĐỊnh cơ CẤu cây trồng và thời vụ HỢp lý cho các vùng thưỜng xuyên bị ngập lụt tại huyện cát tiên tỉnh lâM ĐỒNG
123456789 -> CHƯƠng I: giới thiệu môn học và HẠch toán thu nhập quốc dân kinh tế vĩ mô là gì?
123456789 -> Bài 1: XÁC ĐỊnh hàm lưỢng oxy hòa tan (DO)
123456789 -> NHẬp môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin I. Khái lưỢc về chủ nghĩa mác-lênin
123456789 -> HỌc phầN: VẬt lý ĐẠi cưƠng dành cho sinh viên bậc cao đẲng khối ngành kỹ thuậT
123456789 -> BỘ CÔng thưƠng trưỜng cao đẲng công nghiệp tuy hòA
123456789 -> Chương 1: ĐẠi cưƠng về hoá học hữu cơ Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ
123456789 -> CHƯƠng 1 những khái niệm chung vài nét về lịch sử Thời kỳ thứ nhất

tải về 359.17 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương