Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành bởi 3 cù lao lớn: An Hoá, Bảo, Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ


II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI



tải về 2.07 Mb.
trang5/16
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích2.07 Mb.
#30676
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16


II. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Nguồn nhân lực (dân tộc, dân số, lao động)


Theo kết quả nội suy từ tổng điều tra dân số năm 2009 vào khoảng 1.305.445, năm 2010 dân số của toàn tỉnh là 1.260.064 người, giảm bình quân 0,2%/năm, do tốc độ tăng dân số tự nhiên chậm và lượng người xuất cư ngày càng tăng (bình quân 10.000 – 19.000 người/năm).

Bảng 7. Hiện trạng dân số năm 2000, 2005, 2010

(Đơn vị: người)

Các chỉ tiêu

2000

2005

2010

Dân số trung bình

Dân số nông thôn

Dân số đô thị

Dân số nông nghiệp

Dân số phi nông nghiệp


1 305 445

1 188 621

116 824

1 069 759



235 686

1 273 184

1 141 531

131 653

913 225


359 959

1 260 064

1 098 903

161 161

879 122


380 942

(Nguồn: Tính toán theo kết quả tổng điều tra dân số 4/2009)

Dân số đô thị có khuynh hướng tăng khá nhanh, 2,4%/năm trong giai đoạn 2001 – 2005 và 4,1%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010. Dân số nông thôn có khuynh hướng giảm, bình quân 0,8%/năm.

Cơ cấu dân số đô thị – nông thôn tăng từ 8,9% – 91,1% năm 2000 lên 9,7% – 90,3% năm 2005 và 12,8% – 87,2% năm 2010, cho thấy tốc độ đô thị hoá chậm và tỷ lệ đô thị hoá còn rất thấp so với bình quân của cả nước và bình quân của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cơ cấu dân số phi nông nghiệp – nông nghiệp tăng từ 18,1% – 81,9% năm 2000 lên 27,8% – 72,2% năm 2005 và 30,2% – 69,8% năm 2010, cho thấy nông thôn đã chuyển hoạt động nông nghiệp sang công thương nghiệp khá nhanh, đặc biệt trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn vẫn còn giữ một vai trò đáng kể trong nền kinh tế - xã hội.

Mật độ dân số trung bình giảm từ 554 người/km2 năm 2000 còn 540 người/km2 năm 2005 và 534 người/km2 năm 2010 do dân số giảm. Các huyện có mật độ cao là Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam; các huyện vùng ven biển có mật độ dân số thấp. Mật độ nêu trên phản ánh quá trình lịch sử định cư và khai phá đất đai của tỉnh, lúc đầu tập trung ở Ba Tri và Mỏ cày, thành phố Bến Tre, Chợ Lách, sau đó lan sang các vùng đất mới ở Bình Đại, Thạnh Phú, Châu Thành, Giồng Trôm. Nếu so sánh với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre có mật độ dân số bình quân cao hơn của vùng.

Tỷ lệ đô thị hoá bình quân là 12,8%, rất thấp và chủ yếu tập trung tại thành phố Bến Tre và 3 thị trấn lớn là Mỏ Cày, Bình Đại, Ba Tri; đất nông nghiệp còn nhiều; 5 huyện còn lại đạt tỷ lệ đô thị hoá thấp.

Dân số có cơ cấu trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) giảm dần từ 31,7% năm 2000 còn 28,4% năm 2010, nhưng đặc biệt là số trẻ dưới 14 tuổi lại giảm nhanh từ 27,9% năm 2000 và 19,8% năm 2010; trong khi đó tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 59,8% lên 67,0% dân số và lực lượng dân số nữ từ 56 tuổi và nam 61 tuổi trở lên tăng từ 9,9% năm 2000 lên 11,5% dân số. Hiện tượng trên cho thấy dân số tỉnh Bến Tre trong tình trạng đang đi vào cơ cấu già, một mặt do kết quả của chương trình kế hoạch hoá, một mặt do số dân trong nhóm tuổi trẻ xuất cư nhiều.

Tuổi thọ trung bình đã tăng rất nhanh, từ 64,8 tuổi năm 2000 lên 70,6 tuổi năm 2005 và 75,1 tuổi năm 2010. Tuy nhiên, với tỷ lệ chết hàng năm vẫn còn ở mức độ cao (0,51% năm 2000; 0,55% năm 2005; 0,25% năm 2010) là một thách thức đối với chất lượng dân số.

Lao động trong khu vực 1, lao động trong độ tuổi giảm từ 68% năm 2000 còn 66% năm 2005 và 58% năm 2010; trong khi đó tỷ trọng này tại khu vực 2 tăng từ 5% lên 6%, 8%; khu vực 3 tăng từ 10% lên 12%, 13% cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – dịch vụ còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của lao động gia tăng, dẫn đến lao động nông nghiệp đi tìm việc ở các tỉnh thành khác rất đông.

Lao động trong độ tuổi tăng bình quân trong thời kỳ 2001 – 2010 khoảng 6.350 người/năm, hầu hết đều có công ăn việc làm, tỷ lệ lao động không có công ăn việc làm vững chắc chung quanh 2 – 4%; đến năm 2010, qua cân đối bắt đầu có hiện tượng thiếu lao động nghề nghiệp.

Hiện trên địa bàn tỉnh có hệ thống của các trường liên kết đào tạo đại học tại chức, các trường cao đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp, trường công nhân kỹ thuật, nhưng quy mô nhỏ, do đó vẫn còn thiếu nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ, nhất là trong các ngành công thương nghiệp và dịch vụ.

Tỷ lệ lao động đào tạo kể cả truyền nghề tăng từ 20,7% lao động trong độ tuổi năm 1999 lên 27,0% năm 2005 và 40,1% năm 2010, trong đó có 2,2% cao đẳng – đại học – sau đại học, 4,2% trung học chuyên nghiệp, 10,9% công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ lao động được đào tạo chính quy chỉ đạt 17,3%, thuộc vào nhóm thấp. Đa số lao động có chuyên môn tập trung về trung tâm tỉnh, nhất là thành phần từ đại học trở lên. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của tỉnh hiện đang đi sang các tỉnh lân cận và thành phố Hồ Chí Minh làm việc.

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học thấp (4,5% lao động trong độ tuổi) cho thấy điều kiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn nhiều hụt hẫng đối với nguồn lao động tại chỗ.



Bảng 8. Lao động và cơ cấu lao động năm 2000, 2005, 2010

(Đơn vị: người)




2000

2005

2010

Lao động trong tuổi

Lao động ngành nghề

Lao động khu vực 1

Lao động khu vực 2

Lao động khu vực 3

Nội trợ


Đang đi học

Mất sức lao động



780321

645251


529263

40840


75148

89737


22768

15606


813988

682716


536368

51043


95305

93609


31920

16280


843889

750265


493178

70761


11975

91140


37975

13502


CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Lao động khu vực 1

Lao động khu vực 2

Lao động khu vực 3

Đang đi học

67,8%


5,2%

9,6%


2,9%

65,9%


6,3%

11,7%


3,9%

58,4%


8,4%

13,3%


4,5%

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2010)

Năm 2010, lao động trong ngành lâm nghiệp là 472 người, chiếm 0,12% tổng số lao động của ngành nông nghiệp, hoặc chiếm 0,06% tổng số lao động toàn tỉnh.


Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp năm 2010 theo giá thực tế chiếm 0,07% tổng giá trị sản xuất của toàn tỉnh.

2. Thực trạng kinh tế xã hội

2.1. Về kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản...


Trên cơ sở đặc điểm tự nhiên và thực trạng phát triển kinh tế – xã hội có thể chia tỉnh Bến Tre thành 3 vùng như sau:

  1. Vùng ngọt: gồm toàn diện tích chuyện Chợ Lách và các xã phía tây huyện Châu Thành, chiếm khoảng 14,4% diện tích của tỉnh. Đây là vùng nước ngọt hầu như quanh năm, biên độ triều trung bình và chủ động tưới tiêu, ít bị ảnh hưởng lũ, địa hình bằng phẳng, đất phù sa độ phì cao, tuy nhiên độ chia cắt địa hình khá lớn. Sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh trên cơ sở kinh tế vườn và hoa kiểng; khu vực công nghiệp – xây dựng phát triển kém; thương mại – dịch vụ tương đối phát triển. Dân cư đô thị tập trung với các đô thị phân tán quy mô nhỏ (thị trấn Chợ Lách, Tiên Thuỷ, Vĩnh Thành).

  2. Vùng lợ: gồm các xã phía đông huyện Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, toàn bộ thành phố Bến tre, huyện Giồng Tôm, Mỏ Cày Nam, các xã phía tây huyện Bình Đại, một phần diện tích thuộc huyện Ba Tri và huyện Thạnh Phú, chiếm khoảng 55% diện tích tỉnh. Đặc điểm chung là nước bị nhiễm mặn từ 2 – 8 tháng trong năm và độ mặn tăng dần từ tây sang đông; địa hình trung bình, đất đai thuộc loại phù sa. Kinh tế nông nghiệp chủ yếu là dừa kết hợp cây ăn trái và ca cao; công thương nghiệp phát triển nhất so với các vùng khác với các trung tâm độ thị lớn (thành phố Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày Nam) và nhiều đô thị nhỏ vệ tinh (thị trấn Châu Thành, Tân Thạch, An Hoá, Mỹ Thạnh, Lương Quới).

  3. Vùng mặn: bao gồm phần lớn diện tích của 3 huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, chiếm khoảng 36% diện tích của cả tỉnh. Đặc điểm chung là bị nhiễm mặn từ 8 tháng đến quanh năm, địa hình thấp dần theo hướng ra biển với nhiều giồng cát; nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản đang phát triển mạnh.Vùng ven biển gồm phần diện tích ven biển của các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, chiếm khoảng 14% diện tích toàn tỉnh, bị ngập mặn thường xuyên. Hiện trạng sử dụng đất ở vùng này chủ yếu là rừng ngập mặn, ruộng muối, nghêu, tôm – rừng, rau màu tại giồng cát. Công thương nghiệp hầu như không phát triển.

2.2. Tổng quát về các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre

2.2.1. Về tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Bến Tre tuy tiếp cận ngưỡng 10%/năm nhưng vẫn ở vào mức thấp so với toàn vùng. Nguyên nhân là trong khi các tỉnh khác đạt tăng trưởng rất cao về phát triển khu vực 2 thì công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bến Tre chưa phát triển do yếu tố cách ly về vị trí địa lý. Tuy nhiên, với điểm xuất phát thấp, khả năng tăng trưởng nhanh về kinh tế của tỉnh Bến Tre trong thời kỳ đến năm 2020 là có thể thực hiện khả thi, đặc biệt trong bối cảnh thế biệt lập về vị trí địa lý được xoá bỏ sau khi hình thành các cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, Cổ Chiên và hoàn thành các kết cấu hạ tầng quan trọng, tiếp tục thu hút đầu tư vào khu vực công nghiệp và phát triển đồng bộ khu vực dịch vụ.

Quy mô giá trị GDP đứng hàng thứ 9/13 tỉnh và thấp hơn bình quân toàn vùng. Đứng về quy mô giá trị GDP, tỉnh Bến Tre thấp hơn tỉnh liền kề là Tiền Giang nhưng cao hơn Vĩnh Long và Trà Vinh. Giá trị GDP/ha đất tự nhiên đứng hàng thứ 5/13 tỉnh và cao hơn bình quân toàn vùng, nguyên nhân do khu vực nông nghiệp trên địa bàn rất phát triển với 2 nhóm sản phẩm có giá trị sản xuất/ha cao là thuỷ sản và trái cây. Về chỉ tiêu giá trị GDP/ha đất tự nhiên, tỉnh Bến Tre cao hơn Trà Vinh nhưng vẫn thấp hơn Vĩnh Long và Tiền Giang. Tuy giá trị GDP/ha đất tự nhiên cao nhưng do mật độ dân số cao, giá trị GDP/người đứng hàng thứ 11/13 tỉnh và thấp hơn bình quân toàn vùng. Về chỉ tiêu giá trị GDP/người, tỉnh Bến Tre thấp hơn Tiền Giang và Vĩnh Long nhưng vẫn cao hơn Trà Vinh.

2.2.2. Về cơ cấu kinh tế

Khu vực 1 của Bến Tre nằm trong nhóm 5 tỉnh nông nghiệp phát triển ưu thế (có khu vực 1 chiếm tỷ trọng trên 45%) là Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre. Thế mạnh đặc trưng là kinh tế vườn và nuôi trồng – đánh bắt thuỷ sản. Chỉ tiêu tổng sản lượng trái cây của Bến Tre đứng hàng thứ 2/13 tỉnh (sau Tiền Giang) và cao hơn rất nhiều so với bình quân toàn vùng. Chỉ tiêu sản lượng dừa đứng hàng thứ 1/13 tỉnh. Chỉ tiêu sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và đánh bắt đứng hàng thứ 3/13 tỉnh (sau Cà Mau và Kiên Giang). Chỉ tiêu tổng sản lượng lúa đứng hàng thứ 13/13 tỉnh, bình quân lúa/người đứng hàng thứ 13/13.

Khu vực 2 của Bến Tre chiếm tỷ trọng 19%, nằm trong nhóm 7 tỉnh chưa đạt ngưỡng công nghiệp hoá (có khu vực 2 chiếm tỷ trọng dưới 25%) là An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre. Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp của Bến Tre đứng hàng thứ 11/13 tỉnh (thấp hơn Tiền Giang nhưng cao hơn Vĩnh Long và Trà Vinh) và thấp hơn bình quân toàn vùng. Bình quân giá trị sản xuất công nghiệp/người đứng hàng thứ 13/13 và cũng thấp hơn nhiều so với bình quân toàn vùng.

Khu vực 3 của Bến Tre chiếm tỷ trọng 35%, nằm trong nhóm 4 tỉnh phát triển dịch vụ trung bình (có khu vực 3 chiếm tỷ trọng trên 30%) là thành phố Cần Thơ, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre. Chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ đứng hàng thứ 10/13 tỉnh (thấp hơn Tiền Giang, Vĩnh Long và cao hơn Trà Vinh). Tuy nhiên, Chỉ tiêu bình quân tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ/người chỉ đứng hàng thứ 11/13 (chỉ cao hơn Trà Vinh) và cũng thấp hơn nhiều so với bình quân toàn vùng.



2.2.3. Các chỉ tiêu khác

Tỷ lệ hộ sử dụng điện của Bến Tre thấp hơn các tỉnh liền kề và bình quân toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch tương đương bình quân toàn vùng nhưng đứng hàng thứ 9/13 và thấp hơn 3 tỉnh liền kề. Mật độ đường bộ (1,8 km/km2), cao hơn bình quân toàn vùng nhưng chỉ tiêu đường ô tô còn thấp (0,34 km/km2).

Trong tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Bến Tre chiếm vị trí trung bình thấp, cơ cấu kinh tế còn nặng nề về nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng thấp, phát triển thương mại dịch vụ ở mức độ trung bình khá so với toàn vùng. Các chỉ tiêu kết cấu hạ tầng ở mức độ trung bình (ngoại trừ tỷ lệ cấp nước sạch ở mức độ thấp so với các tỉnh khác).

Nguyên nhân chính của thực trạng trên do vị trí biệt lập tương đối về địa lý so với vùng kinh tế trọng điểm phía nam và phần còn lại của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, với các công trình thông tuyến đã và sẽ hoàn thành (cầu Rạch Miễu, Hàm Luông, Cổ Chiên), tỉnh Bến Tre có nhiều điều kiện tăng trưởng nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020.



2.2.4. Tình hình kinh tế xã hội 5 năm qua và định hướng 5 năm tới

Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nêu rõ, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,42%/năm, tăng 0,33% so với bình quân 5 năm trước; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 866 USD (tương đương 16,55 triệu đồng), tăng 75,6% so năm 2005. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng khu vực nông nghiệp từ 58,44% giảm còn 45,66%, khu vực công nghiệp - xây dựng từ 15,90% tăng lên 18,57% và dịch vụ từ 25,66% tăng lên 35,77%. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, thuỷ lợi được tập trung đầu tư đã giúp Bến Tre phá thế biệt lập về địa lý, mở rộng giao lưu với các tỉnh, thành trong khu vực, tạo ra diện mạo mới cho toàn tỉnh. Lĩnh vực văn hoá, xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển đều khắp các địa phương. Quốc phòng và an ninh được tăng cường, chính trị – xã hội ổn định, hệ thống chính trị được củng cố.

Mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ 2010 – 2015 được trình tại Đại hội Đảng bộ Bến Tre là “Kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với chăm lo phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội”. Từ nay đến năm 2015, tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 13%/năm; cơ cấu kinh tế: khu vực 1: 30,3%; khu vực 2: 27,4%; khu vực 3: 42,3%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.600 USD (tương đương 36 triệu đồng).

2.3. Cơ sở hạ tầng: Giao thông, thuỷ lợi, xây dựng, năng lượng


Giao thông đường thuỷ là hệ thống quan trọng của tỉnh Bến Tre. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên) ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt với khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thuỷ, hệ thống thuỷ lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre.

Song song với giao thông thuỷ, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thành phố Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ cầu Rạch Miễu qua thành phố Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thành phố Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60 qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc.

Năm 2007, cầu Rạch Miễu hoàn thành đã gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Hệ thống đê biển đã được hình thành và đang được xây dựng để đáp ứng với các nhu cầu bảo vệ vùng ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu. Khu vực huyện Bình Đại đã có tuyến đê bảo vệ khu vực sản xuất nông nghiệp. Tuyến đê này từ An Hoá chạy xuống phía nam nối với tỉnh lộ 883, sau đó chạy dọc sông Ba Lai đến ngã tư Giao Hòa. Các cống dưới đê có rất ít. Phía ngoài tỉnh lộ 883 là khu vực rừng ngập mặn kết hợp nuôi thuỷ sản, dọc bờ biển chưa có đê. Hiện nay tỉnh Bến Tre đề nghị xây dựng tuyến đê dọc bờ biển để bảo vệ khu vực này.

Khu vực huyện Giồng Trôm, Ba Tri đã có tuyến đê dọc sông Ba Lai từ An Phú đến xóm Giồng Giềng, nối tiếp là tuyến đê ở phía nam rạch Bà Hiền đến lộ 26. Ven sông Hàm Luông chưa có đê, nhưng lộ 26 nằm cách bờ sông khoảng 6 km được sử dụng như tuyến đê ngăn mặn bảo vệ khu vực phía trong. Ven bờ biển Ba Tri hệ thống đê chưa hoàn chỉnh.

Khu vực Thạnh Phú, đã xây dựng được tuyến đê sông ven sông Cổ Chiên từ kênh Mỏ Cày đến rạch Cái Bần, dưới đê các cống đều được xây dựng; phía sông Hàm Luông đã xây dựng được đoạn đê từ rạch Tân Hương đến đầu rạch Bang Cung, dưới đê đã có cống. Nhờ hệ thống đê này nên đã ngọt hoá được khu vực phía bắc thị trấn Thạnh Phú - khu vực phía nam, các tuyến đê sông và đê ven biển chưa được xây dựng. Tỉnh Bến Tre đang tiếp tục xây dựng các tuyến này.


2.4. Văn hoá xã hội: Thực trạng y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội, thông tin


(Theo báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ, giải pháp thực hiện trong những tháng cuối năm 2011)

      1. Khoa học và công nghệ

Trong 9 tháng đầu năm, Hội đồng khoa học và công nghệ tỉnh đã tổ chức triển khai 02 dự án cấp bộ và 71 chương trình, đề tài, dự án cấp tỉnh. Tổ chức phê duyệt 24 đề tài dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong danh mục năm 2011, nghiệm thu 13 đề tài, dự án, trong đó có 3 đề tài, dự án đạt loại xuất sắc. Hoạt động triển khai các đề tài, dự án đã mang lại một số kết quả khả quan, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hoạt động sở hữu trí tuệ đã được doanh nghiệp quan tâm, có 42 doanh nghiệp được hướng dẫn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ 3 doanh nghiệp ứng dụng và đổi mới thiết bị công nghệ. Công tác thanh tra về tiêu chuẩn đo lường chất luợng được tiến hành thường xuyên, có 162 doanh nghiệp kinh doanh vàng và xăng dầu, 44 cơ sở kinh doanh sản phẩm điện, điện tử và sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ được thanh tra. Qua đó đã nhắc nhở 36 doanh nghiệp và xử lý 4 doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.

2.4.2. Giáo dục Đào tạo

Năm học 2010 – 2011 qui mô giáo dục ở các cấp học tiếp tục phát triển, với 38.940 cháu mầm non; 99.289 học sinh tiểu học; 67.585 học sinh trung học cơ sở; 35.915 học sinh trung học phổ thông.

Công tác nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được chú trọng, nhất là ở bậc tiểu học vẫn duy trì tổ chức lớp học 2 buổi/ngày với 57.476 học sinh, chiếm tỷ lệ 57,9%; trong đó có 25.781 học sinh học 9 – 10 buổi/tuần, chiếm tỷ lệ 26%. Công tác phổ cập giáo dục không ngừng được củng cố và nâng chất, đến hết năm học 2010 – 2011 tất cả các xã, phường trong tỉnh tiếp tục giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi, có 31/164 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học. Hiện ngành giáo dục đang triển khai kế hoạch phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi và tiếp tục thực hiện phổ cập trung học phổ thông ở những địa phương có điều kiện thuận lợi. Đội ngũ cán bộ giảng dạy đã tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn ở mầm non là 38,73%; tiểu học là 65,37%, trung học cơ sở là 59,95%, trung học phổ thông là 11,38%. Công tác xã hội hoá giáo dục tiếp tục được toàn xã hội quan tâm. Các tổ chức xã hội, cá nhân đã quyên góp ủng hộ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn gồm học bổng, tập sách, quần áo, xe đạp… giúp các em vượt qua khó khăn để tiếp tục được đến trường, với tổng kinh phí trên 3,9 tỷ đồng.

Tiến độ triển khai đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008 – 2012 được đẩy mạnh, đã thực hiện 1.462/2.439 phòng, đạt tỷ lệ 59,9%, trong đó có 1.102 phòng đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 360 phòng đang thi công. Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được tập trung, trong 9 tháng đã công nhận thêm 21 trường (mầm non 04 trường, tiểu học 8 trường và trung học cơ sở 09 trường), nâng tổng số toàn tỉnh có 21/168 trường mầm non, 57/189 trường tiểu học, 34/137 trường trung học cơ sở và 6/30 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2011, có 14.404 thí sinh dự thi, kết quả tỷ lệ tốt nghiệp hệ trung học phổ thông đạt 84,15%, tăng 12%; hệ giáo dục thường xuyên đạt 53,02%, tăng 19,66% so năm học trước.

Các cấp học đã tiến hành lễ khai giảng năm học 2011 – 2012 theo đúng thời gian theo qui định, với 169 trường mầm non, 40.178 cháu; 189 trường tiểu học, 97.260 học sinh; 137 trường trung học cơ sở, 71.670 học sinh; 31 trường trung học phổ thông, 38.288 học sinh; trung tâm giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố có 4.375 học viên và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh có 4.870 học viên.

Tình hình học sinh bỏ học xảy ra, với 1.331 em, trong đó bậc tiểu học là 42 em, trung học cơ sở là 745 và trung học phổ thông là 544 em. Đa số những em bỏ học đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn, hoặc học lực yếu kém… Hiện các trường đang tiếp tục vận động, hỗ trợ một số đồ dùng thiết yếu trong học tập để các em sớm trở lại trường.

2.4.3. Y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Ngành y tế tập trung chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, đồng thời đảm bảo được tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia theo kế hoạch được duyệt. Trong 9 tháng đầu năm 2011, tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch giảm so cùng kỳ như: sốt xuất huyết, sốt phát ban, sởi. Tuy nhiên, các bệnh hội chứng tay chân miệng, cúm A (H1N1), Rubella tăng so với cùng kỳ, trong đó hội chứng tay chân miệng tăng khá cao. Cụ thể như sau: bệnh sốt xuất huyết xảy ra 1.395 ca, giảm 65,8%; sốt phát ban xảy ra 764 ca, giảm 525 ca; sởi ghi nhận 10 ca, giảm 26 ca so với cùng kỳ; Rubella 197 ca, tăng 14,53%; hội chứng tay chân miệng xảy ra 2.022 ca, tăng 1.711 ca; cúm A (H1N1) xảy ra 411 ca, tăng 394 ca, có 01 ca tử vong. Qua xét nghiệm, đã phát hiện 163 ca nhiễm HIV, 93 ca chuyển sang AIDS, tử vong 45 ca, tính đến nay toàn tỉnh có 2.532 ca nhiễm HIV, 1.103 ca chuyển sang AIDS, tử vong 726 ca. Ngộ độc thực phẩm xảy ra 02 vụ với 18 người, 01 người tử vong, nguyên nhân chủ yếu là do ăn trứng cóc và nhiễm vi sinh vật trong bữa cơm gia đình. So với cùng kỳ giảm 4 vụ, số người mắc giảm 255 người và số người chết giảm 1 người. Công tác tiêm chủng mở rộng đạt 79,19% kế hoạch, tăng 24,2% so cùng kỳ.




      1. Văn hoá -Thể dục thể thao

Trong 9 tháng đầu năm 2011, ngành văn hoá đã triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan kỷ niệm các ngày lễ lớn và các sự kiện chính trị - văn hoá - xã hội của đất nước và các địa phương trong tỉnh như: tuyên truyền về bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016, kỷ niệm 51 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi (17/1/1960), kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930), ngày hội văn hoá các dân tộc Việt Nam (19/4), lễ Giổ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), kỷ niệm 36 năm ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước (30/4/1975), 125 năm ngày Quốc tế Lao động (1/5), 121 năm ngày sinh của Bác Hồ (19/5/1890), 66 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 2/9 và lễ trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang và thượng tượng cố Trung tướng Đồng Văn Cống tại xã Tân Hào.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển và gắn kết giữa hiệu quả mô hình văn hoá với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trong 9 tháng đầu năm, đã công nhận huyện Châu Thành đạt tiêu chí huyện văn hoá, 13 xã/phường và 5.246 hộ gia đình văn hoá. Nâng tổng số toàn tỉnh có 01 huyện đạt tiêu chí văn hoá, 123/164 xã/phường/thị trấn và 331.589/348.753 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, toàn tỉnh có 382.510 người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, chiếm tỷ lệ 29%; 96.604 hộ gia đình thể thao, chiếm 27,7% tổng số hộ toàn tỉnh; có 708 câu lạc bộ thể dục thể thao đạt chuẩn đã được công nhận. Thể thao thành tích cao được duy trì và có chiều hướng phát triển, các đội tuyển thể thao tham dự các giải khu vực, toàn quốc, thế giới, kết quả đạt 150 huy chương (40 HCV, 47 HCB, 63 HCĐ ).

2.4.5. Lao động, việc làm, xóa đói giảm nghèo

Lao động, việc làm: Tổng số lao động được giải quyết việc làm trong 9 tháng đầu năm là 20.247 lao động, đạt 88% kế hoạch, tăng 2,5% so cùng kỳ. Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm đã cho vay 682 dự án, với số tiền là 18,53 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 1.735 lao động. Có 286 người trúng tuyển đi làm việc ở các nước (Nhật 63 người, Hàn Quốc 193 người, Đài Loan 19 người, Malaysia 11 người). Thực hiện tư vấn việc làm, nghề nghiệp cho 47.739 lao động; qua đó giới thiệu và cung ứng lao động cho các khu công nghiệp 3.029 lao động.

Công tác đào tạo nghề tại các trường, trung tâm được tổ chức thường xuyên, đã tổ chức đào tạo nghề cho 11.798 lao động, đạt 71,9% kế hoạch, trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ là 8.730 người, cụ thể “Đề án Thí điểm cấp thẻ học nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn Bến Tre giai đoạn 2010 – 2011” đã cấp được 4.698 thẻ học nghề và tổ chức 111 lớp, đào tạo cho 3.074 lao động nông thôn; Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn Bến Tre đến năm 2015 và dự kiến đến năm 2020” đã tổ chức 214 lớp, đào tạo cho 5.656 lao động.

Công tác chăm lo đời sống vật chất và tinh thần gia đình chính sách được quan tâm thực hiện tốt, 9 tháng đầu năm đã vận động quỹ Đền ơn đáp nghĩa được trên 9,46 tỷ đồng, hỗ trợ xây dựng 300 nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách. Trong dịp lễ 27/7 toàn tỉnh có 57.914 đối tượng, gia đình chính sách được thăm hỏi, tặng quà, với tổng kinh phí thực hiện trên 11,37 tỷ đồng.

Công tác giảm nghèo được quan tâm triển khai thực hiện với nhiều giải pháp, cụ thể đã thực hiện mua bảo hiểm y tế cho 167.259 lượt người nghèo với kinh phí 71,69 tỉ đồng; hỗ trợ 4.086 người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, kinh phí 882,3 triệu đồng; hỗ trợ giá điện cho 55.735 hộ nghèo, kinh phí 11,7 tỉ đồng; trợ cấp khó khăn cho 55.765 hộ nghèo có đời sống khó khăn, 2.917 hộ nghèo ở vùng khó khăn tại 04 xã bãi ngang ven biển; bảo trợ xã hội cho 37.682 đối tượng.

Công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được quan tâm và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Đã vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí trên 441 triệu đồng để cấp 6.415 kg gạo cho 58 trẻ mồ côi, cấp học bổng, tặng quà cho 362 trẻ em nghèo, trẻ có hoàn cảnh khó khăn; khám lọc bệnh cho 96 trẻ bị dị tật hở môi hàm ếch, khám lọc bệnh 57 trẻ em bị khuyết tật về vận động.



Chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tính đến ngày 12/9, toàn tỉnh đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng 1.030/4.000 căn, đạt 25,75% kế hoạch, đang xây dựng 2.309 căn và chưa khởi công xây dựng là 661 căn. Qua kiểm tra thực tế, nhìn chung nhà ở được xây dựng theo mẫu hướng dẫn, diện tích trung bình 32 m2, đa số có kết cấu móng cột bêtông cốt thép, tường xây gạch ống, mái lợp tole, nền láng xi măng hoặc lót gạch đất nung. Tuy nhiên do giá vật tư xây dựng luôn biến động tăng, do đó một số nhà còn bao che bằng vật liệu tạm và chưa lắp dựng cửa đi, cửa sổ.


tải về 2.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   16




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương