Học viện công nghệ BƯu chính viễn thông khoa viễn thông 1 Bài giảng Học phần: CƠ SỞ DỮ liệU


SINH VIÊN. 1.1.2.2. Tiếp cận CSDL so với tập tin



tải về 4.98 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/82
Chuyển đổi dữ liệu13.11.2023
Kích4.98 Mb.
#55639
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   82
NEW.Bài giảng CSDL sau nghiệm thu-2023
TH CSDL 2015Sep, 6. Đề cương Cơ sở dữ liệu- sau nghiệm thu. 23.02.2022, Chuong01-CSDL
SINH VIÊN.
1.1.2.2. Tiếp cận CSDL so với tập tin 
Để hiểu nhu cầu về CSDL, chúng ta hãy xem xét một kịch bản: Một công ty có 
một bộ sưu tập lớn (ví dụ: 500GB) dữ liệu về nhân viên, phòng ban, sản phẩm, doanh 
số bán hàng, v.v. Dữ liệu này được truy cập đồng thời bởi một số nhân viên. Các câu 
hỏi về dữ liệu phải được trả lời nhanh chóng, các thay đổi đối với dữ liệu của những 
người dùng khác nhau phải được áp dụng nhất quán và quyền truy cập vào các phần 
nhất định của dữ liệu (ví dụ: tiền lương) phải bị hạn chế. Có thể cố gắng giải quyết vấn 
đề quản lý dữ liệu này bằng cách lưu trữ dữ liệu trong một bộ sưu tập các tệp hệ điều 
hành. Cách tiếp cận này có nhiều nhược điểm: 
- Có thể không có bộ nhớ chính 500GB để chứa tất cả dữ liệu. Do đó, chúng ta phải 
lưu trữ dữ liệu trong một thiết bị lưu trữ ngoài như ổ đĩa hoặc băng từ và đưa các bộ 
phận liên quan vào bộ nhớ chính để xử lý khi cần thiết. 



- Ngay cả khi chúng ta có 500 GB bộ nhớ chính, trên các hệ thống máy tính có địa 
chỉ 32 bit, chúng ta không thể tham chiếu trực tiếp đến 4GB dữ liệu. Chúng ta phải lập 
trình một số phương pháp xác định tất cả các chỉ mục dữ liệu. 
- Chúng ta phải viết các chương trình đặc biệt để giải quyết các vấn đề mà người 
dùng có thể gặp phải về dữ liệu. Các chương trình này có thể phức tạp vì khối lượng 
lớn dữ liệu cần tìm kiếm. 
- Chúng ta phải bảo vệ dữ liệu khỏi những thay đổi không đồng nhất do những 
người dùng khác nhau thực hiện đồng thời kiểm tra dữ liệu. Nếu các chương trình truy 
cập dữ liệu được viết với tính năng truy cập đồng thời như vậy, điều này làm tăng thêm 
độ phức tạp của chúng. 
- Chúng ta phải đảm bảo rằng dữ liệu được khôi phục về trạng thái ban đầu nếu hệ 
thống gặp sự cố trong khi thực hiện các thay đổi. 
Hình 1.1: Tiếp cận tệp tin 
- Hệ điều hành chỉ cung cấp một cơ chế mật khẩu để bảo mật. Điều này không đủ 
linh hoạt để thực thi các chính sách bảo mật trong đó những người dùng khác nhau có 
nhiệm vụ truy cập các tập con dữ liệu khác nhau. 
Tóm lại việc quản lý theo giải pháp hệ thống tệp tin như hình 1.1 có rất nhiều 
nhược điểm. Thứ nhất, đó là sự dư thừa thông tin: cùng một thông tin được lưu trữ 
nhiều. Điều đó gây ra việc lãng phí bộ nhớ và dễ gây sai sót trong khi cập nhật dữ liệu, 
dễ sinh ra các dữ liệu không đúng đắn. Thứ hai, đó là việc phụ thuộc giữa chương trình 
ứng dụng và dữ liệu. Mỗi khi có sự thay đổi cấu trúc tệp và các dữ liệu trong tệp, chương 
trình ứng dụng khai thác thông tin trên tệp đó cũng thay đổi theo. Điều đó gây ra khó 
khăn lớn cho việc bảo trì. 



Hình 1.2: Tiếp cận CSDL
 
Hệ quản trị CSDL là một phần mềm được thiết kế để làm cho các tác vụ trước đó 
dễ dàng hơn. Bằng cách lưu trữ dữ liệu trong CSDL, thay vì dưới dạng một tập hợp các 
tệp hệ điều hành, chúng ta có thể sử dụng các tính năng của Hệ quản trị CSDL để quản 
lý dữ liệu một cách chặt chẽ và hiệu quả. Việc tiếp cận CSDL được mô tả như ở hình 
1.2 có một số các ưu điểm. 
Ưu điểm của cơ sở dữ liệu: 
- Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất, do đó bảo đảm được tính nhất 
quán và toàn vẹn dữ liệu 
- Dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau 
- Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều người sử dụng và nhiều ứng dụng khác nhau 
Để đạt được những ưu điểm CSDL đặt ra những vấn đề cần giải quyết, đó là: 
Tính chủ quyền của dữ liệu: Do sự chia sẻ của CSDL nên tính chủ quyền của dữ 
liệu có thể bị lu mờ và làm mờ nhạt tinh thần trách nhiệm, được thể hiện trên vấn đề an 
toàn dữ liệu, khả năng biểu diễn các mối liên hệ ngữ nghĩa của dữ liệu và tính chính xác 
của dữ liệu. Nghĩa là người khai thác CSDL phải có nghĩa vụ cập nhật các thông tin 
mới nhất của CSDL. 
Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của người sử dụng: Do có nhiều người 
cùng khai thác CSDL một cách đồng nên cần phải có một cơ chế bảo mật và phân quyền 
khai thác CSDL. 
 



Tranh chấp dữ liệu: Nhiều người được phép truy cập vào cùng một tài nguyên dữ 
liệu nguồn (data source) của CSDL với những mục đích khác nhau như hiển thị, thêm, 
xóa, sửa dữ liệu. Như vậy cần phải có cơ chế ưu tiên truy nhập dữ liệu cũng như cơ chế 
giải quyết tình trạng khóa chết trong quá trình khai thác cạnh tranh.Cơ chế ưu tiên có 
thể được thực hiện dựa trên: Cấp quyền ưu tiên cho người khai thác CSDL, người nào 
có quyền ưu tiên cao hơn thì được ưu tiên cấp quyền truy nhập dữ liệu trước.Thời điểm 
truy nhập, ai có yêu cầu truy xuất trước thì có quyền truy nhập dữ liệu trước. Hoặc dựa 
trên cơ chế lập lịch truy xuất hay cơ chế khoá. 
Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố: Việc quản lý tập trung có thể làm tăng khả năng
mất mát hoặc sai lệch thông tin khi có sự cố như mất điện đột xuất, một phần hay toàn 
bộ đĩa lưu trữ dữ liệu bị lỗi… Một số hệ điều hành mạng có cung cấp dịch vụ sao lưu 
đĩa cứng (cơ chế sử dụng đĩa cứng dự phòng - RAID), tự động kiểm tra và khắc phục 
lỗi khi có sự cố. Tuy nhiên bên cạnh dịch vụ của hệ điều hành, một CSDL nhất thiết 
phải có một cơ chế khôi phục dữ liệu khi các sự cố bất ngờ xảy ra để đảm bảo CSDL 
luôn ổn định. 

tải về 4.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   82




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương