Hồ sơ ngành hàng rau quả


Tình hình thị trường quốc tế 3.1Qui mô thị trường rau quả thế giới



tải về 1.25 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu16.07.2016
Kích1.25 Mb.
#1745
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

3Tình hình thị trường quốc tế

3.1Qui mô thị trường rau quả thế giới


Bảng Khối lượng rau quả tiêu thụ của thế giới (triệu tấn)



1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Rau

162.24

167.20

177.90

175.35

182.52

178.42

193.23

193.34

201.88

193.95

Quả

35.18

33.80

34.02

35.49

35.96

36.94

37.27

39.73

41.54

39.02

Nguồn: FAO, tổng hợp từ số liệu 162 nước

Số liệu thống kê gần đây chỉ ra rằng Trung Quốc chiếm hơn một nửa (56%) xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật, mỗi thị trường chiếm từ 5-10% xuất khẩu của Việt Nam. Các nước khác chiếm dưới một phần tư (1/4) xuất khẩu của Việt Nam



Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu rau qủa của Việt Nam sang các nước năm 2001



Đồ thị Tỷ trọng xuất khẩu rau qủa của Việt Nam sang các nước năm 2000



Bảng Các nước nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2001

Nước

Trị giá nhập khẩu (000 USD)

Tỷ trọng trong tổng xuất (%)

Trung Quốc

131.608

46,8

Đài Loan

20.424

7,3

Hàn Quốc

18.946

6,7

Nhật Bản

13.342

4,7

Liên bang Nga

5.03

1,8

Hồng công

4.045

1,4

Campuchia

2.27

0,8

Hà lan

2.22

0,8

Inđônêxia

2.188

0,8

Italia

2.186

0,8

Pháp

1.914

0,7

Mỹ

1.874

0,7

Ô xtrâylia

1.822

0,6

Singapore

1.687

0,6

Lào

1.626

0,6

Đức

1.555

0,6

Canađa

1.269

0,5

Malaixia

1.264

0,4

Thuỵ Sỹ

1.155

0,4

3.1.1Trung Quốc


Mặc dù xuất khẩu rau quả của Trung Quốc hiện nay lớn gấp 10 lần nhập khẩu4, nhưng hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong những năm gần đây gia tăng đáng kể. Việt Nam có một số lợi thế sau đây:

Trung Quốc rất gần Việt Nam, giảm chi phí vận chuyển và tăng lượng xuất khẩu rau quả tươi dễ hỏng. Thị trường Trung Quốc rất lớn và đang phát triển. Dân số đông và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh tạo ra nguồn cầu lớn đối với các sản phẩm không thiết yếu như chăn nuôi và rau quả.

Hiện nay, yêu cầu của lục địa Trung Quốc về an toàn và chất lượng thực phẩm nhập khẩu không cao như các nước nhập khẩu chính khác như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Cả hai nước đều đang thực hiện các biện pháp tăng cường thương mại, mặc dù áp lực bảo hộ đôi khi cũng gây ra hạn chế thương mại nhất định.

K


Đồ thị Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc(000 USD)


ết quả là, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc tăng từ trên 10 triệu USD năm 1998 (chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam) đến 120 triệu USD năm 2000 (chiếm 58% tổng giá trị xuất khẩu) và lên tới 131 triệu USD năm 2001. Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc có thể cao hơn do chưa tính được giá trị thương mại tiểu ngạch qua biên giới.

Việt Nam chủ yếu xuất khẩu xoài, vải, nhãn, chuối, thanh long, dừa và dứa sang Trung Quốc qua các tỉnh biên giới Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam. Tỉnh hải đảo Hải Nam cũng nhập khẩu dừa để chế biến sữa dừa.

Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đang gặp một số khó khăn. Cầu thị trường Trung Quốc không ổn định. Sản phẩm rau quả của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao và bản thân Trung Quốc đã là nước xuất khẩu rau quả lớn. Chính vì thế mà xuất khẩu rau quả của Việt Nam năm 2002 giảm xút, phần nhiều do ảnh hưởng khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam cho rằng Việt Nam vẫn có tiềm năng mở rộng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt tới hàng trăm triệu USD/năm.

3.1.2Đài Loan và Nam Triều Tiên


T
Đồ thị 12: Kim ngạch xuất khẩu rau quả củaViệt Nam sang Hàn Quốc và Đài Loan (000 USD)


rong những năm gần đây, Đài Loan và Nam Triều Tiên đã trở thành các thị trường nhập khẩu rau quả quan trọng của Việt Nam. Đài Loan là nước nhập khẩu rau quả lớn thứ hai của Việt Nam với giá trị 20,8 triệu USD năm 2000, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả. Cũng trong năm 2000, Nam Triều Tiên nhập khẩu 13,7 triệu USD rau quả Việt Nam (chiếm 6%).

Năm 2001, lượng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Đài Loan không giảm nhưng xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng lên khá mạnh và đạt xấp xỉ 19 triệu USD. Hai thị trường này có các lợi thế như khoảng cách vận chuyển ngắn, chi phí vận chuyển thấp và mức sống dân cư cao (cho thấy có nhu cầu rau quả cao). Trong một số trường hợp, các thị trường này cũng tạm nhập tái xuất rau quả.


3.1.3Nhật Bản


Về lâu dài, Nhật Bản là thị trường có nhiều tiềm năng. Hàng năm Nhật Bản nhập khẩu trung bình 5,8 tỉ USD rau quả, đứng thứ 4 trên thế giới, chủ yếu là nhập từ Thái Lan (đạt kim ngạch 50-60 triệu USD rau quả tươi và 60-80 triệu SUD rau quả chế biến).

Hiện nay, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật còn thấp, đạt 11,7 triệu USD năm 2000 và 13 triệu USD năm 2001, thấp hơn nhiều kim ngạch của các thị trường khác vào Nhật Bản như Đài Loan, Trỉều Tiên, các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Khó khăn lớn nhất đối với việc xuất khẩu rau quả sang thị trường Nhật Bản là yêu cầu của thị trường này về chất lượng, an toàn, vệ sinh, bao bì và nhãn mác rất cao. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu rất lớn.

Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản rất lớn. Kinh nghiệm cho thấy cách tốt nhất để thâm nhập thị trường Nhật Bản là hợp tác với các công ty Nhật Bản để được hướng dẫn về cách lựa chọn giống, phương thức xuất khẩu, chế biến, đóng gói và vận chuyển. Một số công ty Việt Nam đã áp dụng phương thức này, trong đó có các công ty ở Nam Định, TP HCM và Đà Lạt.

3.1.4Các nước ASEAN


Các nước ASEAN hiện chưa nhập khẩu nhiều rau quả Việt Nam5. Trong giai đoạn gần đây, mỗi năm Singapore, Malaysia và Indonesia chỉ nhập khẩu 1-2 triệu USD rau quả của Việt Nam. Lợi thế xuất khẩu rau quả sang các nước ASEAN của Việt Nam là khoảng cách gần, thuộc khối AFTA và có hệ thống thương mại tự do. Tuy nhiên, điều kiện sinh thái ở các nước này tương tự như Việt Nam, nên họ có thể là đối thủ cạnh tranh hơn là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm vườn của Việt Nam. Vì thế Việt Nam cần hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng công nghệ và kỹ năng của các nước này và ngược lại các nước ASEAN có thể tận dụng lao đông rẻ và các điều kiện đang phát triển khác của Việt Nam.

3.1.5Các thị trường khác


Úc: xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Úc còn rất hạn chế, 1,4 triệu USD năm 2000 và 1,8 triệu USD năm 2001. Yêu cầu về chất lượng và vệ sinh dịch tễ rất khắt khe. Là một quốc đảo có điều kiện tự nhiên phong phú với các loài dộng thực vật đa dạng, úc đặc biệt lo ngại sự lây lan bệnh tật từ các quốc gia khác. Theo các chuyên gia, nếu khai thác tốt khả năng hợp tác, Úc có thể được coi là một thị trường tiềm năng trong tương lai.

Châu Âu: do khoảng cách xa và chi phí vận chuyển cao (và có nhiều nguồn cung cáp sản phẩm nhiệt đới tươi gần Châu Âu) nên Châu Âu chỉ nhập khẩu các sản phẩm vườn chủ yếu của Việt Nam như rau quả đóng hộp, nước quả và hạt tiêu. Pháp, Hà Lan, ý, Anh, Thuỵ Sĩ và đặc biệt là Đức nhập nhiều sản phẩm dứa đóng hộp, nước quả và các loại rau quả đóng hộp khác. Việt Nam xuất khẩu rau quả và hạt tiêu sang 15 nước trong khu vực này, tăng kim ngạch từ 30 triệu USD năm 1999 đến 40 triệu USD năm 2000.

Bắc Mỹ: các thị trường này hoàn toàn mới đối với các nhà xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong những năm gần đây,Việt Nam xuất khẩu rau quả và hạt tiêu sang Mỹ, Canada, Mehico và Brazil với giá trị 13,5 triệu USD, trong đó riêng Mỹ nhập khẩu 12,2 triệu USD. Đây là con số quá nhỏ so với một thị trường lớn như vậy. Mỹ là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất trên giới với kim ngạch 10 tỉ USD năm 1999.

Hiệp định Thương mại song phương Việt Mỹ đã tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm vườn sang Mỹ. Doanh nghiệp Mỹ hiện đang đến Việt Nam để khai tác tiềm năng này. tuy nhiên để gia nhập vào thị trường Mỹ, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các hàng rào nghiêm ngặt như an toàn và vệ sinh thực phẩm cũng như cạnh tranh mạnh mẽ của các nước cung cấp khác như Mỹ La tinh, đặc biệt là Mehico, Trung Mỹ và Chi lê.



Nga và các nước Đông Âu: như đã nói ở trên, các nước Đông Âu là thị trường nhập khẩu rau quả chính của Việt Nam trong thập kỷ 80 với các sản phẩm như cải bắp, cà rốt, khoai tây, hành, tỏi, chuối, cam và các loại rau quả đóng hộp khác. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh từ khi khôi COMECON sụp đổ. Theo thống kê của Bộ Thương Mại, năm 1996 Nga chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng đến năm 2001, con số này giảm xuống còn 2% (tương đương với khoảng trên 5 triệu USD). Năm 1999, Việt Nam xuất khẩu quả đóng hộp, chuối khô và các loại quả khác sang Nga, Ba Lan, Ukraina, CH Séc, Hungari và Bulgary. Có một số tín hiện cho thấy nền kinh tế Nga và các nước Đông Âu khôi phục sẽ giúp đẩy mạnh nhập khẩu các sản phẩm của Việt Nam.

Каталог: images -> 2007
2007 -> Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> QuyếT ĐỊnh số 46/2007/QĐ-bnn, ngày 28 tháng 5 năm 2007 Ban hành Quy định về việc xác định rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng
2007 -> Trung tâm phát triển nông thôN
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
2007 -> §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p x¸c ®Þnh hµm l­îng vitamin c (axit ascobic) tcvn 4715 89
2007 -> Tiªu chuÈn ViÖt nam §å hép rau qu¶ Ph­¬ng ph¸p thö tcvn 4712-89
2007 -> Iso 9000: 2000 Thuật ngữ và định nghĩa hệ thống quản lý chất lượng Thuật ngữ liên quan đến chất lượng
2007 -> Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp

tải về 1.25 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương