ChưƠng trình đÀo tạo trình đỘ ĐẠi học ngàNH: VĂn học mã SỐ: 5220330 ĐỀ CƯƠng học phầN


NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM



tải về 4.16 Mb.
trang43/48
Chuyển đổi dữ liệu04.04.2018
Kích4.16 Mb.
#36815
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

NGUYỄN TRÃI VÀ NGUYỄN DU TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM

Nguyen Trai and Nguyen Du in the History of Vietnamese Literature


  1. Mã học phần: LIT3049

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT 3050 Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ 18 – thế kỉ 19

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

  • Họ và tên: Trần Nho Thìn

  • Chức danh: Phó Giáo sư

  • Học vị: Tiến sĩ

  • Nơi công tác: Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. Mục tiêu của học phần

* Kiến thức:

Sau khi học, sinh viên sẽ:

- Nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống về hai tác giả quan trọng hàng đầu của lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại ( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX).

-Nắm vững phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả khác nhau, thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau, chỉ ra những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt giữa hai tác giả, cắt nghĩa nguyên nhân lịch sử - xã hội đã qui định sự khác biệt, trên cơ sở đó xác định những đóng góp riêng của mỗi tác giả cho lịch sử văn học dân tộc.

- Tổng kết qui luật vận động của văn học trung đại thông qua phân tích so sánh hai tác giả, bước đầu khái quát đặc trưng loại hình của văn học trung đại.

* Kĩ năng

- Nắm vững và vận dụng được những tri thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

- Nhớ và thuộc ( nếu là thơ) một số tác phẩm tiêu biểu của hai tác giả.

- Có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả văn học trong nghiên cứu văn học.



* Thái độ

- Trân trọng và biết khai thác, phát triển di sản văn chương của hai tác giả.



  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)

* Kiến thức:

- Nắm được những kiến thức cơ bản, hệ thống về hai tác giả quan trọng hàng đầu của lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại ( từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX).

-Nắm vững phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả khác nhau, thuộc hai giai đoạn văn học khác nhau, chỉ ra những nét tương đồng và nhất là những nét khác biệt giữa hai tác giả, cắt nghĩa nguyên nhân lịch sử - xã hội đã qui định sự khác biệt, trên cơ sở đó xác định những đóng góp riêng của mỗi tác giả cho lịch sử văn học dân tộc.

- Tổng kết qui luật vận động của văn học trung đại thông qua phân tích so sánh hai tác giả, bước đầu khái quát đặc trưng loại hình của văn học trung đại.



* Kĩ năng

- Nắm vững và vận dụng được những tri thức cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

- Nhớ và thuộc ( nếu là thơ) một số tác phẩm tiêu biểu của hai tác giả.

- Có thể vận dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hai tác giả văn học trong nghiên cứu văn học.



* Thái độ

- Trân trọng và biết khai thác, phát triển di sản văn chương của hai tác giả.



  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra,

đánh giá


Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm

điểm


1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng, phát biểu…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp

10% (1 điểm)


2. Bài tập và seminnar



- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

-Thuyết trình và thảo luận


10% (1 điểm)


3. Kiểm tra giữa kì



Bài viết trong 50 phút tại lớp dưới hình thức như thi cuối môn học

20% (2điểm)


4. Thi hết môn




Có thể áp dụng 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết hay viết tiểu luận

60% (6 điểm)



5. Kết quả môn học




100% (10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

- Tác phẩm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du in trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên Nguyễn Du toàn tập, Trung tâm nghiên cứu Quốc học – Nhà xuất bản Văn học.

-Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương, Văn học Việt Nam thế kỷ X- đầu thế kỷ XVIII, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần.

-Nguyễn Lộc: Văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XVIII - thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, tái bản nhiều lần từ 1978 đến 2006.

- Trần Đình Hượu (1998): Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại , Nxb Giáo dục.

- Trần Đình Sử, Thi pháp văn học trung đại, Nxb Giáo dục tái bản nhiều lần.

- Trần Ngọc Vương (1995, 1999): Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Ngọc Vương ( 1997, 1998, 1999) Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Nxb Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trần Nho Thìn (2003) Văn học Việt Nam từ góc nhìn văn hoá, Nxb Giáo dục.

- Trần Ngọc Vương (chủ biên 2007) Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục.


  1. Tóm tắt nội dung học phần:

Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu so sánh hai tác giả; phân tích những nét đặc trưng tiêu biểu về thi pháp tác giả của Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, hai tác giả tiêu biểu của hai giai đoạn lớn trong tiến trình văn học trung đại; cắt nghĩa cơ sở lịch sử xã hội, văn hóa đã chi phối và qui định sự giống nhau và khác nhau đó; từ điểm nhìn so sánh hai tác giả, khái quát qui luật vận động của văn học trung đại.

  1. Nội dung chi tiết học phần:

* Nội dung cốt lõi:

- Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu so sánh hai tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du: hai ông đều là tác giả thuộc phạm trù văn học trung đại, đều sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm nhưng sống và sáng tác trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, trong bối cảnh chính trị, văn hóa khác nhau; có thân phận chính trị, văn hóa khác nhau; tiếp nhận những kinh nghiệm nghệ thuật khác nhau (kể cả nhân tố nội sinh và ngoại sinh). Phương pháp: coi văn bản tác phẩm là đối tượng trung tâm, các nhân tố lịch sử xã hội chỉ được liên hệ trong chừng mực tối cần thiết để cắt nghĩa văn bản. Chọn hệ thống vấn đề so sánh: hệ thống các vấn đề thuộc thi pháp tác giả. Nói chung, kết hợp chủ nghĩa hình thức, tiếp cận văn hóa học và phân tích xã hội học.

- Các vấn đề đặt ra trong lịch sử nghiên cứu Nguyễn Trãi và Nguyễn Du. Đối với Nguyễn Trãi, vấn đề “tu kỉ trị nhân” và quan niệm nhân cách, vấn đề nhân nghĩa ( nho hay không nho ?), vấn đề “đối ngoại” (chống xâm lược) và vấn đề “quốc nội”, lý tưởng xã hội, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Đối với Nguyễn Du, vấn đề chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân đạo, xu hướng chủ tình, con người tài tử, nhân vật phụ nữ, thế giới nhân vật trong thơ chữ Hán, truyện thơ và kinh nghiệm phân tích tâm lý. So sánh hai tác giả về phương diện thi pháp: quan niệm về con người, quan niệm về xã hội, không gian và thời gian nghệ thuật, hệ thống thể loại và ngôn ngữ, quan niệm văn học. Xu hướng lý tưởng ở Nguyễn Trãi và xu hướng hiện thực ở Nguyễn Du trong quan niệm về con người, xã hội, thể hiện qua hình tượng không gian và thời gian, quan niệm văn học, ngôn ngữ.

- Cắt nghĩa sự khác nhau bằng nhân tố lịch sử xã hội. Vận mệnh của nhà nước phong kiến VN trong mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau; những vấn đề lịch sử đặt ra trong mỗi giai đoạn là khác nhau; thân phận chính trị, nhận thức và kinh nghiệm lịch sử của mỗi tác giả khác nhau; kinh nghiệm nghệ thuật và quan niệm văn học ở mỗi tác giả khác nhau; giao lưu văn hóa Việt- Trung ở mỗi giai đoạn khác nhau cũng có ảnh hưởng khác nhau đối với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du.

- Khái quát qui luật vận động của tiến trình văn học trung đại qua phân tích, so sánh Nguyễn Trãi và Nguyễn Du: thế hệ Nguyễn Trãi xây dựng hệ thống quan niệm lý tưởng về xã hội, về con người, xây dựng nền văn học dân tộc, thế hệ Nguyễn Du trên kinh nghiệm thực tế, kiểm nghiệm và điều chỉnh hệ thống quan niệm này. Với Nguyễn Trãi, nổi bật là tính lý tưởng của các quan niệm về xã hội Nghiêu Thuấn, về vai trò của nhân nghĩa đối với sự nghiệp của người lãnh đạo, về nhân cách nhà nho; với Nguyễn Du, nổi bật là tính hiện thực của quan niệm về xã hội, về nhân cách, là sự tỉnh mộng để trở về với hiện thực.

* Nội dung liên quan gần (nên biết)

Người học cần có những kiến thức về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cùng giai đoạn với Nguyễn Trãi và Nguyễn Du, nắm được lịch sử các cách trình bày tiến trình văn học trung đại và các quan điểm về phân kỳ văn học trung đại.

* Nội dung liên quan xa (có thể biết)

- Người học cần có kiến thức cần thiết về các học thuyết triết học- đạo đức-tôn giáo như Nho- Phật- Đạo và quá trình truyền nhập vào Việt Nam.




ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TIẾN TRÌNH THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

The Process of Modern Vietnamese Poetry


  1. Mã học phần: LIT3022

  2. Số tín chỉ: 2

  3. Học phần tiên quyết: LIT3058 Văn học Việt Nam từ 1945 đến nay

  4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt

  5. Giảng viên

  • Họ và tên: Lê Văn Lân

+ Chức danh: Giáo sư

+ Học vị: Tiến sĩ

+ Nơi công tác: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội (Cán bộ nghỉ hưu)


  • Họ và tên: Lưu Khánh Thơ

+ Chức danh: Phó Giáo sư

+ Học vị: Tiến sĩ



+ Nơi công tác: Viện Văn học

  1. Mục tiêu của học phần
  • Kiến thức:


    • Sinh viên nhận diện được tổng quan về thơ Việt Nam thế kỷ XX qua các giai đoạn phát triển chính gắn với các thế hệ nhà thơ:

    • Phan Bội Châu, Tản Đà, Trần Tuấn Khải… Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Tố Hữu… Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Thôi Hữu, Hữu Loan, Hồng Nguyên… Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, ý Nhi, Thanh Thảo, Nguyễn Duy… Thế hệ các nhà thơ trẻ sau 1975.

    • Sự vận động của thơ ở các cấp độ: sự nối tiếp các kiểu nhà thơ, sự vận động của cái tôi trong thơ trữ tình, sự vận động của thể loại, sự vận động của ngôn ngữ thơ.
  • Kĩ năng:


    • Tạo cho sinh viên một cái nhìn hệ thống về sự vận động của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Từ đó sinh viên có thể vận dụng lý thuyết và thao tác khoa học vào việc nghiên cứu một giai đoạn thơ cụ thể nào đó, một quá trình của một nền thơ nào đó:

    • Cách hội tụ tư liệu, sắp xếp, phân loại, đối chiếu, thống kê, so sánh.

    • Dự kiến định hướng lý thuyết.

    • Triển khai luận điểm, phân tích, nhận định, khái quát.
  • Thái độ:


    • Môn học đòi hỏi tiếp cận thể loại từ hai phương diện lý thuyết và thực tiễn, vì vậy, sinh viên cần có thái độ độc lập suy nghĩ và cần cù, trung thực trong quá trình thu thập tài liệu, thống kê, xây dựng biểu mẫu phục vụ cho nhận xét, khái quát.

    • Môn học cũng tạo cho sinh viên một tinh thần chủ động, tìm tòi, khả năng “phát sáng” trong những vấn đề tưởng như đã quen thuộc khi có một phương pháp khoa học thích hợp.

    • Sinh viên hiểu được những vấn đề lí thuyết và lịch sử thể loại truyện ngắn trong văn học thế giới và Việt Nam (Quan niện về truyện ngắn với tư cách một thể loại văn học quan trọng trong tiến trình văn học nói chung; nguồn gốc truyện ngắn; đặc trưng cơ bản của truyện ngắn; các kiểu truyện ngắn; sự phát triển của truyện ngắn dân tộc thế kỉ XX). Sinh viên hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới trong tiến trình phát sinh và phát triển truyện ngắn Việt Nam với ý nghĩa là một thể loại thể hiện “hồn cốt văn học dân tộc”.




  1. Chuẩn đầu ra của học phần (Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ)
  • Kiến thức:


    • Sinh viên nhận diện được tổng quan về thơ Việt Nam thế kỷ XX qua các giai đoạn phát triển chính gắn với các thế hệ nhà thơ:

    • Phan Bội Châu, Tản Đà, Trần Tuấn Khải… Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Bính, Tế Hanh, Tố Hữu… Trần Mai Ninh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Chính Hữu, Thôi Hữu, Hữu Loan, Hồng Nguyên… Lê Anh Xuân, Nguyễn Khoa Điềm, Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ, ý Nhi, Thanh Thảo, Nguyễn Duy… Thế hệ các nhà thơ trẻ sau 1975.

    • Sự vận động của thơ ở các cấp độ: sự nối tiếp các kiểu nhà thơ, sự vận động của cái tôi trong thơ trữ tình, sự vận động của thể loại, sự vận động của ngôn ngữ thơ.
  • Kĩ năng:


    • Sinh viên một cái nhìn hệ thống về sự vận động của thơ Việt Nam thế kỷ XX. Từ đó sinh viên có thể vận dụng lý thuyết và thao tác khoa học vào việc nghiên cứu một giai đoạn thơ cụ thể nào đó, một quá trình của một nền thơ nào đó:

    • Cách hội tụ tư liệu, sắp xếp, phân loại, đối chiếu, thống kê, so sánh.

    • Dự kiến định hướng lý thuyết.

    • Triển khai luận điểm, phân tích, nhận định, khái quát.
  • Thái độ:


    • Sinh viên cần có thái độ độc lập suy nghĩ và cần cù, trung thực trong quá trình thu thập tài liệu, thống kê, xây dựng biểu mẫu phục vụ cho nhận xét, khái quát.

    • Sinh viên có tinh thần chủ động, tìm tòi, khả năng “phát sáng” trong những vấn đề tưởng như đã quen thuộc khi có một phương pháp khoa học thích hợp.

    • Sinh viên hiểu được những vấn đề lí thuyết và lịch sử thể loại truyện ngắn trong văn học thế giới và Việt Nam. Sinh viên hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và thế giới trong tiến trình phát sinh và phát triển truyện ngắn Việt Nam với ý nghĩa là một thể loại thể hiện “hồn cốt văn học dân tộc”.

  1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:

Nội dung kiểm tra, đánh giá

Hình thức kiểm tra, đánh giá

Phần trăm điểm

9.1. Kiểm tra đánh giá thường xuyên:




1. Tinh thần, thái độ học tập (đi học, chuẩn bị bài, nghe giảng…)

- Điểm danh

- Kiểm tra chuẩn bị bài

- Quan sát trên lớp


10%

(1 điểm)


2. Bài tập và seminnar

- Bài tập tại lớp và bài tập về nhà

- Thuyết trình, thảo luận



10%

(1 điểm)


9.2. Kiểm tra đánh giá định kì:




2. Kiểm tra giữa môn

Bài viết 120 phút tại lớp

20%

(2điểm)


3. Thi hết môn


Có thể áp dụng 1 trong 3 hình thức: thi vấn đáp, thi viết, tiểu luận cuối kì.

60%

(6 điểm)


Kết quả môn học




100%

(10 điểm)




  1. Giáo trình bắt buộc:

  1. Mã Giang Lân. Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam. Nxb Giáo dục, H, 2000, 2001, 2004, 2007.

  2. Mã Giang Lân. Thơ - hình thành và tiếp nhận. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004.

  3. Mã Giang Lân. Văn học hiện đại Việt Nam – Vấn đề – Tác giả. Nxb Giáo dục, H, 2005.

  1. Tóm tắt nội dung học phần:

- Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản: Thơ - Thơ hiện đại – Thơ hiện đại Việt Nam. Quan niệm về thơ hiện đại Việt Nam và những tiêu chí nhận diện.

- Môi trường xã hội – văn hóa và sự vận động của thơ từ truyền thống đến hiện đại (1900 – 1945). Hiện đại hóa văn học, hiện đại hóa thơ ca. Xu hướng chung của vùng văn học. Yêu cầu phát triển nội tại của thơ và yêu cầu của đời sống xã hội.

- Những biến đổi xã hội, văn học và sự vận động của thơ Việt Nam nửa sau thế kỷ XX. Thay đổi cảm hứng sáng tạo. Thay đổi thể tài. Thay đổi quan niệm thẩm mỹ. Mở rộng cảm hứng sáng tạo (sau 1975). Đổi mới quan niệm nghệ thuật thơ. Tìm tòi những vùng thẩm mỹ mới. Những cấu trúc nhân cách mới.

- Diện mạo thơ Việt Nam thế kỷ XX ở các cấp độ: nội dung cảm hứng, nhân vật trữ tình, thể loại, ngôn ngữ thơ.



  1. Nội dung chi tiết học phần:

Chương 1: Từ truyền thống đến hiện đại (1900 – 1945)


    1. Những biến đổi xã hội ở các mặt kinh tế văn hóa, tâm lý.

    2. Ảnh hướng của văn hóa và văn học phương Tây đối với văn học Việt Nam.

    3. Ý thức hệ tư sản và ý thức hệ vô sản trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX.

    4. Sự chuyển biến của văn học Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại.

    5. Nội dung hiện đại hóa trong phạm trù văn học / thơ hiện đại ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Chương 2: Bước tiến của thơ nửa đầu thế kỷ XX


    1. Các nhà thơ trung đại và ý thức “giải quy phạm”

      1. Những câu thơ “dậy sóng” của Phan Bội Châu và các nhà nho chí sĩ khác

      2. Thơ Tản Đà - Thơ nhà nho tài tử.

      3. Trần Tuấn Khải và những bài thơ yêu nước thầm kín.

    2. Thơ mới, những chuyển đổi quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mỹ.

    3. Thơ mới 1932 – 1940: một cuộc cách mạng trong thơ ca.

    4. Thơ mới 1940 – 1945: hai khuynh hướng

      1. Thơ Hồ Chí Minh

Thơ Tố Hữu, Sóng Hồng, Lê Đức Thọ…

      1. Hồ Dzếnh, Tế Hanh, Anh Thơ

Thâm Tâm, Trần Huyền Trân

Xuân Thu nhã tập, Dạ Đài…


Chương 3: Những biến đổi trong xã hội và văn học (1945 – 2000)


    1. Những thay đổi lớn lao trong cuộc sống

      1. - Cách mạng tháng Tám thành công. Xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước. Đại thắng mùa Xuân 1975. Thống nhất đất nước.

- Quần chúng có văn hóa, có nhu cầu thẩm mỹ mới và cao.

- Giao lưu quốc tế.

- Phong trào sáng tác phát triển rộng và có định hướng.


      1. - Thay đổi cảm hứng sáng tạo.

- Từ cái tôi cá nhân đến cái tôi công dân.

- Thay đổi thể tài: từ thể tài đời tư thế sự chuyển sang thế tài lịch sử dân tộc.

- Thay đổi quan niệm thẩm mỹ.


      1. - Mở rộng cảm hứng sáng tạo

- Đổi mới quan niệm nghệ thuật thơ.

- Tìm tòi những vùng thẩm mỹ mới.



- Những cấu trúc nhân cách mới: Con người cá tính, chủ thể trữ tình – Con người luôn tìm kiếm – Con người trở về cội nguồn – Con người chiêm nghiệm.

    1. Ảnh hưởng của văn học nước ngoài. Chủ yếu là văn học Liên Xô, Trung Quốc (1945 – 1975). Và sau 1975 là văn học phương Tây.

    2. Những quy luật vận động cơ bản của văn học / thơ từ 1945 – 1975 và sau 1975.

      1. Vận động dưới sự lãnh đạo và đường lối văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam.

      2. Vận động trong hoàn cảnh hai cuộc kháng chiến liên tục, kéo dài và chuyển sang hòa bình, đổi mới.

      3. Vận động theo hướng dân tộc – hiện đại.

Chương 4: Sự vận động của thơ nửa sau thế kỷ XX


    1. Thơ 1945 – 1954 và xu hướng tự do hóa hình thức thơ.

      1. Diện mạo thơ 1945 – 1954

      2. Xu hướng tự do hóa hình thức thơ.

    2. Thơ 1954 – 1975 và xu hướng khái quát tổng hợp

      1. Diện mạo thơ 1954 – 1975

      2. Xu hướng khái quát tổng hợp.

    3. Thơ sau 1975 và những phân cực của cái tôi trong thơ trữ tình.

      1. Cái tôi dư âm sử thi

      2. Cái tôi thế sự, đời tư

      3. Cái tôi cá nhân cô đơn

      4. Cái tôi trở về với những giá trị truyền thống nhân bản

      5. Cái tôi xu hướng hiện đại chủ nghĩa.

Chương 5: Thể loại và ngôn ngữ thơ


    1. Sự vận động của thể loại thơ.

      1. Từ thơ phú, Đường luật đến Thơ mới.

      2. Thơ mới cách tân và sáng tạo thể loại, từ truyền thống đến tự do và trở về trên cơ sở tâm lý dân tộc, nhạc điệu dân tộc.

      3. Xu hướng tự do hóa hình thức thơ sau 1945.

      4. Mở rộng dung lượng phản ánh: truyện thơ, thơ dài, trường ca

      5. Đa dạng cấu trúc thể loại trong thơ sau 1975.

    2. Sự vận động của ngôn ngữ thơ

      1. Ngôn ngữ ước lệ, tượng trưng, điển cố

      2. Từ ngôn ngữ thơ lãng mạn đến ngôn ngữ thơ tượng trưng, siêu thực.

      3. Ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ dân gian.

      4. Ngôn ngữ phong phú, dung nạp mọi loại ngôn ngữ (chính trị, tôn giáo, thông tục, ám thị, tượng trưng…).


ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Каталог: files
files -> Sạt-đe rằng: Nầy là lời phán của Đấng có bảy vì thần Đức Chúa Trời và bảy ngôi sao
files -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
files -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
files -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
files -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
files -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
files -> 1. Mục tiêu đào tạo: Mục tiêu chung

tải về 4.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương