BÁo cáo công tác quản lý nhà NƯỚc chuyên ngành hàng hải của cục hàng hải việt nam


Quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030



tải về 4.26 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích4.26 Mb.
#33759
1   2   3   4

Quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 với mục tiêu đến năm 2020: Duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền hiện có; phát triển các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, nước ngoài; hình thành một số trung tâm sửa chữa tàu có quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển và các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng; có công nghệ sửa chữa tàu tiên tiến, thân thiện với môi trường; đảm bảo chất lượng và giá thành sửa chữa cạnh tranh; có thể đảm nhận sửa chữa đồng bộ các loại tàu thuyền trong nước và nước ngoài có trọng tải đến 300.000 tấn;

b. Dịch vụ logistics

Trong thời gian qua mức tăng trưởng bình quân hàng năm của ngành dịch vụ logictics từ 20 - 25%, tập trung tại khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Hiện nay có khoảng 1.200 doanh nghiệp hoạt động liên quan tới dịch vụ logistics, nhưng hầu hết là quy mô rất nhỏ, vốn dưới 1 tỷ đồng, tổ chức đơn giản, thiếu chuyên sâu. Đa số doanh nghiệp làm thuê cho nước ngoài (cấp độ 1PL hoặc 2PL), trong khi thế giới đang ở cấp độ 3PL và 4PL.

Các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu nội địa, trong khi chỉ có 25 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đã chiếm trên 75% thị phần.

Nguồn nhân lực về logisics còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Hệ thống trung tâm phân phối hàng hóa, đầu mối logistics, ICD chưa đáp ứng yêu cầu.

4. Đào tạo nguồn nhân lực hàng hải



Hiện nay, hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải gồm có 3 trường đại học và 4 trường cao đẳng (Trường Đại học Hàng hải; Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Hàng hải I; Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP. Hồ Chí Minh; Trường Cao đẳng Bách nghệ Hải Phòng; Trường Cao đẳng nghề Duyên Hải Hải Phòng).

Đội ngũ giáo viên có khoảng trên 1.000 người với hàng chục giáo sư, phó giáo sư và hàng trăm tiến sỹ. Công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên được thực hiện theo chương trình, nội dung đúng theo các quy định của Công ước Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên (Công ước STCW).

Cả nước tính đến ngày 01/4/2016 có 43.872 thuyền viên, trong đó:

+ Thuyền trưởng : 4.082

+ Đại phó : 1.808

+ Sỹ quan boong : 4.826

+ Máy trưởng : 3.589

+ Máy hai : 1.250

+ Sỹ quan máy : 4.762

+ Thuỷ thủ : 13.382

+ Thợ máy : 9.439

+ Thợ điện : 610

Về Hoa tiêu hàng hải hiện có 294, trong đó:

+ Hoa tiêu ngoại hạng : 128

+ Hoa tiêu hạng nhất : 41

+ Hoa tiêu hạng hai : 76

+ Hoa tiêu hạng ba : 49

Công tác đào tạo thuyền viên ở Việt Nam hiện nay còn có một số tồn tại như: trang thiết bị phục vụ huấn luyện thiếu, cũ, một số còn lạc hậu nên cũng phần nào làm giảm chất lượng đào tạo, huấn luyện. Đội ngũ huấn luyện viên chưa được cập nhật và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên để nâng cao chất lượng huấn luyện. Phương pháp giảng dạy theo tư duy cũ, thiếu sự cải tiến, đổi mới. Nội dung chương trình đào tạo huấn luyện kém cập nhật, chậm bổ sung không sát với thực tế. Có nhiều cơ sở đào tạo và huấn luyện thuyền viên trong toàn quốc được cấp phép nhưng chất lượng còn chưa đồng đều. Việc quản lý, đánh giá chất lượng đầu ra còn chưa chặt chẽ.

Cục Hàng hải Việt Nam xây dựng, tham mưu và hoàn thiện cho Bộ GTVT các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên. Tuyên tuyền, phổ biến về những sửa đổi của Công ước STCW78 sửa đổi 2010; văn bản pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, huấn luyện thuyền viên. Duyệt hồ sơ và ra quyết định người có đủ điều kiện dự khóa đào tạo, huấn luyện, dự thi, ra quyết định công nhận kết quả kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng và cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn.
III. Công tác quản lý nhà nước và kết quả thực hiện 4 tháng năm 2016

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Tổ chức nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hàng hải hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành là một trong những nhiệm vụ luôn được ưu tiên hàng đầu của Cục Hàng hải Việt Nam. Cùng với xu thế đổi mới, phát triển mở rộng giao lưu quốc tế, hàng hải là ngành tiên phong trong phong trào hội nhập kinh tế quốc tế. Để mau chóng hoàn thiện pháp luật về tổ chức và các hoạt động của thiết chế trong hệ thống chính trị, Cục Hàng hải Việt Nam (trước là Tổng cục đường biển) đề xuất xây dựng Bộ luật Hàng hải Việt Nam từ năm 1983 và được Quốc hội khóa VIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 30/6/1990. Để bắt kịp xu thế phát triển của pháp luật trong nước và quốc tế, Cục Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 14/6/2005. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 (Bộ luật 2005) có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của ngành hàng hải và kinh tế quốc dân nói chung.

Bộ luật 2005 đã điều chỉnh một cách toàn diện các quan hệ liên quan đến hoạt động hàng hải. Hiện nay, hoạt động ngành hàng hải đang được điều chỉnh bởi Bộ luật 2005 và hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật. Triển khai thực hiện Bộ luật 2005, cho đến nay Cục Hàng hải Việt Nam đã chủ động, chủ trì, phối hợp tham gia với các cơ quan, bộ ngành liên quan xây dựng và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế, Bộ Tài chính ban hành: 01 pháp lệnh, 28 nghị định, 17 Quyết định của Thủ tướng và hơn 100 quyết định hoặc thông tư cấp Bộ trưởng, trong đó có một số văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật 1990 nhưng vẫn còn hiệu lực hoặc tuy mới ban hành sau khi Bộ luật 2005 được thông qua hoặc có hiệu lực nhưng đã được sửa đổi hoặc ban hành mới nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát sinh. Việc xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật 2005 cơ bản đã tạo được sự đồng bộ, thống nhất trong tổ chức thực hiện pháp luật hàng hải, là cơ sở pháp lý điều chỉnh hệ thống quản lý hoạt động hàng hải, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển; đồng thời là hành lang pháp lý hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng hải, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hàng hải ở nước ta.

Sau thời gian 10 năm triển khai thực hiện Bộ luật 2005, Việt Nam đã tham gia thêm nhiều điều ước quốc tế mới và thực tế hoạt động hàng hải đòi hỏi Bộ luật 2005 phải được sửa đổi, bổ sung đề đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thúc đẩy kinh tế hàng hải phát triển trong giai đoạn mới của kinh tế đất nước. Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức nghiên cứu sửa đổi, bổ sung toàn diện Bộ luật Hàng hải Việt Nam và được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại Quốc hội XIII, kỳ họp thứ 10 ngày 25 tháng 11 năm 2015. Bộ luật năm 2015 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2017.

Để chuẩn bị triển khai thi hành Bộ luật 2015, Cục Hàng hải Việt Nam đang phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng 13 Nghị định, 13 Thông tư của Bộ trưởng (riêng Thông tư công bố vùng nước và khu vực quản lý của cảng vụ hàng hải giao Cục chủ động rà soát và trình Bộ), 03 Quyết định cá biệt. Ngoài ra, để triển khai thực hiện Bộ luật và các Luật có liên quan đến hoạt động hàng hải, Cục Hàng hải Việt Nam đã rà soát và đăng ký bổ sung chương trình xây dựng văn bản QPPL của Bộ GTVT theo yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý.

Trong 4 tháng đầu năm 2016, công tác xây dựng VBQPPL của Cục HHVN tiếp tục được tập trung, tăng cường nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng. 100% dự thảo VBQPPL hoàn thành hoặc vượt tiến độ được giao, 02 dự thảo văn bản 02 đề cương trình sớm so với thời hạn. Về chất lượng xây dựng văn bản cũng được chú trọng nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu.

Trong 4 tháng đầu năm 2016 Cục HHVN đã trình Bộ GTVT 27 dự thảo văn bản: 14 đề cương chi tiết và 03 dự thảo văn bản. (Danh mục xây dựng VBQPPL 4 tháng đầu năm 2016 tại Phụ lục kèm theo).

Cho đến nay, Bộ GTVT và các cấp có thẩm quyền đã ký ban hành 03 VBQPPL trong đó 02 Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT (Thông tư 04/2016/TT-BGTVT; Thông tư số 05/2016/TT-BGTVT và 01 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính số 01/2016/TT-BTC.

Cục đã phối hợp với Vụ pháp chế tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Bộ luật Hàng hải Việt Nam tại khu vực Đà Nẵng…

2. Xây dựng chính sách, quy hoạch, đề án phát triển ngành hàng hải

Trong những năm qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã hoàn thành tốt công tác thực hiện nghiên cứu quy hoạch và đề án quan trọng của Ngành, đồng thời tích cực tham gia góp ý và triển khai các đề án đã được phê duyệt, cụ thể:



  • Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 26/8/2014);

  • Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 2223/QĐ-TTg ngày 13/12/2011);

  • Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1517/QĐ-TTg ngày 26/8/2014).

  • Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013).

  • Quy hoạch phát triển dịch vụ Logistics trong lĩnh vực GTVT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 169/QĐ-TTg ngày 20/01/2014 của Thủ tướng Chính)

  • Quy hoạch phát triển hệ thống thông tin duyên hải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 26/8/2014)

  • Quy hoạch hệ thống neo trú tránh bão trong hệ thống cảng biển Việt Nam

Bên cạnh đó Cục HHVN cũng đã chủ động triển khai xây dựng các đề án để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, quản lý duy tu, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải:

  • Đề án xây dựng cơ chế đặc thù nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải (Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013);

  • Đề án tái cơ cấu lĩnh vực giao thông hàng hải (Quyết định số 4928/QĐ-BGTVT ngày 25/12/2014);

  • Đề án tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020 (Quyết định số 1487/QĐ-BGTVT ngày 27/04/2015)

  • Đề án xã hội hóa phân cấp công tác bảo dưỡng, duy tu kết cấu hạ tầng cảng biển (Quyết định số 1922/QĐ-BGTVT ngày 05/7/2013);

  • Đề án Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải (Quyết định số 2709/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2013)

  • Đề án Nâng cao hiệu quả khai thác các cảng biển Nhóm 5 và các bến khu vực Cái Mép - Thị Vải (Quyết định số 3304/QĐ-BGTVT ngày 22/10/2013);

  • Đề án Huy động vốn xã hội hoá để đầu tư kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực Hàng hải (Quyết định số 4835/QĐ-BGTVT ngày 22/12/2014).

  • Quy hoạch các khu neo đậu tàu tránh bão trong hệ thống cảng biển Việt Nam (Quyết định số 2494/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014);

  • Đề án Đổi mới và nâng cao năng lực công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải tại Việt Nam (Quyết định số 2030/QĐ-BGTVT ngày 30/5/2014).

Kết quả thực hiện xây dựng các đề án 4 tháng đầu năm 2016 đảm bảo tiến độ và chất lượng. Cục đã hoàn thành và trình Bộ GTVT rà soát, cập nhật điều chỉnh quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển số 1,2,3,4 và 6 đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Đầu tư kết nối các cảng trên toàn quốc với hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa. Cục đang tổ chức triển khai điều chỉnh Quy hoạch phát triển tổng thể cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5.

3. Vận tải biển và dịch vụ hàng hải

Ngày 14/4/2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, nhằm đưa ra các giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải biển và dịch vụ hàng hải theo các qui định về điều kiện kinh doanh tại các Nghị định: Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 về Điều kiện kinh doanh dịch vụ Lô-gi-stíc; Nghị định số 87/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 về Hoạt động vận tải đa phương thức để giải quyết tình trạng yếu kém về năng lực quản lý.

- Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161/2013/NĐ-CP về đăng ký mua, bán, đóng mới tàu biển.

- Ngày 28/11/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 173/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của hoa tiêu hàng hải, và Nghị định số 49/2011/NĐ-CP ngày 21/6/2011 sửa đổi bổ sung Điều 11 Nghị định số 173/2007/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của Hoa tiêu hàng hải.

Thời gian qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản liên quan về cơ chế chính sách về vận tải biển và dịch vụ hàng hải:

- Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Chính phủ ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 về một số giải pháp về thuế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp, theo đó có nội dung về miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của sỹ quan thuyền viên. Ngày 26/11/2014, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. Theo đó, từ 01/01/2015 miễn thuế thu nhập cá nhân đối với: Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

- Về phụ phí tàu nước ngoài: Cục HHVN phối hợp với các cơ quan liên quan của các Bộ Tài chính, Bộ Công Thương…và Hiệp hội chủ hàng Việt Namlàm việc với các hãng tàu nước ngoài, chủ hàng Việt Nam và công ty làm đại lý, giao nhận để làm rõ thêm về tình hình thu phụ phí của hãng tàu nước ngoài đang diễn ra hết sức phức tạp và không nhận được sự chấp thuận từ phía chủ hàng do đó không có tiếng nói chung giữa chủ hàng và chủ tàu. Đây là vấn đề rất phức tạp và cần phải có thời gian nghiên cứu, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành và đặc biệt là cần sự vào cuộc mạnh mẽ từ phía Hiệp hội chủ hàng.

- Bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ tại cảng biển: Triển khai áp dụng giá tối thiểu dịch vụ bốc xếp tại cảng biển: Thừa lệnh Ủy ban thường vụ Quốc hội và Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 1661/QĐ-BTC ngày 15/7/2013 ban hành mức giá tối thiểu dịch vụ bốc dỡ container khu vực cảng nước sâu Cái Mép -Thị Vải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2013 đến ngày 30/6/2015. Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất ban hành mức giá tối thiểu dịch vụ xếp dỡ tại khu vực Cái Mép - Thị Vải trên cơ sở ý phân tích thị trường vận chuyển công-ten-nơ quốc tế và dịch vụ cảng biển, đồng thời tham khảo mức giá dịch vụ của các nước trong khu vực.

Theo đó giá dịch vụ xếp dỡ tại khu vực Cái Mép Thị Vải đã được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tương đồng với các cảng của các nước trong khu vực, góp phần bình ổn giá xếp dỡ tại cảng biển, giảm sự cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ đầu tư nhà nước tại khu vực cảng biển này.

- Đề án Nghiên cứu gia nhập Công ước An toàn Công-te-nơ năm 1972: Ngày 26/8/2013, Chính phủ đã có Nghị quyết số 102/NQ-CP về việc đồng ý gia nhập Công ước quốc tế An toàn Công-te-nơ 1972 (CSC1972); Ngày 30/9/2013, Tổng thư ký tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã xác nhận việc lưu chiểu văn kiện gia nhập Công ước CSC 1972 và thông báo Công ước sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 30/9/2014. Ngày 15/10/2014, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 49/2014/TT-BGTVT quy định về kiểm tra an toàn công-te-nơ được vận chuyển qua cảng biển Việt Nam và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2014.

- Đề án gia nhập Công ước Lao động hàng hải năm 2006: Tham mưu xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1221/QĐ-TTg ngày 25/7/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước MLC 2006 và tham mưu triển khai Quyết định số 2382/QĐ-BGTVT ngày 12/8/2013 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai.

- Đề án Nâng cao năng lực Thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại văn bản số 118/VPCP-KTN ngày 07/01/2014. Hiện đang phối hợp với Tổng công ty hàng hải Việt Nam và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) làm việc với các ngành hàng XNK lớn của Việt Nam để khuyến khích sử dụng tàu Việt Nam vận chuyển hàng hóa XNK.

- Triển khai đề án nâng cao năng lực thống kê và dự báo thị trường vận tải biển nhằm hình thành một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng, có vai trò cung cấp thông tin cho các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghiên cứu khoa học trong việc đánh giá và làm căn cứ cho việc nghiên cứu, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch phát triển. Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3419/QĐ-BGTVT ngày 30/10/2013.

- Để tăng cường quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, Bộ GTVT đã tổ chức hai Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển, thông qua Hội nghị Bộ GTVT, Cục HHVN nắm bắt được các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, đồng thời xem xét các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp để tháo gỡ những bất cập, hỗ trợ các doanh nghiệp có thể sản xuất, kinh doanh thuận lợi, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, khai thác hiệu quả cảng biển, qua đó xem xét tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển cảng biển, phát triển các đội tàu biển trong cả nước để báo cáo Chính phủ có sự điều chỉnh. Tiếp tục thực hiện đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng cảng biển, hạ tầng kết nối cảng biển với cảng biển, kết nối cảng biển với đường sắt...Tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh có hiệu quả phù hợp với tình hình thị trường vận tải Việt Nam.

- Phương án thay thế đội tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài vận tải nội địa: Tham mưu chính sách hạn chế tàu nước ngoài vận tải nội địa để tăng thị phần của đội tàu nội địa. Đồng thời Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng, làm việc với các chủ hàng lớn nhằm đưa ra các giải pháp đồng bộ, kịp thời để tăng cường kết nối, phát huy năng lực hạ tầng và phương tiện hiện có, nâng cao hiệu quả của các phương thức vận tải đường biển.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thông qua vai trò của hiệp hội chuyên ngành và hiệp hội ngành hàng như: xây dựng kế hoạch làm việc với các Hiệp hội: Hiệp hội Chủ tàu, Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải, Hiệp hội Cảng biển và hiệp hội chủ hàng Việt Nam và các hiệp hội ngành hàng.

Về vận tải ven biển: Cục HHVN đã phối hợp với Cục đường thủy nội địa Việt Nam tham mưu cho Bộ GTVT công bố và phát triển tuyến vận tải ven biển để đáp ứng nhu cầu hàng hóa dịch chuyển sang phương thức vận tải ven biển sau khi siết chặt tải trọng đường bộ, vừa giảm thiểu hư hỏng cơ sở hạ tầng cho đường bộ vừa giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi và giảm ùn tắc, tai nạn giao thông. Sau gần 2 năm chính thức đi vào hoạt động, tuyến ven biển đã và đang phát huy được tối đa sự kết nối giữa các cảng thủy nội nằm sâu trong đất liền với các cảng biển, tạo thuận lợi cho hàng hóa lưu thông.

- Tham mưu quyết liệt thực hiện công tác quản lý trọng tải phương tiện, đến nay đã mang lại hiệu quả tích cực và nhận được sự đồng tình của doanh nghiệp cảng biển, chủ tàu và chủ phương tiện, các công tác cụ thể: đến nay đã có 206/222 doanh nghiệp cảng biển ký cam kết không xếp hàng hoá quá trọng tải quy định.

4. Hợp tác quốc tế và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành



a) Hợp tác quốc tế, IMO

Việc tham gia vào các hiệp hội và tổ chức chuyên ngành của quốc gia và quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao vị thế, uy tín và khả năng hội nhập của Việt Nam trên diễn đàn khu vực và quốc tế.

Cho đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của các tổ chức có liên quan đến hàng hải như:

+ Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) từ năm 1984;

+ Hiệp hội các cơ quan quản lý hỗ trợ hàng hải và hải đăng quốc tế (IALA) từ năm 1988;

+ Tổ chức Vệ tinh hàng hải quốc tế (INMARSAT) từ năm 1998;

+ Diễn đàn các nhà lãnh đạo cơ quan hàng hải Châu Á – Thái Bình Dương (APHoMSA) từ năm 1996;

+ Thỏa thuận TOKYO về Kiểm tra nhà nước cảng biển (TOKYO MOU) từ năm 1999;

+ Chương trình COSPAS-SARSAT Quốc tế từ năm 2002.

Việt Nam đã ký Hiệp định hàng hải/vận tải biển song phương với 26 quốc gia có biển, ký Thỏa thuận về công nhận giấy chứng nhận khả năng cho thuyền viên (CoC) với 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tính đến thời điểm này tổng cộng 31 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận CoC do Việt Nam cấp gồm 8 quốc gia công nhận theo Hiệp định hàng hải/vận tải biển.

Ngoài ra, ngành Hàng hải còn tham gia tích cực và thường xuyên vào các Nhóm công tác hàng hải của Khối các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ năm 1995 và Diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) từ năm 1998; tham gia các hiệp hội ngành nghề ASEAN như Hiệp hội chủ tàu ASEAN, Hiệp hội Cảng biển ASEAN, Hiệp hội Giao nhận ASEAN…

Việc đàm phán và ký kết hiệp định hàng hải/ vận tải biển đã mở ra cơ hội hợp tác về thương mại hàng hải, vận tải biển với các quốc gia, cơ hội hợp tác về đào tạo, cung ứng thuyền viên, cơ hội hợp tác trong lĩnh vực đóng tàu..., tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển và thuyền viên Việt Nam ra vào cảng biển của các quốc gia đã ký kết.

Việc đàm phán và ký kết các thỏa thuận về công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên tạo điều kiện thuận lợi cho các thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu treo cờ của các quốc gia và vùng lãnh thổ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động cung ứng thuyền viên ra nước ngoài làm việc, đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Trong quá trình triển khai thực hiện các hiệp định và thỏa thuận đã ký, Cục Hàng hải Việt Nam luôn đồng hành cùng với các doanh nghiệp, hỗ trợ giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Cụ thể, tháng 8/2014, Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm với các doanh nghiệp để lắng nghe những vướng mắc của họ trong quá trình triển khai thực hiện các hiệp định, thỏa thuận công nhận CoC đã ký kết. Sau đó, Cục Hàng hải Việt Nam đã tích cực chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan để giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp.

Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài được Cục Hàng hải Việt Nam tích cực triển khai thông qua việc tổ chức các hội thảo quốc tế, đón tiếp đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; thông qua các đoàn ra tham dự hội nghị/đàm phán/ký kết, để giới thiệu cho các đối tác nước ngoài tiềm năng phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải và đào tạo nguồn nhân lực nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.

b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành

Công tác phối kết hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong quản lý hoạt động hàng hải đã được Cục HHVN triển khai tích cực. Đến nay, Cục HHVN đã tổ chức ký quy chế phối hợp với Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Quy chế phối hợp phòng chống khủng bố bảo đảm an ninh hàng hải với Cục Bảo vệ chính trị V. Trên cơ sở Quy chế phối hợp nêu trên, các cảng vụ hàng hải cũng đã tổ chức ký quy chế phối hợp trong thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển với các Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tại địa phương và cảng vụ đường thủy nội địa khu vực. Để triển khai thực hiện tốt quy chế, Cục HHVN và các cảng vụ hàng hải đã tổ chức các đợt kiểm tra, khảo sát chung nhằm tìm nguyên nhân và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hoạt động tại cảng biển. Định kỳ tổ chức giao ban, sơ kết để bảo đảm công tác phối hợp được duy trì thường xuyên, hiệu quả.

Thường xuyên tổ chức các buổi làm việc với các hiệp hội: Hiệp hội cảng biển, hiệp hội chủ tàu, hiệp hội logistics…để phổ biến các cơ chế chính sách về lĩnh vực hàng hải mới ban hành, tiếp thu ý kiến trong quá trình xây dựng văn bản QPPL…

5. Công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý an toàn hàng hải, an ninh hàng hải



a. Thanh tra, kiểm tra hàng hải

Hệ thống pháp luật quy định về thanh tra chuyên ngành hàng hải hiện nay đã tương đối đầy đủ, tạo ra hành lang pháp lý cho công tác thanh tra chuyên ngành được thực thi có hiệu lực, hiệu quả hơn; việc phân định nhiệm vụ thanh tra rõ ràng và cụ thể đã nêu cao trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ.

Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Giao thông vận tải, Đảng ủy, lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, hoạt động thanh tra chuyên ngành ngày dần ổn định về tổ chức, nhân sự, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành của Cục. Do đó, các cuộc thanh tra do Thanh tra Cục chủ trì đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm và kết thúc đúng kế hoạch đề ra; đã tiến hành xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chuyên ngành hàng hải đúng người, đúng nội dung, rõ ràng, có tính khả thi; các kết luận, kiến nghị đều được thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước các cấp đồng thuận. 

Triển khai nghiêm túc Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được Bộ GTVT phê duyệt, trong thời gian qua, Cục HHVN đã chủ trì thành lập các Đoàn thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực: bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển, quản lý và khai thác cảng biển; bảo đảm an toàn giao thông hàng hải và hệ thống báo hiệu hàng hải; hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng hải; hoạt động hoa tiêu hàng hải; nạo vét, duy tu luồng hàng hải bằng nguồn NSNN; xã hội hóa nạo vét, duy tu, nâng cấp tuyến luồng (sông Đồng Tranh, sông Đồng Nai, sông Thị Vải; luồng Lệ Môn - Thanh Hóa)… Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý đối với trách nhiệm người đứng đầu, các tổ chức, cá nhân liên quan đến những sai phạm của đơn vị; đồng thời đã kiến nghị nhiều giải pháp trong công tác chỉ đạo, điều hành hoặc ban hành các văn bản để hoàn thiện hệ thống văn bản, góp phần phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực. Đồng thời, Cục HHVN đã phê duyệt Kế hoạch kiểm tra chuyên ngành của các tổ chức giúp việc, các Cảng vụ hàng hải và tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện.

Trong 5 tháng đầu 2016, lực lượng Thanh tra chuyên ngành hàng hải đã tiến hành 6.236 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, trong đó tổng số vụ vi phạm: 216 vụ, tổng số quyết định xử phạt VPHC: 170 quyết định với tổng số tiền xử phạt là 1.771.000.000 VNĐ

Để xây dựng, củng cố lực lượng thanh tra chuyên ngành, Cục HHVN đã chủ động xây dựng, trình Bộ GTVT phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành hàng hải” và tổ chức triển khai thực hiện. Cục HHVN đã trình Bộ GTVT cấp đổi Thẻ thanh tra viên cho lực lượng thanh tra hàng hải, triển khai cấp Thẻ kiểm tra cho lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành tại các CVHH, đồng thời phối hợp với Thanh tra Bộ GTVT, lực lượng thanh tra giao thông, các Trường ĐH Hàng hải, ĐH GTVT Tp. HCM xây dựng chương trình, tổ chức các khóa đào tạo thanh tra cơ bản chuyên ngành hàng hải cho lực lượng thanh tra viên, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.



b. An toàn, an ninh hàng hải

Trong giai đoạn 2010-2015 có thể nói là giai đoạn thành công của công tác bảo đảm an toàn an ninh hàng hải với nhiều thành tích đáng ghi nhận như số vụ tai nạn hàng hải giảm; số người chết và bị thương do tai nạn hàng hải giảm sâu đồng thời số lượng tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài thấp nhất trong nhiều năm qua. Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đi vào nề nếp, chuyên nghiệp. Ý thức chấp hành luật pháp hàng hải của các doanh nghiệp, thuyền viên, tổ chức cá nhân có liên quan từng bước được cải thiện và nâng cao. Không những thế, nhận thức về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn giao thông của các đơn vị trực thuộc được xác định đúng mức và quan tâm cao. Các “điểm đen” gây tai nạn hàng hải đã được xác định và có các giải pháp cụ thể để hạn chế tai nạn. Công tác bảo đảm an toàn an ninh hàng hải được quan tâm và được các Doanh nghiệp trong nước cũng như bạn bè quốc tế đánh giá cao.



Số vụ tai nạn hàng hải :

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đến tháng 4/2016

Số vụ tai nạn hàng hải

42

61

34

30

16

23

05

Số người chế và mất tích

51

44

16

19

10

07

01

Số liệu tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài

Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Đến tháng 4/2016

Số tàu bị kiểm tra

640

738

785

767

733

722

271

Số tàu bị lưu giữ

55

91

54

47

26

20

07

Tỷ lệ bị lưu giữ

8,6%

12,3%

6,9%

6,1%

3,5%

2,8%

2,6%

Từ năm 2014 đội tàu biển Việt Nam đã thoát khỏi Danh sách đen, bỏ qua Danh sách xám vào Danh sách trắng của Tokyo MOU sau 15 năm Việt Nam là thành viên. Với kết quả này vị thế cạnh tranh của đội tàu biển Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tàu biển Việt Nam sẽ không còn là mục tiêu ưu tiên kiểm tra khi đến các cảng biển nước ngoài tạo rất nhiều thuận lợi cho đội tàu biển Việt Nam.

- Tổ chức phối hợp tìm kiếm cứu nạn trên biển: Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam là lực lượng tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành hàng hải, thực hiện nghĩa vụ tìm kiếm cứu nạn trong vùng biển Việt Nam theo đúng nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước quốc tế về tìm kiếm cứu nạn trên biển SAR 79. Trung tâm hiện có 4 trung tâm khu vực với 07 tàu tìm kiếm cứu nạn chuyên dùng (04 tàu 27m và 03 tàu 41m) và 05 ca nô cao tốc phục vụ tìm kiếm cứu nạn.

Công tác tìm kiếm cứu nạn được đi vào nề nếp, quy củ. Số người được cứu và hỗ trợ khi bị nạn trên biển tăng tạo niềm tin cho ngư dân, thuyền viên yên tâm bám biển. Lực lượng cứu nạn của Việt Nam cũng đã cứu và hỗ trợ được nhiều tàu thuyền nước ngoài và cứu, hỗ trợ được nhiều ngư dân và thuyền viên nước ngoài được bạn bè đánh giá rất cao.



Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

4 tháng năm 2016

Tổng số vụ báo nạn:

249

313

354

395

398

446

157

Báo nạn thật

171

171

224

258

226

293

83

Báo nạn giả

78

142

130

137

172

153

35

Số lần điều động tàu TKCN:

40

101

52

27

50

92

15

Số người được cứu, hỗ trợ:

785

491

348

771

983

936

216

Số người Việt Nam

676

431

289

713

965

911

215

Số người Nước ngoài

109

60

59

58

18

25

01

Tổng số tàu được cứu, hỗ trợ

102

65

20

73

65

68

18

Group 1

Bản đồ phạm vi trách nhiệm tìm kiếm cứu nạn hàng hải của Việt Nam

- Hệ thống đài thông tin duyên hải Việt Nam: có 29 đài thông tin duyên hải, 01 đài thông tin vệ tinh mặt đất Inmarsat, 01 đài thông tin vệ tinh mặt đất Copas-Sarsat Việt Nam và Trung tâm xử lý thông tin hàng hải tại Hà Nội.

Trung tâm VNMCC thực hiện tiếp nhận và xử lý thông tin cứu nạn cấp cứu trên biển và phát thông báo an toàn hàng hải, cảnh báo bão…, là địa chỉ kết nối hữu hiệu giữa những người làm việc trên biển với đất liền. Việc tiếp nhận, truyền phát thông tin an toàn này đã góp phần rất hữu hiệu trong việc hạn chế tai nạn xảy ra trên biển, giúp cho tàu thuyền nhận biết sớm những bất thường của thời tiết để có biện pháp phòng tránh kịp thời và đặc biệt hữu ích trong công tác tìm kiếm và cứu những người bị nạn trên biển.



- Hệ thống hỗ trợ hành hải: Hệ thống báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải: hiện cả nước có 98 đèn biển và đăng tiêu, gồm 28 đèn biến cấp I, 35 đèn biển cấp II, 30 đèn cấp III và 5 đăng tiêu độc lập, trải dài từ Móng Cái đến Hà Tiên và trên hầu hết các đảo lớn thuộc lãnh hải Việt Nam được giao cho 2 Tổng Công ty bảo đảm an toàn hải hải miền Bắc và miền Nam quản lý, vận hành. Hầu hết các tuyến luồng hàng hải đã được lắp đặt phao tiêu, báo hiệu hàng hải đầy đủ phục vụ quản lý vận hành để bảo đảm an toàn cho tàu thuyền ra vào các cảng biển Việt Nam. Hệ thống báo hiệu hàng hải và luồng hàng hải luôn được bảo đảm thông số kỹ thuật công bố và duy trì hoạt động của hệ thống đèn biển, đăng tiêu và phao báo hiệu hàng hải.

Hệ thống VTS, AIS và LRIT: Hệ thống quản lý hành hải tàu biển (VTS) đang được đầu tư phát triển, hiện có khu vực cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn – Vũng Tàu), cảng biển Hải Phòng được trang bị hệ thống VTS, đang mở rộng cho tuyến luồng Cái Mép – Thị Vải. Việc đưa hệ thống VTS vào khai thác sử dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát và điều tiết hoạt động của các phương tiện trong vùng nước cảng biển. Bên cạnh đó hệ thống nhận dạng tự động (AIS), hệ thống nhận dạng và truy theo tầm xa - LRIT đã được thiết lập và vận hành, góp phần giám sát toàn bộ các tàu biển hoạt động trong vùng biển Việt Nam và tàu biển Việt Nam hoạt động trên toàn thế giới.

Trong 4 tháng đầu năm 2016 về công tác an toàn, an ninh đạt được kết quả sau: Xây dựng Kế hoạch năm an toàn giao thông 2016; Xây dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2016, Kế hoạch Phòng chống khủng bố năm 2016. Chỉ đạo các đơn vị triển khai bảo đảm an toàn, an ninh các cảng biển trong thời gian đại hội Đảng lần thứ 12 và Tết nguyên đán và các ngày lễ; Phê duyệt phương án đảm bảo an toàn hàng hải cho tàu lớn vào cảng biển và các phương án bảo đảm an toàn giao thông. Ký kết quy chế phối hợp với Tổng cục V và Cục A67 của Bộ Công an.

Tình hình tai nạn xảy ra trên biển 4 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra 05 vụ tai nạn, giảm so với cùng kỳ năm 2015. Số lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài tiếp tục giảm. Các trang thiết bị phục vụ công tác an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng chống thiên tai và TKCN tiếp tục được duy trì hoạt động tốt 24/7, tiếp nhận và xử lý kịp thời, hiệu quả các thông tin khẩn nguy hàng hải. Các văn bản quy pháp pháp luật, đề tài đề án nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn hàng hải, an ninh hàng hải tiếp tục được nghiên cứu, triển khai đúng thời hạn giao với chất lượng cao.

6. Quản lý tài chính công

Cục HHVN thực hiện nghiêm túc, thu đúng, thu đủ và việc sử dụng các nguồn thu phí cũng bảo đảm theo quy định các khoản thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước được giao (phí cảng vụ, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu). Các đơn vị được giao nhiệm vụ thu đã tổ chức bộ máy thu, xây dựng quy trình thu, thực hiện thu, quản lý sử dụng, nộp ngân sách theo quy định. Hàng năm các đơn vị đều được Cục HHVN hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra việc thu và sử dụng các nguồn thu này. Nguồn thu phí cảng vụ được để lại 50% để sử dụng cho hoạt động của cảng vụ như hiện nay chưa đủ đáp ứng nhu cầu công việc;

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục được thực hiện cơ chế khoán chi, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; Các đơn vị hành chính thuộc Cục HHVN được áp dụng cơ chế theo tài chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005. Từ năm 2013, Văn phòng Cục và 02 chi cục đã được áp dụng thí điểm cơ chế tài chính đặc thù theo Quyết định số 46/2013/QĐ-TTg ngày 26/07/2013 của TTCP, đã tạo động lực mạnh mẽ cho cán bộ, công chức của Cục trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao.

Cục HHVN hiện được Bộ GTVT giao nhiệm vụ đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích trong lĩnh vực hàng hải bao gồm: đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích thông tin duyên hải cho Công ty TNHH MTV Thông tin Điện tử HHVN; đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích hoa tiêu hàng hải cho 3 công ty là Công ty TNHH MTV Hoa tiêu hàng hải - Vinacomin, Công ty TNHH MTV Hoa tiêu Tân cảng và Công ty Dịch vụ & Vận tải biển Vũng Tàu; đặt hàng cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải cho 2 Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải.

Tổng thu phí cảng vụ hàng hải năm 2016 dự kiến khoảng 709.812 triệu đồng, nộp ngân sách khoảng 354.906 triệu đồng và phí cảng vụ được để lại để chi khoảng 354.906 triệu đồng.

Tổng thu phí bảo đảm hàng hải năm 2016 khoảng 1.272.230 triệu đồng, trong đó chi đặt hàng công ích bảo đảm hàng hải là 886.670 triệu đồng. Nguồn phí bảo đảm dư năm 2016 là 385.560 triệu đồng. Nếu tính cả nguồn phía bảo đảm hàng hải năm trước chuyển sang thì tổng nguồn phí bảo đảm hàng hải năm 2016 là 584.772 triệu đồng.

Chi tiết Tổng hợp thu, chi phí cảng vụ, phí bảo đảm hàng hải năm 2015, 2016 xem phụ lục kèm theo.

7. Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường



a) Khoa học công nghệ

Về hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn hàng hải; định mức kinh tế - kỹ thuật hàng hải (hoa tiêu hàng hải; bảo đảm hàng hải; tìm kiếm cứu nạn và thông tin hàng hải) đã được Cục HHVN xây dựng .

Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng Hệ thống công nghệ thông tin để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến:

(1) Dịch vụ công “Đăng ký tàu biển” trực tuyến mức độ 3, cung cấp 24 thủ tục hành chính công trực tuyến về đăng ký tàu biển, được triển khai từ ngày 15/4/2015 tại 03 cơ quan đăng ký tàu biển, gồm: Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Tp Hải Phòng, Chi cục Hàng hải Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh và Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng.

(2) Dịch vụ công “Cấp, cấp lại hộ chiếu, sổ thuyền viên và các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên” trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, cung cấp 21 thủ tục hành chính công trực tuyến về quản lý thuyền viên (trong đó 15 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 và 06 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3), được triển khai từ ngày 21/9/2015 tại 18 cơ quan trong đó có 15 Cảng vụ Hàng hải.

(3) Dịch vụ công “Đối với nhóm thủ tục hành chính Đăng ký tàu biển” gồm 24 thủ tục mức độ 3.

Xây dựng và đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng phổ biến thông tin hàng hải trên thiết bị di động và triển khai 02 thủ tục điện tử cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa vào rời cảng biển theo quy định của Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT

b) Bảo vệ môi trường

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự phát triển của ngành hàng hải, Cục HHVN đã đặc biệt quan tâm, chú trọng và lồng ghép công tác bảo vệ môi trường vào chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và nhiệm vụ phát triển ngành. Trong thời gian qua, Cục HHVN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ý thức, trách nhiệm của các đơn vị về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải được nâng cao. Nhiều vấn đề môi trường liên quan đến quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải đã được giải quyết. Các Cơ quan, đơn vị trong ngành đã chú trọng huy động nguồn lực và từng bước chủ động bảo vệ, cải thiện môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực hàng hải.

Các nội dung về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng hải được Cục HHVN tham mưu đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật như Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2005, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015, các văn bản dưới luật và nội luật hóa quy định các Công ước quốc tế về môi trường trong lĩnh vực hàng hải.

Triển khai Quyết định số 02/2013/QĐ -TTg ngày 14/01/2013 ban hành quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.

Các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực hàng hải đã bước đầu đáp ứng các các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Với nghĩa vụ của quốc gia tàu treo cờ, quốc gia ven biển và quốc gia có cảng, nhằm từng bước phát triển ngành hàng hải Việt Nam theo hướng gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của ngành hàng hải Việt Nam khi hội nhập với ngành hàng hải thế giới và thực hiện nghĩa vụ góp phần bảo vệ môi trường biển, thời gian qua Cục đã tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải:

- Trình Chủ tịch nước phê chuẩn gia nhập các Phụ lục của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu gây ra (Công ước Marpol); phê chuẩn gia nhập Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại từ tàu (AFS 2001). Xây dựng và trình Bộ GTVT dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai các Phụ lục của Công ước Marpol, Công ước AFS 2001.

- Hiện Cục Hàng hải Việt Nam đã và đang triển khai nghiên cứu để đề xuất gia nhập Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu với lộ trình phù hợp điều kiện của Việt Nam, dự kiến trình Bộ GTVT tháng 8 năm 2016.

Các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực hàng hải đã bước đầu đáp ứng các các yêu cầu mới về bảo vệ môi trường của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

8. Cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính đã được thực hiện quyết liệt. Năm 2015 Cục HHVN đã tổ chức xây dựng và trình Bộ GTVT công bố 102 thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, phổ biến rộng rãi tới các tổ chức, cá nhân liên quan để triển khai thực hiện, trong đó:

- Dịch vụ công “Đăng ký tàu biển” trực tuyến mức độ 3, cung cấp 24 thủ tục hành chính công trực tuyến về đăng ký tàu biển, được triển khai từ ngày 15/4/2015 tại 03 cơ quan đăng ký tàu biển.

- Dịch vụ công “Cấp, cấp lại hộ chiếu, sổ thuyền viên và các loại giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên” trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, cung cấp 21 thủ tục hành chính công trực tuyến về quản lý thuyền viên (trong đó 15 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 4 và 06 thủ tục hành chính trực tuyến mức độ 3), được triển khai từ ngày 21/9/2015.

Công tác ủy quyền, phân cấp thực hiện thủ tục hành chính cũng được thực hiện triệt để, Cục HHVN đã thực hiện ủy quyền từ lãnh đạo Cục đến các Trưởng phòng tham mưu và phân cấp từ Cục xuống các Chi cục, Cảng vụ Hàng hải để thực hiện thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên

Đối với công tác cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển đã được Cục Hàng hải Việt Nam quyết liệt triển khai thực hiện. Ngay từ năm 2001, Ngành Hàng hải đã nghiên cứu và đề xuất xây dựng và thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” trong làm thủ tục cho tàu thuyền vào, rời cảng biển; giảm thiểu và đơn giản hóa mọi giấy tờ, tài liệu phải nộp hoặc xuất trình khi làm thủ tục. Công tác này đã tạo bước đột phá trong ngành hàng hải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành trong những năm đầu thế kỷ 21, được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.

Tiếp tục phát huy thành tích đạt được, thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2012 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Quyết định số 4502/QĐ-BGTVT ngày 21/12/2015 của Bộ GTVT về kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016, Cục HHVN đã xây dựng và công bố các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải, bao gồm các thủ tục hành chính tại cảng biển, nâng cấp mức độ cung cấp dịch vụ công lên mức độ 3 và mức độ 4. Đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển cũng như áp dụng làm thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BGTVT của Bộ GTVT, từng bước loại bỏ quy định phải nộp, xuất trình giấy tờ và tiếp xúc trực tiếp.

Năm 2015 Ngành hàng hải đã thực hiện thành công hơn 80.000 thủ tục cho tàu biển và hơn 83.000 thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào, rời cảng biển.
IV. Nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới và 7 tháng cuối năm 2016

1. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

- Tổ chức, tuyên truyền phổ biến Bộ Luật hàng hải năm 2015

- Triển khai, hoàn thành dự thảo 36 Văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 13 Nghị định, 23 Thông tư, 03 Quyết định.



Chi tiết kế hoạch triển khai tổng hợp trong phụ lục kèm theo.

2. Xây dựng quy hoạch, đề án phát triển hàng hải

- Tổ chức triển khai hiệu quả các đề án đã được phê duyệt;

- Hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ xây dựng các đề án, quy hoạch đã được Bộ Giao thông vận tải giao năm 2016:

+ Điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

+ Quy hoạch chi tiết 06 nhóm cảng biển, trong đó nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (nhóm 5) đã trình Bộ Giao thông vận tải Đề cương, dự toán tại văn bản số 1897/CHHVN-KHĐT ngày 11/05/2016).

+ Quy hoạch chi tiết cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (bổ sung cập nhật trình Bộ GTVT theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại văn bản 2082/CHHVN-KHĐT ngày 20/5/2016).

3. Vận tải biển và dịch vụ hàng hải

- Chú trọng tiếp tục triển khai quyết liệt đối với Đề án Tái cơ cấu vận tải đường biển nâng cao thị phần vận chuyển đường biển 20-25%, giảm tải cho đường bộ;

- Tiếp tục đôn đốc thí điểm đưa sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường biển vào hoạt động.

- Tiếp tục tăng cường vận tải ven biển, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt kết nối với cảng biển;

- Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Triển khai hiệu quả thí điểm công tác phá dỡ tàu cũ.

4. Hợp tác quốc tế

Tiếp tục đàm phán hiệp định với Bra-xin, Panama, Brunei; tham mưu hoàn thiện nội dung dự thảo hiệp định vận tải biển ASEAN - Ấn Độ.

Tiếp tục đàm phán để ký kết Thỏa thuận về công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo Quy định I/10 của Công ước STCW với Nigeria, Thái Lan, Adécbaigian.

Tiếp tục duy trì việc ký Biên bản ghi nhớ với Trung tâm Tuyển dụng thuyền viên Nhật Bản (SECOJ) thuộc Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản về chương trình đào tạo giảng viên hàng hải cho Việt Nam.

- Chủ động triển khai việc tuyên truyền, thực hiện các công ước của IMO; Phối hợp với IMO triển khai giai đoạn 3 của Dự án hỗ trợ các nước Đông Á trong việc phê chuẩn và thực thi các công ước của IMO về bảo vệ môi trường biển. Dự án do IMO và Cơ quan Hợp tác phát triển Nauy (NORAD) hỗ trợ; Tham dự các cuộc họp của Tiểu ban, Ủy ban chuyên môn của IMO; Tổ chức cho các cán bộ ngành tham dự các hội thảo, tập huấn về công ước quốc tế do IMO tổ chức; phối hợp với IMO tổ chức các hội nghị, khóa tập huấn chuyên môn tại Việt Nam.

Tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác hàng hải song phương với Bỉ, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan.

5. Công tác an toàn, an ninh hàng hải

- Tiếp tục thực hiện triệt để Nghị quyết 88/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hàng hải;

- Bám sát chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, các cấp có thẩm quyền, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch hành động năm ATGT 2016

- Duy trì thường xuyên các hình thức hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông đã được triển khai và đạt hiệu quả cao.

- Duy trì công tác kiểm tra tàu biển, chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc kiểm tra, tránh để tàu biển xuất cảnh bị lưu giữ.

- Xây dựng nội dung Đề án Duy trì đội tàu biển Việt Nam trong Danh sách trắng, xám của Tokyo MOU.

- Tăng cường kiểm tra một số cảng biển về việc áp dụng Bộ luật ISPS, tiếp tục làm việc với các địa phương có xảy ra tình trạng trộm cắp ở khu neo đậu; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý tàu biển Việt Nam không duy trì hoạt động của thiết bị LRIT, AIS.

- Rà soát các vấn đề liên quan đến an toàn của phương tiện VR-SB.

- Kiểm tra tình hình Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc Cục, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực để đối phó với mùa mưa bão sắp tới; tổ chức công tác trực 24/24.

- Công tác đào tạo: tiếp tục làm việc với các cơ sở đào tạo nhằm từng bước nâng cao chất lượng thuyền viên, sỹ quan kiểm tra tàu biển.

- Tiếp tục tăng cường mối hợp tác với các chính quyền hàng hải các nước trong Tổ chức Tokyo MOU về công tác kiểm tra tàu biển và phối hợp với Ban thư ký Tokyo MOU để cử chuyên gia sang đào tạo sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam dự kiến tháng 11 năm 2016. Chỉ đạo các Cảng vụ Hàng hải phối hợp chủ tàu tăng cường công tác khiếu nại đối với những khiếm khuyết lưu giữ tàu không thỏa đáng.

- Triển khai chiến dịch kiểm tra tập trung (CIC) năm 2016 về chủ đề liên quan đến an toàn chằng buộc hàng hóa cho tất cả các tàu biển Việt Nam chạy tuyến quốc tế.

6. Công tác cải cách hành chính

Trong thời gian tới, Cục HHVN tập trung: đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, của Bộ GTVT; Tăng cường việc rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Đơn giản hóa thủ tục hành chính, từng bước xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Cục; Chỉ đạo, điều hành linh hoạt, kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ CCHC.

7. Công tác khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Tiếp tục tăng cường ứng dụng CNTT vào các hoạt động Cục HHVN.

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, Cục Hàng hải Việt Nam đã tham mưu Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Tổng Cục hải quan và đang phối hợp với Trung tâm CNTT Bộ GTVT và Tổng cục Hải quan triển khai một số nội dung liên quan: bổ sung cấp cấp trực tuyến cá thủ tục còn lại, thanh toán trực tuyến trên NSW, triển khai ứng dụng chữ ký số.

- Xây dựng trình Bộ các quy chuẩn, tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn phương tiện thủy công vụ ngành hàng hải; Tiêu chuẩn bố trí báo hiệu hàng hải và Đê chắn sóng - tiêu chuẩn thiết kế và thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ.

- Sửa đổi, bổ sung Định mức KTKT trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm hàng hải;

- Hoàn chỉnh định mức kinh tế - kỹ thuật vận hành, khai thác và bảo dưỡng Hệ thống AIS đảm bảo tiến độ Bộ GTVT thẩm định, phê duyệt trong tháng 8/2016.

- Tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc kế hoạch thực thi các Phụ lục III. IV. V, VI Công ước MARPOL.

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch triển khai Công ước quốc tế về kiểm soát hệ thống chống hà độc hại của tàu.

- Đề xuất gia nhập Công ước quốc tế về quản lý và kiểm soát nước dằn tàu và cặn dằn tàu 2004.

- Nghiên cứu đề xuất với Bộ GTVT để trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn khu vực biển đặc biệt nhạy cảm của Việt Nam theo hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải quốc tế.

- Triển khai xây dựng và đề xuất ban hành các VBQPPL quy định về quản lý, tiếp nhận và xử lý chất thải phát sinh từ tàu tại Cảng biển Việt Nam.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 41 - NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của ngành hàng hải giai đoạn 2016 -2020.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng hải tại vùng nước cảng biển.

- Triển khai thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Cục HHVN làm chủ đầu tư, các công trình nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải và các dự án xã hội hóa

8. Các nhiệm vụ khác

- Ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại và có phương án khai thác hiệu quả các khu bến cảng Lạch Huyện thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải thuộc cảng cửa ngõ quốc tế Vũng Tàu; Hoàn thành nghiên cứu Dự án nghiên cứu tổng thể, toàn diện tuyến luồng tàu biển Cái Mép - Thị Vải.

- Tiếp tục nghiên cứu giai đoạn II – Dự án đầu tư xây dựng công trình luồng tàu cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu;

- Nghiên cứu Dự án nâng cấp, mở rộng kênh Hà Nam cho tàu 20.000 DWT đầy tải hành hải 2 chiều.

- Khuyến khích đầu tư nước ngoài phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.

- Chú trọng đầu tư đảm bảo sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển với mạng giao thông quốc gia và đầu mối logistics ở khu vực. Xây dựng các cảng cạn và các kết cấu hạ tầng khác hỗ trợ phát triển dịch vụ logistics.

- Hoàn thành Dự án xây dựng luồng cho tàu có trọng tải lớn vào sông Hậu; Tập trung cải tạo, nâng cấp các luồng hàng hải vào các cảng biển quan trọng.

- Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, các cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm có khả năng tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

- Triển khai Kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đã được Bộ GTVT phê duyệt.

- Tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của thanh tra chuyên ngành hàng hải”.

- Tiếp tục triển khai Đề án “Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng chống tham nhũng của Bộ GTVT”.

- Tổ chức lại bộ phận thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành tại các Cảng vụ hàng hải và chuyển ngạch công chức thanh tra chuyên ngành cho lực lượng làm công tác thanh tra chuyên ngành tại các Cảng vụ HH.


V. Đề xuất kiến nghị

Cục Hàng hải Việ Nam kính đề nghị Bộ trưởng tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan đơn vị hỗ trợ Cục HHVN. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Cục HHVN kiến nghị Bộ trưởng xem xét:

1. Phân cấp, ủy quyền cho Cục HHVN ký các biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận mang tính chuyên môn kỹ thuật ngành để thực hiện các yêu cầu của công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

2. Phân cấp, ủy quyền cho Cục HHVN thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán các dự án do Cục HHVN làm chủ đầu tư.

3. Tăng cường phân cấp cho Cục HHVN trong việc xem xét giải quyết cho tàu thuyền vào, rời hoạt động tại cảng biển và vùng biển Việt Nam, tàu biển nước ngoài vận tải biển nội địa nhằm rút gọn, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

4. Xem xét cấp đủ và kịp thời kinh phí phục vụ công tác xây dựng văn bản QPPL, cải cách thể chế và cải cách thủ tục hành chính; kinh phí để đảm bảo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế trong các tổ chức quốc tế về hàng hải có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

5. Chấp thuận chủ trương nghiên cứu thực hiện dự án đầu tư hệ thống VTS luồng Hòn Gai, Cẩm Phả - Quảng Ninh; Luồng Nghi Sơn; Luồng Quy Nhơn và Luồng Sông Hậu.

6. Hiện nay, các quy định của pháp luật về hàng hải và đường thủy nội địa có nhiều điểm chưa thống nhất, tạo nhiều khác biệt dẫn đến bất bình đẳng giữa hai lĩnh vực (cụ thể như lĩnh vực phí, lệ phí, chế độ hoa tiêu; tiêu chí xác định cảng biển, cảng thủy nội địa; quy định về hoạt động và thủ tục của phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB). Do vậy cần xem xét, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định tại các lĩnh vực này cho thống nhất, bảo đảm tạo môi trường bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp.

7. Tiếp tục có ý kiến Chính phủ, các Bộ ngành liên quan bố trí vốn để thực hiện các Dự án đóng tàu tìm kiến, cứu nạn xa bờ.

8. Quan tâm bố trí vốn triển khai giai đoạn II dự án luồng Cửa Lò; đầu tư nâng cấp tuyến luồng Nghi Sơn.

9. Xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung tuyến luồng Cửa Lò thực hiện theo cơ chế khoán;

10. Cho phép sử dụng nguồn dư phí bảo đảm hàng hải để thiết lập một số tuyến luồng (Sông Đồng Tranh, sông Đồng Nai); thực hiện hoán cải phương tiện thủy phục vụ bảo đảm hàng hải và nạo vét duy tu một số tuyến luồng.

11. Bổ sung các cảng vụ hàng hải vào quy hoạch chi tiết các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

12. Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện thành công chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, tăng cường công tác an toàn an ninh, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn tới, Cục HHVN kính đề nghị Bộ GTVT xem xét chấp thuận cho phép Cục được tiến hành nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Cục Hàng hải Việt Nam.



13. Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các tỉnh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập và công bố vị trí đổ vật liệu nạo vét duy tu các tuyến luồng hàng hải sử dụng ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo duy trì công tác nạo vét duy tu các tuyến luồng thường xuyên, kịp thời, chủ động, đáp ứng nhu cầu hành hải tàu thuyền ra vào khu vực.
VI. Kết luận

Phát huy những thành quả đã đạt được, tập thể lãnh đạo và người lao động Cục HHVN quyết tâm đoàn kết phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2016 và nhiệm vụ chính trị Bộ Giao thông vận tải giao phó.

Cục Hàng hải Việt Nam xin trân trọng cảm ơn đến đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các đồng chí thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, các vụ đã chỉ đạo, giúp đỡ Cục Hàng hải Việt Nam trong thời gian qua và rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của đồng chí Bộ trưởng Bộ Giao thông trong thời gian tới.

Phụ lục 1: Tổng hợp cán bộ công chức, viên chức Cục HHVN



STT

Đơn vị

Biên chế được giao

Công chức/viên chức đến 31/12/2015

Hợp đồng lao động theo NĐ68

1

Cơ quan Cục Hàng hải Việt Nam

173

119

8

2

Chi Cục Hàng hải Hải Phòng

8

2

3

Chi Cục Hàng hải TP Hồ Chí Minh

8

2




Thanh tra tại Cảng vụ hàng hải

30




4

Cảng vụ Hàng hải

1027

1076




5

Trường Cao đẳng Hàng hải I

180

272




6

Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP Hồ Chí Minh

178

162




7

Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải

316

328




8

Trung tâm Thông tin an ninh hàng hải

15

15




9

Ban Quản lý dự án các công trình hàng hải




48




Phụ lục 3: Danh mục các Hiệp định vận tải biển/hàng hải đã kỹ kết

1. Danh mục 26 Hiệp định vận tải biển/hàng hải đã ký kết



TT

Bên ký kết

Ngày ký

Nơi ký

1

Thái Lan

22/01/1979

Bangkok

2

Cu Ba

03/10/1983

Hà Nội

3

Hungari

12/11/1983

Hà Nội

4

Indonesia

25/10/1991

Jakarta

5

Philippines

27/02/1992

Manila

6

Trung Quốc

08/03/1992

Bắc Kinh

7

Malaysia

31/03/1992

Hà Nội

8

Singapore

16/04/1992

Singapore

9

Ucraina

20/07/1992

Kiev

10

Liên bang Nga

27/05/1993

Hà Nội

11

Đức

29/06/1993

Born

12

Rumani

01/09/1994

Bucaret

13

Hàn Quốc

12/04/1995

Seoul

14

Ba Lan

06/12/1995

Hà Nội




Thái Lan (Nghị định thư sửa đổi bổ sung Hiệp định 1979

14/09/1999

Hà Nội

15

Pháp

23/05/2000

Paris

16

Bun-ga-ri

18/9/2000

Xôphia

17

Triều Tiên

03/05/2002

Bình Nhưỡng

18

Iran

21/10/2002

Têhêran

19

Hoa Kỳ

15/03/2007

Washington

20

An-giê-ri

28/02/2011

An-giê-ri

21

I-xra-en

24/11/2011

Hà Nội

22

Ấn Độ

24/5/2013

Hà Nội

23

Xu-đăng

17/9/2014

Hà Nội

24

Tan-da-ni-a

27/10/2014

Hà Nội

25

Thổ Nhĩ Kỳ

22/4/2015

An-ca-ra

26

Mianma

05/11/2015

Kuala Lumpur, Malaysia

* Ghi chú: Các hiệp định với I-xra-en, Ấn Độ, Xu-đăng, Tan-da-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ và Mianma đang chờ phê duyệt, chưa có hiệu lực chính thức.

2. Danh mục 27 quốc gia và vùng lãnh thổ ký thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên theo công ước STCW

TT

Tên nước

Cơ quan nước ngoài ký

Hình thức ký kết

Ngày hoàn thành ký kết

1

Singapore

Maritime and Port Authority of Singapore

Hai bên cấp công nhận cho nhau

05/12/2001

2

The Netherlands

Directorate General for Freight Transport of the Netherlands

Hai bên cấp công nhận cho nhau

14/01/2002

3

Malta

Merchant Shipping Directorate of the Malta Maritime Authority

Hai bên cấp công nhận cho nhau

01/3/2002

4

Vanuatu

Deputy Commissioner of Maritime Affairs

Phía nước ngoài cấp công nhận

25/3/2002


5

Barbados


Barbados Ship's Registry

Phía nước ngoài cấp công nhận

26/3/2002

6

Marshall Islands


Office of the Maritime Administrator of the Republic of the Marshall Islands.

Phía nước ngoài cấp công nhận

23/5/2002

7

Bahamas

Bahamas Maritime Authority

Phía nước ngoài cấp công nhận

08/4/2002

8

Belize

International Merchant Marine Registry of Belize

Phía nước ngoài cấp công nhận

04/6/2002

9

Indonesia

Directorate General of Sea Communication

Hai bên cấp công nhận cho nhau

17/7/2002

10

Malaysia

Marine Department of Malaysia

Hai bên cấp công nhận cho nhau

29/7/2002

11

Japan

Maritime Bureau,

Ministry of Land, Infrastructure and Transport of Japan



Phía nước ngoài cấp công nhận

05/8/2002

12

Brunei Darussalam

Marine Department, Ministry of Communications

Hai bên cấp công nhận cho nhau

16/9/2002

13

India

Director General of Shipping Ministry of Shipping

Phía Việt Nam cấp công nhận

22/11/2002

14

Panama

Panama Maritime Authority

Phía nước ngoài cấp công nhận

06/12/2002




Panama

Panama Maritime Authority

Hai bên công nhận lẫn nhau

05/7/2011 (hai bên ký lại Thỏa thuận)

15

HongKong

Marine Department

Hai bên cấp công nhận cho nhau

19/12/2002

16

Russian Federation

Ministry of Transport oF Russian Ferderation

Phía Việt Nam cấp công nhận

29/4/2003

17

Mongolia

Maritime Administration of Mongolia

Phía nước ngoài cấp công nhận

05/8/2003

18

Ukraine

Ministry of Transport

Hai bên cấp công nhận cho nhau

01/9/2003

19

Cyprus

Department of Merchant Shipping

Hai bên cấp công nhận cho nhau

Nước ngoài cấp: 10/5/2004

Việt Nam cấp:

27/5/2004


20

Republic of Korea

Shipping and Logistics Bureau, Ministry of Maritime Affairs and Fisheries

Hai bên cấp công nhận cho nhau

27/6/2007

21

Romania

Romanian Naval Authority

Phía Việt Nam cấp công nhận

20/12/2007

22

Myanmar

Department of Marine Administration,

Ministry of Transport, Myanmar



Hai bên cấp công nhận cho nhau

20/12/2008

23

France

Direction Des Affaires Maritimes acting as the Administration of France

Hai bên cấp công nhận cho nhau

18/03/2010

24

Luxembourg

Commissariat Aux Affaires Maritimes of Luxembourg - Ministry of Economy & Foreign Trade

Phía nước ngoài cấp công nhận

12/04/2010

25

Georgia

Legal Entity of Public Law – Maritime Transport Agency of the Ministry of Economy and Sustainable Development of Georgia

Hai bên cấp công nhận cho nhau

07/02/2012

26

Antigua & Barbuda

Antigua and Barbuda Department of Marine Services and Merchant Shipping

Phía nước ngoài cấp công nhận

24/6/2014

27

Liberia

Liberia Maritime Authority

Phía nước ngoài cấp công nhận

10/7/2014

Theo Thỏa thuận đã ký, Việt Nam được 23 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận giấy chứng nhận chuyên môn.

Ngoài ra, theo Hiệp định vận tải biển song phương đã ký: có thêm 05 quốc gia khác công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam: Đức, Bungari, Triều Tiên, Hoa Kỳ, Angiêri; dự kiến thêm 04 quốc gia: Xu-đăng, Tan-da-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Mianma (khi hiệp định có hiệu lực chính thức).



Tổng hợp thu, chi phí cảng vụ, phí bảo đảm hàng hải năm 2015, 2016

TT

Nội dung

Thực hiện 2015

Kế hoạch 2016

I

Phí cảng vụ hàng hải

 

 

1

Thu phí cảng vụ

660.028

709.812

2

Nộp ngân sách nhà nước

330.014

354.906

3

Phí cảng vụ được để lại chi

330.014

354.906

II

Phí bảo đảm hàng hải

 

 

1

Nguồn phí BĐHH năm trước chuyển sang

135.525

199.212

1

Thu phí bảo đảm hàng hải trong năm

1.148.778

1.272.230

2

Chi đặt hàng công ích BĐHH

1.085.091

886.670

3

Nguồn phí BĐHH còn lại (1+2-3)

199.212

584.772

III

Chi nạo vét duy tu luồng (từ NSNN)

653.750

661.000



1 Dịch vụ hàng hải gồm: Dịch vụ Đại lý tàu biển; Đại lý Vận tải đường biển; Môi giới hàng hải; Cung ứng tàu biển; Kiểm đếm hàng hoá; Lai dắt tàu biển; Sửa chữa tàu biển; Vệ sinh tàu biển…



Каталог: DownLoad -> Law
Law -> BỘ trưỞng bộ giao thông vận tải căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005
Law -> CỤc hàng hải việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Law -> I. thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lêN ngạch chuyên viên chíNH
Law -> CỦa bộ BƯu chíNH, viễn thông số 02/2007/tt-bbcvt ngàY 02 tháng 08 NĂM 2007
Law -> QuyếT ĐỊnh ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Law -> CỤc hàng hải việt nam
Law -> CHÍnh phủ Số: 104/2012/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Law -> CÔng ưỚc về TẠo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế NĂM 1965

tải về 4.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương