CÔng ưỚc về TẠo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế NĂM 1965



tải về 1.01 Mb.
trang1/13
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích1.01 Mb.
#37074
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13
CÔNG ƯỚC

VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ NĂM 1965

(Bản hợp nhất với sửa đổi năm 2002)

LỜI NÓI ĐẦU

Công ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải Quốc tế (Công ước FAL) được Hội nghị Quốc tế về tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông và vận tải hàng hải thông qua ngày 9 tháng 4 năm 1965. Công ước có hiệu lực ngày 05 tháng 3 năm 1967.

Mục đích của Công ước này là nhằm tạo thuận lợi giao thông vận tải hàng hải bằng việc đơn giản hóa và giảm thiểu các thủ tục, các quy trình và  yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế. Công ước được xây dựng để đáp ứng mối quan tâm quốc tế ngày càng tăng về việc đòi hỏi quá mức cần thiết các giấy tờ yêu cầu đối với vận tải thương mại. Theo thông lệ, một khối lượng lớn các giấy tờ về tàu, thuyền bộ và hành khách, hành lý, hàng hoá và thư từ cần phải xuất trình cho hải quan, nhập cảnh, y tế và các cơ quan có thẩm quyền khác liên quan tới. Các thủ tục giấy tờ không cần thiết đang là một vướng mắc trong hầu hết các ngành. Tuy nhiên,  thói quan liêu tiềm ẩn trong ngành vận tải biển có lẽ lớn hơn nhiều so với các ngành khác vì bản chất quốc tế của nó và sự bằng lòng chấp thuận các thủ tục và quy trình đó có tính truyền thống.

Công ước nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải và giải thích tại sao các cơ quan và các nhà khai thác nên xem xét chấp thuận một hệ thống giấy tờ mẫu do IMO xây dựng và Hội đồng IMO khuyến nghị để sử dụng rộng rãi. Các quốc gia tham gia Công ước đảm trách việc đưa tính đồng nhất và tính đơn giản vào việc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.

Phụ lục của Công ước bao gồm các quy tắc về đơn giản hóa thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ liên quan tới việc đến, lưu lại và rời cảng của tàu, và cụ thể giảm xuống chỉ còn 8 tờ khai do các cơ quan chức năng yêu cầu.

Đó là: Tờ khai tổng hợp, Tờ khai hàng hóa, Tờ khai các kho dự trữ của tàu, Tờ khai hành lý của thuyền viên, Danh sách thuyền viên, Danh sách hành khách, hai tờ khai do Công ước Bưu chính Thế giới và  Quy tắc về Y tế Thế giới yêu cầu IMO đã xây dựng các mẫu chuẩn hoá cho 6 tờ khai đầu nói trên.

Là một hình thức trợ giúp để tuân thủ, phụ lục của Công ước này bao gồm "Các tiêu chuẩn" và "Các khuyến nghị thực hiện" về các thủ tục, các quy trình và yêu cầu về giấy tờ áp dụng khi tàu đến, lưu lại và rời cảng, thuyền bộ, hành khách, hành lý, và hàng hoá.

Sửa đổi của Công ước

Mặc dầu, Công ước được công nhận là đã đóng góp một phần quan trọng vào việc xóa bỏ hàng rào thương mại, nhưng giá trị của nó nhiều năm nay đã bị hạn chế bởi một trở ngại quan trọng - Đó là quy trình sửa đổi. Một sửa đổi yêu cầu phải được hai phần ba các nước ký kết  chấp thuận hoàn toàn và trên thực tế điều này khó có thể trở thành hiện thực. Do đó, một quy trình mới ra đời có tên là" Mặc nhiên chấp thuận" theo đó các sửa đổi tự động có hiệu lực vào một thời điểm được chọn trước nếu các sửa đổi đó không bị một phần ba các nuớc phê chuẩn Công ước, có hiệu lực năm 1984 (Điều VII) bác bỏ. Đầu năm 1986 quy trình chấp thuận mới được áp dụng để thông qua các sửa đổi đưa ra trước đây cho phép sử dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động và các kỹ thuật khác. Các sửa đổi này có hiệu lực vào tháng 10 cùng năm.

Sửa đổi năm 1990 có hiệu lực ngày 1 tháng 9 năm 1991 với nội dung tạo  thuận lợi về thủ tục cho hành khách bao gồm cả người cao tuổi và người khuyết tật. Sửa đổi cũng liên quan tới việc ngăn ngừa các hoạt động bất hợp pháp đối với an toàn hàng hải và kiểm soát buôn lậu ma tuý.

Sửa đổi năm 1992 có hiệu lực ngày 01 tháng 9 năm 1993 có liên quan tới các phần về làm thủ tục hàng hóa, hành khách, thuyền bộ và hành lý, thủ tục và yêu cầu về đến và đi của tàu, kiểm dịch và y tế công cộng, bao gồm cả các biện pháp an toàn vệ sinh đối với động thực vật, và giới hạn trách nhiệm của chủ tàu. Sửa đổi cũng đã đưa ra các định nghĩa mới về các biện pháp an ninh và các giấy tờ về giao thông vận tải cũng như các phần mới về kỹ thuật xử lý dữ liệu điện tử, quà biếu cá nhân, hàng mẫu, thủ tục và phí lãnh sự, xuất trình thông tin truớc khi nhập khẩu, thủ tục đối với trang thiết bị chuyên dùng cũng như các tài liệu bị giả mạo. Ngoài ra, trong lần sửa đổi lần này cấu trúc của Phụ lục cũng được thay đổi.

Sửa đổi năm 1996 có hiệu lực ngày 01 tháng 5 năm 1997 liên quan tới các phần về nội dung và mục đích của giấy tờ, các thủ tục và yêu cầu đến và đi của tàu, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu du lịch và tàu vận chuyển hành khách, các biện pháp tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thuyền viên của các tàu hoạt động trên các tuyến quốc tế - đi bờ, thủ tục nhập khẩu hàng hóa, Uỷ ban quốc gia về tạo điều kiện thuận lợi. Sửa đổi này đưa ra các tiêu chuẩn mới về đối tượng không được phép nhập cảnh và một khuyến nghị mới được áp dụng đối với thủ tục nhập cảnh trước khi tàu đến.

Ấn phẩm này bao gồm nguyên bản Công ước có hiệu lực ngày 1 tháng 5 năm 1997 và nguyên bản các Nghị quyết khác nhau đã được thông qua tại Hội nghị 1965, nguyên bản của một nghị quyết được Đại Hội đồng của Tổ chức thông qua ngày 19 tháng 11 năm 1987 (Nghị quyết A.628 (15) và thông tin bổ sung về các yêu cầu tạo thuận lợi, cụ thể là các mẫu FAL của IMO, các mã hiệu vận tải biển đơn giản hơn, Bộ luật IMDG - Lập chứng từ về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, định dạng mẫu chữ tham khảo tại Tiêu chuẩn 3.3.1, một danh sách các giấy chứng nhận và giấy tờ yêu cầu phải có trên tàu và một phần bổ sung  vào phụ lục của Công ước FAL gồm các thông tin về thông báo của các nước thành viên Công ước khi có sự khác nhau giữa tập quán quốc gia và tiêu chuẩn của Công ước và về việc thông qua các khuyến nghị thực hiện.



PHỤ LỤC

CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA CÔNG ƯỚC TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ



(Phụ lục A của Đạo luật cuối cùng - Hội nghị 1965)

NGUYÊN BẢN PHỤ LỤC CỦA CÔNG ƯỚC



(Phụ lục B của Đạo luật cuối cùng)

MỤC 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. Định nghĩa

B. Điều khoản chung

C. Kỹ thuật xử lý dữ liệu bằng phương pháp điện tử

D. Người buôn lậu ma túy bất hợp pháp

MỤC 2. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ ĐI CỦA TÀU

A. Tổng quát

B. Nội dung và mục đích của giấy tờ

C. Giấy tờ khi đến cảng

D. Giấy tờ khi rời cảng

E. Sự cập cảng liên tiếp từ hai cảng trở lên tại cùng một quốc gia

F. Hoàn thành thủ tục giấy tờ

G. Những sai sót khi lập giấy tờ và các chế tài phạt

H. Các biện pháp đặc biệt về tạo thuận lợi cho tàu cập cảng nhằm đưa thành viên của thuyền bộ, hành khách hoặc các đối tượng khác bị ốm hoặc thương lên bờ để điều trị y tế khẩn cấp.

MỤC 3. SỰ ĐẾN VÀ RỜI CỦA CÁC THỂ NHÂN

A. Các thủ tục và yêu cầu về đến và đi

B. Các biện pháp tạo thuận lợi khi làm thủ tục hàng hoá, hành khách, thuyền bộ và hành lý

C. Các thiết bị đặc biệt để vận chuyển bằng đường biển người cao tuổi và hành khách khuyết tật

D. Tạo thuận lợi cho tàu du lịch và hành khách du lịch bằng đường biển

E. Các biện pháp đặc biệt tạo thuận lợi cho hành khách quá cảnh

F. Các biện pháp tạo thuận lợi cho tàu hoạt động trong lĩnh vực khoa học

G. Các biện pháp khác tạo thuận lợi cho người nước ngoài thuộc thuyền bộ của tàu hoạt động trên các tuyến Quốc tế - Đi bờ



MỤC 4. NGƯỜI TRỐN TÀU RA NƯỚC NGOÀI

A. Những quy định chung

B. Giải pháp ngăn ngừa

C. Biện pháp xử lýy người trốn tàu ra nước ngoài trong khi ở trên tàu

D. Sự đi chệch đường của tàu theo tuyến đã được xác định

E. Sự rời tàu lên bờ và trở lại của một người trốn tàu ra nước ngoài



MỤC 5. SỰ ĐẾN, LƯU LẠI VÀ ĐI CỦA HÀNG HÓA VÀ CÁC ĐỒ VẬT KHÁC

A. Tổng quát

B. Thông quan hàng hoá

C. Hàng container và hàng palet

D. Hàng hóa không được dỡ tại cảng đích theo dự định

E. Giới hạn trách nhiệm của chủ tàu



MỤC 6. Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ KIỂM DỊCH, KỂ CẢ CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN VỆ SINH ĐỐI VỚI ĐỘNG THỰC VẬT

MỤC 7. CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

A. Trái phiếu và các hình thức bảo đảm khác

B. Các dịch vụ tại cảng

C. Trợ giúp khẩn cấp

D. Ủy ban Quốc gia về tạo thuận lợi

CÁC NGHỊ QUYẾT DO HỘI NGHỊ THÔNG QUA



(Phụ lục C của Đạo luật cuối cùng)

Nghị quyết 1 - Khuyến khích chấp thuận và phê chuẩn công ước

Nghị quyết 2 - Chấp thuận tiêu chuẩn

Nghị quyết 3 - Hình thành các Uỷ ban cấp khu vực và cấp quốc gia

Nghị quyết 4 - Thành lập nhóm làm việc đặc biệt

Nghị quyết 5 - Công việc tương lai về tạo thuận lợi

Nghị quyết 6 - Tạo thuận lợi trong giao thông và du lịch quốc tế

NGHỊ QUYẾT DO ĐẠI HỘI ĐỒNG THÔNG QUA

Nghị quyết A.628(15) - Áp dụng kỹ thuật xử lý dữ liệu tự động (ADP) như nêu tại Công uớc tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế 1965 sửa đổi

THÔNG TIN BỔ SUNG VỀ CÁC YÊU CẦU TẠO THUẬN LỢI



Phụ lục 1 - Các mẫu FAL của IMO

Phụ lục 2 - Các mã hiệu vận tải biển đơn giản hơn

Phụ lục 3 - Bộ luật IMDG: Lập chứng từ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng hàng hải

Phụ lục 4 - Định dạng mẫu chữ tham khảo tại Tiêu chuẩn 3.3.1

Phụ lục 5 - Các giấy chứng nhận và giấy tờ yêu cầu cần có trên tàu

Phụ lục 6 - Phần bổ sung phụ lục của Công ước: Sự khác biệt giữa tập quán quốc gia của các Chính phủ tham gia và tiêu chuẩn và các khuyến nghị thực hiện nêu tại phụ lục như đã thông báo cho IMO.

CÔNG ƯỚC

VỀ TẠO THUẬN LỢI TRONG GIAO THÔNG HÀNG HẢI QUỐC TẾ 1965

CÁC CHÍNH PHỦ THAM GIA:

Mong muốn tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải thông qua việc đơn giản hóa và giảm tới mức tối thiểu các thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ đối với tàu hoạt động trên tuyến quốc tế khi đến, lưu lại và rời cảng

Đã thỏa thuận như sau:

Điều I

Các Chính phủ tham gia thực hiện việc thông quan, phù hợp với các điều và phụ lục của Công ước này, tất cả các biện pháp thích hợp nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy giao thông hàng hải quốc tế và ngăn ngừa sự chậm trễ không cần thiết cho tàu, các thể nhân và tài sản trên tàu.



Điều II

(1) Các Chính phủ tham gia thực hiện hợp tác, phù hợp với các điều khoản của Công ước này, trong việc xây dựng và áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi khi  tàu đến, lưu lại và đi. Các biện pháp như vậy ở mức thực thi cao nhất sẽ không được kém thuận lợi hơn so với các biện pháp áp dụng đối với các phương tiện vận tải quốc tế khác; tuy nhiên, các biện pháp này có thể áp dụng khác đi tùy theo từng yêu cầu cụ thể.

(2) Các biện pháp tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế đưa ra theo Công ước và phụ lục của Công uớc này sẽ được áp dụng bình đẳng đối với tàu của các Quốc gia ven biển và không ven biển mà Chính phủ của các quốc gia đó là các thành viên của Công ước này.

(3) Các điều khoản của Công uớc này không áp dụng đối với tàu quân sự hoặc các loại tàu giải trí.



Điều III

Các Chính phủ tham gia thực hiện hợp tác trong việc đảm bảo mức độ thực thi cao nhất tính đồng nhất các thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ trong tất cả các vấn đề mà tính đồng nhất đó sẽ tạo thuận lợi và cải thiện giao thông hàng hải quốc tế và hạn chế ở mức tối thiểu các thay đổi về thủ tục, quy trình và yêu cầu hồ sơ giấy tờ cần thiết đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của thực trạng trong nước.



Điều IV

Để đạt được mục đích nêu tại các điều khoản trên của Công ước, các Chính phủ tham gia phải tiến hành hợp tác với nhau hoặc thông qua Tổ chức Tư vấn hàng hải liên Chính phủ* (sau đây gọi là "Tổ chức") về các vấn đề liên quan tới thủ tục, quy trình và yêu cầu về hồ sơ giấy tờ cũng như việc áp dụng vào giao thông hàng hải quốc tế.



Điều V

(1) Không điều gì trong Công ước này hoặc các phụ lục của Công ước đuợc hiểu như là ảnh hưởng tới việc ngăn cản việc áp dụng bất kỳ các biện pháp thuận lợi hơn nào khác mà một Chính phủ tham gia trong tuơng lai dành hoặc có thể dành cho giao thông hàng hải quốc tế theo luật của Quốc gia đó hoặc các điều khoản của bất kỳ một thỏa thuận quốc tế nào khác.  

(2) Không điều gì trong Công ước này hoặc các phụ lục của Công ước đuợc hiểu như là ảnh hưởng tới việc ngăn cản một Chính phủ tham gia vào việc áp dụng các biện pháp tạm thời mà Chính phủ đó xem là cần thiết để bảo tồn đạo đức xã hội, trật tự và an ninh hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện và lan tràn các dịch bệnh, loài gây hại tới sức khoẻ cộng đồng, động, thực vật.

(3) Tất cả các vấn đề không được nêu ra trong Công uớc này sẽ áp dụng theo luật pháp của các Chính phủ tham gia.



Điều VI

Vì mục đích của Công ước này và các phụ lục của nó:

(a) Các tiêu chuẩn là những biện pháp mà các Quốc gia tham gia Công ước thấy cần thiết và có thể áp dụng một cách đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế;

(b) Các khuyến nghị thực hiện là những biện pháp mà các Quốc gia tham gia mong muốn áp dụng nhằm tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế.



Điều VII

(1) Phụ lục của Công ước này có thể đuợc sửa đổi bởi các Chính phủ tham gia, hoặc do một trong số các Chính phủ tham gia đề xuất hoặc triệu tập Hội nghị cho mục đích đó.

(2) Bất kỳ một Chính phủ tham gia nào cũng có thể đề xuất sửa đổi đối với phụ lục bằng việc chuyển một bản dự thảo sửa đổi lên Tổng thư ký của Tổ chức (sau đây gọi là Tổng Thư ký):

(a) Bất kỳ một sửa đổi nào được đề xuất theo mục này sẽ được Uỷ ban tạo thuận lợi của tổ chức xem xét miễn là nó được gửi ít nhất ba tháng truớc khi Uỷ ban này họp. Nếu được hai phần ba các Chính phủ tham gia có mặt bỏ phiếu thông qua, thì sửa đổi sẽ được Tổng Thư ký thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia.

(b) Bất kỳ một sửa đổi nào của phụ lục được đề xuất theo mục này sẽ có hiệu lực sau 15 tháng kể từ khi Tổng Thư ký gửi đề xuất sửa đổi tới tất cả các Chính phủ tham gia trừ phi trong vòng 12 tháng sau khi gửi đề xuất sửa đổi có ít nhất một phần ba các Chính phủ tham gia thông báo cho Tổng Thư ký bằng văn bản rằng họ không chấp thuận đề xuất sửa đổi đó.

(c) Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về bất kỳ một thông báo nào nhận được theo mục (b) và ngày có hiệu lực.

(d) Các Chính phủ tham gia không chấp thuận sửa đổi sẽ không bị ràng buộc bởi các sửa đổi đó nhưng sẽ tuân theo các thủ tục được nêu tại Điều VIII của Công ước này.

(3) Một Hội nghị cho Chính phủ tham gia để xem xét sửa đổi phụ lục sẽ được Tổng Thư ký triệu tập khi có ít nhất một phần ba các Chính phủ tham gia này yêu cầu. Mỗi sửa đổi đuợc đa số hai phần ba các Chính phủ tham gia có mặt bỏ phiếu thông qua tại Hội nghị sẽ có hiệu lực sau sáu tháng kể từ ngày Tổng Thư ký thông báo tới các Chính phủ tham gia về sửa đổi được thông qua

(4) Tổng Thư ký sẽ nhanh chóng thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết về việc thông qua và có hiệu lực của bất kỳ một sửa đổi nào theo điều này.

Điều VIII

(1) Bất kỳ một Chính phủ tham gia nào nhận thấy rằng không thể tuân thủ một tiêu chuẩn nào đó bằng việc điều chỉnh các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ riêng của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn đó hoặc có lý do đặc biệt để ban hành các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ khác với tiêu chuẩn đó thì Quốc gia đó sẽ phải thông báo cho Tổng thư ký về những khác biệt giữa tập quán riêng của nước mình và tiêu chuẩn đó. Thông báo như vậy sẽ đuợc gửi càng sớm càng tốt ngay sau khi Công ước này có hiệu lực đối với Chính phủ liên quan, hoặc sau khi thông qua những thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ khác biệt đó.

(2) Thông báo của một Chính phủ tham gia về bất kỳ sự khác biệt nào như vậy trong trường hợp có sửa đổi của một tiêu chuẩn hoặc một tiêu chuẩn mới vừa được thông qua sẽ được gửi lên Tổng thư ký ngay sau khi tiêu chuẩn được sửa đổi hay vừa thông qua có hiệu lực, hoặc sau khi ban hành những quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ có khác biệt đó, và có thể bao gồm cả phuơng pháp đề xuất thực hiện nhằm đưa các thủ tục, quy trình hoặc yêu cầu về giấy tờ có khác biệt đó hài hòa với tiêu chuẩn sửa đổi hoặc mới thông qua.

(3) Các Chính phủ tham gia nhất thiết phải điều chỉnh các quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ của mình cho phù hợp với các thông lệ được khuyến nghị thực hiện. Ngay sau khi bất kỳ một Chính phủ tham gia nào đã điều chỉnh quy trình, thủ tục hoặc yêu cầu về giấy tờ của mình phù hợp với các thông lệ khuyến nghị thực hiện, thì Chính phủ đó phải thông báo cho Tổng Thư ký.

(4) Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về bất kỳ một thông báo nào được gửi lên Tổng Thư ký phù hợp với nội dung các mục nói trên của Điều này.

Điều IX

Tổng Thư ký sẽ triệu tập Hội nghị của các Chính phủ tham gia vì mục đích sửa đổi hoặc bổ sung Công ước này theo yêu cầu của không dưới một phần ba các Chính phủ tham gia. Bất kỳ một sửa đổi hoặc bổ sung nào sẽ được thông qua nếu có đại đa số hai phần ba số phiếu nhất trí của Hội nghị, sau đó được Tổng Thư ký xác nhận và gửi tới tất cả các Chính phủ tham gia để chấp thuận. Một năm sau khi hai phần ba các Chính phủ tham gia chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung, thì mỗi sửa đổi hoặc bổ sung đó sẽ có hiệu lực đối với tất cả các Chính phủ tham gia trừ các Chính phủ có thông báo không chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung trước khi nó có hiệu lực. Hội nghị được đại đa số hai phần ba bỏ phiếu quyết định vào thời điểm thông qua một sửa đổi hoặc bổ sung mà có bấy kỳ một Chính phủ tham gia nào có thông báo như nói trên và không chấp thuận sửa đổi hoặc bổ sung trong vòng một năm sau khi sửa đổi hoặc bổ sung có hiệu lực sẽ, dựa theo ngày hết hạn của thời kỳ này, ngừng là một bên của Công ước.



Điều X

(1) Công ước này sẽ để ngỏ để lấy chữ ký trong vòng 6 tháng kể từ ngày này và sau đó sẽ để ngỏ để phê chuẩn.

(2) Chính phủ các quốc gia thành viên của Liên Hợp quốc, hoặc của bất kỳ một tổ chức chuyên ngành nào, hoặc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, hoặc các bên của Tòa Công lý Quốc tế có thể trở thành các bên của Công ước này bằng việc:

(a) Ký không bảo lưu để chấp thuận

(b) Ký bảo lưu để chấp thuận và sau đó chấp thuận

(c) Phê chuẩn

Chấp thuận hoặc phê chuẩn sẽ có hiệu lực khi đệ trình một văn kiện lên Tổng thư ký.

(3) Chính phủ của bất kỳ một Quốc gia nào không có quyền trở thành thành viên theo mục (2) của Điều này có thể đệ đơn lên Tổng Thư ký để trở thành thành viên và sẽ được kết nạp là thành viên theo quy định của mục (2), miễn là đơn trình của Chính phủ đó đã được hai phần ba các thành viên của Tổ chức không kể các thành viên liên kết thông qua.



Điều XI

Công uớc này sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày các Chính phủ của ít nhất 10 Quốc gia hoặc đã ký không bảo lưu để chấp thuận hoặc đã đệ trình văn kiện chấp thuận hay phê chuẩn. Công ước sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày đệ trình văn kiện chấp thuận hay phê chuẩn của Chính phủ chấp thuận hoặc phê chuẩn sau đó.



Điều XII

Sau ba năm khi Công ước này có hiệu lực đối với một Chính phủ tham gia, thì Chính phủ đó có thể tuyên bố bãi ước Công ước bằng việc thông báo bằng văn bản lên Tổng Thư ký, sau đó Tổng Thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về nội dung và ngày nhận đuợc thông báo bãi ước. Một thông báo bãi ước như vậy sẽ có hiệu lực sau một năm hoặc một thời gian lâu hơn nếu có nêu cụ thể trong thông báo, kể từ khi Tổng Thư ký nhận được văn bản thông báo.



Điều XIII

(1)


(a) Liên Hợp Quốc, trong trường hợp nếu họ là Cơ quan công quyền một lãnh thổ, hoặc bất kỳ một Chính phủ tham gia nào chịu trách nhiệm về các mối quan hệ quốc tế với một lãnh thổ, thì ngay lập tức thảo luận với vùng lãnh thổ đó cho mục đích mở rộng Công ước này tới vùng lãnh thổ đó, và có thể vào bất cứ thời điểm nào thông báo cho Tổng thư ký bằng văn bản tuyên bố rằng Công ước sẽ được áp dụng tại lãnh thổ đó.

(b) Công ước này sẽ được áp dụng tới lãnh thổ kể từ ngày nhận được thông báo hoặc một ngày nào khác được nêu cụ thể trong thông báo.

(c) Các khoản của Điều VIII của Công ước này sẽ áp dụng cho bất kỳ lãnh thổ nào mà Công ước được áp dụng tới theo Điều này; vì mục đích này, cụm từ "Các thủ tục, các quy trình hoặc yêu cầu riêng của mình về giấy tờ "sẽ báo gồm cả các giấy tờ nói trên đang có hiệu lực tại lãnh thổ đó.

(d) Công ước này sẽ ngừng áp dụng tới bất kỳ lãnh thổ nào sau một năm khi Tổng thư ký nhận được thông báo về việc này, hoặc một ngày muộn hơn được nêu cụ thể trong đó.

(2) Tổng thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ tham gia về việc mở rộng phạm vi áp dụng Công ước này tới bất kỳ lãnh thổ nào theo mục (1) của Điều này, nêu rõ trong từng trường hợp ngày Công ước bắt đầu được mở rộng như vậy.

Điều XIV

Tổng thư ký sẽ thông báo tới tất cả các Chính phủ ký kết, các Chính phủ tham gia và tất cả các thành viên của Tổ chức về:

(a) Các chữ ký ký vào Công ước này và thời điểm ký;

(b) Văn kiện đệ trình chấp thuận và phê chuẩn và thời điểm đệ trình;

(c) Thời điểm Công uớc có hiệu lực theo Điều XI;

(d) Bất kỳ thông báo nào nhận được theo các Điều XII và XIII và thời điểm nhận;

(e) Việc triệu tập bất kỳ hội nghị nào theo các Điều VII hoặc IX.

Điều XV

Công ước này và các phụ lục của nó sẽ đuợc đệ trình lên Tổng thư ký, sau đó Tổng thư ký sẽ gửi các bản sao được chứng thực tới các Chính phủ tham gia và các Chính phủ ký kết. Ngay sau khi Công ước này có hiệu lực, Tổng thư ký sẽ đăng ký sổ theo Điều 102 Hiến chương của Liên hợp quốc.



Điều XVI

Công ước này và các phụ lục của nó được viết bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, các văn bản có giá trị như nhau. Các bản dịch chính thức sẽ là tiếng Nga và tiếng Tây Ban Nha và sẽ được đệ trình cùng với các bản gốc đã ký.

Để làm bằng, những người có tên dưới đây được Chính phủ các nước ủy quyền đã ký tên vào Công ước này.

Làm tại London ngày 9 tháng 4 năm 1965



MỤC 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐIỀU KHOẢN CHUNG

A. Định nghĩa

Với Mục đích những điều khoản của phụ lục này, những thuật ngữ sau được giải nghĩa như sau:



Người trốn tàu ra nước ngoài có chủ định: Một người mà người đó bí mật nấp ở trong tàu hay hàng hóa và sau đó được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu đó rời cảng.

Hàng hóa: Bất cứ loại của cải, tài sản, vật dụng, vật phẩm các loại được chuyên chở trên tàu ngoại trừ thư tín, dự trữ của tàu, thiết bị phụ tùng của tàu, tư trang thuyền bộ, và hành lý của hành khách.

Tư trang thuyền bộ: Quần áo, vật dụng hàng ngày và những vật phẩm khác bao gồm tiền bạc thuộc về thuyền bộ trên tàu.

Thành viên thuyền bộ: Bất cứ cá nhân nào được tuyển dụng để thực hiện nhiệm vụ và dịch vụ trên tàu trong suốt hành trình và nằm trong danh sách thuyền bộ.

Tàu du lịch: Một con tầu hoạt động trên tuyến quốc tế chuyên chở hành khách tham gia trong một chương trình nhóm và ăn ở trên tàu, nhằm mục đích tạo lịch trình tham quan du lịch tạm thời tại một hoặc nhiều cảng khác nhau và trong suốt hành trình không:

(a) Nhận lên tàu hoặc cho lên bờ bất cứ hành khách nào



(b) Xếp, dỡ bất cứ hàng hóa nào

Chứng từ: Chứa đựng số liệu với các đầu mục số liệu

Chứa đựng số liệu: Phương tiện trung gian được thiết kế để chứa ghi chép về số liệu

Thư tín: Sự gửi thư từ và những vật được giao nhận theo sự quản lý bưu chính

Hành khách quá cảnh: Một người đi bằng tàu biển đến từ nước ngoài và có mục đích tiếp tục hành trình của mình tới một nước khác bằng tàu biển hoặc phương tiện giao thông nào đó khác.

Hành lý hành khách: Vật dụng sở hữu, có thể bao gồm tiền bạc, được vị hành khách mang trên cùng con tàu cho dù có dưới sự sở hữu của anh ta hay không miễn là việc này không nằm trong hợp đồng chuyên chở hoặc những thoả thuận tương tự khác.

Cảng: Bất kỳ cảng nào, bến bãi, công trình bến ngoài biển, tàu và bến sửa chữa hoặc vũng tàu thông thường được sử dụng cho việc xếp, dỡ, sửa chữa hoặc neo đậu cho tàu, hoặc bất kỳ nơi nào khác mà tàu có thể cập.

Cơ quan công quyền (hoặc ở Việt Nam được hiểu là Cơ quan công quyền Nhà nước) Cơ quan hoặc quan chức của Nhà nước chịu trách nhiệm thực thi pháp luật (hành pháp) của nước tham gia mọi khía cạnh công ước: “Tiêu chuẩn và Khuyến nghị thực hiện” được nêu ra trong phụ lục này.

Biện pháp An ninh: Biện pháp được quốc tế thông qua nhằm cải thiện an ninh trên tàu và trong khu vực cảng nhằm ngăn chặn những hành động bất hợp pháp với khách hàng và thuyền bộ trên tàu.

Chủ tàu: Người sở hữu hoặc khai thác tàu, hoặc dù một cá nhân hoặc pháp nhân hay một thực thể hợp pháp, bất cứ người nào có thể thay mặt chủ tàu hay nhà khai thác.

Trang thiết bị tàu: Trang thiết bị, không bao gồm phụ tùng, hiện hữu sử dụng trên tàu, có thể chuyển dịch được nhưng không tiêu dùng được, bao gồm những trang thiết bị như xuồng cứu sinh, dụng cụ cứu sinh, đồ đạc trang trí tàu và những vật phẩm tương tự.

Phụ tùng tàu: Những vật liệu dùng để sửa chữa, thay thế gắn liền với tầu, được chuyên chở trong tàu.

Vật phẩm cung ứng dự trữ tầu (gọi tắt là dự trữ tầu): Hàng hóa sử dụng trên tàu, bao gồm hàng tiêu dùng, hàng bán phục vụ khách và thành viên thuyền bộ, nhiên liệu, dầu nhớt, nhưng không bao gồm thiết bị và phụ tùng tầu.

Đi bờ: Cho phép thành viên thuyền bộ lên bờ thời gian tầu đậu trên cảng theo một giới hạn địa lý và thời gian (hoặc khác)sẽ do Cơ quan công quyền quyết định.

Người trốn tàu ra nước ngoài: Một người mà người đó bí mật nấp ở trong tàu hay hàng hóa và sau đó được xếp xuống tàu mà không được phép của chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc bất kỳ người có trách nhiệm nào khác và bị phát hiện trên tàu trước khi tàu đó rời cảng, hoặc trong hàng hóa trong khi dỡ hàng ở cảng đến và hoặc được thuyền trưởng báo cáo như là người trốn tàu với chính quyền thích hợp .

Thời gian đến: Thời gian khi tầu đến, neo đậu tại cầu, trong khu vực Cảng

Chứng từ vận tải: Chứng từ minh chứng hợp đồng chuyên chở giữa chủ tầu và người gửi hàng như Vận đơn đường biển, chứng từ vận tải đa phương thức,

B. Điều khoản chung

Cùng với mục 2 khoản 5 Công ước, Điều khoản chung của phụ lục này không ngoại trừ việc Cơ quan công quyền đưa những bước xác đáng bao gồm cả việc kêu gọi thêm những thông tin, cần thiết trong trường hợp nghi ngờ gian lận, hay đề cập tới những vấn đề đặc biệt có thể tạo ra những nguy hiểm không lường được đối với trật tự xã hội, sự lành mạnh, an ninh xã hội chẳng hạn những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn giao thông hàng hải, buôn lậu ma tuý, các loại thuốc kích thích, cấm giới thiệu phổ biến bệnh tật, côn trùng, động vật lây nhiễm bệnh, cây cảnh



1.1 Tiêu chuẩn: Cơ quan công quyền trong tất cả trường hợp yêu cầu được cung cấp những thông tin chắt lọc, sẽ giảm thiểu tối đa số đầu mục.

Với danh sách cụ thể những chi tiết nằm ngoài phụ lục này, Cơ quan công quyền không đòi hỏi những điều này vì cho rằng không thiết yếu



1.1.1 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền nên đưa vào những gợi ý tạo điều kiện thuận lợi do kết quả giới thiệu việc xử lý số liệu tự động, kỹ thuật chuyển số, đẩy mạnh hợp tác công tác này với chủ tàu và các bên liên quan

Yêu cầu những thông tin hiện hữu và các thủ tục điều chỉnh nên đơn giản hóa, lưu ý tới nỗ lực tăng năng lực cạnh tranh và những hệ thống thông tin liên quan.



1.2 Khuyến nghị thực hiện: Mặc dù thực tế cho thấy chứng từ với những tiêu chí xác định được quy định tách rời nhau theo yêu cầu của phụ lục này, Cơ quan công quyền, biết những đối tượng được yêu cầu hoàn chỉnh chứng từ cũng như mục đích sử dụng nên “trộn” những chứng từ đó thành một trong bất cứ trường hợp nào có thể thực hiện được và trong bất cứ trường hợp nào kết quả Công ước mong muốn.

1.3 Khuyến nghị thực hiện: Giải pháp và các bước thủ tục mà các quốc gia ký kết thực hiện nhằm mục đích an ninh hay chống buôn lậu nên tạo hiệu quả và lúc nào có thể, tận dung công nghệ tiên tiến, bao gồm sử lý số liệu tự động (ADP). Những việc làm này nên tiến hành theo cách giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng, sự chậm trễ không cần thiết tới tầu, người hay tài sản trên tàu.

C. Kỹ thuật xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử

1.4 Khuyến nghị thực hiện: Khi giới thiệu kỹ thuật xử lý và giao dịch số liệu theo phương pháp này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc làm thủ tục của tầu. Chính phủ tham gia nên khuyến khích những thành phần Nhà nước, tư nhân có liên quan giao dịch điện tử phù hợp với những tiêu chuẩn quốc tế.

1.5 Tiêu chuẩn: Cơ quan chính quyền Nhà nước sẽ chấp nhận bất cứ chứng từ nào cần thiết cho việc làm thủ tục tầu mà kỹ thuật xử lý và giao dịch bằng điện tử theo quy chuẩn quốc tế, dưới dạng Form dễ hiểu và chứa đựng những thông tin yêu cầu.

1.6 Tiêu chuẩn: Cơ quan Nhà nước, khi giới thiệu kỹ thuật giao dịch và xử lý kỹ thuật bằng điện tử làm thủ tục tàu, sẽ giới hạn những thông tin yêu cầu được cung cấp ở những điều khoản của phụ lục này.

1.7 Khuyến nghị thực hiện: Khi lập kế hoạch, giới thiệu hay phân loại kỹ thuật giao dịch và xử lý số liệu bằng phương pháp điện tử làm thủ tục tàu, Cơ quan công quyền cần nỗ lực:

(a) Thu xếp những bên liên quan ngay từ đầu những dịp tư vấn;

(b) Đánh giá những bước thủ tục và loại bỏ những thứ không cần thiết;

(c) Vi tính hóa những bước trên;

(d) Sử dụng gợi ý của Liên Hợp quốc (UN) và những chuẩn mực liên quan của ISO tới mức độ khả thi lớn nhất;

(e) Hoàn hảo những kỹ thuật ứng dụng Đa phương; và

(f) Tiến hành những bước giảm thiểu chi phí thực thi kỹ thuật với nhà khai thác và thành phần tư nhân.

1.8 Tiêu chuẩn: Cơ quan Nhà nước, khi giới thiệu kỹ thuật giao dịch và xử lý kỹ thuật bằng điện tử làm thủ tục tàu, sẽ khuyến khích nhưng chưa đòi hỏi những Nhà kinh doanh Hàng Hải và các bên liên quan sử dụng.

D. Người buôn bán ma túýyý bất hợp pháp

1.9 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ tìm kiếm sự thiết lập thỏa thuận hợp tác với chủ tàu và các bên liên quan nâng cao khả năng đối phó với tình trạng buôn lậu ma túy, trong việc nâng cao tạo điều kiện thuận lợi. Những thỏa thuận này có thể dựa trên sự phối hợp của các Hội đồng hợp tác Hải quan và các hướng dẫn kèm theo.

1.10 Tiểu chuẩn: Khi đó, như là một phần của các thỏa thuận hợp tác, cơ quan công quyền, các chủ tàu và các bên có liên quan khác được cung cấp những thông tin nhạy cảm thương mại và thông tin khác, thông tin này được xử lýy một cách cẩn mật.

1.11 Khuyến nghị thực hiện: Cơ quan công quyền sẽ sử dụng các đánh giá rủi ro để nâng cao khả năng mục tiêu đối với sự di chuyển của ma tuýy bất hợp pháp theo cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và con nguời một cách hợp pháp.


Каталог: DownLoad -> Law
Law -> BỘ trưỞng bộ giao thông vận tải căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005
Law -> CỤc hàng hải việt nam cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Law -> I. thi nâng ngạch từ ngạch chuyên viên lêN ngạch chuyên viên chíNH
Law -> CỦa bộ BƯu chíNH, viễn thông số 02/2007/tt-bbcvt ngàY 02 tháng 08 NĂM 2007
Law -> QuyếT ĐỊnh ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải
Law -> CỤc hàng hải việt nam
Law -> CHÍnh phủ Số: 104/2012/NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Law -> BÁo cáo công tác quản lý nhà NƯỚc chuyên ngành hàng hải của cục hàng hải việt nam

tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương