BÁo cáo chính sách b̀nh ổn giá


Kết luận chung từ kết quả của 02 cuộc khảo sát



tải về 2.32 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu27.09.2016
Kích2.32 Mb.
#32463
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

3. Kết luận chung từ kết quả của 02 cuộc khảo sát


Với những kết quả thu được từ 02 cuộc khảo sát liên quan đến việc thực thi chính sách điều hành giá và hiệu quả của chương tŕnh B́nh ồn giá như đă phân tích ở Mc 1Mc 2 ở trên, nhóm nghiên cứu đưa ra một số nhận định như sau:

Thứ nhất, cảm nhận của người dân là rất chưa rơ ràng về hiệu quả mang lại từ chương tŕnh B́nh ổn giá (8 loại hàng hóa thiết yếu nhất trong chương tŕnh B́nh ổn giá đều chưa đưa đến hiệu quả cao; đồng thời việc đồng ư với nhận định Nhà nước nên can thiệp hay không can thiệp vào giá của các loại hàng hóa thiết yếu cũng ở mức trung b́nh).

Thứ hai, chính sách điều hành giá của Nhà nước đối với một số loại hàng hóa thiết yếu đối với đời sống người dân vẫn c̣n mang tính “bấp bênh” và “không ổn đnh”. Số lượng các văn bản, quy định của Nhà nước liên quan đến chính sách điều hành giá liên lục tăng lên trong 5 năm gần đây nhưng hiệu quả thấp;

Thứ ba, các tổ chức tham gia các chương tŕnh, tạo lập chính sách điều hành và quản lư giá của Nhà nước cần tham khảo kết quả phân tích từ 02 cuộc khảo sát này, để có sự đánh giá tổng quan và chuẩn mực hơn, đối với việc điều hành và can thiệp của Nhà nước đối với giá cả của các loại mặt hàng thiết yếu như trong chương tŕnh B́nh ổn giá trong thời gian vừa qua.

  • PHẦN VI

  • MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH


Qua những phân tích, đánh giá về hệ thống chính sách và cơ chế thực hiện b́nh ổn giá các mặt hàng thiết yếu của Việt Nam trong những năm gần đây, nhóm nghiên cứu nhận thấy cần có những nh́n nhận, đánh giá sát thực hơn đối với chính sách b́nh ổn giá đang được triển khai ở nước ta trong những năm qua.



  1. Nhóm khuyến nghị từ góc độ vĩ mô

Trong danh mục hàng hóa thiết yếu thuộc diện b́nh ổn giá của Chính phủ, có nhiều mặt hàng là đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ cũng như ảnh hưởng lớn tới đời sống hàng ngày của người dân như xăng dầu, điện, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và những sản phẩm nông nghiệp là đầu vào cho công nghiệp chế biến. Giá cả của những sản phẩm này nếu thực sự được b́nh ổn sẽ có ư nghĩa quyết định tới các phương án kinh doanh, kế hoạch sản xuất và qua đó là mặt bằng giá cả và t́nh h́nh vĩ mô nói chung. Chính v́ vậy, vẫn cần phải thực hiện chính sách b́nh ổn giá nhưng cần có các định hướng và điều chỉnh thích hợp và cần cân nhắc sử dụng các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần đánh giá lại các quy định pháp luật trong Luật Quản lư giá và các quy định pháp luật liên quan đến b́nh ổn giá. Trong nền kinh tế thị trường, những quy định cụ thể như vậy là không c̣n thích hợp trong khi trên thực tế, Chính phủ luôn khẳng định việc tiến tới cơ chế thị trường cho các hàng hóa như xăng, điện đang được thực hiện theo lộ tŕnh.

Có thể nhận thấy các quy định trong Luật Quản lư giá và những văn bản pháp luật khác liên quan tới việc điều tiết giá một số hàng hóa cụ thể có vẻ như không thích hợp trong một nền kinh tế thị trường. Việc sử dụng các biện pháp hành chính quá cứng nhắc và áp đặt đă phá vỡ cơ chế tự điều chỉnh và các cơ chế cạnh tranh lành mạnh. Mặt khác, những biện pháp có tính chất tạm thời và t́nh thế này đă tạo tâm lư đối phó hoặc nhiều khi là đối đầu v́ chế tài xử phạt về kinh tế của chúng ta quá thấp. Việc hoàn thiện Luật Cạnh tranh là rất cần thiết để đảm bảo cơ quan cạnh tranh được độc lập và “b́nh ổn giá”  thông qua công cụ thị trường là kiểm soát cạnh tranh, thay v́ t́m cách can thiệp trực tiếp vào mức giá cả hàng hóa cụ thể trên thị trường (ví dụ việc kiểm soát giá vận tải).



Thứ hai, tuy hai h́nh thức b́nh ổn giá được thực hiện là b́nh ổn giá lên (đối với các hàng hóa cơ bản) thông qua các chính sách b́nh ổn như quỹ b́nh ổn, yêu cầu kê khai giá, đăng kư giá, áp trần giá v.v… và b́nh ổn giá xuống (đối với lúa, gạo) thông qua công cụ thu mua tạm trữ có khác nhau nhưng về cơ bản là ngân sách đă phải chi ra một khoản để thực hiện các hoạt động này trong khi trên thực tế, lợi ích về kinh tế của các đối tượng thụ hưởng không đạt được như mong đợi và tương xứng với chi phí bỏ ra.

Theo đánh giá từ khảo sát CAMS, lợi ích của b́nh ổn giá th́ đa số người dân không được hưởng lợi mà chỉ một nhóm nhỏ đối tượng nhất định, nhưng rơ ràng các nguồn tài chính từ các Chương tŕnh b́nh ổn giá là không nhỏ và phần lớn đă được chi trực tiếp từ ngân sách, đặc biệt là trong những năm trước 2012. Trong khi những đối tượng thực sự hướng tới lại không hoặc ít được hưởng lợi th́ những đối tượng trung gian (thường là những đối tượng được tham gia thực hiện các chính sách b́nh ổn giá, cả b́nh ổn lên và b́nh ổn xuống và thường được chỉ định sẵn) lại có lợi hơn cả và trở thành những đối tượng trục lợi. Chúng ta phải cân nhắc lợi ích thu được với những chi phí bỏ ra để đảm bảo sự công bằng trong xă hội, ngoài ra c̣n là chi phí của việc làm méo mó cơ chế thị trường thông qua các biện pháp can thiệp trực tiếp vào giá của các sản phẩm hàng hóa cụ thể.



Thứ ba, công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của nhà nước chính là chính sách thuế, Chính phủ cần ưu tiên sử dụng chính sách thuế như giảm thuế suất cho những ngành sản xuất những sản phẩm là đầu vào của những sản phẩm quan trọng khi nhắm tới mục tiêu b́nh ổn thị trường. Như vậy, không chỉ b́nh ổn giá cả khi giá cả tăng cao mà c̣n giúp giảm giá thành sản xuất. Cần b́nh đẳng giữa những sản phẩm được “mang tiếng” là được b́nh ổn với những loại h́nh sản xuất khác như đối với sản phẩm xuất khẩu hoặc FDI.

Để thực sự b́nh ổn thị trường và hỗ trợ sản xuất (đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp) nên đưa các doanh nghiệp cần hỗ trợ vào diện thuế suất bằng 0 để giá thành và giá bán thực sự giảm và người nông dân lúc đó mới thực sự được hỗ trợ. Hỗ trợ theo h́nh thức này, thay v́ doanh nghiệp không phải chịu thuế, có thể giúp cho doanh nghiệp bán sản phẩm của ḿnh trong nước có thể cạnh tranh về giá thành, tạo động lực đầu tư để làm các sản phẩm phụ trợ, v́ sản phẩm phụ trợ đương nhiên phải bán trong nước; ngành nọ bán sản phẩm cho ngành kia làm chi phí đầu vào.



Thứ tư, trong bối cảnh hiện nay Chính phủ cần hết sức thận trọng trong việc sử dụng các công cụ chính sách vĩ mô để điều tiết lợi ích giữa việc tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông qua giảm giá các đầu vào cơ bản trên thị trường trong nước và thế giới và lợi ích của Nhà nước với mục tiêu tăng thu ngân sách, theo đó sẽ tăng một số sắc thuế cũng như giá cả các hàng hóa độc quyền (điện, xăng). Ưu tiên hàng đầu của chính sách vĩ mô trong bối cảnh hiện nay là phải nhắm tới cải thiện triệt để năng lực của phía cung trong nước vốn đă rất rệu ră trong những năm qua. Đây chính là hy sinh những mục tiêu trước mắt để nhắm tới lợi ích lâu dài, căn bản hơn v́ sức cạnh tranh của nền kinh tế, nguồn thu ổn định và bền vững cho ngân sách hay sự ổn định vĩ mô dài hạn chính là nằm ở sự bền vững và sức mạnh của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh – phía cung của nền kinh tế.

Thứ năm, trong nền kinh tế thị trường có những thiết chế cơ bản nhằm đảm bảo cho cơ chế thị trường được vận hành minh bạch và đầy đủ. Kinh nghiệm ở nhiều nước phát triển cho thấy những thiết chế đó thường bao gồm cơ quan giám sát cạnh tranh, chứng khoán, giám sát tài chính, kiểm toán, thống kê v.v… nhưng hầu như không có một cơ quan quản lư về giá theo hướng chủ yếu sử dụng các công cụ hành chính phi thị trường. Chức năng này thường thuộc về cơ quan giám sát cạnh tranh. Do đó, cần tiến tới xóa bỏ thiết chế này, thay vào đó là đảm bảo tính độc lập của những thiết chế cơ bản nói trên nói chung, đặc biệt là cơ quan giám sát về cạnh tranh nói riêng, đảm bảo việc can thiệp phải thông qua các công cụ kinh tế. Cụ thể, việc độc lập không phải chỉ ở h́nh thức mà phải mang tính thực chất, đứng trên 3 khía cạnh cơ bản là: (i) Độc lập về tổ chức – nhân sự: người đứng đầu cơ quan giám sát cạnh tranh phải do Quốc hội phê chuẩn, hệ thống các chi nhánh (nếu có) ở trung ương và địa phương do Cơ quan giám sát cạnh tranh quyết định cả về ngân sách và nhân sự (không được quyết định bởi chính quyền địa phương các cấp); (ii) Độc lập về tài chính: ngân sách hoạt động của cơ quan giám sát cạnh tranh do Quốc hội phê duyệt; và (iii) Độc lập về các công cụ, biện pháp thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.

  1. Nhóm khuyến nghị cụ thể khác

Việc thực hiện Chương tŕnh b́nh ổn giá hay ngay cả Chương tŕnh b́nh ổn thị trường như hiện nay vẫn luôn là giải pháp giải quyết vấn đề trong ngắn hạn và không mang tính thị trường. Mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát của Việt Nam (đi kèm với Chương tŕnh b́nh ổn giá) sẽ dẫn tới nhiều ṿng lặp luẩn quẩn và cuối cùng sẽ rơi vào trạng thái không c̣n “dư địa” cho ṿng sau phát triển.

Thứ nhất, từ việc khảo sát các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh b́nh ổn giá cho thấy: b́nh ổn giá ch thực sự tốt khi và ch khi nền sn xuất trong nước đ mnh, các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất, phân phối và cung ứng hàng hóa cho thị trường nội địa (chứ không măi chạy theo mô h́nh nhập khẩu nguyên nhiên liệu từ bên ngoài, gia công để xuất khẩu). Chương tŕnh b́nh ổn giá được thực hiện từ năm 2002 đến nay (hơn 10 năm), đă đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, các địa phương cũng đă học hỏi và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn qua các năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh, b́nh ổn giá mới chỉ ở phần “ngọn” chứ chưa thực sự b́nh ổn giá tại gốc. Theo đó, thay v́ các các địa phương chỉ kêu gọi và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm ra thị trường (giai đoạn cuối cùng để xác định giá cả hàng hóa), cần thực sự quan tâm, hỗ trợ và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng giảm giá đầu vào cho sản xuất (ví dụ: phân bón, giống cây trồng – vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, vận chuyển, giao nhận, điện, xăng dầu v.v..). Đây mới là các biện pháp “b́nh ổn giá” mang tính kinh tế và căn cơ hơn.

Thứ hai, như trên đă đề cập, các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh b́nh ổn giá gặp nhiều khó khăn khi phải thực hiện nghiêm túc biên độ b́nh ổn giá là thấp hơn 10% giá bán sản phẩm cùng loại và sau này là điều chỉnh giảm nếu giá giảm trên 5%. V́ một nguyên nhân rất lớn là giá nguyên, nhiên liệu đầu vào biến động liên tục, đặc biệt trong thời gian từ sau cuộc khủng hoảng 2008-2009 đến nay. Tại nhiều thời điểm, doanh nghiệp đă chấp nhận lỗ để tham gia chương tŕnh và lấy các khoản lăi khác bù đắp. Đó là khó khăn khi giá cả biến động tăng và cầu lớn. Có một khó khăn khác, lớn hơn rất nhiều hiện nay đối với các doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh b́nh ổn là từ năm 2011 đến nay, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, cầu trong nước suy giảm, ngay cả đối với các mặt hàng trong diện b́nh ổn dẫn tới lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp rất lớn. Nhiều doanh nghiệp tham gia b́nh ổn giá thậm chí đă giảm giá bán thấp hơn giá b́nh ổn, nhưng doanh số vẫn không cải thiện. Một yêu cầu đặt ra hiện nay là Chính phủ và các địa phương cần đặt ra là b́nh ổn giá xuống cho doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp phân phối sản phẩm cuối cùng và các doanh nghiệp/cá nhân sản xuất, cung ứng đầu vào.

Thứ ba, trong những năm qua, các yếu tố bất ổn luôn đẩy giá cả của hàng hóa đầu vào biến động bất thường và khó kiểm soát nên việc b́nh ổn giá c hàng hóa đầu ra như hiện nay đang thực hiện gặp nhiều khó khăn. Tại nhiều thời điểm, doanh nghiệp tham gia b́nh ổn giá, v́ các mục tiêu khác nhau của ḿnh, đă phải đánh đổi để bán với mức giá chịu lỗ. Hơn nữa, rất khó có thể b́nh ổn thực sự khi giá đầu vào không b́nh ổn. Việc xác định lại giá b́nh ổn của các cơ quan quản lư các địa phương với doanh nghiệp sẽ thường xuyên phải thực hiện, tức là chỉ có thể b́nh ổn trong ngắn hạn và b́nh ổn ở một biên độ hẹp. Hăy để thị trường quyết định thị trường cũng như giá cả hàng hóa trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp cho rằng Chương tŕnh b́nh ổn giá có “sứ mệnh lịch sử” và đă thực hiện thành công sứ mệnh đó. Có nghĩa là có thể ngừng Chương tŕnh này để thay bằng các Chương tŕnh mới/sử dụng các công cụ b́nh ổn mang tính kinh tế nhằm hạn chế những mặt trái, tiêu cực có thể phát sinh. Các địa phương phải nghiên cứu lại đối tượng thụ hưởng nhắm tới thực sự của Chương tŕnh, đối tượng doanh nghiệp tham gia và các cơ chế thực hiện cho phù hợp với t́nh h́nh và biến động của thị trường hiện tại và trong thời gian tới (thực chất, tại thành phố Hồ Chí Minh, Chương tŕnh đă được đổi tên với nhiều sắc thái mới nhưng những vướng mắc đối với doanh nghiệp tham gia và đối tượng thụ hưởng vẫn chưa được giải quyết triệt để).

Thứ tư, nếu tiếp tục duy tŕ các chương tŕnh b́nh ổn giá th́ các địa phương cần có các hành động cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của Chương tŕnh nói chung như sau:

Đối với hệ thống mng lưới điểm bán hàng, cần ưu tiên (i) xây dựng địa điểm mua hàng hóa b́nh ổn thuận lợi (về mặt giao thông); (ii) thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng b́nh ổn giá thân thiện, ân cần, vui vẻ; (iii) số lượng hàng hóa tại các điểm bán hàng tham gia b́nh ổn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng; (iv) Thời gian bán hàng b́nh ổn giá tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng; (v) Biển treo tại các điểm bán hàng b́nh ổn giá dễ nh́n.

Đối với nhóm qun lư và đánh giá t́nh h́nh triển khai Chương tŕnh: (i) cần đẩy mạnh khai thác, thu mua hàng hóa trong và ngoài thành phố; (ii) phát triển mạng lưới điểm bán hàng; (iii) giá bán của các sản phẩm tham gia chương tŕnh b́nh ổn thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường;

Nâng cao hiệu qu qun lư nhà nước ca các cơ quan phân công tham gia Chương tŕnh: thông qua việc (i) quản lư tốt về giá đối với các mặt hàng thuộc danh mục b́nh ổn giá; (ii) xử lư vi phạm kịp thời, thích đáng; (iii) phối hợp, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan tham gia chương tŕnh b́nh ổn rơ ràng, nhịp nhàng, hợp lư.

Khi đánh giá và khuyến khích các Doanh nghiệp tham gia Chương tŕnh: (i) cần ưu tiên các doanh nghiệp có uy tín trong kinh doanh; (ii) các doanh nghiệp có sản xuất hoặc phân phối các sản phẩm có trong danh mục hàng hóa b́nh ổn giá; (iii) các doanh nghiệp có báo cáo tài chính rơ ràng, khả quan.

Cần thực hiện tốt việc kiểm soát công tác qun lư giá: theo đó (i) giá bán các sản phẩm được doanh nghiệp đề xuất và được Sở tài chính chấp thuận; (ii) giá bán các sản phẩm được niêm yết rơ ràng tại các điểm bán hàng b́nh ổn giá; (iii) việc tăng giá bán của các sản phẩm tham gia b́nh ổn phải được sự đồng ư bằng văn bản của Sở Tài chính.

Trong các chương tŕnh b́nh ổn giá, 3 nhóm nhân tố chính cần được ưu tiên là: (i) nhóm nhân tố đánh giá t́nh h́nh triển khai chương tŕnh; (ii) nhóm nhân tố đánh giá hiệu quả kiểm soát và quản lư giá; (iii) nhóm nhân tố hệ thống mạng lưới triển khai chương tŕnh b́nh ổn giá.


1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương