Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang27/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 30 - 
dùng cả ở trên cạn lẫn ở dưới nước (hình 1.19). 
Các đai thép và bu lông liên kết phải có lớp bảo vệ để tránh hiện tượng ăn mòn kim loại, 
đặc biệt khi công trình ở vùng nước mặn hoặc sông có phế thải công nghiệp đổ vào. Trước khi 
tiến hành sửa chữa, phần mặt trụ phải được làm sạch bằng bàn chải sắt hoặc vòi xói… 
Phương pháp “áo” bê tông hoặc “áo” bê tông cốt thép cũng được áp dụng rộng rãi để khắc 
phục các hư hỏng của mố trụ cầu. Việc thi công lớp “áo” này ở phần trụ ngập nước có thể được 
thực hiện bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước hoặc hút hết nước rồi mới đổ bê tông (hình 
1.19). Trước khi thi công lớp “áo”, bề mặt phần trụ hư hỏng phải được làm sạch rêu, bẩn và lớp 
bê tông bong, rộp. Ngoài ra, “áo” bê tông phải được liên kết chặt với trụ bằng các râu thép hoặc 
keo dính kết. 
Để hút cạn nước, người ta thường sử dụng vòng vây cọc ván (hình 1.20a) để đổ bê tông 
sửa chữa thân mố trụ cầu. 
1.6.2.2. Sửa chữa cột thép, cọc thép bị gỉ: 
- Nguyên nhân: 
Lớp sơn bảo vệ bị hư hỏng hoặc quá thời gian sử dụng chưa được làm lại. 
Hình 1.19 - Khắc phục vết nứt bằng các loại đai 
a) Đai bê tông cốt thép; b) Đai thép 
Hình 1.21 - Sửa chữa phần trụ ngập 
nước bằng phương pháp "áo" bê tông 
cốt thép. 
a) Có hút nước 
b) Không hút nước 
1. Trụ; 2. Cọc ván; 3. Bê tông bịt đáy; 
4. "Áo" bê tông cốt thép' 5. Đá hộc; 6. 
Vỏ bê tông cốt thép; 7. Bê tông 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 31 - 
Chịu tác động mạnh mẽ từ môi trường, đặc biệt trong vùng nước dao động mực nước. 
- Giải pháp: 
Phần cột hoặc cọc cao hơn mặt nước người ta có thể tiến hành sơn lại để bảo vệ 
Phần cọc ngập trong nước thì có thể sửa chữa bằng việc bọc bê tông: 
+ Làm vòng vây ngăn nước, tiến hành hút cạn nước. 
+ Sửa chữa hư hỏng cọc thép nếu có, đào sâu xuống nền đất 0,5m dưới chân cọc. 
+ Lắp đặt cốt thép, hàn cốt đai tạo khung. 
+ Dựng ván khuôn, đổ bê tông, bảo dưỡng hoàn thiện kết cấu bảo vệ. 
1.6.2.3. Xói lở, sụt lún: 
- Nguyên nhân: 
Dòng chảy bị thu hẹp, lưu lượng dòng chảy tăng đột biến. 
Chế độ dòng chảy thay đổi, chuyển dòng. 
Chất lượng thi công không tốt, đặc biệt là tứ nón chân khay đặt trên đường xói, không 
đầm chặt, lát đá sơ sài, ... 
- Phương pháp sửa chữa: 
Sửa chữa phần tứ nón chân khay trước mố: Phá bỏ phần đá đã bị sụt lún, dọn sạch mặt 
bằng, đổ đá đầm chặt đến cao độ thiết kế, tiến hành xây đá chân khay đảm bảo cường độ, đầm 
lèn mái dốc tứ nón, phủ đá có gia cố lưới thép hoặc bê tông liên kết. 
Trường hợp móng chân khay nằm trong nước bị sụt lở thì tiến hành ngăn nước, đóng cừ 
tràm gia cố chân khay, đổ bê tông lót trước khi tiến hành xây đá chân móng. 
Xói lở chân trụ thì tiến hành vệ sinh rác thải, xếp đá hoặc rọ đá dưới đáy móng, nên bơm 
vứa ximăng liên kết các khối đá, tùy điều kiện địa chất và dòng chảy có thể đóng thêm cọc cừ, 
phủ lưới B40 chống trôi đá. Hoặc nữa xây dựng bổ sung các trụ điều chỉnh dòng chảy để bảo 
vệ trụ cầu. 

tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   23   24   25   26   27   28   29   30   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương