Bài giảng khai thác kiểM ĐỊnh cầU


 Kiểm tra và sửa chữa mố trụ cầu



tải về 3.97 Mb.
Chế độ xem pdf
trang25/68
Chuyển đổi dữ liệu30.05.2023
Kích3.97 Mb.
#54776
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   68
bg khai thac kiem dinh cau khanh

1.6. Kiểm tra và sửa chữa mố trụ cầu: 
1.6.1. Công tác kiểm tra mố trụ cầu và những hư hỏng chủ yếu. 


Khai thác, kiểm định cầu_ĐH Khánh 
- 28 - 
Kiểm tra mố, trụ cầu nhằm xác định thực trạng của từng cấu kiện nói riêng và tổng thể 
công trình nói chung. Trong quá trình kiểm tra, tất cả các bộ phận đều phải được xem xét kỹ 
lưỡng để xác định vị trí, kích thước, các hư hỏng và dấu hiệu xuất hiện của chúng. 
Các phương tiện và thiết bị được dùng cho công tác kiểm tra mố, trụ cũng giống như đối 
với kết cấu nhịp cầu bê tông cốt thép. 
Kết quả điều tra phải được ghi lại đầy đủ trong hồ sơ 
khai thác cầu kèm theo những chú giải cần thiết. Đối với phần 
mố, trụ nằm chìm trong nước và đặc biệt là trong đất thì công 
tác kiểm tra gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi phải có thợ lặn. 
Những năm gần đây, khi điều tra, khảo sát các công trình ngập 
nước, người ta sử dụng thành công thiết bị truyền hình di động 
dưới nước. 
Những hình thức hư hỏng phổ biến nhất của mố, trụ cầu 
là:
- Hiện tượng phong hóa và xâm thực bề mặt;
- Hiện tượng nứt nẻ, sứt vỡ và rỗ mặt;
- Bản thân trụ bị chuyển vị (lún, trượt, nghiêng).
- Móng bị xói lở. 
- Móng bị lún, đặc biệt là lún không đều làm nghiêng mố trụ. 
- Bề mặt trụ chịu tác động phong hóa. Qúa trình này diễn ra đặc biệt mạnh ở phần có mực 
nước thay đổi. Dấu hiệu chủ yếu để nhận biết sự phong hóa là hiện tượng bong tróc và bong lở 
bề mặt trụ.
- Các công trình cầu ở vị trí sông gần các nhà máy, khu công nghiệp thì phần thân trụ 
chìm dưới nước dễ bị phá hoại bởi sự xâm thực hóa học của nước từ các phế thải đổ vào sông 
(hình 1.17). 
- Các vết nứt ở trụ cầu rất đa dạng: nứt mặt, nứt sâu hoặc nứt xiên thấu. Nguyên nhân và 
sự phát triển của vết nứt có thể xác định thông qua bề ngoài của chúng. Chẳng hạn, các vết nứt 
theo phương thẳng đứng hoặc xiên góc không lớn (hình 1.18) cho thấy trụ có thể bị lún không 
đều và khả năng chịu tải của nền không đủ. 
- Khi gối tựa không đảm bảo biến dạng tự do của kết cấu nhịp cũng sẽ làm phát sinh 
những lực ngang lớn tác động lên trụ và gây ra các vết nứt (hình 1.18b ). Đối với mố cầu có 
tường cánh, nếu đắp đất không đạt yêu cầu và thoát nước kém thì có thể xuất hiện áp lực hông 
lớn gây nứt tách tường cánh (hình 1.18a,c). 
- Do chiều dày bê tông bảo vệ không đủ gây ẩm cốt thép dẫn đến gỉ trương nở làm nứt vỡ 
bê tông mố trụ cầu. 
- Do va chạm với các phương tiện đừng thủy, cây trôi, ... làm nứt vỡ bề mặt bê tông mà 
nghiêm trọng hơn là gãy đổ trụ cầu. 
Tất cả các hình thức hư hỏng kể trên xuất hiện chủ yếu trong quá trình khai thác. Tuy 
nhiên, các vết nứt có thể hình thành ngay cả trong thời gian thi công trụ, nhất là các vết nứt do 
Hình 1.17 - Sự phá hoại 
trụ cầu do nước sông bị 
nhiễm phế thải 



tải về 3.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   68




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương