Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto



tải về 2.95 Mb.
trang5/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

1. Quy định về nhập khẩu

Thuế quan

148. Đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam bắt đầu đánh thuế nhập khẩu theo Luật

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch ngày 29/12/1987. Năm 1991 Việt Nam

đã ban hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thay thế cho Luật Thuế xuất khẩu,

thuế nhập khẩu hàng mậu dịch năm 1987. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng đã

được sửa đổi, bổ sung năm 1993, 1998 và ngày 14/6/2005, và các mức thuế suất được

Chính phủ quyết định trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban

hành (xem đoạn 152 dưới đây). Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam đã được sửa đổi một

số lần kể từ năm 1996 để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Số lượng khung thuế

suất đã giảm bớt, cũng như số dòng thuế có thuế suất 0%.

149. Tính tới ngày 20/4/2005, mức thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của Việt Nam là

11% và mức thuế bình quân đơn giản là 17.8%. Mức thuế bình quân đơn giản đối với các

nhóm mặt hàng nhập khẩu chính như hàng nông sản là 21,4%, phương tiện vận tải là

38,4%, dệt may là 37,3%, khoảng sản là 13,5%, máy móc và thiết bị điện là 18,46%, và

kim loại là 8,05%. Các mức thuế suất dao động từ 0-60%, trong đó khoảng 52% số dòng

thuế có thuế suất trong khoảng 0-5%. Trong khoảng thời gian từ năm 2002-2004, số thu

thuế nhập khẩu đạt trị giá 17.826 tỷ đồng, thuế VAT thu với hàng hoá nhập khẩu tại biên

giới đạt 12.266 tỷ đồng và thuế tiêu thụ đặc biệt thu đối với hàng hoá nhập khẩu tại biên

giới đạt 2.017 tỷ. Về nguyên tắc, thuế suất áp dụng đối với hàng nhập khẩu không vượt

quá 60% giá CIF tại địa điểm thông quan hàng hoá. Nhằm tăng cường tính minh bạch

của cơ chế chính sách thương mại và thực thi các cam kết với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

và Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp hạn chế nhập

khẩu phi thuế quan từ năm 2000 và thay thế bằng thuế và phụ thu nhập khẩu (xem thêm

phần về “Các loại thuế nhập khẩu và phụ thu khác”). Tính đến cuối năm 2003, hầu hết

các loại phụ thu nhập khẩu đã được gộp vào thuế nhập khẩu để tăng cường tính minh

bạch. Do vậy biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam có một số mức thuế suất MFN cao hơn

60%. Đại diện của Việt Nam đã cung cấp danh mục các mặt hàng có thuế suất MFN cao

hơn mức 60% cùng với mô tả hàng hóa tại tài liệu WT/ACC/VNM/28/Add.1.

150. Một số Thành viên đề nghị cung cấp thông tin về việc thực hiện danh mục Hệ thống

Hài hòa thuế quan (HS) tại Việt Nam và các công việc cần thực hiện tiếp để hài hòa hóa

67

với Danh mục Hài hòa thuế quan ASEAN (AHTN). Việt Nam cũng được yêu cầu làm rõ



về “Mức trần của khung thuế suất” và mối quan hệ giữa mức trần của khung thuế suất

với mức thuế nhập khẩu áp dụng thực tế. Một số Thành viên nhận xét rằng hệ thống thuế

nhập khẩu hiện tại của Việt Nam còn thiếu minh bạch, và yêu cầu Việt Nam cung cấp

biểu thuế nhập khẩu hiện hành và thống kê thương mại chi tiết nhằm tạo điều kiện thuận

lợi cho đàm phán mở cửa thị trường hàng hóa. Một Thành viên cho biết các nhà xuất

khẩu đã thông báo với các cơ quan chức năng của nước này rằng vào tháng 10/1998,

Việt Nam đã tăng thuế nhập khẩu bột mì từ 10% lên 20%, và Thành viên này muốn biết

liệu Việt Nam có tăng thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng nào khác hay không.

Thành viên này cho rằng hành động tăng thuế nhập khẩu này của Việt Nam không phù

hợp vớ__________i quan điểm về giữ nguyên hiện trạng liên quan đến các biện pháp bóp méo

thương mại mới ban hành thêm.

151. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng Công ước HS đã có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày

1/1/2000, do đó danh mục Biểu thuế của Việt Nam đã hoàn toàn phù hợp với danh mục

HS 1996 ở cấp độ 6 số. Danh mục Biểu thuế của Việt Nam sau đó cũng đã được hài hòa

hóa với Danh mục AHTN ở cấp độ 8 số và hoàn toàn phù hợp với HS 2002. Danh mục

hàng hoá xuất nhập khẩu mới của Việt Nam đã được ban hành theo Quyết định số

82/2003/QĐ-BTC vào ngày 13/6/2003.

152. Về thuế suất, đại diện của Việt Nam lưu ý rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ấn

định mức trần của khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN ở cấp độ HS 4 số

(“Khung thuế suất”), tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định “thuế suất áp dụng thực

tế” ở cấp độ 8 số, hiện được qui định tại Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC ngày

25/07/2003. Đại diện của Việt Nam đã cung cấp Biểu khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu

đãi trong tài liệu WT/ACC/VNM/28/Add.1. Việc thay đổi thuế suất được quyết định trên

cơ sở tham khảo ý kiến của giới doanh nghiệp và các Bộ, ngành hữu quan. Đại diện của

Việt Nam khẳng định rằng tất cả các văn bản pháp luật, bao gồm các quyết định thay đổi

thuế suất đều được đăng tải trên Công báo trước khi áp dụng, phù hợp với Điều X:2 của

Hiệp định GATT 1994 và có hiệu lực 15 ngày sau khi đăng Công báo. Thuế suất thuế

nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 110/2003/QĐ-BTC đã được đăng tải trên Công

báo và được công bố rộng rãi trước khi có hiệu lực. Thuế suất thuế nhập khẩu đối với

quặng sắt, sắt thép và xăng dầu gần đây được điều chỉnh giảm xuống để phù hợp với tính

hình giá thế giới của các sản phẩm này tăng mạnh. Thuế nhập khẩu đối với phôi thép đã

giảm từ 10% xuống còn 5%, thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép xây dựng giảm từ

68

40% xuống 10%, và thuế nhập khẩu đánh vào các sản phẩm xăng dầu đã được giảm



xuống 0%. Năm 2004, kim ngạch nhập khẩu xăng dầu đạt 3.547 triệu USD và kim ngạch

nhập khẩu các sản phẩm sắt thép đạt 2.572 triệu USD.

153. Trả lời câu hỏi của một Thành viên về việc liệu Việt Nam có ý định điều chỉnh mức

trần của khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN theo luật bằng với mức thuế cam

kết ràng buộc trong Biểu Nhân nhượng và Cam kết Hàng hóa kể từ ngày gia nhập không,

đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam không có ý định điều chỉnh mức trần của

khung thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi bằng với mức thuế suất ràng buộc trong Biểu cam

kết Hàng hoá, và mức khung của Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định sẽ tiếp tục được

áp dụng như cơ sở pháp lý trong nước để xác định thuế suất thuế nhập khẩu. Đại diện

của Việt Nam khẳng định những mức thuế suất này sẽ không trái với cam kết và nghĩa

vụ của Việt Nam trong WTO.

154. Một số Thành viên nhấn mạnh quan điểm mong muốn Việt Nam áp dụng thuế phần

trăm hơn là thuế tuyệt đối đối với hàng hóa nhập khẩu bởi thuế phần trăm sẽ minh bạch

và dễ dự đoán hơn đối với các doanh nghiệp. Các thành viên cũng lo ngại rằng bất kỳ sự

chuyển đổi từ thuế suất phần trăm sang thuế tuyệt đối hoặc thuế suất kết hợp không được

vượt quá mức thuế cam kết ràng buộc Việt Nam. Các thành viên ghi nhận giải thích của

Việt Nam về sự cần thiết phải chuyển đổi đối với một số sản phẩm để đối phó với tình

trạng gian lận hải quan. Các thành viên này cho rằng có các biện pháp khác để đối phó có

trọng tâm hơn với tình trạng gian lận hải quan đồng thời giảm thiểu khả năng Việt Nam

phải áp dụng thuế nhập khẩu cao hơn mức cam kết ràng buộc. Mặc dù các Thành viên

ghi nhận Việt Nam có thể vận dụng thủ tục nêu tại Điều XXVIII của Hiệp định GATT

1994, họ lưu ý rằng Việt Nam sẽ phải đàm phán chi tiết và kéo dài với các Thành viên

đồng thời sẽ phải bồi thường cho các thành viên theo quy định tại Điều XXVIII. Các

Thành viên yêu cầu Việt Nam cung cấp danh mục các sản phẩm và dòng thuế có thể áp

dụng thuế tuyệt đối hoặc thuế kết hợp và cam kết rằng nếu Việt Nam quyết định chuyển

đổi một dòng thuế từ thuế phần trăm sang thuế tuyệt đối hoặc thuế suất kết hợp, thì thuế

suất chuyển đổi không được vượt quá thuế suất cam kết ràng buộc của mặt hàng đó.

155. Đại diện của Việt Nam nhấn mạnh lại rằng Việt Nam muốn bảo lưu quyền áp dụng

thuế tuyệt đối và kết hợp đối với một số mặt hàng nhằm đối phó với gian lận hải quan.

Việt Nam khẳng định sẽ cung cấp danh mục các mặt hàng và dòng thuế nhạy cảm có thể

được chuyển đổi cho Ban công tác nghiên cứu. Đại diện Việt Nam khẳng định thêm rằng

nếu một dòng thuế nhập khẩu được chuyển đổi sang thuế tuyệt đối hoặc hỗn hợp, Việt

69

Nam sẽ đảm bảo rằng mức thuế suất mới này sẽ không vượt quá mức Việt Nam đã cam



kết ràng buộc đối với mặt hàng đó. Cuối cùng, Đại diện Việt Nam tuyên bố rằng Việt

Nam hiểu rẳng việc vận dụng Điều XXVIII có thể bao gồm việc dàn xếp bồi thường liên

quan đến các sản phẩm khác. Do đó, Chính phủ Việt Nam sẽ cố gắng hạn chế tối đa khả

năng phải vận dụng các thủ tục nêu tại Điều XXVIII của Hiệp định GATT 1994. Ban

Công tác ghi nhận cam kết cam kết này.

156. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập

khẩu được sửa đổi, bổ sung năm 1998, các đối tác thương mại của Việt Nam chịu thuế

nhập khẩu theo thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất MFN (ưu đãi) hoặc thuế suất “thông

thường” (còn được gọi là thuế suất bình thường hay thuế suất phi MFN). “Thuế suất ưu

đãi đặc biệt” áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước mà Việt Nam và nước

đó đã có thỏa thuận ưu đãi thương mại đặc biệt, nghĩa là hiệp định thương mại tự do và

hiệp định thành lập liên minh thuế quan và các hiệp định tạo thuận lợi biên mậu, ví dụ

Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung thực hiện Khu vực Thương mại tự do

ASEAN. Các nước này bao gồm Brunây, Cam-pu-chia, Inđônêxia, Cộng hoà dân chủ

nhân dân Lào, Malaysia, Miama, Phi-lip-pin, Xing-ga-po và Thái Lan. Thuế suất MFN

(hay là “thuế suất ưu đãi”) áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước có ký

thỏa thuận đối xử tối huệ quốc với Việt Nam (xem Phụ lục 3 của tài liệu

WT/ACC/VNM/36/Add.1), còn thuế suất thông thường áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu

từ các nước khác. Theo Luật này, thuế suất thông thường không cao hơn 170% thuế suất

ưu đãi MFN. Thuế suất thông thường hiện áp dụng thống nhất ở mức tương đương với

150% thuế suất MFN. Đại diện của Việt Nam cho biết thêm rằng thuế suất thông thường

hiếm khi được áp dụng vì Việt Nam đã ký hiệp định thương mại song phương với hầu

hết tất cả các đối tác thương mại. Các quy định chung cũng cho phép Việt Nam đánh

thuế nhập khẩu bổ sung đối với hàng hoá có xuất xứ từ những nước có sự phân biệt đối

xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hóa

của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa từng vận dụng các quy định chung này, và

cũng không có các quy định cụ thể điều chỉnh các trường hợp như vậy nên không thể chỉ

ra được những tiêu chí mà Việt nam sẽ sử dụng để xác định là có sự phân biệt đối xử.

Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng sau khi gia nhập WTO, tất cả các biện pháp mà

Việt Nam áp dụng để đối phó với sự phân biệt đối xử sẽ đều phù hợp với các nguyên tắc

quy định trong hiệp định của WTO. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh

Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia ngày 22/5/2002, trong đó qui định Việt Nam

phải tuân thủ các điều khoản về MFN và đối xử quốc gia trong các điều ước quốc tế.

70

157. Mức thuế nhập khẩu cam kết ràng buộc của Việt Nam được nêu tại Biểu Nhân



nhượng và Cam kết về hàng hoá (tài liệu WT/ACC/VNM/[...]) nằm trong phần phụ lục

của Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam.

158. Đại diện của Việt Nam khẳng định ngay từ khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng

thuế nhập khẩu trên cơ sở MFN cho tất cả các nước và lãnh thổ hải quan mà Việt Nam

có quan hệ trong khung khổ WTO và sẽ áp dụng quyền tăng thuế nhập khẩu phù hợp với

các quy định của WTO và các cam kết của Việt Nam trong WTO. Ban công tác ghi nhận

cam kết này.

Các loại thuế nhập khẩu khác và phụ thu nhập khẩu

159. Đại diện của Việt Nam cho biết từ tháng 4/1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ Bình

ổn giá. Chênh lệch giữa giá trong nước với giá trên thị trường thế giới đối với một số

hàng hoá được theo dõi và phụ thu nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp có sự biến

động lớn. Chính phủ quyết định hoặc uỷ quyền cho Trưởng Ban Vật giá Chính phủ quyết

định diện mặt hàng áp dụng phụ thu và mức phụ thu cụ thể. Mức phụ thu thông thường

được áp dụng từ 30% đến 70% mức chênh lệch giá. Số tiền thu được được dùng để bình

ổn giá cả trong nước và bảo vệ sản xuất và tiêu dùng nội địa. Việt Nam không có danh

mục cố định những hàng hoá và dịch vụ thuộc diện được bình ổn giá, nhưng nhìn chung

thì việc bình ổn giá thường được áp dụng đối với những hàng hóa thiết yếu như lúa gạo,

cà phê, cao su, mía, hạt điều, các sản phẩm liên quan đến xăng dầu, sắt thép và phân bón.

Sau năm 1993, phụ thu được áp dụng đối với các mặt hàng nhập khẩu gồm xăng dầu, sắt

thép xây dựng, phân bón DAP và thép tấm.

160. Một số Thành viên đề nghị loại bỏ tất cả các khoản phụ thu ngoài thuế nhập khẩu

đối với hàng nhập khẩu trừ việc áp dụng thuế nội địa phù hợp với Điều III của GATT

1994, thuế nhập khẩu hoặc các loại phí khác nhằm đảm bảo bù đắp chi phí dịch vụ được

cung ứng hoặc các khoản thu khác mà hiệp định WTO cho phép. Do đó các thành viên

yêu cầu Việt Nam cam kết ràng buộc tất cả “các loại thuế nhập khẩu khác và phụ thu

nhập khẩu” (ODCs) theo định nghĩa tại Điều II: 1 (b) của Hiệp định GATT ở mức “bằng

không” trong Biểu Nhân nhượng và Cam kết về Hàng hoá.

161. Đại diện Việt Nam trả lời rằng Việt Nam đã từng bước loại bỏ các biện pháp phi

thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ năm 2000 theo chương trình điều chỉnh cơ cấu mở

rộng. Trong một số trường hợp như với xi măng, clinke, đồ gốm sứ, giấy và thép, các

biện pháp phi thuế tạm thời được thay thế bằng phụ thu nhập khẩu. Tuy nhiên, tất cả phụ

71

thu nhập khẩu đã được xóa bỏ từ tháng 12/2004. Các khoản phụ thu nhập khẩu cuối cùng



đối với nhựa PVC và ống thép hàn đã được loại bỏ theo Quyết định số 81/2004/QĐ-BTC

ngày 15/10/2004 và Quyết định số 102/204/QĐ-BTC ngày 27/12/2004.

162. Đại diện của Việt Nam tuyên bố rằng mọi loại thuế nhập khẩu khácvà phụ thu

nhập khẩu áp dụng đối với hàng nhập khẩu ngoài thuế nhập khẩu thông thường và các

khoản phí và lệ phí thu bù đắp dịch vụ được cung ứng sẽ tuân thủ theo các quy định của

WTO kể từ ngày gia nhập. Đại diện của Việt Nam cũng khẳng định Việt Nam đồng ý

ràng buộc thuế nhập khẩu khác và phụ thu nhập khẩu bằng không trong Biểu Nhân

nhượng và Cam kết về Hàng hoá theo Điều II: 1 (b) của Hiệp định GATT 1994. Ban

Công tác ghi nhận các cam kết này.

Hạn ngạch thuế quan, miễn giảm thuế

Hạn ngạch thuế quan

163. Một số Thành viên lo ngại rằng Việt Nam đang dự kiến áp dụng hạn ngạch thuế

quan đối với một số sản phẩm và cho rằng hạn ngạch thuế quan (TRQs) đã trở nên lỗi

thời và gây bóp méo thương mại. Một số Thành viên lưu ý rằng mặc dù hạn ngạch thuế

quan có thể là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo tiếp cận thị trường ổn định, tất cả các

thông tin liên quan cần thiết đối với người nộp đơn và người sử dụng sẽ cần phải được

công bố công khai để đảm bảo sự minh bạch. Do đó, nếu các bên thống nhất về các cam

kết liên quan tới hạn ngạch thuế quan thì Việt Nam sẽ được yêu cầu phải cung cấp đầy

đủ mọi thông tin chi tiết về tất cả các cơ chế hạn ngạch thuế quan có hiệu lực, bao gồm

thông tin về thuế suất trong và ngoài hạn ngạch; khối lượng hạn ngạch dự kiến và mức

tăng hàng năm; các số liệu bổ sung về giá trị sản xuất, tiêu dùng trong nước và giá trị

nhập khẩu đối với mỗi sản phẩm liên quan; và Việt Nam cũng sẽ được yêu cầu phải đảm

bảo rằng mọi Thành viên WTO đều được tiếp cận hạn ngạch thuế quan trên cơ sở không

phân biệt đối xử. Các Thành viên lưu ý Việt Nam rằng hệ thống hạn ngạch thuế quan

phải đơn giản, minh bạch, kịp thời, có thể dự đoán được, thống nhất, không phân biệt đối

xử và không mang tính chất hạn chế thương mại, và phải được điều hành theo cách thức

không gây bóp méo thương mại hoặc không được tạo ra những trở ngại vượt quá mức

cần thiết. Chính vì vậy, các Thành viên yêu cầu Việt Nam đưa ra các cam kết cụ thể liên

quan tới việc phân bổ hạn ngạch thuế quan và các khía cạnh khác của cơ chế quản lý hạn

ngạch thuế quan.

72

164. Đại diện Việt Nam trả lời rằng Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số



91/2003/QĐ-TTg ngày 9 tháng 5 năm 2003, áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với việc

nhập khẩu bông, thuốc lá nguyên liệu, muối, sản phẩm sữa, trứng và ngô. Cơ chế phân

bổ hạn ngạch thuế quan của Việt Nam được quy định tại Quyết định 91/2003/QD-TTg;

Thông tư số 10/2004/TT-BTM ngày 27/12/2004 của Bộ Thương mại hướng dẫn triển

khai Quyết định 91/2003/QD-TTG, như được sửa đối bới Thông tư 04/2005/TT-BTM

ngày 24/3/2005; và Quyết định số 46/2001/QD-TTg ngày 3/3/2005, sau đó được thay thế

bởi Nghị định số 12/2006/ND-CP ngày 23/2/2006. Đại diện cung cấp thông tin về diện

sản phẩm và cơ chế phân bổ TRQs như trong Thông tư 09/2003/TT-BTM ngày

15/12/2003, Phụ lục 4 của tài liệu WT/ACC/VNM/33. Nhập khẩu lá thuốc lá (2401) chịu

mức thuế 30% (15% đối với dòng thuế 24013010) đối với 29.000 MT, và chịu mức thuế

lên tới 100% đối với lượng vượt quá 29.000 MT (80% đối với dòng thuế 24013010).

Trong giai đoạn 1999-2001, trung bình mỗi năm có 29.374 MT sản phẩm thuốc lá đã

được nhập khẩu. Hạn ngạch thuế quan đối với muối (HS 2501) lên đến 200.000 MT và

mức thuế trong hạn ngạch là 10-30%, mức thuế ngoài hạn ngạch là 50 hoặc 60% theo

các dòng thuế. Trong giai đoạn 1999-2001, trung bình mỗi năm có 146.146 MT muối đã

được nhập khẩu và năm 2004 có 130.000MT được nhập. Đối với trứng, mức thuế 40%

được áp dụng cho 30.000 tá hàng nhập khẩu, và mức thuế 80% được áp dụng cho lượng

kim ngạch vượt quá mức 30.000 đó. Trong giai đoạn 1999-2001, trung bình mỗi năm

Việt Nam nhập khẩu 21.300 USD trứng. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng hạn ngạch thuế

quan đối với sản phẩm sữa, bông và ngô đã được bãi bỏ vào ngày 01/04/2005 theo Quyết

định số 46/2005/QĐ-TTg ngày 3/3/2005. Hạn ngạch thuế quan đã đang được áp dụng thí

điểm như là một bước trong quá trình nâng cao tiếp cận thị trường và bãi bỏ các biện

pháp phi thuế như cấm nhập khẩu, giấy phép hay hạn ngạch nhập khẩu đối với các mặt

hàng đó.


165. Một số thành viên yêu cầu Việt Nam cân nhắc bãi bỏ TRQ đối với muối vì không

có các sản phẩm phi nông nghiệp khác bị áp dụng TRQ ở Việt Nam khi gia nhập. Đại

diện của Việt Nam lưu ý rằng sản xuất muối liên quan tới người nông dân và do đó được

coi là sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Được yêu cầu giải thích thêm lý do vì sao Việt

Nam áp dụng TRQ đối với muối, đại diện Việt Nam lưu ý muối là nguồn thu nhập chính

đối với hàng trăm hoặc hàng nghìn nông dân nghèo sống ở các vùng duyên hải mà việc

sử dụng đất cho nông nghiệp gần như là không thể. Áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với

muối là nhằm đảm bảo công việc và thu nhập ổn định cho những người nông dân này.

Theo quan điểm của đại diện Việt Nam, so với các biện pháp hạn chế nhập khẩu khác

73

như cấp phép không tự động, thì TRQ là biện pháp hiệu quả nhất thực hiện được mục



tiêu này. Khối lượng hạn ngạch thuế quan hàng năm đối với muối được quyết định bởi

Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Công nghiệp trên cơ sở

sản lượng, nhu cầu đối với muối để sản xuất và chế biến, công suất sản xuất và chế biến,

và tình hình thực hiện TRQ trong năm trước. Theo Nghị định số 86/2003/ND-CP ngày

18/7/2003, các doanh nghệp sử dụng muối trong sản xuất có thể nộp đơn đăng ký với Bộ

Thương mại để xin được phân bổ TRQ. Việc phân bổ căn cứ trên cơ sở công suất sản

xuất, loại nguyên liệu được sử dụng và kết quả nhập khẩu với phương thức "đến trước

cấp trước". Cuối mỗi Quý, các doanh nghiệp nhập khẩu muối theo hệ thống TRQ phải

báo cáo với Bộ Thương mại kết quả nhập khẩu theo TRQ. Biện pháp này nhằm giám sát

việc sử dụng khối lượng TRQ để cho phép tái phân bổ các giấy phép không được sử

dụng bởi vì các số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan cung cấp cho Bộ Thương mại

thường không có tính cập nhật. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng Bộ Thương mại

không phân bổ TRQ đối với muối cho các nhà sản xuất muối vì mục đích tiêu dùng.

Muối có thể được nhập khẩu trực tiếp theo mức thuế ngoài hạn ngạch bởi các doanh

nghiệp không sử dụng muối cho sản xuất. Trong phần trả lời câu hỏi, đại diện Việt Nam

bổ sung rằng Tổng Công ty Muối hoạt động trên cơ sở cơ chế thị trường, Tổng Công ty

Muối không có bất kỳ vai trò gì trong việc quyết định khối lượng TRQ hoặc phân bổ

hoặc quản lý TRQ và không được hưởng bất kỳ ưu đãi hoặc đặc quyền nào. Tổng Công

ty Muối có khả năng sản xuất muối làm nguyên liệu cho các ngành khác và do đó có

quyền đăng ký để được phân bổ TRQ để sử dụng trong sản xuất (xem thêm đoạn 70).

166. Lưu ý rằng hạn ngạch thuế quan không được phân bổ cho các nhà sản xuất nếu

mục đích cuối cùng lại là phục vụ cho tiêu dùng, một Thành viên đề nghị rằng cần tách

riêng muối dùng phục vụ cho tiêu dùng ra khỏi cam kết về hạn ngạch thuế quan muối và

chỉ chịu sự điều chỉnh của các cam kết thuế.

167. Liên quan đến mặt hàng đường, đại diện của Việt nam cho biết thêm rằng việc nhập

khẩu đường sẽ chịu sự điều chỉnh của giấy phép tuỳ ý do Bộ Thương mại cấp theo Quyết

định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QD-TTG ngày 4 tháng 4 năm 2001. Đại diện

Việt Nam cho biết mía được trồng ở các khu vực địa bàn khó khăn với điều kiện tự nhiên

bất lợi và việc xen canh với các loại cây trồng khác khó thực hiện. Tuy nhiên, Chính phủ

sẽ cam kết thay thế cấp phép tuỳ ý bằng cơ chế hạn ngạch thuế quan kể từ ngày gia nhập.

Đại diện của Việt nam cũng khẳng định thêm rằng Việt nam sẽ áp dụng và quản lý hạn

74

ngạch thuế quan tuân thủ các luật và quy định hiện hành của WTO, bao gồm các điều



khoản đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia của GATT 1994.

168. Một thành viên nêu lên quan ngại về đề xuất của Việt Nam trong việc sử dụng đấu

thầu như một biện pháp phân bổ hạn ngạch thuế quan. Theo quan điểm của Thành viên

này, đấu thầu hạn ngạch thuế quan là trái với một số điều khoản của WTO bao gồm các

Điều II, X và XI của GATT 1994 và Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp, vì cam kết về

thuế trong hạn ngạch có thể bị vi phạm khi áp dụng thuế bổ sung. Giá đấu thầu là giá tối

thiểu mà người mua hàng nhập khẩu phải trả, các tiêu chuẩn thích hợp về minh bạch hoá

và có thể dự đoán đối với các điều khoản nhập khẩu không được đáp ứng, và bất kỳ giá

khởi điểm nào cũng có thể là giá nhập khẩu tối thiểu. Thành viên này còn tỏ ý lo ngại về

các giấy phép không tự động liên quan đến phân bổ hay các hình thức quản lý khác đối

với hạn ngạch thuế quan có thể tạo ra các hạn chế hay bóp méo thương mại đối với hàng

nhập khẩu ngoài những tác động hạn chế định lương gây ra bởi hạn ngạch thuế quan, trái

với các điều khoản của Hiệp định về Thủ tục giấy phép nhập khẩu. Một thành viên khác

lưu ý rằng các nhà nhập khẩu được Chính phủ chỉ định theo phương pháp phân bổ B.

Thành viên này cho rằng việc phân bổ hạn ngạch thuế quan của Nhà nước là không phù

hợp với tính minh bạch và có thể dự đoán trong quản lý hạn ngạch thuế quan và bên

nhượng bộ thuế quan không thể trở thành bên quyết định không thể quyết định dành cho

ai, với số lượng bao nhiêu hạn ngạch thuế quan được phân bổ. Thành viên này đề nghị

Việt Nam thay thế phương pháp quản lý này bằng một phương pháp khác.

169. Một Thành viên cũng lo ngại về một số yêu cầu của Việt Nam: gắn lượng hạn

ngạch thuế quan được phân bổ theo mức sản xuất trong nước và xuất khẩu của mỗi nhà

nhập khẩu - trái với ngăn cấm của WTO đối với các biện pháp này theo Điều XI của

GATT 1994, Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp và Điều 2 của Hiệp định về các Biện

pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại; phân bổ hạn ngạch thuế quan theo sự phê duyệt

của Chính phủ về kế hoạch nhập khẩu - trái với Điều XI của GATT 1994 và Điều 4 của

Hiệp định Nông nghiệp; phân bổ hạn ngạch thuế quan với điều kiện nhà nhập khẩu chỉ

sử dụng lượng hàng nhập khẩu cho hoạt động sản xuất của họ - trái với Điều III và XI

của GATT 1994 và Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp, và nhà nhập khẩu bị hạn chế việc

bán lại ở trong nước các sản phẩm nhập khẩu theo hạn ngạch - trái với Điều III của

GATT 1994; không cho phép các thương nhân không có đăng ký kinh doanh loại hình cụ

thể nào được quyền là nhà nhập khẩu đứng tên liên quan tới hàng hoá được nhập khẩu

theo hạn ngạch hoặc được nắm giữ hạn ngạch - trái với Điều III và XI của GATT 1994;

75

yêu cầu người nắm giữ hạn ngạch phải gửi thông báo hàng quý về tình hình sử dụng hạn



ngạch lên Bộ Thương mại (trong khi dữ liệu này đã được thông báo lên Chính phủ thông

qua thống kê hải quan) - trái với Điều XI của GATT 1994 và Điều 4 của Hiệp định Nông

nghiệp; và cấm mua, bán, chuyển nhượng hạn ngạch cho người khác - trái với Điều XI

của GATT 1994 và Điều 4 của Hiệp định Nông nghiệp. Thành viên này yêu cầu Việt

Nam phân bổ hạn ngạch thuế quan phù hợp với các quy định của WTO ngay từ khi gia

nhập. Việt Nam cũng được đề nghị làm rõ việc những nguyên liệu được nhập khẩu theo

một hạn ngạch thuế quan và sau đó được xuất khẩu theo chương trình hoàn thuế có tính

vào việc thực hiện hạn ngạch thuế quan hay không.

170. Đáp lại, đại diện của Việt Nam cho biết Việt Nam đã cân nhắc hạn chế phạm vi của

các sản phẩm quản lý bằng hạn ngạch thuế quan và hạn chế việc áp dụng hạn ngạch thuế

quan ở mức tối thiểu. TRQ đối với muối, thuốc lá sợi chưa qua chế biến và trứng được

quản lý theo Thông tư số 04/2006/TM-BTM ngày 6/4/2006 của Bộ Thương mại hướng

dẫn thi hành Nghị định Chính phủ số 12/2006/ND-CP ngày 23/1/2006. Thông tư số

04/2006/TT-BTM quy định ba phương pháp phân bổ TRQ. Phương pháp A theo dự đoán

việc phân bổ hạn ngạch cho người sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp phân bổ B, nhà

nhập khẩu được Chính phủ chỉ định. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng phương pháp này

chỉ áp dụng cho thuốc lá nguyên liệu chưa qua chế biến (HS2401). Theo phương pháp C,

hạn ngạch được phân bổ trên cơ sở tình hình thực hiện ký trước. Đại diện Việt Nam lưu

ý rằng pháp luật hiện hành không đề cập tới đấu giá như một phương pháp phân bổ TRQ

và ba phương pháp phân bổ TRQ mà Việt Nam đề xuất đã được các thành viên nhất trí

và đã được nêu rõ trong Biểu cam kết về Hàng hoá (WT/ACC/VNM/[...]) không hề bao

gồm việc đấu giá. Đại diện khẳng định rằng cơ chế cấp phép được sử dụng để phân bổ

TRQ không tuân thủ các nguyên tắc của WTO, bao gồm Hiệp định về các thủ tục cấp

phép nhập khẩu. Phân bổ hạn ngạch cần được thực hiện theo Biểu cam kết về hàng hoá

của Việt Nam (Tài liệu WT/ACC/VNM/[...]).

171. Trong trường hợp thuốc lá nguyên liệu chưa chế biến, theo thực tế hiện nay, việc

nhập khẩu là thuộc thương mại nhà nước: hạn ngạch nhập khẩu được Chính phủ phân bổ

cho các đơn vị hoặc nhóm sản xuất. Theo hệ thống mới có hiệu lực từ ngày gia nhập,

một hạn ngạch thuế quan đã được thiết lập. Chính phủ sử dụng phương pháp B sẽ chỉ

định các nhà sản xuất trong nước hiện hành là nhà nhập khẩu, và việc phân bổ TRQ sẽ

được thực hiện theo tỷ lệ hạn ngạch sản xuất trong nước của mỗi nhà sản xuất đối với

các sản phẩm thuốc lá. Những công ty này được tự do nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu bổ

76

sung ở mức thuế ngoài hạn ngạch. Thuốc lá nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu được



áp dụng cơ chế hoàn thuế của Việt Nam và sẽ được miễn thuế nhập khẩu nếu việc xuất

khẩu liên quan được thực hiện trong vòng hai tháng.

172. Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng việc phân bổ TRQ cho các doanh nghiệp có

các hoạt động thương mại tuân thủ các chính sách quản lý nhập khẩu hiện hành của Việt

Nam. Đại diện có ý kiến rằng quy định này không vi phạm các nguyên tắc của WTO vì

doanh nghiệp được tự do trong việc đăng ký các hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của

mình. đặc biệt, việc chỉ định các nhà sản xuất thuốc lá làm các nhà nhập khẩu độc quyền

nguyên liệu thuốc lá chưa qua chế biến hỗ trợ cho các nỗ lực dài hạn của Việt Nam để

điều tiết tiêu thụ thuốc lá và kìm chế sản xuất các sản phẩm thuốc lá khác ngoài hạn

ngạch sản xuất được cho phép. Đối với quy định đòi hỏi doanh nghiệp gửi báo cáovề

việc thực hiện nhâp khẩu TRQ cho Bộ Thương mại hàng quý, quy định này nhằm

đảmbảo thông tin xác thực và cập nhật để giúp cơ quan quản lý điều chỉnh TRQ khi

doanh nghiệp cần thiết. đại diện bày tỏ quan điểm rằng các quy định của Việt Nam về

phân bổ và quản lý hạn ngạch là phù hợp với các nguyên tắc và quy định của WTO. Đại

diện cũng lưu ý rằng Việt Nam đã cam kết loại bỏ tất cả các hạn chế nhập khẩu định

lượng ngay khi gia nhập và hạn chế số lượng các mặt hàng áp dụng TRQ.

173. Một thành viên cũng yêu cầu Việt Nam giải thích rõ những nguyên liệu được nhập

khẩu theo TRQ và sau đó xuất khẩu theo chương trình hoàn thuế có trừ vào TRQ hay

không. Đại diên của Việt Nam lưu ý rằng các nhà thương mại có thể hoặc xin áp dụng

hạn ngạch thuế quan hoặc nhập khẩu hàng hoá trực tiếp. Các nhà thương mại có thể,

trong cả hai trường hợp hưởng lợi từ việc hoàn thuế (xem thêm đoạn 281). Đại diện bổ

sung rằng hàng hoá được nhập khẩu theo TRQ và sau đó xuất khẩu không tính vào TRQ.

174. Đại diện của Việt Nam xác nhận, kể từ ngày gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng, phân

bổ và quản lý hạn ngạch thuế quan một cách minh bạch, không phân biệt đối xử phù hợp

với các Hiệp định, bao gồm Điều I, II, III, VIII, X, XI và XIII của GATT 1994, Điều 4

của Hiệp định Nông nghiệp, Điều 2 của Hiệp định về các biện pháp Đầu tư liên quan đến

Thương mại, và Hiệp định về các thủ tục cấp phép nhập khẩu. Ban công tác ghi nhận

cam kết này.

Miễn thuế nhập khẩu

175. Đại diện của Việt Nam cho biết theo Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu số

45/2005/QH11 tháng 6/2005, hàng hoá thuộc diện miễn thuế nhập khẩu bao gồm: (i)

77

hàng hoá vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu biên giới Việt Nam; (ii)



hàng hoá chuyển khẩu; (iii) hàng hoá viện trợ nhân đạo, hàng hoá viện trợ không hoàn

lại; (iv) hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất tái nhập để tham dự hội chợ, triển

lãm, giới thiệu sản phẩm; (v) máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất

hoặc tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; (vi) hàng hoá là tài

sản di chuyển; (vii) hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài

được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ

quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành

viên; (viii) hàng hoá nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hoá

xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia

công; (ix) hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người

xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định; (x) hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố

định của Dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); (xi) hàng hoá

nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí; (xii) hàng hoá nhập khẩu để sử dụng trực tiếp

vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (xiii) nguyên liệu, vật tư,

linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư

hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (miễn thuế trong thời hạn năm

năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất); (xiv) hàng hoá nhập khẩu chuyên dùng phục vụ quốc

phòng và an ninh, giáo dục và đào tạo; và (xv) hàng hoá là quà biếu quà tặng, hàng mẫu

của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại. Theo

Luật mới, nhà nhập khẩu làm đơn xin miễn khoản thuế nhập khẩu mà họ được hưởng khi

nhập khẩu hàng. Cơ quan hải quan sẽ xử lý đơn xin miễn thuế đó. Đại diện của Việt Nam

khẳng định rằng việc miễn thuế nhập khẩu đề cập tại đoạn này không dựa trên thành tích

xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu hay yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá.

176. Đáp lại một câu hỏi cụ thể, đại diện của Việt Nam bổ sung thêm rằng Việt Nam

chưa ký thoả thuận nào với Campuchia về tạo thuận lợi cho thương mại biên giới. Theo

Quyết định số 0724/99/QĐ/BTM ngày 8 tháng 6 năm 1999, các giao dịch biên giới do

người cư trú địa phương tiến hành có giá trị lên tới 500.000 đồng (khoảng US$35) đối

với mỗi chuyến một ngày được miễn thuế nhập khẩu. Phần giá trị cao hơn mức đó sẽ

phải chịu mức thuế nhập khẩu thông thường. Hàng hoá đã được các doanh nghiệp làm

thủ tục hải quan là hàng hoá mang tính thương mại và do đó chịu thuế như thông thường.

Các nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với biên giới với Lào và Trung Quốc.

78

177. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng ngay khi gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng



việc miễn và giảm thuế nhập khẩu đảm bảo nguyên tắc đối xử tối huệ quốc MFN đối với

hàng nhập khẩu. Đại diện của Việt Nam cũng khẳng định rằng, không làm tổn hại đến

cam kết của Việt Nam tại phần trợ cấp (xem đoạn 286 và 288), Việt Nam sẽ không miễn

và giảm thuế nhập khẩu dựa trên thành tích xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu, hay các yêu cầu

về hàm lượng nội địa hoá. Ban Công tác ghi nhận cam kết này.



tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương