Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập wto


Phí và Lệ phí áp dụng với các dịch vụ được cung ứng



tải về 2.95 Mb.
trang6/22
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích2.95 Mb.
#18288
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Phí và Lệ phí áp dụng với các dịch vụ được cung ứng

178. Đại diện của Việt Nam cho biết các loại phí và lệ phí thu cho ngân sách Nhà nước được

áp dụng theo Nghị định 04/1999/NĐ-CP ngày 30/1/1999; Chương IV của Nghị định

16/1999/ND-CP ngày 27/3/1999 về thủ tục hải quan, giám sát hải quan và phí hải quan; và

Pháp lệnh Phí và Lệ phí có hiệu lực từ ngày 1/1/2002. Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã

ban hành Thông tư liên Bộ số 71/2000/TTLT/BTC-TCHQ ngày 19/7/2000 hướng dẫn thu và

quản lý sử dụng phí hải quan. Thông tư liên Bộ này quy định các loại phí hải quan cho các

dịch vụ được cung ứng như sau: (i) phí thông quan áp dụng đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

tính dựa trên số lượng hàng hóa; (ii) phí lưu kho hải quan đối với hàng hóa và hành lý; (iii)

phí áp tải hàng hoá tính dựa trên quãng đường áp tải; (iv) phí niêm phong hải quan (niêm

phong bằng giấy, kẹp chì và chốt seal); (v) phí quá cảnh; và (vi) phí hành chính đối với việc

chứng thực lại các chứng từ hải quan (Xác thực lại các chứng từ liên quan đến thủ tục hải

quan, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, hay thuế nhập khẩu/ xuất khẩu theo yêu cầu của người

nhập khẩu hoặc trong trường hợp mất các chứng từ gốc). Phí làm thủ tục hải quan, lưu kho

hải quan và phí hành chính được liệt kê tại Bảng 9; phí quá cảnh và áp tải hàng hoá được liệt

kê tại Bảng 22(a) và 22(b). Thông tư liên Bộ này thay thế Thông tư liên Bộ trước đó đã được

ban hành vào tháng 4/1993. Quy định tại Thông tư năm 1993 cho phép phí hải quan được

điều chỉnh khi giá thị trường biến động trên 20% so với chỉ số giá đã được bãi bỏ. Các mức

phí hiện hành được xác định để đảm bảo rằng phí này sẽ trang trải tất cả vụ hải quan bỏ ra,

bao gồm chi phí làm niêm phong bằng kẹp chì, niêm phong bằng giấy, dịch vụ hải quan, các

hóa đơn, bảo đảm của hàng hóa, nhân công, bao dưỡng và sửa chữa các thiết bị, các nguyên

liệu và vật liệu trực tiếp sử dụng trong việc cung cấp dịch vụ này.

179. Trả lời câu hỏi về mục tiêu thu phí quá cảnh hàng hoá và hành lý, phí áp tải và niêm

phong, đại diện Việt Nam trả lời rằng phí quá cảnh nhằm trang trả chi phí dịch vụ hải

quan được cung ứng đối với việc quá cảnh hàng hóa từ một nước thứ ba qua lãnh thổ

Việt Nam. Phí niêm phong nhằm trang trải các chi phí nguyên liệu (giấy niêm phong,

niêm phong kẹp chì và chốt seal) và nhân công liên quan đến quá trình niêm phong. Đối

79

với phí áp tải, phí này tương ứng các chi phí để áp tải hàng hóa, bao gồm cả phí quản lý.



Những loại phí này thay đổi chủ yếu dựa trên khoảng cách và khối lượng hàng áp tải.

Đại diện Việt Nam cũng lưu ý rằng các loại phí và lệ phí liên quan đến xuất nhập khẩu

đang được rà soát để đảm bảo rằng số phí thực thu không vượt quá chi phí của dịch vụ

được cung ứng. Nếu các mức phí được xác minh là cao hơn chi phí dịch vụ được cung

ứng thì sẽ được điều chỉnh giảm xuống theo nguyên tắc là không có loại phí nào được

vượt quá chi phí dịch vụ được cung ứng.

180. Một Thành viên lưu ý rằng phí hải quan của Việt nam được căn cứ theo số lượng

nhập khẩu, theo khối lượng và hình thức vận chuyển, điều này không phù hợp với các

quy định tại Điều VIII của Hiệp định GATT 1994 và yêu cầu Việt Nam làm rõ các loại

phí này. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng các loại phí này không nhằm mục đích thu

ngân sách. Chúng chỉ bao gồm các chi phí phát sinh của hải quan trong việc cung ứng

các dịch vụ liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu của hàng hóa và phương tiện như việc

kiểm định, giám sát, chi phi liên quan đến chứng từ, văn phòng,vv.. Những chi phí này

thay đổi dựa trên hình thức vận chuyển (vận tải đường bộ hay đường thuỷ) và khối lượng

và kích thước của hàng nhập khẩu (chi phí lưu kho và bảo quản cao hơn cho những lô

hàng kích thước lớn hơn). Do đó những loại phí này được thu dựa trên khối lượng hàng

nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Điều này cho phép các nhà xuất nhập khẩu nhỏ trả mức phí

thấp hơn. Đại diện Việt Nam cũng lưu ý rằng Việt Nam đã áp dụng mức trần tối đa về

phí hải quan cho mỗi lần thông quan. Đại diện của Việt Nam bổ sung thêm rằng Chính

phủ Việt Nam đang rà soát các loại phí hải quan và sẽ điều chỉnh cho phù hợp với quy

định của WTO kể từ ngày gia nhập.

181. Một số Thành viên lưu ý rằng phí sử dụng các cơ sở hạ tầng cơ bản của Việt Nam ví

dụ như phí cảng biển là rất cao so với các nước khác trong khu vực, và yêu cầu Việt Nam

cắt giảm đáng kể các mức phí này. Đại diện của Việt Nam trả lời rằng chính sách chung

của Chính phủ là cố gắng hạ thấp các loại phí này để hỗ trợ thương mại và hoạt động đầu

tư ở Việt Nam. Giữa năm 2003 và tháng 12/2004, phí cảng biển đã được cắt giảm 30-

50% theo Quyết định số 61/2003/QĐ-BTC và số 62/2003/QĐ-BTC ngày 25/4/2003.

Theo kiến nghị của một số thành viên, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu so

sánh trong khu vực nhằm quy định mức phí cảng biển Việt Nam ngang với mức của các

nước láng giềng. Do vậy, Quyết định mới đã được thông qua, mức cắt giảm 45% đối với

phí trọng tải, 52% đối với phí bảo đảm hàng hải, 12-30% đối với phí hoa tiêu, và 10%

đối với phí cầu cảng từ ngày 1/1/2005 (Quyết định số 88/2004/QĐ-BTC ngày

80

19/11/2004, thay thế Quyết định số 61 và 62). Ngoài ra, từ 1/1/2006, phí bảo đảm hàng



hải sẽ chỉ được thu bằng 75% so với mức áp dụng của năm 2005. Quyết định này đã

giảm phí cảng biển của Việt Nam xuống bằng mức áp dụng của Thái Lan.

182. Một Thành viên bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam duy trì chế độ phí “riêng” đối với

một số mặt hàng nhập khẩu cụ thể như phí thông quan đối với ôtô và xe máy, phí lưu kho

đặc biệt đối với các sản phẩm tin học cao hơn so với các loại phí thông thường. Thành

viên này lưu ý rằng các loại phí này dường như là biện pháp thu ngân sách hoặc là công

cụ để thực hiện chính sách chứ không phải là phí liên quan đến chi phí xử lý thủ tục hải

quan. Thành viên này yêu cầu Việt Nam cung cấp tài liệu diễn giải cách tính chi phí để

quy định mức phí cao hơn đối với những sản phẩm này. Ban Công tác cần xem xét các

loại phí và lệ phí này để xác định những loại có thể gây tác động tiêu cực tới thương mại

và có khả năng vi phạm Điều III hoặc Điều VIII của GATT. Đại diện của Việt Nam trả

lời rằng các mức phí riêng áp dụng theo Thông tư 71/2001/TT/BTC-TCHQ đối với một

số hàng nhập khẩu là có tính đến sự phức tạp của các hoạt động quản lý nhà nước có liên

quan. Các loại phí này đã được quy định như vậy để trang trải chi phí quản lý (chi phí

niêm phong, kẹp chì, gắn xi, chi phí liên quan đến thu phí, trả công cho người thu phí,

chi phí áp tải hàng, bảo dưỡng tài sản, máy móc và thiết bị sử dụng để thu phí, mua vật

liệu và chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc thu phí), cũng như chi phí lưu kho và bảo

quản hàng hoá. Phí xử lý thủ tục hải quan đối với ôtô và xe máy cao hơn vì phải kiểm tra

từng bộ linh kiện của ôtô và xe máy.

183. Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam đang sửa đổi quy định

hiện hành về phí hải quan và phí lưu kho để phù hợp với Điều VIII của GATT 1994. Phí

làm thủ tục hải quan sẽ thu đối với cả hàng nhập khẩu và hàng xuất khẩu với cùng mức

như nhau dựa trên các mức phí cụ thể cho các dịch vụ cụ thể được cung ứng và không có

ngoại lệ dựa trên nguồn gốc xuất xứ của nước xuất hàng hoặc đích đến. Phí lưu kho sẽ

dựa trên cân nặng hoặc thể tích của hàng lưu ở kho của cơ quan hả__________i quan. Phí thu được

sẽ được hải quan giữ lại để trang trải chi phí lưu kho và chi phí xử lý thủ tục, nếu cần

thiết sẽ được ngân sách Nhà nước cấp bổ sung kinh phí. Đại diện của Việt Nam cho biết

rằng Chính phủ sẽ ban hành một Quyết định cấp Bộ về phí xử lý thủ tục hải quan trước

khi gia nhập, hệ thống phí mới này sẽ thay thế phí hiện hành được mô tả ở các Bảng số 9,

22(a), và 22(b).

184. Đại diện Việt Nam thông báo rằng kể từ thời điểm gia nhập, Việt Nam sẽ áp dụng

các loại phí và lệ phí đối với các dịch vụ được cung ứng, thưc hiện trong hoặc liên quan

81

đến xuất nhập khẩu, bao gồm các nội dung được thảo luận tại đoạn 178 đến 183 trên đây



phù hợp với các quy định của Hiệp định WTO, đặc biệt là Điều VIII và X của Hiệp định

GATT 1994. Đại diện của Việt Nam cũng khẳng định rằng chúng sẽ được giới hạn tương

đương với chi phí dịch vụ được cung ứng. Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng việc áp

dụng các khoản phí đặc biệt cao hơn đối với một số hàng nhập khẩu sẽ được xoá bỏ từ

thời điểm gia nhập, và các khoản phí dựa theo trị giá hoặc khối lượng nhập khẩu hoặc

với mục địch thu ngân sách sẽ được xóa bỏ vào thời điểm gia nhập hoặc được sửa đổi

phù hợp với các quy định tại điều VIII. Đại diện Việt Nam khẳng định rằng thông tin liên

quan đến việc áp dụng và mức phí, số thu từ phí và việc sử dụng các loại phí đó sẽ được

cung cấp cho thành viên WTO khi có yêu cầu. Ban công tác ghi nhận các cam kết này.

Việc áp dụng thuế nội địa

Đại diện của Việt Nam cho biết một số loại hàng hoá nhất định thuộc diện chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt (TTĐB) theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 30/6/1990 và các Luật Thuế

Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi ngày 5/6/1993, 28/10/1995 và 20/5/1998. Hệ thống thuế này

được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 98/TC/TCP của Bộ Tài chính. Ban đầu, thuế suất

dao động từ 32 đến 70% đối với thuốc lá, 75 đến 90% đối với bia, 15 đến 90% đối với

các đồ uống có cồn, 100% đối với các loại pháo nổ (trừ pháo hoa), 30 đến 100% đối với

ô tô và 15% đối với sản phẩm xăng dầu. Bia tươi, bia chai, bia lon được đánh thuế khác

nhau theo định hướng tiêu dùng và theo đó là độ co giãn của nhu cầu với từng loại bia.

Với hiệu lực từ 1/1/1999, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mở rộng phạm vi áp dụng với nhiều

hàng hoá và dịch vụ “không thiết yếu” bao gồm ôtô (loại dưới 24 chỗ), máy điều hoà

không khí, vàng mã và hàng mã, vũ trường, mát xa, quán karaoke, casino, trò chơi bằng

máy giắc-pót, kinh doanh giải trí có đặt cược, dịch vụ gôn bao gồm bán vé và thẻ hội

viên câu lạc bộ đánh gôn. Xổ số được bổ sung vào danh sách từ 2003.

Trị giá tính thuế TTĐB là giá đã bao gồm thuế nhập khẩu đối với hàng nhập khẩu và giá

bán xuất xưởng đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp

dụng thống nhất cho cả hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thuốc lá

điếu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu chịu thuế suất cao hơn thuốc lá điếu sản xuất từ

nguyên liệu trong nước.

Đại diện của Việt Nam bổ sung rằng, trên nguyên tắc, tất cả các cá nhân và doanh nghiệp

sản xuất hoặc nhập khẩu hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải chịu trách

nhiệm đóng thuế. Tuy nhiên, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt quy định các trường hợp được

xem xét miễn giảm thuế đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, địch hoạ và

82

tai nạn bất ngờ . Tiêu chí được hưởng ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt do thiên tai, địch



hoạ hoặc tai nạn bất ngờ được liệt kê tại Điều 16 Nghị định 149/2003/NĐ-CP ngày

4/12/2003. Số tiền thuế được giảm được tính toán trên cơ sở thiệt hại phát sinh và không

được vượt quá 30% tổng số tiền thuế phải nộp. Tuy nhiên, trong trường hợp thiệt hại

nghiêm trọng làm doanh nghiệp không còn khả năng sản xuất, kinh doanh và nộp thuế, có

thể xem xét cho miễn thuế. Việc miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ mới và

mở rộng sản xuất đã bị bãi bỏ.

Ban đầu thuế TTĐB không áp dụng đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Kể từ

1/1/1999 các loại xe này trên nguyên tắc phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, theo

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thông tư 168/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính, các doanh

nghiệp lắp ráp ô tô trong nước được giảm 95% thuế tiêu thụ đặc biệt cho tới hết năm

2003, và việc giảm thuế có thể được gia hạn thêm 5 năm tiếp theo đối với các doanh

nghiệp vẫn bị thua lỗ. Đại diện Việt Nam bổ sung rằng Điều 16 của Luật Thuế tiêu thụ

đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003 cho phép giảm thuế tiêu thụ đặc biệt

đối với nhà sản xuất ô tô trong nước cho đến ngày 31/12/2006. Các doanh nghiệp kinh

doanh sân gôn được giảm 30% thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời hạn 3 năm kể từ 1999 và

các cơ sở sản xuất bia nhỏ bị thua lỗ được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương đương với

mức lỗ hàng năm như một giải pháp quá độ cho tới năm 2004. Miễn thuế đối với các cơ

sở sản xuất bia nhỏ bị thua lỗ đã được xoá bỏ theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số

08/2003/QH11 ngày 17/6/2003.

Một số thành viên lưu ý rằng Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt mang tính

phân biệt đối xử đối với thuốc lá nhập khẩu, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn đối

với rượu thuốc, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi hơn đối với bia và ôtô sản xuất

trong nước có khả năng vi phạm quy định WTO. Thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng đối với

thuốc lá điếu và bia rõ ràng trái với Điều III của Hiệp định GATT 1994 do áp dụng thuế

suất khác biệt đối với các hàng hoá tương tự và các thành viên này yêu cầu Việt Nam

đưa ra kế hoạch chi tiết loại bỏ sự phân biệt đối xử hiện nay cho Ban công tác. Theo

quan điểm của các Thành viên này, đối xử ưu đãi về thuế đối với các nhà sản xuất trong

nước cũng không phù hợp với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia của Điều III và cần được bãi

bỏ trước khi gia nhập. Các thành viên này yêu cầu Việt Nam cam kết áp dụng các mức

thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thống nhất đối với các sản phẩm này từ thời điểm gia

nhập và sẽ áp dụng các biện pháp thuế phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT, không

hỗ trợ bảo hộ sản xuất trong nước.

83

Đại diện của Việt Nam trả lời rằng theo Điều 7 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày



20/8/1998, thuế suất tiêu thụ đặc biệt khác biệt chỉ được áp dụng cho thuốc lá được sản

xuất từ nguyên liệu trong nước và từ nguyên liệu ngoại nhập. Liên quan tới bia, Việt

Nam áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt để điều tiết tiêu dùng các sản phẩm xa xỉ, có giá trị

cao so với các sản phẩm giá trị thấp và để kiểm soát tiêu thụ đồ uống có cồn, và do đó đã

áp thuế suất thấp hơn cho các sản phẩm giá thành thấp như bia hơi, rượu thuốc được

người có thu nhập thấp tiêu dùng là chủ yếu. Bia hơi và bia tươi đều được sản xuất trong

nước và Việt Nam chỉ nhập khẩu một lượng nhỏ bia tươi. Đại diện của Việt Nam nhắc

lại rằng quy định giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho các nhà máy bia nhỏ thua lỗ đã bị huỷ

bỏ theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi số 08/2003/QH11 ngày 17/6/2003. Đối với ô

tô, đại diện của Việt Nam lưu ý rằng ngành sản xuất ô tô vẫn là một ngành non trẻ ở Việt

Nam. Để hỗ trợ ngành này, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt ưu đãi đã được áp dụng cho

các doanh nghiệp sản xuất ô tô từ khi cấp giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, sau khi cân đối

giữa nhu cầu hỗ trợ ngành công nghiệp này và những tác động tiêu cực tiềm năng có thể

xảy ra do áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt thấp hơn, Việt Nam đã thống nhất loại

bỏ dần ưu đãi về thuế suất tiêu thụ đặc biệt dành cho ô tô sản xuất trong nước đến cuối

năm 2006. Trả lời yêu cầu về rà soát lại lộ trình này, đại diện Việt Nam đã thông báo

rằng Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá

trị gia tăng đã được thông qua tháng 11/2005 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Luật này

quy định thuế suất thuế TTĐB thống nhất đối với thuốc lá, bia hơi và bia tươi, và ôtô.

Theo quan điểm của đại diện của Việt Nam, luật này hoàn toàn tuân thủ nguyên tắc đối

xử quốc gia về thuế TTĐB.

Liên quan tới các mức thuế suất thấp hơn đối với rượu thuốc, đại diện của Việt Nam lưu

ý rằng rượu thuốc có nồng độ cồn thấp so với rượu vang, được sử dụng nhằm mục đích

chữa bệnh, điều trị bệnh, mà không được sử dụng như các loại đồ uống có cồn thông

thường. Sản phẩm này không cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm có cồn khác và lượng

rượu thuốc được sản xuất và tiêu dùng không đáng kể. Tuy nhiên, quy định áp dụng thuế

suất tiêu thụ đặc biệt chung 20% đối với rượu thuốc, rượu có độ cồn dưới 20 độ và rượu

hoa quả đã được ban hành trong Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Thuế Tiêu

thụ đặc biệt và Luật Thuế Giá trị gia tăng được thông qua tháng 11/2005. Đại diện của

Việt Nam cung cấp Biểu cập nhật các thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng từ ngày

1/1/2006 trong Bảng 10.

Bảng 10: Hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (từ ngày 1/1/2006)

84

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Thuế suất

(%)

I. Hàng hoá

1. Thuốc lá điếu, xì gà

a) Xì gà 65

b) Thuốc lá điếu

- Từ 2006 đến 2007 55

- Từ 2008 65

2. Rượu


a) Rượu từ 40 độ trở lên 65

b) Rượu từ 20 độ đến dưới 40 độ 30

c) Rượu dưới 20 độ, rượu hoa quả, rượu thuốc 20

3 Bia


a) Bia chai, bia hộp 75

b) Bia hơi, bia tươi

- Năm 2006-2007 30

- Từ năm 2008 40

4. Ô tô

a) Ô tô từ 5 chỗ ngồi trở xuống 50



b) Ô tô từ 6 đến 15 chỗ ngồi 30

c) Ô tô từ 16 đến dưới 24 chỗ ngồi 15

5. Xăng các loại, nap-ta (naptha), chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác

dùng để pha chế xăng

10

6. Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 15



7. Bài lá 40

8. Vàng mã, hàng mã 70

II. Dịch vụ

1. Kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê 30

2. Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi bằng máy giắc-pót 25

3. Kinh doanh giải trí có đặt cược 25

4. Kinh doanh gôn: bán thẻ hội viên, vé chơi gôn 10

5. Kinh doanh xổ số 15

* Phụ tùng ôtô không thuộc diện chịu thuế TTĐB

Một số thành viên lưu ý rằng các doanh nghiệp trong nước của Việt Nam sản xuất rượu

vodkas và whiskey ở mức 39 độ cồn và cho rằng thuế TTĐB của Việt Nam đối với rượu

mạnh trên thực tế tạo ra phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu. Các thành viên này đề

nghị VN giải quyết lo ngại này. Các thành viên cũng đề nghị Việt Nam áp dụng thuế

TTĐB thống nhất với tất cả các loại bia.

Liên quan đến thuế giá trị gia tăng, đại diện của Việt Nam cho biết Luật về Thuế giá trị

gia tăng (VAT) 1999 đã thay thế Luật Thuế doanh thu, quy định 4 mức thuế suất (0, 5,

10 và 20 %). Tuy nhiên, Luật VAT sửa đổi áp dụng từ 1/1/2004 (Luật ngày 17/6/2003)

đã bãi bỏ thuế suất VAT mức 20%. Thuế được thu hàng tháng và quyết toán vào cuối

mỗi năm dương lịch. Thuế VAT áp dụng chung với tất cả hàng hoá và dịch vụ thuộc đối

tượng chịu thuế và được sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam không tính đến

nguồn gốc xuất xứ. Danh mục hàng hoá không thuộc diện chịu thuế VAT đã được ban

85

hành kèm theo Thông tư số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/200 của Bộ Tài chính. Đại



diện Việt Nam cũng đã cung cấp danh mục chi tiết các mặt hàng nhập khẩu chịu thuế

VAT năm 2003 (miễn thuế VAT, chịu thuế VAT ở mức 5%, 10%) phù hợp với Thông

Tư Số 84/2003/TT-BTC ngày 28/8/2003 của Bộ Tài chính (xem thông báo trong tài liệu

WT/ACC/VNM/28/Add.2). Trả lời bình luận của các thành viên, đại diện của Việt Nam

lưu ý rằng Luật thuế VAT sửa đổi có hiệu lực từ 1/1/2004 quy định các mặt hàng chịu

thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc diện chịu thuế VAT.

Một thành viên lưu ý rằng việc miễn thuế VAT đối với hàng nông sản và thuỷ sản sơ chế

và chưa chế biến do các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam bán ra là phân biệt đối xử bởi

các mặt hàng nhập khẩu tương tự bị đánh thuế 5%. Thành viên này đề nghị Việt Nam

đưa các nhà sản xuất sản phẩm nông sản thô và chưa chế biến vào diện chịu thuế VAT,

hoặc cam kết miễn thuế VAT cho những sản phẩm này nhập khẩu từ thời điểm gia nhập.

Đáp lại, đại diện của Việt Nam giải thích rằng mục đích của biện pháp này không nhằm

bảo hộ sản xuất trong nước so với nhập khẩu mà là biện pháp nhằm đơn giản hoá việc

quản lý hệ thống thuế VAT. Nhiều hộ gia đình nông dân với quy mô nhỏ bán sản phẩm

của mình mà không có hoá đơn, tạo ra khó khăn cho việc thu và quản lý thuế. Năng lực

quản lý của Việt Nam trong lĩnh vực này rất hạn chế. Tuy nhiên, cân nhắc các đề xuất

của các thành viên, Việt Nam đã rà soát các quy định của mình về VAT và đã thông qua

Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị

gia tăng tháng 11/2005 miễn thuế VAT cho tất cả các sản phẩm nông nghiệp thô và chưa

chế biến được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu. Đại diện của Việt Nam cung cấp

một danh mục cập nhật các sản phẩm được miễn thuế VAT này ở Bảng 11.

Lưu ý rằng máy móc thiết bị nhập khẩu để cấu thành tài sản cố định của các doanh

nghiệp đầu tư nước ngoài được miễn thuế GTGT tại Việt Nam theo Điều 60 của Luật

đầu tư nước ngoài, một Thành viên yêu cầu Việt Nam áp dụng quy định miễn thuế này

một cách thống nhất và phù hợp với Điều III của Hiệp định GATT 1994 vì quy định

miễn thuế này không được áp dụng nếu máy móc thiết bị đó có thể được sản xuất tại Việt

Nam.

Đáp lại, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng theo Điều 60 của Nghị định



24/2000/NĐ-CP, các máy móc, thiết bị và các phương tiện vận tải chuyên dụng sử dụng

trong các dây chuyền công nghệ mà trong nước chưa sản xuất được và được nhập khẩu

để tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc để

thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ không bị đánh thuế giá trị gia tăng (VAT).

86

Theo quan điểm của đại diện Việt Nam, quy định này không trái với Điều III của Hiệp



định GATT 1994 vì không thể so sánh với những “hàng hoá nội địa tương tự”, và mục

đích của biện pháp này không phải nhằm bảo hộ sản xuất trong nước mà nhằm khuyến

khích các doanh nghiệp đâu tư nước ngoài đầu tư và thiết lập cơ sở sản xuất tại Việt

Nam. Biện pháp này ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hơn các doanh nghiệp

trong nước. Đại diện của Việt Nam lưu ý rằng các máy móc thiết bị sản xuất tại Việt

Nam đều phải chịu mức thuế VAT giống như các máy móc thiết bị nhập khẩu.

Vấn đề về thuế đối với đồ uống có cồn được nhiều nước thành viên Ban công tác quan

tâm. Một số thành viên lưu ý rằng thuế tuyệt đối trên một lít cồn nguyên chất là cách để

đảm bảo không phân biệt đối xử, theo như yêu cầu của cam kết của Việt Nam về thuế

tiêu thụ đặc biệt. Ngoài ra, một chế độ thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên thuế tuyệt đối trên

một lít cồn nguyên chất sẽ hạn chế được buôn lậu và hàng giả, làm tăng tổng số thu thuế

tiêu thụ đặc biệt và khiến việc quản lý dễ dàng hơn so với hệ thống thuế theo tỷ lệ phần

trăm. Những thành viên này lưu ý rằng Việt Nam sẽ cần thay đổi luật pháp của mình để

làm cho chế độ thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp với nghĩa vụ của Việt Nam với WTO.

Những thành viên này nhắc lại những án lệ được coi là cơ sở luật học của WTO về hệ

thống thuế tiêu thụ đặc biệt dựa trên thuế phần trăm và thúc giục Quốc hội Việt Nam cân

nhắc cơ sở luật WTO về các án lệ này khi thực hiện cam kết. Đại diện của Việt Nam lưu

ý rằng khi đã trở thành thành viên WTO, Việt Nam vẫn duy trì chủ quyền để thực hiện

chính sách thuế minh bạch, không phân biệt đối xử nhằm hỗ trợ các mục tiêu chính sách

trong nước và phù hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định WTO.

Đại diện của Việt Nam khẳng định rằng kể từ ngày gia nhập, Việt Nam đảm bảo các luật,

quy định và các biện pháp khác liên quan đến thuế và phí nội địa đánh trên hàng nhập

khẩu, ngoại trừ những mặt hàng liên quan đến rượu chưng cất và bia, sẽ phù hợp với

nghĩa vụ của Việt Nam trong WTO, đặc biệt là Điều III của Hiệp định GATT 1994, và

Việt Nam sẽ thực thi các luật, quy định và các biện pháp khác phù hợp với những nghĩa

vụ này. Đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng trong vòng 3 năm kể từ ngày gia

nhập, Việt Nam sẽ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế nội địa khác đối với

rượu chưng cất và bia phù hợp với Hiệp định WTO, bao gồm các Điều I và III của Hiệp

định GATT 1994. Cuối cùng, đại diện của Việt Nam khẳng định thêm rằng, trong vòng 3

năm kể từ ngày gia nhập, tất cả các loại rượu chưng cất có nồng độ cồn từ 20 độ trở lên

sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối trên một lít cồn nguyên chất hoặc một mức thuế suất

phần trăm. Ban công tác ghi nhận những cam kết này.

87

199. Ngoài ra, đại diện của Việt Nam khẳng định rằng, trong vòng 3 năm sau khi gia nhập,



Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế suất phần trăm thống nhất với tất cả các sản phẩm bia

không phân biệt bao bì đóng gói sản phẩm, nghĩa là bia tươi, bia hơi, bia chai hoặc bia lon.

Ban công tác ghi nhận cam kết này.



tải về 2.95 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương