BỘ thông tin và truyềN thông cục viễN thông  thuyết minh


Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo



tải về 325.96 Kb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích325.96 Kb.
#20197
1   2   3   4   5   6   7

Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo


Chất lượng dịch vụ QoS mà khách hàng trải nghiệm bị ảnh hưởng bởi mẫu thiết kế của các đầu cuối và do vậy có thể khác nhau gì đó với các kết quả kiểm tra chính tắc. Có một số nhân tố có thể ảnh hưởng khả năng so sánh của các phép đo ở các mạng khác nhau:

  • Sử dụng các thiết bị đo khác nhau;

  • Sử dụng các cấu hình thiết kế khác nhau trong các mạng mà cố ý lợi dụng khía cạnh chất lượng nào đó;

  • Các vị trí thực hiện phép đo trong;

  • Thời điểm thực hiện phép đo;

  • Điều kiện thời tiết, ngày trong năm khi thực hiện phép đo;

  • Vì những lý do thực tế, cần thiết lập khung thời gian để phát tin nhắn (Các tin nhắn không được phát trong khung thời gian này sẽ được xem là các tin nhắn hỏng).

  • Khoảng thời gian không phù hợp giữa những lần gửi tin nhắn liên tiếp có thể làm lộn xộn đầu cuối nếu nhắn tin tiếp theo khi đầu cuối còn đang thu tin nhắn trước
    1. Phương pháp đo kiểm và các yêu cầu


Sử dụng phương pháp mô phỏng, được thực hiện thông qua các công cụ tự động như drive-test.

Tuân thủ các quy định như tài liệu “ETSI TS 102 250-5 - Part 5: Definition of typical measurement profiles” :



  • Mẫu bản tin nhắn và cách thức phát bản tin là như sau:

  • Chiều dài bản tin SMS là 120 ký tự 7-bit khác nhau để kiểm tra độ toàn vẹn nội dung;

  • Thời gian quá hạn (timeout) cho khả năng truy nhập dịch vụ là 65giây;

  • Thời gian quá hạn (timeout) của trễ truy nhập là 65 giây;

  • Khung thời gian đo để tính tỷ lệ hoàn thành là 175 giây;

  • Khoảng cách giữa hai lần nhắn tin liên tiếp là 70 giây.

  • Đầu cuối thu cần giữ ở một vị trị cố định để đảm bảo xác suất truyền 100% ( Như Malaysia, đầu cuối thu ở một vị trí với cường độ tín hiệu tối thiểu –RSSI là -85dBm).

  • Mỗi tin nhắn thử được phân biệt bởi một bộ nhận dạng duy nhất để dễ dàng nhận dạng khi thu và ngăn ngừa sự lẫn lộn trong việc tương quan giữa tin nhắn gửi đi và tin nhắn thu được.

  • Đầu cuối cần đủ bộ nhớ vật lý để không làm ảnh hưởng đến quá trình nhận và gửi tin nhắn. Trước khi đo, nên xóa nội dung lưu trữ SMS trên đầu cuối thu để loại trừ các lỗi và hỏng hóc vì thiếu hụt bộ nhớ.

  • Với mỗi mạng sử dụng cố định một trung tâm nhắn tin và đầu cuối thu SMS

  • Đối với bất cứ phép đo nào mà dự định để so sánh chất lượng dịch vụ của các mạng khác nhau nên:

  • Sử dụng cùng một hệ thống đo;

  • Các mạng khác nhau nên được lấy mẫu đồng thời từ cùng một vị trí;

  • Số vị trí khác nhau và số mẫu cần đủ lớn để thống kê.
  1. Hệ thống SMS

    1. Kiến trúc và các thành phần mạng của dịch vụ SMS thuộc mạng GSM


Kiến trúc mạng được trình bày trong C.1 dưới đây

Hình C.1 Kiến trúc và các thành phần mạng SMS


      1. Các thực thể nhắn tin SME


Thực thể nhắn tin SME (Short Massaging Entity) là thực thể mà có thể thu hoặc gửi các tin nhắn. Thực thể SME có thể nằm ở mạng cố định, một máy di động (Mobile Station) hoặc một trung tâm dịch vụ khác.
      1. Trung tâm nhắn tin SMSC


Trung tâm nhắn tin có trách nhiệm chuyển tiếp hoặc lưu trữ chuyển đi tin nhắn giữa một SME và máy di động.
      1. Trung tâm chuyển mạch di động nhắn tin SMS-GMSC/SMS-IWMSC


Trung tâm chuyển mạch di động nhắn tin SMS gateway (SMS-GMSC) là một trung tâm chuyển mạch di động có khả năng nhận một tin nhắn từ SMSC, thẩm vấn thanh ghi định vị thường trú HLR (Home Location Register) để có thông tin định tuyến, và phát tin nhắn đến một MSC “khách” phía máy di động thu.

Trung tâm chuyển mạch di động nhắn tin SMS interworking (SMS-IWMSC) là trung tâm chuyển mạch di động có khả năng nhận một tin nhắn từ mạng di động và chuyển nó đến một SMSC phù hợp. Trung tâm chuyển mạch di động nhắn tin SMS-GMSC/SMS-IWMSC thường được tích hợp trong SMSC.


      1. Thanh ghi định vị thường trú HLR


Thanh ghi định vị thường trú HLR là một cơ sở dữ liệu thường dùng để lưu trữ vĩnh cửu và quản lý các thuê bao và hồ sơ dịch vụ. Phù thuộc vào sự thẩm vấn từ SMSC, HLR cung cấp thông tin định tuyến cho một thuê bao đang cần. HLR cũng thông báo cho SMSC, mà đã khởi động trước đó những toan tính phát tin nhắn không thành công đến một máy di động xác định, mà máy di động hiện được mạng di động ghi nhận là có thể truy nhập được.
      1. Trung tâm chuyển mạch di động MSC


Trung tâm chuyển mạch di động MSC (Mobile Switching Center) thực hiện các chức năng chuyển mạch của hệ thống và điều khiển các cuộc gọi đến và từ các hệ thống điện thoại và dữ liệu khác.
      1. Thanh ghi định vị tạm trú VLR


Thanh ghi định vị tạm trú VLR (Vistor Location Register) là một cơ sở dữ liệu mà chứa thông tin tạm thời về thuê bao. Thông tin này cần cho MSC để phục vụ các thuê bao khách.
      1. Hệ thống trạm gốc BSS


Tất cả các chức năng liên quan đến vô tuyến là được thực hiện ở hệ thống trạm gốc BSS (Base Station System). BSS bao gồm các bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller) và các trạm thu phát gốc BTS (Base Tranceiver Station), và nhiệm vụ chính của nó là truyền lưu lượng thoại và dữ liệu giữa các máy thu di động.
      1. Máy di động MS


Máy di động là đầu cuối vô tuyến có khả năng thu và phát ra các tin nhắn cũng như các cuộc gọi thoại. Hạ tầng báo hiệu mạng vô tuyến dựa trên hệ thống báo hiệu số 7 (SS7). SMS sử dụng phần ứng dụng di động MAP (Mobile Application Part) mà định nghĩa các phương pháp và các cơ cấu thông tin trong mạng vô tuyến, và sử dụng các dịch vụ của phần ứng dụng các khả năng giao dịch SS7 TCAP (Transaction Capabilities Application Part). Lớp dịch vụ SMS sử dụng các khả năng báo hiệu MAP và cho phép truyền các tin nhắn giữa hai thực thể ngang hàng.
      1. Các dịch vụ SMS


Các dịch vụ SMS dựa trên ký tự được sử dụng trong GSM để gửi và nhận các tin nhắn text. Có ba loại dịch vụ SMS được định nghĩa cho GSM:

  • Tin nhắn chuyển đi MO-SM (Mobile-Originated Short Message)

  • Tin nhắn nhận về MT-SM (Mobile-Terminated Short Message)

  • Tin nhắn quảng bá (Cell-Broacast Short Message)

Các dịch vụ MO-SM hoặc MT-SM cho phép trao đổi tin nhắn giữa máy di động và SMSC. Thông tin người sử dụng nằm trong tin nhắn có thể dùng cho những ứng dụng khác text. Dịch vụ tin nhắn quảng bá cho phép người vận hành quảng bá các tin nhắn như các bản dự báo thời tiết đến tất cả các máy di động trên cơ sở cell.

Hình C.2 Sơ đồ kết nối các thành phần mạng và dịch vụ SMS


      1. Dịch vụ tin nhắn điểm – điểm


Dịch vụ người sử dụng để phát tin nhắn SM từ điểm này đến điểm kia được chia thành hai dịch vụ và liên quan đến SMSC:

  • Dịch vụ tin nhắn chuyển đi MO-SM biểu thị khả năng của hệ thống GSM truyền tin nhắn từ máy cầm tay đến SMSC và có thể đi đến đích là một thuê bao di động khác hoặc các thuê bao trên các mạng cố định giống như các mạng nhắn tin hoặc các mạng thư điện tử.

  • Dịch vụ tin nhắn nhận về MT-SM biểu thị khả năng của hệ thống GSM truyền tin nhắn từ SMSC đến máy cầm tay và có thể đến được SMSC bằng các thuê bao di động khác thông qua MO-SM hoặc bởi các nguồn tài nguyên khác như các hệ thống thư thoại, mạng nhắn tin hoặc các nhà khai thác.

Đối với MT-SM, thông báo luôn luôn trả lại SMSC cả để ghi nhận đã phát tin nhắn đến máy cầm tay hoặc thông báo SMSC về sự cố khi phát tin nhắn và lý do sự cố. Tương tự, đối với MO-SM, thông báo luôn luôn trả lại máy cầm tay cả để ghi nhận đã phát tin nhắn đến SMSC hoặc thông báo đến máy cầm tay lý do có sự cố xuất hiện.

SMSC là một nút mà các tín nhắn được chuyển lên, lưu trữ và phát đi. Các tin nhắn được gửi đến SMSC có thể từ máy di động, hệ thống email hoặc đầu cuối dữ liệu. Mỗi tin nhắn được SMSC gắn tem thời gian khi chuyển lên và tem thời gian này sẽ cùng với tin nhắn đến bên nhận. SMSC cũng có khả năng gửi thông báo đến bên gửi khi bên thu đã nhận được tin nhắn. Nếu tin nhắn không phát được đến đích, SMSC sẽ được thông báo và tin nhắn sẽ được lưu trữ lại. Phụ thuộc vào mạng, có thể cảnh báo SMSC gửi lại tin nhắn nếu sự cố là vì sự không tồn tại hoặc thiếu hụt bộ nhớ của máy di động. Các thông báo và các tin nhắn được lưu trữ sẽ bị xóa đi mỗi khi tin nhắn đã được phát hoặc khi quá hạn thời gian. Hạn chế thời gian có thể yêu cầu qua máy di động nhưng cũng có thể bởi nhà khai thác. Các giá trị hạn chế từ khoảng 5 phút đến 63 tuần.

Có hai chức năng bù trừ nhau cần đến, đó là SMS-gateway MSC (SMS-GMSC) và SMS-Interworking MSC (SMS-IWMSC). Hai thành phần này được tích hợp với một MSC hoặc được xây dựng trực tiếp thành một SMSC. Các tinh nhắn nhận về được gửi từ SMSC đến mạng thông qua SMS-GMSC. Mục đích của SMS-GMSC là thẩm vấn HRL để tìm ra địa chỉ đến MSC mà máy di động đang định vị tại đó. Tin nhắn chuyển đi được gửi đến SMS-IWMSC ở đó nó được định tuyến từ MSC đến thành phần SMSC thu.

Phụ thuộc vào phương pháp truy nhập và việc mã dữ liệu mang, dịch vụ nhắn tin ngắn điểm-điểm chuyển vận đến 140 octet dữ liệu sử dụng. Bảng mã alphabet SMS ngầm định chứa 128 ký tự 7bit. Một tin nhắn có thể chứa đến 160 ký tự 7 bit. Đây là các phiên bản text bình thường. Cũng có thể sử dụng thông tin cho các ứng dụng khác text. Bảng mã ngầm định alphabet được bù với bảng mã alphabet mới – bảng UCS2 (Universal MultipleOctet Character Set 2). Các ký tự được mã 16 bit, như thế tin nhắn có thể mang 70 UCS2.

Máy di động có thể thu và phát một tin nhắn cả trong kiểu “rỗi” sử dụng SDCCH và kiểu “bận”, sử dụng SACCH. Chú ý là dịch vụ tin nhắn có thể được xử lý kể cả lúc mà cuộc gọi đang trong tiến trình. Máy di động có thể sử dụng cả hai dịch vụ MO-SM và MT-SM đồng thời. Trong các dịch vụ hỗ trợ định nghĩa trong GSM, chỉ các dịch vụ mang là có thể sử dụng kết hợp với dịch vụ SMS.

Đối với các tin nhắn yêu cầu phát tức thì, chỉ có một toan tính phát tin nhắn được thực hiện trên mỗi yêu cầu dịch vụ. Đối với các tin nhắn không yêu cầu phát tức thì, một hoặc nhiều toan tính phát được thực hiện cho đến khi có ghi nhận thu được.


      1. Dịch vụ nhắn tin quảng bá Cell-Broacast Short Message


Dịch vụ nhắn tin quảng bá biểu thị khả năng hệ thống GSM truyền tin nhắn gửi từ nhà khai thác mạng đến tất cả các máy di động đang rỗi trong một vùng địa lý nhất định trên cơ sở cell. Không có bản tin ghi nhận gửi trả lại hệ thống về việc phát như thế nào. Tin nhắn quảng bá chưa tối đa 93 ký tự chữ-số của bảng mã alphabet ngầm định. Dịch vụ này có thể sử dụng cho việc quảng cáo hoặc dành sẵn cho các tin nhắn về dự báo thời tiết hoặc thông tin giao thông.

Một điểm khác nhau quan trọng giữa dịch vụ này với các dịch vụ nhắn tin khác đó là tin nhắn quảng bá được tải từ trung tâm quảng bá CB-Centre (Cell Broadcast Centre) đến BSC. CB-Centre được xem như là nút phía ngoài PLMN và có thể nối với vài BSC. Các tin nhắn gửi đi từ CB-Centre có thể bắt đầu từ các nguồn khác nhau gọi là các thực thể quảng bá CBE (Cell Broadcast Entity). Các vùng phủ sẽ được ấn định theo thỏa thuận giữa nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng.

Các tin nhắn được phát tán từ một BSC đến tất cả các BTS của một vùng cần phủ. Tin nhắn được gửi đi trên kênh CB (CBCH) mà sử dụng SDCCH, sub-channel số 2, và do đó tất cả các máy di động trong chế độ “rỗi ” có thể giám sát được.

Tối đa 15 bản tin (với 93 ký tự) có thể nối tiếp nhau tạo nên một tin nhắn macro. Mỗi trang tin nhắn macro như vậy sẽ có bộ nhận dạng tin nhắn giống nhau (chỉ thị nguồn tin nhắn), và cùng số thứ tự (serial number). Sử dụng các thông tin này, máy di động có thể nhận dạng và bỏ qua các tin nhắn quảng bá lại đã thu được trước đây.


    1. Mô hình tham chiếu và ngăn xếp giao thức dịch vụ SMS thuộc mạng CDMA

      1. Mô hình tham chiếu


Hình C.3 dưới đây mô tả mô hình tham chiếu dịch vụ SMS. Mô hình trình bày các thực thể chức năng và các điểm tham chiếu giao diện mà có thể bao hàm về mặt logic mạng không dây.

Hình C.3 Mô hình tham chiếu SMS



BS (BaseStation) trong mô hình này chứa thiết bị thu phát. Thành phần MC (Message Center) ở đây biểu thị chức năng của Trung tâm tin nhắn SMS cung cấp kết nối đầu cuối – đầu cuối giữa MS và hệ thống SMS. Điểm tham chiếu N biểu thị một hoặc nhiều giao diện đã được chuẩn hóa giữa SMS MCBS cùng các điểm tham chiếu khác Um, W, Ur, được định nghĩa trong TIA/EIA-41-D. Thiết bị kết cuối TE (Terminal Equipment) là thiết bị thoại hoặc dữ liệu kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào MC.

Có thể MC được bao gồm hoặc cùng vị trí với BS. Trong trường hợp này, giao diện N là bên trong BS. Trong tiêu chuẩn hiện nay, các thủ tục định nghĩa cho giao diện N tuân theo các giao diện trong này.


      1. Các giao thức SMS


Ngăn giao thức SMS cho chế độ CDMA được thể hiện trong hình C.4. Vùng sẫm màu chỉ thị các phần tử giao thức được đưa ra trong tiêu chuẩn.

Hình C.4 Mô hình tham chiếu SMS

Hình C.4 thể hiện mạng dịch vụ SMS bao gồm chỉ một điểm chuyển tiếp SMS. Về nguyên lý một số lượng nào đó các điểm chuyển tiếp có thể được triển khai, mỗi điểm chứa một ngăn giao thức SMS tương tự như BS thấy. Thí dụ, trong khi cuộc gọi có chuyển giao giữa các hệ thống, các tin nhắn đến BS của MS sẽ được chuyển tiếp đến BS phục vụ hiện tại để phát tin nhắn.

Dịch vụ bearerSMS là một phần của hệ thống SMS có trách nhiệm phát các tin nhắn giữa các MC và MS. Dịch vụ này được cung cấp bởi lớp Transport Relay. Lớp Transport là lớp cao nhất của giao thức dịch vụ Bearer. Lớp này quản lý việc phát tin nhắn từ đầu cuối đến đầu cuối. Trong thực thể hoạt động như điểm chuyển tiếp, lớp Transport có trách nhiệm thu các tin nhắn SMS lớp Transport từ lớp Relay phía dưới, xác định địa chỉ đích và các thông tin định tuyến khác, sau đó chuyển tiếp tin nhắn thông qua lớp Relay phía dưới. trong thực thể hoạt động như các điểm cuối, lớp Transport cung cấp một giao diện giữa dịch vụ BearerSMS và dịch vụ TeleserviceSMS. Lớp Relay cung cấp giao diện giữa lớp Transport Link để truyền tin nhắn.


      1. Các dịch vụ lớp Relay cung cấp


Giao diện Um lớp Relay cung cấp việc phát tin nhắn lớp Transport giữa MS và BS. Dịch vụ cung cấp có thể là điểm – điểm hoặc quảng bá.

Giao diện N lớp Relay cung cấp việc phát tin nhắn giữa BS và MC. Dịch vụ cung cấp chỉ có thể là điểm – điểm.

Dịch vụ điểm – điểm cung cấp truyền dẫn và thu nhận các tin nhắn lớp Transport đến hoặc từ các MS riêng biệt. Dịch vụ quảng bá lớp Relay cung cấp việc quảng bá các tin nhắn lớp Transport.

      1. Các bản tin lớp Transport


Bao gồm các bản tin sau:

  • SMS Point-to-Point: được trao đổi hai chiều giữa MS và BS;

  • SMS Broadcast: Được chuyển một chiều từ hướng BS đến MS;

  • SMS Acknowledge: được trao đổi hai chiều giữa MS và BS.
      1. Các thủ tục lớp Teleservice


Có nhiều thủ tục khác nhau được quy định cho các trường hợp và dịch vụ khác nhau. Trong phạm vi đang nghiên cứu, các thủ tục sau được xem xét:

  • Thủ tục nhận tin nhắn ( Mobile Station Message Termination);

  • Thủ tục gửi tin nhắn (Mobile Station Message Origination);

  • Thủ tục tin nhắn quảng bá (Broadcast Messaging)

Hệ thống CDMA triển khai tin nhắn chớp dữ liệu (Data Burst Message) với BURST_TYPE đặt thành 0x00011 để mang các tin nhắn SMS giữa MS và BS. Trên cơ sở hướng truyền SMS, các tin nhắn SMS được chia làm hai loại:

  • SMS được nhận: Tin nhắn được truyền từ MC đến MS thông qua kênh paging hoặc kênh lưu lượng hướng đi (forward traffic channel). Cả hai loại dịch vụ điểm điểm và quảng bá đều hỗ trợ các tin nhắn SMS được nhận.

  • SMS được phát: tin nhắn được truyền từ MS đến MC thông qua kênh truy nhập (access channel) hoặc kênh lưu lượng đảo (reverse traffic channel). Chỉ có dịch vụ điểm điểm là có thể phục vụ được các tin nhắn được phát này.
    1. Một số ví dụ về lưu đồ của dịch vụ nhắn tin điểm – điểm

      1. Dịch vụ tin nhắn nhận về MO-SM trong ngữ cảnh hoàn thành cho mạng công nghệ GSM



Hình C.5 Tuần tự dịch vụ nhắn tin chuyển đi MO-SM trong GSM

Hình C.5 thể hiện trình tự các luồng thông tin trao đổi giữa các thành phần mạng là như sau:



  1. MS bật nguồn và đăng ký vào mạng.

  2. MS chuyển tin nhắn ngắn đến MSC.

  3. MSC thẩm vấn VLR để kiểm tra việc truyền tin nhắn không vi phạm các dịch vụ bổ sung hoặc những hạn chế áp đặt có thể có.

  4. MSC gửi tin nhắn ngắn đến SMSC bằng câu lệnh forwardShortMessage.

  5. SMSC truyền tin nhắn đến máy di động (có tùy chọn thu bản tin xác nhận).

  6. SMSC xác nhận lại với MSC kết quả ra của câu lệnh forwardShortMessage.

  7. MSC xác nhận lại với MS kết quả của câu lệnh MO-SM.
      1. Dịch vụ tin nhắn nhận về MO-SM trong ngữ cảnh hoàn thành cho mạng công nghệ CDMA


Hình C.6 Tuần tự dịch vụ nhắn tin chuyển đi MO-SM trong GSM

Hình C.6 thể hiện trình tự các luồng thông tin trao đổi giữa các thành phần mạng là như sau:


  1. MS phát tin nhắn đến SMSC.

  2. MSC thẩm vấn VLR để kiểm tra việc truyền tin nhắn không vi phạm các dịch vụ bổ sung hoặc những hạn chế áp đặt có thể có. MSC gửi tin nhắn ngắn đến SMSC bằng câu lệnh SMSPP Invoke..

  3. SMSC gửi xác nhận đến MSC.

  4. MSC trả về bản tin OderRelease cho MS.

  5. SMSC truy vấn HLR để tìm vị trí của máy đích.

  6. HLR chuyển địa chỉ đích của MSC đang phục vụ đích tin nhắn
      1. Dịch vụ tin nhắn nhận về MT-SM trong ngữ cảnh hoàn thành cho mạng công nghệ GSM


Hình C.7 Tuần tự dịch vụ nhắn tin nhận về MT-SM

Hình C.7 thể hiện trình tự các luồng thông tin trao đổi giữa các thành phần mạng là như sau:


  1. Tin nhắn từ ESME được chuyển đến SMSC.

  2. Sau khi hoàn thành xử lý bên trong, SMSC thẩm vấn HLR và nhận được thông tin định tuyến đến MS nhận.

  3. SMSC gửi tin nhắn đến MSC sử dụng câu lệnh forwardShortMessage. chỉ thị rằng đã nhận được tin nhắn.

  4. MSC nhận được thông tin khách hàng từ VLR. Thao tác này có thể bao gồm thủ tục xác thực.

  5. MSC phát tin nhắn đến MS.

  6. MSC trả lại SMSC kết quả của câu lệnh forwardShortMessage.

  7. Nếu ESME cần, SMSC trả lại trạng thái phát tin chỉ thị phát tin nhắn.
      1. Dịch vụ tin nhắn nhận về MT-SM trong ngữ cảnh hoàn thành cho mạng công nghệ CDMA


Hình C.8 Tuần tự dịch vụ nhắn tin nhận về MT-SM trong CDMA



Hình C.8 thể hiện trình tự các luồng thông tin trao đổi giữa các thành phần mạng là như sau:

  1. Tin nhắn từ ESME được chuyển đến SMSC.

  2. SMSC gửi ghi nhận đến ESME chỉ thị rằng đã nhận được tin nhắn.

  3. Sau khi hoàn thành xử lý bên trong, SMSC thẩm vấn HLR.

  4. HLR gửi thông tin định tuyến từ thuê bao di động đến SMSC.

  5. SMSC gửi tin nhắn ngắn sử dụng SMSDPP.

  6. MSC truyền tin nhắn đến MS

  7. MS gửi ghi nhận đến MSC.

  8. MSC gửi lại SMSC kết quả của thao tác SMSDPP.

  9. Nếu ESME cần, SMSC trả lại trạng thái phát tin chỉ thị phát tin nhắn thành công.


Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 325.96 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương