Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học cần thơ viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học thực tập cơ SỞ SẢn xuấT



tải về 1.76 Mb.
trang36/47
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.76 Mb.
#51022
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47
Đề-cương-TT-CSSX-FINAL

5.2.2. Ngưỡng pH cao gây chết

Bảng 3.2 Tỷ lệ cá chết tích lũy theo độ pH cao.

Nghiệm thức (pH)

Tỷ lệ chết tích lũy (%)

9

24,7d

9.5

29,5d

10

55,1c

10.5

85,4b

11

93,2ab

11.5

100a

Ghi chú: trong cùng một cột, giá trị trung bình có chữ số mũ giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức giá trị 5% (P<0,05).



Hình: Phương trình hồi quy tuyến tính của tỷ lệ cá chết tích lũy theo pH thấp.

Tương tự, kết quả phân tích cho thấy cá không chết ở khoảng các nghiệm thức pH từ 7 – 8.5. Hiện tượng cá chết xảy ra ở các nghiệm thức có giá trị pH từ 9 – 11.5. Tỷ lệ cá chết tích lũy ở các nghiệm thức pH=9 là 24,7% khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức pH=9.5. Ở các nghiệm thức có giá trị pH cao hơn tỷ lệ cá chết tích lũy tăng dần từ 55,1% (pH=10), 85,4% (pH=10,5), 93,2% (pH=11) và 100% (pH=11,5). Tỷ lệ cá chết ở các cặp nghiệm thức pH=10,5–pH=11 và pH=11– pH=11,5 khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Phương trình hồi quy tuyến tính của tỷ lệ gây chết (y) theo pH thấp (x) là: y=34,143x – 285,38 (R=0,9442). Theo phương trình này ngưỡng pH thấp cao gây chết của cá chốt sọc giai đoạn cá bột được xác định là 9,8.

Ở các nghiệm thức pH=4,5 và pH=9 cá bắt đầu có triệu chứng cơ thể mất cân bằng, bơi mất định hướng về hướng mặt nước, da và mang bắt đầu tiết chất nhầy, mắt bị đục, cơ thể bắt đầu lộn ngược và chết dần. Ở pH=3 và pH=11, cá bơi mất định hướng bơi nhanh về phía đáy sau đó giảm dần hoạt động, nằm im và dừng cử động vây và mang. Mắt cá đục dần, da và mang tiết rất nhiều chất nhầy và có dấu hiệu lỡ loét và xuất huyết . Theo kết quả nguyên cứu ngưỡng pH thấp và cao gây chết của cá chốt sọc giai đoạn cá bột được xác định lần lượt là pH=4 và pH=9,8. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Võ Văn Tuấn (2018) và Võ Thị Thanh Bình (2019) khi thực hiện thí nghiệm trên cá chốt bông với độ chênh lệch ngưỡng gây chết khoảng 1.2 giá trị pH.

Theo Truong (2003) , pH là một trong những yếu tố môi trường ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cá . pH có ảnh hưởng trực tiếp đến các giai đoạn phát triển ban đầu của cá . Đa số các loài cá có thể chịu dựng một giới hạn rộng của pH , từ 5 – 9. Jellyman & Harding ( 2014 ) nghiên cứu trên 5 loài cá nước ngọt ở New Zealand tim thấy tất cả các loài cá bị chết khi pH nước < 4 nhưng cá trưởng thành có thể sống ở pH 4,5 và cá trưởng thành chịu đựng pH thấp tốt hơn cá con .

Nhìn chung , pH cao gây chết phải cái chết sọc là thấp hơn so với cá rô đồng Anabas testudineus ( pH = 11 ) và cá sặc rằn Trichopstep pectoralis (pH = 11,8) ( Le , 2010 ) . pH cao gây chết cá chốt sọc là tương dương với cá chép (9,5 – 10,8) ( Nguyen , 2004 ) , cá tai tượng Ospironemus goramy (9,5 – 11) (Trang , 2011) . pH thấp gây chết cá chốt sọc là tương đương so với cá thát lát còm Notopterus chitaka (3,5 – 4,5) ( La , 2012 ) , thấp hơn so với cá chép (4,2 – 4,5) (Nguyen , 2004) và cá tai tượng (4,0–4,5) (Trang , 2010) , và cao hơn so với cá sặc rằn (2,4) (Le, 2010) . Sự khác biệt này cũng có thể do sự khác nhau về phương pháp nghiên cứu cũng như khả năng chịu đựng của loài




tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   32   33   34   35   36   37   38   39   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương