Bộ giáo dục và ĐÀo tạo trưỜng đẠi học cần thơ viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học thực tập cơ SỞ SẢn xuấT



tải về 1.76 Mb.
trang39/47
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích1.76 Mb.
#51022
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47
Đề-cương-TT-CSSX-FINAL

5.4. Đánh giá chỉ số pH, pK ao nuôi



Hình 1: pH ao nuôi trong tuần đầu thả nuôi.



Hình 1: kH ao nuôi trong tuần đầu thả nuôi.

Nhìn chung chỉ số pH (Hình 1) và kH (Hình 2) ở ao nuôi biến động không đáng kể qua các ngày thu mẫu, và sự biến động chỉ số pH có khuynh hướng tăng sau 2 – 4 NSTN, chỉ số kH cũng tuân theo mối quan hệ tương quan giảm sau 2 – 4 NSTN nhưng đến các ngày thu mẫu tiếp theo pH có khuynh hướng giảm dần và duy trì ổn định ở các ngày tiếp theo. Nguyên nhân của sự biến động này có thể được giải thích là do sự tích lũy nguồn đạm từ lượng thức ăn thừa do cá đang trong quá trình thích nghi với loại thức ăn và do sự bài tiết của cá, xác cá chết phân hủy, sự phát triển của tảo từ việc cải tạo gây màu nước cho ao, sự biến động hàm lượng DO trong nước cũng như hoạt động của hệ VSV trong ao khi có bổ sung chế phẩm vi sinh. Nhìn chung qua 10 ngày đo, chỉ số pH biến động không vượt quá 0,2 đơn vị pH (7,7 – 7,9), chỉ số kH biến động không vượt quá 0,4 đơn vị kH (138 – 142). Việc bón vôi, xử lý đáy ao, gây lại màu nước cũng được sử dụng góp phần kiểm soát, duy trì pH ở mức thích hợp cho sự phát triển của cá cũng như hệ vi sinh trong ao. Theo Chanratchakool et al. (1995) thì pH của ao rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của cá, Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp là làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài. Ảnh hưởng gián tiếp là khi pH cao thì làm tăng tính độc của NH3 trong môi trường và khi pH giảm sẽ làm tăng tính độc của H2S trong môi trường. kH trong nước ít có tác động trực tiếp đến đời sự phát triển của cá nhưng lại tác động lên các yếu tố có liên quan như sự phát triển của thủy thực vật thủy sinh (tảo), độ kiềm đóng vai trò như một chất đệm nhằm ổn định chất lượng nước, nó ảnh hưởng đến sự thay đổi pH của nước hàng ngày, ảnh hưởng đến mức độ độc hại của khí độc và kim loại nặng trong nước. Năng suất sơ cấp (tảo) của ao nuôi tỉ lệ thuận với độ kiềm, vì vậy ao nuôi có độ kiềm cao dễ gây tảo hơn.

pH thích hợp cho cá nuôi từ 7,5 – 8,0, kH thích hợp cho cá nuôi vùng lợ từ 140 – 160 và khoảng dao động hàng ngày không vượt quá 0,5 đơn vị pH và 5 đơn vị kH. Theo Briggs et al. (1994) nguồn nước có pH 7,5 – 8,5 là điều kiện tối ưu cho vi khuẩn nitrate hóa tăng trưởng.

Theo Robertson (2006) độ kiềm thích hợp cho tôm sú phát triển là trên 80 mg/L và lí


tưởng 120 mg/L. Tuy nhiên đối với tôm thẻ chân trắng yêu cầu độ kiềm ở mức caohơn
140 – 180 mg/L (Samocha, 2019). Trong thực tế, qua theo dõi các ao nuôi tôm nước lợ
thành công ở ĐBSCL nhận thấy độ kiềm dao động trong phạm vi 30 – 263,4 mg/L, trung bình là 111,23 ± 32,02 mg/L (Hình 5)

Vì vậy biến động pH, kH trong ao vẫn thích hợp cho sự phát triển của cá.




tải về 1.76 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương