BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị



tải về 4.74 Mb.
trang26/67
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích4.74 Mb.
#1917
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   67

Trả lời (tại công văn số 10724/BTC-VP ngày 11/9/2008 của Bộ Tài chính);

Với đặc thù riêng của các Nhà máy thuỷ điện được xây dựng trên dòng sông Sêsan là ranh giới giữa 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, nghiên cứu kỹ lại các yếu tố tác động, ảnh hưởng làm căn cứ cho việc phân chia thuế tài nguyên nước, thuế GTGT.

Căn cứ vào kiến nghị của cử tri Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kon Tum, trên cơ sở rà soát của Bộ Tài chính và để đảm bảo quyền lợi giữa các địa phương, theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế, Luật NSNN..., Bộ Tài chính sẽ mời UBND 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai, Tập đoàn Điện lực Việt Nam họp bàn thống nhất phương án phân chia. Trên cơ sở phương án họp bàn, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn chính thức việc phân chia thuế tài nguyên nước và thuế GTGT của các nhà máy thuỷ điện trên địa bàn 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

20/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long, Phú Thọ, Thái Bình, Hà Nam, Khánh Hòa và thành phố Hải Phỏng kiến nghị:

Đề nghị Chính phủ nâng giá bồi hoàn thành quả lao động, giá đền bù đất cho người dân, hạn chế sự chênh lệch quá lớn so với thị trường làm ảnh hưởng và thiệt hại rất nhiều đến cuộc sống của người dân khi bị thu hồi đất.

Trả lời (tại công văn số 10545/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì giá đất để tính bồi thường là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ; không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng.

Để giá đất phù hợp và sát giá thị trường trong điều kiện bình thường, Chính phủ đã có quy định sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 27/7/2007 như sau: Trường hợp tại thời điểm có quyết định thu hồi đất mà giá này chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức giá cụ thể cho phù hợp. Vì vậy, trong trường hợp giá đất tính bồi thường ở các địa phương nếu còn thấp, chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét để quyết định giá đất tính bồi thường khi thu hồi đất cho sát hơn với giá thị trường.

Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người dân sớm ổn định sản xuất và đời sống, ngoài việc bồi thường theo giá đất quy định như đã nêu ở trên, Nhà nước còn quy định các chính sách hỗ trợ gồm: hỗ trợ di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất và đời sống tại khu tái định cư và hỗ trợ khác.



21/ Cử tri tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và thành phố Hải Phòng kiến nghị: Đề nghị Nhà nước quy định khung giá đền bù đất nông nghiệp theo khu vực không nên quy định giá đất có biên độ rộng như hiện nay dẫn tới tình trạng các tỉnh cạnh tranh giá để thu hút đầu tư, đề nghị tăng mức giá đền bù đất nông nghiệp cho nông dân.

Trả lời (tại công văn số 10546/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính);

1. Về đề nghị Nhà nước quy định khung giá đền bù đất nông nghiệp theo khu vực không nên quy định giá đất có biên độ rộng như hiện nay dẫn tới tình trạng các tỉnh cạnh tranh giá để thu hút đầu tư:

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 56 Luật Đất đai năm 2003: "Chính phủ quy định phương pháp xác định giá đất; khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian; ....", Chính phủ đã ban hành Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành giá cụ thể các loại đất tại địa phương và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm sử dụng làm căn cứ thực hiện chính sách tài chính đất đai giữa Nhà nước với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất), trong đó, có việc tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.

Đối với nhóm đất nông nghiệp tại nông thôn, Chính phủ quy định khung giá cho từng loại đất khác nhau (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất rừng sản xuất) và chia ra theo 3 vùng: đồng bằng, trung du và miền núi áp dụng chung cho cả nước. Khung giá các loại đất nông nghiệp trong từng vùng cũng được quy định theo nguyên tắc chung: Mức giá tối thiểu của khung giá là mức giá thấp nhất phổ biến và mức giá tối đa là mức giá cao nhất phổ biến của vùng đất đó.

Do những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội; điều kiện về kết cấu hạ tầng; điều kiện về khí hậu, thời tiết; điều kiện về chất đất; điều kiện tưới tiêu và vị trí đất rất khác nhau giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thậm chí ngay trong cùng một tỉnh cũng rất khác nhau, nên đơn giá đất của các thửa đất nằm ở các vị trí, các khu vực đất khác nhau trong cùng một vùng đất là khác nhau. Chính vì vậy, khi quy định khung giá các loại đất giữa mức giá tối thiểu và mức giá tối đa có một khoảng cách khá lớn (biên độ rộng) thì mới bảo đảm bao quát được hầu hết mức giá đất phổ biến của các thửa đất khác nhau tại các vị trí đất nằm ở các địa phương khác nhau trong cùng một vùng đất (đồng bằng, trung du, miền núi) và tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, linh hoạt trong xác định giá đất cụ thể sát với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Về đề nghị tăng mức giá đền bù đất nông nghiệp cho nông dân

Để đảm bảo giá đất để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp và sát giá thị trường trong điều kiện bình thường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; trong đó có nội dung về điều chỉnh giá đất tính bồi thường. Nghị định này đã quy định:

- Về khung giá các loại đất được điều chỉnh tăng thêm 50% so với mức giá tối đa của các loại đất quy định tại Nghị định số 188/2004/NĐ-CP gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất ở tại nông thôn, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn, v.v…

- Về giá đất tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất GPMB thực hiện các dự án, tại điểm 2 khoản 12 Điều 1 Nghị định số 123/2007/NĐ-CP đã quy định: Đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường tại địa phương để quyết định mức giá cụ thể cho phù hợp không bị giới hạn bởi khung giá các loại đất do Chính phủ quy định.

Theo các quy định trên đã bảo đảm được việc quy định giá đất và ban hành, công bố tại các địa phương tuân thủ theo đúng nguyên tắc định giá đất đã được quy định tại Luật Đất đai năm 2003 là sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; góp phần bảo đảm lợi ích hợp pháp cho cả nhà nước và người sử dụng đất.

Qua theo dõi việc thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số 123/2007/NĐ-CP tại các địa phương, Bộ Tài chính thấy rằng mức giá cụ thể các loại đất do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định và công bố công khai vào ngày 01/01 hàng năm hiện tại còn thấp so với mức giá tối đa trong khung giá các loại đất do Chính phủ quy định và chưa có địa phương nào đề nghị Chính phủ điều chỉnh khung giá đất.

Như vậy, về mặt pháp luật và chính sách thì không có một sự giới hạn hoặc cản trở nào trong việc xác định mức giá đất phù hợp để tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Vấn đề còn lại chính là việc tổ chức thực hiện và xác định mức giá đất cụ thể của cấp có thẩm quyền tại địa phương.



22/ Cử tri Thanh Hóa kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có quy định ghi vốn sớm để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng sau khi có thiết kế được duyệt để đảm bảo cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng khi khởi công công trình.

Trả lời (tại công văn số 10547/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính):

Theo Điểm 4, Điều 10, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình: Tổng mức đầu tư xây dựng là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này bao gồm cả chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.

Như vậy, dự án được phê duyệt là cơ sở để bố trí vốn trong kế hoạch hàng năm, trong đó có vốn để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng.

23/ Cử tri Điện Biên kiến nghị: Việc thực hiện dự án di dân tái định cư thuỷ điện Sơn La trên địa bàn thị xã Mường Lay, gắn với việc tái thiết thị xã, do đó nhân dân phải di chuyển sang khu tạm để lấy mặt bằng san ủi và xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư. Để giúp tỉnh giải quyết khó khăn, hạn chế thắc mắc, khiếu nại, khiếu kiện của người dân tái định cư, đề nghị Chính phủ xem xét, điều chỉnh bổ sung chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La (Quyết định 02/2007/QĐ-TTg) đối với tỉnh Điện Biên.

Trả lời (tại công văn số 10548/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính):

- Dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuỷ điện Sơn La là hợp phần của dự án thuỷ điện Sơn La - Dự án trọng điểm của nhà nước. Vì vậy, chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuỷ điện Sơn La đã được Đảng, nhà nước, Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương đặc biệt quan tâm.

Qua thực tế tổ chức thực hiện, căn cứ kiến nghị của các địa phương, ý kiến của các Bộ, ngành; Thủ tướng Chính phủ đã quyết định, sửa đổi, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuỷ điện Sơn La phù hợp với thực tế.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với đô thị đã được quy định rõ tại Điều 18 của Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuỷ điện Sơn La ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-TTg ngày 09/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với thị xã Mường Lay: theo Quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư thuỷ điện Sơn La được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29/11/2004, thì toàn bộ dân cư của thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu cũ) phải di dời. Theo Nghị định số 25/2005/NĐ-CP ngày 02/3/2005 của Chính phủ, thị xã Mường lay được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Lai Châu và đổi tên thành thị xã Mường Lay. Vì vậy, ngoài những quy định chung; Thủ tướng Chính phủ đã cho phép áp dụng một số chính sách đặc biệt khác đối với tái định cư và tái thiết thị xã Mường Lay như sau:

+ Được áp dụng cơ chế đặc thù về quản lý và thực hiện dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng thị xã Mường Lay sử dụng vốn từ các nguồn khác, như các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tái định cư thuỷ điện Sơn La (công văn số 106/TTg-NN ngày 18/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

+ Đối với người dân phải di chuyển sang khu tạm để lấy mặt bằng san ủi và xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư thị xã Mường Lay: tại công văn số 438/TTg-NN ngày 06/4/2008, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý được sử dụng nguồn vốn tái định cư thuỷ điện Sơn La để thực hiện hỗ trợ di dân di chuyển đến nơi ở tạm (trả lời đề nghị nêu tại mục VI, tờ trình số 152/TTr-UBND ngày 08/02/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên).

24/ Cử tri tỉnh Đăk Lăk, Kiên Giang, Hà Giang kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu có những quy định cụ thể, rõ ràng nhưng phù hợp với thực tiễn vùng, miền về chế độ sử dụng xăng xe, hội họp, công tác phí... để vừa đảm bảo tiết kiệm vừa không gây trở ngại công việc chung.

Trả lời (tại công văn số 10536/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính);

Để thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và phù hợp với tình hình thực tế, trong thời gian vừa qua Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản quy định chế độ chi tiêu hội họp, công tác phí...từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, như:

- Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thay thế Thông tư số 118/2004/TT-BTC ngày 8/12/2004.

- Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

- Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

Trong các Thông tư nêu trên Bộ Tài chính chỉ quy định nội dung chi, mức chi tối đa hoặc khung mức chi. Căn cứ khả năng ngân sách và tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định cụ thể mức chi của các cơ quan địa phương cho phù hợp với tình thình thực tiễn và khả năng ngân sách của địa phương nhưng không được vượt quá mức chi quy định hoặc khung mức chi quy định tối đa; Hiện nay các địa phương đã ban hành văn bản hướng dẫn các thông tư nêu trên của Bộ Tài chính, điều này bảo đảm mức chi phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù vùng, miền và khả năng ngân sách của địa phương.

Bộ Tài chính ghi nhận ý kiến kiến nghị của cử tri và sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tổng kết tình hình thực hiện để sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách cho phù hợp.

25/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Những năm trước đây, người dân tham gia mua công trái, trái phiếu Chính phủ, đồng tiền có giá so với vàng. Hiện nay, đến kỳ hạn Nhà nước thanh toán nhân dân nhận đầy đủ tiền gốc và lãi suất ghi trên công trái và trái phiếu nhưng giá trị tiền nhận thực tế không còn bao nhiêu vì đồng tiền bị mất giá. Cử tri đề nghị Nhà nước hỗ trợ, bù đắp chi phí trượt giá để nhân dân bớt thiệt thòi.

Trả lời (tại công văn số 10549/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính);

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, các đợt phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ đã được đông đảo các tổ chức và nhân dân cả nước tự nguyện tham gia, tích cực hưởng ứng mua với kết quả cao. Nguồn vốn huy động từ công trái, trái phiếu đã được sử dụng cho các dự án đầu tư phát triển, các công trình giao thông thủy lợi và giáo dục, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt tại các vùng khó khăn của đất nước.

Để đảm bảo lãi suất thực dương, các yếu tố lạm phát không gây thiệt thòi cho nhân dân, tại các đợt phát hành công trái năm 2003 và năm 2005, Chính phủ đã quy định về cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất thanh toán. Cụ thể tại điều 6, Nghị định số 28/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 2003 - Công trái giáo dục đã quy định:

“...lãi suất ghi trên Công trái giáo dục được quy định là 8%/ năm (bao gồm cả mức trượt giá hàng năm và tỷ lệ lãi suất 1,5%/năm) và lãi suất tính cho 5 năm là 40%.

Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm lớn hơn 40% thì người sở hữu công trái sẽ được Nhà nước cấp bù chênh lệch.

Trường hợp mức trượt giá thực tế trong 5 năm cộng với lãi suất 5 năm thấp hơn hoặc bằng 40% thì người sở hữu công trái vẫn được hưởng lãi suất 40% như ghi trên phiếu công trái đã phát hành”

Thực hiện quy định trên, trên cơ sở mức độ trượt giá 5 năm (2003-2008) do Tổng cục Thống kê cung cấp là 60,50%, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 18 QĐ/2008/QĐ-BTC ngày 28/4/2008 công bố lãi suất thanh toán công trái phát hành năm 2003 là 68%/5 năm, cao hơn 16% so với mức lãi suất thanh toán quy định khi phát hành là 40%/5 năm, đảm bảo tối đa quyền lợi của các chủ sở hữu công trái. Từ ngày 5/5/2008, hệ thống Kho bạc Nhà nước tổ chức thanh toán công theo lãi suất mới (68%/5 năm) và đã được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân và các chủ sở hữu công trái.

26/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: Đề nghị nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 89/2007/TT-BTC ngày 25/7/2007 hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa theo hướng tăng tỷ lệ phân bổ cho Ban an toàn giao thông của tỉnh và của huyện vì quy định như hiện nay là thấp, không phù hợp.

Trả lời (tại công văn số 10553/BTC-VP ngày 9/9/2008 của Bộ Tài chính):

Năm 2003, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 25/2003/TT-BTC hướng dẫn việc thu, nộp, quản lý và sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông. Theo đó, Ban an toàn giao thông được của tỉnh được phân bổ 13% tổng số thu, nộp tiền phạt trên địa bàn để chi hỗ trợ hoạt động của Ban An toàn giao thông và chi hoạt động, kiểm tra, tuyên truyền, đào tạo, sơ kết, tổng kết, khắc phục hậu quả tai nạn… cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.

Trước những khó khăn về kinh phí của các lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi quy định sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông theo hướng dành nguồn kinh phí này để bồi dưỡng cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và mua sắm phương tiện, thiết bị bảo đảm trật tự an toàn giao thông (Thông báo số 05/TB-VPCP ngày 05/01/2007 của Văn phòng Chính phủ). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 89/2007/TT-BTC thay thế Thông tư số 25/2003/TT-BTC; trong đó đã điều chỉnh giảm tỷ lệ phân bổ cho các lực lượng khác (Kho bạc nhà nước từ 2% xuống 0%, ngân sách địa phương từ 30% xuống 0%) và Ban an toàn giao thông của tỉnh từ 13% xuống 10% nhằm dành nguồn kinh phí này chi cho các lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự an toàn giao thông như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, tỷ lệ phân bổ từ nguồn thu phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ nội địa cho Ban an toàn giao thông tuy có giảm, nhưng do mức xử phạt vi phạm hành chính hiện nay đã được sửa đổi tăng trung bình khoảng 20% nên tổng số tiền phạt tăng khá nhanh và số tiền mà Ban an toàn giao thông địa phương được trích trong thực tế không giảm mà còn có phần tăng thêm. Ngoài ra, đề nghị Ban An toàn giao thông báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí cân đối thêm từ ngân sách địa phương để đảm bảo (nếu thiếu).



27/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: Đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan nghiên cứu cho phép được chuyển cửa khẩu đối với hàng nhập khẩu làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu cho xe ôtô cũ qua cửa khẩu Nghệ An và đề nghị cho tỉnh Nghệ An được thành lập kho ngoại quan.

Trả lời (tại công văn số 9614/BTC-TCHQ ngày 18/8/2008 của Bộ Tài chính):

1. Về việc chuyển cửa khẩu đối với ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu:

Ngày 19/02/2008, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã có công văn số 659/TCHQ-GSQL trả lời UBND tỉnh Nghệ An (gửi kèm), theo nội dung công văn thì:

- Hàng hóa nhập khẩu được phép chuyển cửa khẩu đã được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 18, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ và Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính. Theo đó, hàng hóa nhập khẩu kinh doanh thông thường phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu đầu tiên, không được phép làm thủ tục chuyển cửa khẩu.

- Đối với xe ôtô các loại đã qua sử dụng được quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA ngày 31/03/2006 của liên Bộ Thương mại – Giao thông Vận tải – Tài chính – Công an. Theo đó, xe ôtô đã qua sử dụng có thời gian tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu không quá 5 năm là mặt hàng nhập khẩu không cần phải có giấy phép. Riêng xe ôtô dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng “chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển quốc tế: Cái Lân – Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Thủ tục hải quan thực hiện tại cửa khẩu nhập”.

- Ôtô cũ là mặt hàng nhạy cảm cần quản lý chặt chẽ, chính sách quy định hạn chế chỉ bằng cảng biển, đủ điều kiện mới thực hiện.



  1. Về đề nghị cho tỉnh Nghệ An được thành lập kho ngoại quan:

Khu vực cho phép thành lập kho ngoại quan và điều kiện thành lập kho ngoại quan đã được quy định cụ thể tại khoản 2, 3, Điều 22, Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ. Nếu doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện trên thì lập hồ sơ xin thành lập kho ngoại quan theo hướng dẫn tại điểm 1 khoản VII mục 2 phần B, Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính, gửi Cục Hải quan tỉnh Nghệ An để kiểm tra, khảo sát thực tế và đề nghị với Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) ra quyết định thành lập.

28/ Cử tri tỉnh Trà Vinh kiến nghị: Cử tri là doanh nghiệp và công nhân lao động tại các đơn vị đã cổ phần hoá có kiến nghị như sau:

1. Nhà nước cần có chủ trương về việc xác định giá trị tài sản còn lại của DNNN (cả giá trị thương hiệu và thị phần trên thị trường) trước khi cổ phần hoá sát thực tế của thị trường để giảm đi sự thất thoát ngân sách nhà nước.

2. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước quan tâm hơn đối với một số doanh nghiệp của tỉnh đã cổ phần hoá cần có vốn mở rộng đầu tư phát triển, thông báo định kỳ cho HĐND, UBND địa phương kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước tham gia đóng trên địa bàn tỉnh để địa phương cùng theo dõi quản lý góp phần bảo toàn vốn nhà nước ở doanh nghiệp và phát triển sản xuất tại địa phương.

Hiện nay đa số các công ty sau cổ phần hoá đều thiếu vốn hoạt động, phải vay ngân hàng lãi suất cao, sau khi bàn giao cho Tổng công ty quản lý kinh doanh vốn nhà nước cần xem xét hỗ trợ đối với các công ty cổ phần ở địa phương đang gặp khó khăn về vốn nhưng chưa thực hiện được việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc không đủ điều kiện quan hệ với tổ chức tín dụng để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động.

Trả lời (tại công văn số 10710/BTC-VP ngày 11/9/2008 của Bộ Tài chính);

1. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 109/2007/NĐ-CP. Theo đó, việc xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá cũng đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

- Đối với tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý trách nhiệm bồi thường vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh.

- Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng văn bản của đại diện chủ sở vốn nhà nước được thanh lý nhượng bán, hoặc điều chuyển tài sản cho đơn vị khác.

Để phòng tránh thất thoát, tiêu cực khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá và bán đấu giá cổ phần, Nghị định số 109/200/NĐ-CP đã quy định rõ:

- Việc định giá phải do các tổ chức có chức năng định giá tiến hành, nâng cao tính chuyên môn, minh bạch.

- Giá trị các tài sản của doanh nghiệp được xác định theo nguyên tắc thị trường.

- Bổ sung các quy định về tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế vị trí địa lý, giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp.

- Việc cổ phần hoá phải gắn với thị trường chứng khoán, thực hiện đấu giá cổ phần công khai trên thị trường chứng khoán, vì vậy, giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố chỉ là cơ sở để xác định giá khởi điểm, vốn điều lệ; còn giá trị thực tế của doanh nghiệp sẽ được thị trường định giá khi bán cổ phần thông qua kết quả đấu giá công khai.

2. Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước được thành lập theo Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ, với mục tiêu đổi mới phương thức quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp phù hợp với nền kinh tế thị trường và tiến trình sắp xếp lại khu vực DNNN thông qua một tổ chức kinh doanh vốn nhà nước độc lập.

Việc Tổng công ty tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty nhà nước độc lập hoặc mới thành lập để thực hiện vai trò cổ đông Nhà nước, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của cổ đông theo quy định tại Luật Doanh nghiệp.

Việc công ty cổ phần cần vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh phải thực hiện huy động vốn qua các hình thức: vay, phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật.

Tổng công ty với vai trò cổ đông hỗ trợ doanh nghiệp thông qua việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, hỗ trợ tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược, đổi mới phương thức quản lý, tiếp cận với các phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến..., không can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp.

Trong quá trình hoạt động, Tổng công ty có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương để thực hiện tốt vai trò cổ đông nhà nước tại doanh nghiệp và làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.

29/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26/4/2001 đã quá lâu, không còn phù hợp các quy định mới trong quản lý ngân sách và đầu tư, xây dựng. Đề nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh hoặc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 4.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   67




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương