10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?



tải về 1.83 Mb.
trang26/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   64

Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?


Nam cực và Bắc cực đều là hai mỏm tận cùng của Trái đất, ở cùng một vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của Mặt trời cũng giống nhau, vậy mà chúng lại khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam cực dầy trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.

Vốn là vùng Nam cực có một màng lục địa rất lớn gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lượng giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế , nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở trên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là những núi băng cao lớn.

Ngược lại, Bắc băng dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng nhưng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.

Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn Trái đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam cực ước khoảng 26 triệu km3, còn ở Bắc cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.



Bãi đá khổng lồ hay khu vườn đồ chơi của Chúa?

Ở vùng cận Kaspir của Kazakhstan, trên hoang mạc rộng lớn thuộc khu vực heo hút của tỉnh Turysh, người ta mới phát hiện hàng nghìn hòn đá tròn như những hòn bi khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích khá lớn, có niên đại khoảng 8 - 9 triệu năm. Không ai biết vì sao chúng xuất hiện ở đó.

Sân chơi cũng người khổng lồ?

Bất cứ ai lần đầu tiên đặt chân đến bãi đá khổng lồ này đều có cảm giác như lạc vào một khung cảnh không có thực. Hàng nghìn hòn đá như những hòn bi, lớn nhất thì có đường kính hơn 2 m, nhỏ nhất cỡ viên đạn súng thần công, cứ như thể được bàn tay khổng lồ nào đố rải xuống khu vực rộng khoảng vài km2. Bãi đá lạ lùng được người dân địa phương biết đến từ ngàn đời nay, gọi đó là “mặt sân của những người khổng lồ” và coi đó là nơi linh thiêng nên chẳng ai dám đến canh tác hoặc sinh sống. Thời Xô Viết Kazakhstan là vùng trọng tâm của phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, nhưng vùng đát có bãi đá kỳ lạ do nằm ở nơi quá hẻo lánh nên đã không lọt vào diện tích quy hoạch, vì vậy, ngoài dân chúng sở tại, chẳng ai biết tới khu vực đặc biệt này. Mãi đến gần đây, nhờ một tờ báo địa phương gợi chuyện, thế giới bên ngoài mới biết đến “mặt sân của những người khổng lồ”.

Nhưng sự kỳ bí không chỉ có thế

Nhiều hòn đá lớn trong bãi đá còn bị bổ làm đôi đều chằn chặn như thể bị chia cắt bằng lưỡi cưa mà đường cưa luôn nằm đúng hướng Bắc - Nam. Điều này khiến người ta liên tưởng đến việc Trái đất bị bổ làm đôi bởi một mặt phẳng trùng khớp với đường sức của địa từ trường. Cũng cần nói thêm, số lượng viên “bi” ở bãi đá không chỉ có vài nghìn như hiện thấy, vì ở một vài nơi, người ta còn thấy những chòm bi nhô lên không cao lắm, vậy có thể còn có những viên như vậy đang vùi mình trong lòng đất.

Ngoài ra, nếu ở Kazakhstan các viên bi đá được phân bố rải rác, không đồng đều, thì ở Costa Rica, chúng lại được sắp xếp một cách rất có ý thức, tạo thành những dạng hình học như tròn, vuông, chữ nhật, tam giác, lục giác đều, hình thang cân… Cùng một hiện tượng nhưng cách lý giải lại khác xa nhau. Trong những trường hợp như thế này, rất có thể những gì hiện nay được gọi là chân lý, thì mai đây lại bị coi là truyền thuyết.

Không phải do con người chế tác

Trước hết cần nói rằng đá hình cầu là một hiện tượng hiếm, nhưng cũng có mặt ở một số nơi trên thế giới như ở Costa Rica, ở Mexico, ở Brazil và ở Rumani. Ai rải chúng xuống những nơi đó? Cho đến nay đã có rất nhiều giả thuyết về hiện tượng này, nhưng chưa có giả thuyết nào đủ sức thuyết phục. Thời Xô Viết, các nhà khoa học hàng huyện đã từng “ trộ” dân chúng sở tại rằng xung quanh các hòn đá tròn nọ tồn tại một “ trường dị thường”, có thể làm sai lạc các loại máy móc và khiến cho cơ thể mọi sinh vật hoạt động không bình thường, vì thế người dân càng ít dám đến gần khu vực này. Còn ở thời điểm tiền Xô Viết và hậu Xô Viết thì đủ kiểu lý giải giật gân, đại loại những viên đá tròn chính là những con mắt vũ trụ, có chức năng xác định, thu phát sóng, gửi thông tin đến “đấng tội cao tối thượng”…

Dù lý giải thế nào đi nữa, người ta cũng chỉ biết chắc rằng : những viên bi khồng lồ này không thể là “ tác phẩm của con người”. Hàng triệu năm trước, khi số lượng người ( hay người vượn) trên hành tinh còn quá ít ỏi và phương tiện lao động còn quá thô sơ, không ai có thể chế tác và vận chuyển một khối lượng đá khổng lồ như thế từ đâu đó đem đến đây để rải một cách hầu như không có mục đích.



10 hòn đảo lớn nhất thế giới

1. Greenland, Bắc Đại Tây Dương (Đan Mạch) 2.175.600 km2

2. New Guinea, Tây Nam Thái Bình Dương (Indonesia, Papua New Guinea) 808.510 km2

3. Borneo, Tây Thái Bình Dương (Indonesia, Brunei và Malaysia) 751.100 km2

4. Nước cộng hoà Madagascar, Ấn Độ Dương 587.041 km2

5. Baffin, Bắc Đại Tây Dương, (Canada) 507.451 km2

6. Sumatra, Đông Bắc Ấn Độ Dương, (Indonesia) 473.605 km2

7. Honshu, Thái Bình Dương, (Nhật Bản) 230.455 km2

8. Anh quốc 229.870 km2

9. Ellesmere, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.688 km2

10. Victoria, Bắc Băng Dương, (Canada) 212.199km2.

Tại sao Greenland là hòn đảo khổng lồ?

Xét về địa lý, điểm khác nhau duy nhất giữa đảo và lục địa là kích thước. Lục địa nhỏ nhất Australia, có tổng diện tích khoảng 7,6 triệu km2, vẫn rộng hưn nhiều so với hòn đảo lớn nhất. Ấy thế mà hòn đảo lớn nhất lại còn rộng gấp khoảng 40 lần diện tích nước ta. Đó là đảo gì vậy?

Kỷ lục về kích thước thuộc về đảo Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch – 2.175.600 km2. Phía Bắc, Greenland giáp với Bắc Băng Dương; phía Đông, với biển Greenland; phía Nam, với Đại Tây Dương và phía Tây, giáp với eo biển Davis và vịnh Baffin. Thủ phủ của đảo là Nuuk.

Gần như nằm trọn trong Bắc Băng Dương, Greenland có địa hình và khí hậu rất khắc nghiệt. Ngoại trừ vùng duyên hải rộng khoảng 410.450 km2, bề mặt toàn đảo phủ một lớp băng, khá nhiều nơi là băng vĩnh cửu và sông băng. Ở một số nơi, lớp băng này dày tới 4.300 mét. Thời tiết trên đảo không ổn định, nhiều sương mù. Dòng hải lưu chạy dọc sườn Đông của đảo xuống phía nam cuốn theo những tảng băng lừng lững trôi, khiến cho việc đi lại trên vùng biển quanh đảo rất nguy hiểm.

Greenland không có rừng. Thực vật trên đảo đều là những loài “lùn tịt” như rêu, địa y, cỏ và lách. Động vật chủ yếu là gấu trắng, bò xạ, sói Bắc cực, thỏ rừng, tuần lộc.

Xấp xí 85% số dân cư trên đảo là người Inuit, số còn lại người Đan Mạch và người gốc Kavbaz (Capbase). Ngành kinh tế quan trọng nhất là nghề đánh bắt cá. Trong vòng 24 năm, từ năm 1953, Greenland là thuộc địa của Đan Mạch. Hòn đảo này đã giành được quyền tự trị vào năm 1979.



Đảo hình thành như thế nào?

Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt cũng đang một mình chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ?

Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ Trái đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống do đó mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển dâng lên làm nhấn chìn các phần lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng đất cao, đỉnh núi biến thành đảo.

Ngày nay, người ta còn phát hiện được do chịu tác dụng của lực trường, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland đã phân tách từ lục địa châu Âu.

Từ núi lửa

Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quần đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước.

Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài vài năm thậm chí chỉ mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài.

Đến san hô

San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng, nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đầy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ lại thành những tảng đá ngầm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại dương.

San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài chục mét. Chúng cần bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ Đông Bắc Australia kéo dài tới hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phần giữa của núi lửa chìm xuống nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên biển.

Đứng trước tình trạng nhiệt độ toàn cầu tăng lên, chúng ta phải có biện pháp gì?

Các nhà khoa học đã đưa ra hai biện pháp “thích ứng” và “hạn chế”. Thích ứng chính là áp dụng mọi biện pháp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, ví dụ như xây đập ở những vùng bị ngập nước biển để đề phòng thiên tai do mực nước biển dâng cao, thay đổi giống nông nghiệp để thích ứng với sự thay đổi của khí hậu. “Hạn chế” chính là áp dụng mọi biện pháp để hạn chế sự phá hoại của con người đối với khí quyển như: hạn chế số lượng thải cacbonic, thay đổi chất đốt như than và dầu, ra sức phát triển nguồn năng lượng như năng lượng Mặt trời, năng lượng hạt nhân, năng lượng gió,… Bên cạnh đó cần phải ra sức trồng cây tạo rừng, tăng thêm thảm cây để hút khí cacbon đioxit, cũng có thể làm giảm hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển. Từ đó có thể phòng ngừa nhiệt độ tiếp tục tăng lên trên Trái đất.



Nhiệt độ toàn cầu nóng lên có ảnh hưởng gì tới môi trường nhân loại?

Sự thay đổi khí hậu trên Trái đất có liên quan rất mật thiết tới cuộc sống của con người. Thông qua sự quan sát và nghiên cứu khí hậu toàn cầu các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 100 năm trở lại đây, nhiệt độ bình quân toàn cầu tăng cao 0,5 đến 0,6 độ C và có xu thế tiếp tục tăng. Sự phát hiện này gây chú ý rộng rãi cho con người. Năm 1989 Chương trình kế hoạch môi trường Liên Hợp Quốc còn đưa ra vấn đề “Nhiệt độ toàn cầu tăng lên” liệt vào chủ đề chính trong ngày “Môi trường thế giới năm đó”.

Tại sao khí hậu toàn cầu lại nóng lên? Nhân tố làm thay đổi khí hậu rất phức tạp, nhưng có thể chia làm 2 nhân tố con người và nhân tố tự nhiên.

Nhân tố tự nhiên có:

Hoạt động của Mặt trời bao gồm: vết đen Mặt trời, tia lửa Mặt trời, vệt sáng…

Của dải băng hà và sự thay đổi của luồng khí lạnh, luồng khí ấm, núi lửa…

Nguyên nhân của vũ trụ như sự thay đổi tốc độ xoay chuyển của Trái đất.

Nhân tố con người:

Chỉ các hoạt động không hợp lí của nhân loại

Ví dụ: Theo đà phát triển của công nghiệp các nhiên liệu đốt như: than, dầu, khí thiên nhiên trong nhà máy đã làm cho hàm lượng cacbonic trong không khí tăng nhanh. Sự tàn phá rừng và thảo nguyên của con người làm cho khí cacbonic tăng cao và lượng oxy mà rừng và thảo nguyên tạo ra ít đi rất nhiều. Khí cacbonic càng ngày càng tăng là trở ngại ngăn không cho nhiệt độ giảm xuống.

Hàm lượng cacbonic trong tầng khí quyển tăng mạnh sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính. Kết quả ánh Mặt trời có thể chiếu xuống Trái đất trong khi nhiệt độ giảm xuống và nhiệt độ trên Trái đất càng ngày càng nóng lên.

Hiện nay, mỗi năm lượng khí cacbonic trên Trái đất tăng với tốc độ 0,7 ppm. Từ đây chúng ta có thể tính được đến thập kỷ 30 của thế kỷ XXI, nhiệt độ bình quân trên Trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5 độ C so với hiện nay. Lúc đó nước biển sẽ trở nên rất nóng, mặt nước biển sẽ tăng 0,2 đến 0,4 mét cộng thêm dải băng hà tan ra, mực nước biển sẽ càng tăng cao, có khả năng các vùng ven biển sẽ bị lụt, làm cho môi trường tự nhiên và hệ sinh thái bị phá hoại, mọi thiên tai như bão, mưa rào, sóng thần, sức nóng,… sẽ liên tiếp xảy ra và đem lại tổn thất không thể lường trước được cho các ngành sản xuất như nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi và đánh bắt cũng như cuộc sống của toàn nhân loại. Có người coi đó là “Thiên tai của chiến tranh hạt nhân”.



Hiệu ứng nhà kính là gì?

Mùa đông ở phía Bắc trời buốt giá, cây cỏ khô cằn. Nhưng trong nhà kính lại ấm áp như mùa xuân, khắp nơi cây cỏ xanh tươi cảnh sắc rất sinh động. Đây là nguyên nhân gì vậy? Thì ra kính có một đặc điểm đặc thù, nó có thể cho bức xạ Mặt trời chiếu vào trong phòng kính, lại có thể ngăn ngừa bức xạ nóng trong nhà kính lọt ra ngoài tạo ra bầu không khí trong nhà kính càng ngày càng ấm áp.

Trên thực tế, Trái đất ngày nay cũng đang trở thành “một nhà kính lớn”.

Trong không khí bao quanh Trái đất ngoài khí Nitơ, Oxi còn có rất nhiều khí khác như Cacbonic, Mêtan, Clorua, Florua, hyđrocacbon, v.v… Những khí này có tác dụng tương tự như kính, nó có thể làm cho bức xạ sóng ngắn của Mặt trời chiếu qua. Như vậy ánh Mặt trời sẽ trực tiếp chiếu xuống mặt đất làm cho nhiệt độ Trái đất tăng cao. Đồng thời những khí này lại có thể hút bức xạ nóng toả ra từ mặt đất. Điều này nói lên năng lượng bức xạ vào thì dễ mà toả ra thì khó. Hiện tượng này rất giống hiện tượng trong nhà kính. Con người đã gọi hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính, khí CO2 đóng vai trò chủ yếu, vai trò của các khí khác chỉ chiếm khoảng 1/8.

Hiệu ứng nhà kính dẫn đến nhiệt độ Trái đất tăng cao. Tring thời gian từ năm 1850 đến năm 1988, nồng độ Cacbonic trong không khí đã tăng 25%. Thập kỷ 80 của thế kỷ XX, nhiệt độ bình quân của Trái đất cao hơn 0,6 độ C so với thế kỷ trước. Nếu nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng cao như hiện nay thì hệ sinh thái của Trái đất sẽ mất thăng bằng và gây ra thiên tai.

Vòi rồng: Cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Một vùng mây xoáy khổng lồ trên bầu trời xám xịt vươn dài chiếc vòi hút ngoằn ngoèo xuống mặt đất. Nó có thể xé toang chiếc ô tô tải 10 tấn, bê một toà nhà 5 tầng từ chân lên đến đỉnh núi, và chỉ trong nháy mắt đã ném văng một toa tàu hoả đi xa khoảng 2 cây số… “Hung thần” đó chính là vòi rồng.

Vòi rồng là hiện tượng một luồng không khí lớn xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất. Đường kính của vòi rồng có thể thay đổi từ một vài chục mét đến 2 cây số, trung bình là vào khoảng 50 mét.

Vòi rồng hình thành ở bán cầu bắc thường tạo ra gió xoáy ngược chiều kim đồng hồ, xung quanh một tâm có áp suất không khí cực kỳ thấp. Ở bán cầu nam, gió hình thành vòi rồng đi theo chiều kim đồng hồ. Vận tốc gió tối đa có thể tới 120 – 150 km / h.

Phần lớn vòi rồng được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt gọi là mây dông tích điện. Một đám mây dông tích điện có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 – 16 km, chu du hàng trăm dặm và sinh ra một số “ống hút” khổng lồ như vậy.

Các nhà khoa học cho rằng vòi rồng được hình thành giữa một vùng có luồng khí nóng đi lên và một vùng có luồng khí lạnh đi xuống. Bước đầu tiên là quá trình tương tác giữa những cơn dông hướng lên trên và gió. Cơn dông này là một luồng khí nóng ẩm, được nâng lên khỏi mặt đất trong quá trình hình thành bão. Sự tương tác khiến cho tầng khí nóng đi lên xoay tròn trong không trung. Giai đoạn hai là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Tốc độ dòng khí đi xuống có thể vượt quá 160 km / h. Vòi rồng loại yếu hơn có thể được tạo ra ngoài biển. Chúng thường xuất hiện trong các vùng nước nhiệt đới.

Việc đo tốc độ gió của vòi rồng một cách trực tiếp là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể phá huỷ nhiều thứ xuất hiện trên đường đi. Năm 1971, ông Theodore Fujita, một nhà khí tượng thuộc Đại học Chicago đã chế tạo ra một hệ thống phân biệt cấp độ của vòi rồng dựa trên việc đo tác hại của nó đối với những công trình nhân tạo. Thiết bị được gọi là cân F. Độ mạnh của vòi rồng tăng dần từ F0 – F5. Vòi rồng yếu nhất (F0) có thể phá huỷ ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.

Mỹ là nơi có số lượng vòi rồng trung bình mỗi năm cao nhất thế giới, khoảng 800 cơn. Australia xếp thứ hai. Vòi rồng cũng xảy ra ở nhiều nước như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh và Đức.

Trận lốc xoáy vòi rồng tồi tệ nhất ở Mỹ xảy ra ngày 18/03/1925. Cùng một lúc 7 vòi rồng xuất hiện ở 3 bang Illinois, Misrousi, Indiana làm 740 người thiệt mạng và phá huỷ nhiều cấu trúc hạ tầng. Một thảm hoạ vòi rồng khác cũng đáng nhớ không kém xảy ra vào ngày 03/04/1974, nó là tập hợp của 148 vòi rồng nhỏ, giết chết 315 người từ bắc Alabama đến bang Ochio.

Trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải ngay lập tức tìm nơi trú ẩn trong một tàng hầm hay nơi kín đáo của toà nhà như phòng họp, phòng tắm… Tuyệt đối tránh trú ẩn trong xe hơi và nhà di động bởi chúng có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào. Không nên ở trong những nhà lớn có mái rộng như thính phòng hay siêu thì là những nơi dễ bị sụp đổ. Nếu đang ở ngoài đường, bạn nên chui xuống một cái rãnh hay mương sâu và che đầu cẩn thận để khỏi bị thương do đất đá rơi xuống.



Vì sao khi đổ bộ vào đất liền thì cường độ của bão giảm xuống nhưng mưa lớn không ngừng?

Bão là vòng tròn khí lớn nhiệt đới xoay tròn dữ dội ở trung tâm khí áp thấp bao quanh. Sau khi đi vào đất liền, cơn bão chịu ảnh hưởng của ma sát mặt đất không bằng phẳng, sức gió dần dần giảm xuống, vận tốc khí áp nhanh chóng tăng lên. Nhưng ở trên cao, bão vẫn thổi bao quanh trung tâm khí áp thấp, luồng không khí có độ ẩm cao, nhiệt độ cao thổi từ biển vẫn đang lên cao và ngưng kết lại, không ngừng tạo ra các giọt mưa. Nếu luồng không khí ẩm ướt gặp phải núi cao, sườn núi đón gió khiến cho bão càng tăng thêm tốc độ và sự ngưng kết, mưa lớn nơi đây càng thêm dữ dội hơn. Có lúc sau khi bão đổ bộ vào đất liền, “mệt” đến thực sự không còn muốn hoạt động gì nữa, không những sức gió giảm đi, ngay cả trung tâm khí áp cũng chuyển động chậm dần thậm chí là thường chỉ dừng lại quẩn quanh một chỗ, mưa lớn chỉ trút xuống ở cùng một nơi trong mấy ngày mấy đêm liền. Tình trạng lụt lội đương nhiên là càng thêm trầm trọng. Hiện tượng mưa đặc biệt lớn ở tỉnh Hà Nam phải hứng chịu như đã từng nói ở trên chính là hiện tượng được tạo thành bởi trung tâm khí áp thấp sau khi cơn bão đổ vào đất liền chỉ quẩn quanh ở một chỗ trong mấy ngày liền.



Vì sao đường di chuyển của bão lại tuân theo một quy luật nhất định?

Sau mỗi lần liên tục nghe báo cáo vị trí trung tâm bão, bạn hãy đánh dấu vị trí của cơn bão trên bản đồ, bạn sẽ phát hiện ra rằng, tất cả mọi tuyến đường đi của trung tâm cơn bão, tuy cũng có một số thay đổi, nhưng trên cơ bản vẫn là tuyến đường có hình parabol và tuyến đường thẳng, bão di chuyển rất có quy luật trên Trái đất.

Dự báo của đài khí tượng thuỷ văn trên cơ bản là dựa vào quy luật di chuyển của bão để đưa ra dự báo.

Có hai loại lực khiến cho bão chuyển động, đó là nội lực và ngoại lực. Nội lực là lực sinh ra trong bản thân bão. Vì bản thân bão là luồng không khí xoáy tròn ngược với hướng của kim đồng hồ, phương hướng chuyển động của từng chất điểm trong luồng không khí đã chịu ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất tự quay quanh và phát sinh ra phương hướng lệch. Tác dụng của phương hướng lệch này ở bán cầu Bắc, làm cho các chất điểm trong luồng không khí có xu hướng chuyển động lệch về phía bên phải, hơn nữa, vĩ độ ngày càng cao, tác dụng của hướng lệch ngày càng lợi hại, điều này khiến cho gió bão từ hướng Bắc thổi sang hướng Tây vốn có nhiều chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Bắc; gió bão từ hướng Nam thổi sang hướng Đông vốn có ít chất điểm trong không khí đã dịch chuyển một lượng sang phía Nam. Như thế, chất lượng của không khí ở phía Nam cơn bão lớn hơn ở phía Bắc, bão có trọng lượng tịnh dịch chuyển hướng Bắc. Trọng lượng tịnh này có thể quy vào nội lực chủ yếu trong đường di chuyển của cơn bão. Tiếp theo, không khí trong khu vực bão là không khí bay lên cao. Không khí trên cao dưới tác dụng của lực Coriorit (tác dụng chuyển động theo phương lệch của Trái đất), có xu hướng chuyển động sang hướng Tây, đây cũng có thể quy vào nội lực của bão. Tác dụng tổng hợp của hai loại nội lực này khiến cho bão có xu hướng chuyển động hướng Bắc lệch Tây.

Ngoại lức là động lực thúc đẩy cơn bão khi luồng không khí bao quanh cơn bão vận động trên một qui mô lớn. Vào mùa hạ và mùa thu, trên biển Thái Bình Dương thường có một luồng không khí áp cao độc lập (thường được gọi là khí áp cao phụ nhiệt đới), hướng gió ở bốn bề khí áp cao này có mối quan hệ với con đường di chuyển của bão. Bão sinh ra ở vùng phụ cận phía Nam của khí áp cao Thái Bình Dương, ở đó có gió Đông thổi thế là cơn bão thịnh hành hướng về phía Tây.

Nội lực và ngoại lực kết hợp lại với nhau khiến cho phương hướng di chuyển của cơn bão thường theo một quy luật nhất định. Nhưng trong quá trình di chuyển của nó chịu ảnh hưởng rất lớn cuả áp cao phụ nhiệt đới ở biển Thái Bình Dương. Trong thời kỳ đầu, bão ở mặt Nam của cao áp phụ nhiệt đới, nó thường di chuyển theo hướng Tây Bắc, một khi đến vùng ven phía Tây của dải khí áp cao phụ nhiệt đới, sẽ tiến vào phía Tây Bắc của trung tâm áp cao phụ nhiệt đới, lúc này, ngoại lực mà nó thu được sẽ thay đổi, thúc đẩy nó chuyển sang hướng Đông, cùng kết hợp với nội lực, khiến cho phương hướng của bão chuyển sang hướng Tây Bắc. Do cường độ của áp cao phụ nhiệt đới, kéo dài về phía Tây và thu hẹp ở phía Đông, cùng với tình trạng ngắt quãng khác nhau nên tuyến đường đi của bão cũng không giống nhau. Nếu dải áp cao phụ nhiệt đới dài ra ở phía Tây đồng thời được tăng cường, đường đi của bão cũng lệch sang hướng Nam, tiến thẳng sang phía Tây; nếu dải áp cao phụ nhiệt đới ở phía Bắc của bão lui sang phía Đông hoặc đứt đoạn, bão có thể di chuyển sang phía Bắc nơi có chỗ đứt gãy hoặc ở phía Tây vùng áp cao, sau đó chuyển động vòng sang phía Đông Bắc. Nói tóm lại, đường đi của bão được hình thành theo đường Parabol.

Trong quá trình di chuyển, bão vừa xoay chuyển vừa đi, mà khu vực gió lớn của nó càng di chuyển càng lớn, khi được hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đường kính của nó rất lớn, đạt khoảng 100.000 mét, sau đó dần dần được phát triển, khi di chuyển nơi phụ cận 30 độ vĩ Bắc, đường kính tăng gấp 10 lần so với đường kính ban đầu, sau đó lại tiếp tục di chuyển lên phía trước, lực của bão vì thế giảm dần, phạm vi của gió cũng giảm xuống, cuối cùng là mất hẳn.

Bình thường bão chỉ đi qua vùng sát biên giới Trung Quốc, sau đó di chuyển sang Nhật Bản, cho nên nó chỉ ảnh hưởng đến các tỉnh Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây, Đài Loan, Phúc Kiến, Triết Giang, Giang Tô và thành phố Thượng Hải. Ở vùng duyên hải Sơn Đông và bán đảo Liêu Đông cũng có lúc chịu một số ảnh hưởng, nhưng bão rất ít khi ảnh hưởng đến các tỉnh phiá Bắc và các tỉnh trong nội địa. Chỉ có khi vùng phụ cận phía Tây của dải cao áp phụ nhiệt đới Thái Bình Dương đổ vào khu vực Giang Nam Trung Quốc thì bão mới đổ vào vùng duyên hải Đông Nam và tiến vào vùng nội địa.

Vì sao sau khi đổ bộ vào đất liền, cường độ nhanh chóng yếu đi còn mưa lớn thì không giảm? Dapan

Bão được sinh ra trên biển, một cơn bão trưởng thành có sức gió vô cùng lớn, sức gió từ cấp 12 trở lên có thể bốc đầu ngọn sóng lên mấy chục mét, thổi bay bất cứ chiếc xe lớn nào có tải trọng lên tới cả vạn tấn.

Sau khi đổ bộ vào đất liền, bão vẫn măc sức phá hoại ở các khu vực ven biển, đánh bật gốc cây, làm đổ nhà, thổi bay hoa màu. Nhưng một khi đã tiến sâu vào trong lục địa, chịu ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất, tốc độ gió dần dần bị giảm nhỏ xuống, cường độ cũng yếu dần. Lúc này nó mới trút một cơn mưa lớn xuống mặt đất khiến cho núi lở, khắp nơi đầy nước, phá hoại đê kè, đồng ruộng ngập đầy nước. Có lần sau khi bão đổ bộ vào đất liền, một tỉnh cách xa biển như Hà Nam, trong vòng mấy ngày liền tỉnh đó phải hứng một lượng mưa như trút xuống hơn 1000 mm khiến cho cả mấy huyện gặp tình cảnh nhà cửa ngập nước đến đỉnh.

Mắt bão lặng gió

Bão thực chất là một khối không khí quay tròn có phạm vi rất lớn, nó vừa xoay vừa di chuyển. Tại trung tâm của bão, áp suất khí rất thấp, trong khi không khí ở xung quanh xoáy rất nhanh quanh tâm, ngược chiều kim đồng hồ…

Không khí ở tầng thấp vừa quay vừa đổ về trung tâm áp suất thấp, tạo ra một tâm bão hình tròn có đường kính khoảng 40 kilomét, thường được gọi là mắt bão. Do các dòng khí bên ngoài mắt bão quay tròn rất gấp tạo ra lực ly tâm, khiến không khí khó mà lọt vào được vùng bên trong. Chính vì thế mắt bão nom như một chiếc ống đơn độc do một vòng tường bằng mây bao bọc, bên trong nó không khí dường như không quay và gió cũng rất yếu ớt.

Trời quang mây tạnh

Không khí bên ngoài mắt bão vừa quay vừa tiến về trung tâm có áp suất thấp, mang theo rất nhiều hơi nước. Do không thâm nhập được vào mắt bão, nó phải bốc lên xung quanh vùng này, hình thành nên một đám mây cao ngất phình to màu xám xịt và từ đó đổ xuống những cơn mưa như trút. Trong khi đó tại mắt bão lại xuất hiện dòng khí đi xuống, nhờ thế ở đây trời quang, mưa tạnh, thậm chí ban đêm còn nhìn thấy cả những chùm sao lấp lánh trên không.

Mắt bão thường không có mây hoặc rất ít mây nên trên những ảnh chụp từ vệ tinh xuống, nó được ghi lại như một điểm tròn nhỏ màu đen. Sau khi mắt bão di chuyển qua rồi, thời tiết rất xấu lặp lại và phát sinh ra mưa to, gió lớn.

Ở trong mắt bão, thường hay có những đàn chim rất Đông bay lượn. Những con chim biển này đã bị những dòng khí cuốn dạt vào bão và vô tình nhờ vậy mà tìm được một nơi tránh gió tuyệt với. Có những trường hợp cơn bão di chuyển đã đem theo những đàn chim như vậy tới những miền rất xa.

Nhưng biển lại sôi sục

Trong mắt bão tuy trời quang gió lặng nhưng sóng biển ở đó thì lại đặc biệt hung dữ. Đó là vì khí áp tại tâm bão rất thấp so với xung quanh nó. Những thí nghiệm cho thấy, khi đặt một cốc nước vào trong chiếc chuông thuỷ tinh rồi hút dần không khí trong chuông ra, lúc không khí đã trở nên rất loãng, áp suất giảm tới một mức nhất định thì nước trong cốc sôi sục nổi bọt lên tựa chừng đặt lên bếp mà đun vậy. Cho nên ở những nơi tâm bão đổi bộ lên bờ, sóng biển thường dâng lên rất cao và gây ra những thiệt hại to lớn.

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc - ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ - lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi này quá to và hoạt động quá mạnh so với vị trí của nó.

Phú Sĩ nằm trên một đới hút chìm, là ranh giới giữa hai mảng thạch quyển. Tại đây, mảng thạch quyển Philippine chìm xuống bên dưới Nhật Bản. Quá trình này làm nóng chảy đá, tạo ra rất nhiều túi dung nham nhỏ.

Thông thường, các núi lửa hình thành trong những khu vực như vậy có xu hướng yên tĩnh (ít khi phun trào) và thường bé nhỏ, đơn giản bởi chúng không nhận được đủ lượng magma cần thiết để to ra và hoạt động mạnh hơn.

Nhưng ngọn núi Phú Sĩ lại cao bất thường, và tạo ra vật liệu với tốc độ khoảng 10.000 kilomét khối sau 100.000 năm, lớn hơn các núi lửa khác ở điều kiện tương tự. Thêm nữa, dung nham của nó lại hơi giống với loại được tạo ra ở các dãy núi giữa đại dương (nơi hai mảng thạch quyển tách rời nhau, để magma ở dưới sâu phun trào lên).

Người ta đã khám phá ra một vết “rách” trong mảng thạch quyển biển Philippine ở ngay bên dưới chân núi Phú Sĩ. Từ vết rách này, một lượng lớn manti đã dâng lên, lấp đầy khoang chứa dung nham của ngọn núi, khiến cho núi lửa cao thêm và hoạt động mãnh liệt hơn các anh chị em của nó. Vết rách này được tạo ra khi hai mảng lục địa ở gần đó va vào khoảng 2 triệu năm trước đây.




tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương