10 vạn câu hỏi vì sao? Đảo Sip thuộc châu Á hay châu Âu?


Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?



tải về 1.83 Mb.
trang24/64
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.83 Mb.
#3203
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   64

Tại sao khi mỗi độ thu về thì lá cây xanh lại ngả màu vàng và rơi rụng?


Xưa nay vẫn cho rằng vì mùa thu khô ráo dẫn đến lá bị mất nước. Nhưng các nhà khoa học mới đây phát hiện ra rằng: sự biến màu của các lá cây có quan hệ đến sự biến hoá của các kích thích tố nào đó cùng với sự thay đổi về vật chất hoá học. Vào đầu mùa thu, kích thích tố tách rời chất A-xít và các chất khác tích tụ vào lá cây, lá bắt đầu biến màu vàng, lá cây mang diệp lục tố, nước, đạm, prôtit và các hợp chất hữu dụng về cho cành, cho rễ để rồi tự mình nhận sự khô héo và diệt vong. Cũng như vậy, tế bào đặc thù của cuống lá cũng dần dần suy yếu, thế là mỗi khi có mưa, gió, chúng dễ dàng bị đứt lìa.

Các nhà thực vật học cho biết: màu sắc lá mùa thu có lúc nhạt, lúc đậm, nó phụ thuộc vào lượng mưa và tuyết rơi. Nếu như gặp năm hạn hán, thì sự thay đổi của lá không lớn lắm, lá sẽ rụng sớm hơn, đó là do chúng muốn giữ nước cho cây, tích trữ chất dinh dưỡng cho cây, rụng lá có thể là nước cờ “thí tốt giữ xe” của loài cây. Đấy là một trong những thủ đoạn giữ mình của các loài thực vật và đấy cũng là một trong những đặc điểm của tạo hoá.

Có một số lá xanh lại biến thành màu đỏ sau khi trời lạnh dần. Người Bắc Kinh (Trung Quốc) chỉ chờ những ngày thu tới để đến Hương Sơn ngắm lá đỏ, toàn bộ một vùng núi non trải một màu vàng đỏ rực rỡ.

Làm thế nào để xác định tuổi của cây?


Tại những vùng có khí hậu có tính biến hoá rõ ràng về mùa vụ, ở trong bộ mộc chất thứ sinh trong cây thực vật họ mộc bản sống lâu năm, mỗi năm đều hình thành đường viền hoa văn có biên giới rõ ràng, gọi là vòng đời, cũng có tên là vòng sinh trưởng hay tầng sinh trưởng, là căn cứ để xác định tuổi của cây.

Sự hình thành của bộ thứ sinh mộc chất, là kết quả của hoạt động hình thành tầng mà hoạt động của tầng hình thành lại chịu ảnh hưởng của khí hậu có tính mùa vụ, đặc biệt là ở những vùng ôn đới và nhiệt đới có thời tiết khô, ẩm. Ví dụ như ở vùng ôn đới, từ mùa xuân đến mùa hạ, khí hậu lúc này rất thích nghi cho sự phát triển của cây cối, tế bào của tầng hình thành phân biệt rất nhanh chóng, sinh trưởng mau chóng, hình thành tế bào bộ mộc chất, rỗng xốp vách mỏng, sợi tơ ít, ống dẫn chuyên chở thuỷ phân rất nhiều, gọi là gỗ mùa xuân. Đến mùa thu, hoạt động của tế bào bộ mộc chết, chặt chẽ vách dày, tơ sợi nhiều, ống dẫn ít, gọi là gỗ mùa thu hoặc là gỗ muộn.

Chất gỗ mùa xuân xốp mềm, màu hơi nhạt, chất gỗ mùa thu chắc chắn, màu sắc đậm hơn. Gỗ xuân và gỗ thu, ôm nhau thành một vòng tròn, đấy chính là “vòng đời” vòng của một năm tuổi của cây gỗ. Cứ mỗi một năm là một vòng, đếm bao nhiêu vòng là biết ngay tuổi của chúng là bao nhiêu.

Không phải tất cả các cây gỗ đều có vòng đời, như thực vật lá đơn chẳng hạn, vì không hình thành tầng, nên không có vòng đời. Ở các vùng nhiệt đới do mùa vụ không đủ nên tế bào sản sinh của tầng hình thành rất nhỏ, nên vòng đời thường không rõ ràng, có lúc có nơi do địa tầng hoạt động dữ dội. Tầng hình thành khác đi, mỗi năm có thể sinh ra mấy vòng đời, đây gọi là vòng đời giả, như cam quýt, mỗi năm có thể sinh ra ba vòng đời, có những khi do khí hậu đột biến, chịu ảnh hưởng của sâu hại, cũng có thêm các vòng đời giả. Vậy thì nếu cứ tính vòng đời mà ra tuổi của cây thì phải trừ đi các vòng đời giả và thế là chúng ta chỉ có được một con số gần đúng về tuổi của cây.


Tại sao nói “Cây to rễ sâu”?


Đối với loài thực vật, rễ cây có sâu thì lá mới dày, lá dày thì hoa mới nở rộ. Rễ của loài thực vật Kiều mộc có thể cắm sâu dưới lòng đất từ 1 – 2 m; cây Bồ Công Anh sống nơi hoang dã, khi thân cao tới 20 cm thì rễ cây đã cắm sâu xuống hơn 1 m đất rồi. Rễ cây cổ Linh lăng sống ở sa mạc thì sâu những 12 m. Rễ cây Bồ Pa-ác-ba ở châu Phi chu xuống đất địa tầng sâu những 30 m.

Rễ của thực vật không những cắm rất sâu mà còn rất rộng nữa. Rễ rất nhiều đồng thời diện tích bao phủ cũng tương đối lớn. Loại cây Mạch đen sống ở Xibêri có những 14.000 rễ nhỏ, chiếm 225 m2 đất. Trên các rễ nhỏ còn có mọc hàng 15 tỷ rễ tu, tính sự tiếp xúc của diện tích rễ tu với đất thì phải đến 400 m2.

Hệ thống rễ của cây gỗ cũng rất vĩ đại. Tổng diện tích của chúng vượt xa so với diện tích che phủ của lá và cành. Thường là gấp 5 đến 15 lần diện tích che phủ.

Tất cả những rễ to, rễ con, rễ tu đều giống như triệu triệu bàn tay nhỏ, nắm chặt lấy đất, giữ cho thân cây đứng vững chắc trên mặt đất, đồng thời giữ cho đất khỏi bị nước cuốn trôi. Ngoài tác dụng giữ vững cây, chúng còn có nhiệm vụ tìm kiếm, hấp thụ chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Rễ của thực vật bị thu hút bởi sức hút của quả đất nên sinh trưởng trong đất gọi là tính hướng địa, rễ có đặc tính mọc theo hướng nước ẩm gọi là tính hướng thuỷ. Thực vật hút được thuỷ phần và dinh dưỡng là hoàn toàn nhờ vào các rễ tu (mao). Chúng không ngừng mở rộng, cắm sâu xuống lòng đất tìm kiếm thức ăn, nước uống cho cây.

Rễ tu rất bé, dài nhất cũng chỉ 7 – 8 mm, nhưng chúng lại rất nhiều, người ta tính trên 1 mm2 rễ, đậu Hà Lan có hơn 220 rễ tu. Những chiếc rễ tu này như những chiếc “máy bơm” nhỏ, không ngừng hút nước và dinh dưỡng từ trong lòng đất, cung cấp sự sống cho cây, cành, lá, cho hoa và quả.


Chúng ta phải làm sao để bảo vệ môi trường?


Khí hậu nóng lên, tầng ozon bị thủng, những cơn mưa axit, các chất thải có hại, những sinh vật sống hoang dã đã bị huỷ diệt cũng như bầu khí quyển, nguồn nước, đất đai bị ô nhiễm… Những vấn đề kể trên đều là hàng loạt những vấn đề về ô nhiễm môi trường toàn cầu mà hiện nay chúng ta đang phải đối mặt. Đứng trước những vấn đề trên, chúng ta phải làm gì?

Bảo vệ môi trường, mọi người đều có trách nhiệm, mỗi một người đều có rất nhiều việc để làm, chẳng hạn như: tôn trọng mọi quy định về việc nghiêm cấm vứt lung tung các loại chất thải, đổ chất thải vào nơi chỉ định hoặc thùng chứa, trong học tập và làm việc hết sức tiết kiệm đồ dùng văn phòng và các loại văn phòng phẩm, chống sử dụng lãng phí; phải nắm bắt được cách sử dụng và những việc cần chú ý của các loại sản phẩm nguy hiểm và các chất hoá học, không được tự ý di chuyển; cần hạn chế không dùng các loại chất phun như chất phun diệt trùng, chất phun khử mùi, phun sơn, phun keo… bởi vì việc sử dụng các thứ này sẽ thải vào trong không khí những chất cacbuahydro flo clo; tránh sử dụng cốc uống nước, hộp cơm, túi nilon, bỉm dùng một lần, dùng cốc sứ, hộp giấy túi vải để thay thế. Như vậy mới có thể làm giảm lượng rác, giảm nhẹ áp lực của công việc xử lý rác, lựa chọn mua những trang phục không phải giặt khô bởi vì giặt khô cần đến những chất có hại, không được tự ý bắt giết các loài động vật sống hoang dã, không tự ý bắt và giết những loài côn trùng, cá, chim có ích, nhất là ếch vì một con ếch trung bình một năm có thể ăn 15.000 con côn trùng, trong đó chủ yếu là côn trùng có hại; yêu cây cỏ, thông qua 2 bàn tay của chúng ta tô điểm cho thành phố màu xanh làm cho thành phố trở thành một vườn hoa lớn.

Những ví dụ trên đây tuy chỉ là chuyện nhỏ nhưng chỉ cần mọi người bắt tay vào, cùng cố gắng thì những chuyện nhỏ không đáng kể này cũng sẽ có tác dụng đối với việc cải thiện ô nhiễm môi trường. Chỉ cần chúng ta bắt tay từ việc tiết kiệm nguồn tài nguyên và giảm ô nhiễm, điều chỉnh phù hợp với cách sống của mình thì chúng ta đã có thể cống hiến một phần cho việc bảo vệ Trái đất.



tải về 1.83 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   ...   64




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương