ĐỀ Án tái cơ CẤu vận tải hàng không giai đOẠN ĐẾn năM 2020


Mạng cảng hàng không, sân bay Việt Nam



tải về 0.7 Mb.
trang3/7
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích0.7 Mb.
#28744
1   2   3   4   5   6   7

4. Mạng cảng hàng không, sân bay Việt Nam

Theo quy hoạch mạng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg, Bộ GTVT quản lý 34 sân bay chính (sân bay dân dụng; sân bay dân dụng làm sân bay dự bị quân sự) và 18 sân bay dịch vụ.

Theo Quy hoạch mạng cảng hàng không, sân bay được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg. Giai đoạn đến 2020 có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, trong đó có 10 CHK quốc tế và 16 CHK nội địa; đồng thời nghiên cứu quy hoạch các sân bay chuyên dùng phục vụ hoạt động bay trực thăng, bay cánh bằng loại nhỏ tại một số tỉnh có nhu cầu như Lai Châu, Cao bằng, Lạng Sơn, Kom Tum, Đắc Nông, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Thuận, An Giang... đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quy hoạch địa phương.

Mạng cảng hàng không hiện nay có 21 cảng hàng không sân bay đang có hoạt động khai thác hàng không dân dụng, trong đó có 07 cảng hàng không quốc tế (Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Tân Sơn Nhất, Phú Quốc, Cần Thơ), còn lại là 14 cảng hàng không nội địa. Trên thực tế, ngoài 3 cảng hàng không quốc tế chính, Việt Nam đã xây dựng, nâng cấp và chính thức công bố thêm các cảng hàng không quốc tế mới hoặc cảng hàng không nội địa có thể đón các chuyến bay quốc tế tại các thành phố, địa phương lớn của Việt Nam là Huế (CHK Phú Bài), Nha Trang (CHK Cam Ranh), Cần Thơ (CHK Cần Thơ), Đà Lạt (CHK Liên Khương) và Phú Quốc (CHK Phú Quốc).

Mạng cảng hàng không, sân bay được chia theo các miền, cụ thể như sau:

+ Miền Bắc có 06 cảng hàng không, sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Điện Biên Phủ, Vinh, Đồng Hới, Thọ Xuân.

+ Miền Trung có 06 cảng hàng không sân bay gồm: Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Chu Lai, Phù Cát, Pleiku.

+ Miền Nam có 09 cảng hàng không sân bay gồm: Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Phú Quốc, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Tuy Hòa.

Tổng công suất của hệ thống mạng cảng hàng không hiện tại đạt 54 triệu hành khách/năm và gần 1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Số liệu thực tế thông qua của hệ thống cảng hàng không, sân bay Việt Nam giai đoạn 2009-2014 như sau:

Năm

Hạ cất cánh

Tăng trưởng

Hành khách

Tăng trưởng

Hàng hóa

Tăng trưởng

2009

204,147

13%

26,159,116

12.70%

445,762

3.8%

2010

244,288

19.7%

31,507,846

20.4%

583,560

30.9%

2011

295,306

20.9%

35,704,264

13.3%

604,280

3.6%

2012

308,990

4.6%

37,532,267

5.1%

648,995

7.4%

2013

329,917

6.8%

44,039,568

17.3%

766,616

18.1%

2014

370,450

12.3%

50,527,820

14.7%

905,398

18.1%

Tổng diện tích đất các cảng hàng không khoảng 11.800ha, trong đó hàng không dân dụng quản lý khoảng 4.200ha chiếm khoảng 35,5% tổng diện tích đất các cảng hàng không, còn lại là đất dùng chung và đất quân sự quản lý.

5. Nguồn nhân lực

5. 1. Cơ sở đào tạo nhân lực hàng không

Với đặc thù của ngành Hàng không Việt Nam, lực lượng lao động chuyên ngành được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ các cơ sở đào tạo về hàng không dân dụng ở trong và ngoài nước như sau:



a) Học viện Hàng không Việt Nam

Được thành lập từ năm 2006, Học viện đã thực hiện đào tạo bậc đại học, cao đẳng các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh hàng không; Quản trị doanh nghiệp hàng không; Quản trị Cảng hàng không; Quản trị Du lịch hàng không; Công nghệ Điện tử viễn thông và Quản lý bay. Đào tạo nghề các chuyên ngành: Kiểm soát không lưu; Điện tử viễn thông hàng không; Vận tải hàng không; Khai thác cảng hàng không; Điều hành khai thác bay; Tiếp viên hàng không; An ninh hàng không; Kỹ thuật máy bay. Thực hiện đào tạo các phi công cơ bản theo Dự án ODA của Pháp tại Trung tâm đào tạo phi công cơ bản Cam Ranh.



b) Các cơ sở đào tạo nghiệp vụ hàng không

Thực hiện mục tiêu xã hội hóa hoạt động đào tạo, huấn luyện, khai thác tối đa các nguồn lực của Ngành, các doanh nghiệp đã thiết lập hệ thống cơ sở đào tạo nhân viên hàng không để thực hiện việc đào tạo, huấn luyện nội bộ tại doanh nghiệp, hiện nay Cục hàng không Việt nam đã cấp giấy chứng nhận hoặc phê chuẩn chức năng đào tạo, huấn luyện cho 11 cơ sở đào tạo gồm:

- Trung tâm đào tạo thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Tân Sơn Nhất, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo TIAGS).

- Trung tâm đào tạo thuộc Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo NIAGS).

- Trung tâm đào tạo - huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không thuộc Công ty Phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS), Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo SAGS).

- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất,Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Tân Sơn Nhất).

- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài,Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Nội Bài).

- Trung tâm đào tạo thuộc Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng,Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo Đà Nẵng).

Các Trung tâm đào tạo nêu trên thực hiện đào tạo ban đầu để cấp chứng chỉ chuyên môn và huấn luyện định kỳ, năng định cho nhân viên hàng không của mình theo quy định.

- Trung tâm đào tạo thuộc Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Trung tâm đào tạo VAECO), thực hiện đào tạo chuyển loại kỹ sư máy bay và thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay bằng nguồn kỹ sư và nhân viên kỹ thuật tuyển từ các cơ sở đào tạo ngoài ngành.

- Trung tâm huấn luyện thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không (CNS), Công ty TNHH kỹ thuật quản lý bay, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (Trung tâm huấn luyện CNS) thực hiện huấn luyện nghiệp vụ và định kỳ cho nhân viên CNS của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam và các đơn vị khác có liên quan.

- Trung tâm huấn luyện bay thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam thực hiện việc huấn luyện chuyển loại, năng định, huấn luyện thường xuyên, định kỳ cho người lái, tiếp viên hàng không, kỹ thuật viên; đào tạo tiếp viên hàng không và đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho các nhân viên thương mại, khai thác dịch vụ mặt đất, khai thác bay, kế toán, ngoại ngữ…

Công ty CP bay Việt: Được thành lập năm 2009, là cơ sở đào tạo phi công cơ bản thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam. Mục tiêu phát triển Công ty thành cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, tuy nhiện Công ty đang gặp phải khó khăn về cơ sở hạ tầng và FTO.

Cục HKVN đã công nhận chương trình đào tạo của các cơ sở được Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) ủy quyền đào tạo về “Hàng nguy hiểm”, do IATA và cơ sở đào tạo đồng cấp chứng chỉ cho Học viện Hàng không Việt Nam và Công ty TNHH một thành viên Tri thức Hậu Cần.



c) Các cơ sở đào tạo ngoài ngành Hàng không

- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thuộc Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Trư­ờng Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội: đào tạo bậc đại học chuyên ngành kỹ thuật tàu bay (kỹ sư hàng không), kinh tế hàng không và quản lý khai thác cảng hàng không với số lượng khoảng 100-120 sinh viên/khoá.

- Học viện kỹ thuật quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Trường Sĩ quan không quân: các cơ sở này thực hiện việc đào tạo bậc cao đẳng và đại học các chuyên ngành: Kỹ sư xây dựng cầu đường, sân bay, Kỹ thuật hàng không quân sự, phi công lái máy bay chiến đấu để phục vụ cho nhu cầu phát triển lực lượng của quân đội. Hiện nay Học viện kỹ thuật quân sự đang tiến hành hợp tác với ngành HKVN để đào tạo kỹ sư bộ môn về kỹ thuật tàu bay (AVIONICS) vào năm 2014.

Theo thống kê thì tỷ trọng nguồn nhân lực chuyên ngành hàng không chủ yếu được đào tạo (cơ bản) tại các cơ sở đào tạo về hàng không ở trong nước gồm: từ Học viện hàng không khoảng 35-40 %, từ các Trung tâm đào tạo của doanh nghiệp khoảng 40-45 % và từ nguồn khác 15-25 %.



5.2. Hoạt động đào tạo

a) Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các các cấp của các doanh nghiệp về hàng không

Các đơn vị đã tổ chức đào tạo bổ túc, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt là trình độ quản lý, điều hành và quản trị doanh nghiệp, quản lý kỹ thuật, khai thác thương mại, dịch vụ, đảm bảo đủ cán bộ đáp ứng yêu cầu trong hệ thống quản lý, nhất là cán bộ quản lý các lĩnh vực chuyên ngành đặc thù như: Khai thác bay và tàu bay, quản lý kỹ thuật, thương mại hàng không, quản lý, khai thác cảng hàng không, bảo đảm hoạt động bay, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành trong từng giai đoạn.

Các đơn vị đã quan tâm đào tạo theo quy hoạch để tạo nguồn cán bộ kế cận các giai đoạn đảm bảo đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành doanh nghiêp hoạt động, phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tính cạnh tranh hàng không ngày càng khốc liệt.

b) Đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ

Đây là lực lượng lao động có vai trò hết sức quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống quản trị, điều hành, khai thác kỹ thuật và cung cấp dịch vụ của ngành, do vậy các đơn vị đã có sự đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ, kiến thức hội nhập quốc tế, kỹ năng tác nghiệp, năng lực tư duy nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, đánh giá, tham mưu đề xuất. Đặc biệt các đơn vị đã chú trọng bồi dưỡng, phát triển kỹ năng mềm để tạo cho cán bộ, nhân viên có khả năng nhanh chóng thích ứng với môi trường kinh doanh đầy biến động như hiện nay.



c) Đội ngũ nhân viên hàng không

Đây là lực lượng lao động trực tiếp trong hệ thống khai thác và cung cấp dịch vụ hàng không liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không trong tất cả các lĩnh vực; mặc dù không nhất thiết nhân viên hàng không trong tất cả các lĩnh vực phải có trình độ cao, nhưng yêu cầu đối với nhân viên hàng không phải đạt chất lượng cao, một số vị trí nhân viên hàng không yêu cầu trình độ đạt chuẩn quốc tế cả về chuyên môn và tiếng Anh như: Thành viên tổ lái, tiếp viên hàng không, nhân viên kỹ thuật tàu bay, nhân viên không lưu, nhân viên thông tin, dẫn đường giám sát hàng không, nhân viên điều độ, khai thác bay. Do vậy, ngoài những kiến thức chung tổng quát về hàng không, nhân viên hàng không phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực và vị trí chuyên môn đảm nhận, có kỹ năng làm việc thuần thục, lành nghề và mang tính chuyên môn hóa; yêu cầu bắt buộc phải có giấy phép và chứng chỉ chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay đội ngũ nhân viên hàng không đã và đang được quan tâm đào tạo, huấn luyện ngày càng hoàn thiện cả về chuyên môn, ngoại ngữ, tác phong, thái độ làm việc đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành. Khái quát một số lĩnh vực chủ yếu như sau:



- Thành viên tổ lái (phi công):

Lực lượng này chủ yếu thuộc Việtnam Airlines. Hiện nay ngành Hàng không Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, nguồn tuyển được đào tạo ở nước ngoài. Phương thức chủ yếu là: Từ năm 2012 về trước Vietnam Airlines tuyển học viên phi công và gửi đi đào tạo ở nước ngoài như Pháp, Úc bằng kinh phí của mình. Đầu vào được tuyển chọn khá kỹ theo tiêu chuẩn quốc tế, trước khi đi đào tạo ở nước ngoài được học dự khóa trong nước thời gian từ 6 tháng tại Việt Nam (tại Trung tâm huấn luyện bay - FTC và tại Công ty cổ phần Bay Việt thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam); nội dung đào tạo dự khóa gồm tiếng Anh để đạt trình độ TOEIC 500, kiến thức khoa học tự nhiên, giáo dục quốc phòng, kiến thức cơ bản về hàng không sau khi cơ sở đào tạo phi công kiểm tra đạt yêu cầu mới chính thức đi đào tạo ở nước ngoài.

Sau khi tốt nghiệp tại các cơ sở đào tạo của nước ngoài được cấp Bằng phi công thương mại (Bằng CPL), Vietnam Airlines tổ chức huấn luyện chuyển loại và năng định tại FTC để được tham gia kỳ kiểm tra cấp giấy phép lái tàu bay của Cục Hàng không Việt Nam.

Đội ngũ phi công được đào tạo phát triển một cách toàn diện, khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ để thực hiện nhiệm vụ bay được giao, hiện tại đội ngũ phi công người Việt Nam đang chiếm tỷ trọng 71%. Hiện nay, ngành hàng không chưa có cơ sở đào tạo phi công cơ bản hoàn chỉnh, việc gửi học viên đi đào tạo ở nước ngoài sẽ không chỉ là ngày một, ngày hai.

Tuy nhiên, từ năm 2013, Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã ban hành chính sách xã hội hóa trong đào tạo phi công cơ bản, số 1490/QĐ-HĐTV/TCTH ngày 12/6/2013 của Hội đồng thành viên (chính sách cụ thể được khái quát tại điểm 4 mục III, Phần II của Đề án).

- Tiếp viên hàng không:

Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Vietnam Airlines (90%), số còn lại thuộc các Công ty cổ phần hàng không khác. Hiện nay nguồn tiếp viên hàng không được đào tạo từ Trung tâm huấn luyện bay - FTC của Vietnam Airlines, một phần từ Học viện HKVN.



- Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay:

Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO) của Vietnam Airlines (85%), số còn lại thuộc Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (10%) và các Công ty cổ phần hàng không khác (5%).

Từ năm 2006 về trước nguồn được đào tạo từ Trường Hàng không Việt Nam (nay là Học viện Hàng không Việt nam) hoặc tại các cơ sở đào tạo khác ở trong và ngoài nước; Đặc biệt năm 2004 Tổng Công ty Hàng không Việt Nam đã gửi 102 học viên đi đào tạo kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay chất lượng cao tại Hoa kỳ, được Cục hàng không liên bang cấp chứng chỉ hành nghề, hiện nay đang làm việc tại Công ty TNHH kỹ thuật máy bay (VAECO) và là lực lượng nòng cốt của VAECO;

Hiện nay, do yêu cầu công nghệ và để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguồn nhân lực kỹ thuật máy bay gia tăng nhanh chóng, VAECO đã thực hiện phương án tuyển kỹ sư và thợ kỹ thuật của các cơ sở đào tạo ngoài ngành để đào tạo chuyển loại thành kỹ sư máy bay và thợ kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay với 2 chuyên ngành: Cơ giới (Enginering) - gồm Động cơ, thân, càng, cánh và Bộ môn khác (Avionics) - gồm điện, điện tử, đồng hồ, Radar.

Hiện nay đội ngũ nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay của Tổng Công ty HKVN có đủ trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện việc bảo dưỡng và Check C hầu hết các loại máy bay hiện đại cho Vietnam Airlines và các hãng hàng không trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nhân viên lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay:

Lực lượng này chủ yếu tập trung ở Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (90%), số còn lại thuộc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (10%) và các đơn vị khác.

Đây là loại nhân viên đòi hỏi yêu cầu trình độ phức tạp công việc khá cao, trong đó tính chất công việc, nghề nghiệp có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn bay và chuyến bay rất cao, chính vì vậy mà trong quá trình đào tạo, tuyển dụng được thực hiện theo quy trình khá ngặt nghèo. Hiện nay 100% kiểm soát viên không lưu được đào tạo cơ bản tại các cơ sở đào tạo chính quy trong và ngoài nước, trong đó 93% từ Học viện hàng không, 5% từ Liên bang Nga, 2% từ cơ sở điều hành bay của Quân chủng Phòng không-Không quân.

Hiện nay tại Việt Nam, Học viện Hàng không Việt Nam vẫn là cơ sở chủ yếu đào tạo chuyên ngành kiểm soát không lưu; tuy nhiên, Học viện chỉ đào tạo những kiến thức cơ bản về kiểm soát không lưu, việc huấn luyện chuyên sâu theo 3 vị trí năng định kiểm soát gồm: đường dài, tiếp cận và tại sân, trong đó chủ yếu huấn luyện kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, rèn luyện thực hành kỹ năng chỉ huy bay, kỹ năng giao tiếp thông thoại với tổ bay, bản lĩnh chỉ huy bay, trình độ ngoại ngữ và các văn bản quy phạm pháp luật về hàng không thời gian 12 tháng và huấn luyện định kỳ 12 tháng/lần do Tổng công ty Quản lý bay thực hiện; huấn luyện nâng cao được thực hiện tại các cơ sở đào tạo quốc tế (Singapore, Thái Lan, Newzeland, Pháp, Úc …).

Năm 2013, Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam thành lập Trung tâm đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ quản lý bay. Mục tiêu sẽ đào tạo ban đầu kiểm soát viên không lưu; tuy nhiên hiện nay Trung tâm này đang trong giai đoạn chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện, mặc dù vậy, nhu cầu đào tạo ban đầu không lớn (trên dưới 50 người/năm), chủ yếu thực hiện huấn luyện năng định, huấn luyện định kỳ và bồi dưỡng nâng cao cho nhân viên không lưu và từng bước thực hiện đào tạo, huấn luyện các nhân viên khác thuộc lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay của Tổng công ty như: nhân viên Thông tin - dẫn đường - giám sát hàng không (CNS), thông báo tin tức hàng không, khí tượng hàng không, điều độ khai thác bay, thiết kế phương thức bay, tìm kiếm, cứu nạn hàng không.

- Các loại nhân viên khác:

Bao gồm nhân viên vận hành thiết bị, khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay, nhân viên an ninh hàng không và các nhân viên khác; tuy không yêu cầu tiêu chuẩn cao như các loại nhân viên nêu trên, nhưng để duy trì được chất lượng khai thác và cung cấp dịch vụ trong dây chuyền vận tải hàng không của ngành, các loại nhân viên này được đào tạo, huấn luyện một cách kỹ càng, nhất là kiến thức nghiệp vụ, nhận thức về an toàn hàng không, đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng và thái độ làm việc, văn minh, giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng mềm để ứng xử và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ.



6. Giá và chi phí/giá thành vận tải hàng không

Giá cước vận chuyển hành khách nội địa tại Việt Nam được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không; đồng thời tạo môi trường cạnh tranh về giá, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và tạo điều kiện cho các hãng hàng không tổ chức và mở rộng khai thác mạng đường bay của mình.

Giá cước vận chuyển hành khách quốc tế theo các Hiệp định vận tải hàng không mà Việt Nam đã ký với các nước và vùng lãnh thổ, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, về cơ bản đảm bảo tự do cạnh tranh, các hãng hàng không tự quyết định theo thị trường và chính sách của hãng.

Quản lý giá vận chuyển hàng không nội địa được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 103/2008/TTLT-BTC-BGTVT ngày 12/11/2008 của Bộ Tài chính và Bộ GTVT. Bộ Tài chính quy định mức trần khung giá cước vận chuyển hàng không nội địa theo đơn giá cước đồng/hành khách.km (đ/hk.km). Việc quy định khung giá đối với các nhóm đường bay khác nhau đã được các cơ quan liên quan của Bộ Tài chính và Bộ GTVT thẩm định cụ thể trên cơ sở chi phí hợp lý, phù hợp với chất lượng dịch vụ, tình hình cung cầu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với mức giá trung bình của cùng loại dịch vụ trong Khu vực ASEAN. Căn cứ khung giá, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện việc kê khai giá; tự quy định giá theo chi phí thực tế và có lợi nhuận; chủ động xây dựng và thực hiện các phương án kinh doanh ngắn, trung và dài hạn; thực hiện đa dạng hóa giá vé theo chất lượng dịch vụ trên tất cả các đường bay nội địa; chủ động “phản ứng giá” với sự biến động của các yếu tố chi phí đầu vào một cách hợp lý, bù đắp được chi phí, tăng doanh thu, tránh thua lỗ.

Dù theo mô hình khai thác truyền thống hay hàng không chi phí thấp, về cơ bản, các nhóm chi phí chính cũng sẽ như sau: Chi phí nguyên, nhiên vật liệu; Chi phí nhân công (tổ bay, tiếp viên…); Giá, phí tại cảng hàng không quản lý bay; Chi phí phục vụ hành khách; Chi phí phục vụ bán; Chi phí bảo dưỡng; Chi phí khấu hao tài sản; Chi phí hành chính và chi phí khác.

Theo nghiên cứu tài liệu của Hiệp hội các hãng hàng không khu vực Châu Á-Thái Bình Dương hiện nay, ở phân khúc truyền thống, chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của một số hãng hàng không ở khu vực Đông Nam Á như sau:

Đơn vị: cent

Vietnam

Airlines


Thai Airways

Singapore

Airlines


Malaysia

Airlines


Garuda

Philippin

Airlines


Royal Air Brunei

8,28

7,9

8,0

8,44

8,3

7,1

8,65

Kết quả ở khu vực Đông Bắc Á lại cho thấy chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng lại cao hơn hẳn, cụ thể:

Đơn vị: cent



Asiana

Airlines


Korean Air

China

Airlines


Eva Air

Cathay Pacific

Japan

Airlines


China Southern

11,5

12,0

10,51

10,96

9,71

18,98

8,82

Con số này cho thấy chi phí của Vietnam Airlines ở mức trung bình so với các hãng hàng không ở khu vực Đông Nam Á và mức thấp ở khu vực Đông Bắc Á. Ở phân khúc chi phí thấp, chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của VJ là 4 cent, JP là 5,3 cent trong khi của Air Asia là 5,1 cent. Bên cạnh đó phản ánh các chi phí đầu vào của các hãng hàng không khu vực Đông Bắc Á cao hơn hẳn so với khu vực Đông Nam Á.

Số liệu về doanh thu bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của một số hãng hàng không lại cho thấy chi phí thấp chưa hẳn đã mang lại doanh thu cao, cụ thể về doanh thu bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng của các hãng thuộc AAPA như sau:



Ở khu vực Đông Nam Á

Đơn vị: cent



Vietnam

Airlines


Thai Airways

Singapore

Airlines


Malaysia

Airlines


Garuda

Philippin

Airlines


Royal Air Brunei

8,33

8,15

8,12

8,19

8,73

6,73

5,38

Khu vực Đông Bắc Á

Đơn vị: cent



Asiana

Airlines


Korean Air

China

Airlines


Eva Air

Cathay Pacific

Japan

Airlines


China Southern

11,82

12,35

10,54

11,05

9,89

23,08

9,3

Với số liệu như Biểu đồ dưới đây, có thể thấy chi phí của các hãng hàng không Nhật Bản như Japan Airlines (JL), All Nippon Airways (NH) hay Air China của Trung Quốc cao hơn hẳn các hãng hàng không khác nhưng lợi nhận cận biên (margin Profit) lại cao hơn hẳn với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao hơn so với các hãng hàng không có chi phí bình quân trên một đơn vị ghế-km cung ứng thấp như Vietnam Airlines, Thai Airways hay kể cả Singapore Airlines.

Biểu đồ về Doanh thu, chi phí trên ghế-km cung ứng

Với kết quả này, việc so sánh về chi phí cũng chỉ mang tính tương đối vì chi phí sẽ tùy thuộc vào cách thức kinh doanh của từng hãng hàng không và hiệu quả kinh doanh sẽ phụ thuộc vào doanh thu. Việc các hãng hàng không có chi phí tuy cao nhưng lại mang lại hiệu quả kinh doanh tốt là hãng đó đã tích hợp và khai thác hiệu quả nhiều yếu tố gia tăng về giá trị, đem lại những doanh thu khác trong khi chi phí ở mức hợp lý. Điều này cho thấy sự đa dạng của thị trường hàng không với nhiều phân khúc thị trường khác nhau, nhiều đối tượng khách hàng cũng như khả năng cung cấp dịch vụ của các hãng hàng không. Về cơ bản, chất lượng dịch vụ cung cấp tương xứng với giá cả của sản phẩm, do vậy việc các hãng hàng không đa dạng hóa các sản phẩm, hướng tới đối tượng phục vụ (nhu cầu có khả năng chi trả) với các chi phí tương ứng cũng là điều hợp lý.

Đi sâu vào cơ cấu chi phí của các hãng hàng không, có thể thấy chi phí về nguyên liệu và chi phí các dịch vụ mua ngoài như giá, phí tại cảng hàng không, quản lý bay, dịch vụ phục vụ hành khách, phục vụ bán chiếm phần lớn, tiếp đó là chi phí về bảo dưỡng, nhân công. Theo số liệu chung của AAPA, chi phí nhiên liệu chiếm tới 35,3% tổng chi phí, tiếp đó là chi phí về khai thác (phi công, tiếp viên…) 10,2%, chi phí phục vụ hành khách 8,7%, chi phí khấu hao 8,4%, chi phí cho giá, phí tại cảng hàng không, quản lý bay là 8,3%.

Ở mỗi một hãng, tùy vào cách thức kinh doanh mà tỷ lệ chi phí có thể khác nhau nhưng về cơ bản, chi phí nguyên liệu xê dịch từ 35-45%, tiếp đó là chi phí cho tàu bay (bao gồm chi phí đầu tư tàu bay và chi phí bảo dưỡng) cũng chiếm một phần lớn, dao động từ 12-20%. Tùy theo từng hãng, chi phí cho các đơn vị cung cấp dịch vụ tại sân bay và quản lý bay trong khoảng từ 8-15%, tiếp đó là chi phí phục vụ hành khách và cuối cùng là chi phí cho nhân công (Chi phí nhân công đặc biệt là chi phí về người lái, tiếp viên phụ thuộc vào mặt bằng chi phí lao động của quốc gia đó).



Bảng so sánh cơ cấu/tỷ lệ chi phí của một số hãng hàng không thuộc AAPA (%)

Hãng hàng không

Nguyên liệu

Khai thác

Bảo dưỡng

Sân bay, quản lý bay

Phục vụ Hành khách

Khấu hao

Eva Air

45,3

3,6

8,8

11,7

6,9

8,5

China Airlines

46,2

2,7

8,3

14,7

6,3

8,1

Cathay Pacific

41,5

6,3

9,0

5,0

8,2

6,9

Japan Airlines

23,7

6,3

9,8

21,3

16,3

4,3

Korean Air

39,6

7,2

8,0

8,8

9,5

8,3

Malaysia Airlines

37,1

1

7,7

7,9

21,1

3,6

Singapore Airlines

41,0

4,9

4,7

14,2

11,4

11,0

Thai Airways

39,7

4,1

9,4

13,1

9,8

9,5

Garuda

38,0

4,7

7,0

7,2

8,0

3,9

Vietnam Airlines

39,9

1,5

8,2

10,5

4,9

5,6

Bảng cơ cấu chi phí này cho thấy nhìn chung chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn nhất trong chi phí của các hãng hàng không. Ngoại trừ Japan Airlines, các hãng hàng không thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đều phải chi trả cho nguyên liệu ở mức trên dưới 40% tổng chi phí.

Đối với các hãng hàng không Việt Nam, chi phí nhiên liệu của VN chiếm 39,9%, của VietJet là 54,2%, Jetstar Pacific là 48,3%. Điều này cho thấy tỷ lệ chi phí về nguyên liệu của các hãng hàng không Việt Nam ở mức cao so với mặt bằng của khu vực và thế giới.

Để đảm bảo phát triển và kinh doanh có lãi thì yếu tố đầu tiên mà các hãng hàng không Việt Nam cần phải đảm bảo chính là sự lành mạnh về tài chính. Mặc dù trong lĩnh vực nào thì sự ổn định về dòng tiền cũng đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên đối với vận tải hàng không thì đây là điểm tối quan trọng khi không có sản phẩm tồn kho trong khi vẫn phải chi trả đầy đủ các chi phí. Điểm thứ hai là cần nâng cao tính hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp và tính linh hoạt trong công tác điều hành để có thể cải thiện doanh thu thông qua việc nâng cao hệ số sử dụng ghế, thu suất bình quân, phát triển doanh thu bổ trợ cũng như phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí như sử dụng các dòng tàu bay mới tiết kiệm nhiên liệu, điều hành linh hoạt mạng đường bay, sản phẩm lịch bay, nâng cao năng lực bảo dưỡng, sửa chữa và cung ứng vật tư phụ tùng tàu bay. Một điểm nữa là cần phát huy tối đa nội lực, lấy phát triển nguồn nhân lực Việt Nam làm trọng tâm, đảm bảo đủ lực lượng lao động chính như người lái, thợ kỹ thuật, tiếp viên, thương mại với giảm thiểu sự thuê mướn lao động nước ngoài và cuối cùng nhưng rất quan trọng là lấy an toàn, chất lượng dịch vụ là mục tiêu hàng đầu, coi khách hàng là trung tâm nhằm tạo ra bản sắc dịch vụ của các hãng hàng không Việt Nam.



tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương