HỒng nghĩa giác tư y thư LÊ ĐỨc toàn sao lục phòng Tu Thư Huấn luyện Viện Đông y dịch nguyễn sỹ LÂM


* Sách Bảo sinh bàn về công hiệu của bài HỒI SINH ĐƠN



tải về 3.47 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.47 Mb.
#35678
1   2   3   4

* Sách Bảo sinh bàn về công hiệu của bài HỒI SINH ĐƠN.

Dưỡng thai, bổ huyết, lợi con, chữa đàn bà có thai ; do làm việc nhọc mệt mà động thai, hoặc động thai ra huyết hôi, hoặc tạng phủ hư hàn, lâu không thụ thai, hoặc thai teo khô không lớn, hoặc quá kỳ không đẻ, hoặc tuỷ đủ ngày tháng mà động tác không có sức, hoặc đến nổi tổn thương truỵ thai ; hay thời kỳ đẻ chưa tới mà máu hôi đã chảy ra trước, bào thai khô khan đến nỗi đẻ khó khăn, hoặc buồn phiền vật vã, mấy ngày không đẻ được, con chết trong bụng mẹ, trên bụng lạnh buốt, môi miệng xanh đen, sùi ra bọt lạnh, máu xấu xông lên, hôn mê bất tỉnh, thở gấp, mồ hôi toát ra, và huyết hôi chưa hết, bụng rốn lạnh đau, nóng rét qua lại, hoặc vì sản lao, hư tổn, mình gầy, mặt vàng, tâm thần khiếp sợ, ra mồ hôi trộm, ăn uống kém, lâu dần thành bịnh hư lao ; thì nên mỗi thang thường uống thuốc này, sẽ mạnh khí, dưỡng thai, dễ đẻ, tư âm, dưỡng huyết, điều hoà âm dương, giữ gìn tấu lý, sung thực tạng phủ, chữa phong hàn cố lãnh. Đó là phương thuốc kinh nghiệm mà sách Khuê môn Bảo giám thường dùng chữa cho các chứng phụ nữ thai tiền sản hậu, băng lậu, đới hạ, và người thất nữ bế kinh, kinh nguyệt không đều.


HỒI SINH ĐƠN chữa 19 chứng sản tiền, sản hậu



Thứ nhất thai tử phúc trường (169)

Mẹ nhân nhiệt yếu, thai dường khốn thay !

Nghén sốt, bịnh 6 – 7 ngày,

Kinh truyền tạng phủ, con rày khôn nên.

Phúc trung tề thống (170) đảo điên,

Tu du mệnh tại (171) 3 viên uống rày.

Hồi sinh hiệu đã hiệu thay,

Mẫu tử hoạt thoát (172) phép tầy thần tiên.

Hỏi : con chết trong bụng mẹ là vì sao ?

Đáp : vì mẹ bị bịnh nhiệt sốt 6 – 7 ngày, nhiệt tà truyền vào tạng phủ ; vì nóng quá nên thai sa suống dưới rốn, không ra được, tính mệnh chỉ trong giây lát ; cần cho uống ngay Hồi sinh đơn 1, 2 viên, là có thể cứu sống.
Thứ hai nan sản lại biên,

Sinh đẻ chẳng hiên, khốn khổ dường bao !

Nhân thai khí đã thành bào (173)

Tử thực mẫu huyết (174) tháng nhiều đủ dư.

Huyết kinh hành khối nan trừ,

Tục gọi “Nhi chẩm”(176) đến giờ sản sinh.

Sơ phá huyết, khoả nhi hình (177)

Vậy nên nan sản, nghịch, hoành (178) khốn sao !

Tu du (179) đơn thuốc uống vào,

Tự sinh, thuận sản, huyết điều bại di (180)

Hỏi : Đẻ khó là vì sao ?

Đáp : con nhờ huyết mẹ nuôi dưỡng khi đủ thang, thai đã trưởng thành, không hấp thụ hết huyết mẹ, thì huyết dư đó kết lại thành khối ở bào cung (chỗ thai nhi gối đầu). Tục gọi là nhi chẩm. Khi sắp đẻ, khối huyết nhi chẩm ấy vỡ ra trước, bọc lấy đứa trẻ, cho nên khó đẻ, chỉ uống thuốc này, trục được huyết xấu đi, là một lát sau sẽ sinh dễ dàng. Chứng sinh ngang đẻ ngược, cũng chữa bằng thuốc này
Thứ ba : sản hậu quá kỳ,

Thai y bất hạ, phải thì liệt thay (181)

Huyết nhập thai y (182) trướng đầy,

Ăn uống chẳng được, ngày đêm lo lường.

Hồi sinh đơn phục tửu thang (183)

Thai y hoá hạ (184) huyết thường điều phân.

Hỏi : Đẻ rồi mà nhau thai không ra, là vì sao ?

Đáp : sau khi sinh con, người mẹ cảm phải khí lạnh, máu đẻ quyện vào nhau thai, làm cho nhau thai trướng lên mà không ra được, nên người thấy đầy trướng, không muốn ăn uống. Dùng thuốc này để trục hết chất máu hư hoại trong nhau thai, thì nhau thai tự nhiên ra được.
Thứ tư : sản hậu huyết vần (185)

Dậy đi chóng mặt, nhãn thần hắc hoa (186)

Khí huyết vi định (187) sớm ra,

Chạy vào ngũ tạng, hôn hoà khắc can (188)

Y nhân (189) chẳng hiểu nói càn,

Gọi là phong ám biện bàn bất minh (190)

Đơn này nên uống cho tinh,

Tự nhiên khí thuận, huyết lành lại an.

Hỏi : sau đẻ có chứng huyết vận, ngồi đứng không được, mắt thấy hoa đèn là vì sao ?

Đáp : sau đẻ 3 ngày, khí huyết chưa yên định, lại chạy vào ngũ tạng sung khắc tạng Can mà gây bịnh. Thầy thuốc không hiểu, gọi là chứng âm phong thì thật sai lầm ; cho uống thuốc này sẽ khỏi ngay.
Thứ năm : sản hậu khẩu can (191)

Khí huyết vi định lại toan 7 ngày.

Đẻ rồi chưa được bao chầy,

Bởi do ăn miến (192) ba ngày bịnh sinh.

Huyết tại Tâm, kết tụ thành,

Y nhân không hiểu, gọi bành cách hung (193)

Khát khao buồn bực trong lòng,

Muôn người cùng uống, đơn dùng chẳng sai.

Hỏi : sau đẻ miệng khô, tâm bứt rứt là vì sao ?

Đáp : sau đẻ 7 ngày trở lại, huyết khí chưa yên định, nay vì ngày thứ ba ăn miến. Miến với huyết cùng kết lại tích tụ ở Tâm, do đó sinh phiền khát. Thầy thuốc không hiểu, lầm cho là chứng hung cách đầy tức. Nên chữa bằng thuốc này, muôn người không sai một.
Thứ sáu : sản hậu hư luy (194)

Hàn nhiệt tự ngược, đòi thì vãng lai (195)

Huyết nhập tâm phế khôn nài,

Nhiệt nhập tỳ vị, hoà hai khát phiền.

Y nhân không hiểu bịnh nguyên (196)

Gọi rằng ngược tật, lầm nên hế này.

Đơn này cho uống hiệu thay !

Bách phát bách trúng, bịnh rày bình yên.

Hỏi : sau đẻ nóng rét tựa như chứng ngược là vì sao ?

Đáp : sau đẻ, người suy yếu gầy còm, do huyết vào Tâm Phế, nhiệt vào Tỳ Vị mà phát nóng rét ; nóng rét quá độ thì lại sinh khát nước, thầy thuốc không hiểu cho là bịnh ngược, làm hại sản phụ không kể xiết. Nếu dùng thuốc này mà cứu chữa, thì thật bách phát bách trúng.
Thứ bảy : sản hậu kể liền,

Bại huyết nhập tạng (197) gây nên bất kỳ.

Lên xuống chuyển mãn tứ chi (198)

Vận lưu bất đắc, hoá vi thũng phù.(199)

Y nhân không hiểu lưỡng đồ (200)

Huyết thuỷ nhị thũng, bịnh phù thù ban (201)

Thuỷ thũng khí bế, tiện nan (202)

Huyết thũng khí kiệt, lãnh hàn tứ chi (203)

Uống đơn bại huyết tiêu đi,

Sau chữa thuỷ khí, thuộc thì hợp pha (204)

Hỏi : sau đẻ chân tay phù thũng là vì sao ?

Đáp : bại huyết chạy vào ngũ tạng, rồi chuyển khắp tứ chi, ngừng đọng không vận hành đi được, bèn hoá thành phù thũng mà chân tay sung lên ; thầy thuốc không hiểu cho là bịnh thuỷ thũng. Nhưng thuỷ thũng khác với huyết thũng : thuỷ thũng thì khi bế tắc mà tiểu tiện sẻn ; huyết thũng thì khí suy kiệt, mà chân tay lạnh. Trước nên cho uống thuốc này để trừ bại huyết, sau sẽ dùng thuôc thông lợi thuỷ khí.
Thứ tám : sản hậu huyết tà,

Cuồng ngôn như thấy quỉ ma, ác thần.

Bại huyết, nhiệt phạm vào Tâm,

Sinh nên phiền táo, nói nhàm cuồng điên.

Y nhân không hiểu bịnh nguyên,

Gọi rằng phòng chứng, thuốc liền uống thôi.

Dung y (205) chữa bịnh lầm rồi,

Đơn thuốc muôn người, bằng Nghệ bắn ra (206)

Hỏi : sau đẻ có bịnh huyết tà, như trông thấy ma quỷ, điên cuồng, nói càn là vì sao ?

Đáp : sau đẻ, do có bại huyết, nhiệt cực, trúng vào Tâm, cho nên sinh ra phiền táo, nói càn, điên cuồng, thầy thuốc không hiểu, gọi là phong tà liền chữa bằng thuốc phong, thật là thầy kém giết người. Mau mau cho uống thuốc đơn này muôn người không sai một.
Thứ chín : sản huyết chẳng hoà,

Thát âm bất ngữ (207) gọi là phải nao (?)

Tâm hữu thất khiếu tam mao (208)

Bại huyết khắc vào, lưu nhập tâm trung (209)

Cho nên bế lấp chẳng thông,

Nói năng chẳng được, lời cùng u ơ.

Y nhân chẳng hiểu nói vơ,

Rằng thoát dương chứng, chẳng ngờ bịnh Tâm.

Thuốc cho chẳng biết lỗi lầm,

Sản hậu bại huyết nhập tâm khốn rày.

Bằng như uống được đơn này,

Vạn vô nhất nhất thuốc hay đó mà (210)

Hỏi : sau đẻ mất tiếng không nói được là vì sao ?

Đáp : Tâm có 7 khiếu 3 lông, sau đẻ, bại huyết xung lên Tâm, chạy vào các khiếu, khiến Tâm bị huyết bít lấp, nên không nói được ; thầy thuốc không hiểu gọi là chứng thoát dương mất tiếng, rất khó khăn không thể chữa được. Đó là họ không xét kỹ người sản phụ ấy, bại huyết thông hay không thông, thuận hay không thuận. Nay vì huyết khí đi càn, khiến Tâm bị bế tắc, nên nói năng khó khăn. Uống đơn này thì khỏi trăm phần trăm.
Thứ mười : tiền sản kể ra,

Tiết lỵ trường thống (211) về nhà lại đi.

Nhâm phụ vị mãn nguyệt kỳ (212)

Muốn ăn chua lạnh vật kỳ dị thương (213)

Huyết dữ lưu nhập Đại trường (214)

Bất năng khắc hoá, hoặc đường tiết nung (215)

Hoặc là ô uế thích đông (216)

Chẳng được yen ổn, trong lòng khốn thay !

Thuốc đơn kíp uống chớ chầy,

Tự nhiên lại đỡ, hiệu thay lạ dường !

Hỏi : trước đẻ bị đi tiết lỵ đau bụng là vì sao ?

Đáp : Đàn bà có mang, chưa đủ tháng sinh, ăn lầm các thức chua lạnh, cứng rắn, thức ăn quyện lẫn với huyết, chạy vào Đại trường, không tiêu hoá được, nên tiến ra đại tiện, hoặc chất máu mủ, hoặc chất nhơ bẩn, trong bụng đau nhói không yên, chỉ uống đơn này, sẽ khỏi ngay.
Mười một : sản hậu có phương,

Bách tiết toan thống (217) mỡ thường mở ra (?)

Huyết dư kinh lạc nhập pha,

Lâu ngày kết lại, tụ hoà chẳng tan.

Ủng trệ hư trướng, thống toan (218)

Y nhân không hiểu, gọi hàn thấp nay,

Thuốc lầm tổn hại lâu chầy,

Chỉ uống đơn này, tam nhị (219) thì thông.

Trừ hết trệ huyết đầu lòng,

Hễ là nhâm phụ (220) thiếu dùng khá đang.

Hỏi : sau đẻ các khớp xương đau buốt là vì sao ?

Đáp : đàn bà khi có thai, chất mỡ trong các khớp xương mở ra (?). Đến khi đẻ rồi, dư huyết chạy vào kinh lạc đọng lại lâu ngày, kết tụ không tan, ủng trệ hư trướng, do đó các khớp xương đau buốt, thầy thuốc không hiểu gọi là chứng thấp , dùng lầm thuốc, hại người rất nhiều. Nên uống thuốc này 2-3 viên, để trừ huyết trệ, sẽ khỏi ngay.
Mười hai : sản hậu tiểu trường (221)

Đái ra những máu, tựa dường kê can (222)

Uống ăn chẳng được gian nan,

Lại thêm giận dữ, kêu van (223) đủ đường.

Huyết dư lưu nhập Tiểu trường (224)

Bế sáp thuỷ đạo (225) đái dường chẳng thông.

Gan gà máu xẫm pha dòng,

Đại trường vào cùng bế tắt giang môn.

Bèn nên đại tiện khó khăn,

Y nhân không hiểu gọi đồn tạng Tâm (226)

Biến nên hư tổn Can Tâm,

Huyết ứ bại trầm (227) đại tiểu tiện nan.

Mau mau tìm uống thuốc đơn,

Bịnh hiểm nghèo nàn, lại đã chẳng sai.

Hỏi : Sau đẻ đi đái ra máu như máu gan gà là vì sao ?

Đáp : Người sản phụ khi còn trong tháng mang thai, do điều dưỡng không đúng mức, ăn uống không giờ giấc, lại hay nóng nẩy giận dữ, khiến cho chất huyết dư chạy vào Tiểu trường, làm bế tắc đường nước, nên tiểu tiện sáp kết, đi ra chất máu màu như gan gà ; lại cả vào Đại trường làm bế tắt chỗ giang môn, nên đại tiện cũng khó khăn. Thầy thuốc không hiểu gọi là ngũ tạng lâm sáp, tổn hại Tâm Can, vì thế huyết ứ thành khối, màu như gan gà. Không biết rằng đó là bại huyết chạy vào Tiểu Đại trường, đường thuỷ cốc bị bế tắc mà gây nên chứng trạng thế. Chỉ uống thuốc này sẽ khỏi ngay.
Mười ba : sản hậu luận chơi,

Hạ huyết băng lậu, người người gian nguy.

Sớm ăn chua chát vật kỳ (228)

Thất điều vinh vệ, băng tuỳ phúc trung (229)

Hoà mình triều nhiệt, đầu đông (230)

Y nhân không hiểu băng trung lậu rày.

Phụ nhân quý thuỷ lề ngày (231)

Bạo hạ bất chỉ (232) chảy ngay chẳng ngừng.

Lỗi kỳ quá độ xưa rằng,

Sản hậu chính bằng bảo dưỡng, thất nghi (233)

Biến nên chứng ấy một khi,

Thuốc đơn tìm uống, bịnh thì an thuyên (234)

Hỏi : Sau đẻ ra huyết như băng là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ huyết xấu huyết hôi vừa sạch, cũng nên uống thuốc để điều bổ ngũ tạng ; nay vì ăn những thức chua chát cùng nóng lạnh bất thường. Do đó vinh vệ không được điều hoà, khiến cho vùng thiếu phúc gây chứng băng lậu. Màu huyết như màu gan, toàn thân nóng cơn lưng vai co rút, trong lòng phiền muộn. Thầy thuốc không hiểu, gọi là băng hạ, nhưng không biết rằng đàn bà sắp đến kỳ hành kinh bỗng nhiên ra huyết không ngừng, lỗi kỳ sai cử, mới gọi là băng hạ ; còn đàn bà đẻ huyết khí vốn bình thường, chỉ vì thiếu sự bảo dưỡng nên gây ra chứng trạng như thế. Cho uống thuốc này bịnh sẽ khỏi ngay.
Mười bốn : sản hậu (235) chứng truyền,

Hung cách khí mãn (236), nghịch nên chẳng ngừng.

Huyết nhập Tỳ Vị, sung trường (237)

Ăn vào buồn bực, dực (238) hằng chẳng yên.

Y nhân không hiểu Vị phiên (239)

Huyết đình Tỳ khí, Tâm phiền tương xung (240)

Bèn nên ẩu nghịch chẳng xong,

Vài ba viên thuốc đơn dùng hiệu thay.

Cứu đời trị bịnh ai hay,

Bách vô nhất nhất (241) xưa nay truyền bài.

Hỏi : Sau đẻ vùng ngực và cách mạc trúng khí, nôn xốc không yên là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ, huyết đình ở Tỳ Vị, ăn kém, Tâm khí không yên, vùng ngực và cách mạc đầy trướng, nên nôn mửa nhiều. Thầy thuốc không hiểu gọi là chứng phiên vị, không biết rằng miệng không dung nạp được thức ăn uông, mới gọi là phiên vị. Nay người đàn bà có mang, huyết đình ở Tỳ, xung khắc với Tâm khí, mà gây ra chứng nôn mửa, sao gọi là phiên vị được. Chỉ uống thuốc đơn này 2, 3 viên, trăm người không sai một.
Mười lăm : sản hậu kể bày,

Miệng không kiêng cữ, miến ngày ăn quen.

Kết đờm, ho suyễn nghịch lên,

Tứ chi hàn nhiệt, tâm phiền, khẩu can (242)

Toàn thân phiền táo, bàn hoàn (243)

Thuỵ mộng, kinh quý (244) sức mòn thể suy.

Kinh thuỷ (245) lại chẳng thấy kỳ,

Gọi rằng huyết bế, thường thì bụng đau.

Cốt chưng (246) biến chứng dầu dầu,

Chữa nên cản thận, lo sau những ngày.

Uống đơn chẳng thấy chuyển nay,

Lư y bất khởi, mệnh rày thương thay ! (247)

Hỏi : Sau đẻ bị ho và nóng rét qua lại là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ không biết kiêng khem, do ăn nhiều miến, nên đờm kết thành khối, ho suyễn nghịch lên, tay chân nóng lạnh, tâm phiền miệng khô, toàn thân bứt rứt, hay mơ mộng, kinh sợ. Thể lực suy yếu không có kinh nguyệt gọi là chứng huyết bế, ruột trướng mặt đỏ. Điều trị khó khăn, sau sẽ thành chứng cốt chưng ; cần phải xem xét cẩn thận. Nếu uống thuốc này không biển chuyển, thì dù có thầy thuốc giỏi như Biển-Thước cũng không chữa được nữa.
Mười sáu : sản hậu chứng này,

Trong họng đêm ngày tựa dạng ve kêu.

Bại huyết xung tâm chứng nghèo,

Chuyển vào phế khí, trăm chiều khốn thay !

Huyết kết thành khối lâu ngày,

Ve kêu trong họng, bịnh này khó khăn.

Đã nên quái sản gian truân,

Thuốc uống mười phần, hoạ đỡ một hai.

Hỏi : Sau đẻ trong họng vo ve như tiếng ve kêu là tại sao ?

Đáp : Bại huyết xung lên, ngăn trở ở Tâm, chuyển vào Phế, khiến cho khí với huyết kết lại thành khối ; rồi đưa vào trong họng, làm thành như tiếng ve kêu, người ta gọi là chứng quái sản, người mắc chứng này mười không cứu được một.
Mười bảy : sản hậu ra ngoài,

Máu xấu vàng người, vàng mặt, lưỡi khô.

Toàn thân ban đốm nhỏ to,

Ai hay bại huyết căn do chứng này.

Chạy vào tạng phủ đã đầy,

Lại cơ phu với chân tay khắp mình.

Huyết kia chạy quẩn chạy quanh,

Trở lại không được, biến sinh chứng nghèo.

Khả thận khả uý (248) trăm điều,

Thập vô nhất hoạt (249) thuốc hèo lại an.

Phúc lành gặp được diệu đơn,

Cải tử : sinh hoàn, khả bảo vô ngu (250)

Hỏi : Sau đẻ, mặt vàng, lưỡi khô miệng chảy máu, khắp mình sinh ban lốm đốm là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ, bại huyết chạy vào đầy khắp tangjphur, rồi tràn ra cả cơ phu chân tay và khi bại huyết đã ra ngoài, nó chỉ chạy quanh quẩn, không trở lại được, làm cho nhiệt khí kết lại, mà phát ra chứng này ; phải nên cẩn thận, lo sợ. Sau đẻ, mắc chứng này, mười người không sống một ; nhưng là một chứng ít gặp, trăm người chỉ có 1, 2 người. Nếu dùng thuốc đơn này, sẽ giữ được an toàn, không lo ngại gì.
Mười tám : sản hậu bịnh do,

Lưng gò, mắt dít, tựa hồ giác cung (251)

Đủ ngày lần lửa (252) dầu lòng,

Sớm ra xông xáo, chẳng phòng nắng mưa.

Muốn ăn vật lạ của ưa,

Đêm ngày phiền nhiệt, một giờ nào yên.

Thuốc thang chẳng khứng uống khuyên,

Lại thêm phòng sự (253) sẩy liền tổn thương.

Đêm vui nằm gió mọi đường,

Khí huyết sau đẻ vốn thường hư hao.

Kiêng khem lại phạm những điều,

Đơn này tìm uống, bịnh đều tiêu tan.

Hỏi : Sau đẻ mắt dít, lưng đau gò, tựa như chứng uốn ván là vì sao ?

Đáp : Sau đẻ phải 100 ngày mới được giải thoát thân thể (khỏi cái thời gian kiêng giữ). Nay còn trong tháng, mới 7 ngày trở lại, đã vội ăn miến cùng những thứ ngon béo sướng miệng, khiến cho trong người nóng nực, bứt rứt không yên, rồi lần lữa không chịu uống thuốc điều trị ; lại trong thời gian 100 ngày còn bị thương tổn về phòng sự. Hoặc ốm lâu, hoặc nằm ngồi hóng gió, chỉ ham sự vui sướng nhất thời, không biết rằng sau đẻ khí huyết đã hư tổn, lại vì phạm những điều nói trên, thì sao khỏi mắc bịnh này được ?
Mười chín : sản hậu lại bàn,

Đại tiểu nhị biền (254) bế sáp chẳng thông.

Bởi do huyết nhập trường trung (255)

Chợt nóng chợt rét, đẵm dòng mồ hôi.

Ma làm, say dáng, ngây người.

Mắt nhoà văn gấm, đòi thôi hoa đèn (256)

Bịnh mang hư tổn triền miên,

Chỉ một viên thuốc, khắc liền hồi sinh.

Hỏi : Sau đẻ tiểu tiện sáp, đại tiện bế, là vì sao ?

Đáp : Huyết nhập trường trung ai biết chi,

tiểu tiện đi giắt, đại chậm đi,

Chợt nóng chợt rét mồ hôi đẫm,

Như dại như say quỉ mị (257) mê.

Hoa đèn trước mắt như văn gấm,

Bịnh mắc trong người hết thảy hư.

Hồi sinh chỉ uống một viên nhỏ,

Sản phụ từ đây khỏi khốn nguy.
Thuốc hèo kinh nghiệm nên danh

Cứu một người lành, phúc được dư muôn.

Sản hậu mấy chứng khó khôn (258)

Đơn hồi sinh ấy, tiếng đồn thuốc tiên.

Đức lành phúc lại gặp hiền,

Dõi sinh quế tử, kế truyền lan tôn (259)

Vân nhưng nghiệp tiếp Khổng môn (260)

Niên thọ đức còn, cõi thọ bước lên.

Tám nghìn xuân lại tám nghìn (261)

Hồi xuân rộng truyền, mượn bút chép ra. (262)



  1. BỔ ÂM ĐƠN (263)


Trời sinh người có nam có nữ,

Động thời tỉnh hai chứ âm dương.

Máy thiêng chỉnh khéo lạ thường,

Âm thường bất túc, Dương thường hữu dư (264)

Sớm hay dè giữ, bớt chừa,

Khiến nơi chẳng đủ, có thừa bằng nhau.

Nếu từ hai bảy xuân đầu (265)

Thông tin mới thấy nhị đào (266) nở ra.

Thiên chân (267) nuôi khí trung hoà,

Nối dòng Nhâm Quý, mai hoa phải thì (268)

Thơ Đào ngợi chữ vu qui (269)

Hảo cầu quân tử, lợi kỳ nữ trinh (270)

Tu tề (271) trước khá sửa mình,

Ngay chính đạo lành, giáo phụ sơ lai (272)

Giữ bề cần kiệm hôm mai,

Khuê môn (273) chẳng khá say chơi đâu là.

Nhứ xưa Hoàng-Đế (274) hỏi ra,

Vâng lời, Tố nữ (275) thưa qua rằng vầy :

“Từ hai mươi tuổi xuân đầy

Trọn kể một ngày một tiết (276) khá nên.

Ngoài ba mươi tuổi nhẫn lên (277)

Tam nhật, ngũ nhật (278) sẽ toan kể ngày.

Đến bốn mươi tuổi cho hay,

Nhật trung trắc ảnh (279) bóng xoay hầu tà.

Bẩy ngày nửa tháng mặc ta,

Cứ lề chớ khá đâm xa hỗn hào (280)

Thất thất, bát bát niên cao,(281)

Thiên chân khí đã khô khao cạn dòng.

Trượng phu cẩn thận khuê phòng (282)

Chớ hề dâm sắc, lao lung nhọc phiền.

Thong dong dưỡng tính (283) tự nhiên,

Thanh nhàn, vô sự, là tiên trên đời (284)
*

* *
Trước đà nói lòng người thủ chính (285)



Sau lại bàn là tính (286) đam mê,

Thiên phòng, trắc thất (287) đi về,

Triệu vân một vũ (288) nhiều bề đắm say.

Tổn hao tinh khí ghe ngày (289)

Âm hư hoả động, khon hay ngăn cầm.

Tam tiêu hoả khắc Phế câm (kim)

Can hiệp tướng hoả (290) ầm ầm cháy lên.

Đêm ngày chứng uất táo tiên (291)

Khí huyết thác loạn (292), đờm liền làm ngăn.

Gây nên lao trái (293) bịnh căn,

Nóng mình sốt rét ho khan lạ chiều.

Ban hôm những phát cơn triều (294)

Đang khi giấc ngủ dội nhiều mồ hôi.

Thức liền lột áo chạy ngoài,

Nhơn nhơn sởn ốc, một thôi lại buồn.

Đương cơn úi dậy (295) rét run,

Thực phải úi dậy (296) chớ còn hồ nghi.

Mựa dùng tiệt ngược (297) làm chi,

Thắng kim, Thất bảo (298) cùng thì khá răn.

Hợp dùng tư huyết dưỡng chân (299)

Ích thể (300) bội phần, liền khoẻ thực hay !

Ông Đan-Khê (301) xưa hãy hay,

Chế phương thuốc này, là hiện Bổ âm (302)

Cứ phương bào chế chớ lầm,

Tri mẫu, Hoàng bá rượu dầm rang khô.

Cân lấy 3 lạng yếm Rùa (303)

Tam tam như cửu (304) cân no sẽ dùng.

Lại có Thiên Mạch môn đông,

Cầu khởi, Thược dược, đều cùng thai rang.

Bốn vị 8 lạng cho bằng,

Thêm Thục địa hoàng 5 lạng tửu chưng (305)

Lại có 3 đồng Can khương,

Một lạng Ngũ vị, gọi rằng Nắm cơm.

Chẳng có Bắc khá dùng Nam,

Hay chỉ thấu đờm, tư Thận (306) nên công.

Kể đủ mười vị thuỷ chung.

Hai mươi ba lạng cân dùng thực thay.

Tĩnh thất tu chế (307) nghiền rây,

Hỗn đồng ngào Mật phần (308) nay phải liều.

Nấu Trư tích tuỷ tam điều (309)

Trộn lên trộn xuống cho đều mới nên.

Nghiền đi nghiền lại đảo luyền (310)

Như ngô đồng tử (311) vo viên cho tròn.

Một lần uống 9, 10 hoàn,

Tửu diêm nhiệm hạ thuở còn lòng không (312)

Dù hoà gặp tiết tháng Đông,

Bình rượu nung lửa, uống cùng ngũ canh (313)

Thấy có mộng tiết di tinh,

Lửa nung Mẫu lệ tục danh vỏ Hầu.

Bạch truật cùng Sơn thù du,

Sư căn vỏ ây khử thô (314) sẽ dùng.

Lại thấy xích trọc (315) ròng ròng,

Hoàng liên, Bạch truật sánh cùng Phục linh.

Sơn chi (316) núi có quả Dành,

Nhuyễn nhược vô lực, bộ hành (317) chẳng yên.

Lại có Xuyên Ngưu tất căn,

Mộc qua, Phòng kỷ, ống chân xương hùm (318)

Lửa nung cho nóng, nước dầm,

Thấm no bẩy (7) bận, sẽ đem mà dùng.

Có người sán khí cùng lòng (?)

Lại gia Thương truật, Xuyên khung, Thanh bì.

Ngô thù du, mán (?) Sơn chi,

Hoàng oanh, Qua mộc (319), vậy thì bỏ râu (?)

Tỳ hư Vị nhược cực (?) đau,

Uý hàn, tả tiết, những mau đi đường (320)

Lại thêm Bạch truật, Can khương,

Trần bì khử bạch phép rằng mới nên.

Nhãn ám thêm có quy Xuyên (321)

Sài, Liên, Tê giác, Cúc, Màn (322) toàn no.

Khí hư Phục linh hợp cho,

Sá xem mệnh mạch căn do đòi vì (323)

Tả Xích hư, hữu Xích vi (324)

Dương sự bất cử (325) nhiều bề khá thương.

Hắc phụ, Nhục quế, Trầm hương,

Thêm 3 vị ấy, vi cường (326) khí cay.

Bổ âm (327) trước đã kể bày,

Khắp hết gia giảm, thực hay lẽ dùng.

Luận cho xét biết mọi lòng,

Thiếu niên tửu sắc mựa dùng thì coi.

Sắc chẳng có sóng hay trôi (328)

Dễ nên xui khiến lòng người đắm say.

Hoả thăng (329) gây bịnh nghèo thay !

Trung tuần tam thập (330) khôn hay bớt chừa.

Hoả hư thành bịnh chẳng ngừa,

Trăm người không khỏi hai ba đâu này.

Vậy bèn nhân đấy cho hay,

Trong “ba báu”(331) ấy yêu thay muôn phần !

Bế TINH, dưỡng KHÍ, tàng THẦN,

Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.

Tám trăm tuổi thọ Lão BÀNH (332)

Chưa từng dâm lậu tiết tinh lỗi thì.

Ấy là những sự vân vi,

Trí tuệ dễ tỏ, ngu si khôn lường.

Vui thay trước mặt phong quang,

Đua ăn, đua mặc, khoe khoang hơn người.

Thiếu niên ham sự chơi bời,

Dâm phòng (333), hiếu sắc, rượu vui chẳng ngừng.

Đến khi nhiễm tật phi thường,

Đã rằng lao trái, lại rằng truyền thi (334)

Mảng tầm phù thuỷ, nghinh y (335)

Cắt đoạn truyền nhiễm, lại quy trái trùng (336)

Lập đàn phân dị vợ chồng (337)

Chữa mồ chữa mả, rước công thờ viền (338)

Làm chay sám hối tổ tiên, (339)

Nguyện cùng giải thoát oan khiên (340) từ rầy.

Bấy nhiêu phép ấy nghiệm thay,

Sao chẳng giảm chứng (341) khon hay bằng nguyền.

Nhân chưng chẳng biết bịnh nguyên,

Leo cây tìm cá, khắc thuyền mò gươm (342)

Ngựa cho người tối (343) cưỡi đêm,

Sẩy chân sa vực chẳng hiềm suối sâu (344)

Ngày qua tháng trọn năm lâu,

Thầy kia thuốc nọ, thấy đâu chuyển hèo (345)

Càng thêm biến những chứng nghèo,

Vong cơ phế mị (346) ra vào chẳng yên.

Võ vàng gầy guộc mỏi chồn,

Thổ lợi, quyết lợi (347) bồn xôn, càng phiền.

Xích mạch trầm sác hai bên,

Đêm ngày uất kết nóng lên chẳng ngừng.

Ấy truyền đốc tật (348) lăng lăng,

Dù tài KỲ, BIỂN khôn xưng khỏi rầy (349)
*

* *
Đấng ngu (350) nay tuổi già lẫn lộn



Thấy sự người những muốn nói vay,

Nghĩ đi nghĩ lại chẳng hay,

Bời lòng ngây ngất thương thay những là.

Khuyên hết kim ông bạch bà (351)

Từ trẻ đến già, chẳng khỏi BỔ ÂM,

Những câu quỷ trợ thần ngâm (352)

Bút thiêng chép để thiên câm (kim) dõi truyền (353)
BỔ ÂM ĐƠN
Hoàng bá (tẩm rượu sao khô)

Tri mẫu (tẩm rượu sao khô)

Yếm Rùa (Qui bản) đều 3 lạng
Thiên môn (sao) Mạch môn (sao)

Bạch thược (sao) Kỷ tử (sao) đều 2 lạng


Thục địa (chưng rượu) 5 lạng

Ngũ vị tử 1 lạng

Can khương 3 đồng cân
Cách chế : các vị trên, đem vào căn nhà thanh tĩnh, tán rây nhỏ, luyện với Mật ong và tuỷ xương sống Lợn làm viên to bằng hạt ngô đồng, liều uống 2 viên, thang bằng rượu hoặc nước muối, uống lúc đói lòng. Mùa Đông thang bằng rượu hâm nóng, uống lúc canh năm.
Gia giảm :


  • Di mộng tinh : gia Mẫu lệ (nung tán nhỏ), Bạch truật, Sơn thù du, Su căn bạch bì (cạo bỏ vỏ thô)

  • Xích trọc : gia Hoàng liên, Bạch truật, Bạch linh, Sơn chi tử.

  • Chân yếu đi không có sức : gia Xuyên ngưu tất, Mộc qua, Phòng kỷ, Hổ hĩnh cốt (nung nóng rồi ngâm nước làm 7 lần như thế, sau giã dập mà dùng)

  • Sán khí : gia Thương truật, Xuyên khung, Thanh bì, Ngô thù du, Sơn chi tử, Hoàng oanh, Mộc qua.

  • Tỳ vị yếu và đau dữ, sợ rét, ỉa chảy : gia Bạch truật, Can khương, Trần bì (bỏ cùi trắng)

  • Khí hư : gia Bạch linh

  • Mắt mờ : gia Xuyên quy, Sài hồ, Hoàng liên, Tê giác, Cúc hoa, Mạn kinh tử.

  • Mạch tả Xích hư, hữu Xích vi, dương sự bất cử : gia Hắc phụ tử, Nhục quế, Trầm hương

Bài BỔ ÂM HOÀN với phép gia giảm tuỳ chứng trên đây, thuốc điều bổ tất cả các chứng ngũ lao, thất thương (354), hư tổn, già yếu, ốm lâu ngày, có công bồi căn cố bản (355) rất lớn.

CHÚ THÍCH
NHƯ Ý ĐƠN

1- Tráng nho lão : tức tráng nho lão truyền vật, tên hiệu của người soạn bài ca Như ý đơn này. Soạn giả người đời Lê, quê ở huyện Giao-thuỷ, phủ Thiên-trường, trấn Sơn-nam hạ, gần nơi tu trì của Tuệ-Tĩnh. Tên tự là Tác-Phục, biệt hiệu là Hành-Thọ-Đường ; còn tên chính, không rõ là gì ?.- Tráng nho : là người nho ngu xuẩn (lời tự khiêm). Ý nghĩa cũng giống chữ “tráng tử” , tên hiệu của Tuệ-Tĩnh. Có lẽ soạn giả là người nho học mà theo học về y, và theo môn phái Tuệ-Tĩnh, hay chính là môn đồ của Tuệ-Tĩnh ?

2- Nghị chơi : bàn chơi.- Lịch truyền : truyền thống y học trải qua các thời đại.

3- Thượng cổ thánh hiền : các thánh hiền, đời thượng cổ, chỉ Phục-Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, và Kỳ-Bá, Y-Doãn… những người khai sáng về y và dược học.

4- Tam đại di tiền : đời Tam đại (Hạ, Ân, Chu) về trước. – Y dược tế sinh : lập ra Y và Dược để cứu giúp sự sống chết (sinh tử) của người đời.

5- Kỳ-Bá : bề tôi Hoàng-Đế đời thượng cổ Trung-Quốc.- Kinh : tức Nội-Kinh, gồm Tố-Vấn và Linh-Khu, 2 pho sách kinh điển của y học Đông-Phương ; do Kỳ-Bá cùng Hoàng-Đế vấn nạn nhau mà soạn ra.



6- Thập tam : người thứ 13 (2 chữ này, nguyên bản chép là thập nhất : sai, nên chúng tôi sửa lại).

y-Doãn : một hiền tướng và cũng là một minh y đời Ân. Ông có soạn cuốn THANG DỊCH LUẬN, dựa theo Thần Nông bản thảo kinh mà chế ra thang dịch, mở đầu cho phương tể học đời sau. Theo truyền thống y học Trung-quốc thì các thánh hiền thượng cổ, từ Phục-Hy đến Y-Doãn, có 13 người, mà Y-Doãn là người thứ 13 ; nên gọi là thập tam Y-Doãn.- Ân Trình chân nhân : 4 chữ này, không có nghĩa, nghi là 4 chữ : A hành Ân nhân chép lầm. A hành là chức vị của Y-Doãn (như chức Thủ tướng), còn Ân nhân là người đời Ân nói Y-Doãn là người đời ấy.

7- Nho y : người thầy thuốc mà tinh thông về nho học.

Tứ thập nhất vân : là 41 người, vân là vậy (tiếng trợ ngữ). Nho y có 41 người như Trương-Co, Tôn-Tử-Mạc, Lưu-Hoàn-Tố, Lý-Cảo, Chu-Chấn-Hanh…..

8- Trương Cơ : tức Trương-Trọng-Cảnh, người đời Đông Hán, tác giả THƯƠNG-HÀN-LUẬN và KIM-QUỸ YẾU LƯỢC, 2 pho sách kinh điển của Y-học Đông-Phương.

Dương nhân hiếu nghi : Dương là Nam-dương quê hương của Trọng-Cảnh, hiếu nghi tức hiếu nghĩa. Nói Trương-Cơ là người ở Nam dương mà có đức tính hiếu nghĩa.

  1. Minh y : người thầy thuốc rất tinh thông về y lý.

Chín mươi tám vị : tức 98 vị minh y như Biển-Thước, Thương-Công, Hoa-Đà, Sào-Nguyên-Phương, Vương-Thúc-Hoà, Thành-Vô-Kỷ, Đào-Hoa (Tiết am,), Tiết-Kỷ (Lập trai)…

  1. Truyền thuật : truyền giao về y-thuật.

Thương công : tứcThuần-Vu-Y, người đời Tây Hán, làm chức Thái dương trưởng (coi kho tàng của nhà Vua), nên gọi là Thái thương công, hay gọi tắt là Thương công. Ông học thuốc ở Công-Tôn-Quang và Dương-Khánh, sau nằm mộng lên núi Bồng lai, uống nước thuốc tiên, nên tâm thần sáng suốt, trị bịnh rất là thần hiệu, là 1 trong 98 vị minh y.

  1. Thế y : những danh y cha truyền con nối nhiều đời.

Trấp lục : 26 người (trấp là 20). Thế y có 26 người như anh em Chân-Quyền, Hứa-Quốc-Trinh… Chân-Quyền là em, là Chân-Lập-Ngôn, đều là danh y đời Đường. Chân-Quyền giỏi về châm cứu, có soạn các sách Mạch-kinh, Châm-Phương và Minh-đường-đồ. Chân-Lập-Ngôn giỏi về phương dược, có soạn các sách Bản thảo âm nghĩa và Cổ kim lục nghiệm phương.

  1. Quốc-Trinh : tức Hứa-Quốc-Trinh, tên tự là Tiến-Chi, một thế y đời Nguyên. Thế tổ triệu đến vùng Hãn-hải, cử giữ chức Lưu thủ ở vùng Hán hải. Câu này nguyên bản chép là “Quốc-Trinh tự Tiến Hãn lưu” , 2 chữ tự tiến không có nghĩa, vì tên tự của Quốc-Trinh là Tiến-Chi, không đặt một chữ Tiến được, nên chúng tôi tạm sửa là giữ chức cho thông ý nghĩa.

  2. Đức y : những người minh y, thế y mà có đạo đức cao cả. Đức y có 18 người, như Tiền- Ất, Dương-Sĩ-Doanh (Nhân trai)…

  3. Từ-Văn : tức Từ-Văn-Bá, tên tự là Đức-Tú, người đời Nam Bắc triều. Y thuật rất tinh diệu, nhưng chỉ chuyên cứu giúp người, không để ý đến việc gây dựng sản nghiệp, là 1 trong 18 người Đức y.

  4. Tiên thiền đạo thuật : thiền là đạo Phật. Những người thầy thuốc theo đạo Tiên hay đạo Phật, mà có nghệ thuật riêng, gọi chung là tiên thiền đạo thuật. Những thầy thuốc này có 19 người, như Trường-Tang-Quân, Cát-Hồng, Đào-Hoàng-Cảnh…

  5. Trường-Tang : tức Trường-Tang-Quân, một danh y có đạo thuật ở đời Chiến-quốc. Trường-Tang là họ (họ kép), Quân là ông (tiếng xưng hô chung), còn tên chính, không rõ là gì ? ..Khi xem bịnh, trông thấy hết các tạng phủ và tích kết trong bụng.

  6. Hàn-Mậu : hiệu là Phi-Hà đạo nhân, người đời Minh, học và làm thuốc ở vùng núi Nga-Mi ; được sĩ phu đương thời khen là người ẩn đời truyền đạo (Ẩn thế truyền đạo nhân), còn để lại Y-THÔNG 2 quyển, là cuốn sách thuốc khuôn phép vương đạo của ông. Hàn-Mậu là người thứ 19 trong số 19 người “Tiên thiền đạo thuật” nên nói là mười chín Hàn-Mậu. 3 câu trên đây (từ câu :Tiên thiền đạo thuật… trở xuống) nguyên bản chép sai nhiều quá, có những chữ đặt không thành văn nghĩa như Trường-Tang-Quân, mà đặt là Trường rày Tang-Quân (cắt rời chữ Trường với chữ Tang, không thành họ gì nữa) hay Trường-Tang-Quân là thầy dạy học Biển-Thước, và là người đời Chiến-quốc, mà đặt là sư Biển Hán Tân (sư Biển ngược nghĩa, HánTân sai thời đại) ; lại như Hán-Mậu, chữ Mậu nguyên là âm trắc, mà đặt ép vần theo âm bằng là mu … vì thế, chúng tôi phải tạm sửa cả hai.

  7. Nhị bách thập ngũ : 215 người, tức tổng số 13+41+98+26+18+19 người của các thánh hiền thượng cổ, nho y, minh y, thế y, đức y và tiên thiền đạo thuật nói trên (chữ thập ngũ nguyên bản chép là thập tứ, sai, nên chúng tôi sửa lại).

Lịch trần : trải bày Đoạn truyền thông y học này, soạn giả thuật theo sách Yhọc nhập môn cả phân loại (từ thánh hiền thượng cổ đến tiên thiền đạo thuật) và số người của từng loại, xem xem ở sách đó sẽ có đầy đủ cả họ tên và sự việc của 215 người.

  1. Triết phụ : phụ là phụ tá, triết phụ như nói hiền thần.

  2. Trứ thư lập ngôn : soạn sách, lập ra lời nói, chỉ sự biên soạn sách thuốc để truyền lại đời sau của những bậc quốc y (chữ trứ thư ta thường đọc là trước thư, không đúng).

  3. Y học nhập môn : tên cuốn sách thuốc của Lý-Diên đời Minh (1575)

  4. Đơn như ý : tức NHƯ Ý ĐƠN, một phương thuốc chữa dịch lệ tứ thời và nhiều loại bịnh, có chép trong sách Y học nhập môn.

  5. Đa đoan : nhiều mối, nói NHƯ Ý ĐƠN có nhiều phép chữa các loại bịnh.

Chữa thế : chữa đời.

  1. Di chỉ : những ý nghĩa truyền lại trong phương thuốc.

Hậu lai : người học thuốc đời sau.

  1. Xuân đông thu hạ : chỉ dịch lệ phát sinh trong 4 mùa (Y học nhập môn nói bài Như ý đơn chữa dịch lệ trong cả 4 mùa)

  2. Điên cuồng, quỉ tý : những bịnh điên cuồng và ma tà.

  3. Trưởng ấu tương tự : tương tự là giống nhau. Nói người lớn người bé đều một chứng trạng giống nhau, khi có bịnh ôn dịch phát sinh ở nơi hương thôn.

  4. Lệ hàn : không rõ nghĩa, nghi như nói hàn lệ, bịnh dịch lệ thuộc hàn chứng.

  5. Tám tiền : 8 đồng cân.

  6. Tân, Sâm : tức Tân lang, Nhân sâm.

  7. Phúc bì : tức Hậu phác bì.

  8. Mần để : hạt Ba đậu ta gọi là Mần để.

33,34- tám lạng, năm đồng, năm phân : tức số lượng của cả 17 vị thuốc cộng lại

35- Tâm tu : tu là chế tạo, nói phải thành tâm mà chế tạo.

36- Chó gà hỗn tạp : những tiếng hỗn tạp của chó gà ; nói nơi chế tạo thuốc đơn, phải cách xa những tiếng chó sủa gà gáy.

37- Mật phần : phần mật (thành phần mật ong) dùng để luyện thuốc.

38- Cát nhật : ngày tốt

Điều quân : hoà đều.

39- đại như Ngô tử : viên to bằng hạt Ngô đồng (ước bằng hạt Hồ tiêu)

Sa thần vi y : Sa thần tức Thần sa, vi y là làm áo ; nói dùng Thần sa làm áo.

40- mỗi phục, tam, ngũ, thất kỳ : mỗi lần uống 3 hoặc 5 hoặc 7 viên thuốc làm hạn định.

41- Tý, thi : tức quỉ tý, bịnh ma tà ; thi tức truyền thi, bịnh lao (bịnh truyền từ thi thể người này qua người khác, nên gọi là truyền thi)

Lao truyền : diễn thêm ý nghĩa chữ thi.

42- Táo tử, bạch thang : thang bằng nước sắc quả Táo hay nước sôi.

43- Phong dịch : bịnh dịch lệ do phong khí gây nên (những chữ hàn dịch, thử dịch, táo dịch ở dưới cũng nghĩa thế).

Gió cả : do chữ đại phong tức chứng phong dật.

Túc thương : bị thương lâu ngày, nói bị chứng phong dật đã lâu ngày.

44- Ngoại ma : tê dại.

Thống dượng thân cường bất tri : tức thân cường bất tri thống dượng (đặt đảo đi cho có vần) : thân thể cứng đờ, không biết đau ngứa.

45- Mắt không giọt lệ chút chi : ý nói mắt koo ráo, không có nước chảy ra. Câu này nguyên bản chép là “nước mắt chảy xuống lệ thuỷ”, vừa sai chứng bịnh, vừa trúng ý (lệ thuỷ là nước mắt chảy xuống) nên chúng tôi tạm sửa lại

46- Xích điền : tức tử điến, một bịnh phong phát ở ngoài da, trước là những ban nhỏ, sau thành vầng to, sắc tía gọi tử điến phong. Sắc trắng gọi bạch điến phong . Do thể nhiệt bị ngoại tà phong thấp xâm nhập mà gây nên.

Hoán thàn : tức hoán than hay than hoán (đặt âm thàn cho dễ đọc). xem chú thích 110, 111 tập Y-luận (8, các bịnh cơ khác)

47- Đông thống : đau nhức

Chư ban : các thứ, các loại bịnh.

48- Nhất thiết phong tật : hết thảy các bịnh phong.

Thang hoàn Gỉa tô : hoàn là lại, Gỉa tô tức Kinh giới, nói lại dùng thang bằng mước sắc Kinh giới (2 chữ Gỉa tô, nguyên bản chép là Bạch tô, không đúng, nên chúng tôi sửa lại)

49- Hàn dịch : bịnh dịch lệ do hàn khí gây nên.

Tiểu trường đau so : tức chứng tiểu trường khí thống ; xem chú thích 126 ở tập Mười ba phương gia giảm.

50- Thử dịch : bịnh dịch lệ do thử khí (khí nắng) gây nên.

Ngũ lâm : 5 chứng lâm ; xem chú thích 141 ở tập Y-luận.

51- Đăng tâm thang hạ : thang bằng nước sắc Đăng tâm (ngọn bấc).

Nhiệt tiên Đại hoàng : nhiệt nhiều thì sắc nước Đại hoàng làm thang.

52- Táo dịch : bịnh dịch lệ do táo khí gây nên.

Địa, Ma tử thang : sắc nước Sinh địa hoặc Ma tử nhân làm thang.

53- Lãnh thuỷ : nước lạnh.

54- Ôn dịch : bịnh dịch lệ do ôn khí (khí ấm) ? gây nên. (trên đã có câu “hoặc khí ôn dịch”) là nói chung về bịnh dịch lệ rồi, nên ghỉ ở đây nói riêng về bịnh dịch do ôn khí. Cả câu này nói các bịnh ôn dịch và thuỷ thũng đều thang bằng nước Xa tiền.

55- Thang tiên : thang sắc.

56- Thập chủng thuỷ khí : 10 loại bịnh thuỷ khí (thuỷ thũng tức thanh thuỷ, xích thuỷ, hoàng thuỷ, bạch thuỷ, hắc thuỷ, phong thuỷ, thạch thuỷ, cao thuỷ, khí thuỷ).

57- Cam toại, Đại kích : dùng 2 vị này, sắc nước làm thang. Bốn chữ này nguyên bản chép là “lấy một Cam toại” không đúng, vì theo nguyên văn chữ Hán ở dưới thì bịnh thuỷ khí, phải dùng cả 2 vị Cam toại, Đại kích làm thang tống, không thể nói là lấy một Cam toại được, nên chúng tôi sửa lại.

58- Anh, Cổ : anh tức anh lựu, xem chú thích 136, 137 ở tập Y luận ; cổ tức cổ trướng.

59- Thũng đông : sưng đau.

60- La bặc :cải củ, dùng nước sắc La bặc làm thang.

61- Ngũ ban trĩ tật : 5 loại bịnh trĩ, xem chú thích 142 ở tập Y luận.

62- Ngũ giản : 5 chứng kinh giản, thuộc bịnh 5 Tạng ; khi lên cơn, thường phát những tiếng kêu loài chim muông như : can giản kêu tiếng gà gáy ; tâm giản kêu tiếng ngựa hí ; tỳ giản kêu tiếng dê be be ; phế giản kêu tiếng bò rống ; thận giản kêu tiếng lợn ủn ỉn. Những tiếng kêu giống 5 loài chim, thú này người xưa chỉ nói sự ngẫu nhiên, chứ không hẳn như thế, không nên gò theo.

63- Tích thống, bàn hoàn : tích kết, mà đau nhức lẩn quẩn.

Thoá diên : nhổ ra bọt dãi.

64- Giáo xỉ, yêu thống : nghiến răng và đau lưng.

Diêm tiên : sắc nước muối làm thang.

65- Ngũ ngược : 5 chứng sốt rét. Nghi chỉ 5 chứng sốt rét thuộc 5 Tạng : can ngược, tâm ngược, tỳ ngược, phế ngược, thận ngược.

Ngũ ngược các truyền : 5 chứng ngược đều trọn , ý nói chữa chung cả 5 chứng.

Đào chi thang : thang bằng nước sắc cành Đào.

66- Thất tâm : mất tâm trí, tức điên cuồng.

Tá trứng : tức trúng tà, trúng phải độc tà.

67- Âm dương nhị độc : 2 chứng âm độc và dương độc, do độc khí dịch lệ xâm nhập huyết phận, uất kết ở nơi cổ họng mà gây nên ; dương độc thì mặt đỏ, nổi ban từng vầng như văn gấm, thổ ra máu mủ ; âm độc thì mặt xanh, mình đau như bị đòn đánh, nhưng đều có chứng đau cổ họng cả.

68- Thương phong khái thấu : cảm nhiễm phong tà mà phát ho.

69- Ngũ cam, bát lỵ : 5 chứng cam, 8 chứng lỵ. Ngũ cam tức : tâm, can, tỳ, phế, thận cam. Bát lỵ : không rõ những chứng gì.

70- Trường phong, tạng độc : 2 loại tiện huyết với 2 chứng trạng khác nhau. Trường phong thì đi toé ra máu tươi, ra trước phân, giang môn không sưng đau, do trường vị phong nhiệt xâm tập hoặc có thấp nhiệt tích kết ; còn tạng độc thì đi ra máu đen từng khối từng mảng, giang môn có sưng đau, do trường vị có tính nhiệt hoặc thấp nhiệt uất trệ.

Mễ trầm : tức trầm mễ, gạo cũ.

71- Chư ban khái thấu : các loại bịnh ho.

72- Khương thang : thanh nước Gừng.

Hiệu dùng : tức hiệu dụng. mười phân hiệu dụng là có hiệu dụng hoàn toàn.

73- Thập nhị kinh phong : 12 chứng kinh phong của tiểu nhi.

74- Đơn, điền : đơn là đơn độc, một chứng do độc tà phong nhiệt xâm tập bì phu, người phát nóng, nổi những vầng đỏ như son, nên gọi đơn độc (độc son) ; điền tức tử bạch điền phong, xem chú thích 46 trên.

75- Loa lịch : bịnh tràng nhạc

Tiêu khát : bịnh tiêu khát, chia thượng tiêu (phế tiêu), trung tiêu (vị tiêu), hạ tiêu (thận tiêu).

Suyễn diên : hen suyễn và đờm dãi.

76- Đại tiểu trường thống : chứng đau đại tiểu trường.

77- Tửu độc : độc rượu.

Hầu tý : một chứng cổ họng bị sưng đau, bế tắc (trong họng hoặc có cái khối như nắm tay). Uống nước và nói năng đều khó khăn.

Thũng tai : sưng họng má.

78. Tiện hồng : như nói tiện huyết, đại tiện đi ra máu.

79. Kim thạch : những thuốc thuộc loài kim hoặc loài đá.

80. Huyết hải : nguyên chỉ Xung mạch, đây dùng như chữ huyết thất, chỉ bào cung.

Lạnh chầy : huyết hải lạnh và hành kinh chậm.

81 Sinh sang : phát mụn.

82 Sơn hương : làng mạc vùng núi.

83 Âm chất : âm đức. Thời xưa, các sách thuốc thường có phụ bài Âm chất dương luận, nói những việc làm về âm chất, người thầy thuốc phải sẳn lòng hiếu sinh cứu người, và người bịnh nếu mắc bịnh nặng khó chữa, thì phải tự tu tỉnh làm nhiều điều thiện, mới có thể qua khỏi được. Đoạn này từ câu : “Ung, sang, đơn, điền hoa liền” trở xuống, nguyên văn chép nhiều chỗ sai. Bịnh chứng sắp đặt chưa được hệ thống, lại có những câu không thành văn nghĩa, như : “tửu duyên độc rày”, “sắt rày đồng kim”, “gia thân dụng hồ”… nên chúng toi dựa theo ý nghĩa phần chữ Hán mà tạm sửa lại.

84 Phú hiệu : hiệu là bắt chước, phú hiệu nói người già nên bắt chước người xưa mà làm những sự việc âm chất, như thí dược, chân cơ…

Thí dược chân cơ : cho thuốc người ốm, phát chẩn người đói.

  1. Qúi tiện : người sang (quyền quí), nên bắt chước làm những sự việc….

Tội ngục xá trừ : xá bỏ những tội phạm và hình ngục.

  1. Tiện hiện : người hèn (không có quyền vị) nên bắt chước làm những sự việc…

Kiểm ốc lậu nơi : kiểm soát những nơi nhà giột mà sửa chữa lại. Theo Y học nhập môn, người hèn nên làm những việc sửa nhà giột, vá dép rách cho người ta.

  1. Bần tiện : người nghèo nên bắt chước làm những sự việc nghĩa dưới đây.

  2. Độ nghỉ : bắc cầu cho đàn kiến (nghỉ) bị ngập nước mưa.- Liệu thuốc : chữa thuốc cho chim thước (quạt) bị ốm.- Phóng rời hạc ngư : đây nói những việc làm “hiếu sinh” đến cả chim, cá và sâu kiến của người xưa mà người nghèo nên bắt chước.

  3. Nhất sự, nhất vật : một việc gì, một vật gì.- Tiểu, sơ : tiểu là nhỏ, sơ là ban đầu ; nói những sự vật khi còn nhỏ bé hay mới phát ra.

  4. Di động thiên địa, đạt chư quỉ thần : đã động đạt đến trời đất và thấu suốt đến quỉ thần.

  5. Nhất niệm chi thiện : một ý niệm tốt lành.

  6. Trâm anh : chính nghĩa là cái trâm và giải mũ, những thứ trang sức cho cái mũ đội của người quyền quí, từ này dùng để chỉ hạng người quyền quí, quan chức.

  7. Lạc thiện quân tử : người quân tử vui lòng làm điều thiện.

  8. Y thông tiên đạo : đạo làm thuốc thông suốt với đạo thần tiên.

  9. Y học : tức sách Y học nhập môn nói trên.

  10. Vó câu bóng chếch : không rõ nghĩa. Văn học ta có câu “Bóng câu qua cửa sổ” (lấy ý câu Trang-Tử “Bạch câu quá khích”: ngựa trắng chạy qua khe vách), nói đời người chóng qua như bóng ngựa (bóng mặt trời) chạy qua cửa sổ. Nghi soạn giả dùng điển này nói tuổi mình đã già.

  11. Phục thi : bịnh truyền thi (bịnh lao) đã phục tàng lâu năm không trừ được.

  12. Bài ca trên nói là “đại tiểu trường thống” tức đau đại tiểu trường ; mà đây lại nói là đại tiểu trường bế tức bế tắc, bịnh chứng không thống nhất, không rõ thế nào ?. Nhưng xét bài Như ý đơn, soạn giả lấy ở Yhọc nhập môn mà chính sách đó nói là đại tiểu trường bế thì chứng này đúng hơn.


HỒI SINH ĐƠN


  1. Hồi sinh đơn : bài ca đơn này, cũng do Tráng nho soạn ra (xem chú thích 1 ở trên).

  2. Thiên triều : chỉ Trung-quốc. Hồi sinh đơn xuất xứ ở sách thuốc Trung-quốc, nên nói là thiên triều.

  3. Vi diệu : tinh vi và huyền diệu.

  4. Hộ thể : bảo vệ, chống lại tật bịnh của người đời, giúp đời.

  5. Tích đức vi bản : tích đức làm gốc.- Tôn nhi : như nói nhi tôn, con cháu.

  6. Ngữ lục : cuốn sách ghi chép lời nói (2 chữ này có bản chép là “quốc ngữ” tức là soạn ra tiếng Việt).- Thuật di : thuật theo ý nghĩa truyền lại.

  7. Hồi xuân nghĩa tập : Hồi xuân tức Vạn bịnh hồi xuân, tên một pho sách thuốc của Cung-Đình-Hiền đời Minh (xuất bản 1615).- Nghĩa tập : nghi là tên một tập trong pho sách ấy. – Phụ phương : phương thuốc của phụ khoa. Đây nói Hồi sinh đơn nguyên là một phương thuốc Phụ khoa trong tập Nghĩa sách Vạn bịnh hồi xuân.

  8. Nước : chỉ nước thuỷ triều (ta thường gọi con nước). – Kém cường : chỉ sự lên xuống của thuỷ triều.

  9. Nguyệt thuỷ : tức kinh nguyệt. Đây nói kinh nguyệt của phụ nữ thường ddieuf hoà đúng kỳ như nước thuỷ triều.

  10. Huyết dữ khí hiền : chữ hiền không rõ nghĩa, nghi nói huyết với khí điều hoà.

  11. Bảo sinh : tên một bài luận hay một cuốn sách.

  12. Đơn hồi : tức đơn Hồi sinh.- Trường-Cát-Tôn : tức Trường-Cát-Tôn Khuê-Đình, ông Tôn-Khuê-Đình ở đất Trường cát. Theo lời chú thích ở sách Vạn bịnh hồi xuân, thì Hồi sinh đơn là phương thuốc kinh nghiệm của Tôn-Khuê-Đình ở Trường cát.

  13. Chư ban huyết khí : các loại bịnh huyết khí.

  14. Nhất nhất đơn hoàn : hết thảy các chứng (tiếp ý huyết khí câu trên) đều dùng thuốc hoàn Hồi sinh đơn. – Công hiệu dùng thang : nói dùng thuốc hoàn Hồi sinh đơn có công hiệu nhanh chóng như thuốc thang.

  15. Cẩm văn : xem chú thích 42 ở tập Phương pháp biện chứng luận trị.

  16. Khử tri tồn trấp : bỏ bã lấy nước sắc của vị thuốc.

  17. Hảo tửu : rượu ngon. – Nhất đại uyển : một bát to.

  18. Chử thang tam ngũ cổn : nấu sôi 5, 3 bận.

  19. Hồng tri : bã Hồng hoa.

  20. Tồn thuỷ : phần nước thuốc còn lại.

  21. Trấp : nước nấu Hắc đậu.

  22. Bỏ rẫy : bỏ hẳn.

  23. Tiên tương : trước đem. – Dược mạt Đại hoàng : thuốc bột Đại hoàng.

  24. Hảo mễ thồ : Dấm thanh thứ tốt (dấm làm thuốc thường dùng thứ chế bằng gạo, gọi là mễ thồ)

  25. Văn vũ hoả : lửa nhỏ, lửa to. – Ngàn cao lưỡng đồng : nấu cao 2 lần.

  26. Thứ hạ : sau mới cho vào. – Thang Tô tửu Hồng : nước sắc Tô mộc và rượu nấu Hồng hoa.

  27. Bồi can : sấy khô. – Oa bà : khê dính đáy nồi. – tái gia : lại đem sấy khô (chữ tái gia đây, tiếp nghĩa chữ bồi can trên ; và chữ tái chỉ là nói một việc làm kế sau, chứ không phải là làm lần nữa). Đây nói sau khi ngào cao, nếu thấy có khê dính đáy nồi là được, thì đem mà sấy khô.

  28. Nhập hậu dược : cho vào các vị thuốc sau đây.

  29. Thương, Phụ : Thương truật và Hương phụ.

  30. Miễn : xem chú thích ở tập Thương hàn cách pháp trị lệ.

  31. Ngoài dành : dành riêng ra ngoài ; nói vị Đào nhân phải để riêng mà nghiền nát đã, rồi mới cho chung vào với các vị kia.

  32. Cam, Mộc : Cam thảo và Mộc hương.

  33. Ngũ linh : Ngũ linh chi.

  34. Khử bạch tửu chưng : bỏ hột, rồi chưng với rượu (nói vị Sơn thù)

  35. Khử nhương : bỏ cùi trong.

  36. Các đảo tĩnh mạt : đều tán thành bột nhỏ.

  37. Nhu đạn tử đại : viên to như hòn đạn.

  38. Mỗi phục nhất hoàn : mỗi lần uống một viên. – Tửu hoá hạ thông : thông là thông khẩu, uống làm một liều, nói dùng rượu hoà tan mà uống làm một liều.

  39. Đầu đông : đầu nhức.

  40. Ma hoàng mạt : bột Ma hoàng.

  41. Khương, Thông : Gừng và Hành.

  42. Nhất đơn đốn phục : một viên thuốc đơn uống một lần hết. – Hoá quân : hoà tan (trong rượu) cho đều.

  43. Đốn khai đơn phục : dùng thuốc đơn hoà tan với rượu mà uống cả làm một lần.

  44. Nhụ đầu : lấy tay day day chỗ đầu vú.

  45. Nhũ dũng tuyền xuất thuỷ hoa : sữ tựa dòng suối toé ra những tia nước như hoa.

  46. Nhâm phụ : người đàn bà có thai.

  47. Ác lộ : chất huyết xấu, huyết hôi.

  48. Nhâm dựng : thai nghén. – nhâm dựng chẳng an : như nói thai nghén không thành, tức không kết thai được (do tạng phủ hư lạnh đã lâu)

  49. Nuy táo : héo hon khô ráo. – thai hoàn bất trưởng : bào thai lại không lớn lên được.

  50. Tháng ngày tuy mãn : tháng ngày tuy đầy đủ.

  51. Tổn nên đoạ rày : đoạ là đoạ thai (truỵ thai), sẩy thai ; ý nói do hư tổn mà thành sẩy thai.

  52. Nan sản : khó đẻ. – khôn hay hạ thì : không biết lúc nào sinh ra được.

  53. Liên nhật : mấy ngày liền. – tử tử : thai chết trong bụng (chử tử trên, chỉ thai nhi). Ý nói thai chết bất kỳ vì luon mấy ngày không đẻ ra được.

  54. Suyễn diên : suyễn thở và bọt dãi. – hãn nhiều : mồ hôi ra nhiều.

  55. Tề phúc lãnh thống : bụng rốn lạnh đau – nhiệt triều vãng lai : sốt cơn qua lại.

  56. Lao sản : tức sản lao, lao lực sau khi sinh đẻ.

  57. Tâm khiếp : tâm thần khiếp sợ. – đạo hãn : mồ hôi trộm.

  58. Mỗi nguyệt thường phục : hàng tháng thường uống thuốc đơn Hồi sinh.

  59. Thuận sản : thuận đẻ, dễ đẻ.

  60. Thất nữ khuê phòng : con gái chưa chồng, ở nơi buồng the. – Bảo giám y phương : phương thuốc kinh nghiệm ở sách Khuê phòng bảo giám. – Đây nói sách Khuê phòng bảo giám thường dùng Hồi sinh đơn để chữa những bịnh phụ nữ thai tiền sản hậu ; cùng những bịnh bế kinh, đới hạ của người thất nữ ơ nơi khuê phòng.

  61. 161 Hồi xuân : chỉ sách Vạn bịnh hồi xuân.

  62. 162 Hồi sinh : chỉ Hồi sinh đơn.

  1. Thọ khảo bách linh : sống lâu trăm tuổi (chữ khảo cũng nghĩa như chữ thọ). Đây mượn chữ Hồi xuân tên sách để nói sự hưởng nhiều tuổi thọ.

  2. Vạn đại công khanh : muôn đời làm công khanh. Đây mượn chữ Hồi sinh tên thuốc đơn, để nói sự hưởng phúc lâu dài.

  3. Tuế bạc bằng hoa : nói làn tóc bạc tốt đẹp. Đây lại mượn tên sách để nói sự tuổi già mà vẫn mạnh khoẻ.

  4. Nhi tôn : con cháu. Đây lại mượn tên đơn để nói sự phúc đức dành mãi cho con cháu.

  5. Xuân, Sinh : tức Hồi xuân và Hồi sinh.

  6. Đoạn kết này, soạn giả cs ý suy rộng và láy đi láy lại cái ý nghĩa của 4 chữ “Hồi xuân và Hồi sinh” để thấy rằng Hồi sinh đơn trong sách Vạn bịnh hồi xuân là một phương thuốc chữa bịnh phụ nữ thai tiền sản hậu, nhât la sản hậu, có tác dụng khởi tử hồi sinh, làm cho người ta sống lâu mà hưởng phúc. Thật là thần diệu quí giá (tuy nói tác dụng thuốc đơn, nhưng vẫn thêm màu sắc tô điểm của văn chương).


19 CHỨNG THAI TIỀN SẢN HẬU
(1)


  1. Thai tử phúc trướng : như nói thải tử phúc trung : thai chết trong bụng mẹ (đặt chữ trướng cho hiệp vần)

  2. Phúc trung tề thống : trong bụng và rốn đau quặn

  3. Tu du mệnh tại : tức mệnh tại tu du, tính mệnh chỉ ở trong giây lát, nói ý nguy cấp.

  4. Mẫu tử hoạt thoát : hoạt là sống, nói mẹ con đều sống thoát (chết)


(2)


  1. Thai khí thành bào : thai khí đã thành hình.

  2. Tử thực mẫu huyết : con ăn nhờ chất huyết của mẹ.

  3. Huyết kinh thành khối nan trừ : huyết đã kết lại thành khối , khó tiêu trừ được (huyết chỉ chất huyết thừa mà thai nhi khi đã đủ tháng, không hấp thụ hết)

  4. Nhi chẩm : xem chú thích 83 ở tập Phương pháp biện chứng luận trị.

  5. Sơ phá huyết, khoả nhi hình : sơ là bắt đầu ; khoả là bọc lấy. Nói huyết khối bắt đầu vỡ ra, bọc lấy thân hình thai nhi.

  6. Nghịch hoành : đẻ ngược và đẻ ngang.

  7. Tu du : phút chốc.

  8. Tự sinh, thuận sản : tự sinh ra và thuận lợi việc sinh đẻ. – huyết điều bại đi : điều là điều hành, bại là chất xấu ; nói chất huyết xấu sẽ bị tiêu đi.


(3)


  1. Thai y bất hạ : thai y là nhau thai nhi, bất hạ là không ra được. – Liệt : ốm liệt đi.

  2. Huyết nhập thai y : huyết đẻ quyện vào trong nhau thai.

  3. Hồi sinh đơn phục tửu thang : thuốc đơn Hồi sinh uongs với thang rượu.

  4. Thai y hoá hạ : nhau thai sec hoá tan mà ra hết.


(4)


  1. Huyết vần : tức huyết vận (chữ vận ta thường đọc là vậng, không đúng ; đây đặt âm vần cho hợp âm) : chứng say máu chóng mặt, hoa mắt.

  2. Nhãn thần hắc hoa : nhãn thần là thần sáng của con mắt, nói thấy mắt trông thấy hoa đen, tức chứng hoa mắt.

  3. Khí huyết vi định : khí huyết chưa yên định.

  4. Bôn hoà khắc Can : chạy vào khắc tạng Can.

  5. Y nhân : người thầy thuốc. Những chữ Y nhân đều nghĩa như thế.

  6. Bất minh : không rõ.


(5)


  1. Khẩu can : miệng khô

  2. Miến : 1- bột lúa mì (mạch), 2- miến sợi, do bột mì chế thành. Ở đây, không rõ chỉ bột mì hay miến sợi.

  3. Y nhân : xem chú thích 189 trên.

Bành cách hung : bành là đầy trướng ; cách hung tức hung cách, vùng ngực và màng cách nói vùng này bị đầy trướng.
(6)


  1. Hư luy : hư tổn và gầy yếu.

  2. Hàn nhiệt tư ngược : nóng rét tựa chứng ngược (sốt rét định kỳ). – vãng lai :qua lại, chỉ cơn nóng rét.

  3. Bịnh nguyên : căn bịnh.


(7)


  1. Bại huyết nhập tạng : huyết xấu chạy vào ngũ tạng.

  2. Chuyễn mãn tứ chi : chuyễn đầy 4 chân tay. Ý nói bại huyết từ trong tạng phủ chuyển ra khắp tứ chi.

  3. Vận lưu bất đắc : không vận hành được. – hoá vi thũng phù : hoá làm bịnh phù thũng.

  4. Lưỡng đồ : 2 đường, chỉ 2 loại bịnh thũng.

  5. Huyết thuỷ nhị thũng : huyết thuỷ là 2 chứng thũng (một chứng do huyết, một chứng do thuỷ). – thù bạn : khác loại.

  6. Khí bế, tiện nan : đường khí bế tắc, tiểu tiện khó khăn.

  7. Lãnh hàn tứ chi : lạnh rét bốn chân tay.

  8. Thuỷ khí : bịnh thũng thường do khí trệ rồi thuỷ đình lại mà gây ra, nên gọi thuỷ khí. Đây nói trước nên chữa huyết, sau mới chữa thuỷ.


(8)


  1. dung y : thầy thuốc tầm thường, thầy kém.

  2. Bằng Nghệ bắn ra : Nghệ là tên một người giỏi bắn cung thời xưa. (Truyền thuyết : Thời vua Nghiêu, trên trời có 10 mặt trời, làm cho cây cỏ cháy khô, vua Nghiêu sai Nghệ bắn rụng 9 mặt trời, 9 con quạ trong đó đều chết ; lại đời Hạ có Hậu-Nghệ, cũng là người giỏi bắn cung ). Ý nói dùng thuốc đơn này, sẽ có công hiệu bách phát bách trúng, như tài bắn cung của Nghệ vậy.


(9)


  1. Thất âm bất ngữ :mất tiếng không nói được.

  2. Tâm hữu thất khiếu, tam mao : trái tim có 7 khiếu va 3 cái lông (đây theo thuyết cổ, không đúng với giải phẫu học hiện nay)

  3. Lưu nhập tâm trung : chạy vào trong khiếu tâm.

  4. Vạn vô nhất thất : muôn không sai một. Nói những người dùng thuốc đơn, không một người nào bị sai trái cả. Đoạn này, những lời biện luận từ câu “Y nhân chẳng hiểu nói vơ” trở xuống, nguyên văn đều chép sót cả, chúng tôi phải dựa theo phần chữ Hán ma tạm bổ sung vào.


(10)


  1. Tiết lỵ trường thống : chứng kiết lỵ mà bụng đau (chữ tiết lỵ đây như nói hạ lỵ, tức bịnh kiết lỵ, chứ không phải là 2 bịnh tiết tả và kiết lỵ)

  2. Nhâm phụ : xem chú thích 144 trên.- Vị mãn nguyệt kỳ : mang thai chưa đủ tháng.

  3. Vật kỳ dị thượng : kỳ dị là kỳ lạ, nói do ăn những vật lạ mà bị thương tổn.

  4. Huyết dữ lưu nhập Đại trường : huyết cùng thức ăn chua lạnh chạy vào Đại trường.

  5. Bất năng khắc hoá : không tiêu hoá được.- Tiết nung : tiết ra máu mủ.

  6. Ô uế thích đông : đi ra những chất nhơ bẩn và trong bụng nhói đau.


(11)


  1. Bách tiết toan thống : các khớp xương đau buốt.

  2. Thống toan : cũng như toan thống, đau buốt.

  3. Tam nhị : 3-2 viên thuốc đơn.

  4. Nhâm phụ : nghi là chữ sản phụ chép lầm, vì bịnh bách tiết toan thống đây là bịnh sản hậu, chứ không phải thai tiền, không đặt là nhâm phụ (đàn bà có thai) được.


(12)



  1. Tiểu trường : tức Tiểu trường niệu huyết, chỉ chứng đi đái ra máu. Người xưa cho nước tiểu trong Bàng quang là nước ở Tiểu trường thấm vào, do đó gọi chứng tiểu tiện đi ra máu là Tiểu trường niệu huyết (đây là thuyết xưa, không đúng với giải phẩu học hiện nay).

  2. Kê can : gan gà ; nói nước tiểu đỏ xẩm như màu gan gà.

  3. Kêu van : 2 chữ này, nghi chép sai, vì theo chứng trạng chỗ này, thì chỉ có giận dữ thôi, không có kêu van.

  4. Lưu nhập Tiểu trường : chạy vào Tiểu trường.

  5. Thuỷ đạo : đường nước.

  6. Tạng lâm : tức ngũ tạng lâm sáp, chứng tiểu tiện dâm dắt do ngũ tạng hư tổn mà gây ra (một chứng trạng mà thầy thuốc kém gọi lầm như thế. Xem lời đáp ở dưới)

  7. Bại trầm : hư hoại mà chìm lắng xuống, chỉ chất huyết ứ.


(13)


  1. Vật kỳ : vật lạ.

  2. Thất điều vinh vệ : vinh vệ mất điều hoà.- Băng tuỳ phúc trung : tuỳ là theo đó, nhân đó, nói vùng thiếu phúc (vùng bụng dưới, chỉ bào cung) nhân đó sinh ra băng lậu. Câu này, nguyên văn là “nhân thử vinh vệ điều tuỳ phúc trung”, không có nghĩa ; nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà tạm sửa lại.

  3. Hoà mình : như nói toàn thân.- Triều nhiệt đầu đông : sốt cơn và nhức đầu.

  4. Quí thuỷ : nước thiên quí, tức kinh nguyệt. – Lề ngày : ngày hành kinh thường lệ, thường kỳ.

  5. Bạo hạ bất chỉ : bổng nhiên ra huyết không ngừng.

  6. Chính bằng : như nói bình thường. chỉ khí huyết của người sản phụ.- Bảo dưỡng thất nghi : bảo dưỡng không được chính đáng. (2 chữ thất nghi nguyên văn chép lầm là thất hư). Đây nói khí huyết người sản phụ vốn là bình thường, chỉ vì bảo dưỡng thất nghi mà sinh bịnh.

  7. An thuyên : yên khỏi.


(14)


  1. Sản hậu : 2 chữ này, nghi chép lầm, vì bài Hán văn (lời đáp) ở dưới nói là nhâm phụ bị chứng nôn mửa ; nhâm phụ là đàn bà có thai, và nôn mửa là một chứng trạng thường thấy ở người có thai (chứng vùng hung cách trướng khí cũng không hẳn là chứng sản hậu). Vậy chứng sản hậu đây, phải là chữ tiền sản, tức thai tiền mới đúng nghĩa. Những chữ sau đẻ ở lời hỏi và lời đáp dưới đây cũng nghi là sai.

  2. Hung cách khí mãn : vùng ngực và màng cách (hoành cách) bị trướng khí.

  3. Sung trường : đầy chữa ở trường vị.

  4. Dực : dạo dực.

  5. Vị phiên : cũng gọi là phiên vị, tức chứng ăn vào lại nôn ra. Thường ăng xong thì bụng đầy trướng, sáng ăn thì chiều nôn, chiều ăn thì sáng nôn ; và nôn ra nhứng thức ăn không tiêu hoá. Đây nói thầy thuốc kém không hiểu lại gọi là chứng vị phiên.

  6. Tâm phiền tương xung : ý nói huyết đình ở Tỳ xung khắc với Tâm khí mà gây nên chứng tâm phiền.

  7. Bách vô nhất thất : trăm không sai một (ý nghĩa cũng như từ vạn vô nhât thất). xem chú thích 210 trên.’

  8. Khẩu can : miệng khô.

  9. Bàn hoàn : lo nghỉ lẩn quẩn.

  10. Thuỵ mộng, kinh quí : mơ mộng, kinh sợ

  11. Kinh thuỷ : tức kinh nguyệt

  12. Côt chưng : một chứng bịnh hư lao, thường phát sốt về buổi chiều, 2 chân lạnh ngược, lòng bàn tay nóng, lưng đau hoặc có mồ hôi trộm, do nhiệt tà từ trong xương bốc nóng ra (nhiệt độc, phụ cốt), nên gọi cốt chưng. (Sách Sào thị bịnh nguyên chia 5 chứng : cốt chưng, mạch chưng, nhục chưng, bì chưng, nội chưng, cũng gọi huyết chưng).

  13. Lư y : tức Biển-Thước, ông người ở đất Lư, nên gọi Lư y (thầy thuốc đất Lư).- Lư y bất khởi : ý nói dù có thầy thuốc giỏi như Biển-Thước cũng không chữa cho khỏi dậy được. Đoạn này từ câu “cốt chưng…” trở xuống, nhiều chỗ nguyên văn chép sai, không có nghĩa, như : “Nhiệt biến, sunh dùng”, “Lư y bất khởi nói năng…..” nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà tạm sửa lại.


(17)


  1. Khả thân khả uý : đáng nên cẩn thận, lo sợ.

  2. Thập vô nhất hoạt : mười người không sống một, nói chứng bịnh nguy hiểm.

  3. Khả bảo vô ngu : có thể bảo toàn không lo ngại gì. Đoạn này từ câu “Toàn thân ban điểm…” trở xuống, nguyên văn có chỗ chép sai hoặc văn nghĩa trúc trắc, như : “vào tạng phủ mị, được ngộ thứ ban…”nên chúng tôi dựa theo phần chữ Hán mà sửa lại.


(18)


  1. Giác cung : nguyên là chứng uốn ván, đây dùng chỉ chứng trạng lưng đau mà gò lại.’

  2. Đủ ngày lần lữa : lần lữa như nghĩa nấn ná ; ý nói người sản phụ phải nấn ná cho đủ cái thời gian kiêng khem là 100 ngày.

  3. Phòng sự : chỉ việc vợ chồng giao hợp. Đoạn này nguyên văn có nhiều chỗ chép sai, như “thuốc xa ; chẳng hiền độc trong ; phục đan thử miễn” chúng tôi phải dựa theo phần chữ Hán mà sửa lại.


(19)


  1. Đại tiểu nhị biền : tức đại tiểu nhị tiện, cả 2 đại tiện và tiểu tiện (chữ tiện có 2 âm tiện biền cùng nghĩa như nhau)

  2. Huyết nhập trường trung : huyết chạy vào đại tiểu trường. Ý nói huyết chạy vào Đại trường, gây nên đại tiện bế, và chạy vào Tiểu trường gây nên tiểu tiện sáp (đây theo thuyết cổ, nên nói tiểu tiện sáp là do huyết chạy vào tiểu trường, không đúng với giải phẩu học hiện nay)

  3. Văn gấm hoa đèn : tả chứng trạng mắt hoa, lúc trông như văn gấm, lúc trông như hoa đèn.

  4. Quỉ mị : ma quỉ.


KẾT LUẬN


  1. Khó khôn : như nói khó khăn ; khôn cũng nghĩa như khó.

  2. Quế tử, lan tôn : con quế cháu lan ; nói con cháu quí.

  3. Vân nhưng : cháu chắt (theo sách Nhi nhã : cháu 8 đời gọi là nhưng, 9 đời gọi là vân).- Khổng môn : cửa Khổng-Tử, chỉ đạo Nho ; ý nói nối dõi nghiệp nho. Hai chữ vân nhưng có bản chép là vân trình, nghĩa là đường mây ; nói con cháu thành đạt, nối dõi nghiệp nho, thì ý nghĩa dung hợp hơn, và dưới đặt Khổng môn, trên đặt vân trình thì cũng có phong cách văn chương hơn.

  4. Tám nghìn xuân : tám nghìn năm.- Tám nghìn xuân lại tám nghìn : nói hưởng nhiều tuổi thọ. Theo Trang-Tử : “Thời cổ có một loài cây gọi là xuân, sống rất lâu, tám nghìn năm là một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa Thu” (các sách văn học thiowf sau thường gọi cha là xuân đường : nhà xuân ; mong cha nhiều tuổi thọ như cây xuân là lấy điểm này).

  5. Hồi xuân : chỉ sách Vạn bịnh hồi xuân (chữ hồi xuân câu này, hô ứng với chữ tám nghìn xuân câu trên, ngụ ý hồi sinh, hưởng thọ của phương thuốc). Soạn giả nói Hồi sinh đơn của sách Hồi xuân quả là phương thuốc thần diệu, nên soạn thành bài ca để phổ cập cho mọi người.



BỔ ÂM ĐƠN


  1. Bổ âm đơn : bài ca đơn này, nghi cũng của Tráng nho soạn ra.

  2. Âm thường bất túc, Dương thường hữu dư : âm thường không đủ, dương thường có dư. Hai câu này, nguyên là luận thuyết của Chu-Đan-Khê đời Nguyên, Đan-Khê cho Âm Dương có sự bất túc, hữu dư như thế, nên thường chủ trương phương pháp bổ Âm và ức Dương tức giáng hỏa.

  3. Hai bẩy xuân đầu : hai 7 là 14, xuân là tuổi ; ý nói người con gái, bắt đầu từ 14 tuổi.

  4. Thông tin : như nói thông kinh, hành kinh (tinnguyệt tin, tức kinh nguyệt, kinh nguyệt của phụ nữ, hàng tháng ra đúng kỳ, nên gọi là tin).- Nhị đào : nhụy hoa Đào màu đỏ, ví với chất huyết.

  5. Thiên chân : chân khhis (nguyên khí) cùa tiên thiên.

  6. Nhâm quí : nguyên là 2 Can trong Thập can, thuộc hành thủy. thường dùng để chỉ về thủy. Đây soạn giả dùng như chữ thiên quí, chỉ chất chân thủy của thiên nhiên, cái nguồn tạo ra nam tinh và nữ huyết. - Mai hoa phải thỉ : tới thời kỳ hôn nhân của người con gái. Mai hoa lấy ý ở thơ “Phiếu mai” kinh Thi, nói việc hôn nhân của người con gái (truyện Kiều có câu : “Qủa mai ba bẩy đương vừa, Đào non sớm liệu se tơ kịp thì”).

  7. Thơ Đào : tức thơ Đào yên ở Kinh thi, thơ nói việc hôn nhân của người con gái.- Vu qui : do câu thơ Đào-Yên “Chi tử vu qui” nghĩa là người con gái áy về nhà chồng.

  8. Hảo cầu quân tử : tốt đối với người quân tử (cũng một câu thơ ở Kinh thi, nói sự kết duyên của người thục nữ).- Lợi kỳ nữ trinh : thuận lợi cho đức tính đoan trinh của người con gái.

  9. Tu tề : tức tu thân tề gia ; tu sửa bản thân và chấn chỉnh gia đình (lấy chữ ở sách Đại-Học)

  10. Giáo phụ sơ lai : dạy vợ ngay khi mới về nhà mình. (Minh Đạo Gia huấn có câu : Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh tài, và ca dao ta cũng có câu : Dạy con tử thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về)

  11. Khuê môn : cửa phòng, nói nơi buồng the của phụ nữ.

  12. Hoàng-Đế : một vua đời thượng cổ Trung-Quốc, từng cùng bề tôi là Kỳ-Bá, bàn luận về y lý cùng tạng phủ. Kinh lạc và phép trị liệu, soạn ra cuốn Nội-Kinh. Pho sách kinh điển của Đông y.

  13. Tố nữ : một bề tôi của Hoàng-Đế, không rõ là ai ?

  14. Một ngày một tiết : không rõ nghĩa.

  15. Nhân lên : trở lên.

  16. Tam nhật, ngũ nhật : không rõ nghĩa (nghi chỉ số ngày phòng sự). Chữ bảy ngày nửa tháng ở dưới cũng thế.

  17. Nhật trung trắc ảnh : trắc ảnh là xế bóng. Nói mặt trời đến giữa trời rồi, thì phải xế bóng.

  18. Dâm xa : dâm dục xa xỉ.- Hổn hào : chính nghĩa là lẫn lộn. Đây dùng như nghĩa sai trái.

  19. Thất thất, bát bát : bẩy lần bẩy, tám lần tám ; chỉ tuổi 49 của nữ giới và tuổi 64 của nam giới.- Niên cao : tuổi cao. Theo Tố-Vấn (Thượng cổ thiên chân luận), nữ giới đến tuổi thất thất, nam giới đến tuổi bát bát thì tiên quí tức thiên chân đều suy kiệt cả.

  20. Trượng phu : người đàn ông, chỉ nam giới.- Khuê phòng : buồng the.

  21. Dưỡng tính : nuôi dưỡng đức tính.

  22. Đoạn này nói người ta phải bảo dưỡng chân khí, tiết chế sắc dục, sao cho giữ được sự quân bình cùa âm dương để tăng sức khỏe mà hưởng tuổi thọ.

  23. Thủ chính : giữ gìn chính đạo.

  24. Tà tính : tính rất tà dâm.

  25. Thiên phòng, trắc thất : phòng cạnh nhà bên, chỉ vợ lẽ, vợ mọn (thời xưa, những vợ lẽ mọn đều phải nằm ngủ ở nhà bên, phòng cạnh, nên gọi thiên phòng, trắc thất).

  26. Triêu vân mộ vũ : mây sớm mưa chiều, chỉ sự dâm dục bừa bãi.

  27. Ghe ngày : nhiều ngày.

  28. Can hiệp tướng hỏa : Can thuộc tướng hỏa. nay Can quá vượng, đưa tướng hỏa bốc lên.

  29. Chưng uất táo tiên : nung nấu, uất kết, làm cho khô cạn tất cả.

  30. Thác loạn : rối loạn.

  31. Lao trái : lao là hư lao, trái là cực độ. Nói chứng hư lao đến mực cực độ, thường dùng chỉ bịnh ho lao (lao phổi)

  32. Cơn triều : cơn nóng rét có giờ giấc (thường về buổi chiều)

  33. Úi : cơn sốt rét, chỉ chứng ngược.- Úi dậy : cơn sốt rét phát lên.

  34. Thực phải úi dậy : chữ thực không đúng nghĩa, nghi là chữ chẳng chép lầm. Ý nói không phải là cơn úi (chứng ngược), chớ có hồ nghi.

  35. Mựa : chớ, tiếng cổ. – Tiệt ngược : thuốc chặn cơn sốt rét.

  36. Thắng kim, thất bảo : những phương thuốc chuyên chữa về chứng ngược. Thắng kim tức THẮNG KIM HOÀN và DỊ GIẢN THẮNG KIM ĐƠN. Xem mục “Ngược tật” (XI) ở tập Phương pháp biện chứng luận trị. – Thất bảo tức DỊ GIẢN THẤT BẢO ẨM ; phương gồm 7 vị (Thường sơn, Thảo quả, Tân lang, Thanh bì, Trần bì, Hậu phát, Cam thảo), nên gọi thất bảo. Xem ở Y phương tập giải.

  37. Tư huyết, dưỡng chân : tư nhuận phần huyết, bảo dưỡng chân khí.

  38. Ích thể : bổ ích cơ thể.

  39. Đan Khê : tức Chu-Chấn-Hanh, tự Nghiện-Tu, hiệu Đan-Khê tiên sinh, một danh y đời Nguyên, ông khởi xướng ra luận thuyết tướng hỏa, và chủ trương phương pháp bổ âm, có các sách Cách tri dư luận, Cục phương phát huy… truyền ở đời.

  40. Bổ âm : tức BỔ ÂM HOÀN do Đan-Khê chế tạo ra.

  41. Yếm Rùa : tức Qui bản.

  42. Tam tam như cửu : 3 lần 3 là 9, tức 9 lạng. Tri mẫu, Hoàng bá và Qui bản đều dùng 3 lạng, cộng 9 lạng.

  43. Tửu chưng : chưng với rượu.

  44. Thấu đờm : ho đờm.- Tư thận : tư bổ thận tạng.

  45. Tỉnh thất : căn nhà thanh tịnh.- Tu chế : như chế tạo, 2 chữ này, nguyên văn chép là (phù ?) cả chữ lẫn nghĩa đều không rõ, nên chúng tôi tạm thay là tu chế.

  46. Hỗn đồng : trộn chung với nhau. – phần : chỉ số lượng của Mật, ý nói phải dùng số lượng vừa đủ.

  47. Nấu trư tích tủy : nấu nghi là luộc chín. Trư tích tủy là tủy xương sống lợn.- tam điều : 3 cái, chỉ Trư tích tủy.

  48. Đảo luyền : tức đảo luyện (đặt âm cho hiệp vần) : giả luyện với nhau.

  49. Như ngô đồng tử : viên to bằng hạt ngô đồng.

  50. Tửu diêm nhiệm hạ : tống hạ với rượu hay nước muối tùy ý. – lòng không : lúc đói lòng.

  51. Bihf rượu nung lửa : bình rượu (cái bình trong có đựng rượu) đem đun lửa cho nóng lên, tức dùng rượu đun nóng để uống với thuốc.- ngũ canh : canh năm, lúc gà gáy.

  52. Sư căn : tức Sư căn bạch bì, một vị thuốc có tác dụng chữa di mộng tinh, hoạt tinh. – khử thô : bỏ vỏ thô bên ngoài.

  53. Xích trọc : trọc là chứng tiểu tiện đi ra chất vẩn đục, màu trắng thì gọi là bạch trọc, thường do Tỳ Thận thấp nhiệt ; màu đỏ thì gọi là xích trọc, thường do Tâm nhiệt.

  54. Sơn chi : vị này dùng chữa chứng xích trọc, hợp với các vị Hoàng liên, Bạch truật, Phục linh nói trên.

  55. Nhuyễn nhược vô lực : chân đi yếu ớt không có sức.- bộ hành : bước đi, như nói chân đi.

  56. ống chân xương hùm : tức Hổ hỉnh cốt, xương ống chân con Hùm.

  57. Hoàng oanh : nghi nói gỗ Ruối.- Qua mộc : nghi tức Mộc qua.

  58. Úy hàn : sợ rét.- đi đường : đi đường tiết, đi ngoài lỏng.

  59. Nhãn âm : mắt mờ.- qui xuyên : tức Xuyên qui.

  60. Sài, Liên : Sài hồ, Hoàng liên.- Cúc, Màn : Cúc hoa, Mạn kinh tử.

  61. Mệnh mạch : nguồn gốc sinh mệnh, dùng chỉ chân khí của con người.- vi : tức vị, chỉ bộ vị của mạch.

  62. Tả xích, hữu xích : 2 bộ xích bên tả và bên hữu.- hư, vi : mạch hư và mạch vi.

  63. Dương sự bất cử : dương sự không cử động, tức liệt dương.

  64. Vị cường : mùi vị của thuốc có một sức mạnh.

  65. Bổ âm : chỉ bài thuốc bổ âm nói trên.

  66. Trôi : làm đắm đuối. Sắc chẳng có sóng hay trôi : câu này lấy ý ở câu chữ Hán : “Sắc bất ba đào dị nịch nhân” nghĩa là sắc đẹp không có sóng gió, mà dể làm cho người ta đắm đuối (ý nói say mê sắc đẹp)

  67. Hỏa thăng : hỏa bốc lên.

  68. Trung tuần : không rõ nghĩa, nghi chép lầm chữ.- tam thập : ba mươi tuổi.

  69. Ba báu : tức tam bảo, ba thứ quí báu của con người là tinh, khí, thần.

  70. Lão Bành : tức Bành-Tổ, thọ 800 tuổi, người đời vua Nghiêu mà sống mãi đến cuối đời nhà Ân.

  71. Dâm phòng : say đắm phòng dục.

  72. Lao trái : xem chú thích 293 trên. – truyền thi : bịnh lao truyền từ người này qua người khác, gọi là truyền thi.

  73. Tầm phù thủy : tìm thấy phù thủy, thầy pháp.- nghinh y : đón thầy thuốc.

  74. Lai qui : không rõ nghĩa, nghi như nói hàng phục, tức là làm cho con trùng lao phải hàng phục.- trái trùng : trùng lao.

  75. Phân dị : chia rẽ.- vợ chồng : chỉ người vợ hay người chồng trước (đã chết rồi) của người đang mắc bịnh lao. Theo tục xưa, những người mắc bịnh lao, thường là do cái ma vợ trước hay chồng trước hiện đến mà hành bịnh và quấy nhiễu, nên phải lập đàng cúng lễ để phân dị cái hồn ấy đi.

  76. Chữa mồ chữa mả : chạy chữa mồ mả của ông cha.- rước công : không rõ nghĩa.- thờ viền : tức thờ viện (đặt âm viền cho hiệp vần). Như nói thờ điện, lập điện để thờ cúng.

  77. Sám hối : ăn năn tọi lỗi, tiếng nhà Phật (sám cũng nghĩa như hối). Tục xưa, những gia đình có người mắc bịnh nặng, thường cho là động mồ mả ông cha, hoặc tổ tiên có làm điều ác, ảnh hưởng đến con cháu ; nên phải chạy chữa mồ mả, và làm chay sám hối cho tổ tiên, thì mới khỏi bịnh được.

  78. Oan khiên : tiền oan và tội lỗi.

  79. Giảm chứng : như nói giảm bịnh.

  80. Leo cây tìm cá, khắc thuyền mò gươm : ý nói người có bịnh không biết dùng thuốc, lại đi cầu cúng, chữa mả, làm chay. Đã làm những sự việc vu vơ, vô ích. Sách Mạnh-Tử có câu “Do duyên mộc nhỉ cầu ngư” nghĩa là như leo cây mà tìm cá, nói ví việc làm trái ngược, không đúng chỗ. Sách Lã thịXuân Thu chép : “một người nước Sở, khi đi thuyền qua sông, đánh rơi thanh gươm xuống nước, liền khắc vào mạn thuyền rằng : thanh gươm của ta rơi ở chỗ này. Tới khi thuyền đổ bến, người ấy theo chỗ khắc dấu ở mạn thuyền, lội xuống sông mò gươm, không thấy gươm đâu cả”. Một chuyện ngụ ngôn nói việc làm cố chấp không thông đạt.

  81. Người tối : người mù lòa.

  82. Hai câu này, nói người bịnh không tìm thầy chạy thuốc, lại làm những việc mê tín quàng xiên, thật là nguy hiểm có hại ; ví như một người mù mà cưỡi ngựa đi đường đêm, sẽ không tránh khỏi cái tai nạn sẩy chân sa xuống vực sâu, giếng sâu ! Đây soạn giả lấy điển ở câu sách nho : “Manh nhân kỳ hạt mã, dạ bán lâm thâm trì” nghĩa là một người lòa cưỡi con ngựa mù mắt, nửa đêm đi ra nơi ao sâu. Chỉ một sự việc rất nguy hiểm.

  83. Hèo : do chữ hiệu là công hiệu.

  84. vong cơ phế mị : quên ăn mất ngủ.

  85. Thổ lợi : ẩu thổ và hạ lợi.- Quyết lợi : đại tiện hạ lợi mà chân tay quyết lạnh.

  86. Độc tật : bịnh nguy kịch.

  87. Kỳ, Biển : Kỳ-Bá, Biển-Thước.- xưng : khỏi, lành bịnh (tiếng cổ). Đoạn này phân tích cái căn bịnh tinh khí hư tổn, âm hư hỏa động, và đề ra bài BỔ ÂM ĐƠN cùng phép gia giảm theo chứng. Đồng thời khuyên người ra nên trừ bỏ những tật xấu tửu sắc chơi bời ; mà giữ gìn lấy 3 báu tinh, khí, thần. Sau cùng, lại nói những sự cúng lễ mê tín, cùng nhiều nguy hại, cần phải bỏ hết.

  88. Đấng ngu : kẻ ngu, người ngu, lời tự khiêm.

  89. Kim ông bạch hà : không rõ nghĩa.

  90. Quỉ trở thần ngâm : ý nói câu ngâm (câu ca) bài đơn này, cũng có quỉ thần giúp sức (Bổ âm đơn là phương thuốc linh diệu, nên được quỉ thần phù trợ mà soạn nên bài ca)

  91. Thiên kim : nghìn vàng. Nói giá trị của phương thuốc. Đoạn kết, nói cái bản ý soạn ra bài ca này, là muốn phổ biến một phương thuốc quí báu cho mọi người cùng dùng.

  92. Ngũ lao, thất thương : xem chú thích ở tập Mười ba phương gia giảm.

  93. Bồi căn cố bản : bồi đắp và làm vững chắc cái cổi gốc chân khí của con người.

IX – CÁC PHƯƠNG THUỐC GIA TRUYỀN HIỆU NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC CHỌN LỌC MÀ HOÀNG TRIỆU BAN BỐ CHO NHÂN DÂN (1)

GỒM 37 PHƯƠNG

(Hoàng triều huệ dẫn kinh nghiệm tuyển yếu thần hiệu tam thập thất phương gia truyền)
I – MÔN ĐỜM
1. Ô BA HOÀN : Chủ trị chứng đờm kết vùng hung cách đã lâu ngày. Mắt trắng xanh, phù thũng bất thần, không ăn uống được chút gì, toàn thân đau nhức. Cứ tối đến thì đờm nghẹt lên, không nằm ngủ được, nóng rét qua lại, chân tay đau nhức, không trở trăn được. Trước sau đã dùng nhiều những loại thuốc Nam tinh, Bán hạ, đờm chỉ lắng xuống mà không hạ ra được. Nên dùng bài này, uống một lát sau sẽ đi ngoài ra đờm như nhớt cá. Nếu chưa đi ngoài được, thì cho uống lần nữa, quyết sẽ tháo ra hết, và suốt đời không còn bịnh đờm nữa.

Còn chữa chứng điên, do nhiệt tà kết lại, nói năng bậy bạ, không phân biệt tôn ti, kêu gào, chửi mắng tất cả, dùng thuốc này rất hay.



Công thức : - Ô mai quả to 3 lạng.

  • Ba đậu 15 hạt (bỏ vỏ và đầu)

Hai vị nghiền chung, nhỏ nước lã luyện làm viên, bằng hạt kê nhỏ, Chu sa làm áo.

Liều uống từ 3-4 đến 10 viên, tùy tuổi lớn nhỏ mà gia giảm.

Thang với nước Gừng nhạt, uống lúc sắp đi ngủ.

Hễ đi ngoài được dăm ba lần, thì đờm tiêu xuống mà bịnh khỏi, sau chuyển dùng thuốc bổ.


2. TRỤY ĐỜM HOÀN : Chữa chứng đờm ủng, ngực tức, khí trệ, uống thuốc này sẽ hạ được đờm.

Công thức : - Hắc khiên ngưu 1 cân, tán lấy lớp bột nhỏ đầu tiên 4 lạng.

  • Bồ kết nướng vàng, bỏ vỏ và hạt 1 lạng rưỡi.

  • Phèn chua 1 lạng 2 đồng.

Liều uống 50 viên, và tăng dần đến 100 viên, uống với rượu lúc đói lòng. Bịnh nặng thì cứ 5 ngày hoặc 10 ngày cho uống 1 lần. nhẹ thì nửa tháng. Uống thuốc này sẽ miễn được chứng chân tay bại liệt.
3. HOÀNG PHÂN HOÀN : Chữa các chứng phong đàm, đờm kéo lên làm nghẹt họng và trẻ em nhiều dãi, cùng các bịnh hầu họng.

Công thức : - Bồ kết sao bỏ vỏ 3 lạng.

- Hoàng đơn sao 3 lạng

- Bạch phân phì

- Bạch cương tàm sao (bỏ chân đầu) đều 1 lạng.

Các vị tán bột, luyện với hồ gạo nếp làm viên, bằng hạt ngô đồng. Tùy người lớn trẻ con ma định làm liều dùng. Thang bằng nước sắc Bạc hà với Gừng, rất hay.
II - MÔN ĐAU BỤNG
4. ÔN TRUNG HOÀN : Chữa chứng bụng tích lạnh, trướng khí đầy hơi, chẹn ngực, ăn uống không tiêu, đờm trệ, kết hung, hoặc đại tiện lỏng, hoặc tích trệ không thông, cùng các chứng khí lạnh.

Công thức : - Can khương, Bồng nga truật (sao) - đều 1 lạng

- Khương hoàng, Thanh bì, Cao lương khương, Trần bì (bỏ cùi trắng) - đều 1 lạng

- Hương phụ (sao cháy hết lông) - đều 1 lạng

Các vị tán bột, luyện hồ làm viên bằng hạt ngô đồng. liều uống 30 viên ; uống với nước ấm khi đói lòng.


5. Ô DƯỢC CHỈ XÁC TÁN : Chữa vị quản khí trệ, đau kéo lên vùng dưới tâm.

Công thức : - Ô dược, Quế cay, Hương phụ, Chỉ xác, đều bằng nhau.

Các vị tán bột, liều uống 3 đồng cân. Dùng Gừng 3 lát, nước 1 bát ; sắc còn 6 phần, lọc bỏ bã, uống ấm khi đói lòng. Hoặc dùng nguyên thuốc tán, uống với nước Gừng và muối cũng tốt.


6. KIẾP THỐNG TÁN : Chữa đau bụng dữ dội không thể chịu được.

Công thức : - Cao lương khương (thái miếng to dầy) - 1 lạng

- Ba đậu (đập bỏ vỏ) - 6 hạt + 2 vị sao chung.

Khi biến sắc vàng thì thôi, sàng bỏ Ba đậu, chỉ dùng Cao lương khương tán bột.

Liều uống 2 đồng cân, uống với rượu ấm, bất cứ lúc nào.


III – MÔN CƯỚC KHÍ

7. TÂN LANG TÁN : Chữa bịnh cước khí. Khi sắp phát, nên cho uống bài này.

Công thức : - Tân lang - 2 lạng.

- Hương phụ, Tử tô, Tùng tiết, Ngũ gia bì, Chỉ xác, Thanh nhĩ diệp, - đều 1 lạng.

Các vị tán bột, liều uống 3 đồng cân. Dùng Tía tô 7 lá cả cành.- vỏ Quít cả cùi trắng 1 cái. Gừng 3 lát, sắc lấy nước làm thang, uống lúc còn đang nóng.

Nếu là chứng “cước khí xung tâm” thì thang bằng nước tiểu trẻ em đun sôi.


8. SAM MỘC TIẾT THANG : Chữa chứng cước khí xung tâm. Hạ sườn có hòn to mà rắn như đá. Đó là do độc tà quá thịnh, đờm nghịch lên, đầy tức khó thở, toát mồ hôi, chân tay co giật, mắt trợn ngược,răng nghiến sít, hôn mê bất tỉnh.

Công thức : - Sam mộc tiết (mắt cây The móc) ; Quất diệp (không có lá thì dùng vỏ) - đều 1 cân.

- Tân lang (thái miếng) - 7 hạt.

Các vị tán bột, liều uống dùng đồng tiện 3 thăng, sắc còn 1 thăng rưỡi, chia 2 lần uống, nếu uống 1 lần mà thấy khoát lợi rồi, thì thôi lần sau.

Một phương dùng Sam mộc tiết, Quất diệp đều 1 nắm, đồng tiện 1 chén ; rượu nửa chén, sắc còn 6 phân. Lọc lấy nước trong, kịp khi thuốc còn nóng, hòa thêm bột Tân lang 2 đồng, uống lúc đói lòng.


9. PHƯƠNG XÔNG BỊNH CƯỚC KHÍ

Uống bài trên mà không khỏi, thì đào một hố đất, dạng như cái chậu, sâu 5-6 tấc, bề rộng có thể vừa để hai chân được. Dùng lửa than đốt cháy hồng rồi phun dấm lên, sau lấy cây Cúc, cả thân và gốc, rửa sạch, rải lên trên, bên hố để cái chõng, cho bịnh nhân ngồi thòng 2 chân xuống hố mà xông. Xông đến khi mồ hôi ra như keo, thì lấy khăn lau sạch đi. Chỉ xông 1, 2 lần là khỏi. Kiêng phòng dục.


10. TỬ THẦN HOÀN : Chữa chân và gối mềm yếu, tê buốt, đau mỏi.

Công thức : - Mạn kinh tử - 1 lạng

- Độc lực - 7 đồng

- Khương hoàng - 5 đồng

- Ngô thù du (sao) - 3 đồng

Các vị tán bột, dùng rượu nấu hồ làm viên, bằng hạt ngô đồng. Liều uống 50 viên, thang bằng rượu hâm nóng.

Nếu đại tiểu tiện bí sáp, thì thang bằng nwocs sắc Mộc thông, Chỉ xác ; uống lúc đói lòng.


IV – MÔN LÂM LẬU
11. CHI TỬ TÁN : Chữa lâm bế, tiểu tiện không thông.

Công thức : - Sơn chi tử, Hoạt thạch, Mộc thông.

Các vị bằng nhau, tán bột, liều uống 1 đồng cân ; tùy chứng mà chọn dùng thang tống như sau :



  • Huyết lâm : thang bằng nước sắc rễ cỏ Tranh.

  • Thạch lâm : thang bằng nước sắc Đăng tâm.

  • Sa lâm : thang bằng nwocs sắc Mộc thông.

  • Lãnh lâm : thang bằng nước lạnh ; đều uống lúc đói lòng.


12. PHONG PHÒNG HOÀN : Chữa bịnh tiểu tiện đi vặt, đi luôn.

Công thức : - Lộ phong phòng (tổ Ong). Không cứ nhiều ít, tán bột, luyện với cơm dẻo làm viên, bằng hạt ngô đồng, liều uống 50 viên. Thang bằng nước cháo nếp, uống lúc đói lòng.
13. TƯƠNG THẢO ẨM : Chữa chứng bàng quang cảm lạnh, tích lâu thành lâm. Đái rắt giọt và lắt nhắt đi luôn ; hoặc như nước đậu ; hoặc như óc cá ; hoặc có đờm máu lẫn lộn, bụng trướng, đau buốt trong ống đái.

Công thức : - Toan tương thảo (Chua me đất) 1 nắm. Rửa sạch giã lấy nước cốt nửa chén.

- Thanh tửu (rượu trong) nửa chén.

Cùng sắc, uống ấm ; ngày uống 2, 3 lần, bã đắp dịt trên rốn.
14. PHÁT HÔI TÁN : Chữa chứng đái ra máu.

Công thức : - Tóc rối (loạn phát) 1 nắm, đốt thành than, nghiền nhỏ. Liều dùng 2 đồng cân.

- Dấm 1 cáp, nước sôi 1 chén, hòa lẫn cho uống hoặc dùng nước giếng mới múc cũng được.

Một phương thêm Đông quì tử sao tán bột hòa lẫn, uống với nước nóng.
V – MÔN TIÊU KHÁT
15. MẠCH MÔN ĐÔNG THANG : Chữa bịnh tiêu khát, ngày đêm uống nước không ngừng, uống xong lại đái luôn.

Công thức : - Mạch môn, Hoàng liên, Đông qua (Bí đao) khô, - đều 2 lạng

Các vị tán bột, liều dùng 5 đông cân. Nước 1 chén sắc còn 7 phân, lọc bỏ bã, uống ấm.

Nếu không có Đông qua khô thì dùng quả tươi, nặng chừng 3 cân, gọt vỏ, bỏ ruột và hột ; cắt làm 12 miếng chia dùng 12 lần, mỗi lần 1 miếng, để thay cho Đông qua khô.

Một phương dùng Đông qua 1 quả đập vỡ ra, đổ nước 3 chén, sắc còn nửa chén. Lọc nước bỏ bã, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống ấm.



16. QUÁT LÂU CĂN, CÁT PHẤN TÁN : Chữa bịnh tiêu khát.

Công thức : - Quát lâu căn, Cát phấn (bột Sắn). đều dùng bằng nhau.

Hai vị tán bột, liều dùng 3 đồng cân. Uống với nước lạnh. Phải uống nhiều lần trong một ngày đêm.


17. Ô MAI TÁN : Chữa bịnh tiêu khát, buồn phiền khó chịu.

Công thức : - Ô mai nhục 3 lạng sao qua, liều dùng 2 đồng cân. Nước 2 chén, sắc còn 1 chén, lọc bỏ bã rồi cho vào Đậu sị 200 hạt, và sắc lại lần nữa, còn nửa chén, lọc bỏ bã, uống ấm khí đi ngủ.
VI – MÔN ĐẦU PHONG
18. TẠO GIÁC TRÀ ĐIỀU TÁN : Chữa đau đầu phong. Đau nhức trong xương sọ.

Công thức : - Tạo giác (quả Bồ kết), không cứ nhiều ít, đem ngâm nước . mùa Xuân, mùa Hè ngâm 3 ngày ; mùa Thu 5 ngày, mùa Đông 10 ngày. Rửa sạch, sấy khô, tán bột. Liều uống 3 đồng cân ; thang bằng nước chè, uống sau bữa ăn.
19. CỰ PHONG TÁN : Chữa đau đầu phong, buốt óc.

Công thức : - Hà thủ ô, Hương phụ, 2 vị bằng nhau.

Tán bột, liều uống 2 đồng cân, thang bằng nước chè với hoa Cúc.


20. TẠO GIÁC CAO : Chữa chứng phong tà xâm nhập đầu não ; ẩn náu trong tủy hải (2), đình tụ không tan. Thường tác động vào não tủy, khiến cho đầu nhức nhối như dùi đâm, lâu ngày có thể làm mù mắt.

Công thức : - Tạo giác bỏ hột - 3 lạng

- Quế tâm bỏ vỏ - 2 lạng

Tán bột, nấu với Dấm làm cao, sền sệt như bùn. Tùy chỗ đầu đau lớn nhỏ, cạo bỏ tóc đi ; rồi lấy cao trên hơ lửa cho nóng mà đắp vào, ngoài dán giấy kín, không để tiết hơi, ngày thay 3-4 lần ; mỗi lần thay phải rửa hết cao dán trước, và cao mới phải hơ nóng. Nếu khô, thì chế thêm Dấm vào mà ngào lại.
VII – MÔN LẬU TINH (3)
21. LẬU TINH PHƯƠNG : Chữa các chứng lậu tinh.

Công thức : - Sài hồ, Nhân trần, Mộc thông, Chi tử, - lượng bằng nhau (?)

- nước 1 bát, sắc còn 7 phần, uống khi đói lòng.

Một phương dùng lá Hẹ 1 nắm, cho vào nồi nấu chín, đem xông chổ ngọc hành.
VIII – MÔN TIỂU TIỆN
22. LIÊN THỰC HOÀN : Chữa chứng hạ tiêu chân khí hư yếu tiểu tiện đi luôn, ngày đêm không hạn độ.

Công thức : - Liên nhục (bỏ vỏ) không kể nhiều ít, tẩm rượu ba đêm, rồi cho vào cái dạ dày lợn, nấu chín. Sau đem cả dạ dày lợn và liên nhục sấy khô, tán bột, luyện hồ làm viên bằng hạt ngô đồng. Liều uống 50-60 viên, uống với nước nóng khi đói lòng.
23. ÍCH TRÍ HOÀN : Chữa chứng đi tiểu đêm nhiều lần.

Công thức : - Ích trí nhân, Tỳ giải, Thạch xương bồ - các vị bằng nhau.

Tàn bột, luyện hồ làm viên bằng hạt ngô đồng. liều uống 50 viên, thang bằng nước muối, uống lúc đói lòng.


IX – MÔN TRƯỜNG PHONG HẠ HUYẾT (4)
24. HẮC THÁNH TÁN : Chữa chứng trường phong hạ huyết không ngừng.

Công thức : - Chỉ xác - 2 lạng

- Vị bì (da Nhím) nướng - 1,5 lạng

- Hòe giác (quả Hòe) đốt thành than - 1 lạng

- Hòe hoa - 1 lạng

- Tóc rối (đốt thành than) - 1 lạng

Các vị tán bột, liều uống 2 đồng cân. Thang bằng nước sắc Mao hoa (bông cỏ Tranh), uống lúc đói lòng.


X – MÔN TRĨ
25. NGŨ HÔI TÁN : (Từ đây trở xuống là phương thuốc của họ PHẠM) chủ trị 5 chứng trĩ, không cứ trĩ nội hay trĩ ngoại, đều dùng được cả.

Công thức : - Miết giáp chữa mẫu trĩ

- Vị bì (da Nhím) chữa tẫn trĩ

- Phong phòng (tổ Ong) chữa mạch trĩ

- Xà thoái (xác Rắn) chữa khí trĩ

- Trư tả túc huyền đề chữa trường trĩ (móng đeo chân lợn bên trái)

Các vị bằng nhau, đốt tồn tính, tùy chứng trĩ mà dùng bội lên 1 phần.

Tán thành bột. liều uống 2 đồng cân. Thang bằng nước lạnh, uống lúc đói lòng.

Một phương có thêm một ít Xạ hương.


26. HÒE GIÁC HOÀN : Chữa chứng tạng phủ nóng lạnh không điều, kết thành bịnh trĩ, hoặc trĩ ở trong đại tràng, thường đại tiện ra máu, hoặc kết hạch ở bên ngoài hậu môn, bằng hạt đậu, hay quả mận ; lâu ngày thành lỗ rò, máu mủ ra dầm dề, đau nhức, đều nên dùng bài này.

Công thức : - Hòe giác (quả Hòe), dùng vỏ bỏ hột, tẩm nước vo gạo một đêm. Sao 1 lạng.

  • Vị bì (da Nhím) thái nhỏ, sao sém, 2 lạng.

  • Thanh nhĩ diệp 2 đồng cân.

Các vị tán bột, luyện hồ làm viên, bằng hạt ngô đồng. Liều uống 50 viên, thang bằng nước sắc Đương qui, Chỉ xác, uống lúc đói lòng.

Nếu lâu ngày thành lỗ rò, chảy máu mủ dầm dề, hoặc ngứa, hoặc đau, thì dùng nước nấu vỏ Hòe mà rửa.


27. HÒE BÌ THANG : Chữa như trên.

Công thức : - Hòe bì (vỏ Hòe, cạo bỏ vỏ đen, lấy vỏ trắng bên trong ) 5 lạng.

- Chỉ xác 3 lạng

- Tô mộc 3 lạng

- lá Ngải khô 5 đồng cân.

Các vị tán giập, mỗi lần dùng 1 vốc, thêm vào 10 củ Hành trắng đập giập ; cùng sắc lên, lọc bỏ bã. Khi uống còn ấm ấm. Đem rửa chỗ đau, rồi lau khô, và bôi cao VỊ BÌ dưới đây.
28. VỊ BÌ CAO : Cao bôi trĩ.

Công thức : - Vị bì (sao vàng) 5 đồng cân

- Phong phòng (tổ ong, sao vàng) 3 đồng cân

- Hoàng bá 5 đồng cân.

Các vị tán bột, thêm Khinh phấn 3 đồng, trộn với mỡ lợn làm cao mà bôi. Cách ngày rửa 1 lần.

Ba phương thuốc trên, có tác dụng hỗ trợ cho nhau, dùng chữa trĩ rất tốt.
XI – MÔN TIỂU TIỆN KHÔNG THÔNG
29. TUẤN LƯU TÁN (Đại toàn phương) : chủ trị đàn bà bỗng nhiên bí đái, đến nỗi lưng bị vặn lệch đi. Bịnh đã bốn ngày, nguy khốn gần chết.

Công thức : - Hoạt thạch 2 lạng

- tóc rối (đốt thành thang) 1 lạng

Cùng tán bột, mỗi lần uống 2 đồng cân.

Ngoài lại lấy vỏ trắng cây Đào (giã nát) 1 cân

Cho vào 3 chén nước, ròi vắt lấy nước ấy đem đun nóng lên, để uống với thuốc bột trên.
30. QUẤT QUỲ THÔNG BẠCH THANG (Chỉ mê phương) : chữa chứng tiểu tiện không thông, bụng dưới căng đầy, khí xung lên tâm, bức tức gần chết ; đó là do lo nghĩ quá, khí không thư thái, bàng quang uất kết, nên cuống Bàng quang bị lệch mà bế tắc lại. Mạch tay trái sáp tiểu, tay phải cấp đại.

Công thức: - Quất bì 3 lạng

- Qùi tử 1 lạng

- Hành trắng 1 củ.

Các vị giã giập. Liều uống 3 đồng cân. Nước 1 chén, sắc còn 7 phần, lọc bỏ bã, uống ấm.


31. LOẠN PHÁT TÁN (Đại toàn phương) : chữa chứng đái ra máu, hoặc máu trước, hoặc máu sau, cũng như chứng viễm huyết, cận huyết của Đại trường. Lại chữa chứng sau khi ăn uông, hoặc do nín đái, hoặc do chạy ngựa, hoặc do phòng dục… đều làm cho cuống Bàng quang lệch đi mà dưới rốn đau gấp, đái không thông. Cũng chữa tất cả các chứng bí đái của nam nữ giới, cùng các chứng nục huyết, thổ huyết, băng huyết, hoặc trên lưỡi chảy máu như lỗ kim châm. Chứng nục huyết, có thể dùng bột thuốc này thổi vào mũi là khỏi ngay.

Công thức : (5)
XII – MÔN TRÚNG PHONG
32. KHƯ PHONG ĐẠI ĐẬU TỬU (6) : Chủ trị chứng trúng phong cấm khẩu, chết ngất không biết gì. Tác dụng bổ hư, hồi sinh rất hay.

Công thức : - Đậu đen to hạt (sao sém) 3 cân

Rồi cho vào 3 bát rượu, ngâm, sau chắt lấy rượu mà uống một lần hết.


33. TẠO GIÁC PHƯƠNG : Chủ trị như trên.

Công thức : - Phi tạo giác 5 đồng cân

Bỏ vỏ và hột, lấy thịt trắng, tán nhỏ, hoà với dấm thanh lâu năm (3 năm) mà bôi. Méo miệng bên trái thì bôi bên phải, và ngược lại ; khô thì lại làm lần khác.


XIII – MÔN TRƯNG GIẢ (7)
34. Ô CỮU HOÀN : Chủ trị chứng huyết giả của phụ nữ.

Công thức : - Ô cữu (vỏ cây Sòi)

  • Hoàng lực căn (rễ cây Sung)

  • Bồng nga truật (củ Nghệ xanh)

Các vị tán bột, luyện với hồ Dấm làm viên, bằng hạt ngô đồng. Liều uống 40 viên, thang bằng rượu nóng, uống lúc đói lòng.
35. CAN TẤT HOÀN : Chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, tích thành cứng huyết giả, đau bụng ; và làm tiêu tan các chứng tích tụ kết khối.

Công thức : - Can tất (Sơn khô) đốt tồn tính) 2 lạng

- Phạt khương (Gừng phạt) 1,5 lạng

- Hương phụ 3,5 lạng

- Nga truật 2 lạng

Các vị tán bột, luyện với hồ Dấm làm viên, bằng hạt ngô đồng. Liều uống 50 viên, thang bằng rượu nóng, uống lúc đói lòng.
XIV – MÔN ĐỚI HẠ
36. LONG CAN LƯỠNG THẬN TÁN (Đại toàn phương) : Chữa chứng phụ nữ xích bạch đới hạ, lâu ngày không khỏi, da vàng, sức yếu.

Công thức : - Tông lư (bẹ Móc) không cứ nhiều ít, đốt thành than, đựng vào lọ sành.


  • Lương thượng trần (bụi trên rường nhà) lấy cái tua dài lòng thòng, sao hết khói, rồi hạ thổ, để tiết hoả độc.

  • Phục long can (đất lòng bếp) sao hết khói.

Ba vị bằng nhau, nghiền thật đều, hoà thêm một ít Long não. Liều uống 2 đồng cân. Thang bằng nước nóng hoặc Dấm nhạt.

Người mắc bịnh 1 năm, uống thuốc này chỉ nửa tháng là khỏi.


37. MAO HOA TÁN : Chữa chứng đới hạ.

Công thức : - Mao hoa (bông cỏ Tranh) sao) 1 nắm

- Tông lư (bẹ Móc) sao 3 đồng cân

- Nộn liên diệp (lá Sen non) 3 đồng cân

- Cam thảo 1 đồng cân



Các vị tán bột. Liều uống một thìa nhỏ, uống với rượu lúc đói lòng.

CHÚ THÍCH

(của ….Tam thập thất phương gia truyền)


    1. Hoàng triều : chỉ triều Lê. Đây là một tập những phương thuốc gia truyền hiệu nghiệm mà triều Lê ban bố cho nhân dân sử dụng. Các quan y viện nhân khảo đính pho sách HỒNG NGHĨA GIÁC TƯ Y THƯ mà phụ chép vào sau sách.

    2. Tuỷ hải : bể tuỷ, chỉ não. Theo Đông y, Thận tàng tinh, tinh sinh tuỷ, mà não là nơi tập hợp của tuỷ, nên gọi là tuỷ hải.

    3. Lậu tinh : một chứng bịnh do nghe nói hoặc trông thấy những hình tượng sắc dục mà tinh dịch tự chảy ra (do hạ nguyên bất cố)

    4. Trường phong hạ huyết : xem chú thích 70 ở tập các thuôc đơn.

    5. loạn phát tán : công thức bài này, nguyên bản chép sót, nên chúng tôi để trống.

    6. khu phong đại đậu tửu : bài này tức bài Đậu lâm tửu (sản phụ phương). Xem chú thích ở Bài phú Dược tính chỉ nam trực giải.

    7. trưng giả : xem chú thích ở tập Y luận.





MỤC LỤC

Lời giới thiệu của nhà Xuất bản 3

Lời tựa của các quân Y-viện triều Lê Dụ Tông 4

I – Bài phú thuốc Nam bằng quốc âm 5

(Nam dược Quốc âm phú, gồm 24 vần)

Chú thích của bài Phú. 14

II – Trực giải Chỉ nam Dược tính phú 26

(phiên âm)

Bài phú Dược tính chỉ Nam trực giải

(dịch theo nguyên điệu)

Chú thích của bài phú. 32

III – Y-luận 39

Chú thích 54

IV – Tạng phủ và kinh lạc 64

Chú thích 73

V – Mười ba phương gia giảm 78

(Thập tam phương gia giảm)

Chú thích 100

VI – Thương-Hàn cách pháp trị lệ tức Thương-Hàn tam thập thất truỳ 108

(Ba mươi bảy truỳ pháp chữa bịnh Thương-hàn)

Chú thích 136

VII – Phương pháp biện chứng luận trị 147

Chú thích 160

VIII – Các đơn thuốc 165

Như ý đơn

Hồi sinh đơn

Bổ âm đơn

Chú thích 178

IX – Các phương thuốc gia truyền hiệu nghiệm 189

Đã được chọn lọc mà Hoàng triều ban bố cho nhân dân ; gồm 37 phương.






Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Co-Truyen

tải về 3.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương