HỒng nghĩa giác tư y thư LÊ ĐỨc toàn sao lục phòng Tu Thư Huấn luyện Viện Đông y dịch nguyễn sỹ LÂM



tải về 3.47 Mb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích3.47 Mb.
#35678
1   2   3   4

(256)- Bà các : không rõ, nghi là chim Khách.

(257)- Hắc xà : tức Ô xà hay Ô sao xà (xem chú thích 250 ở trên). Lưng nó có 3 hàng vẩy quay ngang.

(258)- Bạch xà : tức Bạch hoa xà. Hổ mang trắng ; mình nó đen mà có những điểm trắng, nên gọi “Bạch hoa”. Tính dữ tợn, hay cắn người, tác dụng trừ phong thấp, chữa đau khớp xương, bán thân bất toại, cũng chữa ma phong (hủi), giang mai, ác sang. Các loài rắnkhác, lỗ mũi đều quay trở xuống, riêng loài Bạch hoa xà lại lật ngược lên, nên còn có tên là “Khiên tỵ xà”, nghĩa là rắn lật mũi (ngoài con Bạch hoa xà, chỉ còn con “Phúc xà”, một loài rắn độc, mũi cũng lật ngược thôi).

(259)- Nhân trung hoàn : do bột Cam thảo ngâm trong phân người mà chế thành.



Cách chế : mùa Đông, dùng một cái ống trúc, cạo vỏ xanh, trong nhồi bột Cam thảo, 2 đầu nút bằng Tùng hương (nhựa Thông) thật kín, đem ngâm vào trong thùng phân. Đến tiết Lập Xuân thì lấy ra (thời gian ngâm khoảng 2-3 tháng). Rửa sạch phân bẩn, rồi treo chỗ râm mát thoáng gió cho khô, sau cùng chẻ ống trúc ra, lấy bột Cam thảo phơi khô mà dùng. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tả vị hoả, chữa bịnh thời dịch cuồng nhiệt, trúng độc, ác sang, mụn đậu đen hãm.

(260)- Kê bề : tức Kê bề si= mề gà. Cái màng vàng ở trong mề gọi Kê bề hoàng, tức kê nội kim (lụa mề gà). Tác dụng trừ nhiệt, chỉ phiền, tiêu thuỷ cốc, chữa tả lỵ.

(261)- Hậu giáp : mai con Sam, mai nó rất rắn, người ta dùng chế mũ đội, và làm hương liệu (khi hoà lẩn với các chất thơm, nó thường dậy lên một mùi thơm).

(262)- Hùng đảm : mật con Gấu ; tác dụng sáng mắt, tiêu mây vàng, kiện vị, trấn kinh, sát trùng, chữa cam tích. Khi bắt gấu lấy được mật nó, người ta thường cặp bằng 2 mảnh tre, hơ trên lửa nhỏ 5,6 ngày, rồi đem treo chổ cao thoáng gió trong 10 ngày cho khô ; đợi nước mật kết dần lại, lấy tấm ván nhỏ ép dẹt để dùng.

(263)- Hải trá : cũng gọi Thuỷ mẫu, con Sứa. Chữa phụ nữ lao tổn, đới hạ, tiểu nhi phong tật, đơn độc.

(264)- Thạch giải : có 2 loài :

1- Một loài Cua, sản ở nơi hang đá, khe suối ; hình nhỏ mà mai rắn, sắc đỏ,tác dụng giải nhiệt độc, chữa ung thư lâu năm, cũng giải độc sơn (như lở sơn) ;

2- Một loài đá, sản ở vùng Nam hải, nguyên là con cua thường, bị bùn đất bọt biển quấn lấy, lâu năm mà hoá ra đá, hoặc lạc vào động núi lâu năm mà hoá thành. Tác dụng sáng mắt, chữa thanh manh, tiêu mây màng,cũng chữa ung thư, họng sưng đau, giải các chất độc.

(265)- Đoàn ngư : biệt danh của con Miết, tức Ba ba.

(266)- Thanh giang sứ : theo thần thoại Việt-Nam : xưa Thục An dương vương (257-208 trước Công nguyên). Xây thành Cổ loa, cứ xây xong lại sụt, sâu có thần Kim-Qui (rùa vàng) hiện lên, tự xưng là Thanh giang sứ, giúp vua trừ yêu quỉ, xây được thành ; lại tặng vua một cái móng chân, dùng làm lẩy nỏ, để bắn giặc, bảo vệ quốc gia (Kim qui nói : Khi giặc đến dùng nó có lẩy móng rùa mà bắn, giặc sẽ tiêu tan). Đây mượn tích An dương vương để nói cái móng con rùa cũng là một dược vật.

(267)- Tỉnh để oa : Hậu Hán thư : Mã-viện chê Công-tôn-Thuật là “tỉnh để oa” con ếch trong đáy giếng, ý nói kiến thức nhỏ hẹp. Đây mượn tích Công tôn Thuật để nói cái da con ếch cũng là một vật dùng làm thuốc được. Ếch đây giải là Thuỷ kê chính là Điền kê.

(268)- Thiên tương tử : cũng gọi Tước úng, tổ Nắc nẻ (?), nó là tổ của một loài mao trùng (sắc vàng, có lông) trên các cây lựu, dâu, mẫu đơn… ; hình như cái trứng Sẻ, nên gọi “Tước úng” (cóng sẻ). Chữa hàn nhiệt, kết khí, tiểu nhi kinh giản.

(269)- Bích kinh khoa : cũng gọi Bích tiên khoa, tổ con Bích tiền. Bích tiền là một loài Nhện, to như đồng tiền, nên gọi “Bích tiền” (tiền vách). Chữa kim sang chảy máu không ngừng, răng bị xỉ ăn, tiểu như cấp cam. Tổ nó chữa phụ nữ sản hâu khái thấu, tiểu nhi ẩu thổ, sâu răng, kim sang xuất huyết.

(270)- Sữa bò : nguyên văn chép là sữa Trâu, không đúng, nên chúng tôi sửa lại.

(271)- Cổ dương : Dê đực.

(272)- Cẩu bảo : ngọc Chó. Kết ở trong bụng con chó bị phong hủi ; hình như hòn đá màu trắng pha xanh, có vân thớ, xếp thành từng lớp ; là một vật hiếm, chữa chứng phiền vị (ăn vào lại nôn ra), nghẹn ăn hàng mấy tháng, và ung thư ác sang.

(273)- Yết hổ : cũng gọi Bích hổ, biệt danh của Thủ cung, ta gọi Thạch sùng hay rắn mối (Platydactylus chinensis hay Gecko chinensis Geco).

- Chú ý : Rắn mối đây chỉ con Thạch sùng, tức Thủ cung, khác với con Thằn lằn (loài rắn 4 chân), tức Tích dịch hay Thạch long tử (Eumeces quinquelineatus).

(274)- Ngưu bì phiến : tức Ngưu bì giao, cũng gọi Hoàng minh giao, cao nấu bằng da trâu, khác với A giao, cao nấu bằng da Lừa.

(275)- Đương môn tử : biệt danh của Xạ hương.

(276)- Ngưu giác tai : cái xương rắn chắc ở trong ngọn sừng trâu bò, chữa xích bạch lỵ, phụ nữ huyết băng, xích bạch đới.

(277)- Chương cốt : xương nai (?) nghĩ là xương Hoẳng. Chương là loài thứ rừng, hình giống con hươu nhưng nhỏ hơn, đầu không có sừng, màu vàng pha đen, xương nó có tác dụng chỉ tinh tuỷ, tươi nhan sắc, chữa hư tổn tiết tinh.

(278)- Niêm ngư : tức Di ngư, đây và Nam dược thần hiệu đều giải là cá Nheo, nghi chép sai. Niêm ngư chính là cá Trê (P. arasilurus asolus). Tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng, kiết lỵ, trúng phong miệng mắt méo sếch.

(279)- Miết giáp : mai Ba ba, đây giải là mai Giaỉ, nghi chép sai. Con Giaỉ tức Ngoan (không phải là Miết). Hình giống Ba ba, nhưng to hơn nhiều, đầu xù xì, cổ vàng, lưng xanh, ruột ở trên đầu, sinh nơi sông hồ. Mai có tác dụng cũng giống mai Ba ba.

(280)- Thiên lý mã : ngựa nghìn dậm, biệt danh của Thảo hài, giày bện bằng cỏ. Người xưa thường dùng giày cỏ rách làm thuốc thôi sinh rất mau chóng (rửa sạch đốt thành than, hoà với rượu mà uống). Chữ Thiên lý mà nguyên là cái giày cỏ lành, đây mượn chỉ giày cỏ rách.

(281)- Bách xỉ sương : tức chất ghét bẩn trên đầu người bám ở răng lược (“xương” chỉ chất ghét, cáu bẩn ; “bách xỉ” là trăm răng, chỉ cái lược). chữa chứng nghẹn ăn, và tiểu tiện bí dắt không thông, cũng chữa phụ nữ vú mọc mụn nhọt.

(282)- Xuy nhũ : bịnh đầu vú sưng đau của phụ nữ, có 2 chứng :

1- Nội xuy : do khi mang thai 6,7 tháng, trong có nhiệt tích, khí uất mà sinh ra.

2- Ngoại xuy : do khi cho con bú, bị con thở hơi lạnh vào, hơi lạnh và sữa nóng kết tụ lại mà sinh ra.

(283)- Hải thạch : tức Phù thạch, cũng gọi Phù hải thạch, là một loài đá do núi lửa phun ra, màu trắng hoặc tro, hoặc hơi vàng, hoặc xanh đen, chất xốp nhẹ, thả vào nước thì nổi, nên gọi “Phù thạch”. Tác dụng thanh Phế, chỉ ho, tiêu đờm, thông đái dắt và têu kết hạch. Đây giải là vỏ Ngao để lâu, nghi không đúng.

(284)- Bạch đinh hương : phân chim Sẻ trống (đực). Tác dụng tiêu tích trướng, chữa ung thư, kết khối, sán khí, đau mắt có màng mộng.

(285)- Thể châm : dùng thay cho châm thích. Theo Mai sư phương : nhọt đã thành mủ, mà sợ châm chích, lấy Bạch đinh hương bôi lên đầu mụn, sẽ tự vỡ ra. Luận về Bạch đinh hương, Bản thảo thập di nói : nhọt không vỡ, bôi nó khắc vỡ ; chứng vàng da bạo phát, nguy kịch gần chết, uống tỉnh lại ngay ; bụng kết báng tích, dùng vói can khương, Quế tâm, Ngải diệp làm hoàn, uống sẽ tiêu tán ngay.

(286)- Mỹ khoái : không rõ nghĩa. Chữ “khoái” đây là sương thích, đồng âm vói chữ “khoái” là gói, nghi chép lầm. Mỹ khoái nói trứng cá Gáy dùng làm gỏi, nộm, ăn rất ngon.

(287)- Giaỉ quị : ngoe cua, tức cái chân cua (chỉ 8 cái chân của nó).

(288)- Giaỉ trảo : tức Giaỉ ngao, tức cái càng Cua (chỉ 2 cái càng của nó).

(289)- Chuồn : tức Thanh lình, hay Thanh đình, thường gọi Chuồn chuồn. Chuồn ông (đực) có tác dụng tráng dương, ấm tạng Thận. Kim đầu cự vĩ : đầu vàng đuôi to.

(290)- Bọ mạ : như nói sâu mạ. Mâu : loài sâu nhỏ, hay cắn hại lúa mạ, nên gọi “độc mâu” (loài sâu độc hại).

(291)- Sang di, giới, lại : “sang di” nói chung mụn nhọt ; “giới” là ghẻ lở ; “lại” là phong hủi. Đây nói con sâu lúa chữa được các loại sang độc.

(292)- Lô hội : một thứ nhựa cô đặc của lá nhiều cây Lô hội (loài cây thơm, nguyên sẩn ở các vùng nhiệt đới, châu Phi) nấu thành, vị nó rất đắng, nên còn có tên là “Tượng đảm” (mật voi).

(293)- Hoả kê cốt : xương con Hoả kê, đây giải là con Điệp điệp, không rõ con gì (?). Theo Bản thảo cương mục, Đà điểu, một loài chim to lớn, sản ở vùng Tây vực, nó thường ăn than lửa, nên gọi Thực hoả kê hay Hoả kê.

(294)- Xuyên sơn giáp : vẩy con Tê tê, cũng gọi con Trút. Tác dụng tiêu sưng, chỉ đau, thông kinh mạch, chữa phong thấp, sốt rét, kiết lỵ.

(295)- Loa sư : cũng gọi Oa loa, con ốc Vặn ; vỏ nó chữa mụn đậu không thu miệng rất hay (vỏ ốc vặn rửa sạch, nướng chín, nghiền nhỏ, bôi lên mụn đậu.)

(296)- Lao trái : hư tổn lâu ngày gọi là “lao”, lao cực gọi là “trái” ; “lao trái” tức chứng hư tổn đã đến mức quá thậm.

Chú ý : chữ “lao trái” đây, khác nghĩa với chữ “lao trái” là chứng Lao phổi (xem chú thích Ốt nột tề ở dưới.)

(297)- Ốt nột tề : tức Hải cẩu thận, chỉ toàn bộ phận dương vật, bìu dái và liền cả rốn, cắt lấy ở con Hải cẩu (Chó biển). Tác dụng bổ dương, ích tinh, ôn Can Thận, chữa chứng lao tổn do Thận, tinh suy kiệt (vị này tính đại ôn nhiệt, những chứng âm hư và cốt chung lao thấu, tức chứng lao phổi, ho lao có phát sốt, đều phải kiêng dùng).

(298)- Tự ngư : một loài cá hình dẹt, vẩy nhỏ, bụng béo mà trắng toát ; tác dụng ôn trung ích khí, nhưng ăn nhiều thì sinh chứng nóng khát và phát mụn nhọt (Bản thảo cương mục). Nam dược thần hiệu giải Tự ngư là cá Vền (?). Nhưng theo các lời chú ở Kinh thi, thì Tự ngư là loài Phường ngư (cá Mè), mình dầy, đầu to và vẩy mềm hơn, nên đây lại giải là cá Mè.

(299)- Long cốt : chính là xương loài động vật to lớn đời cổ (như voi, tê, ngưu), lâu ngày hoá đá, đây theo các sách Bản thảo xưa, giải là Xương rồng rũ (chết rũ), không đúng.

(300)- Cá Chuối : tức Lễ ngư ; đầu nó có bẩy điểm đốm, như hàng sao, nên cũng gọi “Thất tinh” (7 sao). Theo truyền thuyết, loài cá này, đêm thường quay đầu về sao Bắc Đẩu, nên lại gọi cá “Triều đẩu hay Triều thiên”.

(301)- Cá Trê : tức Niêm ngư hay Di ngư ; vì đầu nó như hình đội mũ, nên cũng gọi Đới mạo ngư (cá đội mũ).

(302)- Mã bột : một loài nấm, sinh trên gỗ mục, hoặc nơi ẩm thấp ; tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, chỉ huyết, chữa các chứng ho, họng sưng đau, thổ huyết, nục huyết. Dùng đắp mụn nhọt cũng tốt.

(303)- Nga quản thạch : biệt danh của Chung nhũ thạch, tức Thạch nhũ. Hình nó như ống lông ngan, nên gọi “Nga quản thạch”.

(304)- Tượng tiết : nghi là xương Voi (chữ “tiết” đây là “cốt tiết”, đốt xương, nên nghi là xương). Nát : không rõ nghĩa, nghỉ là chữ “xương” ; tác dụng giải độc.

(305)- Mã hành : ngọc hành con ngựa (mã âm hành). Đây giải là Não bà ngựa, không rõ nghĩa. Mã âm hành chữa dương nuy, tiểu nhi kinh giản.

(306)- Thư đường : phòng đọc sách, tức Hồng nghĩa đường.

(307)- Dược bồ : ta quen đọc Dược phồ, vườn trồng thuốc.

(308)- Thượng công : thầy thuốc bậc giỏi nhất, biết phòng ngừa khi chưa phát bịnh ; hoặc sớm chữa được khỏi khi đã phát bịnh rồi. Nội-kinh có câu : “Thượng công trị vi bịnh” ; nghĩa là thầy thuốc giỏi bậc nhất, chữa khi chưa phát bịnh.

(309)- Diệu thủ : tay nghề tinh giỏi.

(310)- An sinh lộ : con đường dinh sống yên vui.

(311)- Tráng tử : hiệu của Tuệ-Tĩnh. Dưới câu “Tráng tử còn hơi vụng”, nguyên bản chép mất một câu 7 chữ, tức là câu đối với câu “Dọn Nam dược chép làm một phú” ở vế dưới, nên ở đây, chúng tôi để trống 7 chữ ấy.

(312)- Vô dật : cũng hiệu của Tuệ-Tĩnh.


II – TRỰC GIẢI CHỈ NAM DƯỢC TÍNH PHÚ

(Phiên âm)



Dục huệ sinh dân,

Tiên tầm thánh dược.

Thiên thư việt định Nam bang,

Thổ sản hữu thù Bắc quốc.

Tráng tinh thần, trừ tà khí : hoả luyện Hoàng kim,

Cường cân cốt, dưỡng trường sinh : lộ hoà Bạch ngọc

Định phách cầu Đại muội tiên minh,

Thông khiếu nhập Xạ hương phức úc.

Can cát, Quát lâu giải khát, công tối ví đa;

Bạch hạ, Kinh giới sơ phong, hiệu thụ thậm tốc.

Khai yết hầu doãn tại Ô mai,

Giải Tâm phiền tu cầu Bạch trúc.

Kê đầu thực bổ trung, cường khí, vưu trị thống yêu ;

Ô tặc cốt chỉ lỵ, liệu sang, kiêm năng minh mục.

Lợi tiểu tiện : Quỳ tử, Khiên ngưu,

Thông tin nguyệt : Hồng hoa, Tô mộc.

Hồng cẩn, Bạch cẩn, kham y nam tử tiết tinh,

Xích hồng,Bạch hồng, diệc liệu phụ nhân đái trọc.

Mộc miết đồ nhữ thượng sinh ung,

Qua đế khử tỵ trung tức nhục.

Tử hà sa bổ khí hư, trừ bách bệnh, nhân dĩ trị nhân,

Hoàng ngô công khử xà huỷ, sát chư trùng, độc năng giải độc.

Ôn tỳ tu Chỉ xác, Trần bì,

Hạ khí dụng Tân lang, Đại phúc.

Sản phụ tự nhiên huyết vậng, diệp đảo Trường sinh,

Hài nhi thống thậm phúc trùng, thuỷ tiên Biển súc.

Năng thoái đản hề, dụng Nhân trần,

Dục tiêu thực hề, xưng La bặc.

Ban miêu tắc phá trưng khử tích, dựng phụ vật gia ;

Tàm nga tối ích thận hưng dương, nam nhân khả phục.

Tiêu trượng huyết, thố tẩm Du long,

Khử bế hầu, diêm hoà Hoạt lộc.

Thanh quất bì bản năng khử trệ, trừ sán khí thục nhược Khổ lô ;

Bạch qua bì tối khả tiêu phù, công thuỷ thũng thuỳ như Thương lục.
Gian hữu
Uất kim phá huyết,

Đại toán đồ sang.

Trị yêu thống thế xưng Tỳ giải,

Khử túc huyết nhân viết Tân lang.

Nhập tỵ thông quan : thực Long bì, Xương bồ, Tạo giác,

Băng trung đới hạ : Chân Tung lư, Hảo mặc, Liên phòng.

Trị cước khí hề, Ngưu tất thảo,

Tiêu phúc thống hề, Tước đầu hương.

Ngưu nhũ : bổ hư ; dị sản giả : Thỏ đầu, Hổ cốt,

Lộc nhung :ích khí ; khu phong giả : Tê giác, Linh dương.

Sinh tân yếu vị cầu Hồng táo,

Chỉ khái tu bì, dụng Bạch tang.

Mẫu lệ trị nam tử di tinh, chân vi diệu tễ,

Biết giáp liệu phụ nhân lậu huyết, nai thị thần phương.

Chỉ lỵ hề, Canh mễ, Trần mễ,

Ôn Tỳ hề, Can khương, Lương khương.

Công ngược : Thường sơn ; bổ bịnh hư : cầu Thiên lý thuỷ,

Thoái phù : Đình lịch ; dục sản hạ : tầm Bách thảo sương.

Giải đầu đông hề, gia Thông bạch,

Thông kinh trệ hề, lại Khương hoàng.

Thạch lựu liệu phúc tiết, chỉ lậu tinh, thực đa Phế tổn,

Trành bì tịch ác khí, năng tiêu trướng, thực cửu Can thương.

Củ tướng thông cách đờm nhi ôn trung Vị,

Cam giá trợ Tỳ mạch nhi lợi Đại trường.

Liệu phụ nhân khí huyết chư ban, dụng Tang ký mộc.

Trị tiểu nhi kinh giản các chứng, tác Câu đằng thang.

Thiện duẫn ung hề, tư thuỷ điệt,

Năng suất tiến hề, lại Khương lang.

Cương tàm, Thiền thoái khu phong. Tề lào năng điểm ế ;

Mộc biết, Thạch long phá tích. Lâu cô khả đồ giang.

Nhuận tâm trường : Xích mật, Bạch mật,

Bổ Can tạng : Di đường, Sa đường.
Kỳ hoặc
Nghĩa biện quân thần,

Vị phân tá sứ.

Vị bì kham trị trường phong,

Thử phần khả y phòng sự.

Vong ưu hề huyên thảo, phụ nhân đai thường sản đa nam,

Cường dương hề Xà sàng, lão ông phục khả đương thập nữ.

Hải tảo trừ nang hạ khí thiên,

Trạch lan trị âm môn huyết ứ.

Điệp căn khả xuất thanh chỉ khái, hà thủ Bán hạ, Nam tinh ?

Ngẫu thực năng ích khí bổ hư, cánh hữu Hồ ma, Thự dự.

Khử trệ huyết : Mẫu đơn, Đào nhân,

Thanh tiện thuỷ : Mộc thông, Mao nhự.

Hồ tiêu tử điều Kê noãn : cấp chỉ lãnh đàm,

Thanh tiêu thụ nhập Thổ long : tốc trừ nhiệt thử.

Thuận sinh sản hề, thủ Ô long,

Chủ khoái lạc hề, gia Thiên thử.

Bạch biển đậu hoà trung hạ khí, chỉ tả diệc nghi,

Tử tô tử trị trướng tiêu phong, lợi thường kham hứa.

Đồ thũng, tiên Lam diẹp thuỷ điều,

Tẩy trĩ, cấp Hoà hoa thang chử.
Diệc hoặc



Thuận khí Ô dược,

Trị khối Mã tiền.

Xưng Ích mẫu năng y sản hậu,

Vị Xa tử cấp liệu thai tiền.

Thảo quyết minh, Thạch quyết minh, năng trừ chướng ế,

Tỉnh hoa thuỷ, Bình hoa thuỷ, câu giải khát phiền.

Ý dĩ khả thư cân hoãn cốt,

Đông qua năng thanh thuỷ lợi biền.

Ngũ gia bì bổ tuỷ thêm tinh, xưng vi Sài tiết.

Bách bộ căn chỉ đờm hạ khí, hiệu viết Địa tiên.

Phục long tiêu thũng,

Hạc sắ khu diên,

Giáng khí nghịch : Thị đế, Hoắc hương, dụng chi hữu hiệu,

Chỉ tâm tả : Đàm bì, Lệ xác, phục thử tức thuyên.

Khử lãnh thống, căn tầm Cẩm địa,

Giải nhiệt độc, trấp thủ Chỉ thiên.

Hoàng tinh trị Tâm Phế hư lao, cánh tăng thọ tuế,

Cẩu kỷ cố chân nguyên mệnh mạch, vĩnh bảo diên niên.

Trị kim sang vô như Tiến thảo,

Khử đơn độc mạc nhược Liên tiền.

Địa dương khả dĩ thiếp ung, diệc lại Luyện đằng, Phấn mệnh,

Nguyễn cộng năng vi dục sản, hựu tư Tang nhĩ, Chấp miên.
Nãi tri



Biện thử y thư,

Cứu kỳ dược tính.

Cúc hoa trị đầu mục thượng công,

Luyện thực khử Bàng quang hạ lãnh.

Nữ nhân hữu sinh tiên dựng, thời thời phong Ngải diệp an thai ;

Quân tử bất từ hậu bôi, nhật nhật bị Cát hoa giải tỉnh.

Nhị Đông bổ Tâm Phế hư phiền,

Ngũ vị giáng đàm diên ủng thịnh.

Hà thủ ô nhiẽm tu phát, duyệt nhan sắc, phục chi năng phản lão hoàn đồng,

Thạch xương bồ thông nhĩ mục, khai thông minh, ẩm thử khả siêu phàm nhập thánh.

Đồ đầu sang diệc lại Trư cao,

Chỉ yêu thống vưu gia Hổ hĩnh.

Thủ túc than hoan, Đậu lâm điều Thương nhĩ nhi an,

Khẩu nhãn oa tà, chưởng nội đồ Tỳ ma phục chính.

Hoàng oanh diệp vưu liệu xà thương,

Phượng vĩ căn khả y lỵ bệnh.
Di chỉ
Lương tâm Chi tử,

Tiến thực Súc sa.

Giáng khí giả : Hương trầm, Hương bạch.

Phá khối giả : Bồng truật, Bồng nga.

Bố cốc thiện hợp hoan, đái chi sử phu thê ái hảo,

Thương canh năng chỉ đố, thực chi linh thê thiếp thuận hoà.

Thu thạch cao hề, tiêu nhiệt độc,

Dụng Thảo quả hề, tị hàn tà.

Lan hoa khử xú vị thông thần, thức lan hữu Đông viên đạo sĩ ;

Quế chi chỉ yêu thống phát hãn, tri Quế duy Nguyệt điện Hằng-Nga.

Tuyên tích giả Ba đậu,

Tiêu trướng tất Khổ già.

Hắc đậu dữ Lục đậu bất đồng, nhất tắc điều trung, nhất tắc phá độc ;

Hoàng lực dữ Bạch lực hữu dị, kiêm năng trị sán, kiêm năng công hà.

Khấu táo tư kỳ Cảm lảm,

Vị điều lại hữu Tỳ bà.

Thu nhãn lệ đắc Mạn kinh tử, khoát nhĩ khai vân kiến nhật ;

Khử diện điểm cầu Vô hoạn tử, tuý nhiên như ngọc vô hà.

Tục cân Giaỉ hải,

Điếm mục Điền loa.

Dục thông cách thượng hoá đờm, Sinh khương yếu dụng ;

Nhược trị phúc trung bế huyết, Can tất kham gia.
Dữ phù
Ích thận Bạch giao,

Lương can Hoàng bách.

Phòng phong đương quán xỉ liệu thư,

Tượng nha dị phụ sang xuất thích.

Trà khả thanh tâm giải khát, ẩm nhất bát nhi vận tự đốn tiêu ;

Tửu năng hành huyết khu phong, chước tam bôi nhi thiên sầu tận thích.

Diêm chỉ hoắc loạn, diệc trị khi đàm,

Thố đồ xích điến, hựu thông kinh mạch.

Tẩy dầu sang tầm Phù lão diệp, lão nhân, bệnh lỵ diệc kham phù ;

An thần xá cầu Ích trí nhân, trí sĩ dưỡng tâm vưu hữu ích.

Xả Đồng bì hà dĩ tẩy giang,

Phi Ô cữu thuỳ kỳ tuyên tích.

Bổ huyết khử thai tiền súc nhiệt, dụng Dã trữ căn,

Ôn Tỳ điều tạng mội hư hàn, thủ Xuyên tiêu hạch.

Liệu kinh phong, phấn dụng Trúc hoàng,

Bài nùng huyết, vi gia Đậu xích.

Trệ khí nhi trướng bành tâm phúc, Hậu phác tiên tầm ;

Thương thử nhi bí sáp tiểu biền, Hương nhu cấp mịch.

Khử huyết nục hề, thủ Bồ hoàng,

Tẩy Tâm nhiệt hề, cầu Thông bạch.

Nhẫn đông đằng vô độc, phục chi ung thũng tán tiêu,

Phồn thu lộ tối lương, ẩm khả cơ phu nhuận trạch.

Đảo Thiến căn dĩ liệu thấp hàn,

Ẩm Da thuỷ dĩ trừ thử nghịch.

Ngưu bàng tử chi hình tuy tiểu thiết trị phong cuồng ;

Lậu vô căn chi vật chi vị, kham tiêu nhiệt khách.

Lậu tâm sang diệp đảo Kê trường,

Trị nhuyễn cước căn sao Cẩu tích.

Thiên lý mã kỳ công thậm tốc, sinh sản cấp thôi,

Bán thiên hà chỉ thuỷ chí danh, phong sương khả dịch.

Chỉ trường tả, chử Vũ dư lương,

Trị tâm kinh, ẩm Thiên tích lịch.

Dục đạo vô nhập cảnh, thủ xã đàn chi thổ đồ môn,

Sử nhĩ bất dạ đề, tiệt tinh biên chi thảo tri lịch.

Phục Đinh phấn hề, sác xà trùng,

Đồ Thạch khôi hề, tiêu loa lịch.

Liệu kim sang, tẩy nhãn ế, tu thái Thanh đồng ;

Dưỡng Thận thuỷ, trị nhĩ lung, dương tầm Tứ thạch.
Y



Vật loại tuy phồn,

Căn miêu hữu di.

Tập chư phương lương dược, đại thuỳ Phật thủ tế nhân,

Vị nhất lạp linh đan, quả nghiệm tiên chân độ thế.

Nhân nhân đào thọ vực nhân đài,

Xứ xứ hựu xuân phong hoà khí.

Đãn kiến : thố sinh dân nhẫm tịch, diện quốc thế thái bàn,

Tư bất phụ Nam thiên quảng huệ.,.





----------------------------------------------------------------------------------------
BÀI PHÚ DƯỢC TÍNH CHỈ NAM TRỰC GIẢI (1)

(Dịch theo nguyên điệu)
Muốn giúp sinh dân (2)

Trước tìm thánh dược.

Thiên thư (3) đã định cõi Nam bang,

Thổ sản cũng khác miền Bắc quốc. (4)

Mạnh tinh thần, trừ tà khí : lò lửa luyện Hoàng kim (5)

Cứng gân cốt, dưỡng trường sinh : hạt móc hoà Bạch ngọc. (6)

Yên hồn phách, tim Đồi mồi (7) sáng tươi,

Thông đường khiếu, uống Xạ hương thơm phức.

Can cát, Quát lâu (8) giải khát , công vốn đề đa,

Bạc hà, Kinh giới sơ phong (9), hiệu thu tức tốc.

Khai yết hầu, phải cậy Ô mai (10)

Giải Tâm phiền, nên tìm Bạch trúc (11)

Kê đầu thực (12) bổ trung, mạnh khí, chữa đau lưng thật cũng nhiều công.

Ô tặc cốt (13) trị lỵ, trừ sang, tiêu màng mắt lại càng hiệu lực.

Lợi tiểu tiện : Quỳ tử, Khiên ngưu (14)

Thông kinh nguyệt : Hồng hoa, Tô mộc. (15)

Hồng cẩn, Bạch cẩn (16), trị nam di tinh,

Xích hồng, Bạch hồng (17) chữa nữ đới trọc (18)

Vú sinh ung nhọt, đồ Mộc miết (19) sẽ tan,

Mũi mọc thịt thừa, thổi Qua đế (20) phải tróc.

Tử hà xa (21) bổ khí hư, trừ bách bịnh, của người để chữa người,

Hoàng Ngô công (22) tiêu độc rắn, sát các trùng, vật độc hay giải độc.

Ôn Tỳ (23) cần Chỉ xác, Trần bì,

Hạ khí, phải Tân lang, Đại phúc (24)

Bà đẻ tự nhiên say máu, giã là Trường sinh (25)

Trẻ con hay đau bụng giun, sắc thang Biển súc (26)

Trừ vàng da, chừ (27) lấy vỏ Nhân trần (28)

Tiêu tích ăn chừ, dùng hạt La lặc (29)

Ban miêu (30) hay phá khối tiêu tích, nữ dùng tánh cữ mang thai ;

Tàm nga (31) rất bổ thận tráng dương, nam uống tốt đường sinh dục.

Tiêu đòn ứ máu, dấm tẩm Du long (32)

Chữa chứng bế hầu, muối hoà Hoạt độc (33)

Thanh quất bì vốn hay tiêu trệ, trừ sán khí chi bằng Khổ lô (34)

Bạch qua (35) bì thực khá rút phù, công thuỷ thũng gì hơn Thương lục. (36)
Lại có



Uất kim (37) phá huyết,

Đại toán (38) đồ sang.

Chữa lưng đau, đời khen Tỳ giải (39)

Trừ huyết cũ, người ngợi Tân lang (40)

Cửu khiếu thông mũi kia : Long bì, Xương bồ, Tạo giác (41)

Băng đới (42) trừ bệnh ấy : Tông lư, Hảo mặc, Liên phòng (43)

Trị cước khí chừ, Ngưu tất thảo (44)

Trừ đau bụng chừ, Tước đầu hương (45)

Ngưu nhũ : bổ hư, dễ đẻ có Thỏ đầu, Hổ cốt (46)

Lộc nhung : ích khí. khu phong dùng Tê giác, Linh dương (47)

Sinh tân dịch, cần chất ngọt Hồng táo (48)

Chỉ khái thấu, tìm vỏ rễ Bạch tang (49)

Mẫu lệ trị Nam di tinh, quả là diệu tễ (50)

Biết giáp (51) chữa nữ rong huyết, thật đáng thần phương.

Chỉ lỵ chừ, Canh mễ, Trần mễ (52)

Ôn Tỳ chừ, Can khương, Lương khương (53)

Chữa sốt rét, lấy Thường sơn ; bổ hư lao, cần Thiên lý thuỷ (54)

Tiêu phù thũng, dùng Đình lịch ; dễ sinh đẻ, tìm Bách thảo sương (55)

Giải đầu nhức chừ, gia Thông bạch (56)

Thông kinh trệ chừ, cậy Khương hoàng (57)

Thạch lựu (58) chữa tiết tả, chỉ lậu tinh (59), uống nhiều Phế sẽ hại ;

Trành bì (60) trừ ác khí, tiêu đầy trướng, dùng lâu Can tất thương.

Củ tướng (61) thông cách đờm mà ấm trung vị,

Cam giá (62) trợ Tỳ mạch mà lợi Đại trường.

Chữa phụ nữ khí huyết mọi đường, dùng Tang kỳ mộc (63)

Trị tiểu nhi kinh giản các chứng, uống Câu đằng thang. (64)

Khéo hút ung nhọt chừ, nhờ Thuỷ điệt (65)

Tài rút mũi tên chừ, cậy Khương lang (66)

Cương tàm, Thuyền thoái trừ phong ; Tề tảo (67) hay dùng điểm mộng.

Mộc biết, Thạch long (68) phá tích ; Lâu cô khá lấy đồ giang (69)

Nhuận Tâm-Trường, Xích mật, Bạch mật (70)

Bổ Can tạng, Di đường, Sa đường (71)
Hoặc là
Nghĩa rõ quân thần,

Vị phân tá sứ.

Vị bì, trừ chứng trường phong (72)

Thử phẩn, chữa bệnh phòng sự (73)

Quên lo chừ Huyên thảo, phụ nữ đeo thường đẻ nhiều con trai (74)

Cường dương chừ Xà sàng (75), ông già uống khá đương mười cô nữ (75)

Hải tảo (76) chữa hòn dái lệch sa,

Trạch lan (77) trị bào cung huyết ứ.

Điệp căn (78) khỏi ho, rõ tiếng ; khác gì Bán hạ, Nam tinh ;

Ngẫu thực (79) ích khí, bổ hư ; lại có Hồ ma, Thự dự (80)

Khử huyết trệ : Mẫu đơn, Đào nhân,

Thanh tiểu tiện : Mộc thông, Mao nhự (81)

Trứng gà trộn liều hạt Tiêu nọ, mau khỏi lãnh đàm (82)

Giun đất (83) vắt nước cây chuối kia, chóng trừ nhiệt thử (84)

Dễ sinh đẻ chừ, lấy Ô long (85)

Chủ vui vẻ chừ, dùng Thiên thử (86)

Bạch biển đậu hoà trung hạ khí, chỉ tả cũng diệu thay,

Tử tô tử (87) trị trướng tiêu phong, lợi trường càng tốt nữa.

Nhọt sưng, lá Chàm (88) giã lấy nước đồ,

Mụt trĩ, hoa Hoè nấu làm thang rửa.
Hoặc lại
Thuận khí : Ô dược,

Trị khối : Mã tiền.(89)

Ích mẫu chữa yên khí sản hậu,

Xa tiền (90) dùng kíp buổi thai tiền.

Thảo quyết minh, Thạch quyết minh, hay trừ mắt màng mộng,

Tỉnh hoa thuỷ, Bình hoa thuỷ (91) đều giải chứng khát phiền.

Ý dĩ chữa gân xương thực tốt.

Đông qua lợi tiểu tiện khá nên.

Ngũ gia bì, bổ thuỷ thêm tinh, có tên Sài tiết (92)

Bách bộ căn, chỉ đờm hạ khí, còn gọi Địa tiên (93)

Phục long (94) tiêu ung thũng,

Hạc sắt truc đàm diên (95)

Giáng khí nghịch, Thị đế, Hoắc hương dùng khắc có hiệu ;

Chỉ tiết tả, Đàm bì, Lệ xác (96) uống sẽ khỏi liền.

Trừ lạnh đau, tìm củ Cẩm địa (97)

Giải nhiệt độc, lấy nước Chỉ thiên (98)

Hoàng tinh trị Tâm Phế hư lao ; lại tăng tuổi trường thọ ;

Cẩu kỷ bồi chân nguyên mệnh mạch (99), càng dưỡng sức cao niên.

Chữa kim sang, gì bằng Tiến thảo (100)

Trừ đơn độc, chi hơn Liên tiền (101)

Địa thương (102) thường lấy đồ ung, cũng cậy Luyện đằng, Phấn mệnh (103)

Nguyễn cộng (104) vốn hay tắm đẻ, còn nhờ Tang nhĩ, Chấp miên (105)
Mới biết
Nghiên cứu Y THƯ,

Xét tìm dược tính.

Cúc hoa chữa đầu mặt tối sầm.

Luyện thực (106) trừ Bàng quang hạ lãnh.

Nữ mang thai gặp cữ, luôn dành Ngải diệp an thai ;

Nam quá chén sẩy khi, thường trữ Cát hoa giải tỉnh (107)

Nhị đông giải Tâm Phế hư phiền (108)

Ngũ vị hạ đàm diên ủng thịnh (109)

Hà thủ ô, đen tóc râu, tươi nhan sắc, dùng nhiều phản lão hoàn đồng (110)

Thạch xương bồ, sáng tai mắt, thêm thông minh, uống rồi vượt phàm hoá thánh (111)

Bôi chốc đầu nhờ có Trư cao (112)

Khỏi đau lưng, càng cần Hổ hĩnh (113)

Tay chân tê liệt, uống Đậu lâm điều Thương nhĩ (114) sẽ được tốt lành ;

Miệng mắt méo sệch, giã Tỳ ma (115) đắp bàn tay khắc lại điều chỉnh.

Chữa rắn cắn, Hoàng oanh diệp (116) rất hay,

Trị kiết lỵ, Phượng vĩ căn (117) càng mạnh.
Cho đến
Mát Tâm : Chi tử (118)

Tiến thực : Súc sa (119)

Giáng khí, cậy Hương trầm, Hương Bạch (120)

Phá khối, tìm Bồng truật, Bồng nga (121)

Bố cốc (122) kết tình yêu kia, đeo trong người, vợ chồng thêm ân ái ;

Thương canh (123) tiêu tính ghen nọ, nấu mà ăn, cả lẽ được thuận hoà (124)

Uống Thạch cao chừ, tiêu nhiệt độc,

Dùng Thảo quả chừ , tránh hàn tà.

Lan hoa, trừ uế trọc, thông thần minh. Biết Lan chỉ có Đông-Viên đạo sĩ (125)

Quế chi, chữa đau lưng, phát biểu hãn. Hiểu Quế ai bằng Nguyệt điện Hằng-Nga (126)

Thông tích phải Ba đậu,

Tiêu trướng ắt Khổ già (127)

Hắc đậu khác với Lục đậu (128), một thứ điều trung, một thứ giái độc (129)

Hoàng lực không như Bạch lực (130) kiêm cả trị sán, kiêm cả công hà (131)

Khô miệng, phải tìm Cảm lãm (132)

Điều Vị, nhờ có Tỳ bà (133)

Khô nước mắt có hạt Mạn kinh (134), mắt sáng tựa mặt trời không mây phủ,

Sạch chàm mặt tìm quả Vô hoạn (135), mặt đẹp như ngọc lành chẳng vết pha.

Nối gân tìm Hải giải (136)

Giỏ mắt kiếm Điền loa (137)

Muốn thông cách mạc tụ đờm, Sinh khương phải dụng,

Như trị bào cung bế huyết, Can tất (138) cần gia.
Với lại
Bổ Thận : Bạch giao (139)

Mát Can : Hoàng bách (140)

Phong phòng (141) xức răng đau, chữa ung độc ác thư,

Tượng nha (142) bôi mụn lở, hút sắt gai thương tích.

Chè vốn thanh tâm giải khát, dùng một bát, muôn điều nghĩ lặng không ;

Rượu hay hành huyết khu phong, uống ba chén, nghìn mối sầu tiêu sạch.

Muối chữa hoắc loạn (143) cũng trừ khí đàm (144)

Dấm đổ xích điến (145) lại thông kinh mạch.

Rữa chốc đầu, tìm Phù lão diệp ; lão nhân kiết lỵ dùng cũng tương phù ; (146)

Yên tâm thần, cậy Ích trí nhân (147) ; trí sĩ (148) dưỡng tâm uống càng hữu ích.

Bỏ Đồng bì (149) khôn cách tẩy giang (150)

Không Ô cữu (151) lấy gì thông ích.

Bổ huyết, trừ thai tiền, tích nhiệt, dùng Dã trữ căn (152)

Ấm Tỳ, điều nội tạng hư hàn, lấy Xuyên tiêu thạch. (153)

Chữa kinh phong, Trúc hoàng (154) uống rất hay,

Tiêu mủ máu, Xích đậu dùng không trệch.

Trệ khí, trong bụng đầy trướng ; Hậu phát kiếm trước tiên ;

Cảm nắng, tiểu tiện không thông, Hương nhu dùng cấp bách.

Chữa nục huyết chừ, lấy Bồ hoàng,

Tẩy Tâm nhiệt chừ, tìm Thông bạch. (155)

Nhẫn đông đằng (156) dùng không độc ; ung sang tiêu tán thấy công mầu,

Phồn thu lộ (157) uống rất hay, da dẻ mịn màng theo ý thích.

Giã rễ Thiến thảo (158) mà chữa thấp hàn,

Uống nước trái Dừa để trừ thử nghịch. (159)

Ngưu bàng tử (160) hình tuy nhỏ bé, phong cuồng chứng ấy khá cần,

Lậu lô căn (161) vật rất tầm thường, trừ khách nhiệt (162) công kia khôn địch.

Chữa Tâm sang, giã lá Ké thường (163)

Trị chân mềm, sao rễ Cẩu tích.

Dễ dàng sinh đẻ, công Thiên lý mã (164) nhiệm màu.

Tiêu tán phong sương, nước Bán thiên hà (165) trong sạch.

Chỉ trường tả, mấu Vũ dư hương (166)

Trị Tâm kinh, uống Thiên tích lịch (167)

Lấy đất xã đàn (168) trát cửa, ngăn kẻ trộm vào nhà rình mò ;

Vặt cỏ mép giếng lót giường, trừ trẻ con khóc đêm nhanh nhạch.

Uống Định phấn chừ, trừ giống xà trùng, (169)

Đồ thạch hôi chừ, tan hạch loa lịch. (170)

Trị kim sang, tẩy màng mắt, nên lấy Thanh hồng (171)

Dưỡng Thận thuỷ,chữa điếc tai, phải tìm Từ thạch (172).
Ôi !
Vật sinh nhiều giống loài,

Cây dùng khác mầm rễ.

Góp mọi phương dược được, rộng tay Phật tổ cứu dân,

Nếm một hạt linh đơn, tỏ đạo Thiên tiên độ thế.

Người người lên đài nhân cõi thọ sênh sang,

Nơi nơi đượm gió mát khí hoà vui vẻ.

Mừng thấy : nhân dân ấm chăn chiếu, nhà nước vững núi non ;

Mới không phụ cái nguyện ước cõi trời Nam rộng khắp ân huệ.

Chú thích : -------------------------------------------------------------------------------------

(1)- Dược tính chỉ nam trực giải : chỉ dẫn về tính năng các vị thuốc theo lối trực giải (giải thẳng ý nghĩa, tức một cách giải bình thường, dễ hiểu).

(2)- Sinh dân : như nói nhân dân.

(3)- Thiên thư : sách Trời. Đời Lý, quân Tống sang xâm lấn (1076). Nhân-Tông sai Lý-Thường-Kiệt ra chống đánh. Ông có làm câu thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, tiệt nhiên phân định tại Thiên thư”, nghĩa là sông núi nước Nam thì vua Nam đóng giữ, cương giới rất rành rẽ, đã ghi trong sách Trời. Ý nói lãnh thổ nước Nam, vốn có sự phân định thiên nhiên, quân Tống không thể xâm lấn được.

(4)- Bắc quốc : chỉ Trung-Quốc.

(5)- Hoàng kim : vàng mười, vàng ròng. Theo Bản thảo cương mục : “Kim tương” là nước vàng nấu, do vàng mười nấu với mỡ lợn và dấm, uống trường sinh thành thần tiên.

(6)- Bạch ngọc : ngọc trắng, ngọc tốt. Theo Bản thảo cương mục : “Ngọc tuyền” cũng gọi “Ngọc tương”, là một thứ ngọc, do bột ngọc trắng chế với Địa du, gạo nếp và nước móc ; có tác dụng mạnh gân xương, lợi huyết mạch, sống lâu không già.

(7)- Đồi mồi : nguyên văn là Đại muội, một loài Rùa biển, mai có vẩy đốm đẹp, gọi vẩy Đồi mồi, tính dữ tợn, hay cắn người, thịt nó có tác dụng trấn tâm thần, trừ tà nhiệt, chữa các chứng phong độc, phụ nữ kinh mạch không thông.

(8)- Can cát : tức Cát căn, củ cây Sắn dây (Pueraria thombergiana Benth – Pueraria thomsoni Benth). Họ Cánh bướm. Tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân, chỉ khát,

Quát lâu : tức Quát lâu căn, rễ cây Quát lâu, cũng gọi Thiên hoa phấn hay Bạch dược (Radix Trichosantis) ; tác dụng giải nhiệt, chỉ khát. Quát lâu (chính tên là Quát lâu, sau mới chuyển gọi “Qua lâu”) là loài cây leo (Trichosanthes Kirilowii Maxim). Họ Bí, quả nó gọi Quát lâu thực, nhân gọi Quát lâu nhân (Trichosanthes sp.) tác dụng giáng hoả, nhuận Phế, trấn ho, trừ đờm, thông lợi cổ họng và Đại trường.

(9)- sơ phong : sơ tán phong tà, Bạc hà, Kinh giới, đều có tác dụng đó.

(10)- Ô mai : quả Mơ hun khói. Cách chế : lấy quả mơ chín ươm ươm, ngâm nước tro rơm nửa ngày, rồi đồ chín, phơi khô, sau để trên gác bếp, hun khói , nó biến thành màu đen, gọi là “Ô mai” (Fructus mume Praeparatus) họ hoa Hồng. còn một thứ, cũng lấy quả mơ chín ươm ươm, ngâm nước muối, phơi khô thành màu trắng thì gọi là “Bạch mai” (Fructus pruni dessicatus), cũng gọi “Sương mai” (“sương” chỉ chất trắng nổi lên ở ngoài quả, trông như lớp sương). Ô mai có tác dụng liễm phế, chỉ ho, tiêu đờm, hạ khí, sinh tân, chữa các chứng chướng ngược, phiên vị, tả lỵ, và đâu bụng giun ụa thổ (đây nói khai yết hầu là chỉ tác dụng chữa phế khí, ho đờm, và yết cách tức chứng nghẽn tắc cổ họng, không ăn uống được). Còn Bạch mai có tác dụng trừ nhiệt, giải độc, chữa cổ họng sưng đau, đờm cục vướng họng (chứng mai hạch), cũng chữa chứng trúng phong đờm quyết cấm khẩu (dùng Bạch mai xát răng, sẽ chảy nước dãi mà miệng há ra).

(11)- Bạch trúc : không rõ thứ trúc gì ? nghi là chữ “Đạm trúc” chép lầm. Đạm trúc diệp có tác dụng làm mát tâm kinh, ích nguyên khí, chữa chứng cuồng nhiệt buồn phiền (xem thêm chú thích 113 Đạm trúc diệp ở “Bài phú thuốc Nam”).

(12)- Kê đầu thực : biệt danh của Khiếm thực, tức hạt cây Khiếm (Euryale ferox Salisb.). Khiếm là loài cây sinh dưới nước, quả nó giống hình đầu gà, nên gọi “Kê đầu”, trong quả có nhiều hạt, dùng làm thuốc, tác dụng bổ trung, cố thận, ích tinh khí, chữa di tinh, bạch trọc, đau lưng và xương sống.

Chú ý : đây là cây Khiếm thực Trung-quốc, nước ta chưa thấy cây này, còn cây Súng của ta (Nymphaea stellata Villd) họ Súng thường dùng thay Khiếm thực Trung-Quốc, nên cũng mang tên Khiếm thực (có một số xuất sang Trung-quốc), nhưng là loài cây khác, và Khiếm thực Trung- quốc thì dùng hạt của nó, mà cây Súng của ta thì lại dùng củ, bộ phận cũng khác nhau.

(13)- Ô tặc cốt : cũng gọi Hải phiêu tiêu, tức Mai mực (Sepia esculenta Hoyle), tác dụng chỉ huyết, bài nùng (tiêu mủ), chữa kiết lỵ, mụn nhọt, đau mắt kéo màng, cũng có tác dụng ức chế chất toan, chữa được chứng vị toan quá nhiều và đau loét dạ dày.

(14)- Qùy tử : tức Đông quì tử, hạt cây Đông quì (Malva verticillata L. – Malva pulchella Benth). Họ Bông ; tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, thông lâm, nhuận trường, chữa phụ nữ sưng vú, khó đẻ và thông tuyến sữa. Theo Bản thảo cương mục : Qùi là một loài thảo mọc nơi ẩm thấp (thấp thảo). mgưpờ xưa thường dùng làm rau ăn, trồng về mùa Đông, gọi Đông quì ; trồng về mùa Thu, mùa Xuân, gọi Thu quì, Xuân quì (lá quì thường nghiêng theo hướng mặt trời, nên còn có tên Hướng nhật quì tử).

Chú ý : Đông quì khác với Hoàng quì (tức Hoàng thục quì) và Thục quì. Đông quì hoa nhỏ, màu trắng nhạt hoặc đỏ nhạt (nhiều bản thảo chỉ nói là trắng nhạt). còn Hoàng quì hoa to như cái chén, màu vàng. Thục quì hoa đỏ, hoặc tím hoặc trắng ; 3 thứ này tuy khác giống khác hoa, nhưng tính đều hàn hoạt, và công năng cũng tương tự, nên có thể dùng thay thế nhau được. Ta thường giải Đông quì là hạt Vông vang hay Bông vang, nhưng hạt Bông vang, Nam dược thần hiệu và Lĩnh nam bản thảo đều giải là Hoàng quì tử, chúng tôi thấy đúng. Vì Hoàng quì hoa to như cái chén, màu vàng, mà Bông vang của ta, cũng hoa to như cái chén, màu vàng, và hoa nó vàng nên gọi Bông vàng, như thế, Bông vang chính là Hoàng quì, còn Đông quì thì hoa nhỏ (không to như hoa Hoàng quì), màu lại trắng nhạt hoặc đỏ nhạt, không thể giải là Bông vang được (xem thêm chú thích 175. Thục quì ở Bài phú thuốc nam).

Khiên ngưu :tức Khiên ngưu tử, hạt cây Bìm bìm (Pharbitis nilchoisy) họ Bìm bìm, có 2 thứ đen và trắng, gọi Hắc sửu, Bạch sửu, tác dụng tả thấp nhiệt, lợi tiểu đại tiện, chữa phù thũng và cước khí (Hắc sửu sức mạnh hơn).

(15)- Hồng hoa : cũng gọi Hồng lam hoa (Carthamus tinctorius L.) họ Cúc ; tác dụng phá huyết, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, chữa phụ nữ kinh nguyệt bất đều.



Tô mộc : tức Tô phương mộc, gỗ Vang (Caesalpinia sappan L.) họ Đậu. Tác dụng hành huyết, tiêu ứ, hòa huyết, tán phong, cũng chữa phụ nữ kinh nguyệt bất điều ; cây này là sản vật nước ta, gỗ nó vừa dùng làm thuốc, vừa dùng để nhuộm.

(16)- Hồng cẩn : Dâm bụt hoa đỏ, cũng gọi Chu cẩn hay Xích cẩn (Hibiscus rosa siensis L.) tác dụng lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, điều kinh, chữa mụn nhọt, quai bị, kiết lỵ



Bạch cẩn : Dâm bụt hoa trắng (Hibiscus syriacus L.) tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi tiểu, rễ nó dùng làm thuốc an thai (người ta dũng thường lấy lá nó nấu canh ăn). Xem thêm chú thích 199 Dâm bụt ở “bài Phú thuốc nam”

(17)- Xích đồng, Bạch đồng : tức Xích đồng nam, Bạch đồng nữ ; cây Mấn (hoặc gọi Bấn, Vậy, Mò, Đau mắt, Trinh đồng) đỏ và trắng. Xích đồng nam (Clerodendron infortunatum Lin.) họ cỏ Roi ngựa ; và Bạch đồng nữ (Clerodendron panicutatum Lin.) cũng họ cỏ Roi ngựa. có tác dụng trừ phong thấp, giải sang độc, chữa vàng da và phụ nữ khí hư (xích đồng và bạch đồng cùng một công dụng, nhưng người ta thường dùng Bạch đông hơn). Xích , Bạch đồng cũng là loài “Xú ngô đồng” Trung-Quốc, loài này, theo “Cương mục thập di” mô tả hình thái, và nói có mùi hôi (Xú ngô đồng : cây Ngô đồng mùi hôi), thì giống với Xích, Bạch đồng của ta, cũng có tác dụng khu phong thấp, chữa mụn nhọt và nhất là giảm huyết áp.

(18)- Đới trọc : bịnh xích bạch đới (khí hư) và đái ra chất đục. Xích đồng, Bạch đồng chữa đới trọc, cũng như Hồng ccẩn, Bạch cẩn chữa di tinh, đều là những kinh nghiệm của Việt Nam, mà tác giả muốn nêu lên.

(19)- Mộc miết : tức Mộc miết tử, hạt Gấc ; tác dụng tán kết, tiêu ác sang, chữa phụ nữ ung thư vú.

(20)- Qua đề : tức Điềm qua đế, cuống Dưa đá. Tác dụng tiêu thũng, giáng nghịch, chữa phù thũng, hoàng đản, và tiêu thịt thừa trong mũi (Qua đế tán bột, thổi vào mũi, hoặc hòa với bột Bạch dự gói bông nhét vào mũi).

(21)- Tử hà xa : rau thai nhi, tác dụng ích khí, bổ tinh, dưỡng huyết, chữa các bịnh hư tổn của nam nữ.

(22)- Hoàng ngô công : con Rết vàng, tác dụng tiêu ác huyết, tích tụ, chữa độc rắn và các loại trùng.

(23)- Ôn Tỳ : ấm Tỳ. Đây nói Trần bì, Chỉ xác là thuốc ôn Tỳ, không đúng ; vì 2 vị này chỉ có tác dụng hành khí, thông trệ, chứ không có tác dụng ôn Tỳ ; nghỉ 2 chữ “ôn Tỳ” là “lý Tỳ” (điều lý Tỳ khí) chép lầm.

(24)- Tân lang : (ta thường đọc Bình lang, không đúng) : hạt quả Cau (Semen Arecae)`

Đại phúc : tức Đại phúc bì : vỏ quả Đại phúc (Arecae pericarpium) họ Cau. Một số sách Bản thảo Trung quốc gẩn đây cho Đại phúc bì tức vỏ quả Tân lang(vỏ quả cau), nhưng theo Bản thảo cương mục, Bản thảo tòng tân, Trung quốc dược học đại tự điển, Trung dược học, và Trung quốc y học đại tự điền, cả Từ hải, Từ nguyên, thì Tân lang là cây cau, còn Đại phúc là một loài cau khác. Quả Tân lang tròn, mà quả Đại phúc thì hơi dẹt và giữa phình to hơn, cho nên gọi “Đại phúc” hay “Đại phúc tân lang” (quả cao to bụng), ở đây chúng tôi theo cả, sách Bản thảo cương mục….. kể trên. Tân lang dùng hạt, tác dụng tả khí, công tích, sát trùng, hành thủy, chữa phù thũng, cước khí ; Đại phúc dùng vỏ, tác dụng hạ khí, hành thủy, lợi đại tiểu trường, chữa phù thũng bụng trướng.

(25)- Trường sinh : tức Trường sinh thảo. Bài phú thuốc Nam và Lĩnh nam bản thảo đều giải là cây Thanh táo.

(26)- Biển súc : loài thấp thảo, lá dài như lá trúc, nên cũng gọi Biển trúc (Polygonum aviculare L.) họ Rau răm. Tác dụng lợi tiêu, tiêu viêm, sát trùng, chữa hoàng đản và đau bụng giun. Xem thêm chú thích Biển súc ở “Bài phú thuốc nam”.

(27)- Chừ : dịch nguyên văn chữ “hề” ; hề là một tiếng trợ ngữ mà các thể ca, phú thời xưa hay dùng, đặt ở giữa câu hoặc cuối câu, với lờ văn và giọng điệu riêng của nó, các sách văn học trước đây, thường dịch là “chừ”.

(28)- Nhân trần : tức Nhân trần cao (Artemisia capillaris Thumb). Họ Cúc. Tác dụng phát hãn, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, là vị thuốc chủ yếu chữa chứng hoàng đản. Trọng Cảnh có bài “Nhân trần cao thang”, chữa bịnh thương hàn, mình phát vàng, tiểu tiện không lợi.

(29)- La bặc : tức La bặc tử, hạt cải Lú bú (Raphanus sativus L.). họ Cải. Tác dụng trừ đờm, tiêu tích, lợi đại tiểu tiện, chữa suyễn, trướng, kiết lỵ.

(30)- Ban miêu : chính tên là Ban mâu (cũng gọi là Nguyên thanh, Địa đảm, Cát thượng đình trưởng), con sâu Đậu (Cantharis), có chất độc, Tác dụng lợi tiểu mạnh, công phá tích khối, chữa đái ra sỏi, tràng nhạc, và hạ được độc chó dại (thuốc độc giải độc).

(31)- Tàm nga : tức Hùng tàm nga, con Ngài tằm đực, tác dụng cố tinh cường dương.

(32)- Du long : biệt danh của Hồng thảo, cây Nghể bà, nó là một loài Nghể rất to, hoa mọc thành chùm, màu đỏ ối, nên gọi Hồng thảo (cỏ đỏ). Tác dụng tán huyết, chỉ đau.

Chú ý : Du long đây, khác vói Du long thái là rau Dừa nước. Dừa nước chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, không có tác dụng tán huyết, chỉ đau, để chữa chứng bị đòn đánh mà máu tụ lại như nói ở đây.

(33)- Bể hầu : nghi nói họng bị sưng đau mà bế tắc lại, như chứng hầu tý (trong họng có cái khối như nắm tay, không nuốt nước và nói năng được).



Hoạt lộc : tức Hoạt lộc thảo, biệt danh của Thiên danh tinh, có tác dụng giải độc, phá huyết, sát trùng, chữa đau răng, đàm ngược, nhất là chứng hầu tý và các chứng về họng (người ta thường dùng lá Hoạt lộc tươi giã lấy nước, hòa dấm, nhỏ vào họng, chữa viêm họng và khí quản). Hoặc giải bế hầu là chứng khản tiếng do cảm gió. Hoạt lộc là rau Xương sông , và khản tiếng là chứng nhẹ, nên có thể giã. Xương sông ngậm với muối mà chữa cũng được.

(34)- Khổ lô: tức Khổ hồ lô : Bầu đắng. Đây nói Khổ lô chữa chứng sán khí, nhưng xét các bản thảo, Khổ hồ lô chỉ có tác dụng lợi thủy, chữa chứng đái ra sỏi, không chữa sán khí. Chúng tôi nghĩ chữ Khổ lô là “Hồ lô” ghép lầm. Hồ lô tức “Hồ lô ba” mới có tác dụng ôn Thận, trừ hàn, chữa chứng sán khí cao hoàn sưng đau chằng lên bụng dưới, và cả thoátvị ống bẹn. Xem thêm chú thích Hồ lô ba ở “Bài phú thuốc Nam”.

(35)- Bạch qua : biệt danh của Đông qua, cũng gọi Bạch đông qua : quả Bí đao. Vỏ nó có tác dụng lợi thủy, tiêu phù thũng.

(36)- Thương lục : một loài thảo (Phytolacca esculanta Van Houtte). Rễ nó có chất độc, tác dụng lợi thủy mạnh (giống như Cam toại), chữa phù thũng, bụng trướng.

(37)- Uất kim : củ Nghệ (Curcuma Longa L,) họ Gừng. Tác dụng phá huyết, hạ khí, giải uât kết, chữa thương tích chỉ đau nhức, lên da non ; lại chữa viêm loét dạ dày, và phụ nữ kinh nguyệt bất điều.

Chú ý : một số sách Dược học Trung-quốc gần đây đều cho Uất kim và Khương hoàng hay Hoàng khương (Curcuma aromatica Salisb.) cùng lấy ở một cây Khương hoàng ; rễ củ gọi Uất kim, thân rễ gọi Khương hoàng, nhưng theo Bản thảo cương mục. Bản thảo tòng tân, Trung quốc dược học đại từ điển và Trung quốc Y học đại từ điển, cả Từ Hải, Từ nguyên đều cho Uất kim và Khương hoàng là 2 củ lấy ở 2 cây cùng loài (cùng họ) mà hình thái khác nhau, còn tác dụng thì tương tự, nhưng Khương hoàng mạnh hơn, và chữa được chứng phụ nữ sản hậu bại huyết công tâm.

(38)- Đại toán : củ Tỏi (Allium scorodoprasum L.). Tác dụng kiện Tỳ, Vị, là thuốc khu trùng, diệt khuẩn đặc hiệu, chữa hoắc loạn, kiết lỵ, các bịnh vi khuẩn và ký sinh trngf đường ruột ; lại có tác dụng phá tích khối, tiêu ung thũng (giã tỏi tẩm dấm đắp trên mụn). Đồ sang : đắp mụn nhọt.

(39)- Tỳ giải : củ Tỳ giải, tác dụng lợi thủy, trừ phong thấp, chữa trĩ lậu, ác sang và đau lưng. Tỳ giải chữa đau lưng do thấp, nếu đau lưng do Thận hư, thì không dùng được.

(40)- Tân lang : xem chú thích (24) trên. Tân lang chỉ có tác dụng tả khí, tiêu đờm, công phá tích kết, mà đây nói trừ huyết cũ, chưa rõ là thế nào ?

(41)- Long bì : Long tử bì, biệt danh của Xà thoái, xác rắn, tác dụng khu phong, sát trùng, giải sang độc. Theo nguyên bản, dưới chữ “bì” còn có chữ “lão”, 2 chữ cùng in nhỏ, sít vào nhau, vừa thừa chữ, vừa không có nghĩa, nên chúng tôi vỏ chữ “lão”, chỉ để một chữ “bì” hợp với chữ “long” trên, thành “long bì”, là xác rắn, nhưng xét ý nghĩa câu phú ở chổ này thì Long bì không có tác dụng “nhập tỵ thông quan” (vào mũi thông khiếu) như Xương bồ, Tạo giác nói trong câu phú vậy có lẽ là chữ “long não” (có tác dụng thông khiếu) thì đúng hơn.

(42)- Băng đới : băng huyết và xích bạch đới (khí hư).

(43)- Tông lư : tức Tông lư bì, bẹ Móc (khi dùng đốt tồn tính). Ba vị này, đều thuốc cầm máu. Tông lư bì có chữa đới hạ.

(44)- Ngưu tất thảo :có 2 thứ Ngưu tất Việt-Nam (cỏ Xước) và Ngưu tất Trung-quốc, xem chú thích cỏ Xước ở “Bài phú thuốc Nam”.

(45)- Tước đầu hương : biệt danh của Hương phụ. Tác dụng điều khí, giải uất tiêu tích trệ, chữa các chứng đau ; là thuốc chủ yếu về phụ khoa.

(46)- Thỏ đầu : chính là Thỏ não, óc con Thỏ. Tác dụng thôi sinh (thúc đẻ) rất hay. Hổ cốt : xương hổ, cũng có tác dụng như Thỏ não.

(47)- Tê giác : sừng con Tê ngưu, sản ở Việt-Nam, Trung-quốc và Phi châu. Một vị thuốc quí giá, tác dụng thanh tâm vị, giải nhiệt độc, chữa thươg hàn ôn dịch, trúng phong mất tiếng và phong độc công tâm.

Linh dương : tức Linh dương giác, sừng một loài dê núi, sản ở vung tây bắc Trung-quốc, gọi “Bắc linh dương”. Ở Việt Nam, Miến điện, Thái lan gọi “Nam linh dương”, cũng là vị thuốc quí giá, tác dụng thanh nhiệt, bình can, tức phong, chữa cao huyết áp, viêm màng não và các chứng phong hỏa.

(48)- Hồng táo : quả Đại táo sắc đỏ (thứ tốt). Tác dụng bổ Tỳ, nhuận Phế, sinh tân dịch.

(49)- Bạch tang : tức Tang bạch bì, vỏ rễ cây Dâu cạo trắng. tác dụng lợi thủy, tiêu đờm, chữa phù thũng và ho xuyễn.

(50)- diệu tễ : tễ thuốc hay.

(51)- Biết giáp : Mai ba ba (miền Nam gọi Cua đinh). Có tác dụng chữa lậu huyết (Biết giáp, tẩm dấm, chích, tán bột, uống với rượu).

(52)- Canh mễ : gạo tẻ. Tác dụng hòa trung, ích trường vị, trừ phiền khát, chữa tiết tả, kiết lỵ. Trầm mễ : tức Trần lẩm mễ hay Trần thương mễ, gạo cũ, lâu năm. Tác dụng ổ trung khí, điều Tỳ Vị, chữa tiết tả và các chứng lỵ (“Bồ di phương”) dùng bài Nhân sâm bại độc gia Trần lẫm mễ, gọi Thương lẫm tán, chữa cấm khẩu lỵ.

(53)- Lương khương : tức Cao lương khương, Riềng ấm. Lương khương cứng như Can khương, đều có tác dụng ôn Tỳ.

(54)- Thiên lý thủy : nước nghìn dăm, trỏ dòng nước chảy dài ; người xưa thường dùng Thiên lý thủy để sắc thuốc chữa chứng hư nhược sau khi ốm yếu, và các chứng lao thương, tỳ thận kém, dương thịnh âm hư. Luận về “nước chảy” (lưu thủy) trong có “Thiên lý thủy”. Lý Thời Trân nói : “to như sông ngòi, nhỏ như khe suối, đều là dòng nước chảy, sức bên ngoài thì động mà tính bên trong lại tĩnh, thể chất thì mềm mại mà khí lực lại cứng rắn, khác với làn nước đọng ở hồ đầm ao chuôm. Nhưng nước sông ngòi thì đục mà nước khe suối thì trong ; lại có chỗ khác nhau. Hảy xem con cá ở dòng nước chảy, nước đục, với con cá ở làn nước đọng, nước trong, tính chất và màu sắc cũng khác nhau ; cả đến tôi gươm, nhuộm lụa, nước khác thì màu khác ; nấu cháo, pha trà, nước khác thì vị khác, cho nên dùng nước đẻ sắc thuốc, há chẳng phải phân biệt ru ?”.

(55)- Bách thảo sương : chính là Bồ hóng ; xem chú thích Bách thảo sương ở “Bài phú thuốc Nam”. Bách thảo sương chữa băng trung đới hạ và tính trệ, tả lỵ, đây nói là có tác dụng thôi sinh, nghĩ chép lầm.

(56)- Thông bạch : củ Hành trắng, có tác dụng chữa nhức đầu.

(57)- kinh trệ : kinh nguyệt ứ trệ. Khương hoàng : củ Khương hoàng (loài củ Nghệ) xem chú thích 37 trên.

(58)- Thạch lựu : tức Thạch lựu bì, vỏ quả Lựu chua (Lựu có thứ chua và thứ ngọt, đây dùng thứ chua). Tác dụng cố sáp, sát trùng, chữa tả lỵ, đau bụng giun, và lậu tinh, phụ nữ băng đới. Qủa Lựu ngọt (Cam thạch lựu) ăn nhiều hại Phế (theo Danh y biệt lục của Đào-Hoằng-Cảnh).

(59)- Lậu tinh : tinh dịch chảy ra do rông hay nghe thấy chuyện sắc dục ; đó là chứng hạ nguyên bất cố. Cách chữa giống chứng hoạt tinh.

(60)- Trành bì : vỏ quả Chanh. Tác dụng hạ khí, khoan trung tiêu thực, tán ác khí trong trường vị. – Qủa nó ăn nhiều hại Gan (theoThực tính bản thảo của Trần Sĩ Lương đời Đường).

(61)- củ Tương (chính âm là Tướng) : Trầu không, tác dụng hạ khí, tán kết, tiêu đờm tích, ôn tỳ vị. – Cách đàm : đờm kết ở vùng ngực. – Trung vị : tỳ vị thuộc Trung-tiêu, nên gọi trung vị.

(62)- Cam giá : Mía, tác dụng hòa trung, trợ tỳ, trừ nhiệt, nhuận táo, lợi đại tiểu tiện. – Tỳ mạch : kinh mạch của Tỳ, như nói Tỳ tạng.

(63)- Tang ký mộc : tức Tang ký sinh, Tầm gửi cây dâu, tác dụng trừ phong thấp mạnh gân xương, và ích huyết, an thai chữa phụ nữ băng trung, lậu huyết, và các bịnh sản hậu.

(64)- Câu đằng : tức Điêu đằng câu hay câu đằng câu. Tác dụng trấn kinh, hạ khí, trừ Tâm nhiệt, bình Can phong, chữa các chứng tiểu nhi kinh giản, kinh phong co giật. Câu đằng thang: thang thuốc có vị Câu đằng . sách Chứng trị chuẩn thằng có bài “Câu đằng ẩm” chữa tiểu nhi tỳ hư thương phong, sắp thành chứng mạn kinh, mà đại tiện thực (Chú ý : đây là bài “Câu đằng ẩm” khác với bài “Câu đằng thang” chữa phụ nữ có thai, thai động không yên, cũng ở sách Chứng trị chuẩn thằng).

(65)- Thủy điệt : con Đỉa ; tác dụng tiêu thũng, giải độc, trục ác huyết, tán tích khối. Chứng ung nhọt mới phát, dùng con Đỉa bỏ vào ống trúc, đặt trên mụn, cho hút ra máu độc, sẽ khỏi (theo “Bản thảo thập di” của Trần Tàng Khi đời Đường).

(66)- Khương lang : con Bọ Hung, cũng gọi Thôi xa khách (theo Trang Tử : “Bọ hung có cái trí khôn vận chuyển hòn phân, khéo chúi vào trong đất mà đẩy phân qua lại làm hòn”, nên tục gọi là Thôi xa khách, nghĩa là Khách đẩy xe). Có tác dụng rút mũi tên ra (giã nó với Can khương đắp vào chỗ mũi tên).

(67)- Tề tào : cũng gọi Địa tàm, con Tằm đất ; hình giống con tằm mà to hơn, mình ngắn, đốt mau, chân dài có lông, sinh ở gốc cây và đất mục, lâu ngày mọc cánh mà ba đi. Chữa các chứng ác huyết, huyết ứ, phụ nữ bế kinh, người ta thường bắt nó giã vắt lấy nước cốt rỏ mắt, tiêu được màng mộng.

(68)- Mộc miết : tức Mộc miết tử, hột Gấc ; chữa sốt rét có báng bụng, có tích khối.



Thạch long : tức Thạch long tử, cũng gọi Tích lịch, con Thằn lằn (Eumeces quinquelineatus hay Eumeces latiscutatus Halowell), tác dụng lợi thủy, hạ huêts, phá kết, chữa tiểu tiện bế, dắt, hoặc có sỏi, phù thũn và tích khối (xem thêm chú thích 273 : Yết hổ ở Bài phú thuốc Nam).

(69)- Lâu cô : cũng gọi Thổ cẩu, con Dế dũi (Gryllotalpa unis-pinalpa Sauss). Tác dụng lợi tiểu, thông đại tiện, chữa phù thũng, tràng nhạc, ưng nhọt, lở miệng, khó đẻ, hút gai đâm trong thịt. Đồ giang : đắp giang môn (lỗ đít).

(70)- Xích mật : tức Thạch mật, chỉ mật ong núi đá (thứ tốt), hoặc Đường phèn, vì dưới đã nói Bạch mật là Mật ong rồi. Hoặc giải Xích mật là Mật mía, không đúng. – Bạch mật : mật ong màu trắng, cũng là tên gọi chung mật ong.

(71)- Di đường : cũng gọi Mạch nha đường, kẹo Mạch nha ; một thứ kẹo nấu bằng Mạch nha, Cốc nha, và các thứ gạo, hoặc nói mấu bằng các bột lọc của Tiểu mạch, Đại mạch, gạo nếp, gạo tẻ… tác dụng nhuận Phế, kiện Tỳ, bỏ hư, ích khí lực. Trong Di đường có Tiểu mạch, vị thuốc dưỡng Can khí, nên đây nói bổ Can tạng (Bản thảo sở chứng : Di đường bổ Tỳ, tức là đẻ hoãn Can khí). Sa đường : đường Cát, đường nấu bằng nước Mía ; tác dụng tiêu đờm, nhuận Phế, hòa trung, trợ Tỳ, hoãn Can khí. Sa hoàng có 2 thứ :

1- Xích sa đường : cũng gọi Hồng đường, màu đỏ, là thứ kém.

2- Bạch sa dường : cũng gọi Bạch đường, màu trắng, là thứ đã tinh chế, tốt.

(72)- Vị bì : da con Nhím, chữa các chứng trĩ, trường phong, xích bạch lỵ.- Trường phong : một chứng tiệ huyết, do trường vị bị phong tà xâm nhập, hoặc thấp nhiệt tích trệ gây nên chứng đại tiện đi tóe máu đỏ tươi, ra trước phân, giang môn không sưng đau.

(73)- Thử phẩn : tức Gia thử thỉ, hay Hùng thử thỉ, phân con Chuột đực, chữa nam giới bị chứng “thương hàn âm dịch” mà đau bụng (người bị thương hàn mới khỏi, cùng vợ giao hợp mà phát bịnh). – Phòng sự : việc hành phòng, giao hợp ; đây chỉ bịnh phạm phòng, tức âm dịch nói trên. Xem mục Phạm phòng ở sách Nam dược thần hiệu.

(74)- Huyên thảo : cũng gọi Vong ưu thảo hay Nghi nam thảo, tức cây hoa Hiên (Hemerocallis fulva L). họ Bách hợp. Tác dụng thanh nhiệt, dưỡng tâm, thông lợi hung cách, yên ngũ Tạng, giải sự o nghĩ uất kết, nên gọi “Vong ưu” (quên lo). KINH THI có câu : “Yên đắc Huyên thảo ngôn thủ chi bối” nghĩa là sao mà kiếm được cây hoa Hiên để trồng ở nơi bắc đường (“bối” là bắc đường, tức nhà sau). Ý nói muốn trồng cây hoa này để thường xem ngắm mà quên mọi lo nghĩ. (bắc đường là nơi ở của người phụ nữ, lại là nơi trồng hoa Hiên ; nhan đó, người ta gọi mẹ là “bắc đường” hay “huyên đường” : nhà huyên). Theo truyền thuyết : phụ nữ có thai mà đeo hoa này thì sinh con trai, nên còn gọi “Nghi nam thảo” (cỏ sinh con trai). Xem thêm chú thích 130 Huyên thảo ở “Bài phú thuốc Nam”.

(75)- Xà sàng : hạt cây Giần sàng (Selinum japonicum Miq. hay Cnidium momniere Cuss) họ Hoa tán. Tác dụng bổ thận, cường dương, tán hàn,khu phong, táo thấp. Người ta thường phối hợp Xà sàng với Dâm dương hoắc, Tiểu hồi, Sơn thù (Nghiệm phương) hoặc với Thổ ty tử, Ngũ vị tử (Thiên kim Tam tứ hoàn) chữa chứng liệt dương. Nam nữ bị bìu dái hay âm hộ ẩm ướt, sẩn ngứa, dùng Xà sàng, sắc nước rửa. Đây nói ông già uống Xà sàng khá đương mười cô nữ, chỉ là lới nói khen cái tác dụng cường dương của nó đó thôi (lối văn tán dương bón bẩy của người xưa).

(76)- Hải tảo : Rong biển, chữa tràng nhạc, báng tích, cước khí, phù thũng, cùng chứng sán khí, cao hoàn (hòn dái) xa xuống và sưng đau.

(77)- Trạch lan : lá Mần tưới ; tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa phụ nữ kinh nguyệt bất điều, sản hậu huyết ứ bụng đau, huyết dầm lưng đau, và cácchứng ung thũng, kim sang. Nguyên văn nói “âm môn huyết ứ”. 2 chữ “âm môn” nghi chép sai, âm môn tức cửa mình, không phải là bộ phận có huyết ứ, nên chúng tôi dịch là “bào cung”.

(78)- Điệp căn : tức Hồ điệp căn, rễ cây Bươm bướm. Lĩnh nam bản thảo nói chữa phụ nữ huyết bạch và đậu chẩn. Dã sử nói lấy dây lá nó, sao, nấu rượu uống, có tác dụng lợi thủy tiêu thũng. Đây nói Điệp căn là thuốc chỉ ho rõ tiếng, cũng như Bán hạ, Nam tinh.

(79)- Ngẩu thực : tức Liên nhục, hạt Sen ; tác dụng bổ trung ích khí lực, giao Tâm Thận, cố tinh khí.

(80)- Hồ ma : cũng gọi Chi ma, Cự thắng tử, hạt Vừng ; thứ hạt đenthì gọi là Hắc chi ma (vừng đen), tác dụng ích Can Thận, bổ ngũ Tạng, dưỡng huyết, nhuận táo. – Thự dự : tức Sơn dược, Hoài sơn, tác dụng kiện Tỳ, bổ Phế, ích Thận, cường âm.

(81)- Mao nhự : tức Bạch mao căn, rễ cỏ Tranh. Tác dụng lợi tiểu tiện, trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết.

(82)- lãnh đàm : đờm lạnh. Trứng gà trộn Hồ tiêu, chữa chứng lãnh đàm, cũng là kinh nghiệm của nhân dân VN.

(83)- Giun đất : tức Thổ long, Địa long tử. Tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, chữa phục nhiệt, cuồng phiền, hoàng đản, cước khí. Đây nói bắt con giun đất cho vào trong cây chuối Tiêu, rồi dem nướng mà vắt lấy nước cho uống, chữa chứng nhiệt thử, cũng là kinh nghiệm của nhân dân VN.

(84)- nhiệt thử :khí nắng nóng nực.

(85)- Ô long : tức Ô long vĩ, biệt danh của Lương thượng trần, cái giải bụi treo rũ trên rường nhà, tác dụng tiêu thực, chỉ huyết, chữa được chứng sinh ngang,đẻ ngược.

(86)- Thiên thử : Chuột trời, biệt danh của Biển bức, tức con Dơi. Tác dụng sáng mắt, lợi tiểu, uống lâu làm cho người ta tâm tình vui vẻ, không lo buồn gì.

(87)- Tử Tô tử : hạt Tía tô ; tác dụng kai uất, giáng khí, khư phong, tiêu đờm, lợi cách, khoan trường.

(88)- Lá Chàm : tức Lam diệp ; tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ngừoi ta thường dùng lá Chàm tươi giã lấy nước cốt uống hoặc đồ, chữa trúng các thuốc độc, mũi tên độc, nọc ong và các loài thũng độc.

(89)- Mã tiên : tức Mã tiên thảo (cỏ Roi ngựa). Tác dụng phá huyết, tiêu trướng, chữa sốt rét, tích khối, và phụ nữ kinh nguyệt bất điều.

(90)- Xa tiền : hạt Mã đề ; tác dụng lợi thủy, trừ thấp nhiệt, cường âm, ích tinh, làm cho người ta có con.

(91)- Tinh hoa thủy : nước giếng buổi sớm mai ; tác dụng trấn tâm an thần, thường dùng làm nước sắc thuốc bổ âm và trị đàm hỏa. Bình hoa thủy : nước hoa bèo (nghi là lá bèo) tức nước Phù bình. Khát phiền : chứng khát nước mà có tâm phiền. Đây nói Bèo chữa chứng khát phiền, nhưng theo bản thảo, Bèo chỉ có tác dụng giải nhiệt, chữa chứng tiêu khát, chứ khong chữa được chứng khát phiền, và ba chữ “Bình hoa thủy”, có bản chép là “Tân cấp thủy”, chúng tôi thấy đúng hơn. Tân cấp thủy tức nước giếng mới kín về, theo Lý thời Trân, nó chữa được cả khát phiền và tiêu khát, mà nhất là khát phiền.

(92)- Sài tiết : biệt danh của Ngũ gia bì (Acanthopanax spinosus Miq.-Ba. Gracilistylus Smith). Tác dụng mạnh gân xương, ích tinh khí, chữa phong thấp, đau lưng, liệt dương (người ta thường chế rượu Ngũ gia bì chữa phong thấp, tăng sinh lực, dùng cũng tốt). “Sài tiết” chính nghĩa là đốt xương con Sài, loài chó Sói ; có lẽ là danh từ tượng hình cây Ngũ gia bì, như ta gọi “Chân chim”.

(93)- Địa tiên : đây nói là biệt danh của Bách bộ, nhưng tra các bản thảo đều không thấy.

(94)- Phục long : tức Phục long can, cũng gọi Táo tâm thổ, đất lòng bếp, tác dụng điều trung, chỉ huyết, trừ thấp, tiêu ung thũng (xem thêm chú thích Phục long can ở “bài Phú thuốc Nam”).

(95)- Hạc sắt : tức Hạc sắt thảo, chín tên là Thiên danh tinh. Tác dụng thổ đờm, trục thủy, chữa chứng đàm ngược (sốt rét đờm), tiểu nhi cấp mạn kinh phong, răng cắn chặt. Qủa nó gọi Hạc sắt (tên chính của nó) ; là vị thuốc trừ giun sắn đặc hiệu, chữa đau bụng giun, sốt rét và đắp ác sang (Bản thảo cầu chân nói : Qủa Hồ la bặc dại, cũng giống quả Hạc sắt ; các hàng buông thuốc thường thường lấy thay thế, cần phải phân biệt). Đàm diên : đờm dãi.



Chú ý : cây này, về tên gọi thì Thiên danh tinh là tên cây, Hạc sắt là tên quả, nhưng người ta cũng thường gọi cây nó là Hạc sắt thảo, hay lại gọi tắt là Hạc sắt nữa ; như chữ Hạc sắt ở đây là chỉ cây nó ; còn về tác dụng thì Hạc sắt trị giun sán, khác với Thiên danh tinh trị đờm dãi, nhưng theo Hoàng-Cung-Tú (Bản thảo cầu chân) Hạc sắt chuyên vào Can kinh, trừ nghịch, nên hững chứng đàm ngưng khí trệ, dùng nó để sơ tiết Can khí,thì chứn đàm hay chứng khí đều giải trừ được, như thế, Hạc sắt cũng có tác dụng gián tiếp chữa đờm dãi.

(96)- Đàm bì : tức Ưu đàm bì, vỏ cây Sung ; Lệ xác : tức Lệ chi xác, vỏ quả Vải. Hai vị này, đều tinh sáp, nên có tác dụng chữa chứng tiết tả. Nguyên văn nói Đàm bì, Lệ xác chữa “Tâm tả”, nghỉ chép sai (sách chỉ nói nhiệt tả, chứ chưa thấy nói tâm tả) nên chúng tôi dịch là tiết tả.

(97)- Cẩm địa : tức Cẩm địa la, chữa trúng độc, lam chướng, ác sang, đau xương, nhất là đau bụng. Xem thêm chú thích Kim ngân đại tử ở “bài Phú thuốc Nam”.

(98)- Chỉ thiên : tức Tiền hồ, tác dụng giải nhiệt, trấn đau, chỉ ho, trừ đờm. Thường dùng chữa chứng cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, ho, viêm họng và chứng thực nhiệt. Đây nói dùng cây Chỉ thiên giã lấy nước uống, giải được nhiệt độc.

(99)- Chân nguyên : tức chân khí của con ngời, do tinh khí tiên thiên và cốc khí (khí cơm gạo) hậu thiên hợp thành (Nội kinh gọi “chân khí”, các sách sau gọi “chân nguyên” cũng nghĩa thế). Mệnh mạch : như nói mệnh căn, căn bản của sinh mệnh (chữ “mạch” chính nghĩa là huyết mạch, là cồi gốc sinh mệnh của con người nên gọi “mệnh mạch”).

(100)- Kim sang : vết thương do đâm chém. – Tiền thảo : không rõ cây gì, nghĩ tức Tiền đầu thảo, biệt danh của Kim bất hoàn, một loài tạp thảo, lá nó giả dập, chữa trật đả tổn thương.

(101)- Đan độc : một bịnh nhiệt độc phát ở bì phu, vầng đỏ như son, nên gọi “đan độc” (độc son). Thường kèm theo cac chứng sốt rét, nhức đầu, đau nhức gân xương.- Liên tiền : tức Liên tiền thảo, rau Má. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa ác sang, đan độc (xem thêm chú thích Liên tiền thảo ở bài Phú thuốc Nam).

(102)- Địa dương : tức Bạch địa dương : Bồ cu vẽ (Breynia fructicosa Hook.). họ Thầu dầu, chữa các chứng phụ nữ huyết bạch, huyết ứ, và thũng độc, ung nhọt (vỏ cây tán bột, rắc vào mụn nhọt, lở loét, thì chóng khỏi). Nhân dân thương dùng làm thuốc cầm máu (vỏ hoặc lá sắc uống), và chữa rắn cắn (lá nhai nuốt nước, bã đắp).

(103)- Luyện đằng : tức Khổ luyện đằng, nghĩ là dây Tầm phổng, chữa tê thấp và nhọt lở. – Phấn mệnh: nghĩ là Bạch phấn đằng, dây Chìa vôi ; cũng chữa tê thấp, nhức xương, đau đầu và mụn nhọt.

(104)- Nguyễn cộng : lá Thuốc muồi. Đây nói Nguyễn cộng dùng làm thuốc tắm đẻ (nấu nước tắm) ; nhưng theo Lĩnh nam bản thảo, chỉ nói chữa chứng nam nữ huyết bốc lên đầu, và thương tích đâm chém hoặc bị chông gai.

(105)- Tang nhĩ : Mộc nhĩ cây Dâu tằm, chữa phụ nữ băng đới, kinh nguyệt không đều, đau bụng, và sản hậu huyết ngưng.- Chấp miên :tức Chấp miên đằng, dây Bạc sau, tác dụng trừ nhiệt, trừ phong, chữa thương tích và rắn cắn, nhất là chữa ung thũng rất hay.

(106)- Luyện thực : tức Khổ luyện tử, cũng gọi Kim linh tử, quả Sầu đâu hay Soan đâu. Các bản thảo Trung-Quốc đều nói Luyện thực tính khổ hàn vào Can và Bàng quang, trừ thấp nhiệt, đây nói trừ Bàng quang hạ lãnh, nghĩ chép sai.

(107)- Cát hoa : hoa Sắn. Tác dụng giải độc rượu và chữa trúng phong hạ huyết.- giải tỉnh : làm cho tỉnh cơn say rượu. Lý Đông Viên có bài “Cát hoa giải trình” (trình là bịnh rượu). chủ dụng vị Cát hoa, chữa chứng tích rượu, đầu nhức, hung cách bí tắc, hoặc ẩu thổ, hoặc tiết tả.

(108)- Nhị đông : tức Mạch môn đông và Thiên môn đông. 2 vị chữa Tâm Phế hư phiền.- Hư phiền : một chứng trong tâm buồn bực, nóng nẩy, ngủ không yên giấc, do Can hư, Thận hư (Can Thận hư, Tâm hỏa thượng viêm) hoặc sau khi cảm sốt và đại bịnh, dư nhiệt chưa hết, hư hỏa khuấy động bên trong mà sinh ra, thuộc chứng “hư nhiệt”.

(109)- Đàm diên úng thịnh : đờm dãi vướng lấp và đầy ứ.

(110)- Hà thủ ô : cũng gọi Dạ giao đằng, dây Sữa bò. Củ nó ó tácdụng bổ Can Thận, liễm tinh khí, dưỡng khí huyết, mạnh gân xương, đen râu tóc. – phản lão hoàn đồng : già trở lại trẻ. Vị Hà thủ ô phát hiện từ đời Đường Nguyên Hòa (806-820), do Hà Điền Nhi, một người suy nhược, liệt dương, tuổi đã 58, vào núi đào được củ này, uống mà đen tóc, rồi sinh con, nhưng còn ít người dùng ; đến đời Minh Gia Tỉnh (1522-1566), có người phương sĩ Thiệu Ung Tiết tiến vua Minh bài thuốc “Thất bảo Mỹ nhiêm đan”, chủ dụng vị Hà thủ ô, vua uống, sinh liền mấy hoàng tử, từ đó mà Hà thủ ô được thịnh hành.

(111)- vượt phàm hóa thánh : “phàm” có nghĩa là phàm tục, “thánh” là thông sáng, ý nói uống Thạch xương bồ có thể làm cho tâm trí người ta vượt khỏi phàm tục mà thành thông sáng ; tức là thành người thông minh khác thường (tác giả đặt cho hay câu văn chứ chỉ nói Xương bồ có tác dụng khai thông tâm trí đó thôi).

(112)- Trư cao : mỡ lợn dùng nấu cao, chữa các mụn nhọt.

(113)- Hổ hĩnh : tức Hổ hĩnh cốt, xương ống chân con hổ. bộ phận trọng yếu toàn bộ xương hổ, vì khí lực con hổ đều dồn ở ống chân. Hổ hĩnh cốt có tác dụng mạnh gân xương, trừ phong, chỉ đau, chữa đau nhức lưng và khớp xương tay chân.

(114)- Thương nhỉ : tức Thương nhỉ tử, quả Ké đầu ngựa. Tác dụng tán phong, trừ thấp, chữa các chứng khớp xương đau nhức, tay chân tê liệt, co rút, sốt rét, phù thũng.- Đậu lâm : thứ rượu dầm Đậu đen (đậu đen sao cháy, khi vừa hết khói, còn đang nóng, thì đổ ngay rượu vào, ngâm một ngày đêm, rồi bỏ đậu ; dùng rượu gọi là rượu Đậu lâm). Rượu Đậu lâm có tác dụng trừ phong, phá huyết, chữa trúng phong méo miệng, nên đây trung hòa với Thương nhỉ để chữa chứng tay chân tê liệt.

(115)- Tỳ ma : tức Tỳ ma tử, hạt Thầu dầu.

(116)- Hoàng oanh diệp : lá Duối.

(117)- Phượng vĩ căn : rễ Seo gà.

(119)-Tiền thực : tăng tiến sự ăn uống, ăn được nhiều.- Súc sa : tức Sa nhân, xem chú thích Sa nhân ở “bài Phú thuốc Nam”.

(120)- Hương trầm, Hương bạch : tức Trầm hương, và Bạch đàn hương.

(121)- Bồng truật, Bồng nga : tức Bồng nga truật, màu đen gọi là Bồng nga, màu vàng gọi là Truật ; và gọi chung là Bồng nga truật. Tác dụng phá huyết ứ, tán khí kết, tiêu báng tích.

(122)- Bồ cốc : tức Thi cưu, chim Chèo bẻo. Tác dụng yên thần, định chí, làm cho vui vẻ. Truyền thuyết : ngày 5 tháng 5 âm lịch, bắt nó mà đeo, thì vợ chồng yêu quí nhau lắm.

(123)- Thương canh : biệt danh của Hoàng oanh, chim Vàng anh, tác dụng trợ Tỳ, bổ ích dương khí. Truyền thuyết : phụ nữ ăn thịt nó, sẽ không ghen tuông.

(124)- cả, lẽ : vợ cả, vợ lẽ.- cả lẽ thuận hòa : ý nói ăn thịt chim Thương canh thì các vợ không ghen nhau nữa.

(125)- Lan hoa : chỉ Lan thảo, cỏ Lan, lá dùng làm thuốc có tác dụng trừ uế trọc, thông thần minh, uống lâu, ích khí, nhẹ mình, không già (Bản thảo kinh), chữa đàm tích trong ngực và điều kinh nguyệt phụ nữ.- Đông viên đạo sĩ : không rõ là ai ? nghi chỉ Đông viên lão nhân, tên hiệu của Lý Cảo, đời Kim, khi luận về tác dụng Lan thảo, Lý Cảo có nêu lên cái đặc điểm của nó, khí thơm mát, sinh tân chỉ khát, nhuận cơ nhục, chữa chứng tiêu khát và đảm đản (chứng hoàng đản do mật).

(126)- Nguyệt điện Hằng nga : Hằng nga cung trăng. Truyền thuyết : trong cung trăng có chì Hằng nga và cây Đan quế (Quế đỏ). Đây Tuệ Tỉnh mượn lời Đông viên và tích Hằng nga để nói Lan và Quế có tác dụng quí giá. Chỉ Đông viên Hằng nga mới hiểu biết được, đó là một cách nói văn chương thôi.

(127)- Khổ già : quả Cà quánh, chữa mụn nhọt, trừ lam chướng, cũng chữa chó dại cắn. Đây nói có tác dụng tiêu trướng.

(128)- Hắc đậu, Lục đậu : đậu Đen và đậu Xanh.

(129)- Điều trung, điều hòa trung khí : chỉ Hắc đậu ; Phá độc : giã độc, chỉ Lục đậu.

(130)- Hoàng lực : rễ cây Sung (Quang diệp hoa tiêu hay Lưỡng diện châm). Chữa nhiệt chưng, sán khí và báng tích.- Bạch lực :rễ cây Qúit rừng ; chữa thấp thũng và dùng làm thuốc tẩy.

(131)- Sán khí : tức sán khí, bịnh tinh hoàn sưng to, kéo chằng lên bụng dưới mà đau nhức (có 7 chứng sán khí, xem chú thích 70. Sán khí ở tập “Y luận” dưới đây).- Công hà : đánh tan chứng hà.- : chữ này chính âm là “giả” ; đây đặt âm “hà” cho hiệp vần.- giả : tức “trưng giả”, là 2 chứng khí huyết kết tụ ở trong bụng thành khối cố định gọi là “trưng”, khi tụ khi tan, không cố định, gọi là “giả”.

(132)- Cảm lãm : quả Trám, Cà na ; tác dụng khai vị, hạ khí, sinh tân dịch, chữa phiền khát, đau cổ họng.

(133)- Tỳ bà : tức Tỳ bà diệp, lá cây Tỳ bà. Tác dụng hòa vị, giáng khí, chữa miệng khát, ẩu thổ.

(134)- Mạn kinh : tức Mạn kinh tử. Tác dụng tán phong, sáng mắt, chữa nhức đầu, nhức mắt, mắt đỏ, nước mắt chảy ra.

(135)- Châm mặt : nguyên văn là “diện điểm”, nói chung những chấm đen, chàm đen trên mặt (tàn hương, đồi mồi).- Vô hoạn : tức Vô hoạn tử, quả Bồ hòn. Tác dụng sạch ghét bẩn, chữa họng sưng đau, mặt xạm đen.

(136)- Hải giải : cua bể. Tác dụng tán huyết, ích khí, lợi kinh mạch, nối gân xương. Bản thảo thập di (Trần Tàng Khí) :con cua có tác dụng nối liền gân xương đã bị đứt, dùng nó bỏ mai, giã nát, nhét vào chỗ gân đứt, sẽ liền lại.

(137)- Điền loa : Ốc Nhồi, tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, chữa cước khí và đau mắt đỏ nhức (cho ít muối vào trong con ốc, láy nước ốc đó nhỏ mắt).

(138)- Can tất : Sơn khô. Tác dụng tiêu ứ huyết, nối gân xương, chữa phụ nữ kinh bế, báng tích.

(139)- Bạch giao : tức Lộc giác giao, cao Ban long.

(140)- Hoàng bách : tức Hoàng bá. Tên vị này, ta quen đọc là Hoàng bá, nhưng chính âm là Hoàng bách ; ở đây Tuệ Tỉnh dùng đúng âm, đúng vần.

(141)- Phong phòng : tức Lộ phong phòng, cái tổ Ong. Chữa đau răng và các ung thư phụ cốt, căn ở Tạng Phủ (răng đau, sắc nước Phong phòng mà xúc, sẽ khỏi).

(142)- Tượng nha : Ngà voi. Chữa inh giản cốt chưng, mụn nhọt, các loài kim khí cùng mũi tên, chông gai đâm vào thịt, đều có thể bôi bột Ngà voi hòa với nước mà rút ra được.

(143)- Muối : Muối ăn, tức Thực diêm. Tác dụng tả nhiệt,lương huyết, nhuận táo, thổ tích thực và đờm dãi, chữa suyễn nghịch đàm ẩm, tích tụ, hoắc loạn đau bụng. Sách Tam nhân dùng Muối sao hòa với Đồng tiện nóng chữa chứng “can hoắc loạn”, muốn thổ không thổ được, muốn tả không tả được, bụng đau dữ, cho uống phương này, 3 lần uống vào, 3 lần thổ ra thì khỏi.- Hoắc loạn : chứng trên thổ, dưới tả, đồng thời phát sinh (chỉ cả bịnh trường vị viêm cấp tính phát vào khoảng hạ Thu và bịnh dịch tả truyền nhiễm).

(144)- Khí đàm : tức đàm khí, cái khí đờm dãi.

(145)- Dấm : nguyên văn là Thố, cũng gọi là Khổ tửu, ta gọi Dấm thanh. Tác dụng tiêu thũng, tán ứ, hành thủy, chữa các chứng đau khí huyết, thường dùng đồ các loại thũng độc, và tẩy vết xạm đen trên mặt (thấm vải mà tẩy đi).- Xích điến : bịnh ngoài da nổi những diểm đỏ, thành từng vầng, do cơ thể nóng bị phong thấp xâm nhập mà sinh ra.

(146)- Phù lão diệp : lá dây Lung lúc (?). – Tương phù : được sự giúp đỡ của lá Phù lão, tức là được lành bịnh kiết lỵ. Đây nói là Phù lão vừa chữa bịnh chốc đầu, vừa chữa bịnh kiết lỵ.

(147)- Ích trí nhân : cũng gọi Ích chi tử. Tác dụng ôn trung, thông khí, sắc tinh, bổ Tâm khí và Mệnh môn bất túc.

(148)- Trí sĩ : người trí tuệ, trí thức. Hai câu phú này, vế trên dùng chỉ “phù lão” và “Ích trí”, vế dưới lại lấy lại chữ “lão, phù, trí, ích”, đó là một cách tô màu điểm sắc trong lối văn chương cổ.

(149)- Đồng bì : tức Hải đồng bì, hay Thích đòn bì, vỏ cây Vông. Tác dụng khư phong, trục thấp, sát trùng.

(150)- tẩy giang : rửa giang môn, (như rửa trỉ).

(151)- Ô cữu : vỏ rễ Sòi. Chữa báng tích, kiết lỵ, thông đại tiểu tiện.

(152)- Dã trữ căn : tức Trữ ma căn, củ Gai. Tác dụng bổ âm, lương huyết, an thai.

(153)- Xuyên tiêu hạch : tức Xuyên tiêu, Thục tiêu hay Ba tiêu. Tác dụng ôn Tỳ, táo thấp, chữa đau bugj lạnh, bổ Mệnh môn hỏa.

(154)- Trúc hoàng : tức Thiên trúc hoàng, thứ bột vàng ở trong lòng các cây Trúc nửa. Tác dụng trấn Tâm, minh mục, chữa tiểu nhi kinh phong.

(155)- Thông bạch : củ Hành. Tác dụng phát biểu hòa lý, thông dương, hoạt huyết, chữa thương hàn, trúng phong, nhiệt uồng. Đây nói Thông bạch giải Tâm nhiệt, chưa rõ là thế nào.

(156)- Nhân đông đằng : tức Kim ngân đằng, hoa nó gọi Kim ngân hoa. Tác dụng tán nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, chữa các chứng ung thư ác sang, giang mai, xem thêm chú thích Kim ngân ở “Bài phú thuốc Nam”.

(157)- Phồn thu lộ : nướcmóc mùa Thu, “phồn” có nghĩa là nhiều, trỏ kỳ móc sa xuống nhiều, tức kỳ người ta hứng móc dể dùng. Thu lộ hứng ở trên các hoa, cỏ, có tác dụng tươi nhan sắc, nhẹ nhàng thân thể.

(158)- Thiền thảo : Nam dược thần hiệu và Lĩnh Nam bản thảo đều giải là cỏ Kim luông, rễ nó có tác dụng hành huyết, tiêu ứ, chữa phong hàn thấp tý, hoàng đản, mụn nhọt, trật đả, phụ nữ huyết vậng, kinh nguyệt không ngừng (xem thêm chú thích Thiền căn ở Bài phú thuốc Nam).

(159)- thử nghịch : chứng cảm nắng có thổ nghịch (nôn ngược).

(160)- Ngưu bàng tử : cũng gọi Ác thực, Thử niêm tử (Aretium lappa L) họ Cúc. Tác dụng thanh nhiệt giải độc, tuyên Phế, tán kết, chữa chứng thương phong phát nhiệt, và phong thấp sẩn ngứa.

(161)- Lậu lô : còn tên là Dã lan, rễ nó gọi Lậu lô căn. Tác dụng tác nhiệt, giải độc, bổ huyết, sinh cơ nhục, thông kinh mạch, chữa nhiệt độc ở bì phu và ung thư phát bối (xem thêm chú thích 223 Lậu lô căn ở Bài phú thuốc Nam).

(162)- khách nhiệt : nhiệt tà bên ngoài xâm tập vào người.

(163)- Tâm sang : mụn nhọt do Tâm nhiệt phát sinh.- Kê trường : tức Kê trường thảo hay Kê trường thái, rau Giệu. Tác dụng tiêu thũng, chỉ tiểu tiện, chữa các hứng mụn nhọt, phong đơn, khắp người đỏ ngứa.



Chú ý : Kê trường đây là loài rau ăn có bổ ích ; khác với Kê trường thảo cũng gọi Nga bất thực thảo, biệt danh của Bạch hồ tuy, một loài Mùi tui, mọc ở khe đá, mùi cay hăng. Tác dụng thông mũi, lợi chín khiếu, chữa phog đờm, nhức đàu, trĩ lâu, sốt rét.

(164)- Thiên lý mã : chỉ chiếc giày cỏ rách. Có tác dụng thôi sinh rất mau (xem chú thích 20 Thiên lý mã ở Bài phú thuốc Nam).

(165)- Bán thiên hà : tức Bán thiên hà thủy, nước sông lưng trời, nước cọc rào, cọc dậu. Chữa cuồng tà, ác độc, quỉ khí (khí ma tà yêu quái), thời dịch và mụn nhọt.

(166)- Trường tả : như nói phúc tả, ỉa chảy.- Vũ dư lương :vị này có thể tác giả nói chính chát bột vàng trong đá, cũng có thể nói củ Bồ nâu, tức Gỉa khôi đó. Theo Bản thảo cương mục. Gỉa khôi vị ngọt, tình binh, không độc. Chữa bụng có tích tụ, trừ 3 loại trừng. Nam dược thần hiệu và Lĩnh nam bản thảo cũng nói về vị này, tính vị và tác dụng cũng như thế, nhưng đều nói thêm là vị nó chát, có tác dụng chỉ tả, tức như tác dụng cố sáp Đại trường của Vũ-dư-Lương (chất bột vàng trong đá) ; nên đây dùng chữa chứng trường tả. Đó là kinh nghièm của Việt-Nam. Xem thêm chú thích ở 48, Bài phú thuốc Nam.

(167)- Tâm kinh : tâm thần kinh sợ.- Thiên tích lịch : tức Tích lịch châm, Lưỡi tầm sét : một loài đá, chữa các chứng kinh sợ, đái ra sỏi (xem chú thích Tích lịch châm ở tập Bài phú thuốc Nam).

(168)- Xã đàn : “xã” là thần đát, “đàn” là nền đất ; thời xưa, người ta thương đắp một nền đất làm nơi tế thần đất, gọi là “xã đàn”.

(169)- Định phấn : tức Duyên phấn, cũng gọi Bạch phấn, Quan phấn, Hồ phấn ; một chất bột trắng do Chì chế biến ra. Chữa mụn nhọt, báng tích, sát lao trùng, tiêu nọc độc, rắn rết cắn.- Xà trùng : nghĩ là chữ “hồi trùng” chép lầm. Hồi trùng đây, chỉ Thốn bạch trùng, tức con Sán. Bị cấp phương của Trương Văn Trọng (đời Đường) có bài chữa thốn bạch trùng. Hồ phấn sao khô, độ 1 thìa nhỏ, cho vào bát canh thịt, ăn lúc đói lòng, rất hay.

(170)- Thạch hôi : Vôi. Tác dụng chỉ đau, tán huyết, sinh cơ, chữa ung sang, u bướu, thịt thừa, nốt ruồi,tích tụ, kết hạch và đàm hạch.- Loa lịch : tràng nhạc.

(171)- Thanh đòng : tức Đồng thanh, cũng gọi Đồng lục, Gỉ đồng (người ta thường lấy mâm đồng cọ sạch, cho ít dấm hay vắt chanh vào để một đêm, nó lên gỉ xanh, cạo lấy mà dùng). Nội khoa dùng Đồng thanh chữa phong đàm, Ngoại khoa dùng chữa kim sang, tiêu màng mắt.

(172)- Từ thạch : đá Nam châm. Tác dụng bổ Thận, ích tinh, tiềm dương, nạp khí, chữa Thận hư mắt mờ tai điếc, gân xương tê nhức.,.



III – Y LUẬN
A – KHÁI THUYẾT
Biển Thước nói : “Chữa bịnh có 6 điều bất trị : người kiêu căng, càn dỡ, không kể gì đạo lý, là một điều bất trị.- người trọng tiền tài mà coi nhẹ thân mạng, là 2 điều bất trị.- người ăn mặc không đầy đủ, là 3 điều bất trị.- người âm dương, tạng phủ suy kém, là 4 điều bất trị.- người hình thể gầy mòn, không uống được thuốc, là 5 điều bất trị.- người tin thầy cúng mà không tin thầy thuốc là 6 điều bất trị ”.

Ngũ tạng lục phủ, trong ngoài tương ứng với Ngũ hành.

Ngũ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận. Trong là Tâm, ngoài là lưỡi ; trong là Can, ngoài là mắt ; trong là Tỳ, ngoài là môi (1); trong là Phế, ngoài là mũi ; trong là Thận, ngoài là tai.

Lục phủ là Đảm, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu.

Tâm thuộc hỏa, Can thuộc mộc, Tỳ thuộc thổ, Phế thuộc kim, Thận thuộc thủy.

Đảm thuộc mộc, Vị thuộc thổ, Đại trường thuộc kim,Tiểu trường thuộc hỏa, Bàng quang thuộc thủy, Tam tiêu thuộc hỏa.

Khí là Dương, huyết là Âm. Ngũ Tạng tương thông với lục Phủ : Tâm với Tiểu trường, thuộc Thiếu âm Quân hỏa. Can với Đảm thuộc Quyết âm phong mộc, Tỳ với Vị thuộc Thái âm thấp thổ, Phế với Đại trường thuộc Dương minh táo kim, Thận với Bàng quang, thuộc Thái dương hàn thủy, Tam tiêu với Mệnh môn, thuộc Tướng hỏa.

Ngũ vận có xoay chuyển, lục khí có thể biến đổi mau chậm, trời do đó bắt đầu và cuối cùng kế theo ở Đất, đất do đó bắt đầu và cuối cùng kế theo ở Người.

Ngũ vận tức ngũ Tạng, hợp làm Ngũ hành ; lục khí tức lục phủ, do ngũ hành biến thành phong, hỏa, thử, thấp, táo, hàn ; cho nên khí dó tạo nên 16 bộ, 365 đốt xương. (2)

Chín khiếu là : 2 mắt thuộc Can ; 2 tai và tiền hậu âm thuộc Thận ; 2 lỗ mũi thuộc Phế ; miệng thuộc Tỳ.

Chín khiêu thông với ngũ Tạng, lục Phủ : thịt, tay chân với môi thuộc Tỳ ; da thuộc Phế ; xương, răng, eo lưng, bìu dái thuộc Thận ; mặt với chân răng thuộc Vị ; tóc thuộc huyết ; lưỡi thuộc Tâm ; vú, âm hành, âm hộ thuộc Tam tiêu.

Theo phép chung, lấy Tâm Phế ứng với Thượng tiêu, chủ các bịnh từ ngực lên đầu ; lấy Can Tỳ ứng với Trung tiêu, chủ các bịnh từ cách mạc đến rốn ; lấy Thận và Mệnh môn ứng với Hạ tiêu, chủ các bịnh từ rốn xuống chân.


B – TĂNG BỔ TẬP “VẠN KIM NHẤT THỐNG THUẬT” (1)
I – Khí hóa âm dương
“Vạn kimlà tinh túy của muôn hình tượng.

“Nhất thống” là then máy của một tổng quát.

Thái sơ là khí mới bắt đầu.

Thái cực là hình mới bắt đầu.

Thái tố là chất mới bắt đầu.

Trời là khí nhẹ trong mà nổi lên.

Đất là khí nặng đục mà lắng xuống.

Tinh của khí dương là mặt trời, mọc ở phương Đông mà lặn ở phương Tây.

Tinh của khí âm là mặt trăng, ban đêm hiện ra mà ban ngày ẩn đi.

Trời khuyết phương Tây bắc, cho nên phương tây bắc là âm, mà tai mắt bên phải của con người không tinh bằng bên trái.

Đất khuyết phương Đông nam, cho nên phương đông nam là dương, mà chân tay bên trái của con người không mạnh bằng bên phải.

Khí trời giáng xuống, khí dất bốc lên.

Trong âm có dương, trong dương có âm.

Từ sáng sớm (tảng sáng) đến giữa trưa, thuộc phần dương của ngày (2), là dương trong dương.

Từ giữa trưa đến chạng vạng tối, cũng thuộc phần dương của ngày, nhưng là âm trong dương.

Từ chạng vạng tối đến lúc gà gáy (3) thuộc phần âm của ngày, là âm trong âm.

Từ gà gáy đến tảng sáng, cũng thuộc phần âm của ngày, nhưng là dương trong âm.

Cho nên ở người ta cũng tương ứng như vậy.

Trời đất là trên dưới của muôn vật, âm dương là đối đãi của khí huyết và nam nữ. Bên trái bên phải là đường lối của âm dương. Thủy hỏa là chứng nghiệm (4) của âm dương. Kim Mộc là đầu cuối của sự sinh thành (5)

Khí đen tụ ở trên không, nước (thủy) bắt đầu sinh. Khí đỏ rực ở trên không, lửa (hỏa) bắt đầu sinh. Khí xanh nổi ở trên không, loài cây (mộc) bắt đầu sinh. Khí trắng ngáng ở trên không, loài kim (kim) bắt đầu sinh. Khí vàng rộp ở trên không, đất (thổ) bắt đầu sinh.

Trời đất kết khí với nhau, mà muôn vật được chung đúc.

Nam nữ giao tình với nhau, mà muôn vật được hóa sinh.

Tam tài là trời, đất, người. Con người riêng được chính khí của trời đất, tinh khôn hơn muôn vật.

Mệnh là cái bẩm phú của trời.

Tính là cái nguồn gốc của thân thể.

Hình là nhà ở của sinh mệnh.

Khí là cơ bản của sinh mệnh.

Thần là chủ tể của sinh mệnh.


II – Phép biện luận tạng phủ
Tâm là chức vụ quân chủ, thần minh do đó mà ra (6)

Phế là chức vụ tướng phó, trị tiết do đó mà ra (7)

Đảm là chức vụ trung chính, quyết đoán do đó mà ra (8)

Đản trung là chức vụ thần sứ, mừng vui do đó mà ra (9)

Can là chức vụ tơngs quân, mưu sụ do đó mà ra (10)

Tỳ vị là chức vụ kho tàng, ngũ vị do đó mà ra (11)

Đại tướng là chức vụ truyền tống, biến hóa do đó mà ra (12)

Tiểu trường là chức vụ chứa đựng, hóa vật do đó mà ra (13)

Thận là chức vụ tác cường, kỹ xảo do đó mà ra (14)

Bàng quang là chức vụ châu đô, tàng trữ thủy dịch, và do khí hóa mà bài tiết ra (15)

Mệnh môn là chỗ ơ của tinh thần, con trai thì chứa tinh dịch, con gái thì treo bào cung.

Tam dương là Thái dương, Dương minh, Thiếu dương.

Tâm âm là Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm.

Dương minh là hai dương hợp sáng, hai dương hợp sáng gọi là “minh” (16)

Quyết âm là hai âm cùng hết, hai âm cùng hết gọi là “u” (17)
III – Phép biện luận thân người trong ngoài
Đầu là nơi tụ hội của các kinh dương (18)

Mũi thuộc Phế, mũi diều hòa thì ngửi biết thơm thối.

Mắt thuộc Can, ắt điều hòa thì trông rõ trắng đen.

Miệng thuộc Tỳ, miệng điều hòa thì ăn biết mùi ngũ cốc.

Lưỡi thuộc Tâm, lưỡi điều hòa thì nếm biết ngũ vị.

Tai thuộc Thận,tai điều hòa thì nghe rõ ngũ âm (19)

Phế khai khiếu ở mũi (20)

Tâm khai khiếu ở lưỡi (21)

Tỳ khai khiếu ở miệng (22)

Can khai khiếu ở mắt (23)

Thận khai khiếu ở tai (24)

Răng là ngọn của Thận, chất thừa của xương (25)

Tóc thuộc Tâm, bẩm thụ hỏa khí (26)

Râu thuộc Thân, bẩm thụ thủy khí (27)

Lông mày thuộc Can, bẩm thụ mộc khí (28)

Lông thuộc Phế, bẩm thụ kim khí (29)

Họng ăn nuốt vật ăn, là đường thông cơm nước, nối xuống tam quản (30) thông với dạ dày.

Họng thở nạp hơi thở, có 9 đốt, liên hệ với Phế mà thông đi ngũ tạng.

Thanh âm bắt rễ từ Thận.

Hay hắt hơi là do khí của Phế.

Hay ợ hơi là do khí của Vị.

Hay ngáp cũng do ở Vị.(31)

Tóc là chất thừa của huyết (32)

Móng tay móng chân là chất thừa của gân.

Thần là phần dư của khí (33)

Mắt nhờ có huyết mà trông được.

Tai nhờ có huyết mà nghe được.

Tay nhờ có huyết mà cầm được.

Bàn tay nhờ có huyết mà nắm được.

Chân nhờ có huyết mà bước đi được.

Tạng nhờ có huyết mà sinh tân dịch.

Phủ nhờ có huyết mà sinh khí.

Hồn (34) là phụ tá của thần minh.

Phách (35) là phù trợ của tinh khí.

Dinh là “tinh khí” của thủy cốc (36)

Vệ là “hãn khí” của thủy cốc (37)

Đường mạch đi dọc gọi là “kinh”.

Đường mạch đi ngang gọi là “lạc”.




IV – Phép luận mạch tổng yếu
Mạch là cái khí ủy hòa của thiên chân (38)

Ba bộ là Thốn, Quan, Xích.

Chín hậu là phù, trung, trầm (39)

Ngũ tạng là Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.

Lục phủ là Đảm, Vị, Đại trường, Tiểu trường, Bàng quang, Tam tiêu.

Bộ Thốn tay trái là mạch Tâm với Tiểu trường, thuộc Quân hỏa.

Bộ Quan tay trái là mạch Can với Đởm, thuộc phong mộc.

Bộ Xích tay trái là mạch Thận với Bàng quang, thuộc hàn thủy.

Bộ Thốn tay phải là mạch Phế với Đại trường, thuộc táo kim.

Bộ Quan tay phải là mạch Tỳ với Vị, thuộc thấp thổ.

Bộ Xích tay phải là mạch Mệnh môn với Tam tiêu, thuộc tướng hỏa.

* Mỗi bộ đều có 3 hậu : phù, trung, trầm.

Mỗi bộ 3 hậu, 3 hậu nhân với 3 bộ thành 9 hậu.

Hậu phù, chỉ bì phu, để xem bịnh về biểu, về phủ.

Hậu trung, chủ cơ nhục, để xem về Vị khí (40)

Hậu trầm, chủ gân xương, dể xem bịnh về lý, về tạng.

* bộ Thốn là dương, là thượng bộ, theo phép ở trời (41), là Tâm Phế, để ứng với thượng tiêu, chủ bịnh tật từ ngực lên đến đầu.

Bộ Quan là giữa âm và dương, là trung bộ, theo phép ở người (42), là Can Tỳ. Để ứng với trung tiêu, chủ bịnh tật từ cách mạc trở xuống đến rốn.

Bộ Xích là âm, là hạ bộ, theo phép ở đất (43) là Thận và Mệnh môn. Để ứng với hạ tiêu, chủ bịnh tật từ rốn xuống đến chân.

* Mạch 4 mùa là “huyền, câu”(44), “mao, thạch”

Mạch mùa Xuân là huyền, thuộc Can, phương đông, hành mộc.

Mạch mùa Hạ là câu, thuộc Tâm, phương nam, hành hòa.

Mạch mùa Thu là mao, thuộc Phế, phương tây, hành kim.

Mạch mùa Đông là thạch, thuộc Thận, phương bắc, hành thủy.

Mạch tứ quí (45) là trì hoãn, thuộc Tỳ, trung ương hành thổ.

Mạch bình thường của 4 mùa là lục bồ đều đới (kèm) hòa hoãn, gọi là có “Vị khí” (46). Có vị khí thời sống, không vị khí thì chết.

* Một thở ra, một hít vào là một tức (47)

Mỗi tức có 4 lần mạch đến, gọi là bình thường, thái quá hay bất cập đều là mạch bịnh.

“quan, cách, phú, dật” đều là mạch chết. (48)

Mạch mỗi tức 3 lần đến là mạch “trì”. 2 lần đến là mạch “bại”. đều là chứng lạnh và nguy.

Mạch mỗi tức 6 lần đến là mạch “sác”, 7 lần đến là mạch “cực”, đều là chứng nhiệt quá mức.

Mạch mỗi tức 8 lần đến là mạch “thoát”, 9 lần đến là mạch “tử” (49) ; 10 lần đến là mạch “qui mộ” (50) ; 11, 12 lần đến là mạch “tuyệt hồn” (51)

Hai tức mạch mới đến 1 lần là mạch “chết”.

* Ngũ hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.

Ngũ hành tương sinh là kim sinh thủy, thủy sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim. Hiện tượng tương sinh là tốt.

Ngũ hành tương khắc là kim khắc mộc, mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim. Hiện tượng tương khắc là xấu.

Nếu bộ Tâm thấy mạch trầm tế, bộ Can thấy mạch đoản sắc, bộ Thận thấy mạch trì hoãn, bộ Phế thấy mạch hồng đại, bộ Tỳ thấy mạch huyền trường ; đều là gặp tương khắc. (52)

Nếu bộ Tâm thấy mạch đoãn, bộ Can thấy mạch hồng, bộ Phế thấy mạch trầm, bộ Tỳ thấy mạch sắc, bộ Thận thấy mạch huyền ; đều là găp sở sinh. (53)

* Mạch nam tay trái thường to hơn tay phải, đó là mạch thuận.

Mạch nữ tay phải thường to hơn tay trái, đó là mạch thuận.

Mạch nam bộ xích thường yêu, bộ thốn thường mạnh, là mạch bình thường.

Mạch nữ bộ xích thường mạnh, bộ thốn thường yếu, là mạch bình thường.

Nam mà chẩn thấy mạch nữ là bất túc.

Nữ mà chẩn thấy mạch nam là thái quá.

* Nam không nên để bị tả lâu

Nữ không nên để bị thổ lâu.

Tay trái thuộc dương, tay phải thuộc âm.

Trước bộ Quan thuộc dương ; sau bộ Quan thuộc âm.

Phát hản nhiều quá thì “vong dương” ; tả hạ nhiều quá thì “vong âm” (54)

Các chứng âm là hàn, các chứng dương là nhiệt.

Mạch “Nhân nghinh” để xem các chứng “ngoại cảm” do “6 khí” phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa của trời gây nên bịnh. Mạch Nhân nghinh phù thịnh là thương phong, khẩn thịnh là thương hàn, hư nhược là thương thử, trầm tế là thương thấp, hư sác là thương nhiệt.

Mạch “Khí khẩu” để xem xét các chứng “nội thương” do “thất tình” mừng, giận, lo, nghĩ, thương, sợ, kinh gây nên bịnh. Mừng thì mạch tán, giận thì mạch kích thích, lo thì mạch sắc, nghĩ thì mạch kết, thương thì mạch khẩn, sợ thì mạch trầm, kinh thì mạch động.

Mạch Nhân nghinh khẩn thịnh to gấp đôi mạch Khí khẩu là ngoại cảm phong hàn, đều thuọc vể biểu, là dương, là phủ.

Mạch Khí khẩu khẩn thịnh to gấp đôi mạch nhân nghinh là thương thực, nhọc mệt, đều thuộc về lý, là âm, là tạng.

Mạch Nhân nghinh và Khí khẩu đều khẩn thịnh, đó là thương hàn kèm thương thực, là cả ngoại cảm và nội thương.

* Nam bị bịnh lâu ngày, mạch Khí khẩu xung thịnh hơn mạch Nhân nghinh là có “Vị khí”. Nữ bị bịnh lâu ngày, mạch Nhân nghinh xung thịnh hơn mạch Khí khẩu là có “Vị khí”. Đó là nói bịnh tuy nặng còn có thể chữa ; trái lại là nghịch, thì khó chữa.

Ngoại nhân là bịnh do tà “lục dâm” (55) xâm tập vào. Nội nhân (56) là bịnh do “thất tình” phát sinh ra. Bất nội ngoại nhân (57) là bịnh do ăn uống, nhọc mệt, bị ngả, bị đánh mà gây nên.

* Sáu mạch (lục mạch) là : phù, trầm, trì, sác,hoạt, sắc.

Phù là dương, ở biểu, là phong, là hư.

Trầm là âm, ở lý, là thấp, là thực.

Trì là ở Tạng, là hàn, là lạnh, là âm.

Sác là ở Phủ, là nhiệt, là táo, là dương.

Hoạt là huyết nhiều mà khí ít, là huyết có dư.

Sắc là khí nhiều mà huyết ít, là khí riêng trệ.

* Tám điều chủ yếu (bát yếu) là : biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực, tà, chính.

Tám mạch (bát mạch) là : phù, trầm, trì, sác, hoạt, sắc, đại, đoãn.

Biểu thì phân biệt bằng mạch phù, là bịnh không ở lý.

Lý thì phân biệt bằng mạch trì, là bịnh không ở biểu.

Hàn thì phân biệt bằng mạch trì, là tạng phủ tích lạnh.

Nhiệt thì phân biệt bằng mạch sác, là tạng phủ tích nhiệt.

Hư thì phân biệt bằng mạch sắc, là 5 chứng hư (58).

Thực thì phân biệt bằng mạch hoạt, là 5 chứng thực (59).

Tà thì phân biệt bằng mạch đại, là có ngoại tà xâm phạm.

Chính thì phân biệt bằng mạch hoãn, là không có ngoại tà xâm phạm.

Các mạch hồng, huyền, trường, tán, là loại mạch phù.

Các mạch phục, thực, đoản, lao, là loại mạch trầm.

Các mạch tế, tiểu, vi, bại, là loại mạch trì.

Các mạch tật, xúc, khẩn cấp, là loại mạch sác.

Các mạch động giao, lưu lợi, là loại mạch hoạt.

Các mạch khâu, hư, kết trệ, là loại mạch sắc.

Các mạch kiên thực, câu, cách, là loại mạch đại.

Các mạch nhu, nhược, nhu hòa, là loại mạch đoãn.

* BẢY MẠCH THUỘC BIỂU (thất biểu) là : phu, khâu, hoạt, thực, huyền, khẩn, hồng.

Phù là mạch ấn tay xuống thì sức yếu, nâng tay lên thì sức có dư.

Khâu là mạch án thấy giữa rỗng mà hai bên động tay.

Hoạt là mạch động mà có sức, tựa hạt châu lăn trên mâm.

Thực là mạnh mà chắc, kiêm có cái tượng qua lại của mạch trường.

Huyền là mạch căng dài như thấy ấn tay trên dây cung.

Khẩn là mạch chuyển động như xoắn dây vặn thừng.

Hồng là mạch nổi to lên như làn sóng dâng.

Mạch Phù là trúng phong, mạch Khâu là thất huyết.

Mạch Hoạt thường nôn mữa, mạch Thực thường đi tả, nên phân biệt.

Mạch Huyền là chứng co rút,, mạch Khẩn là chứng đau nhức.

Mạch Hồng đại vốn riêng chủ chứng nhiệt.

* TÁM MẠCH THUỘC LÝ (bát lý) là : vi, trầm, hoãn, sắc, trì, phục, nhu, nhược.

Vi là mạch lờ mờ như có lại như không.

Trầm là mạch nâng tay lên thì không thấy, ấn tay xuống thì có dư.

Trì, và Đoãn là mạch đi chậm, mỗi tức chỉ khoảng 3 lần đến.

Nhu là mạch đi tản mạn, lờ lững, nhỏ mà lại yếu.

Phục là mạch ấn tay sát tận xương mới thấy, tựa như mạch trầm.

Nhược là mạch trầm mà yếu, lườn qua dưới ngón tay.

Sắc là mạch đi sít không lưu lợi, dạng như lưỡi dao khẽ cạo mảnh trúc.

Mạch Trì là chứng hàn ; mạch Hoãn là chứng kết ; mạch Vi là chứng bĩ (60).

Mạch Sắc là huyết ít ; mạch Trầm là khí trệ.

Mạch Phục là chứng tích tụ ; mạch Nhu là chứng bất túc.

Mạch Nhược là gân lệt (61) do tinh khí kém.

* CHÍN MẠCH ĐẠO (cửu đạo) (62) là : rường, đoản, hư, xúc, kết, đại, lao, động, tế.

Trường là mạch lưu lợi suốt 3 bộ.

Đoản là mạch không đầy đủ ở 3 bộ.

Xúc là mạch đi nhanh gấp, mà có lúc ngừng.

Kết là mạch đi trì hoãn mà có lúc ngừng.

Đại (63) là mạch đang đi lại ngừng, không đều bù lại được thực đáng thở than.

Lao là mạch căng như dây cung, trầm mà lại thực.

Động là mạch thường động luôn không yên chỗ.

Tế là mạch tuy có nhưng nhỏ như sợi tơ.

Mạch trường mà đi hư xoắn dây, chủ chứng dương độc, nhiệt uất ở tam tiêu.

Mạch Đoản chủ chứng khí uất tắc, chưa thông đạt được.

Mạch Xúc chủ chứng dương khí bị bó lại, có khi kiêm trệ.

Mạch Hư chủ huyết ít, móng sinh ra kinh sợ.

Mạch Đại chủ khí tán ; mạch Tế chủ khí ít.

Mạch Lao chủ khí đầy xóc, có khi chủ đau nhức.

Mạch Kết chủ tích khí, bức tức kiêm đau nhức.

Mạch Động chủ chứng hư lao, lỵ huyết, băng huyết.

Phép đoán mạch chếtcó “sáu mạch chết” là : “trước trác, ốc lậu, đàn thạch, giải tác, ngư trường, hà du.”

Trước trác : mạch đến 3-5 lần rồi bặt đi, tựa như chim sẻ mổ mồi.

Ốc lậu : mạch đến như nước nhà dột, thỉnh thoảng mới nhỏ một giọt.

Đàn thạch : mạch đến cứng rắn như bật tay vào đá, rồi tan đi ngay.

Giải tác : mạch để tay vào thấy tán loạn, như sợi dây cởi bung ra.

Ngư trường : mạch tựa có tựa không, giống như con cá lượn lờ.

Hà du : mạch đi trong khi yên tĩnh, thỉnh thoảng lại nẩy lên một cái, tựa như con tôm búng.

* TÁM MẠCH KỲ KINH (64) (Kỳ kinh 8 mạch) là 8 đường mạch của 8 kinh : dương duy, âm duy (65), dương cược, âm cược (66), xung, nhâm, đốc, đới (67).

Mạch Dương duy chủ bịnh nóng rét.

Mạch Âm duy chủ bịnh đau vùng tâm.

Mạch Dương cược chủ bịnh âm hoãn mà dương cấp (68)

Mạch Âm cược chủ bịnh dưỡng hoãn mà âm cấp (69)

Mạch Xung chủ bịnh khí xung ngược lên, trong bụng trướng đau.

Mạch Đốc chủ bịnh xương sống, cứng thẳng, và mê ngất mà chân tay lạnh.

Mạch Nhâm chủ bịnh trong bụng kết khí, ở nam là 7 chứng sán (70) ; ở nữ là chứng giả tụ (71).

Mạch Đới chủ bịnh bụng đầy trướng, eo lưng ươn ươm, lạnh như ngồi trong nước.

* Bịnh trúng phong, mạch nên phù trì, kiêng thực cấp.

Bịnh thương hàn, mạch nên hồng đại, kiêng trầm tế.

Bịnh ho, mạch nên phù nhu, kiêng trầm phục.

Bịnh bụng trướng nmạch nên phù đại, kiêng hư tiểu.

Bịnh hạ lỵ, mạch nên vi tiểu, kiêng phù hồng.

Bịnh cuồng, mạch nên thực đại, kiêng trầm tế.

Bịnh hoắc loạn, mạch nên phù hồng, kiêng trì, vi.

Bịnh tiêu khát, mạch nên sác đại, kiêng hư tiểu.

Bịnh thủy khí, mạch nên phù đại, kiêng trầm tế.

Bịnh chảy máu cam, mạch nên trầm tế, kiêng phù đại.

Bịnh đau bụng mạch nên trầm tế, kiêng phù đại.

Bịnh khí đưa ngược lên, phù thũng, mạch nên phù hoạt, kiêng trầm tế.

Bịnh đau đầu, mạch nên phù hoạt, kiêng doản sắc.

Bịnh suyễn, mạch nên phù hoạt, kiêng mạch sắc.

Bịnh hạ huyết, mạch nên trầm nhược, kiêng thực đại.

Bịnh thương tích đâm chém, mạch nên vi tế, kiêng đoản sác.

Bịnh trúng ác khí, mạch nên khẩn tế, kiêng phù đại.

Bịnh trúng độc, mạch nên sác đại, kiêng vi tế.

Bịnh thổ huyết, mạch nên trầm tiểu, kiêng thực đại.

Bịnh kiết lỵ, mạch nên trầm trì, kiêng sác tật.

Bịnh nội thương, mạch nên huyền khẩn, kêng tiểu nhược.

Bịnh phong tý, mạch nên hư nhu, kiêng khẩn cấp.

Bịnh ôn phát nóng, kiêng mạch vi tiểu.

Bịnh trong bụng có tích, kiêng mạch hư nhược.

Bịnh nóng nhiều, kiêng mạch trầm tĩnh.

Bịnh đi tả, kiêng mạch đại.

Bịnh phiền vị, mạch nên phù hoãn, kiêng trầm sắc.

Bịnh ho xốc, mạch nên phù hoãn, kiêng huyền cấp.

Các bịnh về khí, nạch nen phù khẩn, kiêng hư nhược.

Bịnh bĩ đầy, nên mạch hoạt, kiêng mạch sắc.

Bịnh nhân nếu nhắm mắt, không muốn trông thấy người, mạch nên cường cấp mà trường ; kiêng phù hoản mà sắc.

Bịnh nhân nếu mở mắt mà khát nước, vùng dưới ngực cứng tức, mạch nên khẩn thực mà sác ; kiêng phù sắc mà vi.

Bịnh nhân nếu thổ huyết lại nục huyết, mạch nên trầm tế ; kiêng phù đại mà lao.

Bịnh nhân nếu nói sảng, nói nhảm thì nên mình nóng, mạch hồng đại ; kiêng chân tay lạnh ngược, mạch vi tế.

Bịnh nhân nếu bụng to mà tiết tả, mạch nên vi tế mà sắc ; kiêng khẩn đại mà hoạt.

Nữ bị bịnh đới hạ, mạch nên trì hoạt ; kiêng phù hư.

Nữ có mang, mạch nên hồng đại ; kiêng trầm tế.

* MẠCH TAY TRÁI :

Thốn khẩu là thượng bộ, ứng với trời, là mạch Tâm với Tiểu trường. Hồng đại là thuận, trầm tế là nghịch.

Bộ Quan là trung bộ, ứng với người, là mạch Can với Đảm, huyền trường là thuận, phù đoản là nghịch.

Xích trạch là hạ bộ, ứng với đất, là mạch Thận vói Bàng quang, trầm hoạt là thuận ; hoãn mạn là nghịch.

* MẠCH TAY PHẢI :

Thốn khẩu là thượng bộ, ứng với đầu mặt, là mạch Phế với Đại trường, phù đoản là thuận ; hồng đại là nghịch.

Bộ Quan là trung bộ, ứng với ngực và cách mạc, là mạch Tỳ với Vị, hoãn mạn là thuận ; huyền sác là nghịch.

Xích trạch là hạ bộ, ứng với dưới rốn, là mạch Mệnh môn với Tam tiêu, trầm là thuận ; hoãn mạn là nghịch.

* Yếu huyết vinh khô (72) của sản phụ :

Sản phụ mà mặt đỏ lưỡi xanh thì mẹ sống con chết ; mặt xanh lưỡi đỏ, miệng sùi bọt, thì con sống mẹ chết.

Sản phụ môi miệng đều xanh, thỉ cả hai mẹ con đều chết.

Sản phụ khi đẻ rồi, mạch nên tiểu thực ; kiêng phù hư.

Phụ nữ bịnh hư lao, mạch bộ thốn bên hữu thấy sác là nguy.

* Các chứng và mạch chết :

Miệng như cá ngáp, hơi thở gấp là chết.

Lần áo sờ giường là chết.

Thân thể có mùi thối như xác chết, không tới gần được là chết.

Mặt phù sắc xanh đen là chết.

Tóc cứng thẳng như sợi gai là chết.

Tiểu tiện són ra không biết là chết.

Lưỡi rụt, són ra không biết là chết.

Mắt trợn trừng là chết.

Mặt không tươi sáng, chân răng biến màu đen là chết.

Mồ hôi ra rồi, mình vẫn nóng là chết.

Đầu mặt đau, bõng nhiên trông không thấy gì là chết.

Sắc đen vào ta, mắt, mũi, dần vào miệng là chết.

Bịnh ôn nóng dữ, mạch tế tiểu là chết.

Hình thể gầy, phát nóng, mạch cứng rắn là chết.

Người có bịnh mà mạch không bịnh, gọi là “nội hư” (73)

Mạch có bịnh mà người không bịnh, gọi là “hành thi” (74)

Các bịnh mắt nhắm thì dễ chữa ; mắt trợn trừng thì khó chữa.


V – Bí quyêt xem xét thanh sắccủa Biển Thước và Hoa Đà
Bịnh nhân ngũ tạng đã tuyệt, thần minh không còn, tiếng khàn là chết.

Bịnh nhân lần áo, nói nhảm là không chữa được.

Bịnh nhân âm dương đều tuyệt, kéo áo, bắt chuồn chuồn, nói nhảm lả chết.

Bịnh nhân nói năng lảm nhảm, lẫn lộn, hoặc không nói được nữa là chết. (nếu là bịnh nhiệt thì chữa được).

Bịnh nhân âm dương đều tuyệt, mấ tiếng, không nói được : 3 ngày rưỡi là chết.

Bịnh nhân có sắc vàng nổi lên ở hai khóe mắt là bịnh sắp khỏi.

Bịnh nhân mặt vàng mắt xanh thì không chết, nếu xanh như màu cỏ héo (75) là chết.

Bịnh nhân mặt đỏ mắt vàng thì không chết, nếu đỏ như hòn máu đông (76) là chết.

Bịnh nhân mặt vàng mắt trắng thì không chết, nếu trắng như xương khô là chết.

Bịnh nhân mặt vàng mắt đen thì không chết, nếu đn như màu mồ hóng là chết.

Bịnh nhân mặt và mắt đều một màu sắc như nhau thì không chết.

Bịnh nhân mặt đen mắt xanh thì không chết.

Bịnh nhân mặt xanh mắt trắng thì không chết.

Bịnh nhân mặt đỏ mắt xanh thì 6 ngày chết.

Bịnh nhân mặt vàng mắt xanh, thì 9 ngày nhất định chết.

Bịnh nhân mặt đỏ mắt trắng thì 10 ngày chết.

Lo, giận, tư lự, tâm khí bị rã rời ở trong, mà sắc mặt lại tươi đẹp, thì mau sắm quan quách (77) đi.

Bịnh nhân mặt trắng mắt đen là chết, đó là tinh hoa đã hết, huyết mạch trống rỗng.

Bịnh nhân mặt đen mắt trắng, thì 8 ngày chết ; đó là Thận khí tổn thương ở bên trong, bịnh do lưu tích mà gây nên.

Bịnh nhân mặt xanh mắt vàng thì 5 ngày chết.

Bịnh nhân nằm liệt giường, đau vùng tim, hơi thở ngắn, Tỳ khí suy kiệt, do tổn thương bên trong ; bổng trăm bịnh đều khỏi, lại dậy được ; nhưng người bàng hoảng, phải ngồi xuống đất, gượng đứng dậy tựa vào giường, bịnh này khó chữa, nếu chữa được, đáng gọi là THẦN Y.

Bịnh nhân mặt không vẻ tươi, nếu khí đưa ngược lên, không ăn uống được thì 4 ngày chết.

Bịnh nhân mắt không có tinh quang, và răng đen xạm, thì không chữa được.

Bịnh nhân miệng há hốc, thì 3 ngày chết.

Bịnh nhân tai, mắt, và má, gò má đỏ, thì chỉ trong 5 ngày là chết.

Bịnh nhân sắc đen hiện ở vùng trán, từ chân tóc xuống thẳng sống mũi và 2 gò má, thì cũng chỉ 5 ngày là chết.

Bịnh nhân là người khỏe vốn sắc da đen, nếu thấy sắc trắng nổi lên đi vào mắt và miệng mũi, thì trong 3 ngày là chết.

Bịnh nhân là người khỏe sắc mặt bổng như sắc gan ngựa, trông xa như xanh, đến gần như đen, là chết.

Bịnh nhân mặt đen, mắt trợn trừng, sợ gió là chết.

Bịnh nhân mặt đen, môi xanh là chết, hay mặt xanh môi đen cũng chết.

Bịnh nhân mặt đen, vùng dưới 2 cạnh sườn đầy tức, không tự trăn trở được, là chết.

Bịnh nhân mắt trợn trừng, không trông quay lại được, ngồi so vai mà hổ, thì 1 ngày chết.

Bịnh nhân âm kết dương tuyệt, mắt thoát tinh quang, trông hoảng hốt, là chết.

Bịnh nhân âm dương kiệt hết, quầng mắt sâu hóm là chết.

Bịnh nhân đường lông mày kéo xếch đi thì 7 ngày chết.

Bịnh nhân miệng há như miệng cá, không ngậm lại được, hơi thở ra nhiểu, mà không hít vào là chết.

Bịnh nhân tai, mắt, miệng, mũi, có sắc đen nổi lên đi vào miệng, nhất định chết.

Bịnh nhân môi xanh, nhân trung cong lên, trong 3 ngày là chết.

Bịnh nhân môi lật ngược, nhân trung đầy lên, là chết.

Bịnh nhân môi miệng bổng khô xác, là không chữa được.

Bịnh nhân răng bổng biến đen, thì 13 ngày chết.

Bịnh nhân lưỡi rụt, hòn dái co lại, là chết.

Bịnh nhân đổ mồ hôi đọng giọt, lưỡi cuộn mà đen, là chết.

Bịnh nhân tóc dựng thẳng lên, thì 15 ngày sẽ chết.

Bịnh nhân tóc như sợi gai khô, hay tức giận, là chết.

Bịnh nhân tóc với lông mày dựng thẳng lên, cũng chết.

Bịnh nhân móng tay móng chân xanh, là chết.

Bịnh nhân móng tay móng chân trắng, thì không chữa được.

Bịnh nhân thịt dưới móng tay móng chân đen xạm thì 8 ngày chết.

Bịnh nhân dinh vệ kiệt hết, mặt phù nề, là chết.

Bịnh nhân bổng sưng phù, mặt xanh đen, là chết.

Bịnh nhân bàn tay sưng lên, mất hết đường chỉ, nhất định chết.

Bịnh nhân rốn sưng lồi lên là chết.

Bịnh nhân cả bìu dái và ngọc hành đều sưng to là chết.

Bịnh nhân mạch tuyệt, miệng há hốc, chưng sưng nề, thì 5 ngày chết.

Bịnh nhân mu bàn chân sưng phù, nôn mửa, đầu nặng, là chết.

Bịnh nhân 2 mu bàn chân sưng phù, 2 đầu gối to như cái đấu, thì 10 ngày chết.

Bịnh nhân nằm tự són đái ra không biết, là chết.

Bịnh nhân có mùi thối như xác chết, là không chữa được.

Bịnh nhân ở Can mà da trắng, sẽ chết vào ngày “canh, tân”(78) ; ngày của tạng Phế.

Bịnh ở Tâm mà mắt đen, sẽ chết vào ngày “nhâm, quý”(79) ; ngày của tạng Thận.

Bịnh ở Tỳ mà môi xanh, sẽ chết vào ngày “giáp, ất”(80) ; ngày của tạng Can.

Bịnh ở Phế mà má đỏ, mắt sưng, sẽ chết vào ngày “bính, đinh”(81) ; ngày của tạng Tâm.

Bịnh ở Thận mà mặt sưng môi vàng, sẽ chết vào ngày “mậu, kỷ”(82) ; ngày của tạng Tỳ.

Màu xanh phải như màu ngọc bích xanh lóng lánh ; không nên như màu chàm.

Màu đỏ phải như màu chu sa bọc lụa trắng ; không nên như màu đá son. (83)

Màu rắng phải như màu lông ngan ; không nên như màu muối.

Màu đen phải như màu sơn then hai lớp ; không nên như màu than.

Màu vàng phải như màu Hùng hoàng bọc lụa ; không nên như màu đất sét.
VI – Phép luận về chứng hậu khí tuyệt của ngũ tạng lục phủ
Bịnh nhân Can tuyệt, thì 8 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì mặt xanh, chỉ muốn nằm sấp mà ngủ, mắt nhìn không thấy người, mồ hôi (hoặc nói là nước mắt) tuôn ra không ngừng ; có thuyết nói 2 ngày là chết.



Bịnh nhân Đởm tuyệt, thì 7 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì ông mày bị kéo xếch đi (84)



Bịnh nhân cân tuyệt, thì 9 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì móng tay móng chân xanh xám, la chửi luôn miệng ; có thuyết nói 8 ngày chết.



Bịnh nhân Tâm tuyệt, thì 7 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì ngồi so vai thở, hay trông quay lại, có thể chết ngay, hoặc nhìn trừng trừng, thì 2 ngày chết.



Bịnh nhân Tiểu trường tuyệt, thì 6 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì tóc cứng thẳng như sợi gai khô, không co duỗi được, và tự ra mồ hôi không ngừng.



Bịnh nhân Tỳ tuyệt, thì 11 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì miệng lạnh, chân sưng, bụng nóng, da trướng, ỉa chảy không tự biết và không chừng độ ; có thuyết nói 5 ngày chết.



Bịnh nhân Vị tuyệt, thì 5 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì xương sống đau, eo lưng nặng, không trăn trở được ; có thuyết nói Bàng quang và ruột đầy lên thì 9 ngày chết.



Bịnh nhân nhục tuyệt (85), thì 6 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì lưỡi khô, lưng sưng, đái ra máu, ỉa ra chất nước đỏ ; có thuyết nói chân sưng thì 9 ngày chết.



Bịnh nhân Phế tuyệt, thì 3 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì miệng há hốc, chỉ thở ra mà không hít vào được (hoặc nói là mũi hoác, miệng há hốc, hơi thở ngắn).



Bịnh nhân Đại trường tuyệt, thì không chữa được, sao biết như thế ?

- Vì đi ỉa lỏng vô độ, thôi ỉa lỏng là chết.



Bịnh nhân Thận tuyệt, thì 4 ngày chết, sao biết như thế ?

- Vì răng bổng nhiên khô, mặt đen sì, mắt sắc vàng, lưng đau như gãy, tự đổ mồ hôi như nước chảy ; có thuyết nói nhân trung dày lên, thì 7 ngày chết.

Bịnh nhân Cốt tuyệt (86) răng vàng rụng ra, thì 10 ngày chết.

Các mạch phù vô căn, thì đều chết.

Trên đây lấy ngũ tạng lục phủ làm căn bản.
VII – Mười chin điều “bịnh cơ” của NỘI KINH
Các chứng phong, lay động, mờ choáng, đều thuộc về CAN.

Các chứng hàn, co rút, đều thuộc về THẬN.

Các chứng thấp, phù nề, đầy trướng, đều thuộc về TỲ.

Các chứng khí, thở xuyễn gấp, ngực bĩ tắc, đều thuộc về PHẾ.

Các chứng đau nhức, ngứa ngáy, mụn nhọt, đều thuộc về TÂM.

Các chứng quyết nghịch, đại tiểu tiện không thông hoặc hoạt thoát, đều thuộc Hạ tiêu.

Các chứng chân liệt, suyễn thở, nôn mửa, đều thuộc Thượng tiêu.

Các chứng nhiệt, hôn mê, co giật, đều là bịnh Hỏa, thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu.

Các chứng người lạnh, run rẩy (88), thần chí hoảng hốt, đều là bịnh hỏa, thuộc thủ Thiếu âm Tâm.

Các chứng khí xung ngược lên, đều là bịnh hỏa ; thuộc thủ Quyết âm Tâm bào.

Các chứng mình cứng ưỡn, cổ gáy thẳng đơ, đều là bịnh thấp, thuộc Túc Thái dương Bàng quang.

Các chứng trướng đầy, bụng to, đều là bịnh thấp ; thuộc túc Thái âm Tỳ.

Các chứng chân tay vật vả phát cuồng, muốn vùng chạy, đều là bịnh hỏa, thuộc túc Dương minh Vị.

Các chứng bổng nhiên người cứng đờ, đều là bịnh phong ; thuộc túc Quyết âm Can.

Các chứng có phát lên tiếng (89), gõ như gõ trống, dều là bịnh nhiệt ; thuộc thủ Thái âm Phế.

Các chứng mu bàn chân sưng phù, nhức buốt, kinh sợ chẳng yên đều là bịnh hỏa ; thuộc thủ Dương minh Đại trường.

Các chứng chuyển gân, uốn ván, đái đục, đều là bịnh nhiệt ; thuộc thủ Thái dương Tiểu trường.

Các chứng tiểu tiện nước trong suốt mà giá lạnh, đều là bịnh hàn ; thuộc túc Thiếu âm Thận.

Các chứng nôn nước chua, ỉa tóe và bức rức không thoát ra được, đều là bịnh nhiệt ; thuộc túc Thiếu dương Đảm (90)
VIII – Các bịnh cơ khác
Năm chứng hư là : mạch tế, da lạnh, khí ít, đại tiểu tiện hoạt thoát, không ăn uống được (91). Nếu cho ăn uống cháo, nước vào dạ dày mà tiết tả ngừng được, thì sống.

Năm chứng thực (92) là : mạch thịnh, da nóng, mắt mờ, choáng, đại tiểu tiện không thông, bụng trướng. Nếu dùng phép tả, mà đại tiểu tiện thông lợi và ra mồ hôi được, thì sống.

Năm chứng thắng là : “phong khí” thắng thì lay động ; “nhiệt khí” thắng thì sưng tấy ; “táo khí” thắng thì khô ráo ; “hàn khí” thắng thì phù nề ; “thấp khí” thắng thì ỉa chảy.

Năm tính ghét (ngũ ố) là : tâm ghét NHIỆT ; phế ghét HÀN ; can ghét PHONG ; tỳ ghét THẤP ; thận ghét TÁO.

Sáu chứng thoát là : thoát khí, thoát huyết, thoát tinh, thoát thần, thoát tân, thoát dịch.

Năm chứng lao là : nhìn lâu hại huyết thì lao tâm ; nằm lâu hại khí thì lao phế ; ngồi lâu hại nhục thì lao tỳ ; đứng lâu hại xương thì lao thận ; đi lâu hại gân thì lao can.

Mưu lự quá sức, làm mệt nhọc, tổn hại đến Can, ứng với chứng “cân cực” (93)

Vận dụng cơ mưu sâu sắc làm mệt nhọc, tổn hại đến Tỳ ; ứng với chứng “nhục cực” (94)

Quá nghĩ những việc ngoài ý tưởng, làm mệt nhọc, tổn hại đến Tâm ; ứng với chứng “mạch cực” (95)

Quá lo những việc dự định phải làm, làm mệt nhọc, tổn hại đến Phế ; ứng với chứng “khí cực” (96)

Khắc khổ giữ chi tiết, làm mệt nhọc, tổn hại đến Thận ; ứng với chứng “cốt cực” (97)

Đầu là nơi ở của tinh thần, đầu cúi gục, mắt nhìn sâu, là tinh thần sắp thoát.

Vùng lưng trên là ngoại phủ của bộ phận trong ngực (98) ; lưng còng, và sệ xuống, là bộ phận trong ngưc sắp bị hư hoại.

Eo lưng là ngoại phủ của Thận ; eo lưng không quay trở được, là thận sắp suy bại.

Xương là chỗ chứa của tủy ; không đứng lâu được, đi thf lảo đảo, là xương sắp bại.

Đầu gối là chỗ chứa của gân ; không co duỗi được, phải đi lom khom, là gân sắp bại.
Năm chứng suy tổn là :


  1. Suy tổn da lông, da nhăn mà lông rụng

  2. Suy tổn huyết mạch, huyết mạch hư ít, không dinh dưỡng được tạng phủ.

  3. Suy tổn cơ nhục, cơ nhục gầy mòn, ăn uống không sinh ra da thịt được,

  4. Suy tổn gân, gân liệt không tự co lại được.

  5. Suy tổn xương, xương liệt không dậy khỏi giường được.

Suy tổn từ trên xuống (99) đến khi không dậy khỏi giường được thì chết.

Suy tổn từ dưới lên (100) đến khi da nhăn mà lông rụng thì chết.

Phế chủ da lông, phế hư tổn, thì phải bổ khí.

Tâm chủ huyết mạch, tâm hư tổn, thì phải điều hòa vinh vệ.

Tỳ chủ cơ nhục, tỳ hư tổn, thì phải điều hòa thức ăn uống, thích đáng độ ấm lạnh.

Can chủ gân, can hư tổn, thì phải hòa hoãn trung khí.

Thận chủ xương, thận h tổn, thì phải bổ tinh (101)

Buồn rầu lo nghĩ, thì hại Tâm ; hình lạnh (102), uống lạnh, thì hại Phế ; tức giận, khí nghịch lên thì hại Can ; ăn uống, nhọc mệt, thì hại Tỳ ; ngồi nơi ẩm thấp, hay lội nước, thì hại Thận.

Lục khí quá thịnh thì gây hại, phải có kế theo để ức chế đi (10)

Hàn cực độ thì sinh nhiệt ; nhiệt cực độ thì sinh hàn.

Mộc cực thịnh thì giống như Kim ; hỏa cực thịnh thì giống như thủy ; thổ cực thịnh thì giống như Mộc ; Kim cực thịnh thì giống như Hỏa ; Thủy cực thịnh thì giống như Thổ.

Năm uất là : “đạt, phát, đoạt, tiết, chiết”.

Mộc uất thì phải “đạt”, là gây nôn mửa để cho được thông đạt.

Hỏa uất thì phải “phát”, là phát hãn để cho được sơ tán.

Thổ uất thì phải “đoạt”, là tả hạ để cho khỏi ủng tắc.

Kim uất thì phải “tiết”, là thấm tiết, giải biểu, lợi tiểu tiện.

Thủy uất thì phải “chiết”, là ức chế để cho khỏi xung nghịch lên.

Dưới tâm đầy nghịch lên, là do tả hạ quả mức.

Khí xung lên ngực, đứng dậy thì xây xẩm, là do làm nôn mửa quá mức.

Thịt máy, gân giật, chân co, sợ lạnh, là do phát hãn quá mức.

Thoát dương thì thấy ma quỉ, do khí không giữ vững.

Thoát âm thì mắt lòa, do huyết không dinh dưỡng.

“Trùng dương”(104) thì phát cuồng, vì khí dồn vào phần dương.

“Trùng âm” (105) thì phát điên, vì huyết dồn vào phần âm.

Khí lưu lại mà không tán đi, là khí bị bịnh trước.

Huyết ngưng trệ mà không nhuần thấm, là huyết bị bịnh sau.

Năm tạng không điều hòa, thì 9 khiếu không thông.

Sáu phủ không điều hòa, thì kết đọng thành ủng trệ.

Tay co mà không duỗi được là bịnh ở gân.

tay duỗi mà không co được là bịnh ở xương.

Khê” là chứng gân mạch rút mà co lại.

Túng” là chứng gân mạch giãn mà duỗi ra.

Súc nặc” là chứng chân tay co kéo, phút duỗi, phút co.

Lưỡi thè ra không rụt lại được, là dương cường thịnh.

Lưỡi rụt lại khong nói được, là âm quá cương thịnh.

Mùa xuân cảm phong, đến mùa hè ắt sinh ỉa sống phân.

Mùa hè cảm thử, đến mùa thu ắt sinh bịnh sốt rét.

Mùa thu cảm thấp, đến mùa đông ắt sinh bịnh ho.

Mùa đông cảm hản, đến mùa xuân ắt sinh bịnh ôn.

“Phong” là đầu mối khởi phát các thứ bịnh (106ộc

“Phong phì” (107) là chứng chân tay không co lại được.

“Thiên khô” (108) là chứng bại liệt nửa người.

“Phong ý”(109) là chứng hôn mê bất tỉnh.

“Phong tý” là các chứng đau nhức giống chứng phong.

“Than”(110) có nghĩa là yên lặng, là chứng gân mạch buông xuôi, yên lặng, không cử động được.

“Hoán”(111) có nghĩa là rời rã, là chứng huyết khí tán mạn, rời rã. Không có tác dụng nữa.

“Hàn” là khí heo hắt, sát hại của trời đất.

“Thương hàn” là chứng mình nóng, không mồ hôi, mà ghê rét.

“Thương phong” là chứng mình nóng, có mồ hôi mà sợ gió.

“Thái dương chứng” thì đầu đau, mình nóng mà xương sống cứng đơ.

“Dương minh chứng” thì mắt đau, mũi khô, không ngủ được.

“Thiếu dương chứng” thì tai điếc, sườn đau, rét nóng, nôn mửa mà miệng đắng.

“Thái âm chứng” bụng đầy, đại tiện tự lợi, xích thốn mạch trầm, cổ họng khô, không có tân dịch.

“Thiếu âm chứng” thì lưỡi khô, miệng ráo.

“Quyết âm chứng” thì buồn bực, bụng đầy, mà bìu dái co lại.

Biểu nhiệt thì nóng hâm hấp.

Lý nhiệt thì nóng chưng chưng.

Lưng gáy cứng là tà ở biểu, thuộc kinh Thái dương.

Sợ gió là thấy gió thì khiếp sợ.

Phát nóng, ghê rét, là bịnh phát ở phần dương.

Không phát nóng mà ghê rét, là bịnh phát ở phần âm.

Nong rét qua lại, là âm dương giành thắng lẫn nhau.

Phát nóng mà trong tâm buông bực, là nhiệt tà truyền vào phần lý.

“Tiên quyết”(112) là chứng nhiệt khí nung nấu, do buòn phiền, nhọc mệt quá độ.

“Bạc quyết”(113) là chứng khí nghịch quá thậm.

“Giảỉ diệc”(114) là chứng đường mạch sống lưng đau nhức, ít hơi, không muốn nói.

Chân tay không co lại được, là bịnh thuộc Tỳ.

Nhục nuy (115) là chứng thịt bị tê dại.

Năm chứng ẩm là : chi ẩm, lưu ẩm, đàn ẩm, huyền ẩm, dật ẩm (116)

Năm chứng tiết là : tỳ tiết, vị tiết, đại trường tiết, tiểu trường tiết, đại giả tiết (117). Lại có các chứng xôn tiết (118) thận tiết (119), đỗng tiết (120), nhu tiết (121), vụ đường (122).

Tỳ tiết là chứng tiết tả, ruột đầy trướng, nôn xốc.

Vị tiết là chứng tiết tả, đi ra thức ăn không tiêu hóa.

Đại trường tiết là chứng ăn xong, thì bụng đau quặn mót ỉa.

Tiểu trường tiết là chứng đại tiểu tiện cùng đi ra máu mủ.

Đại giả tiết là chứng “lý cấp hậu trọng”(123)

Xôn tiết là chứng đại tiện không tiêu hóa thức ăn, do bịnh ở Tỳ (124)

Vụ đường là chứng đại trường có hàn (125)

Trường cấu là chứng Đại trường có nhiệt. (126)

Tỳ ước (127) là chứng đại tiện rắn mà tiểu tiện lợi.



Năm chứng cách(128) là : lo, giận, lạnh, nóng, khí.

Năm chứng yết (129) là : lo nghĩ, nhọc, ăn, khí.

Chín khí (130) là : mừng, giận, nghĩ, thương, sợ, kinh, nhọc, lạnh, nắng.



Năm chứng “tích”(131) là do ngũ tạng sinh ra.

Sáu chứng “tụ” (132) là do lục phủ gây nên.

Can tích ở cạnh sườn bên trái, gọi “phì khí”

Phế tích ở cạnh sườn bên phải, gọi “tức bôn”

Tâm tích ở trên rốn, gọi “phục lương”

Thận tích ở dưới rốn, gọi “bôn đồn”

Tỳ tích ở giữa vị quản, gọi “bĩ khí”



Năm chứng đản là : hoàng đản, hoảng hãn, tửu đản, cốc đản, nữ lao đản (133)

Ngũ luân (134)là : thủy luân, phong luân, khí luân, huyết luân, nhục luân.

Bất khuếch (135) là : thủy, phong, thiên, hỏa, lôi, sản, trạch, địa.

Năm chứng anh (136) là : nhục anh, cân anh, huyết anh, khí anh, thạch anh.

Sáu chứng lựu (137) là : cốt lựu, chi lựu, nhục lựu, nùng lựu. huyết lựu, thạch lựu.

Chín chứng tâm thông (138) là : ẩm thống, thực thống, phong thống, lãnh thống, nhiệt thống, qui thống, trùng thống, chú thống, khứ lại thống.

Bảy chứng sán (139) là : hàn sán, thủy sán, cân sán, huyết sán, khí sán, hồ sán, đồi sán.

Bịnh Tam tiêu (140) phần nhiều thuộc huyết hư ; “Thượng tiêu” là bịnh ở Phế ; “Trung tiêu” là bịnh ở Tỳ ; “Hạ tiêu” là bịnh ở Thận.

Năm chứng lâm (141) là : khí lâm, huyết lâm, lao lâm, sa lâm, cao lâm.

Năm chứng trĩ (142) là : tẫn trĩ, mẫu trĩ, mạch trĩ, huyết trĩ, trường trĩ.

Năm chứng tý (143) là : bì tý, cơ tý, mạch tý, cân tý, cốt tý. Lại có các chứng : hành tý, thống tý, trước tý, va chu tý (144).

Hành tý là chứng đau chạy chỗ này qua chỗ khác.

Thống tý là chứng gân xương co kéo mà đau nhức.

Thướng tý là chứng đau cố định một chỗ.

Chu tý là chứng đau nhức toàn thân.

Thận truyền hàn sang Tỳ, thì thành ung nhọt, ít khí.

Tỳ truyền hàn sang Can, thì thành ung nhọt, co gân.

Can truyền hàn sang Tâm, thì thành chứng phát cuồng, trong ngực nghẽn tắc.

Tâm truyền hàn sang Phế, thì thành chứng phế tiêu. Phế tiêu là chứng uống nước một phần, đi đái ra hai phần, chết không chữa được.

Phế truyền hàn sang Thận, thì thành chứng dũng thủy (145). Dũng thủy là chứng ấn vào bụng không rắn, do thủy khí chứa đọng ở đại trường ; đi nhanh thì có tiếng ọc ạch, như nước đựng trong cái túi, đó là bịnh thủy khí.

Tỳ truyền nhiệt sang Can, thì thành chứng kinh sợ, đổ máu mũi.

Can truyền nhiệt sang Tâm thì chết.

Tâm truyền nhiệt sang Phế thì thành chứng cách tiêu (146)

Phế truyền nhiệt sang Thận thì thành chứng nhu xi (147)

Thận truyền nhiệt sang Tỳ thì thành chứng hư tổn ; nếu lại đi lỵ thì chết không chữa được.

Bào cung truyền nhiệt sang Bàng quang thì đái không thông hoặc đái ra máu.

Bàng quang truyền nhiệt lên Tiểu trường, thì đường ruột nghẽn tắc, đại tiện không thông, nhiệt khí bốc lên miệng là lở loét.

Tiểu trường truyền nhiệt sang Đại trường, thì thành chứng phục giả, chứng trĩ (148)

Đại trường truyền nhiệt lên Vị, thì thành chứng ăn nhiều mà người lại gầy, gọi là chứng “thực diệc” (149)

Vị truyền nhiệt sang Đảm, cũng thành chứng thực diệc.

Đảm truyền nhiệt lên não, thì trong sống mũi cay rát mà thành chứng “tỵ uyên”, tức chứng nước mũi đục chảy ra không ngừng (50)
IX – Phép phân biệt bịnh âm dương
* Bịnh dương thì ban ngày tăng lên, mà ban đêm yên tĩnh ; đó là dương bịnh có dư, khí bị bịnh mà huyết không bị bịnh.

Bịnhh âm thì ban đêm tăng lên, mà ban ngày yên tĩnh ; đó là âm bịnh có dư, huyết bị bịnh mà khí không bị bịnh.

Ngày phát sốt, mà đêm yên tĩnh, là dương khí tự vượng ở phần dương.

Ngày yên tĩnh mà đêm phát sốt phiền táo (151) là dương (152) khí hãm vào trong phần âm, gọi là chứng “nhiệt nhập huyết thất”.

Ngày phát sốt, phiền táo, mà đêm cũng phát sốt phiền táo ; đó là chứng “trùng dương” (153) không có âm, chữa nên tả gấp phần dương, bổ mạnh phần âm.

Đêm gai rét mà ngày yên tĩnh, là âm huyết tự vượng ở phần âm.

Đêm yên tĩnh mà ngày gay rét, là âm khí tràn lên phần dương.

Đêm gai rét mà ngày cũng gai rét, đó là chứng “trùng âm” (154) không có dương ; chữa nên tả gấp phần âm, bổ mạnh phần dương.

Ngày thì gay rét, đêm thì phiền táo, không ăn uống được, gọi là chứng “âm dương xáo lẫn” thì chết.

* Hỏa nhiều thủy ít, là dương thực âm hư, thuộc về bịnh nhiệt.

Thủy nhiều hỏa ít, là âm thực dương hư, thuộc về bịnh hàn.

Sắc da trắng là Phế khí hư tổn.

Sắc da đen là Thận khí đầy đủ.

Người béo thì thấp nhiều, người gầy thì hỏa nhiều, chữa bịnh phải phân biệt mà dùng thuốc.

* Bịnh ở biểu thì dùng phép hãn mà phát tán ra.

Bịnh ở lý thì dùng phép hạ mà tẩy trừ đi.

Bịnh ở trên cao (155) thì nhân thế đó mà cho vượt lên, tức là dùng phép thổ.

* Tà khí mạnh dữ, thì nên xoa bóp mà thu liễm lại.

Tạng hàn, hư thoát, thì nên chữa bằng cáh cứu mồi ngải.

Chứng nhiệt thực mà có tích kết, sưng nóng, thì chữa bằng cách trích lể.

Chứng khí trệ mà chân tay lệt, quyết lạnh, mà nóng rét, thì chữa bằng phép “đạo dẫn” (156)

Kinh lạc không thông, sinh bịnh da thịt tê dại, thì chữa bằng các loại rượu (157)

Huyết khí ngừng đọng, phát bịnh ở gân mạch, thì chữa bằng thuốc chườm.

Người ta chân đi mạnh khỏe được, vì có huyệt “tủy hội” (158) tức huyệt “Tuyệt cốt” (159) đó. Vai gánh nặng được, vì có huyệt “cốt hội” (160) tức huyệt “Đại trữ” (161) đó.

* Người già đêm thức mà không ngủ được, đó là khí có dư mà huyết không đủ.

Người trẻ khỏe đêm ngủ mà không thức, đó là huyết có dư mà khí không đủ.

Người trước giàu sau nghèo, thường nhiều uất hỏa.

Người trước nghèo sau giàu, thường quá mừng mà hại tâm.

* Khai quỉ môn (162) là làm cho ra mồ hôi.

Khiết tỉnh phủ (163) là làm cho thông tiểu tiện.

Những người trẻ khỏe và mới mắc bịnh thì công tà làm chủ.

Những người già yếu và ốm lâu, thì bổ hư làm đầu.

Điều lý tỳ vị, là đường lối chính trong nghề làm thuốc.

Tiết chế ăn uống, là phương pháp hay để đẩy lùi bịnh tật.

* “Trông” mà biết được gọi là “thần” ; tức trông năm màu sắc (164) mà biết bịnh bên trong để điều trị.

“Nghe” mà biết được gọi là “thánh” ; tức nghe năm âm thanh (165) mà biết căn bịnh để cứu chữa.

“Hỏi” mà biết được gọi là “công” (166) ; tức hỏi bịnh nhân ưa thích năm vị (167) ăn uóng gì mà biết được chỗ khởi phát của bịnh.

“Xem mạch” mà biết được gọi là “xảo” (168) ; tức xem mạch mà xét được bịnh tình vinh khô (169), nặng nhẹ.

Biết hợp “sắc” với “mạch” mà chữa, thì được vạn toàn (170)

* Bịnh ngoại cảm thì học phép chữa của Trương-Trọng-Cảnh.

Bịnh nội thương thì học phép chữa của Lý-Đông-Viên.

Nhiệt bịnh thì học phép chữa của Lưu-Hà-Gian.

Tạp bịnh thì học phép chữa của Chu-Đan-Khê, vì Đan-Khê chữa tạp bịnh giỏi.

* Phải biết rõ ba chứng “cảm, trúng, thường” (171) để phân biệt tiêu bản nhẹ nặng ra sao ?

Phải hiểu rõ ba nguyên nhân “nội, ngoại, và bất nội ngoại” (172) để phân biệt biểu lý hư thực thế nào ?

* Phải xét trước vận khí của mỗi năm, chớ công phạt cái khí “thiên hòa” (173)

Trời đất có phương Nam phương Bắc khác khí hậu ; thân người có người hư người thực khác thể chất. Thầy thuốc phải phân biệt cho kỹ.

Biến hóa mà sáng chế, cốt ở sự biến thông.

Màu nhiệm mà sáng láng, cốt ở người làm thuốc.

Làm thuốc là kế tục nghệ thuật của các bậc tiên thánh, Thần Nông, Hoàng Đế, Kỳ Bá…

Học sách phải suy rộng tấm lòng nhân nghĩa của Khổng Tử, Mạnh Tử.

Đó là những lý luận xác đáng của tiền thánh, nay thuật làm phương châm cho người hậu học noi theo.



X – Dược lý tóm tắc
* Ngũ vị là : cay, ngọt, đắng, chua, mặn.

Ăn nhiều vị cay, thì gân cứng mà móng tay, móng chân khô.

Ăn nhiều vị ngọt, thì xương đau mà tóc rụng.

Ăn nhiều vị đắng, thì da khô mà lông trút.

Ăn nhiều vị chua, thì thịt chai mà môi cớn.

Ăn nhiều vị mặn, thì mạch ngưng trệ mà sắc biến đổi.

* Rượu là thứ “khí hậu” (174) mà bốc lên, là dương.

Thịt là thứ “vị hậu” (175) mà đi xuống, là âm.

“Khí hậu” là dương trong dương (176) khí hậu thì phát nóng ; như các loại cay, ngọt, ấm, nóng.

“Khí bạc” là âm trong dương (177), khí bạc thì phát tiết ; như các loại cay, ngọt, nhạt, bình, lạnh, mát.

“Vị hậu” là âm trong âm (178) vị hậu thì tiết ra ; như các loại chua, đắng, mặn, lạnh.

“Vị bạc” là dương trong âm (179) vị bạc thì thông ; như các loại chua, đắng, mặn, bình.

“Nhẹ và trong” thì thành tượng, gốc ở khí trời thì hướng lên trên ; như trà thuộc loại vị bạc.

“Nặng và đục” thì thành hình ; gốc ở khí đất thì hướng xuống dưới ; như đại hoàng thuộc loại vị hậu.

Khí vị cay ngọt, phát tán, thuộc dương.

Khí vị chua đắng, nôn tháo (180) thuộc âm.

Khí dương trong phát tiết ra tấu lý, là phần trong của khí trong (181) ; làm mát Phế để giúp chân khí.

Khí dương trong sung thực ở tứ chi, là phần đục cuả khí trong (182) ; làm tươi tốt cho tấu lý.

Chất âm đục truyền về lục phủ, là phần đục của chất đục (183) ; làm cứng rắn xương tủy.

Chất âm đục chạy vào ngũ tạng, là phần trong của chất đục (184) ; để nuôi dưỡng tinh thần.


XI – Phương tễ tóm tắt
* Bẩy phương là : đại phương, tiểu phương, hoãn phương, cấp phương, cơ phương, ngẫu phương, phúc phương.

Đại phương là phương thuốc có vị quân 1, vị thần 3, vị tá 9, phối ngũ hành một tễ lớn.

Tiểu phương là phương thuốc có vị quân 1, vị thần 2, phối ngũ hành một tễ nhỏ.

Hoãn phương là phương thuốc bổ và trị bịnh bên trên, phối ngũ với các vị có tính hoãn ; tức là khí vị lạc. Vì chữa chủ bịnh nên dùng thuốc hoãn ; hoãn thì chữa gốc bịnh.

Cấp phương là phương thuốc bổ và trị bịnh bên dưới, phối ngũ với các vị có tính cấp ; tức là khí vị hậu. Vì chữa khách bịnh nên dùng thuốc cấp ; cấp thì chữa ngọn bịnh.

Cơ phương là phương thuốc có vị quân 1, vị thần 2, hoặc vị quân 2, vị thần 3, phối ngũ với một tễ số lẻ.

Ngẫu phương là phương thuốc có vị quân 2, vị thần 4, hoặc vị quân 2, vị thần 6, phối ngũ với một tễ số chẵn.

Phúc phương là phương thuốc khi dùng cơ phương không khỏi bịnh, thì dùng ngẫu phương, gọi là “trùng phương”

* Mười hai tễ (185) là : “tuyên tễ, thông tễ, bổ tễ, tiết tễ, khinh tễ, trạng tễ, hoạt tễ, sáp tễ, táo tễ, thấp tễ, hàn tễ, nhiệt tễ.”



Tuyên tễ có thể trừ bịnh ủng tắc, như các loại Linh khương, Quất bì.

Thông tễ có thể trừ bịnh ngưng trệ, như các loại Nhân sâm, thị Dê.

Bổ tễ có thể chữa bịh suy nhược, như các loại Mộc thông, Phòng kỷ.

Tiết tễ có thể chữa bịnh uất bế, hư các loại Đình lịch, Đại hoàng.

Khinh tễ có thể trừ bịnh thực tà, như các loại Ma hoàng, Cát căn.

Trọng tễ có thể trừ bịnh khiếp nhược, như các loại Từ thạch, Thiết tương.

Hoạt tễ có thể chữa bịnh sáp trệ, như các loại Đông quì tử, Du bạch bì.

Sáp tễ có thể chữa bịnh hoạt thoát, như các loại Mẫu lệ, Long cốt.

Táo tễ có thể trị được bịnh thấp, như các loại Tang bạch bì, Xích tiểu đậu.

Thấp tễ có thể trị được bịnh táo, như các loại Bạch thạch anh, Tự thạch anh.

Hàn tễ có thể trị được bịnh nhiệt, như các loại Đại hoàng, Phát tiêu.

Nhiệt tễ cs thể trị được bịnh hàn, như các loại Phụ tử, Khương, Quế.

C – CÁC VỊ THUỐC CHỦ BỊNH



(dùng bội liều lượng làm quân)
Trúng phong, bỗng ngả vật ra, không nói được. Dùng Tạo giác, Tế tân để khai quan (1) làm chủ.

Đờm khí kéo lên nghẽn tắc, dùng Nam tinh, Mộc hương làm chủ.

Nói năng ngọng nghịu, dùng Trúc lịch, Thạch xương bồ làm chủ.

Miệng mắt méo sếch, dùng Phòng phong, Khương hoạt, Trúc lịch làm chủ.

Tay chân co giật, dùng Phòng phong, Khương hoạt làm chủ.

Bại liệt tay chân bên trái, thuộc huyết hư, dùng Khung, Qui làm chủ.

Bại liệt tay chân bên phải, thuộc khí hư, dùng Sâm, Truật làm chủ.

Các chứng phong, dùng Phòng phong, Khương hoạt làm chủ.

Phát hãn, dùng Ma hoàng, Quế chi làm chủ.

Mồ hôi lâu không ra, dùng Tử tô, Thanh bì làm chủ.

Cầm mồ hôi, dùng Quế chi, Thược dược làm chủ.

Biểu nhiệt, dùng Sài hồ làm chủ.

Lý nhiệt, dùng Hoàng liên, Hoàng cầm làm chủ.

Nóng dư, nói sảng, dùng Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử làm chủ.

Phát cuồng, đại tiện rắn, dùng Đại hoàng, Mang tiêu làm chủ.

Khát nước, dùng Thạch cao, Tri mẫu làm chủ.

Lồng ngực đầy tức, dùng Cát cánh, Chỉ xác làm chủ.

Dưới tâm đầy tức, dùng Chỉ thực, Hoàng liên làm chủ.

Trong tâm buồn bực, dùng Chi tử, Đậu sị làm chủ.

Hư phiền (2) dùng Trúc diệp, Thạch cao làm chủ.

Không ngủ, dùng Trúc nhự, Chi thực làm chủ.

Mũi khô không ngủ được, dùng Cát căn, Thược dược làm chủ.

Phát ban dùng Huyền sâm, Thăng ma làm chủ.

Vàng da, dùng Nhân trần, Chi tử làm chủ.

Trúng hàn, thuộc am chứng, dùng Phụ tử, Can khương làm chủ.

Trúng thử, dùng Hương nhu, Biển đậu làm chủ.

Trúng thấp, dùng Bạch truật, Thương truật làm chủ.

Tả Can hỏa, dùng Sài hồ làm chủ.

Tả Phế hỏa, dùng Hoàng cầm làm chủ.

Tả Tỳ hỏa, dùng Thược dược làm chủ.

Tả Vị hỏa, dùng Thạch cao làm chủ.

Tả Thận hỏa, dùng Tri mẫu làm chủ.

Tả Bàng quang hỏa, dùng Hoàng bá làm chủ.

Tả Tiểu trường hỏa, dùng Mộc thông làm chủ.

Tả hỏa tà khuất khúc, dùng Chi tử làm chủ.

Tả hỏa vô căn, dùng Huyền sâm làm chủ.

Nguyên khí tổn thương bên trong, dùng Hoàng kỳ, Nhân sâm, Cam thảo, làm chủ.

Tỳ hư yếu, dùng Mạch nha, Thần khúc làm chủ.

Tiêu tích thịt, dùng Sơn tra, Thảo quả làm chủ.

Tiêu tích rượu, dùng Hoàng liên, Can cát, Ô mai làm chủ.

Tiêu tích lạnh, dùng Ba đậu làm chủ.

Tiêu tích nóng, dùng Đại hoàng làm chủ (Đại hoàng tẩy bằng rượu thì đưa lên, không tẩy rượu thì đưa xuống)

Sáu chứng uất (3), dùng Thương truật, Hương phụ làm chủ.

Kết đờm, dùng Qua lâu, Bối mẫu, Chỉ thực làm chủ.

Thấp đờm, dùng Bán hạ, Phục linh làm chủ.

Phong đờm, dùng Bạch phụ tử, Nam tinh làm chủ.

Đờm ở kinh lạc tay chân, dùng Trúc lịch, Khương trấp làm chủ.

Đờm ở 2 cạnh sườn, dùng Bạch giới tử làm chủ.

Đờm già (quánh), dùng Hải thạch làm chủ.

Phế nóng sinh ho, dugf Hoàng cầm, Tang bạch bì làm chủ.

Phế lạnh sinh ho, dùng Ma hoàng, Hạnh nhân làm chủ.

Bịnh ho lâu ngày, dùng Khoản đông hoa, Ngũ vị tử làm chủ.

Khí suyễn, dùng Tử tô tử, Tang bạch bì làm chủ.

Sốt rét mới phát nên tiệt đi, dùng Thường sơn làm chủ.

Sốt rét lâu ngày, nên điều bổ,dùng Bạch đậu khấu làm chủ.

Bịnh lỵ mới phát, nên hạ ; dùng Đại hoàng làm chủ. Nếu lý cấp hậu trọng (4) nhiều, dùng Tân lang, Mộc hương làm chủ (Mộc hương kỵ lửa)

Kiết lỵ thuộc nhiệt tích khí trệ, dùng Hoàng liên, Chỉ xác làm chủ.

Kiết lỵ lâu ngày, ra chất phân trắng, thuộc khí hư, dùng Bạch truật, Phục linh làm chủ.

Kiết lỵ lâu ngày, ra chất máu cá, thuộc huyết hư, dùng Đương qui, Xuyên khung làm chủ.

Tiết tả dùng Bạch truật, Phục linh làm chủ.

Thủy tả dùng Hoạt thạch làm chủ.

Tiết tả lâu ngày, dùng Kha tử, Nhục khấu làm chủ, hoặc gia Sài hồ, Thăng ma, để thăng đề khí hạ hãm, thỉ tử tự chỉ.

Chứng hoắc loạn, (5) dùng Hoắc hương, Bán hạ làm chủ.

Ẩu thổ, dùng Khương trấp, Bán hạ làm chủ.

Chứng nấc (6) dùng Thị đế làm chủ.

Chứng nuốt chua (7), dùng Thương truật, Thần khúc làm chủ.

Chứng tâm vị xốn xang (8), dùng Hoàng liên tẩm nước gừng sao và Chi tử sao làm chủ.

Thuận khí, dùng Ô dược, Hương phụ làm chủ.

Bĩ đầy, dùng Chỉ thực, Hoàng liên làm chủ.

Trướng đầy, dùng Đại phúc bì, Hậu phác làm chủ.

Thủy thũng, dùng Trư linh, Trạch tả làm chủ.

Khoan thông trung khí, dùng Sa nhân, Chỉ xác làm chủ.

Tích tụ (9) dùng Tam lăng, Nga truật làm chủ.

Tích bên trái, là tử huyết (10) dùng Đào nhân, Hồng hoa làm chủ.

Tích bên phải, là thực tính, dùng Hương phụ, Chỉ thực làm chủ.

Tích ở giữa, là đàm ẩm, dùng Bán hạ làm chủ.

Hoàng đản, dùng Nhân trần làm chủ.

Bổ dương, dùng Hoàng kỳ, Phụ tử làm chủ.

Bổ âm, dùng Đương qui, Thục địa làm chủ.

Bổ khí, dùng Hoàng kỳ, Nhân sâm làm chủ.

Bổ huyết, dùng Đương qui, Sinh địa làm chủ.

Phá ứ huyết, dùng Qui vĩ, Đào nhân làm chủ.

Đề khí, dùng Thăng ma, Cát cánh làm chủ.

Lao nhiệt, ho đờm, khản tiếng, dùng Đồng tiện, Trúc lịch làm chủ.

Thổ huyết bạo phát, dùng Đại hoàng, Đào nhân làm chủ.

Thổ huyết lâu ngày, dùng Đương qui, Xuyên khung làm chủ.

Chảy máu cam, dùng Khô Hoàng cầm, Thược dược làm chủ.

Cầm máu, dùng Mực tầu, nước lá Hẹ làm chủ.

Mồ hôi ra do hư nhược, dùng Hoàng kỳ, Bạch truật làm chủ.

Đầu mặt choáng váng, dùng Xuyên khung, Thiên ma làm chủ.

Chứng ma (11) là khí hư, dung Hoàng kỳ, Nhân sâm làm chủ.

Chứng móc (12) là thấp đàm, tử huyết, dùng Thương truật, Đào nhân, Bán hạ làm chủ.

Chứng điên thuộc Tâm, dùng Đương qui làm chủ.

Chứng cuồng thuộc Can, dùng Hoàng liên làm chủ.

Chứng kinh giản, dùng Nam tinh, Bán hạ làm chủ.

Hay quên, dùng Viễn chí, Thạch xương bồ làm chủ.

Hồi hộp, kinh sợ, dùng Phúc thần, Viễn chí làm chủ.

Hư phiền (13) dùng Trúc nhự làm chủ.

Không ngủ, dùng Toan táo nhân làm chủ.

Đau đầu bên trái dùng Xuyên khung làm chủ.

Đau đầu bên phải, dùng Sâm, Kỳ làm chủ.

Đau đầu thuộc phong, dùng Cảo bản, Bạch chỉ làm chủ.

Các chứng đau đầu (14) dùng Mạn kinh tử làm chủ.

Làm đen râu tóc, dùng Hà thủ ô (15) làm chủ.

Ù tai, dùng Đương qui, Long hội (16) làm chủ.

Trong mũi mọc mụn, dùng Hoàng cầm làm chủ.

Mũi ngạt, tiếng nặng, dùng Phong phong, Kinh giới làm chủ.

Mũi chảy nước đục (17) dùng Tân di làm chủ.

Miệng lưỡi lở loét, dùng Hoàng liên làm chủ.

Sưng mắt, dùng Đại hoàng, Kinh giới làm chủ.

Nhức răng, dùng Thạch cao, Thăng ma làm chủ.

Trong mắt có màng khói, dùng Bạch đậu khấu làm chủ.

Mắt có màng che mờ tối, dùng Thục địa hoàng làm chủ.

Hầu họng sưng đau, dùng Cát cánh, Cam thảo làm chủ.

Kết hạch (18) dùng Hạ khô thảo làm chủ.

Phế ung, Phế nuy (19) dùng Ý dĩ nhân làm chủ.

Đau vùng tâm vị (20), dùng Chi tử sao làm chủ.

Đau bung, dùng Thược dược, Cam thảo làm chủ.

Đau bụng lạnh, dùng Ngô thù du, Lương khương làm chủ.

Các chứng đau nhức, dùng Mộc dược, Nhũ tương làm chủ.

Đau lưng, dùng Đỗ trọng, Cố chỉ làm chủ.

Đau cạnh sườn, dùng Bạch giới tử, Thanh bì làm chủ.

Đau cánh tay, dùng Bạc quế, Khương hoạt làm chủ.

Chứng sán khí, dùng Tiểu hồi hương, Xuyên luyện tử làm chủ.

Chứng cước khí do thấp nhiệt, dùng Thương truật, Hoàng bá làm chủ.

Thận khí hư nhược, dung Ngưu tất, Mộc qua làm chủ.

Liệt chân, dùng Sâm, Kỳ làm chủ.

Đau khớp tay chân, dùng Khương hoạt làm chủ.

Các chứng đau nhức bộ phận trên, thuộc phong, dùng Khương hoạt, Cát cánh, Quế chi, Uy linh tiên làm chủ.

Các chứng đau nhức bộ phận dưới, thuộc thấp, dùng Ngưu tất, Mộc thông, Phòng kỷ, Hoàn bá làm chủ.

Chứng tiêu khát, dùng Thiên hoa phấn làm chủ.

Sinh tân dich, dùng Nhân sâm, Ngũ vị tử, Mạc môn đông làm chủ.

Xích bạch trọc, dùng Phục linh làm chủ.

Di tinh, dùng Long cốt, Mẫu lệ làm chủ.

Bí tiểu tiện, dùng Mộc thông, Xa tiền tử làm chủ.

Bí đại tiện, dùng Đại hoàng, Mang tiêu làm chủ.

Đại tiện ra máu, dùng Hòe hoa, Địa du làm chủ.

Trĩ, rò, dùng Hoàng liên làm chủ.

Lòi đom, dùng Thăng ma, Sài hồ làm chủ.

Các chứng giun, dùng Sử quân tử, Tân lang làm chủ.

Các bịnh phụ nữ, dùng Hương phụ làm chủ.

Phụ nữ đau bụng, dùng Ngô thù du, Hương phụ làm chủ.

Phụ nữ bế kinh, dùng Đào nhân, Hồng hoa làm chủ.

Phụ nữ băng huyết, dùng Bồ hoàng sao làm chủ.

Phụ nữ đới hạ (21) dùng Can khương sao làm chủ.

An thai, dùng Điều cầm, Bạch truật làm chủ ; (hoặc Sa nhân, Ngải diệp, Huyên thảo).

Đẻ khó, dùng Khung, Qui làm chủ.

Sau đẻ huyết hôi không ra, dùng Ích mẫu thảo làm chủ.

Sau đẻ có hư nhiệt, dùng Can khương sao đen làm chủ.

Chứng xuy nhũ (22) dùng Bạch chỉ, Bối mẫu làm chủ.

Chứng sữa không thông, dùng Xuyên sơn giáp làm chủ.

Chứng kinh phong trẻ em, dùng Cương tàm, Chu sa làm chủ.

Các chứng kinh giản trẻ em, dùng Bối mẫu, Đảm tinh, Câu đằng thang (23) làm chủ.

Ung thư và các chứng mụn độc sưng thũng, dùng Kim ngân hoa, Hoàng kỳ làm chủ.

Ung thư phát bối (24) dùng Hòe hoa, Ngân hoa làm chủ.

Tràng nhạc, dùng Hạ khô thảo, Xuyên sơn giáp làm chủ.

Mủ thối không tiêu hết, dùng Bạch chỉ, Bối mẫu, Sinh Hoàng kỳ làm chủ.

Mụn độc, dùng Bối mẫu, Bạch chỉ, Ngân hoa làm chủ.

Đinh nhọt, dùng Bạch phàn làm chủ.

Chứng tiện độc (25) dùng Xuyên sơn giáp, Mộc miết tử làm chủ.

Chứng ngư khẩu (26) dùng Ngưu tất, Xuyên sơn giáp làm chủ.

Bịnh cam sang (27) dùng Ngũ bội tử, Bối mẫu, Liên kiều làm chủ.

Bịnh dương mai, dùng Thổ phục linh, Xuyên liên, Hòe hoa làm chủ.

Chứng tiên sang (28) dùng Khinh phấn, Hoàng bá, Ngưu tất làm chủ.

Các vết thương trật đả, đâm chém, ngả trên cây, dùng Nhũ hương, Mộc dược, Thủy điệt, Đồng tiện, Rượu ngon làm chủ.

Ghẽ lở, dùng Bạch phàn, Lưu hoàng làm chủ.

Lang ben, dùng Mật đà tăng làm chủ.

Các chứng nhọt độc, dùng Hoàng liên, Ngân hoa, Liên kiều, Ngưu bàng tử làm chủ.

Bịnh uốn ván, dùng Nam tinh, Phòng phong làm chủ.

Bị bỏng lửa hoặc nước sôi, dùng Bạch phàn làm chủ.

Bị thương chó cắn, dùng Hạnh nhân, Cam thảo làm chủ (cả răng Hổ)

Bị chó dại cắn, dùng Ban miêu làm chủ.

Bị rắn cắn, dùng Bạch chỉ, Ô dược, Phù đao diệp (29) làm chủ.

Trúng các chất độc dùng dầu Vừng đổ cho uống (30) làm chủ.

Ngộ độc Nhân ngôn, dùng Đậu sị, Giun đất, máu Vịt, máu Dê làm chủ.

Hóc xương, dùng nước dãi Chó cho uống luôn làm chủ (cả quả Trám) (31)




CHÚ THÍCH

(của y luận)

A – KHÁI HUYẾT


(1)- Câu này, nguyên văn là “nội Tỳ ngoại bì” (trong là Tỳ, ngoài là da). Xét ra, chữ bì là chữ “thần : môi” chép lầm ; vì theo Nội kinh, Tỳ ứng với “môi” chứ không ứng với da, nên chúng tôi sửa lại.

(2)- 16 bộ :tức 12 kinh mạch chính, cùng 2 mạch Đốc, Nhâm và 2 mạch Dương cược (kiểu) và Âm cược. Tố vấn có câu (Điều kinh luận) : “Thập lục bộ, tam bách lục thập ngũ tiếp” nghĩa là 16 bộ, 365 đốt xương, nói sự cấu tạo về các đương kinh mạch và đốt xương của người.


B – TĂNG BỔ TẬP “VẠN KIM NHẤT THỐNG THUẬT”
I – Khí hóa âm dương
(1)- “Vạn kim nhất thống thuật”: 5 chữ này, nguyên là tên đầu đề của một thiên trong sách “Vạn bịnh hồi xuân” (tác phẩm của Cung-Đình-Hiền đời Minh). “vạn kim” là muôn vàng, nói sự quí báu của muôn hình tượng, chỉ người và muôn vật ; “nhất thống” là một mối, tức cùng chung đúc trong một then máy, nói người và muôn vật cùng cấu tạo trong một khí hóa âm dương của trời đất (giải theo nghĩa nguyên văn) ; và thiên này, viết theo thể văn soạn thuật, nên gọi là “thuật”. Ở đây, Tuệ-Tĩnh có bổ sung một số lý luận vào nội dung thiên đó, nên nói là “Tăng bổ”.

(2)- Ngày : chỉ chung một ngày đêm. Nguyên văn là chữ “thiên”(trời), chỉ khí hóa của ngày đêm. Đây chúng tôi dịch thoát là “ngày” cho dể hiểu (chữ ngày ở các câu tiếp sau cũng thế).

(3)- gà gáy : chỉ lúc gà gáy nửa đêm (không phải lúc gà gáy về sáng).

(4)- chứng nghiệm : nguyên văn là “trưng triệu” ; ý nói “thủy hỏa” là vật hữu hình, có thể làm chứng nghiệm cho cái khí vô hình của “âm dương”.

(5)- Kim mộc, sinh thành : mộc chủ mùa Xuân, là thời kỳ muôn vật phát sinh, kim chỉ mùa Thu, là thời kỳ muôn vật thành tựu, nên nói “mộc kim, sinh thành”.
II – Phép biện luận Tạng, Phủ
(6)- Đoạn này, từ “Tâm” trở xuống đến “Bàng quang”, nói về chức năng của các tạng, phủ. Nguyên văn lấy ở thiên “Linh lan bí điển luận” trong sách Tố-Vấn. Quân chủ : người xưa cho “Tâm” là một tạng chủ về sinh mệnh (chỉ mạch máu) và tinh thần. Ý thức của con người ; ví như ông vua của một quốc gia, nên gọi là “quân chủ”. Thần minh : thiêng liêng, sáng láng, chỉ trí tuệ và tư tưởng (chữ “Tâm” của người xưa, có bao quát chức năng của thần kinh trung ương ở não).

(7)- Tướng phó : Phế ở liền với Tâm ; Tâm chủ huyết mà Phế chủ khí. Phế khí có tác dụng giúp cho Tâm huyết vận hành, lưu thông ; ví như vị tướng quốc, phụ đạo chính giáo cho nhà vua ; nên gọi là “tướng phó”. Trị tiết : điều tiết, tiết chế, chỉ sự hổ trợ, giữa Phế với Tâm.

(8)- Trung chính : không thái quá và bất cập ; người có đảm khí tôt, thường làm việc mạnh dạn, không sợ hãi gì ; nhưng nếu đảm khí thái quá, thì có thể làm những việc càn dỡ. Mà trái lại, bất cập thì lại rút rát, nên phải trung chính mới được, hoặc giải “trung chính” là chính trực và cương nghị. Quyết đoán :khí người ta mưu lự một việc gì thì chủ ở Can, mà quyết đoán sự việc ấy thì lại ở Tâm ; nên Tố-Vấn có câu (Lục tiết tạng tượng luận) : “Thập nhất tạng thủ quyết ư Đảm”, nghĩa là mười một tạng (tức ngũ tạng và lục phủ) đều do sự quyết đoán của Đảm.

(9)- Đản trung : tức Tâm bào lạc (màng ngoài của tim). Tâm chủ về ý chí mừng vui (Tâm chi hỉ), mà bào lạc ở phụ cận với Tâm ; có chức năng tuyên thông ý chí ấy, ví như người bề tôi mang cái sứ mệnh truyền đạt giáo hóa của nhà vua, nên gọi “thần sứ.”

(10)- Tướng quân : Can chủ dũng cản, mưu trí, ví như vị tướng quân. Mưu lự : những mưu lược, trù hoạch về mỗi việc làm của người đều do ở Can.

(11)- Kho tàng (thương lẫm): vị chủ thu nạp, Tỳ chủ vận hóa các thức ăn. Ví như cái kho tàng chứa ngũ cốc, và Tỳ với Vị có sự quan hệ hỗ tương, không tách rời nhau được ; nên đây nói chung làm một. Ngũ vị : chỉ năm vị (chua, cay, ngọt, măn, đắng) của các thức ăn uống. Từ Tỳ Vị mà tạo ra chất dinh dưỡng để đưa đi các tạng phủ.

(12)- Truyền tống (truyền đạo): chỉ Đại trường đưa đẩy những chất cặn bã của thức ăn ra ngoài cơ thể. Biến hóa : nói các thức ăn đã hóa thành tinh trấp mà chỉ còn lại cái biến chất về cặn bã thôi.

(13)-chứa đựng (thụ thình) : chỉ Tiểu trường chứa đựng các chất ăn từ dạ dày đưa xuống. Hóa vật : chỉ các chất ăn hóa thành tinh trấp do Tiểu trường tạo ra.

(14)- Tác cường : động tác mạnh khỏe, có một khí lực dẻo dai, không mệt mỏi. Thận tàng tinh, sinh tủy, vả chủ xương cốt. Nếu Thận khí sung túc, thì tinh tủy đầy mà xương cốt cứng ; nên có công năng “tác cường”. Kỹ xảo : “kỹ” là tài nghề, “xảo” là trí xảo. Những người thận tốt, tinh tủy sung túc, thì có nhiều kỹ xảo.

(15)- Châu đô : “châu” là bãi sông, “đô” là bến nước. Trong các tạng phủ, thì Bàng quang ở vị trí thấp nhất, thủy dịch tam tiêu dều tụ lại đó, ví như bãi bến nơi tụ hội của nước sông, nên gọi là “châu đô”. Khí hóa : nơi thủy dịch tụ ở Bàng quang, được khí hóa của Thận, biến thành nước tiểu, mà bài tiết ra ngoài.

Xét đoạn tạng phủ này, nguyên văn Tố vấn để “Can” ở trên “Đảm”, liền ngay dưới Phế, và có Tam tiêu nữa ; ở đây, để lẫn thứ tự Can, Đảm, và thiếu Tam tiêu.

(16-17)- hai dương, hai âm : chỉ hai kinh Thái dương với Thiếu dương ; và 2 kinh Thái âm với Thiếu âm. Minh, u : chỉ cái thể trạng sáng láng và tối tăm của 2 kinh Dương minh và Quyết âm.


III – Phép biện luận người trong ngoài
(18)- các kinh dương : tức 6 đường kinh dương, 3 kinh dương ở tay và 3 kinh dương ở chân. Nạn-kinh nói :”Đầu là nơi hội của các kinh dương, vì các đường kinh âm chỉ lên đến vùng cổ, ngực, riêng các đường kinh dương đi lên tới vùng đầu mặt ; nên mặt người ta chịu được khí giá rét”. Xét 12 kinh mạch, thì 6 đường kinh dương đều khởi đầu hoặc tận cùng ở vùng đầu mặt ; còn 6 kinh âm thì không đường nào lên tới vùng đầu mặt cả (xem thiên “Hình trạng tạng phủ và 12 kinh mạch” dưới đây)

(19)- Đoạn này nói sự “tương thông” của ngũ tạng với các khiếu bên ngoài ; lấy ý ở thiên Mạch độ sách Linh-Khu. Thiên Mạch độ nói : “Phế khí thông ra với mũi, Phế điều hòa thì mũi ngửi biết muiú thơm thối. Can khí thông ra với mắt ; Can điều hòa thì mắt trông rõ năm sắc. Tỳ khí thông ra với miệng ; Tỳ điều hòa thì miệng biết vị ngũ cốc. Tâm khí thông ra với lưỡi ; Tâm điều hòa lưỡi nếm biết năm vị. Thận khí thông ra với tai ; Thận điều hòa thì tai nghe rõ năm âm”. Đây nói mũi điều hòa, mắt điều hòa… tức cái ý nghĩa Phế điều hòa, Can điều hòa… ở Linh-Khu.

(20)- Phế khai khiếu ở mũi : Phế chủ hô hấp, mà mũi là cái cửa ngỏ cùa hô hấp, nên nói “Phế khai khiếu ở mũi”. Khi Phế bịnh, thường ảnh hưởng đến mũi, như Phế cảm nhiễm phong hàn, thì có hiện tượng ngạt mũi, sổ mũi, không ngửi biết hương vị…

(21)- Tâm khai khiếu ở lưỡi : Tâm khí thông ra lưỡi, và lưỡi là mầm của Tâm (thiệt vị tâm miêu) nên nói “Tâm khai khiếu ở lưỡi”, và Tâm bị bịnh, thường ảnh hưởng đến lưỡi, như tâm kinh có nhiệt, thì đầu lưỡi phát đỏ hoặc nổi gai… Tuy nói riêng thỉ lưỡi là mầm Tâm, nhưng nói chung thì các tạng phủ khác đều truyền khí vào Tâm, mà đưa lên lưỡi, nên ngoài Tâm, lưỡi còn biểu hiện về các tạng phủ khác nữa. Như ngoại biên lưỡi đỏ là Can, Đảm có nhiệt ; lòng lưỡi đỏ nhạt, khô héo, là Thận âm suy kiệt… và do đó, lưỡi đã trở thành một khí quan trọng yếu về “vọng chẩn” (một trong “tứ chẩn”) để đoán định bịnh tình của nội tạng.

(22)- Tỳ khai khiếu ở miệng : Tỳ chủ tiêu hóa các thức ăn, mà miệng là nơi thu nạp vào ; nên nói “Tỳ khai khiếu ở miệng”. Tỳ bị bịnh, thường ảnh hưởng đến miệng, như Tỳ hư thì miệng cảm giác nhạt mà không biết mùi ngon, Tỳ có thấp nhiệt thì miệng cảm giác ngọt…

(23)- Can khai khiếu ở mắt : kinh mạch của Quyết âm Can có một đường (?) hội lên đầu, tiếp liền với dây chằng mắt, nên nói “Can khai khiếu ở mắt”, và mắt trong sáng,là nhờ tinh huyết của Can đưa lên nuôi dưỡng. Khi Can bị bịnh, thì thường ảnh hưởng đến mắt. Như Can hỏa bốc lên, thì mắt sưng đỏ đau nhức, hay Can huyết bất túc, thì mắt khô ráo, thị lực giảm, quáng gà….

(24)- Thận khai khiếu ở tai : Thận chủ não tủy, mà tai thông với não, nên nói “Thận khai khiếu ở tai” và tai thông sáng là nhờ thận tinh đưa lên nuôi dưỡng. Khi Thận bịnh, thường ảnh hưởng đến tai ; như Thận hư thì tai ù ; tuổi già Thận suy thì tai điếc. Đoạn này lại phân rõ “các khiếu” của ngũ tạng (nguyên văn lấy ở Tố-Vấn / Kim quĩ chân ngôn luận), diễn thêm ý nghĩa “tương thông” đoạn trên.

(25)- Răng là ngọn Thận : chất thừa của xương : Thận chủ xương cốt, mà răng là chất thừa của xương, nên răng cũng như xương, cùng là cái ngọn của Thận. Tố-Vấn :”Thượng Cổ thiên chân luận” cho là xương và răng đều chủ ở Thận, có nói “con trai 8 tuổi, con gái 7 tuổi thì thận khí vượng, mà thay răng sữa, và con trai 24 tuổi, con gái 21 tuổi, thì Thận khí sung túc điều hòa, mà gân xương cứng cáp và răng khôn mọc ra”. Lãn Ông nói : “xương mát thì răng vững, xương nóng thì răng lung lay”.

(26)- Tóc thuộc Tâm : Tâm chủ huyết, mà tóc là chất thừa của huyết, nên tóc thuộc Tâm, và Tâm thuộc hỏa, nên tóc bẩm thụ hỏa khí.

(27)- Râu thuộc Thận : râu cũng như tóc, là chất thừa của huyết. Con trai chủ về dương, dương đi lên, nên huyết đưa lên mà làm râu. Con gái chủ về âm, âm đi xuống, nên huyết đưa xuống mà làm kinh nguyệt. Râu cũng như kinh nguyệt, đều do Thận khí sinh ra, mà thân thuộc thủy, nên nói râu thuộc Thận, bẩm thụ thủy khí.

(28)- Lông mày thuộc Can : Can chủ huyết và thuộc mộc ; mà lông mày là chất thừa của huyết, cũng như tóc, râu, và nó mọc ngang ra, giống như loài mộc ; nên nói lông mày thuộc Can, bẩm thụ mộc khí.

(29)- Lông thuộc Phế : theo Nội-kinh, Phế chủ bì mao và phế vận hành khí ấm (tức vệ dương) trên bì mao toàn thân, có tác dụng điều tiết giữa bì mao với ngoại giới. Lại nữa, Phế chủ hô hấp, mà bì mao với lỗ chân lông cũng có tác dụng điều tiết về hô hấp ; và Phế thuộc kim, nên nói lông thuộc Phế, bẩm thụ kim khí.

(30)- Tam quản : tức thượng, trung, hạ quản là 3 bộ phận của Dạ dày, giữa là trung quản, trên là thượng quản, dưới là hạ quản.

(31)- Hay ngáp do Vị : ngáp là hiện tượng dương khí đưa lên, âm khí đưa xuống. Linh-khu Kinh mạch thiên cho là do “Vị” ; nhưng Linh-khu Cửu châm luận thiên và Tố-Vấn Tuyên minh ngũ khí luận lại cho là do “Thận”. Ở đây, theo Linh-Khu Kinh mạch thiên.

(32)- Tóc là chất thừa của huyết : xem chú thích 26 trên.

(33)- Thần là phần dư của khí : khí chỉ 2 khí âm dương. Linh-Khu Bản thần thiên nói : “Nguồn gốc của sinh mệnh gọi là “tinh”( một chất do hai khí âm dương giao hợp với nhau mà sản sinh ra), hai tinh chất kết hợp với nhau gọi là “thần” ( chỉ cái công năng hoạt động của sinh mệnh).

(34-35)- Hồn phách : Linh-Khu Bản thần thiên nói : “Theo thần khí mà qua lại, gọi là “hồn” (hồn là chỉ cái dại biểu cho tinh thần, ý thức, mó theo thần khí mà hoạt động qua lại), cùng với tinh khí mà ra vào, gọi là “phách”(chỉ cái công năng hoạt động, nó nương tựa vào tinh khí mà ra vào, dinh dưỡng các khí quan)

(36-37)- Dinh vệ : “dinh” chỉ về huyết, có tác dụng dinh dưỡng cơ thể, nó là cái tinh vi của thủy cốc, nên gọi “tinh khí” ; “vệ” chỉ về khí, có tác dụng bảo vệ cơ thể, nó là cái khí dũng mảnh, nên gọi “hãn khí”.

Linh-Khu Dinh vệ sinh hội thiên nói : “Người ta tiếp nhận tinh khí của đồ ăn uống, từ dạ dày truyền lên Phế, phần trong gọi là “dinh khí”, phần đục gọi là “vệ khí”. Dinh khí lưu hành trong mạch, vệ khí lưu hành ngoài mạch, thông suốt toàn thân, không lúc nào ngừng. Dinh và vệ đều ngày đi 25 vòng, đêm đi 25 vòng, cộng 50 vòng, rội hội chung lại với nhau ở Phế, giống như cái vòng tròn, không biết đầu mối”.
IV – Phép luận mạch tổng yếu
(38)- Uỷ hòa : “ủy” là tích chứa, “ủy hòa” chỉ cái khí bình hòa được tích chứa lại (chữ ở Liệt tử), Thiên chân : khí chân nguyên của tiên thiên (tức tinh khí, thận khí).

(39)- Phù, trung, trầm : chỉ 3 mức đặt ngón tay nhẹ, vừa, nặng của phép xem mạch. Đó là “3 hậu” của mỗi bộ mạch ; 3 hậu nhân với “3 bộ” (thốn, quan, xích) thành “9 hậu”, gọi là “tam bộ cữu hậu”.

(40)- Vị khí : chỉ cái mạch tượng thong dong, hòa hoãn, nhịp nhàng nhất trí. Nó hiện ra trong các mạch của ngũ tạng. Như khi bình thường : mạch Can hơi huyền, mạch Tâm hơi hồng, mà đều hòa hoãn, nhịp nhàng … hoặc có khi bịnh tuy thấy mạch Can huyền, mạch Tâm hông, nhưng cũng đều hòa hoãn nhịp nhàng… đó à mạch có “Vị khí”. Ngũ tạng đều nhờ ở sự nuôi dưỡng của “vị khí” mà tồn tại. Nhất là khi có bịnh, nếu mạch Can chỉ thấy huyền cấp, mạch Tâm chỉ thấy hồng đại, không có trạng thái hòa hoãn, nhịp nhàng… đó là “vị khí” sắp tuyệt, mà xuất hiện cái “chân tạng mạch” sẽ đi đến tử vong. Nên chẩn mạch lấy “vị khí” làm căn bản, “có vị khí thì sống, không vị khí thì chết”.

(41,42,43) Trời, người, đất : ý nói 3 bộ thốn, quan, xích là theo phép ở “tam tài : trời, người, đất”.

(44)- Câu : còn gọi là mạch hồng, mạch của mùa Thu.

(45)-Tứ quí : 4 tháng cuối của 4 mùa, tức tháng 3 (cuối Xuân), tháng 6 (cuối Hạ), tháng 9 (cuối Thu), tháng 12 (cuối Đông), đều tính theo Âm lịch.

(46)- Vị khí : xem chú thích 40 ở trên.

(47)- Tức : hơi thở.

(48)- Quan, cách, phú, dật : “quan” là đóng, chặn lại ; “cách” là chống, đẩy ra, 2 tên gọi của mạch (Tố Vấn), hoặc 2 hiện tượng của mạch (Vạn kinh). “phú” là trườn xuống, “dật” là tràn lên, 2 tên gọi của mạch (Nạn kinh).

1- Theo Tố vấn (Lục tiết tạng tượng luận) : “Mạch Nhân nghinh (tả thốn) quá thịnh, gọi là “quan âm”(âm khí quá thịnh, không có dương khí để điều hòa mà đóng chặn ở trong), mạch Khí khẩu (hữu thốn) quá thịnh gọi là “cách dương” (dương khí quá thịnh, không có âm khí để điều hòa mà chống cứ ở ngoài) đều là mạch chết.

2- Theo Vạn kinh (Tam nạn) : “mạch bộ thốn không có, chuyển xuống cả bộ xích, đó là “trong quan ngoài cách”gọi là mạch phú (dương khí quá thịnh, trườn xuống âm phần, gây thành hiện tượng dương đóng ở trong, âm chống ở ngoài, nên bộ xích có mạch mà bộ thốn thì không) ; mạch bộ thốn xung lên ngư-tế (một nguyệt của kinh Thái âm Phế, ở phía trên bộ thốn), mà bộ xích không có mạch , đó là “ngoài quan trong cách”, gọi là mạch dật (âm khí quá thịnh, tràn lên phần dương, gây thành hiện tượng dương đóng ở ngoài, âm chống ở trong, nên bộ thốn xung lên Ngư-tế, mà bộ xích không mạch, hai mạch này, biểu hiện cái bịnh trạng âm dung ly huyết của con người, có nguy cơ tử vong, nên dự đoán là mạch chết)”.

Xét 2 mạch “quan, cách”, Vạn kinh khác nghĩa với Tố vấn. (Tố vấn cho là 2 tên mạch mà Vạn kinh cho là hai hiện tượng của mạch) ; và Tố vấn chỉ nói mạch “quan, cách” không nói mạch “phú, dật”. Ở đây, Tuệ-Tĩnh nói cả quan cách và phú dật, là theo Vạn-kinh.

(49,50,51)- Tử : mạch chết.- Qui mộ : về nơi mồ mả, tức là chết.- Tuyệt hồn :dứt hồn, cũng là ý chết.

(52)- Tương khắc : chỉ cái tạng khắc lại nó, như bộ Tâm thấy mạch trầm tế ; trầm tế là mạch Thận, Tâm hỏa gặp Thận thủy khắc lại.

(53)- Số sinh : chỉ cái tạng mà nó sinh ra ; như bộ Tâm thấy mạch hoãn, hoãn là mạch Tỳ, Tâm hỏa sinh Tỳ thổ, tức là gặp sở sinh.

(54)- Vong dương : dùng thuốc cho ra mồ hôi nhiều quá, thì dương khí cũng theo mà thoát ra, như thế là làm mất dương khí của người, gọi là “vong dương”.- Vong âm : dùng thuốc cho tả hạ nhiều quá, thì âm dịch cũng theo mà tiết ra, như thế là làm mất âm dịch của người, gọi là “vong âm”.

(55)- Lục dâm : “dâm” là tà dâm, trái thường. “lục dâm” là 6 thứ khí trái thường, thái quá hoặc bất cập của “phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa” gây ảnh hưởng đến cơ thể con người.

(56)- Ngoại nhân, nội nhân : chỉ cái nguyên nhân gây bịnh do bên ngoài hoặc bên trong. Bên ngoài do “lục dâm”, bên trong do “thất tình”, tức ngoại cảm và nội thương vậy.

(57)- Bất nội ngoại nhân : nguyên nhân không do trong, không do ngoài, tức là không do ngoại cảm, nội thương, mà do một nguyên nhân khác, như đã nói ở nguyên văn, lại như phòng dục, chết đè, chết đuối, trùng thú cắn, cũng là bất nội ngoại nhân cả.

(58)- Năm chứng hư : những chứng hư của 5 tạng. Mạch tế là Tâm hư ; da lạnh là Phế hư ; khí ít là Can hư (Can chủ khí xuân sinh, Can hư là khí ít) ; đại tiểu tiện hoạt thoát là Thận hư ; ăn uống không vào là Tỳ hư.

(59)- Năm chứng thực : những chứng thực của 5 tạng : mạch thịnh là Tâm thực ; da nóng là Phế thực ; mắt mờ choáng là Can thực ; đại tiểu tiện không thông là Thận thực ; bụng trướng là Tỳ thực.

(60)- : vùng ngực. Bụng có cảm giác bí tắc không thông, là do tà nhiệt ủng tụ, hoặc khí hư, khí trệ mà sinh ra.

(61)- Gân lệt : nguyên văn là “cân nuy”. Can chủ gân, can khí nóng, gân không được tư dưỡng, nên co lại mà lệt đi

(62)- Chín mạch đạo : tức “cửu đạo” ; là 9 đường mạch ở giữa, đối với ngoài và trong của 7 mạch biểu (thất biểu) và 8 mạch lý (bát lý).

(63)- Đại : một thể mạch trì hoãn, đang đi lại ngừng, nhưng ngừng có định số, và thời gian ngừng hơi lâu, như không có sức đền bù lại được ; nó biểu hiện một bịnh trạng khí huyết đều hao kiệt, nguyên dương đã suy bại rồi. Dự đoán có nguy hại đến sinh mệnh, nên đây nói thực đáng thở than !

(64)- Kỳ kinh : tức 8 kinh : dương duy, âm duy, dương cược, âm cược, xung, nhâm, đốc, đới. 8 kinh này, có đường mạch phân bố riêng, và không có tạng phủ, biểu lý phối hợp, khác với “12 kinh chính”, nên gọi “kỳ kinh” (đường kinh riêng biệt).

(65)- Dương duy, Âm duy : “duy” hàm nghĩa ràng buộc, “Dương duy” ràng buộc các kinh dương, khởi ở chỗ giao hội của các kinh đó (hội với thủ túc Thái dương ở huyệt Náo thú (nhu du) ; hội với thủ túc Thiếu dương ở các huyệt Thiên liêu, Kiên tỉnh…). “Âm duy” ràng buộc các kinh âm, khởi ở chỗ giao hợp của các kinh đó (hội với túc Thái âm ở các huyệt Phúc ai, Đại hoành ; hội với túcThiếu âm và túc Quyết âm ở các huyệt Phủ xá, Kỳ môn…)

(66)- Dương cược, Âm cược : “cược” là gót chân, ở dưới mắt cá, nơi khởi đầu của 2 kinh này ; “cược” lại có nghĩa là nhanh nhẹn, chỉ cái công năng chủ về sự vận động thân thể của 2 kinh. Dương cược khởi ở mắt cá chân bên ngoài, từ kinh túc Thái dương lên đến huyệt Phong trì kinh túc Thiếu dương ở cổ ; âm cược khởi ỏ mắt cá chân bên trong, từ kinh túc Thiếu âm lên đến cổ họng, thông với mạch Xung.

(67)- Xung : kinh này thường có cái khí xung ngược lên, nên gọi là “xung”. Khởi từ bào trung (vùng bụng dưới) qua huyệt Khí xung kinh túc Dương minh ; giáp 2 bên rốn mà đi lên, đến vùng ngực thì tan. Nhâm : kinh này chủ về các kinh âm, có ý nghĩa quản nhiệm (nhậm), nên gọi là “nhâm”. Khởi từ bộ phận Hội âm, theo bụng dưới đi lên cổ họng quanh môi, đến huyệt Thừa tương, rội hội với mạch Đốc. Đốc : kinh này chủ về các kinh dương, có ý nghĩa quản đốc, nên gọi là “đốc”. Cũng khởi từ bộ phận Hội âm, và huyệt Trường cường, theo dọc xương sống đi lên, vào não, xuống sống mũi, đến huyệt Nhân trung, rồi hội với mạch Nhâm. Đới : kinh này khởi từ huyệt Chương môn kinh túc Quyết âm tại vùng hạ sườn phải, đi quanh một vòng lưng, như thắt cái đai, nên gọi là “đới” (đai).

Trong 8 kỳ kinh thì Đốc, Nhâm, Xung, Đới, là 4 kinh trọng yếu. Kinh đốc : chủ khí thuộc Thận, thuộc Tiên thiên. Kinh nhâm : chủ huyết, thuộc Vị, thuộc hậu thiên. Kinh xung : thông với Thận và phụ vào Dương minh Vị, là nơi giao hội của khí huyết. Kinh đới : phía trước ràng buộc kinh Nhâm, phía sau ràng buộc kinh Đốc, là nơi giao hội của âm dương.

(68)- Âm hoãn, dương cấp : “âm” chỉ cạnh trong chân, thuộc Âm cược ; “dương” chỉ cạnh ngoài chân, thuộc Dương cược. Âm hoãn, dương cấp là nói mạch dương cược phát bịnh, thì cạnh ngoài co lại mà cạnh trong giãn ra. Hoặc giải “âm, dương” chỉ âm khí, dương khí. Âm hoãn dương cấp là âm khí bất túc, dương khí thiên thịnh (dương hoãn âm cấp, ở dưới cũng giải theo nghĩa này).

(69)- Dương hoãn âm cấp : nói mạch Âm cược phát bịnh, thì cạnh trong co lại mà cạnh ngoài giãn ra.

(70)- Sán : tức sán khí, bịnh tinh hoàn sưng to, kéo chằng lên bụng dưới mà đau nhức (ngày nay, chứng thoát vị ống bẹn, cũng gọi sán khí, nhưng là chứng khác). Sán khí có 7 chứng :

1- Hàn sán : do hàn tà, âm nang lạnh, rắn, âm hành liệt.

2- Thủy sán : do Thận hư, âm nang ẩm ướt, hoặc sưng nóng như thủy tinh.

3- Cân sán : do Can thấp nhiệt, âm hành co rút, đau nhức.

4- Huyết sán : do huyết ứ, âm nang sưng, đau như dùi đâm.

5- Khí sán : do khí kết, âm nang sa xuống mà sưng đau, đau lên cả sau lưng

6- Hồ sán : do hàn thấp, một bên tinh hoàn sưng to, nằm thì nó chạy vào bụng, đi đứng thì nó lại sa xuống âm nang ; dường như con cáo thò ra thụt vào, nên gọi “hồ sán : sán khí con cáo.”

7- Đồi sán : tinh hoàn và âm nang sưng to mà rắn chắc, sa xuống mà đau nhức, hoặc tê liệt không biết đau.

(71)- Gỉả tụ : chứng “giả”, chứng “tụ” (2 chứng bịnh của phụ nữ, thường phát sinh ở vùng bụng dưới). “Gỉa và tụ” là 2 chứng kết tụ vô hình, khi tụ khi tan, đau không cố định một chỗ ; thuộc về khí phận, khác với “trưng và tích”. Là 2 chứng hữu hình, kết tụ thành khối rắn không tan, và đau cố định một chỗ. Thuộc về huyết phận.

(72)- Vinh, khô : tươi héo ; hàm nghĩa tốt xấu, sống chết.

(73)- Nội hư : trong hư. Ý nói người tuy có bịnh (bịnh đây chỉ người gầy, sức yếu) ; nhưng chỉ do trong không đủ ngũ cốc khí (khí cơm gạo), để nuôi dưỡng, tức nội hư, nên mạch không có hiện tượng bịnh lý.

(74)- Hành thi : cái xác biết đi. Ý nói người tuy không có bịnh (bịnh đây chỉ bịnh tật) nhưng mạch tượng đã hiện thấy nguyên khí suy, kiệt, thì người đó chỉ còn là cái xác biết đi, tất sẽ tử vong.


V – Bí quyết xem xét thanh sắc của Biển-Thước và Hoa-Đà
(75)- Cỏ héo : nguyên văn là “thảo tư”, chỉ cái màu của cỏ héo, xanh pha đen.

(76)- hòn máu đông : nguyên văn là “phôi huyết” tức hòn máu đã thoát ra ngoài thân thể mà bị đông lại, màu đỏ pha đen.

(77)- quan quách : đồ mai táng người chết ; trong là quan, ngoài là quách. Ý nói bịnh chứng đã nguy kịch , mau sắm đồ mai táng.

(78-82)- Canh tân, nhâm quí, giáp ất, bính đinh, mậu kỷ : tên gọi của “thập can” (10 can). Canh tân thuộc hành Kim, tạng Phế. Nhâm quí thuộc hành Thủy, tạng Thận. Gíap ất thuộc hành Mộc, tạng Can. Bính đinh thuộc hành Hỏa, tạng Tâm. Mậu kỷ thuộc hành Thổ, tạng Tỳ. Các bịnh của ngũ tạng, thường chết vào ngày “tương khắc” của nó, như bịnh Can chết vào ngày canh tân, là ngày Phế kim khắc Can mộc. Các tạng khác cũng theo như thế.

(83)- đá son : nguyên văn là “giả thạch”, thứ đá màu đỏ pha tía.
VI – Phép luận về chứng hậu khí tuyệt của ngũ tạng lục phủ
(84)- Cân tuyệt : gân tuyệt, gân thuộc Can, trên nói Can, nên đây tiếp nói gân.

(85)- Nhục tuyệt : thịt tuyệt, thịt thuộc Tỳ, trên nói Tỳ, nên đây tiếp nói thịt.

(86)- Cốt tuyệt : xương tuyệt, xương thuộc Thận, trên nói Thận, nên đây tiếp nói xương.
VII – Mười chín điều “bịnh cơ” của Nội kinh
(87)- Bịnh cơ : then máy của bịnh tật, chỉ cái nguyên lý mấu chốt về nguyên nhân, bộ vị, và quá trình tiến hóa của các bịnh, nói trong Nội-kinh.

(88)- các chứng người lạnh, run rẩy : nguyên văn là “chư câm cổ lật”, các sách chú Nội kinh thường giải “cấm” là cấm khẩu (miệng ngậm, răng nghiến chặt). “cổ lật” là cầm run cầm cập ; nhưng tập Vạn kim nhất thống thuật, sách Vạn bịnh hồi xuân, lại giải “cấm” là lạnh, “cổ lật” là người run rẩy. Ở đây Tuệ-Tĩnh theo Vạn kim nhất thống thuật, nên chúng tôi cũng dịch theo thế. Chứng người lạnh, run rẩy mà nguyên nhân lại do tâm hỏa, đó là hiện tượng “nhiệt cực phản hàn”.

(89)- chứng cơ phát lên tiếng : nguyên văn là “hữu thanh” ; như chứng sôi bụng, tức trường minh ; nhưng chứng này phần nhiều thuộc “hàn” mà Nội kinh lại nói đều là bịnh “nhiệt”, nên Cảnh-Nhạc cho là không được đúng.

(90)- trên đây là “19 điều bịnh cơ” : ở Tố-Vấn chí chân yếu đại luận, người xưa đã từ các bịnh chứng phức tạp, mà phân tích, qui nạp lại, để làm phương châm “biện chứng cầu nhân” (luận bịnh chứng mà tìm nguyên nhân) cho người sau. 19 điều này, đầu tiên được Lưu-Hoàn-Tế (Hà giang) triều Kim (1115-1234) nêu lên trong tập “Tế văn huyền cơ nguyên bịnh thức”, và giải thích, biện luận, cho rõ thêm ý nghĩa. Về sau, các nhà y học đều có luận thuyết bổ sung, mà nguyên lý “bịnh cơ” của Nôi-Kinh được đầy đủ và sáng tỏ. Ở đây, những câu “thuộc thủ Thiếu dương Tam tiêu, thuộc thủ Thiếu âm Tâm…” v,v,,,, không phải nguyên văn của Nội-Kinh. Nghỉ là lấy ở “Nguyên bịnh thái” do Lưu-Hoàn-Tế thêm vào cho rõ nghĩa.


VIII - Các bịnh cơ khác
(91)- 5 chứng hư : xem chú thích (58) ở trên.

(92)- 5 chứng thực : xem chú thích (59) ở trên.

(93)- Cân cực : “cực” là cực độ, “cân cực” là chứng gân bị tổn thương cực độ, có hiện tượng chuyển gân co rút và móng tay 10 ngón đều đau nhức. Cân cực là một trong 6 chứng cực, tức cân cực, nhục cực, mạch cực, khí cực, cốt cực, tinh cực. Can chủ gân, nếu can tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến gân, mà bị chuyển giật co rút, nên nói là ứng với chứng “cân cực, mạch cực….” dưới đây cũng thế.

(94)- Nhục cực : một chứng thịt bị tổn thương cực độ, có hiện tượng thịt rốc đi mà người vàng bủng (hoặc nói da thịt bị khô đen, và như có con chuột chạy trong thịt).

(95)- Mạch cực : cũng gọi “huyết cực” một chứng huyết mạch bị tổn thương cực độ, có hiện tượng mặt không sắc máu, tóc rụng và hay quên.

(96)- Khí cực : một chứng khí bị tổn thương cực độ, có hiện tượng ngắn hơi, suyễn thở.

(97)- Cốt cực :một chứng xương bị tổn thương cực độ, có hiện tượng răng rung lay, chân lệt.

(98)- Bộ phận trong ngực : nguyên văn là “hung trung” ; chỉ Tâm-Phế, 2 bộ phận ở trong lồng ngực. Tâm Phế ở trong ngực, nhưng thủ huyệt của nó ở vùng lưng trên, nên nói vùng lưng tren là ngoại phủ của bộ phận trong ngực.

(99)- Suy tổn từ trên xuống : tức là 5 triệu chứng suy tổn của 5 tạng nói trên (da lông thuộc Phế, huyết mạch thuộc Tâm, cơ nhục thuộc Tỳ, gân thuộc Can, xương thuộc Thận), bắt đầu phát sinh từ Phế, qua Tâm, Tỳ, Can, cuối cùng đến Thận, theo bộ vị từ trên xuống dưới của 5 tạng. Ý nói từ suy tổn Phế đến suy tổn đến Thận thì chết.

(100)- Suy tổn từ dưới lên : tức là 5 triệu chứng suy tổn của 5 tạng, bắt đầu phát sinh từ Thận, qua Can, Tỳ, Tâm, cuối cùng đến Phế, theo bộ vị từ dưới lên trên của 5 tạng. Ý nói từ suy tổn Thận đến suy tổn đến Phế thì chết.

(101)- Từ câu “Phế chủ da lông” đến đây, nói sự điều bổ cho ngũ tạng. Bổ khí tức bổ da lông, điều hòa vinh vệ tức bổ huyết mạch, đièu hòa thức ăn uống, thích đáng độ ẩm lạnh ; tức bổ cơ nhục, hòa hoãn trung khí tức bổ gân, bổ tinh tức bổ xương.

(102)- Hình lạnh : nguyên văn là “hình hàn”, nói hình thể để lạnh lẽo.

(103)- câu này nguyên văn là “kháng tắc hại, thừa nãi chế” (Tố-Vấn : Lục vị chỉ đại luận) “kháng” là quá thịnh, “thừa” là kế theo (tương ứng), ý nói trong lục khí có một khí nào quá thịnh, thì sẽ gây hại ; phải có một khí khác kế theo mà ức chế đi (như hỏa khí quá thịnh, sẽ có thủy khí ức chế đi, thổ khí quá thịnh, sec có phong khí ức chế đi …..)

(104)- Trùng dương : trùng khí dương, tức mạch bộ thốn và bộ xích đều mạch dương, hoặc giải là mạch 3 kinh dương đều thịnh.

(105)- Trùng âm : trùng khí âm, tức mạch bộ xích và bộ thốn đều mạch âm, hoặc giải là mạch 3 kinh âm đều thịnh

(106)- câu này nguyên văn là “Phong giả bách bịnh chi trưởng”, một câu khái quát về bịnh phong ở Tố vấn Phong luận. Ý nói phong là đầu mối, khởi phát các thứ bịnh, do nó có tính chất biến hóa, mà gây thành các chứng trạng khác nhau, như phong vào bì phu, thành chứng hàn nhiệt, vào đầu não, thành não phong, thủ (đầu) phong, vào ngũ tạng thành Phế phong, Tâm phong….

(107)- Phong phì : “phì” là chân tay bị liệt, phong phì là một chứng trúng phong mà chân tay bị liệt, không co lại được.

(108)- Thiên khô : khô héo một bên người, chỉ chứng trúng phong mà nửa người bị bại liệt.

(109)- Phong ý : “ý” là thốt nhiên hôn mê mà đờm kéo lên sè sè, chỉ chứng trúng phong có hiện tượng như thế.

(110-111)- Than, hoán : 2 chứng trúng phong mà chân tay tê dại, không cử động được, “than” có hiện tượng gân mạch buông lặng, “hoán” có hiện tượng khí huyết rời (hoặc giải chân tay bên tả tê dại, gọi là THAN, bên hữu tê dại gọi là HOÁN)

(112)- Tiên quyết : “tiên” là nung nấu, “quyết” là mê ngất đi ; một chứng do buồn phiền, nhọc mệt quá độ, âm tinh khuy tổn, dương khí thiên thịnh, lại cảm thêm thứ khí mùa hè, bị cả dương khí và thứ khí nung nấu, làm cho người ta mê ngất đi, gọi là “tiên quyết”.

(113)- Bạc quyết : “bạc” là bức bách, “quyết” cũng là mê ngất, một chứng do tức giận lớn, dương thịnh, khí nghịch, huyết theo khí lên, uất tích ở trên đầu, cả khí huyết cùng rối loạn, bức bách, làm cho mê ngất đi, gọi là “bạc quyết”.

(114)- Gỉai diệc : “giải” là rời rã, “diệc” là mõi mệt (bải hoãi). Chỉ cái hiện tượng của gân xương. Giải diệc là mọt chứng bịnh do Can Thận hư tổn, tinh huyết không đủ. Can chủ gân, Thận chủ xương, can thận không dinh dưỡng được gân xương, nên cảm thấy rời rã mõi mệt. Tố-Vấn : Bình nhân khí tượng luận có nói tới chứng này.

(115)- Nhục nuy : cơ nhục bị tê dại, cơ nhục thuộc Tỳ, do Tỳ nhiệt, cơ nhục không được dinh dưỡng, hoặc ở nơi ẩm thấp lâu ngày, thấp tà nhiễm vào cơ nhục mà sinh ra.

(116)- Năm chứng ẩm : “ẩm” là chứng thủy dịch (chất nước uống) trong người, không vận hóa được, đình tích lại ở xoang bung hoặc tứ chi mà gây bịnh. Người xưa chia 5 chứng ẩm :

1- “Chi ẩm” tức chứng “thủy ẩm xung Phế”. Do thủy dịch đình lưu ở vùng Vị quản, xung ngược lên Phế, làm ho suyễn, phải ngồi tựa mà thở, không nằm được.

2- “Lựu ẩm” : chứng ẩm mà thủy dịch đình lưu trường kỳ, do trung tiêu tỳ vị dương hư, tân dịch không vận hóa, gây nên miệng khát, hơi thở ngắn, các khớp xương chân tay đau nhức.

3- “Đàm ẩm” : chứng ẩm có đờm, chia hư thực khác nhau, chứng hư do tỳ thận dương hư, thủy dịch lưu tán ở vùng trường vị, gay nên tức ngực, ngắn hơi, vị quản có tiếng nước dao động ; chứng thực do thủy dịch phục tàng ở vùng trường vị, làm vị quản căng đầy, tiết tả, trong ruột có tiếng nước kêu róc rách.

4- “Huyền ẩm” : thủy dịch đình tụ ở dưới mạng sườn, thường ho hoặc nhổ dãi, kéo chằng 2 bên sườn mà đau tức, có kí đau lên cả vùng ngực làm ụa khan.

5- “Dật ẩm” : thủy dịch lưu trệ ở ngoài cơ biểu, có hiện tượng thân thể nặng nề, tứ chi phù thũng.

(117)- Đại giả tiết : xem chú thích (123) ở dưới.

(118)- Xôn tiết : xem chú thích (124) ở dưới.

(119)- Thận tiết : cũng gọi “thần tiết”. hay “ngũ canh tiết”. THẦN là sáng sớm, NGŨ CANH là canh năm. Nói chứng tiết tả thường đi vào thời gian sáng sớm, canh năm, do Thận dương hư, không ôn dưỡng được tỳ vị mà sinh ra.

(120-121)- Đổng tiết : “đổng” là rỗng không, nói chứng tiết tả đi nhiều quá, trong bụng rỗng không, không còn vật gì nữa (ĩa tháo lỏng). – Nhu tiết : cũng gọi “thấp tiết”, tức chứng đi tả tóe như nước, do Tỳ hư không chế được thấp mà sinh ra. Hoặc giải đổng tiết và nhu tiết đều là chứng thấp tiết cả.

(122)- Vụ đường : xem chú thích (125) ở dưới.

(123)- Lý cấp hậu trọng : một từ ngữ dùng chỉ hiện tượng của chứng lỵ. “lý” là trong bụng, “hậu” là hậu môn. Nói chứng lỵ thường trong bụng cấp bách, một đi đại tiện ngay, nhưng khi đi, thì ở hậu môn lại bức rức khó đi, nên gọi “lý cấp hậu trọng”. Chứng lỵ, xưa gọi là “đại giả tiết”, và đây giải là chứng “lý cấp hậu trọng” tức chứng lỵ vậy.

(124)- Xôn tiết : “xôn” là thức ăn tiết tả ra nguyên thức ăn (có sôi và đau bụng), gọi là “xôn tiết”. Bịnh ở Tỳ : nói do tỳ hàn, thủy cốc không vận hóa được mà sinh ra (hoặc giải là do Can uất Tỳ hư).

(125)- Vụ đường : “vụ” là con vịt, “vụ đường” là ỉa phân vịt, phân có lẩn nước, màu xanh đen. Chứng này do Đại trường có hàn (hoặc nói là trong người vốn có thấp tà, lại nhiễm phong hàn mà sinh ra).

(126)- Trường cấu : chứng đi lỵ ra chất nhầy, do Đại trường có nhiệt.

(127)- Tỳ ước : “ước” là khô rút ; ý nói chứng này do Tỳ khí hư, tân dịch khô rút, nên đại tiện rắn, và Vị khí cường, thủy dịch chỉ đưa xuống Bàng quang, nên tiểu tiện lợi.

(128-129)- Cách, yết : tên gọi 2 chứng bịnh. CÁCH là vùng ức bị ngạnh tắc, các thức ăn uống không xuống được ; YẾT : là đường họng có cảm giác mắc nghẹn, không nuốt được, người ta thường gọi chung là “yết, cách”. Là loại bịnh khó chữa, do Can Tỳ bị tổn thương, huyết và tân dịch khô kiệt, không ăn uống gì được, nhiều khi chết. Các chứng lo, giận, lạnh, nóng, khí và lo, nghĩ, nhọc, ăn, khí, đều là nói cái nguyên nhân của 2 bịnh đó.

(130)- Chín khí (cữu khí) : chín loại bịnh về “khí” như : MỪNG thì khí thư hoãn ; GIẬN thì khí xung nghịch ; NGHĨ thì khí uất kết ; THƯƠNG thì khí tiêu trầm ; SỢ thì khí sụt xuống ; KINH thì khí rối loạn ; NHỌC (nhọc mệt) thì khí hao tán ; LẠNH thì khí thu liễm ; NÓNG (nắng) thì khí phát tiết. (xem Tố-Vấn Cử thống luận).

(131-132)- Tích tụ : 2 chứng bịnh có khối tích hoặc tụ lại trong xoang bụng. TÍCH là loại hữu hình, kết khối không tan, và đau cố định một chỗ, thuộc “ngũ tạng” và “huyết phận”. TỤ là loại vô hình, khi tụ khi tan, đau không cố định một chỗ, thuộc “lục phủ” và “khí phận”.- Năm chứng tích có tên gọi riêng, theo ngũ tạng, như “phì khí, tức bôn….”nói ở đưới, còn sáu chứng tụ thì không có tên gọi riêng.

(133)- Năm chứng đản :

1- Hoàng đản : một chứng bịnh thân thể, tròng mắt, và nước tiểu đầu hiện màu vàng ; do Tỳ Vị uất kết thấp nhiệt, hoặc Tỳ thấp sinh hàn, Vị phong sinh nhiệt mà gây nên.

2- Hoàng hãn : tức chứng mồ hôi vàng (dính áo, vàng như nước Hoàng bá), do Phong thủy, thấp nhiệt gây nên.

3- Tửu đản : do uống rượu quá độ, thấp nhiệt uất tích, Tỳ Vị tổn thương mà sinh ra.

4- Cốc đản : do ăn uống no đói thất thường, Vị quản có tích trệ, thấp nhiệt mà sinh ra, thường sau khi ăn xong, thì đầu choáng váng, trong bụng buồn bực không yhên .

5- Nữ lao đản :do sau khi nhọc mệt, no say mà hành phòng gây nên, chứng này thì thân thể vàng, nhưng trên trán hơi đen, à bụng dưới đầy tức.

(134-135)- Ngũ luân, bát khuếch : Luân là bánh xe, ví với sự vận động của con mắt ; khuếch hàm nghĩa thành quách, ví với sự phòng ngự của con mắt ; người xưa chia con mắt làm nhiều bộ phận, có ngũ luânbát khuếch khác nhau. Ngũ luân chia theo ngũ tạng : 1.Thủy luân là đồng tử, chủ Thận.- 2. Phong luân : là tròng đen, chủ Can.- 3. Khí luân : tròng trắng, chủ Phế.- 4. Huyết luân : là 2 kẻ mắt trong ngoài, chủ Tâm.- 5. Nhục luân :là 2 mí mắt trên dưới, chủ Tỳ.



Bát khuếch chia theo “bát quái”, ứng với lục phủ và mệnh môn, tam tiêu : 1. Thủy khuếch : là đồng tử, thuộc Khảm, chủ Bàng quang.- 2. Phong khuếch : là tròng đen, thuộc Tốn, chủ Đảm.- 3. Thiên khuếch : là tròng trắng, thuộc Kiền, chủ Đại trường.- 4. Hỏa khuếch và 5. Lôi khuếch : là kẻ mắt trong, thuộc Ly và Chấn, chủ Tiểu trường và Mệnh môn.- 6. Sơn khuếch ; 7. Trạch khuếch : là kẻ mắt ngoài, thuộc Cấn và Đoài, chủ Tâm bào lạc và Tam tiêu.- 8. Địa khuếch : là 2 mí mắt trên dưới, thuộc Khôn, chủ Vị.

(136,137)- Anh, lựu : 2 loại bướu u, ANH thường sinh ở vùng cổ (tuyến giáp trạng), hoặc vai ; LỰU thường sinh ở vùng đầu, mặt, lưng, đùi, đều do đàm thấp, ứ huyết kết tụ lại.

(138)- Tâm thống : chỉ những chứng đau ở vùng thượng vị và vùng ngực. Có 9 chứng tâm thống :- 1. ẩm thống : do đàm ẩm.- 2. thực thống : do thực tích.- 3. phong thống : do thương phong.- 4. lãnh thống : do trúng hàn.- 5. nhiệt thống : do trúng nhiệt.- 6. qui thống : do Tâm hư tổn.- 7. trùng thống : do trùng lãi.- 8. chú thống : do trúng quỉ khí, ác khí.- 9. khứ lai thống : do ác khí, khi đau khí đở bất thường.

(139)- Sán : tức sán khí, xem chú thích (70) ở trên.

(140)- Tam tiêu : 3 chứng tiêu khát.- Thượng tiêu bịnh ở Phế, nên cũng gọi Phế tiêu, hoặc Cách tiêu.- Trung tiêu bịnh ở Tỳ, nên cũng gọi Tỳ tiêu hoặc Vị tiêu.- Hạ tiêu bịnh ở Thận, nên cũng gọi Thận tiêu.

(141)- Năm chứng lâm : LÂM là chứng tiểu tiện không thông, dắt buốt, giỏ giọt… chia 5 chứng khác nhau :

1. Khí lâm : fo khid hóa uất trệ, bụng dưới trướngđau, đái dắt hoặc đái xong thì đau buốt.

2. Huyết lâm : do huyết nhiệt, hoặc huyết ứ, huyết hư, đái ra máu mà đau sít ở niệu đạo.

3. Lao lâm : do lao dịch hoặc phòng dục quá độ, Tỳ Thận thương tổn, đái dắt và đái xong thì âm bộ cùng eo lưng đau ê ẩm, chân tay mõi mệt.

4. Sa lâm : cũng gọi “thạch lâm”, đái ra cát sỏi, đau quặn vùng bụng dưới, hoặc đau trong ngọc hành do hạ tiêu thấp nhiệt.

5. Cao lâm : đái ra chất nhầy như mỡ, hoặc đục như nước gạo, do Bàng quang thấp nhiệt, hoặc Thận hư không ước chế được tinh dịch.

(142)- Năm chứng trĩ :

1. Tẩn trĩ : (trĩ cái) là chung quanh giang môn sưng lồi ra, 5-6 ngày thì vỡ máu mủ.

2. Mẫu trĩ : (trĩ đực) là chung quanh giang môn sưng đau, nổi mụn thịt như cái vú chuột, thỉnh thoảng vỡ ra máu mũ.

3. Mạch trĩ : là chung quanh giang môn nổi những mụn nhỏ, ngứa và đau.

4. Huyết trĩ : là mỗi khi đi đại tiện, có máu trong như sợi chỉ băn ra.

5. Trường trĩ : là trong giang môn có kết hạch, đau mà có máu.

(143)- Năm chứng tý : chứng tý chia theo bộ vị của ngũ tạng (xem ở dưới). “Tý” có nghĩa là bế tắc, nói tà khí làm bế tắc khí huyết, cơ thể mà sinh bịnh. Theo Tố-Vấn Tý luận : bịnh tý là do 3 thứ tà khí “phong, hàn, thấp” xâm nhập vào người, làm cơ nhục và gân xương đau nhức : phong khí thắng là hành tý ; hàn khí thắng là thống tý ; thấp khí thắng là trước tý. Lại theo bộ vị của bịnh biến mà chia ra : bì tý (bì mao thuộc Phế) ; cơ tý (cơ nhục thuộc Tỳ) ; mạch tý (huyết mạch thuộc Tâm) ; cân tý ( gân thuộc Can) ; cốt tý (xương thuộc Thận).

(144)- Chu tý : chứng tý đau nhức khắp người, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, trông di chuyển tả hữu, và đau liên miên, không lúc nào ngừng ; khác với các chứng tý nói trên.

(145)- Dũng thủy : nước vọt lên. Nước là âm khí, gốc ở Thận, ngọn ở Phế. Nay Phế truyền hàn xuống Thận, thì dương khí không hóa được ở dưới, nên nước tràn lên, như dòng suối vọt, rồi đọng ở Đại trường (Đại trường hợp với Phế) mà thành chứng dũng thủy.

(146)- Cách tiêu : một chứng do vùng trên màng cách, tân dịch khô kiệt, uống nước nhiều mà cứ tiêu đi cả.

(147)- Nhu xí : “xí” là chứng xương sống lung cứng thẳng, chia 2 thể “nhu và cương”. Nhu xí thì phát nóng, không ghê rét, mà ra mồ hôi ; còn cương xí thì phát nóng, ghê rét, mà không có mồ hôi.

(148)- Phục giả : một chứng tích khối ẩn sâu ở trong bụng.- Tri : nguyên văn là chữ “trầm”, theo Trương-Chỉ-Thông, trầm tức là chứng tri. Phục giả và tri, đều do nhiệt kết ở Đại trường.

(149)- Thực diệc : DIỆC có nghĩa là biếng nhác, mỏi mệt, nói tuy ăn nhiều mà người vẫn gầy còm, mỏi mệt, không có sức lực gì (chứng do Vị nhiệt, nên ăn nhiều và hay ăn chóng đói, tân dịch, vinh vệ khô ráo, không sinh được cơ nhục, nên người gầy.)



Tỵ uyên : UYÊN có nghĩa là nước sâu, nước suối. Chứng này mủi thường chảy nước đục, như dòng suối không ngừng ; nên gọi”tỵ uyên” (trước chảy nước đục, lâu ngày thì vàng đặc như mủ, có mùi tanh). Về nguyên nhân thì đây theo Tố-vấn nói do Đảm nhiệt, nhưng ngoài ra còn do Phế nhiệt, hay Phế hàn (ngoại cảm phong hàn).

(150)- toàn đoạn này, từ câu “Thận truyền hàn sang Tỳ” trở xuống, nói các chứng “truyền hàn, truyền nhiệt” của các tạng phủ, lấy ở Tố-vấn Khí huyết luận.


IX – Phép phân biệt bịnh Âm-Dương
(151)- Phiền táo : trong tâm nóng nảy, buồn bực, gọi là “phiền” ; chân tay cử động không yên (vật vã) gọi là “táo”

(152)_ Nhiệt nhập huyết thất : huyết thất chỉ “bào cung”. Gây nên hiện tượng ban ngày thì yên tỉnh, ban đêm thì phát sốt, nói nhảm, như thấy ma quỉ ; gọi là chứng “nhiệt nhập huyết thất” (theo Thương-hàn-luận Thái dương thiên). Nhưng huyết thất còn chỉ Xung mạch (xung mạch bị tà nhiệt xâm nhập). Gây chứng trạng ngày yên tỉnh, đêm phát sốt, nói nhảm, cũng là “nhiệt nhập huyết thất” ; và như thế thì nam nữ đều có chứng này.

(153-154) Trùng dương, trùng âm : trùng khí dương, tùng khí âm, hay dương quá thịnh, lấn âm ; âm quá thịnh lấn dương (xem thêm chú thích 104,105 ở trên)

(155)- bịnh ở trên cao : chỉ bịnh ở vùng họng, ngực, ý nói vùng này có đờm dãi tích trệ (hoặc giải là chỉ cả thực tích ở vùng vị quản nữa, thì nên nhân cái thế ở trên cao mà làm cho vượt lên, tức là cho nó thổ ra.)

(156)- Đạo dẫn : một phương pháp vận động cơ thể của người xưa.

(157)- các loại rượu : nguyên văn là “giao lễ”, tên gọi 2 loại rượu thời xưa, nấu bằng ngũ cốc, dùng để bồi dưỡng nguyên khí và chữa bịnh. Đời sau dùng rượu thuốc, là ở gốc đó.

(158-159)- Tuỷ hội : cái huyệt hội của tuỷ, một trong “bát hội huyệt” (tuỷ hội, cốt hội, cân hội, mạch hội, tạng hội, phủ hội, khí hội, huyết hội, mỗi hội lấy một huyệt riêng trong 12 kinh mạch làm tiêu biểu). Tuyệt cốt : tức huyệt Huyền chung, ở trên mắt cá chân bên ngoài 3 thốn, thuộc kinh túc Thiếu dương Đởm ; người xưa lấy làm huyệt “Tuỷ hội”.

(160-161)- Cốt hội : cái huyệt tụ hội của xương, cũng trong “bát hội huyệt” (xem chú thích trên). Đại trữ : một huyệt ở dưới đốt xương sống cổ thứ nhất, ngang ra mỗi bên 1 thốn 5 phân, thuộc kinh túc Thái dương Bàng quang. Người xưa lấy làm huyệt cốt hội.

(162)- Qủi môn : lỗ chân lông. “Khai quỉ môn” là làm hở lổ chân lông tức làm cho ra mồ hôi.

(163)- Tỉnh phủ : tên gọi khác của Bàng quang. “Khiết tỉnh phủ” là khơi sạch bàng quang, tức làm cho thông lợi tiểu tiện.

(164)- năm màu sắc : tức xanh, đỏ, vàng, trắng, đen ; 5 loại sắc mặt, sắc da của bịnh nhân.

(165)- năm âm thanh : tức hô (gọi to, quát, thuộc Can) ; cười (thuộc Tâm) ; hát (thuộc Tỳ) ; khóc (thuộc Phế) ; rên rẩm (thuộc Thận) ; 5 loại âm thanh của bịnh nhân.

(166)- Công : bậc thầy giỏi.

(167)- năm vị : tức chua, đắng, ngọt, cay, mặn. 5 mùi vị của các thức ăn uống mà bịnh nhân ưa thích.

(168)- Xảo : bậc thầy khéo.

(169)- Vinh khô : xem chú thích trên (72). Bốn điều trên đây, nói về 4 phép chẩn bịnh : trông – nghe – hỏi – xem mạch. Tức tứ chẩn : vọng, văn, vấn, thiết ; và cho vọng, văn là thần thánh, vấn thiết là công xảo.

(170)- Hợp sắc với mạch : tức hợp cả “trông sắc và xem mạch”. Đây là lời kết luận về “tứ chẩn”, tuy chỉ nói trông sắc và xem mạch, nhưng ngụ ý có “nghe tiếng” và “hỏi chứng” nữa. Vì phép chữa bịnh phải tham hợp cả tứ chẩn, mới là vẹn toàn.

(171)- Cảm, thương, trúng : chỉ 3 loại cảm nhiễm của bịnh tà, nhẹ gọi là “cảm”, vừa gọi là “thương”, nặng gọi là “trúng” ; như cảm phong, thương phong, trúng phong v.v….

(172)- Nội, ngoại, bất nội ngoại : chỉ 3 nguyên nhân gây bịnh, xem chú thích (56) và (57) ở trên.

(173)- Thiên hoà : cái khí trung hoà của Trời.


X – Dược lý tóm tắt
(174-175)- Khí hậu, vị hậu : mỗi vị thuốc đều có 2 phần “khí và vị”. KHÍ chỉ nóng lạnh, ấm, mát (hàn, nhiệt, ôn, lương). VỊ chỉ chua, ngọt, đắng, cay, mặn, và khí cũng như vị có “hậu, bạc” khác nhau. HẬU là thứ khí vị nặng, nhiều, BẠC là thứ khí vị nhẹ, ít. KHÍ HẬU như rượu, phụ tử, xuyên tiêu. VỊ HẬU như thịt, đại hoàng, hoàng liên. KHÍ BẠC như ô mai, tang bì, bạch thược. VỊ BẠC như trà, sài hồ, phòng phong….

(176-177)- Dương trong dương, âm trong dương : Khí thuộc dương, mà khí có hậu, bạc, nên những vị thuốc “khí hậu” là “dương trong dương” ; mà “khí bạc” là “âm trong dương”

(178-179)- Âm trong âm, dương trong âm : Vị thuộc âm, mà vị cũng có hậu, bạc. nên những vị thuốc vị hậu là “âm trong âm” và vị bạc là “dương trong âm”

(180)- Nôn tháo : nguyên văn là “dũng tiết”, dũng là nôn lên trên, tiết là tháo xuống dưới.

(181-182)- Trong của khí trong, đục của khí trong :dương thuộc khí trong, nhưng trong khí trong lại có trong đục, nên phát tiết ra tấu lý, là phần trong của khí trong ; mà suy thực ở tứ chi, là phần đục của khí trong.

(183-184)- Đục của chất đục, trong của chất đục : âm thuộc chất đục, nhưng trong chất đục lại có trong đục. nên truyền về phủ, là phần đục của chất đục, mà chạy vào ngũ tạng là phần trong của chất đục.


XI – Phương tể tóm tắt
(185)- Mười hai tể : mười hai tể thuốc do Khấu-Tông-Thich đời Tống đề ra, tức “10 tể” của Từ-Chi-Tài đời Bắc Chu (theo sự khảo chứng của Trung-Quốc gần đây ; nói 10 tể là của Trần-Tàng-Khí đời Đường, lại trong Đông Tiên thập thư, có chép lời Đào-Hoằng-Cảnh đời Nam Bắc triều nói về 10 tể, thì như là của Đào-Hoằng-Cảnh ? nhưng các sách xưa nay, kể cả Bản thảo cương mục, đều cho là của Từ-Chi-Tài, mà Mục-Trạng-Thuần đời Minh thêm vào 2 tể “thăng” và “giáng”; nhưng thuyết này, ít được công nhận).
C – CÁC VỊ THUỐC CHỦ BỊNH
(1)- Khai quan : mở cửa quan, tức dùng thuốc làm cho người trúng phong hắt hơi, há miệng, tỉnh lại mà nói được.

(2)- Hư phiền : xem chú thích (103) ở “bài phú Dược tính chỉ nam trực giải”

(3)- Sáu chứng uất : “uất” là uất kết không thông, một loại bịnh có hiện tượng trướng, đau, nôn ụa, đại tiện tự lợi. Chu-Đan-Khê theo nguyên nhân gây bịnh, chia 6 chứng : khí uất, huyết uất, thấp uất, hoả uất, đàm uất, thực uất, và lập ra Việt cúc hoàn để trị những chứng uất này.

(4)- Lý cấp hậu trọng : xem chú thích (123) ở trên.

(5)- Hoắc loạn : tức chứng trên thổ dưới tả, đồng thời phát sinh, có tính cấp bách, rối loạn, nên gọi “hoắc loạn” (thường có nóng rét, đau đầu, nhức mình, chia 2 loại )

a- Loại trường vị rối loạn, do nội thương hiệp tà độc, thường phát vào khoảng giữa hạ-thu (cấp tính trường vị viêm)

b- Loại dịch tả : là bịnh thời khí cấp kịch, phát sinh bất thường (cấp tính truyền nhiễm bịnh).

Chú ý : chứng trường vị rối loạn thì bụng có trướng đau, còn chứng dịch tả thì bụng không đau, và đi tả như nước gạo. Chứng hoắc loạn ở đây, chỉ chứng trường vị rối loạn, tức cấp tính trường vị viêm.

(6)- Chứng nấc : nguyên văn là “khái nghịch”, nghĩa là ho ngược (ho xốc lên), xét ra, không đúng, vì dưới nói dùng “Thị đế” làm chủ. Thị đế không chữa chứng ho, mà chỉ chữa chứng nấc, nên chúng tôi nghi chữ “khái nghịch” là “ách nghịch” chép lầm (chữ ách và chữ khái hình dạng giống nhau). “Ách nghich” là nấc ngược, mới đúng với chứng chữa của vị Thị đế. Do đó, dịch là “chứng nấc” theo nghĩa chữ ách nghịch.

(7)- Nuốt chua : nguyên văn là “thôn toan”, một chứng do Can khí phạm Vị, nước chua trong vị quản bị kích động, đưa xốc lên cổ họng, chưa kịp nôn ra, thì lại nuốt xuống ; mà vùng Tâm có cảm giác bị nhoi nhói, như trạng thái nuốt nước chua, nên gọi “thôn toan” (chứng này có hàn, có nhiệt ; hàn thì vùng ngực đau ê ẩm, và có nôn dãi trong ; nhiệt thì vùng ngực buồn bực, và họng khô, không nôn dãi trong). Còn chứng “thổ toan” (nôn chua), cũng cùng loại với thôn toan, nhưng là do vị quản có thấp khí uất tích, lâu thành hoả hoá, mà nôn ra nước chua, nên gọi “thổ toan” (thôn toan thì nước chua muốn nôn ra nhưng lại nuốt xuống, còn thổ toan thì nước chua nôn hẳn ra). Y lâm thằng mặc cho là thôn toan, thổ toan, đều do thấp nhiệt, và gốc ở hàn, thôn toan là thấp nhiệt sắp thành, nên theo phép “hàn trị”, thổ toan là thấp nhiệt đã thành, nên theo phép “nhiệt trị”. Y học nhập môn cũng cho 2 chứng là cùng một nguyên nhân, thấp nhiều thì nuốt chua mà đại tiện lợi. Nhiệt nhiều thì nôn chua mà đại tiện bế.

(8)- Tâm vị xôn xang : nguyên văn là “tào tập”, một chứng mà vùng Tâm Vị có hiện tượng xốn xang không yên, tựa đói mà không phải đói, tựa đau mà không phải đau, tựa xót xa mà không phải xót xa, thường do Tâm hoả, Can, Vị bất hoà, Vị nhiệt, huyết hư… mà sinh ra.

(9)- Tích tụ : xem chú thích (131,132) mục “Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật” ở trên.

(10)- Tử huyết : huyết chết, chỉ chất huyết đã bị ứ tụ lại mà hư hoại rồi.

(11,12)- Ma mộc : “ma” là chứng cơ nhục bị bị rần rầnnhư con sâu bò trong ; “mộc” là chứng da thịt bị tê dại, không ngứa, không đau, bấm tay vào không biết gì.

(13)- Hư phiền : xem chú thích (103) ở “bài phú Dược tính chỉ Nam trực giải”

(14)- Đau đầu (đầu thống): chứng này có nhiều nguyên nhân, như do phong thì đầu có chứng choáng váng, sợ gió ; do thấp thì đầu nặng, chân tay mõi mệt ; do khí hư thì đầu đau liên miên, lao lực lại phát ra, nặng lên, hoặc đau thiên bên hữu ; do huyết hư thì đau trước trán, hoặc thiên bên tả, hay kinh sợ. Lại còn do hàn, do nhiệt, do đàm, và lục kinh nữa…

(15)- Hà thủ ô : vị này có tác dụng bổ Thận ích tinh, nên làm đen được râu tóc. Bài “Thất bảo mỹ nhiên đan” (do phương sĩ Thiệu-Úng-Tiết tiến cho vua Minh), một bài thuốc bổ Can,Thận rất tốt, trong dùng Hà thủ ô làm quân dược, và đặt tên là “mỹ nhiên” (tốt râu, đen râu). Cũng nói lên cái hiệu dụng của Hà thủ ô. Xem thêm chú thích (105) ở bài phú Dược tính chỉ Nam trực giải.

(16)- Đương qui long hội : tức bài “Đương qui lê hội hoàn”, chữa chứng ù tai do Can Đảm thực hoả.

(17)- mũi chảy nước đục : tức chứng “tỵ uyên”, xem chú thích (150) mục Tăng bổ tập Vạn kim nhất thông thuật. ở trên.

(18)- Kết hạch : một loại bịnh loa lịch, tràng nhạc, sinh ở trong da, kết như hột quả (hột của các thứ quả ăn), rắn mà không đau, do phong hoả khí uất tụ lại mà gây nên. Bịnh “kết hạch” đây, khác với loa lịch (chỉ là bịnh cùng loại), vì ở dưới, Tuệ-Tỉnh có nói về loa lịch nữa. Còn Hạ khô thảo, tuy là vị thuốc chữa loa lịch, nhưng mượn chữa kết hạch, cũng là một sự biến thông trong phép dùng thuốc của Tuệ-Tỉnh.

(19)- Phế nuy : chứng Phế bị ung nhọt. Phế nuy tức chứng ho lao (hoặc giải phế nuy là chứng phế tạng bị khô héo, do tân dịch hao tổn, âm hư nội nhiệt mà phát sinh).

(20)- Tâm vị : chỉ vùng Tâm bào lạc và dạ dày.

(21)- Đới hạ : khí hư.

(22)- Xuy nhũ : chứng bầu vú sưng đau của phụ nữ.

(23)- Câu đằng thang : chữ “thang” nghi là chữ “ẩm” chép lầm. Sách Chứng trị chuẩn thằng có bài “Câu đằng ẩm” chữa tiểu nhi mạn kinh phong, do Tỳ Vị khí hư.



Chú ý : sách Chứng trị chuẩn thằng còn bài “Câu đằng thang”, bài này không chữa tiểu nhi kinh phong, chỉ chữa phụ nữ động thai, bụng đau mặt xanh, khí sắp tuyệt và sản hậu bị chứng cảnh, cứng sống lưng, cấm khẩu. Một bài là thang, một bài là ẩm, chủ trị khác nhau, mà dược phẩm cũng khác nhau, cần phải phân biệt.

(24)- Phát bối :chứng ung thư phát ở sống lưng, là loại độc và nguy hiểm.

(25,26)- Tiện độc, ngư khẩu : “tiện độc” là chứng ung thư sinh ở khe háng (bẹn), trước nhỏ sau to dần như cái trứng ngan, rắn, đau, do hành phóng nhịn tinh, tinh với huyết uất tụ lại mà phát ra hoặc do giận dữ hại Can, khí trệ huyết ngưng lại cũng phát ra, mụn rắn đỏ , sau đó vỡ mủ, loét to, khó hàn miệng trông giống miệng cá, gọi là “ngư khẩu” (chưa vỡ gọi tiện độc, vỡ rồi gọi ngư khẩu). Nhất thuyết : sinh ở háng bên phải là “tiện độc”, sinh ở háng bên trái là “ngư khẩu”, Tuệ-Tỉnh theo thuyết này.

(27)- Cam sang : chứng mụn lở (trước sưng đen, sau lở loét) phát ở ngọc hành, do bạ tinh trọc huyết, hoặc độc hoả kết tụ mà sinh ra.

(28)- Liên sang : chứng lở ở 2 cạnh trong ngoài của ống chân, trong gọi “nội liên” ngoài gọi “ngoại liên”

(29)- Phù đạo diệp : Lĩnh nam bản thảo giải là Lá cỏ môi, không rõ là gì ?

(30)- đổ cho uống : nguyên văn là “quản chi”. Ý nói những người bị chất độc thường có hôn mê, nên phải đổ dần cho uống mới được.

(31)- Tây Y luận này gồm 3 mục lớn : A. Khái huyết, B.Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật, C. các vị thuốc chủ bịnh, nói về nguyên lý, nguyên tắc của y và dược, thật chi tiết và tinh vi. Riêng mục Tăng bổ tập Vạn kim nhất thống thuật, lại chia làm 11 mục nhỏ (từ “Khí hoá âm dương” đến “Phương tể tóm tắc”. Phân tích về âm dương của trời đất, cùng tạng khí, bịnh cơ, mạch lý của con người, đến cả dược vật, phương tể bao quát và phong phú.)



IV – TẠNG PHỦ KINH LẠC

A – HÌNH TRẠNG NGŨ TẠNG LỤC PHỦ (1)


CAN :

Nặng 4 cân 4 lạng. Bên trái 3 lá, bên phải 4 lá, cộng 7 lá (?)

Can tàng hồn, thuộc hành Mộc, thịnh về mùa Xuân.

Mạch của can là Huyền.

Vị của can là Chua.

Ngoài ứng với Mắt.


TÂM :

Nặng 12 lạng. Trong có 7 lỗ, 3 lông (?), đựng nước tinh 3 cáp (2)

Tâm tàng thần, thuộc hành Hoả, thịnh về mùa Hạ.

Mạch của Tâm là Câu (hồng)

Vị của tâm là Đắng

Ngoài ứng với Lưỡi.


TỲ :

Nặng 2 cân 3 lạng, hình dẹp, dài 5 thốn, rộng 3 thốn, có mỡ chài nặng nữa cân.

Tỳ chủ bọc huyết (3), làm ấm ngũ tạng.

Tỳ tàng Ý, thuộc hành Thổ, vượng về 4 tháng cuối quí.

Mạch của tỳ là Hoãn.

Vị của tỳ là Ngọt.

Ngoài ứng với Miệng.
PHẾ :

Nặng 3 cân 3 lạng, có 6 lá, 2 tai, gồm 8 lá (?)

Phế tàng phách, thuộc hành Kim, thịnh về mùa Thu.

Mạch của Phế là mao

Vị của Phế là cay,

Ngoài ứng với mũi.


THẬN :

Có 2 quả, nặng 1 cân 1 lạng

Thận tàng chí, thuộc hành Thuỷ, thịnh về mùa Đông

Mạch của Thận là Thạch (4)

Vị của thận là mặn

Ngoài ứng với tai.


ĐỞM :

Ở khoảng lá gan ngắn, nặng 3 lạng 3 thù (5), chứa nước mật 3 cáp.

Người mật thực thì anh hùng, mật hư thì nhút nhát.
VỊ :

Nặng 2 cân, 14 lạng, vòng cong, co giãn, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, đường kính 5 thốn,

đựng cơm 2 đấu, nước 1 đấu 5 thưng.

TIỂU TRƯỜNG :

Nặng 2 cân 14 lạng, dài 3 trượng 2 xích, rộng 2 thốn rưỡi, đường kính 8 phân và hơn nửa phân ;

Quanh về bên trái, gấp 16 khúc (?), đựng cơm 2 đấu 4 thưng, nước 4 thưng 3 cáp và già ½ cáp.
ĐẠI TRƯỜNG :

Nặng 2 cân 12 lạng, dài 2 trượng 1 xích, rộng 4 thốn, đường kính 1 thốn, ngang vùng rốn.

Quanh về bên phải, gấp 16 khúc (?) đựng cơm 1 đấu, nước 7 thưng rưỡi.
BÀNG QUANG

Nặng 9 lạng 2 thù, dài 9 thốn, rộng 2 thốn rưỡi, đựng nước tiểu 9 thăng 9 cáp.

Môi đến răng dài 9 phân, răng trở về phía sau đến hội yểm (6) sâu vào 3 thốn rưỡi, dung tích 5 cáp.

Lưỡi nặng 10 lạng, dài 7 thốn, rộng 2 thốn rưỡi.

Họng ăn nặng 10 lạng, rộng 3 thốn rưỡi, đến dạ dày dài 1 xích 6 thốn.

Họng thở nặng 12 lạng, rộng 7 thốn, dài 1 xích 2 thốn, có 9 đốt.

Giang môn (hậu môn) nặng 12 lạng, rộng 8 thốn, đường kính dài 2 thốn và già nửa thốn, dài 2 xích 8 thốn, chứa cặn bã chất ăn 9 thưng 3 cáp và 1/8 cáp.

B – MƯỜI HAI KINH MẠCH





  1. Kinh mạch Thủ Thái Âm PHẾ.

Thứ nhất kinh Thủ Thái Âm PHẾ.

Khởi từ trung tiêu vị (1) đi ra.

Lạc (2) Đại trường có đường qua,

Quanh lên vị khẩu, gọi là bôn môn (3)

Xuyên màng cách, thuộc (4) luôn tạng Phế,

Lên cuống hầu, rồi rẽ ngang qua.

Theo nách, cánh, khuỷ, lần ra,

Thốn khẩu, Ngư tế (5), thuận đà đi lên.

Đầu ngón cái, mé bên trong nọ.

Huyệt THIẾU THƯƠNG (6) dừng chổ móng tay.

Cổ tay lại một chỉ này.

Rẽ lên ngón trỏ, tiếp ngay Đại Trường (7)

Kinh Phế phải xem tường khí huyết (8)

Khí nhiều mà huyết ít so rày,

THỊ ĐỘNG (9) ho suyễn lây dây,

KHUYẾT BỒN (10) nhức, Phế trương đầy, chằng yên.

Tréo tay ôm ngực, nhìn mở mắt,

Chứng rằng Tý huyết (11) thật khôn đang.!

Sở sinh (12) ho suyễn lại càng,

Ngực bao đầy tức, khí dường nghịch lên.

Tâm nao nao những phiền cùng não,

Miệng lại thường khi táo khát nhiều.

Cánh tay đau lạnh đòi nao,

Lòng bàn tay lại sớm chiều nóng rưng.

Khí thịnh (13) cả vai, lưng nhức buốt,

Cảm phong hàn, người mướt mồ hôi.

Tiểu đi lắt nhắt luôn hồi,

Ngày thường mệt mỏi, đòi thôi ngáp dài.

Khí hư (14) cũng lưng vai lạnh nhức,

Ít hơi, ngắn thở, sức suy dần.

Đại tiện vặt, lần đỗi lần (15)

Tiểu tiện biến sắc, nhiều phần gian nan !(16)
Các loại thuốc dùng cho bản tạng
- Bổ : Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thiên môn đông, A dao, Tử uyển, Hoài sơn, Qua lâu, Ngũ vị tử, Mạch môn đông, Bách bộ, Bạch giao, Bạch linh, Mã đâu linh, Sa sâm.

- Tả : Đình lịch, Phòng phong, Chỉ thực, Tân lang, Tang bạch bì, Thông thảo, Trạch tả, Hổ phách, Xích phục linh, Tô diệp, Ma hoàng, Chỉ thực, La bặc tử, Hạnh nhân.

- Ôn : Can khương, Sinh khương, Nhục quế, Mộc hương, Bạch đậu khấu, Tô tử, Bán hạ, Quất hồng, Hồ tiêu, Xuyên tiêu.

- Lương : Phiến cầm, Sơn chi tử, Cát cánh, Thạch cao, Tỳ bà diệp, Huyền sâm, Bối mẫu, Thanh đại, Linh dương giác, Trúc lịch.

- Thuốc dẫn kinh : Bạch chỉ, Thăng ma, Hành trắng.

- Các thứ ăn uống : Sách Gíap Ất kinh nói : bịnh Phế, nên ăn gạo nếp thịt gà, Hồ đào, và hành ; nên ăn đồ cay, kiêng đồ đắng.


2. Kinh Thủ Dương Minh ĐẠI TRƯỜNG

Kinh Thủ Dương Minh lại nên biết,

Khởi đàu ngón trỏ huyệt THƯƠNG DƯƠNG (17)

Qua HỢP CỐC, giữa kẽ xương,

Theo cánh, vào khuỷ, thẳng đường đi lên.

Đầu chỏm vai sang liền trụ cốt (18)

Vòng KHUYẾT BỒN thông suốt mạch trong.

Lạc Phế, qua cách xuôi dòng,

Đại trường thuộc đó, hội thông khéo dường !

Chi Khuyết bồn theo đường lên cổ,

Má, hàm răng (19), môi nọ vòng quanh,

NHÂN TRUNG (20) 2 ngả tréo thành,

NGHINH HƯƠNG mé mũi, hội kinh VỊ (21) rầy.

Phần khí huyết kinh này đều thịnh,

Thị động làm cổ bạnh, răng đau,

Sở sinh khô miệng, bế hầu,

Chảy máu mũi nọ, vàng màu mắt kia.

Ngón tay trỏ khó bề cử động,

Cánh cùng vai lại cũng nhức hoài,

Khí hư run rét dằng dai,

Khí thực sưng nóng dọc dài đường kinh (22)
Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : Túc xác, Mẫu lệ, Mộc hương, Liên tử, Nhục đậu khấu, Kha tử, Ngũ bội tử, Long cốt, Trăn tử (23), Đường cát, Gạo nếp, Mật ong, quả Móc.

- Tả : Đại hoàng, Mang tiêu, Khiên ngưu, Ba đậu, Chỉ xác, Chỉ thực, Đào nhân, Tân lang, Thông bạch, Ma tử nhân, Tục tuỳ tử, Phi thực (quả ngút).

- Ôn : Nhân sâm, Can khương, Nhục quế, Ngô thù du, Bán hạ, Sinh khương, Hồ tiêu, Đinh hương, Gạo nếp, Đào hoa thạch (24).

- Lương : Điều cầm, Hoè hoa, Hoàng liên, Đại hoàng, Hồ hoàng liên, Chi tử, Liên kiều, Mang tiêu, Khổ sâm, Thạch cao.

- Thuốc dẫn kinh : Cát căn, Thăng ma (đi lên), Bạch chỉ, Thạch cao (đi xuống).
3. Kinh mạch Túc Dương Minh VỊ

Túc Dương Minh, xem đường kinh nọ,

Khởi đầu gốc mũi chỗ giao hoà (25)

Đường ra ngoài mũi xuôi qua,

Ấy đường mạch chính (26) theo đà vào trong.

Hàm răng trên khéo cùng liên kết

Quanh ngoài môi, giao huyệt THỪA TƯƠNG (27)

ĐẠI NGHINH đó (28) rẽ mạch ngang,

Góc hàm dưới, lại hội đường GIÁP XA (29)

Trước tai, chân tóc, qua theo lối,

Hội THƯỢNG QUAN (30) lại hội THẦN ĐÌNH (31)

Một chi từ huyệt Đại Nghinh,

Thẳng NHÂN NGHINH (32) xuống, vào quanh KHUYẾT BỒN.

Qua Cách mạc, thuộc luôn VỊ phủ,

Lại lạc vào tới chỗ TỲ cùng,

Khuyết Bồn mạch ấy vẫn thông,

Thẳng bên vú xuống KHÍ XUNG (33) đó mà.

U MÔN (34)chi nữa qua vùng bụng,

Tới Khí Xung lại cũng hợp vào,

Hai chi hợp một khéo sao,

Bễ quan (35) cũng thẳng một chiều xuống chân.

PHỤC THỎ (36) đầu gối, lần xuống mãi,

Ống, mu chân, dẫn tới LỆ ĐOÀI (37)

CHI CHÍNH này, ngoài ngón hai,

Chi TAM LÝ (38) nữa, xuống ngoài ngón ba.

Chi mu chân (39) rẽ ra ngón cái,

Cùng kinh TỲ hội tại đầu trong.

Kinh này khí huyết đều xung,

Thị động vươn, ngáp, mình rùng rét run.

Mặt xạm, thấy người luôn kinh sợ,

Tiếng gỗ (40) nghe thấy ngợ, bàng hoàng,

Nặng thì cởi áo chạy quàng,

Trèo cao, hát váng, tâm thường chẳng yên.

Ruột sôi, bụng trướng triền miên mãi,

Chứng “can quyết” (41), xem lại khốn dường !

Sở sinh sốt rét mê cuồng,

Mũi thường chảy máu, mình thường mồ hôi.

Miệng méo, họng sưng, môi nứt bét,

Đầu gối đau, bụng kết trướng đầy,

KHÍ XUNG nọ, PHỤC THỎ này,

Bàn chân, ngón giữa, cùng bầy nhức đau.

Khí thực đái vàng, mau đói dạ,

Lại thường hay nóng cả trước mình.

Khí hư ăn kém, bụng sình,

Trước mình lại lạnh, bịnh tình khác nhau.
Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : Bạch truật, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Liên tử, Chích thảo, Khiếm thực, Hoài sơn, Trần bì, Bán hạ, Gạo nếp, Mật ong, Đường cát, Đường trắng, quả Vải, Các chim rừng, quả Táo, Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc.

- Tả : Đại hoàng, Mang tiêu, Khiên ngưu, Ba đậu, Chỉ thực, Chỉ xác, Hậu phác, Tam lăng, Nga truật.

- Ôn : Phụ tử, Nhục quế, Can khương, Sinh khương, Đinh hương, Mộc hương, Hoắc hương, Sa nhân, Ích trí, Hương phụ, Xuyên khung, Hồ tiêu, Nhục đậu khấu, Thảo đậu khấu, Bạch đậu khấu, Ngô thù du, Tần bì, Hương như, gạo Nếp, các thứ đường.

- Lương : Thạch cao, Sơn chi tử, Đại hoàng, Huyền minh phấn, Hàn thuỷ thạch, Hoàng liên, Hoàng cầm, Tri mẫu, Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc tiết (bột ngọc), Liên kiều, Hoạt thạch, Cát căn, Lô căn.

- Thuốc dẫn kinh : Cát căn, Thăng ma, Bạch chỉ (đi lên), Thạch cao (đi xuống).

- Các thứ ăn uống : Phi-Lai-Tử nói : “Hư hàn thì nên ăn đồ cay ngọt, kiêng đồ đắng ; Thực nhiệt nên ăn đồ đắng nhạt, kiêng đồ ngọt”.


4. Kinh mạch Túc Thái Âm TỲ

Kinh Túc Thái Âm nên nhận rõ,

Đầu ngón chân cái (42) chỗ khởi dòng.

Qua BẠCH CỐT (43) mắt cá trong,

Bắp chân, đầu gối, lên vùng đùi kia.

Chạy vào bụng, thuộc TỲ, lạc VỊ,

Đường cách, hầu, lại kế tiếp lên.

Vào cuối lưỡi, mạch tán liền,

Chi thông Tâm (44) nọ, từ miền VỊ qua.

Kinh này ít huyết mà nhiều khí.

Thị động luôn luôn Vị quản đau.

Ói hơi, ăn trước mửa sau,

Lình sình căng tức, bụng đau khôn lường.!

Cuống lưỡi cứng, mình thường nhức nặng. (45)

Đi ngoài được, các chứng (46) giảm ngay.

Sở sinh cuống lưỡi đau rày,

Ăn không xuôi họng, mình hay nặng nề.

Tâm buồn bực, bụng thì đau siết,

Lại tả, lỵ, sốt rét, da vàng.

Nằm chẳng yên, cố đứng càng,

Ngón cái liệt, đùi gối thường lạnh sưng.
Các loại thuốc dùng cho bản Tạng
- Bổ : Nhân sâm, Bạch truật, Hoàng kỳ, Cam thảo (dùng nhiều), Hoài sơn, Khiếm thực, Trần bì, Tửu thược, Thăng ma (dùng ít), Sài hồ (dùng ít), Nam táo, Cẩu kỷ, Bạch linh, Mật ong, Đường cát, Mía ngọt, Thịt bò.

- Tả : Chỉ xác, Chỉ thực, Ba đậu, Đình lịch, Thanh bì, Đại hoàng, Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha, Phòng phong.

- Ôn : Đinh hương, Mộc hương, Can khương, Sinh khương, Phụ tử, Quan quế, Sa nhân, Đậu khấu, Xuyên khung, Ích trí, Ngô thù du, Hồ tiêu, Hoa tiêu, Hoắc hương, Lương khương, Hồng đậu khấu, gạo Nếp, lúa muộn (gạo lúa tẻ, cấy tháng 10), rượu ngọt.

- Lương : Hoàng liên, Liên kiều, Hoàng cầm, Đại hoàng, Hàn thuỷ thạch, Thạch cao, Sơn chi, Mang tiêu, Dưa hấu, Đậu xanh, Khổ trà, Huyền minh phấn.

- Thuốc dẫn kinh : Thăng ma, Bạch thược, tẩm rượu.

- Các thức ăn uống kiêng khem : Giáp Ất kinh nói : “bịnh TỲ nên ăn gạo tẻ, thịt bò. Nên ăn đồ ngọt, kiêng đồ chua”.


5. Kinh mạch Thủ Thiếu Âm TÂM

Thủ Thiếu Âm khởi từ TÂM nọ,

Thuộc Tâm hệ (47) ngay chỗ mạch ra.

Đường xuyên màng cách xuôi qua.

Tiểu Trường lạc tới, mạch hoà hội nhau.

Chi Tâm hệ (48) cuống hầu theo lối,

Lại từ hầu thông tới mắt trên.

Chi chính từ tâm dõi lên.

Qua Phế, qua nách, xuống liền cánh tay.

Xuôi THIẾU HẢI (49) ở ngay đầu khuỷ,

Đoái cốt (50) đường ra khéo thẳng dòng.

Đầu ngón út, huyệt THIẾU XUNG (51)

Thái dương (52) kinh ấy, lại cùng hội giao.

Kinh này ít huyết, nhiều phần khí (53)

Thị động vùng Tâm bị nhức đau.

Họng khô, cổ ráo dầu dầu,

Khát luôn đòi nước, chứng hầu lây dây !

Bịnh Sở sinh cánh tay quyết lãnh,

Hoặc lại thêm nhức cạnh bắp trong.

Sườn đau dọc, mắt vàng tròng,

Đôi khi nóng nhức trong lòng bàn tay.



Các loại thuốc dùng cho bản Tạng
- Bổ : Nhân sâm, Thiên trúc hoàng, Kim tiết (bột vàng), Ngân tiết (bột bạc), Mạch môn, Viễn chí, Hoài sơn, Xuyên khung, Đương quy, Linh dương giác, Hồng hoa, Sao diêm (muối sao).

- Tả : Chỉ thực, Đình lịch, Khổ sâm, Bối mẫu, Huyền hồ sách, Hạnh nhân, Uất kim, Hoàng liên, Tiền hồ, Bán hạ.

- Ôn : Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Nhũ hương, Tô tử, Thạch xương bồ.

- Lương : Hoàng liên, Ngưu hoàng, Trúc diệp, Tri mẫu, Sơn chi tử, Liên kiều, Trân châu, Tô căn, Huyền minh phấn, Bối mẫu, Tê giác.

- Thuốc dẫn kinh : Độc hoạt, Tế tân.

- Các thức ăn uống : Giáp Ất kinh nói : “bịnh về TÂM nên ăn gạo lúa mạch, thịt Dê, quả Hạnh, rau Hẹ ; nên ăn đồ đắng, kiêng đồ mặn”.


6. Kinh mạch Thủ Thái Dương TIỂU TRƯỜNG

Thủ Thái Dương xem đường khởi mạch,

Đầu ngón út, THIẾU TRẠCH (54) đi lên,

Bàn tay theo lối ngoại biên,

Qua xương Nhuệ cốt (55) tới liền cánh tay.

Đường từ khuỷu lên ngay vai nọ,

Mạch lượn vòng, quanh chổ bả vai,

Vào KHUYẾT BỒN, lại rẽ hai,

Chi thời đi xuống, chi thời đi lên.

Chi xuống : lạc Tâm, xuyên mạng cách.

Thuộc Tiểu Trường, đường mạch khéo thông.

Chi lên : cổ, má theo dòng,

Qua ngoài đuôi mắt, vào trong tai (56) rầy.

Từ má lại chi này biệt xuất,

Theo mũi lên, vào mắt, khoé trong.

Lưỡng quyền chằng xuống quanh vùng,

THÁI DƯƠNG huyệt mắt (57) lại cùng hội qua.

Kinh này nhiều huyết mà ít khí.

Thị động vùng họng lại đau nhiều (58)

Dưới hàm sưng bạnh nỗi nao,

Cổ không quay đặng, xiết bao rầu rầu !

Cánh tựa bẻ đôi, đau rất mực,

Vai dường nhổ bật, nhức liên hồi

Sở sinh vàng mắt, điếc tai,

Nhức hàm, sưng má, đau ngoài cánh vai.



Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : Mẫu lệ, Thạch hộc, Cam thảo, sao (đoạn đuôi Cam thảo).

- Tả : Hải kim sa, Đại hoàng, Tục tuỳ tử, Thông bạch, Lệ chi, Tử tô.

- Ôn : Ba kích, Hồi hương, Đại hồi, Ô dược, Ích trí nhân.

- Lương : Mộc thông, Thông thảo, Hoàng cầm, Hoàng bá, Hoạt thạch, Sơn chi tử, Mao căn, Xa tiền tử, Trư linh, Trạch tả, Mang tiêu.

- Thuốc dẫn kinh : Cảo bản, Khương hoạt (đi lên), Hoảng bá (đi xuống).
7. Kinh mạch Túc Thái Dương BÀNG QUANG

Túc Thái Dương xem đường kinh ấy,

Khóe mắt trong (59) từ đấy dẫn đi.

Qua trán lên đỉnh đầu kia,

Một chi từ đỉnh rẽ về góc tai.

Đường mạch chính lạc ngay vào não.

Ra gáy sau xuôi nẻo xuống vai,

Đường từ THIÊN TRỤ (60) rẽ hai,

Hai chi mạch dóng trong ngoài dọc lưng.

Chi lưng trong tới chừng eo nọ,

Khéo lạc ngay vào chỗ THẬN cung,

Thuộc Bàng Quạng, ấy mạch trong,

Mạch ngoài eo lại qua mông xuống đùi.

Tới ỦY TRUNG (61) chính nơi kheo gối,

Chi trong lại đổ hội chi ngoài.

Chi ngoài từ chổ rẽ vai,

Đường lưng đã đóng dọc dài xuống theo.

Qua Bễ khu (62) tới kheo gối nọ,

Mạch hai chi khéo chỗ hội cùng,

Trên THIÊN TRỤ, dưới ỦY TRUNG,

Phân rồi lại hợp, xuôi vùng bụng chân.

Mắt cá ngoài lần lần dẫn tới,

KINH CỐT (63) kia, theo lối ngoại biên,

CHÍ ÂM (64) huyệt ấy gọi tên,

Đầu ngoài ngón út, nối liền Thận kinh.

Kinh này phải phân rành khí huyết,

Khí nhiều, huyết ít xét xem sao ?

Thị động đầu nhức xiết bao !

Eo lưng tựa gãy, gáy đau lạ thường.

Đùi đau suốt sống lưng dọc đó,

Gối cứng đơ, khoeo bó chặc rầy,

Bắp chân như xé khốn thay !

Đó là “khảo quyết” (65) chứng này bại gân.

Bịnh sở sinh nhiều phần khốn khó,

Này là trĩ ngược, nọ điên cuồng,

Thóp đau, gáy nhức, mắt vàng,

Nước mắt, máu mũi, lại thường chảy ra.

Suốt cả đường kinh, qua dọc đó.

Gáy, lưng, mông, mọi chỗ đau chằng,

Đau xuống tận kheo bắp chân,

Ngón út tê liệt, khó phần ngo ngoay.
Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : hạtQuít, Long cốt, Tục đoạn, Xương bồ, Ích trí nhân, Hoàng cầm.

- Tả : Mang tiêu, Trư linh, Trạch tả, Hoạt thạch, Xa tiền tử, Cù mạch, Mộc thông, rễ Hoa tiên.

- Ôn : Hồi hương, Nhục quế, Ô dược, Trầm hương, Tất trừng già, Sơn thù du.

- Lương : Hoàng bá, Tri mẫu, Phòng kỷ, Hoạt thạch, Địa phu tử, Cam thảo sao, Thạch cao, Sinh địa hoàng.

- Thuốc dẫn kinh : Cảo ban, Khương hoạt (đi lên), Hoàng bá (đi xuống).
8. Kinh mạch Túc Thiếu Âm THẬN

Túc Thiếu Âm khởi đầu đường mạch,

Ngón út chân xuống chếch DŨNG TUYỀN (66)

Dưới xương Nhiêu cốt (67) đi lên,

Qua mắt cá trong, rẽ liền gót chân.

Ngược bắp chân, tới đầu kheo gối,

Thẳng lên đùi, theo lối phía trong,

Đường lưng kia đã tới cùng.

Suốt qua xương sống, thuộc cung THẬN này.

Xuống Bàng quang, lạc ngay Phủ ấy,

Mạch thuộc Thận lại đấy thẳng lên.

Vùng can cách (68), có thường xuyên,

Lên qua Phế, họng, vào liền thiệt căn (69)

Chi vào Phế ấy gần Tâm bộ.

Lạc quanh Tâm (70) trong chỗ ngực sâu.

Kinh này huyết ít khí nhiều,

Xem 2 phần đó, phần nào tổn thương ?

Thị động dạ xốn xang thấy đói,

Mà miệng luôn chán chới biếng ăn,

Nhổ, ho ra máu nhiều lần,

Khò khè, suyễn thở, nhọc nhằn chẳng yên.

Người đang ngồi bổng nhiên chực dậy.

Mặt xạm đen, mắt thấy hoa mờ.

Lòng dường treo khoảng lửng lơ,

Tựa người đói dạ, vật vờ, bâng khuâng !

Thường sợ sệt tưởng chừng ai bắt,

Mối ưu tư lẩn khuất bên mình,

Thận hư xác định bịnh tình,

Ấy là “cốt quyết”(71) rành rành chẳng sai.

Bịnh sở sinh nhiều loài bịnh khó,

Miệng nóng, lưỡi khô, cổ họng đau,

Bụng đau, khí uất, dạ rầu,

Vàng da, kiết lỵ, chứng hầu giắt dây.

Đùi, xương sống thường ngày đau nhức,

Nằm dài, chân lệt, sức suy mòn,

Dưới chân đau nóng luôn luôn,

Ấy là “Thận quyết” (72) chẳng còn hồ nghi.
Các loại thuốc dùng cho bản Tạng
- Bổ : Tri mẫu, Hoàng bá, Sinh địa, Thục địa, Quy bản, Hổ cốt, Tỏa dương, Phúc bồn tử, Ngưu tất (dùng ít), Đỗ trọng (dùng ít), Hoài sơn, Lộc nhung, Cẩu kỷ, Đương quy, Nhục thung dung, Sơn thù du.

- Tả : Trư linh, Trạch tả, Hổ phách, Khổ dinh (chè đắng), Bạch phục linh, Mộc thông.

- Ôn : Phụ tử, Can khương, Nhục quế, Trầm hương, Phá cố chỉ, quả Trắc bá, Ô dược, Lưu hoàng, Chung nhũ thạch, Hồ lô ba, âm hành Ngựa bạch, thịt Chó, Dương khởi thạch, các thứ rượu, tôm, cá, Ngũ vị tử, Ba kích thiên.

- Lương : Hoàng bá, Tri mẫu, Sinh địa, Địa cốt bì, Mẫu đơn bì, Huyền sâm.

- Thuốc dẫn kinh : Độc hoạt, Nhục quế, muối ăn, rượu.

- Các thức ăn uống : Giáp Ất kinh nói : bịnh nhân nên ăn Đậu đen, thịt lợn, gạo lúa Túc (73), rau Hoắc, nên ăn đồ mặn, kiêng đồ ngọt.


9. Kinh mạch Thủ Quyết Âm TÂM BÀO LẠC
Kinh Thủ Quyết âm cần nhận định,

Khởi giữa ngực, thuộc chính Tâm bào.

Xuyên qua màng cách thuận chiều,

Lạc thượng, trung, hạ TAM TIÊU một dòng.

Chi từ ngực ra vùng sườn (74) nọ,

Lại từ sườn lên ổ nách kia,

Cánh tay theo một lối đi,

Trong Tâm, ngoài Phế (75) giữa thi Tâm Bào.

Qua cổ, bàn tay vào tới mãi.

Đầu ngón tay giữa, huyệt gọi TRUNG XUNG (76)

Một chi rẽ lối LAO CUNG,(77)

Đầu ngón tư (78) ấy, tiếp cùng Tam Tiêu.

Kinh này ít khí, nhiều phần huyết,

Thị động thường nóng rát bàn tay,

Nách sưng, cánh lại co rầy,

Nặng thì ngực trướng, sườn đầy khốn thay !

Ngực thình thịch, mặt hay bừng đỏ,

Miệng cười luôn, mắt nọ lại vàng,

Sở sinh tâm những xốn xang,

Lòng bàn tay nóng, bụng thường quặn đau.
Các loại thuốc dùng cho bản Tạng
- Bổ : Hoàng kỳ, Nhân sâm, Nhục quế, Nhục thung dung, Hồ lô ba, Lộc huyết (máu tươi), Trầm hương, Thỏ ty tử, Phá cố chỉ, thịt Chó, các thứ rượu,

- Tả : Đại hoàng, Mang tiêu, Chỉ xác, Hoàng bá, Sơn chi tử, Ô dược.

- Ôn : Phụ tử, Can khương, Nhục quế, Trầm hương, Hải cẩu thận, Xuyên khung, Ích trí, Đậu khấu, Bổ cốt chỉ, thịt Chó, Hồi hương, Lưu hoàng, Ô dược, Chung nhũ thạch, Bá tử nhân, Siêu tửu (rượu cất).

- Lương : Hoàng bá, Tri mẫu, Hoàng liên, Hoàng cầm, Sơn chi tử, Sài hồ, Thạch cao, Hoạt thạch, Lạp tuyết (tuyết tháng Chạp), Huyền minh phấn, Hàn thủy thạch.

- Thuốc dẫn kinh : Sài hồ (đi lên) Xuyên khung (đi lên), Thanh bì (đi xuống).
10. Kinh mạch Thủ Thiếu Dương TAM TIÊU

Thủ Thiếu Dương kinh này nên biết,

Đầu ngón tay tư khởi huyệt QUAN XUNG (79)

Dõi chiều ngón út (80) vào trong,

Kẽ giữa 2 ngón thẳng dòng cổ tay.

Dọc khuỷu, cánh lên ngang vai nọ,

Hội Đảm kinh (81) khéo chỗ mạch vòng,

KHUYẾT BỒN lại chuyển vào trong,

ĐẢN TRUNG thẳng xuống, lạc cùng Tâm Bao.

Qua màng cách, dọc theo chiều đó.

Cả Tam Tiêu toàn bộ (82) thuộc cùng.

Một chi rẽ nẻo Đản Trung,

Ngược Khuyết Bồn lại dõi vùng gáy trên.

Rẻo sau tai ấy lên dần mãi,

Góc tai xuống má lại xuôi chiều.

Dưới hố mắt (83) ngược lên theo,

Tiểu Trường gặp mạch,(84) liền giao hội cùng.

Chi sau tai vào trong tai nọ,

Ra trước tai (85) quanh chỗ má lên,

Khóe ngoài con mắt tới bên,

TRÚC KHÔNG (86) huyệt gọi, tiếp liền Đảm kinh.

Kinh này phải nhận rành bản thể,

Huyết phần ít, mà khí phần nhiều.

Thị động tai tựa ve kêu,

Sưng hầu, đau họng, có chiều bế hơi.

Sở sinh lại sau tai đau, nhức.

Cánh, vay đau, sức lực kém hoài.

Mắt thường nhức cả khóe ngoài.

Ngón tay tư liệt, mồ hôi dầm dề.
Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Cam thảo chích, Quế chi.

- Tả : Chỉ xác, Chỉ thực, Thanh bì, La bặc tử, Ô dược, Thần khúc. Trạch tả.

- Ôn : Phụ tử, Đinh hương, Ích trí, Tiên mao, Tất trừng già, Hậu phác, Can khương, Hồi hương, Thỏ ty tử, Trầm hương, Thù du, Hồi tiêu (?), Bổ cốt chỉ.

- Lương : Thạch cao, Hoàng cầm, Hoàng bá, Tri mẫu, Sơn chi, Hoạt thạch, Mộc thông, Xa tiền tử, Long đởm thảo, Địa cốt bì.

- Thuốc dẫn kinh : Sài hồ, Xuyên khung (đi lên), Thanh bì (đi xuống)
11. Kinh mạch Túc Thiếu Dương ĐỞM

Kinh Túc Thiếu Dương coi rành rẽ,

Huyệt khởi đầu từ khoé mắt ngoài (87)

Lên góc đầu, xuống sau tai,

Ngoặt đi ngoặt lại, trùng 2 đường liền.

Lần sau gáy, xuống trên vai đó,

Giao Tam Tiêu cũng chỗ vai này.

KHUYẾT BỒN phía trước qua ngay,

Cùng chi mắt xuống, hợp đây một dòng.

Chi sau tai, vào trong tai nọ.

Ra trước tai, lại đó quanh lên,

Khoé ngoài con mắt ngừng lên,

Một chi khoé ấy xuống liền ĐẠI NGHINH (88)

Hợp Tam Tiêu lại quành dưới mắt,

Rồi từ mắt sang tắt GIÁP XA (89)

Đường trên cổ ấy xuôi đà,

Cùng chi đầu xuống, hội qua Khuyết Bồn.

Vào lồng ngực, xuyên luôn màng cách.

Lạc, Can thuộc Đởm, mạch đi thông

Theo dọc sườn, xuống KHÍ XUNG (90)

Quanh bên mao tế (91), ra vùng HOÀN KHIÊU (92)

Chi thẳng Khuyết Bồn theo nách xuống.

Qua ngực sườn, rồi hướng chi trên.

Hoàn Khiêu kia lại hội miền,

Lần theo cạnh gối, xuôi liền DƯƠNG LĂNG (93)

Xuống ngoại phụ (94), tới chừng TUYỆT CỐT (95)

Mắt cá ngoài ra suốt mu chân,

Đầu ngón tư nọ tiến lần,

KHIẾU ÂM (96) cách móng một phân rõ ràng.

Chi mu chân rẽ sang ngón cái.

Qua kẽ xương (97) ra tới đầu cùng,

Luồn móng vào tam mao (98) trong,

Can kinh gặp đó, lại cùng giao qua.

Kinh này khí nhiều mà huyết ít.

Thị động các chứn xét xem rày,

Thở dài, miệng đắng luôn ngay,

Đau gò sườn, bụng, khó xoay trở mình.

Nặng thì bịnh biến sinh lắm nỗi,

Da khô, mặt dường bụi bẩn sao !

Mé chân ngoài, nóng rát bao !

Chứng rằng “Dương quyết”(99), nhiều điều tổn thương.

Sở sinh các khớp xương bị nhức,

Cả đầu, mắt, sườn, ngực cùng đau.

Cổ Hiệp anh, nách Mã đao (100)

Khuyết Bồn, ổ nách sưng nhiều, khốn thay !

Đùi, gối, ống chân hay nhức nhối,

Mắt cá ngoài, đau mỏi luôn hồi,

Ngón chân tư, tê liệt hoài,

Sốt rét run rẩy, mồ hôi ra nhiều.
Các loại thuốc dùng cho bản Phủ
- Bổ : Đương quy, Sơn thù du, Toan táo nhân, Ngũ vị tử, các thứ rượu, Hồ tiêu, Lạt thái (Các rau cay), thịt Gà.

- Tả : Sài hồ, Thanh bì, Hoàng liên, Bạch thược, Xuyên khung, Mộc thông.

- Ôn : Can khương, Sinh khương, Nhục quế, Trần bì, Bán hạ.

- Lương : Hoàng liên, Hoàng cầm, Sài hồ, Trúc nhự, Long đởm thảo.

- Thuốc dẫn kinh : Sài hồ, Xuyên khung (đi lên), Thanh bì (đi xuống)
12. Kinh mạch Túc Quyết Âm CAN

Túc Quyết Âm khởi đầu kinh nọ,

Từ ngón chân cái chỗ cụm lông (101)

Lên mu chân, tới THÁI XUNG (102)

TRUNG PHONG (103) phía mắt cá trong rành rành.

Trên mắt cá Tỳ kinh gặp lối (104)

Qua kheo chân lần tới vế trên,

Vòng quanh âm khí (105) hai bên,

Lên vùng bụng dưới, giáp liền Vị kinh (106)

Thuộc Can rồi, lạc quanh Đởm phủ,

Xuyên màng cách ra chỗ sườn bên (107)

Theo họng, hàm, mắt đi lên,

Cùng đường kinh Đốc hội trên đầu rầy (108)

Một chi từ mắt quay xuống má.

Qua mé trong quanh cả môi kia,

Thuộc Can lại rẽ một chi,

Xuyên qua màng cách, hội về Phế (109)ngay.

Phần khí huyết, kinh này xem xét,

Khí thì ít, mà huyết thì nhiều.

Thị động lưng nhức ngang eo,

Khó bề cúi ngửa, thực điều tổn thương.

Nữ thì bụng dưới thường căng cứng,

Nam Đồi sán (110) vốn chứng sưng đau.

Nặng thì ráo họng, khô hầu.

Mặt ám bụi, da xám mầu, khốn thay !

Sở sinh bệnh ngực đầy, nôn bạo.

Đại tiện nước, phân tháo không tiêu,

Tiểu tiện bế hoặc són nhiều.

Lại chứng Hồ sán (111) mọi điều khó khăn (112)
Các loại thuốc dùng cho bản Tạng
- Bổ : Mộc qua, A dao, lá Qúit, Toan táo nhân, Thanh mai, Ý dĩ, Thù du, thịt Lợn, thịt Dê, các thứ rượu, các thứ Dấm.

- Tả : Sài hồ, Hoàng liên, Bạch thược, Xuyên khung, Hoàng cầm, Thanh bì, Thanh đại,

- Ôn : Mộc hương, Nhục quế, Ngô thù du, quả Đào, quả Hạnh, quả Mận.

- Lương : Hoàng liên, Hoàng cầm, Hồ hoàng liên, Long đởm thảo, Xa tiền tử, Thảo quyết minh, Sái hồ, Linh dương giác

- Thuốc dẫn kinh : Sài hồ, Xuyên khung (đi lên) Thanh bì (đi xuống)

- Các thứ ăn uống : Gíap Ất kinh nói:”bịnh Can, nên ăn vừng, thịt chó, quả mận, rau bẹ, nên ăn đồ chua, kiêng đồ cay”

CHÚ THÍCH

Của TẠNG PHỦ và KINH LẠC
A – HÌNH TRẠNG NGŨ TẠNG LỤC PHỦ
(1). Những hình trạng to nhỏ, dài ngắn, trọng lượng, dung tích của Tạng Phủ nói dưới đây đều là thuyết cổ, trích ở Nạn kinh ; nhiều chỗ không đúng với giải phẫu học hiện nay.

(2). Cáp : một đơn vị đo lường thời xưa, 10 cáp là 1 thăng (thưng), 10 thăng là 1 đẩu (đấu). Theo đơn vị đo lường thời Chiến quốc (tức thời Tần-Việt-Nhân, tác giả pho Nạn Kinh mà Tuệ-Tĩnh trích lục vào đây) : 1 cáp tương đương với 0 lít,01937 ngày nay, còn thăng và đẩu đều theo đó mà nhân gấp 10 lần lên (thời Minh, Thanh về sau, thì 1 cáp tương đương với 0lít,10355). Chú ý : các đơn vị cân, đong ngày xưa, mỗi thời đại khác nhau, thường thời cổ (Chu, Chiến quốc) thì nhẹ, mà thời gần đây (Minh, Thanh) thì nặng dần lên.

(3). Tỳ chủ bọc huyết : nguyên văn là “Tỳ chủ khoả huyết”. “khoả” có nghĩa là bọc, là tụ, ý chỉ sự thu giữ, tụ tập huyết mạch toàn thân của tạng TỲ. Người xưa thường nói : “Tâm sinh huyết, Tỳ thống huyết” (Tâm sản sinh huyết, Tỳ thâu tóm huyết), và nhận định rằng : những chứng thổ huyết, băng huyết, thường do “Tỳ hư bất năng nhiếp huyết” tức Tỳ hư không giữ được huyết mà sỉnh ra.

(4). Thạch : một mạch tượng của 4 mùa, thuộc mùa Đông. - Mạch 4 mùa : mùa Xuân mạch “Huyền”, huyền là dây đàn, nói mạch dài mà hơi căng, như ấn tay trên dây đàn (căng mà nhu hoãn) ; mùa Hạ mạch “Câu”, cũng gọi là mạch “Hồng”, câu là lưỡi câu cong, hồng là làm sóng dâng ; nói mạch có một khí thế sung thịnh, khi đén hay khi lên thì cấp, mà khi đi hay khi xuống thì hoãn ; mùa Thu mạch “Mao”, mao là lông, nói mạch hư mà nhẹ, tức hư mà phù ; mùa Đông mạch “Thạch”, thạch là đá, hàm ý chìm nặng ; nói mạch trầm mà có lực, tức trầm nhu mà hoạt. Theo Nội-Kinh và Nạn-Kinh : “huyền, câu, mao, thạch”, nguyên là mạch 4 mùa, nhưng cũng là mạch của 4 Tạng : Can, Tâm, Phế, Thận ; nên đây liệt vào 4 Tạng đó. Còn mạch “Hoãn” : hoãn hàm ý thong dong hoà hoãn, là mạch của 4 tháng cuối quí (hoặc theo Nội-kinh, cho là mạch của mùa Trưởng Hạ, tức tháng 6) và thuộc về Tỳ. chú ý : “huyền, câu, mao, thạch” đây, là 4 mạch tượng bình thường ; có Vị khí, hoà hoãn, tức là mạch vô bịnh ; và do đó 2 mạch “huyền, câu hay hồng” nó khác với 2 mạch cũng gọi là “huyền hồng”, nhưng lại là loại mạch có bịnh.

(5). Thù : một đơn vị cân nặng thời xưa. Xưa chỉ có “cân, lạng, thù” không có “phân”, 24 thù là 1 lạng, 16 lạng là 1 cân. Một lạng thời Chiến quốc, tương đương với 14,18 gram ngày nay (thời Minh, Thanh thì tương đương với 37,30 gram ngày nay).

(6). Hội yểm : tức lưỡi gà, cái đậy khí quản (“hội yểm” có nghĩa là biết che đậy, ý nói nó tự biết che đậy lấy khí quản khi người ta nuốt thức ăn xuống họng).


B – MƯỜI HAI KINH MẠCH


  1. Kinh mạch Thủ Thái Âm PHẾ

(1). Vị : tức Vị quản, thuộc Trung tiêu.

(2). Lạc : xem chú thích 4 ở dưới.

(3). Bôn môn : tức vị thượng khẩu, miệng trên của dạ dày, vùng thượng vị.

(4). Thuộc, lạc : 2 từ dùng chỉ mối quan hệ với tạng phủ của 12 kinh mạch. Những đường kinh đi thẳng vào chính tạng hay phủ của nó, thì gọi là “thuộc” (như đường kinh Thủ Thái Âm đi thẳng vào tạng Phế, gọi là “thuộc Phế”. Đường kinh Thủ Dương Minh đi thẳng vào phủ Đại trường, gọi là “thuộc Đại trường” …) còn những đường kinh của tạng mà liên lạc với phủ, hay của phủ mà liên lạc với tạng, theo mối tương quan biểu lý, thì gọi là “lạc” (như Thủ Thái Âm là đường kinh của Phế mà lạc với Đại trường, hay Thủ Dương Minh là đường kinh của Đại trường mà lạc với Phế….)

Chú ý : nếu đường kinh đó là tạng, thì thuộc tạng mà lạc phủ, nếu đường kinh đó là phủ, thì thuộc phủ mà lạc tạng. “Thuộc và lạc” là 2 thuật ngữ riêng, nên ở đây, chúng tôi đều dịch nguyên từ của nó, các kinh khác cũng thế.

(5). Thốn khẩu : chổ chẫn mạch ở cổ tay, đường kinh Phế đi qua. Ngư tế : “ngư”là chổ thịt đầy ở cạnh bàn tay, phía dưới ngón cái. “ngư tế” tức cái đường rẻo bên chổ thịt ấy, và kinh Phế cũng có một huyệt ở đường đó, nhân lấy tên là “Ngư tế”.

(6). Thiếu Thương : một huyệt tận cùng của đường kinh Thủ Thái Âm Phế, ở cạnh chân móng ngón tay cái.

(7). Đại trường : chỉ đường kinh Thủ Dương Minh Đại-trường. Kinh Phế giao tiếp với kinh Đại trường ở đầu ngón tay trỏ.

(8). Khí huyết : mỗi đường kinh mạch đều có 2 phần khí và huyết, nhưng có nhiều ít khác nhau ; như : 2 kinh Vị và Đại trường thì nhiều khí nhiều huyết ; 6 kinh Tâm, Thận, Tỳ, Phế, Đởm, Tam Tiêu thì nhiều khí ít huyết ; còn 4 kinh Can, Bào Lạc, Tiểu trường, Bàng quang thì nhiều huyết ít khí.

(9). Thị động : “thị” là đường kinh ấy, ở đây chỉ kinh Phế (chữ thị ở kinh nào thì chỉ kinh ấy). “động” là dẫn động, biến động, kinh Phế bị tà khí bên ngoài làm biến động mà sinh bịnh, gọi là bịnh thì động của Phế, thuộc loại ngoại nhân, ngoại cảm. Xem thêm chú thích “sở sinh bịnh” ở dưới.

(10). Khuyết Bồn : tức 2 chổ hõm ở trên xương quai xanh.

(11). Tý quyết : “tý” là cánh tay, tý quyết là một loại bịnh do ho suyễn quá kịch. Khi cánh tay bị quyết nghịch mà sinh ra. Nó gồm 2 chứng vắt chéo tay ôm ngực và mắt trông mờ nói trên.

(12). Sở sinh : tức “sở sinh bịnh” ; “sở sinh” là tự nó sinh ra (chữ SỞ là đại danh từ). Những bịnh mà tự kinh ấy sinh ra gọi là “sở sinh bịnh” ; thuộc loại nội nhân, nội thương. “thị động” và “sở sinh” là 2 loại bịnh chủ yếu của 12 kinh mạch, nó có sự tương quan tương cập, và tương kiêm với nhau. --- Xét 2 loại bịnh này, Nạn-kinh giải “thị động” thuộc bịnh khí, “sở sinh” thuộc bịnh huyết. Nhưng Mã-Thi (Nội-kinh chú chứng phát vi) cho là khong đúng, nói thị động là kinh huyệt biến động, không hẳn là bịnh khí, còn sở sinh theo Linh-Khu, thì mỗi kinh có từng bịnh chủ khí, chủ huyết, chủ tân, chủ dịch khác nhau …. Không thể giải chung là bịnh huyết được. Trong Nội-kinh tập chú, Trương-Chí-Thông giải là 2 loại bịnh ngoại nhân và nội nhân. Có sách giải là 2 loại bịnh kinh lac (ngoại kinh) và tạng phủ (nội tạng). Chúng tôi thấy thuyết 2 này đúng hơn, lời chú ở đây, là theo thuyết Trương-Chí-Thông.

(13-14). Khí thịnh, khí hư ¨ 2 bịnh chứng thuộc “thực” và thuộc “hư” của một kinh khí, ngoài 2 loại “thị động” và “sở sinh” nói trên. Trong 12 kinh thì chỉ 3 kinh Phế, Đại trường, và Vị có 2 bịnh “khí thịnh, khí hư”, còn các kinh khác không có.

(15). Câu này, nguyên văn là “di thi vô độ”, nghĩa là đại tiện không hạn độ, tức đi vặt nhiều lần. Chứng đại tiện này, chính Linh-Khu không có, tác giả theo các sách đời sau mà thêm vào.

(16). Đoạn nguyên văn này, đối chiếu với Linh-Khu, có nhiều chỗ lẫn lộn (do sao chép) và 2 loại chứng khí thịnh và khí hư ; nếu ở đây chúng tôi theo Kinh văn mà sắp sếp, sữa đổi lại cho đúng với 2 loại chứng đó.




  1. Kinh mạch Thủ Dương Minh ĐẠI TRƯỜNG

(17). Thương dương : một huyệt khởi đầu của đường kinh Thủ Dương Minh Đại Trường ở cạnh trong đầu ngón tay trỏ.

(18). Trụ cốt : chỗ xương cổ gồ lên, ở trên huyệt Đại Truỳ của kinh ĐỐC.

(19). Hàm răng : chỉ hàm răng dưới.

(20). Nhân trung : cũng gọi là Thuỷ cấu, một huyệt của kinh Đốc ở điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung (rãnh mũi và môi). Kinh Đại trường từ má vào hàm răng dưới, lại quanh ra lên môi trên, rồi giao tréo nhau tại huyệt Nhân trung. Đường mạch tả chạy sang hữu, đường mạch hữu chạy sang tả, cuối cùng dừng ở huyệt Nghinh hương mé ngoài cánh mũi.

(21). Hội kinh Vị : kinh Đại trường từ huyệt Nghinh hương qua hội với kinh Vị.

(22). Dọc dài đường kinh : nói các bộ vị mà đường kinh Đại trường đi dọc qua đều bị nóng sưng.

(23). Trân tử : quả trân, trân là một loài cây gỗ, mọc thành cụm, có thứ cao tới 2-3 trượng ; hạt quả nó có nhân, vị giống Hồ đào nhục. tác dụng bổ trung, ích khí lực, sung thực trường vị (ăn nó có thể làm cho người đỡ đói).

(24). Đào hoa thạch : một loại Xích, Bạch thạch chi, nhưng để vào lưỡi không dính, và chất rắn như đá, có điểm hoa, nên gọi Đào hoa thạch. Tác dụng chữa Đại trường trúng lạnh, đi lỵ ra máu mủ.


  1. Kinh mạch Túc Dương Minh VỊ

(25). Giao hoà : nói kinh Vị từ chỗ phối hợp với kinh Đại trường (huyệt Nghinh hương) lên giao nhau tại gốc sống mũi và khởi đâu mạch ở đó.

(26). Đường mạch chính : nói đường ngoài mũi là đường mạch chính, có huyệt Thừa Khấp, huyệt khởi đầu của kinh Vị. ở chỗ đồng tử mắt thẳng xuống 7 phân, giữa nhãn cầu và bờ dưới hố mắt.

(27). Thừa Tương : chỗ lõm giữa rãnh môi cằm. Cũng là tên huyệt của kinh NHÂM. Ở chỗ lõm đó, đường kinh Đại trường từ hàm răng dưới lên giao nhau tại huyệt Nhân trung ; đường kinh Vị từ hàm răng trên xuống giao nhau tại huyệt Thừa Tương.

(28-29). Đại Nghinh, Giáp Xa : 2 huyệt của kinh Vị. Đại nghinh ở chỗ lõm của bờ trước góc hàm dưới ; Giáp Xa ở trước góc hàm dưới 1 khoát ngón tay.

(30). Thượng Quan : cũng gọi Khách chủ nhân, một huyệt của kinh ĐỞM, ở trên xương trước tai, khi há miệng thấy có chỗ lõm. Về đường đi của kinh Vị, Linh-Khu nói : “Thượng nhĩ tiền, quá Khách chủ nhân”, nghĩa là lên trước tai, qua huyệt Khách chủ nhân, sách Châm cứu học giải là kinh Vị giao hội với kinh Đởm tại huyệt này.

(31). Thần Đình : một huyệt của kinh Đốc ở phía trên trán, vào quá chân tóc 5 phân. Kinh Vị có một đường hội với kinh Đốc ở huyệt này, do từ huyệt Đầu Duy (ở góc đầu) dẫn qua. Kinh Vị với 2 kinh Đốc, Nhâm có một mối tương thông, tương quan về kinh khí, nên trên giao với Đốc ở huyệt Thần Đình, dưới giao với Nhâm ở huyệt Thừa Tương.

(32). Nhân Nghinh : chỗ có động mạch (tổng động mạch cổ) ở 2 bên kết hầu trước cổ. Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở sau chỗ động mạch đó, cách kết hầu 1 tấc 5 phân.

(33). Khí Xung : còn tên là Khí Nhai , vùng bẹn (vùng bụng dưới giáp với đùi). Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở vùng đó.

(34). U Môn : tên gọi của miệng dưới của Dạ dày. (theo Nạn Kinh).

(35). Bể Quan : vùng đùi trước trên. Cũng là tên huyệt của kinh Vị, ở gai chậu trước trên thẳng xuống, ngang với đáy chậu.

(36). Phục Thố : vùng cơ nhục nổi dầy và to ở trên đùi (khi duỗi thẳng đùi thì thấy rõ), hình giống con thỏ phục, nên gọi là “Phục Thố”. Cũng là tên huyệt của kinh Vị ở vùng đó, cách bờ trên ngoài xương bánh chè 6 thốn.

(37). Lệ Đoài : huyệt tận cùng của kinh Vị. Ở cạnh ngoài đầu ngón chân thứ hai, cách gốc móng 1 phân.

(38). Tam Lý : tức Túc Tam Lý, ở dưới huyệt Tất Nhãn ngoài 3 thốn, mào trước xương chày ngang ra 1 khoát ngón tay. Xem thêm chú thích “chỉ mu chân” ở dưới.

(39). Chỉ mu chân : một chỉ của đường kinh Vị. Kinh này, từ đầu gối xuống ngón chân, có 3 chỉ, một chỉ qua ống chân, mu chân, ra má ngoài ngón hai, dừng ở huyệt Lệ Đoài ; đó là chi chính ; và một chỉ đi rẽ từ huyệt Túc Tam Lý dưới đầu gối, cũng qua ống chân, mu chân, nhưng đi đường bên cạnh, và ra mé ngoài ngón ba. Còn một chi nữa thì rẽ từ mu chân ra đầu trong ngón cái, tiếp hợp với đường kinh Thái Âm TỲ.

(40). Tiếng gỗ : nguyên văn là “mộc thanh”, chỉ những âm thanh phát ra ở các khí cụ bằng gỗ, mà người bịnh nghe thấy thì hoảng sợ.

(41). Can quyết : “can” (cũng đọc âm cân) là ống chân, “can quyết” là một loại bịnh do khí ống chân quyết nghich mà sinh ra, gồm các chứng cởi áo chạy quàng, trèo cao hát váng, ruột sôi, bụng trướng nói trên. “Can quyết cũng như Tỳ quyết” (xem chú thích 11 ở trên), một do khí ống chân, một do khí cánh tay, là 2 loại bịnh đặc biệt, cả tên gọi của nó nữa.
4. Kinh mạch Túc Thái Âm TỲ.
(42). Đầu ngón chân cái : huyệt Ẩn Bạch ở cạnh trong đầu ngón chân cái, cách gốc dưới móng 1 phân, là huyệt khởi đầu của kinh Tỳ.

(43). Hạch cốt : đầu trước (chỗ đầu tròn) xương bàn chân thứ nhất.

(44). Chi thông tâm : kinh Tỳ,ngoài đường chính từ Tỳ, Vị qua màng cách, lên cuống hầu, vào lưỡi, còn một chi từ Vị qua Cách, vào thông với Tâm, đó là đường tương thông của 2 kinh Tỳ với Tâm theo thứ tự chuyển tiếp của 12 kinh.

(45). Mình nhức, nặng : mình đau nhức và nặng nề. Linh-Khu nói : “thân thể giai trọng” = thân thể đều nặng nề, nguyên văn nói “thống nan di” = đau nhức khó chuyển động, khó chuyển đông cũng là ý nặng nề đó.

(46). Các chứng : chỉ các chứng thuọc bịnh “thị động”, kể trên (từ vị quản đau đến mình nhức nặng). Đây nói nếu bịnh nhân đi đại tiện được, thì các chứng này sẽ đồng thời giảm bớt ngay. Xét các chứng ở đây, có 4 chứng vị-quản đau, ói hỏi, ăn trước mửa sau, bụng căng tức, thuộc thể bịnh Tỳ, Vị ; nếu đi đại tiện được là giảm bớt, cong chứng mình nhức nặng thì Linh-Khu để riêng ở sau, và chứng cuống lưỡi cứng để ở đầu, cũng không nói rõ thế nào ; vậy 2 chứng này, không phải loại chứng mà đi đại tiện được thì giảm bớt, chúng tôi nghi nó thuộc thể bịnh Kinh-lạc (kinh mạch Tỳ lên cuống lưỡi, tản ở dưới lưỡi), khác với thể bịnh Tỳ Vị, nên được để riêng ra.


  1. Kinh mạch Thủ Thiếu Âm TÂM

(47). Tâm hệ : chỉ đường mạch cả tạng TÂM liên hệ với các tạng khác (Tâm có hệ thống với 4 tạng Phế, Tỳ, Can, Thận ; 4 tạng này lại thông hệ với Tâm). Hoặc giải là chỉ các tổ chức huyết quản ở chung quanh tạng Tâm, tức các huyết quản lớn trực tiếp với tạng Tâm ; gồm động mạch chủ, động và tỉnh mạch Phế.

(48). Chi Tâm hệ : một chi của kinh Tâm, từ Tâm hệ đi lên hầu, lên mắt, đó là chi phụ ; còn một chi, cũng từ Tâm hệ, nhưng đi lên Phế, ra nách tay, dừng lại đầu ngón tay út thì là chi chính, nói ở dưới.

(49). Thiếu Hải : một huyệt của đường kinh Tâm, ở cách đầu trong khuỷu tay 5 phân (gấp khuỷu, đầu trong nếp gấp khuỷu tay).

(50). Đoái Cốt : cũng gọi là Nhuệ Cốt, tức chỗ đầu lồi củ của xương trụ, ở cạnh trong cổ tay.

(51). Thiếu Xung : một huyệt tận cùng của đường kinh TÂM. Ở đầu cạnh trong ngón tay út.

(52). Thái Dương : chỉ kinh Thủ Thái Dương TIỂU TRƯỜNG. kinh Tâm giao vói kinh Tiểu Trường qua huyệt Thiếu-Xung.

(53). Chỗ này chính nguyên văn là “đa khí đa huyết” (khí huyết cùng nhiều) ; nhưng đối chiếu với Tố-Vấn, không đúng (do sao chép lầm) nên chúng tôi sửa lại.




  1. Kinh mạch Thủ Thái Dương TIỂU TRƯỜNG

(54). Thiếu Trạch : huyệt khởi đầu của kinh TIỂU TRƯỜNG. Ở cạnh ngoài đầu ngón tay út, cách gốc dưới móng tay 1 phân.

(55). Nhuệ Cốt : tức Đoái Cốt, xem chú thích 50 ở trên.

(56). trong tai : đường mạch của kinh Tiểu Trường từ dưới ngoài mắt, qua huyệt Thính Cung dẫn vào trong tai.

(57). Thái Dương : chỉ kinh Túc Thái Dương BÀNG QUANG. Huyệt mắt : tức huyệt Tinh-Minh (chỗ lõm hai bên trên đầu mắt trong). Là huyệt khởi đầu của kinh Bàng Quang ; và kinh Tiểu Trường giao hội với kinh Bàng Quang cũng qua huyệt này.

(58). Đoạn này, nguyên văn chép sót phần “khí huyết nhiều ít”và chứng “ách thông” (cổ họng đau, một chứng trong loại bịnh thị động) của kinh Tiểu Trường, nên chúng tôi theo Linh-Khu mà sửa thêm vào.




  1. Kinh mạch Túc Thái Dương BÀNG QUANG

(59). Khoé mắt trong : chỉ huyệt Tinh Minh, xem chú thích 57 trên.

(60). Thiên Trụ : tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở chân tóc sau gáy, 2 bên xương thiên trụ (xương sống cổ). Hai đường chỉ của kinh Bàng Quang ở mỗi bên dọc lưng, phân ra từ huyệt này.

(61). Uỷ Trung : tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở chính giữa nếp khoeo gối, nơi giao hội của 2 đường chỉ kinh này từ trên lưng dẫn xuống.

(62). Bể Khu : chổ đầu nổi cao (mấu chuyển lớn) của xương đùi. Vùng này có huyệt Hoàn-Khiêu của kinh Thiếu Dương ĐỞM. Nhân đó, Bể khu cũng là biệt danh của huyệt Hoàn-Khiêu (kinh Bàng Quang giao hội với kinh Đởm tại chỗ huyệt này).

(63). Kinh Cốt : đầu sau (chỗ lồi củ) của xương bàn chân thứ 5 (phía ngoài bàn chân). Cũng là tên huyệt của kinh Bàng Quang, ở dưới đầu xương đó.

(64). Chí Âm : huyệt tận cùng của kinh Bàng Quang ; ở ngoài đầu ngón chân út, cách gốc dưới móng chân 1 phân.

- kinh Bàng Quang giao hội với kinh THẬN qua huyệt này.

(65). Khảo-quyết : “khảo” là mắt cá chân, “khảo quyết” là một loại bịnh tổn thương từ vùng mắt cá chân ngược lên, do đường gân ở nơi đó bị bại liệt.


  1. Kinh mạch Túc Thiếu Âm THẬN

(66). Dũng Tuyền : điểm nối 1/3 trước và 2/3 sau của đường dọc giữa gan bàn chân. Huyệt khởi đầu của kinh THẬN. Huyệt này từ phía dưới đầu ngón chân út (phía trong) chỗ có huyệt Chí-Âm của kinh Bàng Quang chuyển tới.

(67). Nhiên Cốt : chỗ đầu lồi (đầu sau) của xương thuyền, ở phía trước và phía dưới mắt cá chân trong. Cũng là tên huyệt, tức huyệt Nhiên-Cốc của kinh Thận, ở dưới đầu xương đó.

(68). Can, cách : tạng Can và màng Cách.

(69). Thiệt căn : gốc lưỡi, cuống lưỡi.

(70). Lạc quanh Tâm : nói kinh Thận có một đường từ Thận lên Phế ; lạc vào quanh vùng Tâm, đó là đường Phế Thận tương giao (kim thuỷ tương sinh). Tâm Thận tương giao, và cũng là đường tương giao của 2 kinh Thận với Tâm Bào. Theo sự chuyển tiếp của 12 kinh. Huyệt DU PHỦ là huyệt tận cùng của kinh Thận, cũng gần vùng này.

(71). Cốt quyết : “cốt” là xương, thuộc Thận. “cốt quyết” là một loại bịnh do Thận kinh suy nhược, nếu khí xương cốt quyết nghịch mà sinh ra.

(72). Thận quyết : một loại bịnh do Thận khí quyết nghịch mà sinh ra.

(73). Túc : một thứ lúa nhỏ bông, nhỏ hạt.


  1. Kinh mạch Thủ Quyết Âm TÂM BÀO LẠC

(74). Vùng sườn : vùng có huyệt Thiên Trì, ở dưới nách 3 thốn, ngoài đầu vú 1 thốn. Là huyệt khởi đầu của kinh Tâm-Bào.

(75). Trong Tâm, ngoài Phế : nói kinh Tâm Bào đi ở đường giữa cánh tay, mà đường trong là kinh Tâm, đường ngoài là kinh Phế.

(76). Trung Xung : một huyệt tận cùng của kinh Tâm Bào, ở cạnh trong đầu ngón tay giữa.

(77). Lao Cung : một huyệt của kinh Tâm Bào ở giữa lòng bàn tay (theo Thập-Tứ kinh phát huy : co cả 2 ngón tay giữa và vô danh vào lòng bàn tay, lấy điểm trung gian của 2 đầu ngón trỏ).

(78). Đầu ngón thứ tư : tức đầu ngón tay vô danh. Nói kinh Tâm Bào có một đường từ huyệt Lao Cung rẽ lên cạnh trong đầu ngón vô danh (về phía ngón út) giao hội với kinh Tam Tiêu, qua huyệt Quan Xung.




  1. Kinh mạch Thủ Thiếu Dương TAM-TIÊU

(79). Quan Xung : một huyệt khởi đầu của kinh Tam Tiêu ; ở cạnh ngoài đầu ngón tay thứ tư.

(80). Dõi chiều ngón út : chiều là chiều hướng về phía ấy. Nói kinh Tam Tiêu từ đầu ngón thứ tư dõi theo đường cạnh ngón ấy, về phía ngón út (không phải phía ngón giữa), qua kẻ giữa 2 ngón (thứ tư và ngón út) mà đi vào lưng bàn tay và cổ tay.

(81). Hội Đởm kinh : nói kinh Tam Tiêu có đường mạch đi sau kinh Đởm ở vùng vai và cùng kinh ấy giao hội tại huyệt Kiên-Tỉnh.

(82). Tam Tiêu toàn bộ : chỉ ba bộ phận Thượng, Trung, Hạ Tiêu. Đây nói kinh Thủ Thiếu Dương có đường thuộc vào chính Phủ của nó.

(83). Dưới hố mắt : nguyên văn là nhiếp (nhãn khuôn ba bộ) chỉ vùng dưới của hố mắt. đường kinh Tam Tiêu chỉ có 1 chi rẽ từ vùng Đản Trung, ngược theo Khuyết Bồn lên sau gáy, sau tai, ra tới góc tai trên, rồi vòng xuống bên má, kế lại từ má vòng lên vùng dưới hố mắt ; có nghĩa là nó vòng lên vòng xuống 3 trùng tại quanh vùng tai, má, mắt.

(84). Tiểu Trường gặp mạch : nói kinh Tam Tiêu giao hội với kinh Tiểu Trường tại huyệt Quyền Liêu bên gò má của kinh ấy.

(85). Trước tai : nơi có huyệt Thượng-Quan hay Khách-chủ-Nhân của kinh Đởm, và kinh Tam Tiêu giao hội với kinh Đởm tại huyệt này.

(86). Trúc Không : tức Ty-Trúc-Không, cũng gọi Mục-Liêu ; huyệt tận cùng của kinh Tam Tiêu, ở chỗ hõm đuôi ngoài lông mày. Huyệt này tiếp sang Đồng-Tử-Liêu, huyệt khởi đầu của kinh Đởm.


  1. Kinh mạch Túc Thiếu Dương ĐỞM

(87). Khoé mắt ngoài : huyệt Đồng Tử Liêu, ở góc khoé mắt ngoài khoảng 5 phân, là huyệt khởi đầu của kinh Đởm

(88). Đại Nghinh : một huyệt của kinh Vị, xem chú thích 28 trên.

(89). Giáp Xa : cũng một huyệt của kinh Vị, xem chú thích 29 trên.

(90). Khí Xung : tức Khí Nhai, xem chú thích 33 trên.

(91). Mao tế :tức chỗ âm mao, chòm lông mu.

(92). Vùng Hoàng Khiêu : vùng có huyệt Hoàng Khiêu, tức vùng bể khu, xem chú thích 62 trên.

(93). Dương Lăng : tức huyệt Dương-Lăng-Tuyền, một huyệt của kinh Đởm, ở dưới đầu gối 1 thốn (co gối, chỗ hõm trước dưới đầu xương mác.

(94). Ngoại phụ : tức ngoại phụ cốt, cũng gọi là phì cốt, xương mác, một xương phụ ở ngoài cẳng chân, nên gọi ngoại phụ.

(95). Tuyệt Cốt : chỗ đầu dưới xương mac, rên mắt cá ngoài 3 thốn (đầu xương này có chỗ lõm xuóng , dường như xương bị đứt, nên gọi tuyệt cốt). Cũng là tên huyệt, tức huyệt Huyền Chung của kinh Đởm ở chỗ đó.

(96). Khiếu Âm : một huyệt tận cùng của kinh Đởm, ở cạnh ngoài ngón chân thứ tư, cách gốc dưới móng chân 1 phân.

(97). Kẽ xương : chỉ lẽ xương của 2 ngón chân cái và thứ hai. Đầu cùng : chỉ đầu cùng của ngón chân cái.

(98). Tam mao : chỗ có 3 cái lông (đám lông thưa), ở trên đốt thứ nhất ngón chân cái. Một chi của kinh Đởm từ mu chân rẽ ra đầu ngón cái, rồi quay lại, luồn qua dưới móng chân, tới chỗ tam mao, cùng kinh CAN giao tiếp.

(99). Dương quyết : “dương” chỉ kinh Thiếu Dương Đởm. Đởm thuộc Mộc, mộc sinh hoả , hoả nghịch xung lên gây ra chứng da khô, mặt bụi bẩn, mé ngoài cân nóng rét, gọi là chứng “dương quyết”.

(100). Hiệp anh, Mã đao : 2 loại kết hạch, rắn chắc mà không vỡ ra, ở cổ gọi là “hiệp anh”, ở nách gọi là “mã đao” Hoặc giải hiệp anh tức Luỹ-dịch, Tràng-nhạc (chữ anh đây cũng đồng nghĩa vói chữ anh là giải mũ, do có những hạch nổi lên ở dưới cổ, chỗ thắt giải mũ, nên gọi hiệp anh) ; còn mã-đao nói cái hình kết hạch giống như con Mã-đao (loài trai sò).


  1. Kinh mạch Túc Quyết Âm CAN

(101). Cụm lông : nguyên văn là “tùng mao”, đám lông ở trên đốt thứ nhất ngón chân cái (2 từ “tam mao” và “trùng mao” nghi cùng một nghĩa). Gần cụm lông này, có huyệt Đại Đôn, ở cạnh ngoài đầu ngón chân cái, là huyệt khởi đầu của kinh CAN.

(102). Thái Xung : một huyệt của kinh Can ở trên mu bàn chân, chỗ trũng của 2 xương bàn chân thứ nhất và thứ hai giáp nhau (sau kẽ giữa 2 ngón chân cái và thứ hai thốn 5 phân hoặc 2 thốn).

(103). Trung Phong : cũng một huyệt của kinh Can, ở phía trước bờ dưới mắt cá chân trong 1 thốn.

(104). Tỳ kinh gặp lối : kinh Can từ mu bàn chân lên, hội với kinh Tỳ ở trên mắt cá trong 3 thốn (chỗ huyệt Tam Âm giao của kinh Tỳ), và giao tréo với kinh ấy ở trên mắt cá trong 8 thốn, rồi vòng ra đường sau kinh ấy.

(105). Âm khí : tức âm hành (ngọc hành) và âm hộ.

(106). Giáp liền Vị kinh : nói kinh Can từ bụng dưới lên, đi giáp bên kinh Vị.

(107). Sườn bên : nơi có 2 huyệt Chương-Môn và Kỳ-Môn, là 2 huyệt tận cùng của kinh Can. Chương-Môn ở trước đầu xương sườn cụt thứ 11, Kỳ-Môn ở chỗ đầu xương sườn thứ 6.

(108). Đây nói kinh Can từ mắt lên trán và đầu, rồi giao hội với kinh ĐỐC ở huyệt Bách-Hội trên đỉnh đầu.

(109). Hội về Phế : nói kinh Can lại hội mạch về kinh Phế. Phế là kinh khởi đầu Can là kinh cuối cùng. 12 kinh đi hết vòng, thì lại quay về Phế.

(110-111). Đồi sán, hồ sán : 2 chứng trong 7 chứng “sán khí”. Xem chú thích 70 chương “Tăng bổ vạn kim nhất thống thuật” ở tập Y-LUẬN.

(112). Tập này, về “tạng phủ” thì tác giả dựa theo Nạn-Kinh và Tố-Vấn ; còn về “kinh lạc” thì cả 12 kinh mạch, từ đường đi, bộ vị, đến các bịnh thị động, sở sinh, khí thịnh, khí hư, tác giả đều dựa theo thiên kinh mạch Linh-Khu mà soạn thành ca quát, nhưng do sự sao chép, có một số chỗ sai hoặc sót, những chỗ này chúng tôi đều đối chiếu với Linh-Khu mà sửa đổi lại.



V – 13 PHƯƠNG GIA GIẢM
( Thập Tam Phương gia giảm )
Hạnh, đào (1) nhân thuở hồi xuân,

Bút hoa cảo bản (2), dọn bàn lương y.

Vâng lời đức thánh Phục-Hy (3)

Thương chưng yểu trát bất thì kham ngu (4)

Những người bỉ phụ bỉ phu (5)

Buộc giải làm đồ (6) hoặc thế giả dân (7)

Cầu xa luống những cầu gần,

Nào hay “tâm chủ nhất thân”(8) kia mà.

Người sinh ở thế gian ta.

Ai ai chẳng chịu khí hoà âm dương.

Bởi chưng cư xử bất thường,

Cho nên ngoại cảm, nội thương vọng cầu (9)

Chữ rằng huyết khí chu lưu,

Bách tà bất tệ (10) ấy điều chính ngôn.

Chỉn nay sư lịch (11) tài hèn,

Thảo lai tiện sĩ dám phen đạo hoà (12)

Thấy trong tiên giác y gia,(13)

Quốc âm đẳng thảo (14) mười ba phương này.

Những lời tư thục (15) đã hay,

Trung gian thuở nọ nhiều thầy tuân sao (16)

Thất niêm nhuế tạc hỗn hào, (17)

Chưa ai chính xác phương nào tuý tinh.

Vậy bèn tra lại chân kinh (18)

Tham tường tẩm tử (19), chép danh từng bài.

Để làm hậu học thế giai (20)

Dám khuyên hạ trí (21)xem chơi mặc lòng.

Tuy rằng đạm đạm (22) chẳng nồng,

Song le ý cũng thông thông kinh quyền.

Y sư (23) nào phải tài hèn.

Hồi sinh khởi tử, mới nên thầy người.

Quán thông (24) huyết mạch mọi nơi,

Xuất kinh nhập sử (25), có tài chân nho.

Ngũ hành tử tế trầm phù (26)

Âm dương, tiêu bản, thực hư, cấp trì (27)

Bổ công, biểu lý, thậm vi (28)

Vọng văn vấn thiết, thế thì hợp viên (29)

Dụng dược như dụng bình yên (30)

Cứu bịnh cứu hoả, mới nên chữa đời.

Mai xưa tuy có ở trời,

Sau nên cũng có nửa người nửa ta.

Âm dương nhiếp lý (31) điều hoà,

Y dân y quốc (32) đành ra chẳng lầm.
I
Thứ nhất bài BẤT HOÁN CÂM (kim) (33)

Hay chữa nam nữ dương âm chẳng điều.

Mình đau đầu nhức nhiệt triều (34)

Cơn sốt cơn rét nôn nao mửa đờm.

Hoặc là chướng khí sơn lam (35)

Chẳng tiêu, lạ nước, chứng làm chẳng thông.

Hoặc là mửa ỉa dòng dòng,

Xích bạch hạ lỵ, đi đồng lâm ly (36)

Xem cho biết chứng mà suy,

Khéo làm liệu chọn, dùng thì nên công.

Giảm gia liệu lấy trong lòng,

Dành khi ai khiến để phòng thiết thi.(37)

Hoắc hương, Cam thảo, Trần bì,

Ba đồng mỗi vị chớ hề kém hơn.

Thương truật thì tẩm Mễ cam (38)

Bán hạ, Hậu phát thì ngâm nước gừng.

Hậu phát cân đủ 5 đồng,

Thương truật chẳng khá bốc không mà lầm.

Cân hàm (?) lấy lại mà xem,

Ba đồng cho nặng chẳng kham ít nhiều.

Bán hạ cũng lấy bấy nhiêu,

Cắt làm một liều, giấy trắng liền phong.

Đổ một bát to nước trong,

Sinh khương 5 phiến với cùng hành tươi.

Hai củ toàn thể cho dài,

Dùng cả rễ, lá, chớ hoài bỏ đi.

Quả Táo bóc bỏ hột đi,

Lấy thịt 2 quả, cùng thì cắt ra.

Hỗn vào, chén thuốc điều hoà,

Mười phân lấy bẩy, cạn vài ba phân

Sắc rồi uống ấm dần dần,

Mười phân nọ cắt năm phân lại làm.

Hoặc nó miệng ráo tâm phiền,

Liệu gia Can cát, Mạch môn, Tiền, Sài.

Nặng đầu, nặng mắt chẳng dời,

Xuyên khung, Bạch chỉ, tìm đòi Cúc hoa.

Tế tân, Cảo bản, Bạc hà.

Sắc uống điều hoà, liền khoẻ chẳng sai.

Hoặc còn nhức óc nhức tai,

Thạch cao nung lửa, tán hai đồng tiền (39)

Rây thật cho mịn sẽ toan,

Hoà thuốc vào uống lại an tức thì.

Bụng đầy trướng mãn nhiều bề,

Ba đồng Chỉ xác lấy bì khử nhân (40)

Bán hạ, Khương chế bình phân,

Súc sa (41) bỏ vỏ lấy hân ba đồng.

Uống vào tiêu thực khoan trung (42)

Tâm phúc trướng mãn khai thông bấy giờ.

Đau xương đau thịt vật vờ,

Khương hoạt, Xích thược, Quế chi, Ma hoàng.

Bốn đồng mỗi vị cho tường,

Đau bụng Quan quế, Can khương lại dùng.

Hai thứ mỗi vị ba đồng,

Hoà vào uống ấm, nên công chẳng chầy.

Lãnh tả (43) chứng ấy nguy rầy,

Kha tử, Đậu khấu, liền tay gia vào.

Kha tử 2 quả chớ nhiều,

Hạnh nhân dùng thịt cắt vào cho yên.

Đậu khấu 1 quả cũng nên,

Hạ lỵ nùng huyết (44) chứng làm éo le.

Chẳng thông rặn giục è è,

Hậu môn đau nặng khó đi ngoài đường (?)

Quy, Thược, Chỉ xác, Tân lang,

Hoàng liên, Bạch thược, Đại hoàng, Mộc hương.

Hành khí dưỡng huyết nhuận tràng,

Sắc hai lần uống, bịnh dường tan không.

Các vị mỗi thứ 3 đồng,

Ôn ôn nhi phục (45) trong lòng hiện thay.

Thấy còn chứng úi (46) lây dây,

Một ngày hai ngày, lại phát một cơn.

Nửa ngày về sớm phần Dương,

Thường sơn, Thảo quả, Tân lang cùng tày.

Ba đồng mỗi vị cho đầy,

Phát quá nửa ngày, thuộc về phần Âm.

Làm cho đúng phép chớ lầm,

Dùng lấy Bạch thược, Sài, Cầm, Khung, Quy.

Ô mai, Bán hạ, Thanh bì,

Ba đồng mỗi vị chớ hề kém hơn.

Tìm cho đủ thuốc mà làm,

Sắc rồi uống chặn trước cơn một giờ.

Nó mà chuyển cấp khí thô (47)

Hai đồng Tang bạch, Tử tô, ba đồng.

Ma hoàng, Khử tiết (48) chẳng dùng,

Lại lấy ba đồng hợp với Tang, Tô.

Sắc thang, rồi uống khi no,

Được yên chứng suyễn, kẻo lo kêu nài.

Buồn nấc lièn bẩy liền hai (49)

Mười tai hồng nở (50) với 10 nụ Đinh (51)

Uống vào liền ấm Vị kinh,

Đỡ chứng buồn nấc lại lành nhưng nhưng.

Hoặc nó chân tay phát sưng,

Mộc qua, Phát, Phúc, hợp cùng Ngũ gia (52)

Phúc trung khí khối (53) chẳng hoà,

Bồng nga, Chỉ xác, cùng là Hồi hương.

Lại thêm Hương phụ, Tân lang.

Khối tiêu, ăn tiến, yêu đương dường này.

Dù mà vàng có trong tay,

Thì là chẳng đổi phương này cho ai (54).
PHỤ PHƯƠNG
BẤT HOÁN KIM CHÍNH KHÍ TÁN ( cục phương )
Chủ trị các chứng thương hàn, ôn dịch, tứ thời cảm mạo, sốt rét, ho đờm, tỳ vị bất hoà, thực tích, hoắc loạn thổ tả, sơn lam chướng khí.



Thương truật (tẩm nước gạo sao)

}

Đều 4 đồng cân

Bán hạ (tẩm nước gừng sao)

Hậu phát (bỏ vỏ, tẩm nước gừng sao)




5 đồng cân

Hoắc hương

}

Đều 3 đồng cân



Trần bì (sao)

Cam thảo

Thêm Thảo quả 2 quả, Gừng 5 lát, Hành 2 củ ; đổ 3 bát nước, sắc còn 7 phần, uống ấm.



II
Thong dong lại luận bài hai,

Cho biết tên bài, gọi NHỊ TRẦN THANG

Công năng chữa mọi chứng đờm,

Cho tường tiêu bản sẽ xem mà dùng.

Người nào, đờm tích nương long (55)

Dường như có mắc ở trong yết hầu,

Sốt rét nặng cổ đau đầu,

Khi nặng khi nhẹ, khi đâu khi buồn.

Trong lòng rệu rạo nhọc phiền,

Nuốt đờm chẳng xuống, khạc đờm chẳng ra.

Có khi trước mạt xem qua,

Quay đầu vần vật, không hoa bày hàng (56)

Có khi ứa những nước vàng,

Giấc ngủ sợ sệt mơ màng chiêm bao.

Có khi ăn lạnh chẳng tiêu,

Bước ra phải gió hiu hiu nhức đầu.

Có khi hóng mát giờ lâu,

Mặt mũi rầu rầu, xem thấy chẳng tươi.

Chẳng vui, biếng nói biếng cười.

Bọt nhổ lại có tanh hơi cục đờm.

Có người bịnh hậu (57) hư hàn,

Tỳ hư thấp hoá đờm diên không ngừa.

Những người nhà khó khí hư,

Cùng người giàu có ăn no ngọt bùi.

Gái trai già trẻ ai ai,

Mười người thường tám chín người đờm môn (58)

Bằng người gầy guộc mỏi chồn,

Hoả dương uất nhiệt cách đờm thượng tiêu (59)

Hễ là chứng lạ bao nhiêu,

Ấy đờm biến bịnh, cũng gieo (60) Nhị-trần.

Bán hạ dùng 2 đồng cân,

Thái ra Khương chế điều quân (61) sao vàng.

Trần bì khử bạch (62) chẳng màng,

Phơi khô 1 lạng cân hàm (?) rang qua.

Phục linh bỏ hết bì mô (63)

Thái ra sẽ liệu cân no 5 đồng.

Cam thảo khử bì chẳng dùng,

Phỏng liệu 3 đồng ; 5 phiến Sinh khương.

Nước một bát lớn sắc thang,

Lửa văn lửa vũ (64) thường thường điều quân.

Mười phần phỏng cạn ba phần

Bỏ bã uống ấm, đòi tuần hợp cho.

Chẳng nề khi đói khi no,

Ngày hai bận uống, chẳng lo chứng gì.

hoặc là người trắng béo phì,

Mật chích Hoàng kỳ, cho 3 đồng cân.

Lấy Nhân sâm Bắc 5 phân,

Ba đồng Bạch truật, Tứ quân (65) thêm vào.

Người gầy ít huyết khí nhiều.

Hoả đờm chồn mỏi, liệ lào (66) ho hen.

Đờm táo phát nhiệt có cơn,

Ban chiều sởn ốc, nhơn nhơn lại buồn.

Nhược bằng cơn úi (67) rét run,

Ấy chứng lao khái, hoả đờm, huyết hư.

Thục địa, Bạch thược, Sài hồ,

Khung, Quy, Địa cốt, rượu sao Khô cầm (68)

Sắc cạn để cho hâm hâm,(69)

Lưng chén Trúc lịch, hai phân nước gừng.

Chọn dùng vô bịnh đồng nam,(70)

Lưng chén tiểu tiện, hợp toan chớ nhiều.

Hỗn vào mấy thứ hoà điều,

Bổ âm giáng hoả đờm tiêu chẳng chầy.

Kiêng mùi rượu thịt cho hay,

Phỏng uống một ngày ba bận nghĩ không (?)

Đau đầu : Bạch chỉ, Xuyên khung,

Tâm phiền : Trúc lịch, hợp cùng Táo nhân.

Thạch cao, Trúc nhự bình phân,

Cứ mỗi một vị thì cân 3 đồng.

Hoặc là gia Mạch môn đông.

Khử tâm, sẽ lấy 3 đồng liệu cân.

Hoặc là tì vị chẳng thuần,

Thấy cơm ụa oẹ, bữa ăn không nhiều.

Ợ chua, miệng đắng, chẳng tiêu,

Trần bì, Bạch truật thì sao cho vàng.

Sa nhân, Bạch khấu, Đinh hương,

Ba đồng mỗi vị, phải phương thì hèo.

Sốt cơn, lai vãng nhiệt triều,

Sài hồ nửa lạng, chớ nhiều chẳng kham.

Rượu sao 4 tiền (71) khô cầm,

Tiền hồ 3-4 đồng cân mặc lòng.

Tỳ hư bĩ mãn tâm hung (72)

Đau bụng, thuỷ tả (73) trong lòng khát thay.

Xích linh, Bạch truật, Quế dầy,

Trư linh, Trạch tả, hạt cây Mã đề.

Hạt ấy bóc vỏ rang đi,

Xích linh cùng Quế khử bì cho xong.

Các vị mỗi vị 3 đồng,

Kiện Tỳ, chỉ tả, nên công chẳng chầy.

Hoặc ăn của lạnh dạ đầy,

Trong lòng ủng tắc, đêm ngày râm ri.

Chỉ xác, Hậu phát, Thanh bì,

Chỉ thực, Thương truật, ta thì liệu gia.

Sơn tra, Thần khúc, Mạch nha,

Các vị mỗi vị cân cho 3 đồng.

Uống vào liền biết đói lòng,

Tiến thực, tiêu đạo (74) có công dị thường.

Hoặc là ẩm thực nội thương,

Tỳ hư Phế nhược, dạ thường nhọc hao.

Ấy Dương hãm phục hạ tiêu,

Sâm, Kỳ, Quy,Truật, này liều bổ trung.

Trần bì khử bạch mới dùng,

Các vị mỗi vị 3 đồng cho no.

Lại dùng Thăng ma, Sài hồ,

Lấy làm tá sứ khuông phù (75) có công.

Thăng, Sài, mỗi vị 3 đồng,

Đạo dẫn nguyên khí về cùng Phế kinh.

Tự nhiên nguyên khí lưu hành,

Khí huyết tuỳ vận liền thanh (76) chứng đờm.

Suy lường cho biết sẽ làm,

Dù gặp kinh quyền ta sẽ giảm gia.
PHỤ PHƯƠNG
NHỊ TRẦN THANG ( cục phương )
Chủ trị các chứng đờm ẩm, đầy trướng, ho đờm, nôn mửa, lợm giọng, chóng mặt, tim hồi hộp.

Bạch linh (bỏ vỏ) 5 đồng

Bán hạ (tẩm nước gừng sao) 2 đồng

Trần bì (bỏ cùi trắng) 1 lạng

Cam thảo (bỏ vỏ) 3 đồng
Thêm Gừng sống 5 lát, sắc uống.

Theo các sách cổ, thì các vị trong bài NHỊ TRẦN, hoặc : Bạch linh, Bán hạ, Trần bì đều 2 đồng ; Cam thảo 1 đồng. Hoặc : Bán hạ 2 đồng ; Bạch linh, Trần bì đều 1 đồng ; Cam thảo 5 phân ; còn ở đây thì Trần bì 1 lạng, Bạch linh 5 đồng, Cam thảo 3 đồng, Bán hạ chỉ có 2 đồng… liều lượng giữa các vị hơi quá chênh lệch, nghĩ có chép sai chăng ?



III
Bài này chép ở thứ ba,

Dị giản phương (77) đặt tên là SÂM TÔ

Hay chữa chướng ngược (78) 4 mùa,

Nhơn nhơn sốt rét bì phu thương hàn.

Nhức đầu ngạt mũi ho đờm,

Ứa đầy nước miếng, chứng làm mửa khan.

Vãn lai hàn nhiệt có cơn,

Bổng thì lại mửa nước vàng đòi khi,

Người già nam nữ tiểu nhi,

Thấy ai chứng ấy liệu thì luận cho.

Xích linh, Bán hạ, Tiền hồ,

Nhân sâm, Can cát, Tử tô cùng tầy.

Bảy đồng mỗi vị cho đầy,

Tán nhỏ để sẳn, chờ khi sẽ làm.

Mộc hương, Cát cánh, Trần, Cam,

Ba đồng mỗi vị, chớ làm hơn chi.

Chỉ thực cũng bằng Quất bì,

Gừng dùng 5 phiến, nước thì một chung (79)

Củ Hành, quả Táo lại dùng,

Sắc thang uống ấm, đờm thông, ho dừng.

Mồ hôi dâm dấp ra lưng,

Dù bao nhiêu chứng, lâng lâng lại lành.

Hoặc chảy máu mũi chửa thanh (80)

Chi tử rang cháy, 1 đồng 5 phân.

Ô mai, Thiên môn, Mao căn.

Mỗi vị 3 đồng, sắc uống lại yên.

Tỳ tả (81) 3 đồng hạt Sen,

Biển đậu, Trạch tả, lại thêm 3 đồng.

Hãy còn ẩu thổ chưa xong,

Hoắc hương 3 đồng, nửa lạng Sa nhân.

Thấy còn cơn sốt tần tần (82)

Gia thêm Sài, Cầm, và bỏ Mộc hương.

Thuốc làm thì cứ bản phương,

Gia giảm cho tường, xem biết bịnh cơ.

Luận cho biết chứng thực hư,

Đờm hoả, khí huyết, tinh thô (83) mới màu.

Sâm Tô trước lấy làm đầu,

Hoặc Xuyên hoặc hợp (84) ra đâu sẽ tìm.

Ơn thầy quy liệu (85) đã nên,

Lại hay dành để dõi truyền đời sau.
PHỤ PHƯƠNG
SÂM TÔ ẨM

Cục phương ; có sách chép là dị giản PHƯƠNG


Chủ trị các chứng ngoại cảm phong hàn, phát sốt, ghê rét, đau đầu, ngạt mũi, đờm ẩm, ngực đầy tức…


Nhân sâm

Tử tô

Xích linh

}

Đều 7 đồng

Bán hạ

Tiền hồ

Can cát

Trần bì

Chỉ thực

Cát cánh

}

Đều 3 đồng

Cam thảo

Mộc hương



Thêm Táo 2 quả, Gừng 3 lát, nước 1 bát, sắc uống. Nếu ngoại cảm nhiều bỏ Táo gia củ Hành.



IV
Thứ tư TỨ VẬT càng màu,

Làm chủ phần huyết, đứng đầu trăm phương.

Đàn bà sản hậu thai tiền,

Huyết hư phát nhiệt lao phiền bởi đâu.

Máu đem chẳng đúng nguyệt hầu (86)

Tháng nhiều tháng ít trước sau chẳng hoà.

Chóng mặt xây xẩm mắt hoa,

Xích bạch đới hạ, ướt ra rề rề.

Tiểu tiện sẻn đỏ lâm ly,

Đau lưng, mỏi gối, phúc tề (87) cùng đau.

Hai mắt thì đỏ ngầy ngầu,

Chân tay mỏi nặng, đi đâu nhọc phiền.

Đàn ông nóng sốt gầy mòn,

Bẩm khí bạc nhược chưng tiên (88) thường lề.

Chớ còn tập tục lời quê,

Cho là nam nữ, bịnh thì tòng phong (89)

Ấy là máu ít, khí xông,

Tứ vật đều dùng, chớ ngại làm chi.

Hễ là nam tử, nữ nhi,

Huyết hư cứ bổ chớ nề ai ai.

Đương quy thì bỏ đầu đuôi,

Tẩm rượu cắt rời, cân 8 đồng cân.

Bạch thược tẩm rượu hoà quân (90)

Sao qua phỏng liệu lại cân 6 đồng.

Xuyên khung bằng Thược mặc lòng,

Thục địa 6 đồng tẩm rượu sao qua.

Một bát nước to sắc hoà,

Mười phần sắc cạn còn ba bốn phần.

Thuốc dùng hoặc lúc tỉnh thần (91)

Hoặc là chiều tối là tuần huyết thông.

Ngày hai lần uống đói lòng,

Khí hành huyết vận, liền thông mọi bề.

Uống nhiều càng tốt tiếc chi,

Tháng đông gia Quế khử bì cho no.

Liệu chung thời khí 4 mùa,

Bằng gặp tháng hè, Sài, Cầm cũng nên.

Mùa Thu gia Thiên môn Đông.

Bỏ lõi mới dùng, gia bổ (92) có công.

Xuyên khung, Ma hoàng, Phòng phong,

Xuân sang gặp tiết, nên dùng lấy cho.

Còn cơn sốt rét khát khô,

Hợp Tiểu Sài hồ, thanh huyết lạc cung (93)

Hoặc là kinh bế chẳng thông.

Hồng hoa, Tô mộc hợp cùng Đào nhân.

Đau đầu chóng mặt gian truân,

Cúc hoa, Khương hoạt, Tế tân nên bồi. (94)

Phiền khát nước chẳng khi ngơi,

Mạch môn, Can cát, Ô mai lại dùng.

Xích bạch đới hạ ròng ròng,

Cảo bản, Mẫu lệ, hợp cùng Mẫu đơn.

Gia Xuyên, Tục đoạn cũng nên.

Hãy xem sau trước màu đen làm lề.

Nó mà chợt thấy trước kỳ,

Máu tươi dòng dọc hễ đi thì nhiều.

Ấy chứng hoả uất Tam tiêu,

Huyết hải, lạc bào, nhiệt khí chưng dâm (95)

Bội gia Sinh địa, Điều cầm (96)

Mẫu đơn, Địa cốt,Sa sâm, Liên kiều.

Sài hồ bội dụng cho nhiều,

Hồng hoa chút ít, thêm điều tử cung.

Hoặc là đau bụng đau lưng,

Sau kỳ thấy ít, trong lòng xuýt xoa.

Đỏ đen thâm thẩm màu hoa,

Thấy thì đau vắt, máu ra dây hòn.

Ấy trong huyết hải, tích hàn,

Trệ khí ngưng huyết, cho nên lỗi kỳ.

Bởi chưng máu cũ chưa đi,

Huyết mới hoãn trì, chưa kịp tân sinh (97)

Nhũ hương, Ngãi diệp chỉn lành,

Tìm Huyền hồ sách, Ngũ linh chi dùng.

Tán rây liều thuốc điều chung,

Chút ít đồng tiện hoà cùng rượu ngon.

Điều vào chén thuốc uống ôn,

Khí thông huyết sướng (98) trệ tan đau ngừng.

Chẳng còn đau bụng đau lưng,

Huyết cũ tan rồi, huyết mới liền ra.

Nguyệt kinh chửa lợi chửa hoà,

Ngưu tất, Lan diệp, liệu mà thêm cho.

Hoặc là khi có tiếng ho.

Hạnh nhân, Tang bạch, Tử tô, Ma hoàng.

Nếu mà còn chứng khát phiền,

Bắc sâm, Trúc nhự, tán hoàn Thạch cao.

Nằm mà chẳng nhấp (99) buồn sao,

Nhân sâm, Đạm trúc, Thạch cao chớ rời.

Huyết băng, ra những máu tươi,

Liên phòng, Tông tử, Siêu hôi (100) gia cùng.

Phế hư hạ hãm huyết thông (?)

Phục linh, Cam thảo, hợp dùng hại chi.

Thăng ma, Sài hồ, Hoàng kỳ,

Bạch truật gia bổ, máu đi liền ngừng.

Nếu còn hoảng hốt mơ màng,

Táo nhân, Viễn chí, Phục thần, Chu sa.

Lòng còn phiền sốt muộn mê (101)

Sài, Cầm, Bách hợp, Cốt bì lại gia.

Hoặc vì khí khối trưng hà, (102)

Tam lăng, Bồng truật, Bồng nga (103) lại dùng.

Đau hòn đầy tức nương long,

Chỉ thực, Hậu phát hợp cùng gia mau.

Thanh bì, Bán hạ càng mầu,

Lại thêm Cam thảo bằng nhau chớ nhiều.

Uống vào đau đỡ, bịnh tiêu,

Ăn ngon, khí huyết lại điều như xưa.

Da vàng, mặt bủng lừ thừ,

Nhân trần, Bạch truật, Trần bì, Can khương.

Chi tử bóc vỏ mà rang,

Hai đồng mỗi vị, liệu chừng mà suy.

Thấy người đau nhức tứ chi,

Can khương, Hồ sách, Quế bì cũng nên.

Huyết táo chẳng lợi đại biền (104)

Đào nhân, Trạch tả, Mẫu đơn, Đại hoàng.

Nếu có huyết lỵ phong trường (105)

Chỉ xác, Giới tuệ cùng dường Hoàng liên.

Mộc hương, Bách diệp cũng nên,

Hậu môn đau nặng, Tân lang sẽ dùng.

A dao chẳng khá làm không,

Nồi sành đốt nóng, sao phồng thành châu.

Mỗi vị 3 đồng cho no.

Uống liền chỉ lỵ, máu thu Can tàng (106)

Hoặc là thai động chẳng an,

Điều cầm, Bạch truật, chớ làm Cầm khô (107)

Sa nhân, Hương phụ, Tử tô,

Ngải diệp, Chỉ xác sá lo liệu lường.

Hai đồng mỗi vị sẽ làm,

Uống vào thai phụ (108) được an được toàn.

Hoặc còn đầy tức chửa an.

Rễ Gai (109) sắc rượu, uống liền khang ninh.

Rau Huyên (110) thường lấy nấu canh,

Tứ vật thường phục được lành mẫu nhi (111)

Giữ bài TỨ VẬT mà suy,

Xem trong gia giảm cẩn tuỳ đinh ninh. (112)
PHỤ PHƯƠNG
TỨ VẬT THANG (cục phương)

Chủ trị các chứng huyết hư, thất huyết, phụ nữ kinh huyệt không điều, tích huyết, băng trung đới hạ, v.v….




Qui thân (tẩm rượu)




8 đồng

Thục địa (tẩm rượu sao)

}

Đều 6 đồng

Bạch thược (tẩm rượu sao)

Xuyên khung

Nước một bát to, sắc còn 3 phần, uống nóng lúc đói lòng.



V
Thứ năm lại luận NGŨ LINH

Chỉn thực phương lành chữa thuở hạ thiên (113)

Chứng làm nóng sốt khát phiền,

Uống nước liền liền, chẳng biết là no.

Thuỷ tả (114) hâm hấp bì phu,

Biểu lý chẳng trừ, chửa giải chửa xong.

Nhức đầu mỏi cổ đau lưng,

Phúc thống (115) tiết tả, chẳng ngừng khát khao.

Tỳ hư hoắc loạn thắt đau,

Nước đi tiểu tiện, đỏ ngầu như vang.

Trước thì ta cứ phản phương,

Gia giảm cho tường, liệu lượng cho tinh.

Xích linh, Bạch truật, Trư linh,

Trạch tả, mỗi vị 7 đồng cho no.

Quế nhục ta khử bì thô (116)

Thái ra sẽ lấy cân cho 5 đồng.

Sắc rồi liền gạn cho trong,

Chờ khi man mát đói lòng sẽ toan.

Dương độc, nhiệt độc phát ban,

Tâm kinh hoả động, máu liền thôi ra.

Phép gia Bạch thược, Thăng ma,

Tìm lấy Nhục quế bỏ ra cho rồi.

Cuồng ngôn loạn ngữ, đòi thôi,

Oa tà khẩu nhãn (117) ai ai sợ dường.

Chu sa tán một đồng tiền (118)

Điều thang hoà uống, đã nên phương thần.

Thấy còn hoàng đản tay chân,

Thì ta gia Tuệ, Nhân trần (119), Mộc thông.

Hoặc còn phiền táo tâm hung, (120)

Sài hồ, Cát cánh hợp cùng Táo nhân.

Nếu mà hoắc loạn chuyển cân (121)

Hoắc hương nửa lạng, 5 phân Đại hồi.

Mộc qua bỏ ruột cho rời,

Lượng cũng bằng Hồi, chớ khá cho hơn.

Thân thể câu cấp, câu loan,(122)

Năm đồng Ma hoàng khử tiết (123) càng hay.

Trong lòng khối khí (124) tức đầy,

Lăng, Nga gia bổ (125) khối này tan đi.

Đờm gia Bán hạ, Trần bì,

Trần thì khử bạch, Hạ thì chế khương.

Đầu Đông huyễn vậng (126) Khung, Khương,

Tỵ nục (127) sao vàng Chi tử chớ sai.

Lấy thịt bỏ hột Ô mai,

Gia giảm liệu bài : có chúa, có tôi (128)

Tiểu Trường khí thống (129) gia Hồi,

Nước còn muốn uống :tìm đòi Cát căn.

Ho : gia Ngũ vị, Hạnh nhân,

Suyễn dùng Tang bạch, Dâu linh phép làm.

Đại tiện bí sáp : Đại hoàng,

Phát tiêu tán ít, sắc xong điều vào.

Chẳng yên Tâm khí hư hao,

Nhân sâm, Trúc nhự, Thạch cao mặc lòng.

Trúc diệp cùng Mạch môn đông,

Uống vào yên lòng, mát mẻ kẻo lo.

Vãng lai hàn nhiệt (130) khát khô

Dùng Tiểu sài hồ, hợp với bản phương.

Cốt khí chiến lật (131) chẳng an,

Thù du, Chỉ xác, điều thang lại lành.

Phương này đặc hiệu NGŨ LINH,

Công chỉ khát tả lại thanh tiểu biền (132)

Đạo này ai học ai truyền,

Dù gặp kinh quyền ta sẽ ra tay.
PHỤ PHƯƠNG
NGŨ LINH TÁN (Trọng Cảnh)

Chủ trị các chứng thấp, thuỷ ẩm, thuỷ thũng, bụng đầy, mình nặng mà đau, hoắc loạn thổ tả, phiền khát, tiểu tiện không lợi.



Bạch truật

Xích linh

}

Đều 7 đồng

Trư linh

Trạch tả

Nhục quế




}

5 đồng

Sắc uống lúc đói lòng.

VI
Lại xem thứ tự kể bày.

Thứ sáu phương này là HUYỀN VŨ Thang.

Mùa Đông tiết lạnh, nghiêm sương (133)

Có công phù khí vệ Dương được toàn.

Hễ phải trúng phong, thương hàn,

Chân tay đều lạnh, ươn ươn (134) nhức đầu.

Bụng thì đầy tức cứng đau,

Tuy nóng mình đầu, lại ráo mồ hôi.

Mạch thì khi ngắn khi dài,

Khi lớn khi bé, sâm si (135) chẳng đều.

Đã ho thì lại nhiệt triều (136)

Ngày ngày lãnh tả, ra nhiều chứng khôn (lường) (137)

Thuốc này bào chế phép còn,

Đất vách một hòn, tìm phía Đông phương.

Lâu ngày gội khí âm dương,

Đất tán Bạch truật sao vàng cho xong.

Bạch truật cân lấy 7 đồng,

Cùng với các vị hợp dùng cho no.

Phục linh thì bỏ vỏ thô.

Cắt xong phỏng liệu cân cho 7 đồng.

Bạch thược sao rượu mặc lòng,

Cân lấy 7 đồng ngang với Truật, Linh.

Cam thảo (138) bỏ vỏ mới lành,

Phụ tử, Bạch truật để dành làm thang (139)

Bát nước (140) 5 miếng Sinh khương,

Dùng văn vũ hoả (141) sắc thang điều hoà.

Mười phần thời phỏng cạn ba,

Uống rồi xem thử, giảm gia vị gì.

Mình mẩy đau nhức đôi khi,

Tìm gia Khương hoạt, Quế chi, Phong phòng (142)

Nhức đầu : Bạch chỉ, Xuyên khung,

Bạc hà, Cảo bản, hợp cùng Tế tân,

Ho đờm : Ngũ vị, Hạnh nhân.

Chỉ xác, Cát cánh, bằng phân đã đành.

Tô diệp, Bán hạ, Nam tinh,

Trần bì khử bạch (143) sắm sanh hoà dùng.

Tinh, Bán cần sao nước gừng,

Mỗi vị 3 đồng, cứ phép chẳng sai.

Ngoài ra chẳng có mồ hôi,

Ma hoàng, Thương truật tìm đòi Quế chi.

Tuỳ cơ ứng biến mà suy,

Bạch truật liệu bỏ quách đi cho rồi.

Ỉa chảy bằng chẳng thấy lui,

Bội gia Bạch truật tìm đòi Hoắc hương.

Kha tử, Đậu khấu khá đương,

Cát căn, Trạch tả, khát thường phải gia.

Nhìn xem kinh điển phép nhà,

Nhiệt dùng hàn dược, hàn đà dùng ôn,

Nên thang HUYỀN VŨ tiếng đồn,

Thuốc chữa chứng hàn, làm chủ mùa Đông.
PHỤ PHƯƠNG
HUYỀN VŨ THANG (Trọng Cảnh)

Chủ trị chứng Thiếu Âm thương hàn, bụng đau, tiểu tiện không lợi, chân tay nặng nề đau nhức, hạ lợi, do có thuỷ khí gây nên.



Bạch truật (tẩm nước đất vách hướng Đông, sao)

}

Đều 7 đồng


?

Bạch linh (bỏ vỏ)

Bạch thược (tẩm rượu sao)

Phụ tử

Sinh khương (gừng sống)




5 lát

Sắc uống.

Bài này, vị Phụ tử không có đồng cân, vì sách chép mất ; còn vị Sinh khương là vị chính trong bài, mà chỉ có 5 lát thì ít quá, theo nguyên phương của Trọng-Cảnh thì Sinh khương bằng phân bằng lạng với Bạch linh, Bạch thược => nghi đây là chép sai. Còn vị Cam thảo, nguyên văn có nói tới ; nghi cũng chép sai. Xem phần chú thích ở dưới.



VII
Bằng nay thời vật khí thư (144)

Thứ bảy lại lấy HƯƠNG TÔ mà bàn.

Công hay thám bịnh (145) mùa Xuân,

Nhức đầu sốt rét uống ăn chẳng điều.

Thương hàn trướng mãn nhiệt triều,

Thời khí ôn bịnh, cũng gieo (146) bài này.

Trong ngoài lưỡng cảm (147) mạnh thay,

Bừng bừng phát nhiệt, gai gai ố hàn. (148)

Thương phong cảm mạo chư ban, (149)

Xung thăng huyết dật (150), thì toan phương này.

Trần bì, Hương phụ cùng tày,

Năm đồng mỗi vị, cân đầy chớ dư.

Bốn đồng Tô diệp mà thôi,

Ba đồng Cam thảo, khử bì, thái ra.

Củ Hành, Thương truật tại gia,

Đong một bát nước, thái 3 lát Gừng.

Sắc xong uống ấm đói lòng,

Lại xem đòi chứng liệu dùng bớt thêm.

Đậu chứng chửa mọc chớ quên,

Thì gia Can cát, cũng nên Ma hoàng.

Thăng ma lại lấy làm thang,

Xích bạch hạ lỵ nhiều đường tương liên (151)

Khung, Quy, Bạch thược, Mộc hương,

Hoàng cầm, Cát cánh, Hoàng liên phân bằng.(152)

Liệu làm mỗi vị 3 đồng,

Bỏ bớt Cam thảo chớ dùng làm chi.

Còn cơn triều nhiệt chẳng di (153)

Sài, Cầm bội dụng giữ lề càng hay.

Nương long tức tối dạ đầy,

Hậu phát cho đầy, khử bì chế khương.

Bán hạ sao khương cho vàng,

Thương truật thì tẩm Mễ cam (154) mặc lòng.

Chỉ xác trần cửu (155) hãy dùng,

Mỗi vị phỏng lấy 2 đồng 5 phân.

Gia điều sắc uống tảo thần (156)

Tiêu trướng khoan bành (157) ăn uống như xưa.

Còn cơn húng hắng tiếng ho.

Cát cánh, Ngũ vị cùng trò (158) Hạnh nhân.

Thấy cơm ụa oẹ sợ ăn,

Đinh hương, Bạch truật, Sa nhân gia vào.

Hoắc hương, Bán hạ cùng điều,

Hai đồng mỗi vị, chớ nhiều bội phân.

Mộc tà Xuân khắc Thổ thần, (159)

Vị hư thuỷ tả (160) ta cần Hoắc hương.

Bạch truật, Đậu khấu sắc thang,

Xa tiền bỏ xác, sao vàng sẽ gia.

Sài hồ, Thương truật khử tà,

Mộc bình, Thổ phục, Vị hoà tả an (161)

Nếu còn ngược tật phát dương (162)

Trường sơn, Thảo quả, Tân lang, Thanh bì.

Ô mai, Hậu phát giữ lề,

Liệu làm mỗi vị phỏng suy 3 đồng.

Tư âm : Bạch thược, Khung, Quy.

Thục can (163) tứ vật chớ dùng Thường sơn.

Thăng ma, Sài hồ cũng làm,

Ô mai khử bạch (164) mới nên gia vào.

Bằng nó thuỷ tả chứng nghèo.

Mộc hương, Kha tử dùng nhiều cũng cho.

Phúc trung giảo thống (165) chẳng lo,

Hồi hương, Ô dược, Huyền hồ, Linh chi.

Bạch thược, Bạch truật bổ Tỳ,

Quân khương (166) Quan quế, Trần bì hợp nhau.

Ví bằng cước khí đã lâu,

Mộc qua, Ngưu tất lại cầu Tân lang.

Có nên dùng thêm Độc, Khương ?

Thuốc dùng tuỳ chứng, tuỳ phương, tuỳ bài.

Linh đơn cứu được nhiều người,

Tự nhiên thiên mệnh theo đòi giúp cho.,.
PHỤ PHƯƠNG
HƯƠNG TÔ TÁN (cục phương)

Chủ trị các chứng ngoại cảm phong hàn, nhức đầu, phát sốt mà sợ lạnh, không mồ hôi, và trong có khí trệ, ngực đầy tức, ợ hơi, không muốn ăn, cùng phụ nữ có thai mà bị thũng hạn, nhức đầu, gai rét.




Hương phụ (tẩm nước gừng, không sao)

}

Đều 5 đồng

Trần bì (bỏ cùi trắng)

Tô diệp

4 đồng

Cam thảo (bỏ vỏ)

3 đồng

Thêm Gừng sống 3 lát, sắc uống.



VIII
Thứ tám luận TIỂU SÀI HỒ,

Chửa người ôn dịch bốn mùa cùng thông.

Vãng lai hàn nhiệt khá dùng,

Sán khí đau tức, nương long cứng đầy.

Nhức đầu, nôn mửa đêm ngày,

Sợ ăn miệng đắng, mạch tay Phù-Huyền.

Lưỡi khô miệng ráo bồn chồn,

Giấc nằm chẳng ngủ, nhọc phiền bâng khuâng.

Đại tiện bí sáp chẳng thông,

Tiểu tiện thì đỏ, không trong mọi bề.

Vãng lai tự ngược (167) thường lề,

Sốt nhiều rét ít, động thì cuồng ngôn.

Nửa tà ở Biểu hầu truyền,

Nửa tà ở Lý chẳng còn hồ nghi.

Có người nhiệt uất phu bì (168)

Hoả đờm gầy guộc huyết suy khí nhiều.

Có người hãn hậu nhiệt triều (169)

Tiểu nhi cam nhiệt thượng tiêu ũng đờm.

Đàn bà chẳng chính máu đem (170)

Can chẳng thu tàng, Tâm kém chủ trương (171)

Cho nên nhiệt uất Thiếu-dương (172)

Phụ nhân chóng mặt, cùng dường mắt hoa.

Hoặc là nam nữ trẻ già.

Thấy ai chứng ấy thì ta sẽ làm.

Nhân sâm chẳng khá dùng nam,

Bắc sâm phỏng làm cho 4 đồng cân.

Sáu đồng Sài bắc bội phân,

Năm đồng Khô cầm, bỏ ruột mục khô (173)

Năm đồng Bán hạ cân no,

Chế Khương sao kỹ sẽ cho mặc lòng.

Cam thảo khử bì 3 đồng,

Đong một bát lớn nước trong hoà cùng.

Làm rồi chén thuốc cho xong,

Thái 5 lát gừng, 3 quả Táo khô,

Hoặc tươi thì lấy cho no,

Lấy thịt bỏ hột, chớ cho sắc vào.

Sắc rồi, khi chữa cơn triều (174)

Cần đón uống trước, cho tiêu nhiệt tà.

Uống rồi bàn tới giảm gia,

Xem tường trong chứng phải gia vị nào.

Nếu còn rét ít nóng nhiều,

Cơn thì uống nước khát khao nồng nàn.

Tân lang, Thảo quả, Thường sơn,

Ô mai, Bạch phục, Mạch môn, Thanh bì.

Ô mai thì bỏ hột đi,

Thảo quả bỏ vỏ, Thanh bì bỏ tâm.

Các vị mỗi vị 3 đồng.

Thường sơn chế rượu (175) hãy dùng mới nên.

Rét nhiều nóng ít nhọc phiền,

Cơm ăn lếu láo, chẳng ngon, chẳng đều.

Nước thì không khát bao nhiêu,

Song le hư tổn chứng nghèo hằng sinh.

. Phép dùng làm Thảo quả nhân,

Trần bì lưu bạch, (176) bội phân Sâm, Kỳ.

Lại dùng Bạch truật bổ Tỳ,

Hoàng kỳ mật chích, Truật thì sao qua.

Cũng nên gia có Thăng ma,

Quy thân, Nhục quế, mặc ta liệu dùng.

Ấy bài ôn Vị hoà trung,

Bổ hư triệt ngược, chước dùng hoàn viên (177)

Bằng như chẳng úi ra cơm,

Trong lòng phiền sốt bồn chôn (178) thâu ngày.

Nhận xem biết mạch đôi tay,

Sáu bộ Phù-Sát, cho hay biểu tà.

Thời gia Can cát, Thăng ma,

Mạch môn, Địa cốt điều hoà sắc thang.

Máu nóng gia Sinh Địa hoàng,

Suyễn cấp Tri mẫu, thuốc càng hiệu thay.

Ngược tật triều nhiệt đôi ngày,

Hoàng liên, Bạch thược, cùng nay Cốt bì.

Sốt rét tựa ngược kể chi,

Ô mai, Thanh bì, Tô diệp hiệu sao !!

Nhức đầu Tế tân, Thạch cao,

Ho đờm Ngũ vị hợp vào Hạnh nhân,

Cát cánh, Bối mẫu bình phân,

Mỗi vị thì phỏng liệu cân 3 đồng.

Bịnh chảy máu mũi ròng ròng,

Cốt bì, Sinh địa, Mao căn, Bồ hoàng.

Tiểu tiện đỏ, nóng Tiểu-trường,

Trạch tả, Nhục quế, Nhân sâm, Sa tiền.

Mộc thông, Thương truật, Chư linh,

Sắc rồi cho uống liền thanh tiểu biền (179)

Tâm phúc bĩ mãn đầy lên,

Đại tiện bất lợi : Đại hoàng, Phát tiêu.

Chỉ xác, Hậu phát phải liều (lượng)

Nhuận trường giáng hoả, đi nhiều liền thông.

Sản hậu thoát huyết, hư Tâm (180)

Kinh cuồng loạn huyết, bổn thần chẳng thanh.

Thần sa, Viễn chí, Táo nhân,

Thục địa, Bạch thược, lại bàn Quy, Khung.

Thục, Thược, hai vị nên dùng,

Cắt ra bào chế, hợp cùng rượu rang.

Tiểu sài hợp, Tứ vật thang.

Huyết hư phát sốt có phương đã bàn.

Trấn kinh bổ huyết an thần,

Sản phụ kinh nhiệt (181) mười phân yên lành.

Có người sản phụ mới sinh,

Huyết táo Tạng phủ, lạc kinh không đường (?)

Mệt khát chẳng được tựa nương,(?)

Sinh ra nóng sốt ở đường bì phu.

Sốt nhiều lại rét vãng lai,

Ngỡ rằng chứng úi, làm chi phàn nàn.

Chớ nề Bạch thược toan hàn (182)

Sản hậu cấm dược, chẳng toan thì lầm (183)

Bản phương rượu chế Khô cầm,

Thục địa, Bạch thược, rượu giầm sao khô.

Tứ-Vật hợp Tiểu-Sài-Hồ

Ngoài giải biểu nhiệt, trong thu huyết về.

Sản phụ cơn sốt chữa đi,

Dùng bài Tứ-Vật : Khung, Quy, Địa, Hoàng.

Thục địa, Bạch thược rượu rang,

Bốn vị cho tường, ta làm bình phân.

Mỗi vị là 4 đồng cân.

Can khương sao hắc, hoà cân 5 đồng.

Sắc xong, lưng chén tiện đồng (184)

Hoà cho vào uống, tan không nhiệt tà.

Khéo thay tiểu đạo y gia.(185)

Mưu mô nào khác chước nhà dùng binh.

Ai từng, Tứ-Vật tính bình,

Can khương tính nhiệt tư hùng (186) bội gia.

Phép dùng khử hết nhiệt tà,

Chút độc chẳng di, lại hoà máu hôi (187)

Khá khen người trước là tài,

Người nay tập tục học đòi nơi đây,

Người nay chẳng khá chẳng hay,

Can khương tính nóng, vị cay, sát tà.

Vị cay vốn thuộc Kim gia (188),

Sao đen, Vị ấm Tỳ hoà có công.

Hợp thang Tứ-Vật cùng dùng,

Hay dẫn huyết được về thông khí phần.

Có tài hướng đạo đem quân,

Ngoài uy đánh thắng, trong nhân thử thành (189)

Vỗ yên khí huyết hoà bình,

Tứ thể (190) mát lành, và bữa cơm ngon.

Xem tính Tiểu-Sài-Hồ thang,

Lương huyết, thông khí, tiêu đờm, giải ôn.

Hợp cùng Tứ-Vật, Can khương,

Sản hậu phát sốt, tiên phương dễ tày.
PHỤ PHƯƠNG
TIỂU SÀI HỒ THANG (Trọng Cảnh)

Chủ trị chướng Thiếu-dương thương hàn, nóng rét qua lại, ngực sườn đầy tức, miệng đắng, họng khô, tâm phiền, hay ụa, không muốn ăn uống, cùng chứng ôn ngược mùa Xuân, phụ nữ thương hàn, nhiệt nhập huyết thất.




Sài hồ

6 đồng

Khô cầm (bỏ ruột)

}

Đều 5 đồng

Bán hạ (tẩm nước gừng sao)

Nhân sâm

4 đồng

Cam thảo (bỏ vỏ)

3 đồng

Thêm Táo 2 quả, Gừng 3 lát ; sắc uống trước khi lên cơn sốt.



IX
Thứ chín lại tiếp kể bày,

Dấu cũ bài này, linh nghiệm Đồi câm (kim) (191)

Thuốc ôn, tính chẳng phù trầm,

Ích Dương, khử thấp, bổ âm, kiện Tỳ.

Chữa người hay ở thuyền bè,

Thông đường buôn bán, quen đi Sơn trường.

Công trừ chướng ngược,(192) tiêu đờm, hoà trung.

Có người hăm hở việc công,

Biên thuỳ khuya sớm uống phòng cũng nên.

Có người vâng lệnh nhật truyền,

Biên cương (193) trấn nhậm, Thái-Nguyên (194) xa đường.

Hiểm cao quái dị lạ thường,

Sơn lam, uất dã, độc lang độc xà (195)

Chốn nhiều quỉ mị (196) dâm tà,

Chướng vụ yên hà (197) ngoại cảm nội thương.

Tinh thần (198) mỗi sớm uống thường,

Mười năm cõi ấy (199) một phương cũng lành.

Đông nam thuỷ trướng, địa hình (200)

Chốn nhiều khe rãnh, đất sinh lạch ngòi.

Sơn khê (201) ngàn dặm ngược xuôi.

Xuống lên lặn lội, nắng mưa ra vào.

Dưới thì nước mặn ba đào.

Trên thì nước ngọt, tiếp giao hỗn đồng (202)

Sông ngòi khuất khúc trăm dòng,

Hỗn chưng uế tạp, nước đồng tanh nhơ.

Hàng năm cứ đến vụ hè,

Nhân dân ăn phải, úi ê, liệt lào (203)

Lại có sốt rét cơn triều.

Động thì uống nước khát khao không dừng.

Gây nên chướng ngược trong lòng,

Kẻ bằng trứng cả, người bằng tiểu qua (204)

Nhân dân gọi cái báng là,

Đờm cùng trướng thuỷ hỗn hoà gây nên.

Phương này thường phục liên liên,

Táo thấp, trừ chướng, đờm liền hạ tiêu (205)

Có người ngược hậu khí lao (206)

Vị hư ăn uống chẳng điều bữa cơm.

Bởi chưng Tỳ thổ thấp hàn,

Dạ dày sưng nặng, mỏi chồn chân tay.

Bủng beo yếu đuối lại dai,

Năm ngày mười ngày lại rét một cơn.

Hoặc là làm tán làm viên,

Uống lâu tinh khí kiên cường bội gia.

Có người vốn ở cỏi xa.

Về ăn nước nhà chối dạ chẳng tiêu.

Bụng đầy, bĩ tắc tam tiêu,

Thất thường cũng trị, ngũ lao (207)cũng làm.

Thịt da, ngoại cảm phong hàn,

Ăn của sống lạnh, tổn thương Vị Tỳ.

Thương hàn ôn dịch tứ thì (208)

Lưng đau, chân nặng, biếng đi xa đường.

Phương này giá trọng ngàn vàng,

Chớ nên xem rẻ xem thường, mà chi.

Thương truật táo thấp kiện Tỳ,

Khoan trung phát hãn, Sát ly (209) trừ tà.

Trần bì bổ Vị (210) trung hoà,

Lý khí hành trệ sức ra tiêu đờm.

Để lâu Trần cửu (211) sẽ làm,

Chớ dùng Hồng quất, nhọc phiền tâm hung.

Chọn Hậu phát Bắc mà dùng,

Tính ôn vị đắng, có công lạ thường.

Tính ôn, ích tráng nguyên Dương,

Trừ thấp tán kết, lại thường hoà trung.

Vị đắng hạ khí khoái thông,

Tiêu bĩ lợi trường, khai thông hung trường (212)

Cam thảo vị ngọt tính lương, (213)

Để sống thì lạnh (214), nướng rang ôn hoà.

Có tài vệ chính công tà,

Dùng vào hay giữ, cất ra hay làm (?)

Danh xưng Quốc lão (215) đã cam,

Ngay bằng Nhan cảo, hiền hơn Tử phòng (216)

Dược bình ngụ bổ ngụ công (217)

Tư nhân tư mệnh (218), khéo dùng thời hay.

Thương truật 8 lạng cân đầy,

Mễ cam (219) ngâm lấy một dây mới dùng.

Hậu phát khử bì chế khương.

Cân lấy 8 lạng bằng Thương cho tường.

Trần bì thì tẩm Mễ thang (220)

Lưu bạch (221) mà làm, 8 lạng cân cho.

Cam thảo 3 lạng cân no,

Bỏ cho sạch hết bì thô mới dùng.

Thái rồi phơi ráo cẩn phong (222)

Tán rây liều uống 3 đồng ôn thang (223)

Hoặc làm thuốc sắc cũng nên,

Thái phơi khô ráo chia làm mười lăm (224)

Mỗi chén dùng 2 lát gừng,

Ngày 2 lần uống, đói lòng uống luôn.

Hết thì lại cắt lại làm,

Càng uống càng ích, thiệt hơn lo gì,

Xem chừng gia giảm cứ lề,

Hoặc ai ôn dịch tứ thì (225) cũng thông.

Thương hàn tráng nhiệt (226) thương phong.

Nặng đầu chóng mặt sốt thăng (227) ho đờm.

Nhức đầu ngạt mũi thiên ban (228)

Có cơn suyễn cấp, có cơn lao phiền. (229)

Bản phương tán uống liền liền,

Nhân sâm bại độc (230) gia chuyên bài này.

Mười vị ta cắt cùng tày,

Tiền, Sài, Khương, Độc, cứ đây chỉnh lành.

Chỉ xác, Cát cánh, Phục linh,

Xuyên khung, Cam thảo, Nhân sâm cho tường.

Đong một bát nước làm thang,

Cắt lấy 3 lát Sinh khương sắc hoà.

Hoặc thêm 10 lá Bạc hà,

Nhiệt độc, nhiệt thịnh ta gia Liên, Cầm.

Khi nhiệt : Kinh giới Phòng phong,

Ấy phương Kinh phòng bại độc chép biên.

Tửu độc, Can cát, Hoàng liên,

Bằng có sang độc, Sâm liền bỏ ra.

Liên kiều với Kim ngân hoa,

Tuỳ cơ ứng biến mặc ta liệu dùng.

Hoặc đi Sơn-Tây, Quảng-Đông (231)

Quảng-Nam, Thuận-Hoá, Đại đồng, phiên di (232)

Tuyên-Quang, Hưng-Hoá (233) các ty,

Lý Tỳ, cướp chướng (234) mặc thì sắc thang.

Trần bì khử bạch (235) sao vàng,

Khô cầm, Chi tử, cũng rang cho giòn.

Bán hạ khương chế phép còn,

Phục linh khử mộc, bì ban (236) sẽ dùng.

Sơn tra khử hạch (237) mặc lòng,

Bẩy vị, mỗi vị một đồng cũng nên.

Thương truật thì tẩm mễ cam,

Nước muối chút ít lại rang sẽ làm.

Tám phân Thương truật liệu toan,

Thần khúc rang vàng, cũng lấy 8 phân.

Hoàng liên, Khương trấp điều quân (238)

Rang qua lại lấy 7 phân chớ nhiều.

Tiền hồ cũng lấy bấy nhiêu,

Cam thảo bỏ vỏ cắt vào 5 phân.

Gừng, nước sắc uống tảo thần (239)

Mỗi ngày một lần, chướng ngược (240) chẳng sinh.

Dẫn xem dược tính Đồ kinh (241)

Thương truật trừ thấp bảo bình thổ nguyên (242)

Thanh nhiệt giải độc Cầm, Liên,

Trần bì, Bán hạ tiêu đờm tan đi.

Sơn tra, Thần khúc kiện Tỳ,

Ăn uống kiêng dè, trăm bịnh chẳng sinh.

Hùng hoàng là Thái dương tinh (243)

Kiếm dăm ba lạng, giữ mình hôm mai.

Chọn hòn sáng đỏ tốt tươi,

May túi đựng lấy, không rời một khi.

Non xanh, ngàn dặm dù đi,

Hổ, lang, xà, yết, đều thì hãi kinh (244)

Dâm tà yêu quái chẳng lành,

Ngửi hơi có Thái dương tinh khét lừng.

Gốc cây bụi rậm nghỉ lưng,

Hoặc ai bị phải Ngô công, độc xà (245)

Rượu ngon một chén mài ra,

Miệng thì uống rượu, vết xoa Hùng hoàng.

Mùa Hè hoả vượng phương Nam.(246)

Nhiệt thịnh lai vãng, thì toan Tiểu Sài.

Tiết tả nhiệt khát chẳng rời,

Thì ta lại hợp với bài Ngũ Linh.

Mùa Đông lạnh lẽo chẳng lành,

Bất hoàn, Ngũ tích, Thập phần (247) mặc suy.

Xem trong cơ bịnh (248) chứng gì.

Phỏng liệu chứng ấy hợp y phương nào.(249)

Cứ bài gia giảm làm sao,

Nhức đầu Bạch chỉ hợp vào Xuyên khung.

Sưng tay, sưng mặt sưng chân,

Ngũ gia, Tang bạch, Thanh bì, Mộc hương.

Mộc qua, Ngưu tất, Tân lang,

Ngược khát, (250) Thảo quả, Thường sơn, Cầm, Sài.

Thanh bì, Bạch phục, Ô mai,

Khối (251), Tam lăng lại tìm đòi Bồng nga.

Hàn ngược, Bạch truật, Sâm, Kỳ,

Thường sơn, Thảo quả, Quế bì, Can khương.

Dù hoà, triệt, bổ, ghe phương (252),

Cơn úi chưa dứt, nó thường phát lên.

Luận cho tỏ, rõ mà làm,

Nước vàng khí huyết với đờm giao tranh.

Vốn nó tích ở lạc kinh,

Chờ Âm Dương động để dành làm cơn.

Phương này tửu chế Thường sơn,

Ba đồng cân hàm (?), Thảo quả bình phân.

Thảo quả bỏ bì lấy nhân,

Tân lang phỏng liệu lại cân 3 đồng.

Thanh bì bỏ ruột mới dùng,

Trần bì lưu bạch (253) hợp cùng bằng nhau.

Ba đồng mỗi vị càng mầu,

Khử bì Cam thảo cắt sau 2 đồng.

Hậu phát bỏ vỏ chế Gừng,

Lại cân 2 đồng chẳng khá làm hơn.

Lại gia 4 đồng Đại hoàng,

Lấy ta làm sứ, mở đường ải quan (254)

Bốc làm chén thuốc cho an,

Một bát nước lớn sắc lên chớ chầy.

Rượu ngon chén nhỏ cho đầy,

Hoà thuốc mà sắc một dây ban chiều.

Năng xem kẻo nó cạn nhiều,

Mười phần còn bẩy liệu chiều rót ra.

Đêm trường lộ khí sương sa (255)

Sáng ngày giờ úi nó đà dành cơn.

Gạn trong hâm ấm ôn ôn,

Đem cho uống chặn trước cơn một giờ.

Dù hoặc thổ tả chẳng lo,

Khí tích trục hạ (256) làm cho sạch đờm.

Hoặc là chứng cất đỡ cơn,

Bữa ăn chẳng muốn cơm ngon ít nhiều.

Kinh nghiệm Đới kim một liều,

Hoặc thang, hoặc tán một liều liền an.

Chứng còn truyền biến đa đoan (257)

Trong ngoài gia giảm thì xem các bài.
PHỤ PHƯƠNG
Каталог: sachviet -> Y-Hoc-Co-Truyen

tải về 3.47 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương