HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


MODULE 9. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHỤ NŨ THÀNH ĐẠT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC



tải về 1.84 Mb.
trang33/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   46

MODULE 9. TẠO ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHỤ NŨ THÀNH ĐẠT TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Giới thiệu và mục tiêu chung


Bài 1: Vấn đề giới trong giáo dục đại học

Bài 2: Chiến lược dạy và học nhằm xúc tiến sự bình đẳng giới



Hãy suy nghĩ những vấn đề sau đây khi học qua module này:

84. Hội nghị Tokyo cũng đề nghị tăng cường sự tham gia của phụ nữ svào giáo dục đại học và yêu cầu thông qua chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự tham gia của nhóm người bất lợi, trong đó có phụ nữ - những người cần được khuyến khích lấy bằng cấp cao hơn và tham gia vào các công việc mang tính chất học thuật và đòi hỏi trình độ cao. Những nỗ lực tương tự là cần thiết nhằm khuyến khích sự tham gia của những người thuộc dân tộc thiểu số.

85. Hội nghị Daka bổ sung một đề nghị mạnh mẽ về việc tham gia của phụ nữ “trong mọi lĩnh vực có thể”. Hội nghị cũng đề xuất phương pháp nhằm tăng gấp đôi số phụ nữ (sinh viên, giảng viên, các nhà lãnh đạo) ở đại học trong vòng 10 năm tới. Cần đặc biệt chú ý việc định hướng cho phụ nữ theo hướng rèn luyện về khoa học và công nghệ.

86. Hội nghị Beirut đề nghị “Chính phủ các nước Ả rập cần phát triển và đa dạng hoá các cơ hội cho mỗi công dân để nâng cao trình độ chuyên môn của họ”. Muốn vậy, “các chiến lược thích hợp phải được soạn thảo thật kỹ lưỡng”, nhất là “đối với những người đã có việc làm” hoặc cho những người bỏ học giữa chừng, “thông qua những chương trình và thời gian biểu linh hoạt, cho phép học bán thời gian và đa dạng hoá các chương trình bổ túc ngắn hạn hoặc chương trình cấp bằng”.


Điều khoản 3: Quyền được vào đại học


a. Theo khoản mục 26.1 của Bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, tuyển sinh vào đại học cần căn cứ theo phẩm chất, năng lực, sự cố gắng, tính kiên trì, và tận tuỵ của những người có nguyện vọng vào đại học, và có thể thực hiện vào bất cứ lứa tuổi nào kèm theo quyền được thừa nhận những kỹ năng đã có trước đây. Do vậy trong việc thu nhận vào đại học không chấp nhận sự phân biệt đối xử về chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, sự khác nhau về kinh tế, văn hoá hay xã hội, hoặc sự ốm đau bệnh tật.

b. Quyền bình đẳng được vào học đại học phải bắt đầu bằng việc tăng cường và nếu cần phải sắp xếp lại các mối liên kết của nó với các bậc học khác, nhất là với giáo dục trung học. Các trường đại học cần được xem là một mắt xích trong hệ thống giáo dục liên tục bắt đầu ngay từ mẫu giáo và giáo dục tiểu học và kéo dài suốt cả cuộc đời. Các trường đại học phải hoạt động trong sự phối hợp giữa cha mẹ, nhà trường, sinh viên, các nhóm kinh tế xã hội và cộng đồng. Giáo dục trung học không những phải chuẩn bị các ứng viên đủ tiêu chuẩn để có thể vào đại học bằng cách phát triển năng lực học tập trên nền tảng rộng mà còn mở ra con đường dẫn đến thực tiễn cuộc sống thông qua việc chuẩn bị đào tạo cho nhiều việc làm. Dù thế nào đi nữa, con đường vào đại học vẫn mở rộng cho những người đã hoàn thành tốt chương trình trung học hoặc tương đương ở bất kỳ tuổi nào và không hề có sự đối xử phân biệt nào.

c. Như vậy, sự đòi hỏi hiểu biết rộng và nhanh ở bậc giáo dục đại học đặt ra những yêu cầu mà theo đó, mọi chính sách liên quan đến việc vào đại học, nhằm có được ưu thế trong tương lai, đều dựa trên phẩm chất của mỗi cá nhân, như đã nêu trong điều 3(a) ở trên.

d. Việc vào học đại học của những thành viên thuộc các nhóm người ưu tiên đặc biệt, chẳng hạn như những người dân bản xứ, những người thiểu số về văn hoá và ngôn ngữ, những nhóm người bất lợi, những người sống không nghề nghiệp và những người chịu ốm đau bệnh tật, phải được thuận lợi dễ dàng hơn bởi vì những nhóm người này dù tập thể hay cá nhân, có thể họ có cả kinh nghiệm, tài năng và đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội và của quốc gia. Sự giúp đỡ đặc biệt về vật chất và các giải pháp giáo dục có thể giúp nhóm người này vượt qua những trở ngại mà họ phải đối đầu, cả trong việc thi vào và việc học ở đại học.



Điều khoản 4: Tăng cường sự tham gia và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ.

a. Mặc dù đã có những dấu hiệu tiến bộ trong việc tạo điều kiện cho phụ nữ vào học đại học, ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn nhiều trở ngại về chính trị, kinh tế xã hội và về văn hoá ngăn cản họ tham gia đầy đủ và hoà nhập một cách có hiệu quả. Trong quá trình đổi mới để vượt qua những cản trở đó cần thiết phải có những ưu tiên cấp bách nhằm đảm bảo một hệ thống giáo dục đại học công bằng và không phân biệt đối xử, dựa trên nguyên tắc của những giá trị phẩm chất.

b. Cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để loại bỏ tất cả những hạn chế về giới trong giáo dục đại học, cần quan tâm các khía cạnh của giới trong các ngành học khác nhau và cần tăng cường sự tham gia của phụ nữ ở tất cả các cấp học và trong mọi ngành học mà trong đó họ không được đánh giá đúng mức, đặc biệt cần tăng vai trò tích cực của họ trong việc ra quyết định.

c. Những nghiên cứu về giới (hay những nghiên cứu về phụ nữ) cần được khuyến khích như một lĩnh vực hiểu biết, một chiến lược để chuyển biến giáo dục đại học và xã hội.

d. Cần phấn đấu để loại bỏ những rào chắn về chính trị và xã hội, trong đó phụ nữ bị coi thường, đặc biệt cần nâng cao vai trò tích cực của họ trong các cấp đề ra chủ trương chính sách cho nhà trường và xã hội.

Giới thiệu và mục tiêu chung

Bảo đảm quyền lợi về giới trong giáo dục (cũng như trong những nỗ lực khác) là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của các nhà hoạt động xã hội bênh vực quyền lợi của phụ nữ. Mười lăm năm gần đây đã cho thấy một nhịp độ gia tăng trong lời nói và hành động của các nhà hoạt động xã hội và sự thừa nhận một cách rộng rãi hơn thông điệp: “Trên hầu hết lãnh thổ châu Phi, việc sinh con trai thường mang lại nụ cười tươi hơn trên khuôn mặt cha mẹ và người thân so với sinh con gái. Thực vậy, việc nuôi một đứa con gái được ví giống như tưới nước cho cây của hàng xóm”. Đó là nhận xét của Djenaba Doumbia ở Trường đại học Cocody khi giải thích về sự bất bình đẳng giới trong giáo dục ở châu Phi.

Cuộc tranh luận sôi nổi xoay quanh vấn đề thu hẹp khoảng cách về giới trong giáo dục đã bùng nổ, một cuộc tranh luận mà đến nay đã tìm ra cách đi riêng đối với tiểu vùng đại học. Góp phần vào cuộc tranh luận đó, tại các cuộc Hội thảo UNESCO-BREDA về Dạy và Học ở đại học, Fay Chung và Sylvie Kodjo trong Hội thảo Abidjan, Carlos Machili trong Hội thảo Maputo và Agnes Njabili ở Johannesburg đã đề nghị tập trung phân tích nhiều hơn nữa về chủ đề – hiểu đúng khái niệm về giới, hiểu biết những dấu hiệu ngăn cấm hoặc đẩy mạnh sự tham gia và thành đạt của các em gái và của phụ nữ trong giáo dục đại học và đặc biệt các chiến lược ngắn hạn và dài hạn có thể được thực hiện bởi các giảng viên đại học ở châu Phi nhằm “uốn nắn sự bất bình đẳng”. Trong module này chúng ta sẽ trở lại vấn đề này và các vấn đề khác nữa.

Sau khi hoàn thành Module này, các bạn có khả năng:

- Hiểu rõ khái niệm về giới;

- Nhận biết được các hình thức khác nhau của sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học;

- Nói lên một số nhân tố góp phần hạn chế sự tham gia và thành đạt của phụ nữ trong giáo dục đại học;

- Mô tả những chiến lược dạy và học nhằm tăng cường sự bình đẳng về giới ở đại học;

- Phân tích các thái độ dạy học từ bức tranh về giới;

- Phát triển các kỹ năng và quan điểm giảng dạy bao gồm cả vấn đề giới; và

- Đề xuất các phương pháp đẩy mạnh sự tham gia và thành công của phụ nữ trong giáo dục đại học.


Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   29   30   31   32   33   34   35   36   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương