HƯỚng dẫn dạy và HỌc trong giáo dụC ĐẠi họC


MODULE 6. CÔNG NGHỆ MỚI TRONG DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC



tải về 1.84 Mb.
trang22/46
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.84 Mb.
#3936
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   46

MODULE 6. CÔNG NGHỆ MỚI TRONG DẠY VÀ HỌC Ở ĐẠI HỌC


Kết cấu chung

Giới thiệu và Mục tiêu chung

Bài 1: Công nghệ trong Giáo dục đại học

Bài 2: Sử dụng những Công nghệ mới trong Giáo dục đại học



Hãy phản ảnh các vấn đề sau đây khi bạn nghiên cứu xong module này

  1. Các hội nghị Tokyo và Dakar trở lại câu hỏi về việc sử dụng những công nghệ mới và đề nghị rằng ‘các cơ sở đào tạo đại học phải chấp nhận những phương pháp mới đối với đóng gói thông tin, đối với việc cung cấp các khóa học, và đối với việc xem xét lại các phương pháp truyền thống trong việc dạy và học. Đa phương tiện truyền thông, CD-ROM, mạng thông tin và băng video tương tác tất cả đều phải được sử dụng để xúc tiến các mối quan hệ qua lại giữa sinh viên và giảng viên. Hội nghị cũng tuyên bố rằng “những giảng viên, giáo sư, cán bộ nhân viên phải được đào tạo để nâng cao năng lực trong việc tích hợp các công nghệ thông tin và truyền thông mới (NITCs) trong các chương trình của họ và kiểm tra kết quả được nhân lên do sử dụng NICT”.

Điều 12. Tiềm năng và thách thức của công nghệ

Sự tiến bộ nhanh chóng của thông tin và truyền thông (ICT) làm thay đổi sâu sắc cách thức phát triển, thu thập, và phổ biến kiến thức. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây là các công nghệ mới tạo ra những cơ hội cho việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy cho một môn học và mở rộng cơ hội giáo dục đại học. Tuy nhiên, cần phải xác định rằng ICT không làm giảm yêu cầu đối với giảng viên mà nó chỉ thay đổi vai trò của họ trong quá trình học tập, và sự trao đổi liên tục để chuyển đổi các thông tin thành tri thức và sự hiểu biết trở thành nền tảng. Các cơ sở đào tạo đại học cần phải hướng dẫn việc sử dụng những lợi thế và tiềm năng của ICT, đảm bảo chất lượng và duy trì tiêu chuẩn cao đối với những hoạt động và kết quả giáo dục trên tinh thần cởi mở, công bằng và hợp tác quốc tế theo các cách sau đây:



  1. Tiến hành nối mạng thông tin, chuyển giao công nghệ, phát triển năng lực, phát triển tài liệu giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm trong việc ứng dụng cho công tác giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu, làm cho kiến thức có thể đến được với tất cả mọi người;

  2. Tạo ra những môi trường học tập mới, với phạm vi từ các cơ sở đào tạo từ xa đến các cơ sở và hệ thống đào tạo đại học ảo, tạo ra khả năng vượt qua những khoảng cách và phát triển những hệ thống giáo dục chất lượng cao, vì thế phục vụ cho sự tiến bộ và dân chủ hóa cũng như những sự ưu tiên thoả đáng khác của xã hội, trong khi phải đảm bảo rằng các cơ sở đào tạo ảo này được dựa trên mạng máy tính vùng hoặc toàn cầu, hoạt động theo phương thức tôn trọng các bản sắc văn hóa và xã hội;

  3. Chú ý rằng, để sử dụng đầy đủ ICT cho các mục đích giáo dục, phải đặc biệt chú ý đến việc loại trừ sự mất bình đẳng nghiêm trọng đang tồn tại giữa các nước và trong mỗi một nước trên toàn thế giới trong việc tiếp cận với ICT và trong việc tạo ra các nguồn tương ứng;

  4. Làm cho ICT phù hợp với các nhu cầu của quốc gia, vùng và địa phương và đảm bảo an toàn cho các hệ thống kỹ thuật, giáo dục, quản lý và chính trị để duy trì chúng trong thời gian lâu dài;

  5. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhận biết các mục đích và các mối quan tâm của tất cả các nước đặc biệt là các nước đang phát triển, thông qua hợp tác quốc tế, tiếp cận bình đẳng và tăng cường cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực này, phổ biến công nghệ đó cho toàn xã hội;

  6. Theo sát sự tiến triển của “xã hội tri thức” để bảo đảm chất lượng cao và những quy định hợp lý cho sự tiếp cận phổ biến;

  7. Quan tâm đến những khả năng mới được tạo ra bằng việc sử dụng ICTs, đồng thời quán triệt nguyên tắc trên hết là các cơ sở đào tạo đại học đang sử dụng ICTs để hiện đại hóa công tác của họ song không được biến các tổ chức đào tạo đại học thực thành các tổ chức ảo.

Giới thiệu và Mục đích

Sử dụng công nghệ trong giáo dục bắt đầu từ thời xa xưa trong lịch sử. Từ dạng thô sơ trong những ngày đầu của nền văn minh nhân loại đến hàng loạt các công nghệ máy tính điều khiển các loại thiết bị trong những năm 1990, công nghệ đã và đang tác động một cách đáng kể đến lý thuyết và thực tiễn giáo dục (Okebukola, 1998). Trong cuốn sách “Con đường Phía trước”, Bill Gates của Tập đoàn Microsoft hình dung ra một sự biến đổi tương đối nhanh quá trình giáo dục và đánh giá học tập bằng việc phát triển nhanh chóng siêu xa lộ thông tin. Động lực thay đổi và sự phát triển không ngừng của công nghệ máy tính đã làm cho Gates (1995) đưa ra kết luận rằng siêu xa lộ thông tin sẽ biến đổi nền giáo dục trong phần tư đầu tiên của thế kỷ 21 “vượt xa những ước mơ to lớn nhất của chúng ta”.

Công nghệ giảng dạy kết hợp chặt chẽ công cụ và tài liệu để trình bày, hỗ trợ, và tăng cường việc dạy học. Các công cụ được sử dụng bao gồm từ quyển vở và chiếc bút chì đến máy tính điện tử. Việc sử dụng công nghệ trong giáo dục bắt đầu từ khi chiếc bảng đá đen được giới thiệu như một công cụ bổ sung cho việc viết chữ. Tấm bảng đen của sinh viên mở đường cho chiếc bảng đen và bảng viết phấn của lớp học. Từ sự khởi đầu như vậy hàng ngàn công cụ và thiết bị đã được đưa vào giúp cho giảng viên trong việc dạy học.

Cách mạng truyền thông đã và đang có mối liên hệ rất mật thiết với giáo dục. Đó là vì giáo dục đòi hỏi phương tiện truyền đạt của quá trình giao tiếp. Phương tiện truyền đạt thông tin ảnh hưởng đến sự phân bố kiến thức theo thời gian và theo không gian. Công nghệ liên quan tới truyền thông gắn với việc học tập qua lịch sử phát triển. Từ những viên đất sét đến giấy và bút chì, từ bảng đen đến sách, tranh ảnh, từ máy thu thanh, băng cassette đến vô tuyến truyền hình và phim, những công nghệ giáo dục mới sử dụng các thiết bị vi điện tử và phương tiện truyền thông tinh vi nhất. Phạm vi của công nghệ thông tin mới bao gồm cả các loại chip điện tử, máy vi tính, vệ tinh và kỹ thuật viễn thám (sự kết hợp của máy tính và viễn thông).



Mục đích

Sau khi học xong module này bạn có thể:



  • Phân biệt giữa các phương pháp và sản phẩm của các công nghệ mới;

  • Xác định được vai trò của các công nghệ mới trong việc nâng cao việc dạy và học;

  • Nhận biết được các công nghệ mới và việc sử dụng của chúng trong việc dạy và học với sự liên hệ đến bối cảnh châu Phi;

  • Làm quen với tiềm năng cũng như những hạn chế của công nghệ mới trong bối cảnh của châu Phi.

Каталог: UserFiles -> Hoc%20Lieu%20Mo
UserFiles -> PHƯƠng pháp viết nghiên cứu khoa họC Ứng dụng sư phạM
UserFiles -> 29 Thủ tục công nhận tuyến du lịch cộng đồng
UserFiles -> BÀi phát biểu củA ĐẠi diện sinh viên nhà trưỜng sv nguyễn Thị Trang Lớp K56ktb
UserFiles -> BỘ XÂy dựNG
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
UserFiles -> BỘ XÂy dựng số: 10/2013/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
UserFiles -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc
UserFiles -> MÔn toán bài 1: Tính a) (28,7 + 34,5) X 2,4 b) 28,7 + 34,5 X 2,4 Bài 2: Bài toán
UserFiles -> CỦa bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin về việc thành lập tạp chí di sản văn hóa thuộc cục bảo tồn bảo tàng bộ trưỞng bộ VĂn hóa thông tin
Hoc%20Lieu%20Mo -> Lịch SỬ phát triển kiến trúc công nghiệp thế giớI

tải về 1.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   46




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương