HĐnd tỉnh hà TĨnh khoá XVI, KỲ HỌp thứ 3 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế



tải về 236.89 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích236.89 Kb.
#14221
1   2   3   4

6. Việc huy động nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên vẫn còn nhiều hạn chế

Việc đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu đang dựa vào nguồn ngân sách Trung ương từ dự án 661 và huy động nguồn lực trong dân đầu tư trồng rừng sản xuất. Ngân sách tỉnh đầu tư hàng năm quá ít, ngân sách huyện, xã hầu như không có. Chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn tín dụng, vốn vay ưu đãi đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng trên diện tích được giao, khoán, cho thuê.

Việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư bảo vệ và phát triển rừng còn nhiều hạn chế. Thời gian qua trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 doanh nghiệp thuộc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt nam đầu tư trồng cây cao su, 2 Doanh nghiệp là Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh và Công ty HAVIHA đầu tư trồng rừng nguyên liệu, hiện tại chưa thu hút được nhiều Doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực lâm nghiệp. 5 năm qua bằng các nguồn vốn khác nhau, cả tỉnh chỉ huy động được hơn 437 tỷ đồng để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, trong đó vốn từ tập đoàn CN cao su hơn 227 tỷ đồng.

Việc đầu tư bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên, chỉ mới dừng lại ở khâu bảo vệ là chính và tập trung cho rừng phòng hộ, đặc dung. Chưa thu hút được các thành phần kinh tế, nhất là các Doanh nghiệp đầu tư vào chiều sâu sản xuất kinh doanh tổng hợp theo hướng bền vững, lâu dài, đặc biệt là làm giàu rừng tự nhiên sản xuất, trồng cây gỗ lớn, cây lâm sản phi gỗ gắn với chế biến các sản phẩm đồ gỗ cao cấp. Hiện tại mới chỉ có 2 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn, Chúc A sản xuất kinh doanh gỗ lớn, nhưng chủ yếu đang tổ chức khai thác chính gỗ rừng theo kế hoạch hàng năm và trích một phần kinh phí đầu tư cho công tác bảo vệ rừng.



7. Việc phát triển rừng sản xuất chưa thực sự đi theo hướng thâm canh, tăng năng suất và giá trị; tình trạng trồng rừng quảng canh, thiếu kỹ thuật của các hộ dân vẫn còn phổ biến

Việc phát triển rừng sản xuất từ trước đến nay chủ yếu do các hộ gia đình và một số công ty lớn tự bỏ vốn đầu tư, ngân sách hỗ trợ còn hạn chế, người dân miền núi điều kiện đang còn khó khăn, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật nên chưa có điều kiện đầu tư trồng rừng thâm canh mà chủ yếu đang tự phát, quảng canh, nên năng suất rừng trồng chưa cao. Các chính sách khuyến khích phát triển một số loài cây chủ lực, cây bản địa quý hiếm như Lim, Gõ, Sến, Táu, Giổi,…phục vụ nhu cầu gia dụng và xuất khẩu chưa được quan tâm, chậm ban hành. Các doanh nghiệp chưa thực sự trăn trở để đầu tư thâm canh, kinh doanh tổng hợp từ rừng.



8. Hệ thống chế biến lâm sản phát triển thiếu quy hoạch, thiếu sự kiểm soát của Nhà nước; công nghệ chế biến chậm đổi mới, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, giá trị gia tăng chưa cao (đang chủ yếu bán sản phẩm thô, nhất là nguyên liệu gỗ rừng trồng)

Hầu hết các cơ sở chế biến lâm sản được xây dựng tự phát không theo quy hoạch, chưa gắn với nguồn nguyên liệu (Thống kê đến 15/8/2011, toàn tỉnh có 289 xưởng cưa xẻ hoạt động, trong đó số xưởng có đăng ký kinh doanh là 118 xưởng, số xưởng không có giấy phép ĐKKD là 171 xưởng, chiếm 59,2% tổng số xưởng).

Một số ít cơ sở chế biến lớn như: Công ty liên doanh sản xuất dăm giấy Việt Nhật, Công ty chế biến gỗ xuất khẩu Đại Phát, Công ty trồng rừng và sản xuất nguyên liệu giấy Hanviha, Công ty Cổ phần Việt Hà, Công ty TNHH Xuân Lâm, công ty TNHH Hoàng Anh…là xây dựng đúng quy hoạch, số còn lại chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, phát triển tự phát, phân bố chủ yếu trong các khu dân cư, không theo quy hoạch và không gắn với nguồn nguyên liệu, sản xuất không ổn định; công nghệ thiết bị còn lạc hậu, sản phẩm thô, chưa có sức cạnh tranh, giá trị lâm sản chưa cao.

Việc cấp phép các cơ sở chế biến lâm sản chưa thống nhất và thiếu phối hợp giữa các cơ quan liên quan, chưa có sự tham gia của ngành lâm nghiệp đây là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành; chưa căn cứ khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào và nhu cầu thực tế của các địa phương để cấp phép.

Nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến của các cơ sở sản xuất lớn hầu hết có nguồn gốc, còn các cơ sở sản xuất nhỏ, đặc biệt là làng nghề truyền thống đang sử dụng nhiều gỗ rừng tự nhiên trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc; thủ tục về kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra thiếu chặt chẽ nên việc kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng khó thực hiện.

III. NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém

1.1. Về khách quan

- Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, địa bàn hoạt động rộng lớn, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp,...

- Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách lâm nghiệp thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với chủ trương xã hội hoá nghề rừng và cơ chế kinh tế thị trường, thậm chí còn có sự chồng chéo, khó thực hiện ở một số văn bản. Chưa bổ sung kịp thời những cơ chế chính sách mới hỗ trợ phát triển rừng sản xuất, đặc biệt là rừng tự nhiên sản xuất chưa đủ trữ lượng khai thác chính nhằm tạo ra những khu rừng gỗ lớn phục vụ nhu cầu chế biến lâm sản.

- Đời sống nhân dân miền núi gặp rất nhiều khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập không ổn định, đời sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và nghề rừng. Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng của nhân dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

- Nhu cầu sử dụng lâm sản của xã hội ngày càng tăng, giá trị các sản phẩm gỗ tăng cao, nhất là gỗ rừng tự nhiên, gỗ quý, trong khi gỗ rừng trồng và các vật liệu thay thế khác chưa đáp ứng được. Mặt khác hoạt động của "lâm tặc" ngày càng tinh vi, có tổ chức và ngang ngược.

- Nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ngày càng cao nên một số diện tích rừng tự nhiên phải chuyển mục đích sử dụng ra khỏi lâm nghiệp phục vụ công trình thủy lợi, thủy điện, khu tái định cư, đường giao thông…vv.

- Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn hạn chế. Một số chủ trương, dự án được phê duyệt, triển khai thực hiện nhưng lại không được cấp kinh phí như công tác giao rừng, dự án theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, kiểm kê, trồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng...

1.2. Về chủ quan.

- Chính quyền nhiều xã, huyện, một số chủ rừng và cơ quan chuyên môn chưa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí làm ngơ, bao che cho hành vi vi phạm. Một số cán bộ kiểm lâm và bảo vệ rừng của chủ rừng thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện thông đồng, tiếp tay cho các hành vi xâm hại rừng trái phép.

- Việc điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các cấp, của các cơ quan chuyên môn còn chưa thường xuyên, thiếu kế hoạch cụ thể và chưa quyết liệt, nhất là việc kiểm tra vận chuyển, chế biến lâm sản, kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ của cấp dưới. Công tác báo cáo, nắm bắt thông tin, tổ chức dự báo tình hình chưa đảm bảo nên nhiều việc chưa có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

- Tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp còn bất cập, nhiều việc còn chồng chéo không được phân định rõ. Biên chế của lực lượng Kiểm lâm và bảo vệ rừng còn thiếu 131 người so với tiêu chuẩn quy định, cấp xã thiếu cán bộ chuyên trách về lâm nghiệp. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý, các chủ rừng còn nhiều hạn chế. Trang thiết bị, phương tiện cho công tác bảo vệ rừng còn thiếu chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, cơ sở vật chất còn nghèo nàn; hệ thống trạm trại còn bất cập; đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức, nhất là ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh còn gặp nhiều khó khăn.

- Các chủ rừng chưa chủ động thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật, chưa quan quan tâm tìm biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng rừng, đất rừng được giao quản lý, để nâng cao đời sống cho cán bộ, viên chức, những người làm rừng. Trong khi đó tỉnh chưa có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thỏa đáng để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, nhất là rừng tự nhiên. Các thủ tục hành chính trong việc thuê, giao đất, giao rừng còn nhiều tầng nấc, phức tạp.

- Trách nhiệm của các cấp, các ngành, của chủ rừng đã được pháp luật quy định, nhưng công tác phân cấp, phân công chưa rõ ràng, đầy đủ và chưa có chế tài, hình thức kỷ luật, khen thưởng thỏa đáng. Ý thức trách nhiệm cộng đồng của nhân dân có nơi chưa cao, khi có sự việc cần huy động còn khó khăn.

- Sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng (giữa Kiểm lâm với Công an, Quân đội) trong tổ chức thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên, tính chủ động của các ngành còn hạn chế, nhiều lúc, nhiều nơi còn thiếu gắn bó, tinh thần trách nhiệm, hiệu quả phối hợp chưa cao; việc điều tra, xử lý các vụ chống người thi hành công vụ còn chưa nghiêm minh, kéo dài, chưa trừng trị thích đáng kẻ chủ mưu, nên chưa có tác dụng giáo dục, răn đe đối tượng vi phạm, dẫn tới một số đối tượng phá rừng, khai thác rừng trái phép có biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền.

2. Bài học kinh nghiệm 

- Một là: Ở đâu người đứng đầu các tổ chức có năng lực, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nhiệm vụ được giao thì ở đó rừng sẽ được bảo vệ và phát triển tốt hơn.

- Hai là: Nơi nào thực hiện tốt công tác giao, khoán đất rừng, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa bên giao, nhận khoán thì ở đó nhân dân gắn bó với rừng hơn, rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn và ngày càng phát triển.

- Ba là: Địa phương nào mà cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm vào cuộc, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ sát thực tế, có chương trình hoạt động cụ thể, khoa học thì ở đó rừng được quản lý bảo vệ và phát triển tốt hơn.

- Bốn là: Ở đâu các vụ vi phạm được xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm, có tính răn đe giáo dục cao thì ở đó tình hình vi phạm pháp luật giảm.

- Năm là: Đơn vị chủ rừng nào phối hợp gắn bó chặt chẽ với chính quyền địa phương thì ở đó mọi hoạt động lâm nghiệp sẽ thuận lợi, đưa lại hiệu quả thiết thực.

Phần 2

PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến 2020

I. PHƯƠNG HƯỚNG

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác lâm nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế và toàn xã hội cùng tham gia bảo vệ và phát triển rừng, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về rừng, đất rừng, vì mục tiêu phòng hộ, bảo vệ môi trường, sinh thái và tăng trưởng bền vững kinh tế của tỉnh.

Tập trung bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ ven biển. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng chống cháy rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản trái phép.

Đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, trong đó quan tâm cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thuê để phát triển sản xuất. Khuyến khích và hỗ trợ trồng rừng thâm canh, trồng cây bản địa gỗ lớn, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến sâu các sản phẩm.

Xác định công tác bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phải dựa vào nhân dân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Quản lý, bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững 362.740,9 ha rừng và đất rừng hiện có, nâng cao chất lượng và giá trị của rừng nhằm đảm bảo vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh quốc phòng và xây dựng nông thôn mới của tỉnh.



2. Mục tiêu cụ thể

* Phấn đấu đến hết năm 2015 đạt các mục tiêu sau:

- Độ che phủ rừng đạt 54%, chất lượng của rừng tự nhiên ngày càng được cải thiện.

- Kiểm soát chặt chẽ khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản; giảm số vụ và diện tích thiệt hại do cháy rừng gây ra.

- Toàn bộ diện tích rừng, đất rừng đều có chủ quản lý.

- Giá trị sản xuất theo giá so sánh đạt 250 tỷ đồng, tăng trưởng 3,5%/năm.

- Giá trị xuất khẩu đạt 50 triệu USD.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 55.000 lao động.

* Mục tiêu định hướng đến hết năm 2020:

Độ che phủ rừng đạt 56%, rừng và đất rừng cơ bản được quản lý ổn định, bền vững; tăng trưởng giá trị SX theo giá so sánh ước đạt 4%/năm; giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt khoảng 70 triệu USD; Giải quyết việc làm cho 70 ngàn lao động.



III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân

Tổ chức thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Đảm bảo 100% người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức, cơ quan chuyên môn nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình và nắm chắc các chủ trương, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp. Cơ bản các hộ dân sống gần rừng, trong rừng được tuyên truyền, tiếp cận và hiểu biết các chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.

Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật chú trọng một số nội dung sau:

- Tổ chức phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về lâm nghiệp cho cán bộ chính quyền cấp xã, cán bộ thôn xóm, lực lượng bảo vệ rừng, bình quân mỗi huyện 2 lớp/năm;

- Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng, cán bộ phòng ban các huyện, cán bộ, dân quân tự vệ các xã, bình quân mỗi huyện 2 lớp/năm;

- Tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ bảo vệ rừng, PCCCR cho các cơ quan chuyên môn tỉnh, huyện, bình quân 02 lớp/năm;

- Tổ chức các buổi tọa đàm, nói chuyện chuyên đề trong các trường học, cộng đồng dân cư sống ở các khu vực gần rừng, trong rừng, bình quân mỗi xã 10 cuộc/năm;

- Tổ chức phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong thời điểm nắng nóng, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao trên đài phát thanh, truyền hình tỉnh, huyện, phát thanh các xã;

- Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Ngân sách đầu tư thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật 4,8 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 1,2 tỷ đồng.



2. Tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, hàng năm thực hiện việc giao chỉ tiêu kế hoạch từ tỉnh đến huyện, xã. Quan tâm rà soát điều chỉnh các quy hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển rừng sản xuất

Tăng cường kiểm soát, quản lý quy hoạch, đảm bảo việc cấp phép, quyết định các vấn đề như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, cho thuê rừng, thực hiện các chương trình, dự án...phải trên cơ sở quy hoạch được duyệt, chấm dứt tình trạng quy hoạch chạy theo yêu cầu của nhà đầu tư. Các cơ quan chuyên môn theo chức năng, nhiệm vụ của mình quan tâm xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng cấp tỉnh, cấp huyện đã được phê duyệt. Hàng năm UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch về bảo vệ và phát triển rừng cho cấp huyện, để cấp huyện chủ động tham gia công tác BVPTR trên địa bàn. Quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch cần kiểm tra, giám sát, đánh giá kịp thời, để đạt được mục tiêu mà quy hoạch đề ra.

Phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định. Sau điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và khi có kết quả kiểm kê rừng cần xem xét điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó chú trọng làm rõ về phát triển rừng sản xuất, theo hướng hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với chế biến, như vùng trồng rừng nguyên liệu, cao su, sản xuất kinh doanh gỗ lớn, lâm sản ngoài gỗ...

Quan tâm tăng cường năng lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều tra, quy hoạch, đảm bảo xây dựng các quy hoạch, dự án có chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển.



3. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy mô diện tích quản lý của các chủ rừng Nhà nước đảm bảo sử dụng ổn định, có hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực quản lý của từng đơn vị và góp phần thực hiện chiến lược xã hội hóa công tác lâm nghiệp của tỉnh

Tập trung rà soát diện tích quản lý của các chủ rừng nhà nước để xem xét cắt chuyển theo hướng: Diện tích rừng phòng hộ tập trung có quy mô trên 2.000 ha của các doanh nghiệp thì cần cắt chuyển để giao cho các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý . Diện tích quy hoạch rừng sản xuất tập trung có quy mô từ 1.000ha trở lên (trường hợp đặc biệt thì từ 500 ha trở lên) đang do các Ban quản lý rừng quản lý thì xem xét thu hồi chuyển về địa phương để giao cho hộ gia đình hoặc cho các tổ chức kinh tế thuê. Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán, gần dân có quy mô liền vùng dưới 500 ha thì xem xét giao cho hộ, các tổ chức hoặc cộng đồng dân cư quản lý.

Định hướng cụ thể để rà soát, xem xét cắt chuyển như sau:

- Đối với doanh nghiệp: Xem xét tách chuyển khoảng 19.259 ha (trong đó có 18.254 ha rừng phòng hộ) của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ Hương Sơn để tổ chức lại ban QLRPH Ngàn Phố; tách chuyển khoảng 7.000 ha (trong đó có 5.666 ha rừng phòng hộ) của Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A sang Ban QLRPH Ngàn Sâu, để tổ chức lại Ban.

- Đối với các ban quản lý rừng: Giữ nguyên, ổn định diện tích hiện đang quản lý của Ban quản lý rừng PH Hồng Lĩnh và Vườn Quốc Gia Vũ Quang. Soát xét, cắt chuyển khoảng 4.237 ha rừng sản xuất của Ban QLRPH Ngàn sâu, 8.152 ha của PH Nam Hà Tĩnh (trong đó có 880 ha rừng phòng hộ), 752 ha của PH Sông Tiêm, 3.248 ha của PH Ngàn Phố (trong đó có 260 ha phòng hộ), 2.454 ha của PH Cẩm Xuyên (trong đó có 1.106 ha rừng phòng hộ), 3.947 ha của PH Thạch Hà (trong đó có 1.097 ha phòng hộ) để cho các tổ chức kinh tế thuê, chuyển về cho địa phương để giao cho hộ gia đình (nếu địa phương, các tổ chức kinh tế có nhu cầu). Đối với diện tích rừng và đất quy hoạch lâm nghiệp ven biển của Ban QLRPH Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Nam Hà Tĩnh cắt ra sẽ giao cho các địa phương quản lý, kết hợp với diện tích ven biển của các huyện khác để lập dự án riêng, nhằm đầu tư phát triển đai rừng phòng hộ ven biển, ứng phó kịp thời với tình hình biến đổi khí hậu. Cắt chuyển khoảng 2.139 ha của PH Thạch Hà và 4.569 ha của PH Cẩm Xuyên về Ban quản lý bảo tồn TN Kẻ Gỗ. Tổng diện tích dự kiến cắt chuyển cho địa phương, doanh nghiệp khoảng 28.000 ha (trong đó có 24.300 ha rừng sản xuất).

Trên cơ sở định hướng này giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Hướng dẫn các đơn vị chủ động cùng nhau bàn bạc, xây dựng phương án tiếp nhận cụ thể đối với diện tích cắt chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác, đảm bảo sớm ổn định quy mô của từng đơn vị (trước mắt các đơn vị vẫn tiếp tục quản lý diện tích định hướng cắt chuyển cho địa phương, doanh nghiệp).

Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch chi tiết, tiến hành rà soát cụ thể, đề xuất diện tích cắt chuyển cho địa phương, doanh nghiệp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt kết quả trong năm 2013.

Quá trình rà soát cần quan tâm: Làm rõ về giá trị, nguồn vốn đầu tư, quyền lợi, nghĩa vụ của người đã nhận khoán, giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao và bên nhận, theo dõi đầu tư của Nhà nước. Trường hợp diện tích rà soát cắt chuyển nhưng chưa có chủ thể bên nhận thì chưa quyết định cắt chuyển mà chủ rừng cũ vẫn tiếp tục quản lý và sẽ quyết định cắt chuyển khi có chủ thể mới.

(Hiện trạng đất lâm nghiệp của các chủ rừng cần rà soát, định hướng diện tích rà soát để cắt chuyển và định hướng quy mô sau rà soát, điều chỉnh sắp xếp lại như biểu 06, 07, 08, 09 kèm theo)

4. Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSDD cho các thành phần kinh tế, trong đó ưu tiên các hộ sống chủ yếu bằng nghề rừng; xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng để nhân ra diện rộng

Phấn đấu toàn bộ số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã quản lý và số diện tích thu hồi sau rà soát từ các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng được giao, cho thuê và cấp giấy chứng nhận QSDĐ xong trong năm 2013.

Xây dựng hoàn chỉnh đề án của tỉnh về giao đất, giao rừng, cho thuê rừng theo đúng tinh thần Thông tư 38/2007/TT-BNN và Thông tư 07/2011/TTLT- BNNPTNT-BTNMT để UBND tỉnh phê duyệt trong quý IV năm 2012, làm cơ sở điều hành, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này. Đề án cần chú trọng làm rõ: đối tượng, hạn mức được giao, thuê đất, rừng (cần ưu tiên cho các hộ dân nhận khoán trước đây đang thực hiện có hiệu quả và các hộ dân trong địa bàn sống chủ yếu bằng nghề rừng); xây dựng khung giá cho thuê đất, rừng nhằm tiến tới đấu giá rừng và đất lâm nghiệp để thuê, đảm bảo cơ bản diện tích rừng, đất rừng sản xuất phải chuyển sang cho thuê; làm rõ thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, giải quyết nhanh gọn; làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành...

UBND cấp huyện tiến hành rà soát lại diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định số 02/CP và Nghị định số 163/1999/CP, giải quyết các chồng chéo, vướng mắc, hoàn chỉnh lại hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành. Rà soát quỹ đất, cân đối nhu cầu sử dụng của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, đề xuất thu hồi cắt chuyển một số diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở các chủ rừng hiện quản lý, sử dụng không hiệu quả, xây dựng phương án tổng thể về giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện thông qua và báo cáo UBND tỉnh phê duyệt; sau khi phương án được phê duyệt chỉ đạo các xã xây dựng phương án giao rừng cho các hộ gia đình, trình Hội đồng nhân dân xã thông qua và báo cáo UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Trước mắt phải khẩn trương xây dựng phương án để giao hết số diện tích rừng và đất lâm nghiệp hiện do UBND các xã đang quản lý xong trong năm 2012. Cấp huyện cần tập trung chỉ đạo quyết liệt, định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá, hướng dẫn và có biện pháp cụ thể với từng xã.

Kinh phí cho điều tra, đo vẽ, xây dựng hồ sơ giao, cho thuê rừng, đất rừng chủ yếu do các tổ chức, cá nhân được giao, cho thuê đất rừng chi trả. Đối với tổ chức thì tự lo kinh phí để chi trả cho đơn vị tư vấn, các hộ gia đình thì ngân sách hỗ trợ bình quân 200.000 đồng/ha, còn lại UBND xã huy động đóng góp theo diện tích được giao của các hộ, các hộ khó khăn thì xem xét hỗ trợ mức cao hơn các hộ khác; tổng kinh phí Ngân sách hỗ trợ khoảng 9,6 tỷ đồng.

Rà soát toàn bộ hồ sơ khoán rừng, khoán đất lâm nghiệp trong các Ban quản lý rừng và Công ty lâm nghiệp, chấn chỉnh đảm bảo thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ. Kiên quyết thanh lý các hợp đồng khoán không đúng đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân đã nhận khoán nhưng thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Nhà nước. Đảm bảo quyền và nghĩa vụ các bên giao, nhận khoán, từ đó làm cho mỗi lô rừng đều có chủ, người làm rừng thực sự an tâm đầu tư, bảo vệ rừng tốt hơn.



Xây dựng thí điểm một số mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng để nhân ra diện rộng. Với quan điểm dựa vào dân, dựa vào cộng đồng địa phương để quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác sử dụng rừng đảm bảo bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Đảm bảo kinh doanh rừng lâu dài liên tục với năng suất, hiệu quả ngày càng cao; kinh doanh rừng phải tuân thủ luật pháp, thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp với xã hội, đảm bảo quyền hạn và quyền lợi cũng như mối quan hệ tốt với nhân dân và cộng đồng địa phương; duy trì được khả năng phòng hộ, đa dạng sinh học của rừng. Phương châm quản lý là cộng đồng cùng bàn, cùng góp sức bảo vệ, xây dựng rừng, cùng kiểm tra và cùng chia sẽ lợi ích công bằng. Việc xây dựng các mô hình sẽ hướng tới các nội dung chính gồm: Giao đất, giao rừng cho hộ, nhóm hộ, hoặc các cộng đồng thôn, xóm để quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; Trên cơ sở quy định của pháp luật, hướng dẫn nhóm hộ, cộng đồng cùng nhau bàn bạc xây dựng quy ước về bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững rừng của họ; thiết lập bộ máy quản lý, điều hành của cộng đồng hoặc của nhóm hộ gia đình; Xây dựng quy chế quản lý; Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, gồm kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm; triển khai thực hiện các hoạt động QLR cộng đồng, nhóm hộ; cộng đồng tổ chức giám sát đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, theo quy ước của cộng đồng (nếu cần thì có sự tham gia của chính quyền xã); tổ chức đánh giá hiệu quả đem lại trong quá trình thực hiện (thay đổi về thu nhập các hộ gia đình; thay đổi về độ che phủ so với trước; sản lượng trên đơn vị diện tích; cháy rừng, sâu bệnh hại...); rút bài học kinh nghiệm, bổ cứu và nhân rộng mô hình ra nhiều địa phương khác. Trước mắt tập trung xây dựng hoàn chỉnh mô hình tại xã Sơn Diệm huyện Hương Sơn trong năm 2012, trong năm 2013 phấn đấu tất cả các huyện đều phải xây dựng ít nhất 01 mô hình để từ đó đánh giá nhân ra diện rộng trên địa bàn toàn tỉnh, có như vậy thì mới huy động được sự tham gia tích cực của người dân, của cộng đồng vào công tác bảo vệ, phát triển rừng hiệu quả.


tải về 236.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương