HĐnd tỉnh hà TĨnh khoá XVI, KỲ HỌp thứ 3 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Tích cực xây dựng các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực nhằm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Đề án đề ra



tải về 236.89 Kb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích236.89 Kb.
#14221
1   2   3   4

13. Tích cực xây dựng các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực nhằm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu Đề án đề ra

13.1. Từ nay đến năm 2015 cần tập trung xây dựng và đầu tư cho một số chương trình, dự án ưu tiên sau:

- Chương trình bảo vệ và phát triển rừng của giai đoạn 2012-2015; vốn đầu tư 581 tỷ đồng.

- Chương trình tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; thời gian thực hiện 2012-2015; tổng vốn đầu tư: 4,8 tỷ đồng.

- Đề án sắp xếp lại các trạm bảo vệ rừng và trạm KL địa bàn; thời gian thực hiện 2012-2015; tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

- Đề án giao rừng, cho thuê rừng, gắn với giao đất, cho thuê đất; thời gian thực hiện 2012-2015; vốn đầu tư 32 tỷ đồng.

- Dự án kiểm kê rừng (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư thí điểm tại Hà Tĩnh); thời gian thực hiện 2011-2012; tổng vốn đầu tư 26 tỷ đồng.

- Dự án theo dõi diễn biến rừng: 5 tỷ đồng.

- Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm giai đoạn 2; thời gian thực hiện 2012-2015; tổng vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

- Dự án phục hồi và phát triển hệ thống rừng ngập mặn ven biển; vốn đầu tư 2014-2015: 40 tỷ đồng (tổng dự án khoảng 100 tỷ đồng cho cả những năm sau 2015).

- Dự án đầu tư xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Thời gian thực hiện 2011-2020; tổng vốn đầu tư 350 tỷ đồng (giai đoạn 2012-2015 đầu tư 25 tỷ đồng).

- Dự án phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ; vốn đầu tư 2013-2015 là 60tỷ.

- Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gỗ MDF và sản xuất ván nhân tạo cao cấp. Thời gian thực hiện 2012-2015; tổng vốn đầu tư 340 tỷ đồng.

- Dự án quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng (thí điểm); thời gian thực hiện 2012-2015; vốn đầu tư 4 tỷ đồng.

- Thực hiện Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND, ngày 09/8/2011 của UBND tỉnh v/v ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2015: 10,1 tỷ đồng.

- Các chính sách khuyến khích khác: 4 tỷ đồng.

13.2. Dự kiến cơ cấu các nguồn vốn và tiến độ đầu tư:

Tổng nhu cầu vốn dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2012-2015 để thực hiện đề án là 1.151,9 tỷ đồng, gồm:

- Nguồn vốn ngân sách: 243,5 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 21,1 %, trong đó:

+ Ngân sách Trung ương: 191 tỷ đồng.

+ Ngân sách địa phương: 52,5 tỷ đồng (từ thuế tài nguyên, xử phạt vi phạm luật, thu từ chuyển mục đích sử dụng rừng, Quỹ bảo vệ phát triển rừng và các nguồn khác).

- Nguồn vốn huy động các thành phần kinh tế (Doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình, cá nhân): 678,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 58,9%.

- Huy động tài trợ của các tổ chức Quốc tế: 89,2 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,7%.

- Lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn: 140,8 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 12,2%.



Nguồn vốn đầu tư được bố trí chi tiết các năm: Năm 2012: 273,95 tỷ đồng; năm 2013: 289,05 tỷ đồng; năm 2014: 291,95 tỷ đồng; năm 2015: 296,95 tỷ đồng. (chi tiết có biểu 11 kèm theo)

13.3. Cơ chế, cách làm để huy động vốn cho thực hiện đề án

Để có nguồn vốn đảm bảo đầu tư thực hiện để án cần thực hiện tốt một số nội dung sau:

- Tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương thông qua kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012; vận dụng linh hoạt các chính sách của Trung ương đã ban hành; kêu gọi sự hỗ trợ, đầu tư từ các chương trình, dự án quốc tế để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng;

- Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh theo quy định tại Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức bộ máy, Quy chế hoạt động, nguồn thu và các vấn đề liên quan khác do UBND tỉnh quyết định. Nguồn vốn ban đầu của Quỹ do Ngân sách tỉnh hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng (Mười tỷ đồng) từ Kế hoạch ngân sách năm 2013 và nguồn hỗ trợ từ Quỹ Trung ương.

Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Mục đích của quỹ nhằm: Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng cho các chủ rừng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ là: không vì mục đích lợi nhuận, nhưng phải bảo toàn vốn nhà nước cấp ban đầu; hỗ trợ cho các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án mà ngân sách nhà nước chưa đầu tư hoặc chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư; Phải đảm bảo công khai, minh bạch, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật. Nguồn tài chính của Quỹ gồm: Ngân sách tỉnh hỗ trợ vốn ban đầu khi thành lập; Nguồn thu từ các khoản đóng góp bắt buộc của các đối tượng, gồm: Đóng góp của chủ rừng khi còn khai thác, kinh doanh gỗ, đóng góp của cơ sở kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, dịch vụ sinh thái - môi trường rừng, đóng góp từ các dự án đầu tư phải khai thác rừng để giải phóng mặt bằng và có yêu cầu phải trồng lại rừng nhưng không có điều kiện; Tài trợ, đóng góp tự nguyện của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; Vốn nhận ủy thác từ các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong nước và ngoài nước; từ các Quỹ và các nguồn tài chính khác; Nguồn hỗ trợ từ Quỹ Trung ương...

- Tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định 99/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng; nhanh chóng tiếp cận và tham gia vào dự án REDD để được cấp chứng chỉ carbon nhằm tăng nguồn thu cho lâm nghiệp; nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với diện tích quy hoạch rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích quy hoạch rừng phòng hộ của các Ban QL rừng phòng hộ, đặc dụng được góp quỹ đất để liên doanh, liên kết hoặc được thế chấp vay vốn lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất lâm nghiệp;

- Khuyến khích, vận động các thành phần kinh tế vay vốn đầu tư với cơ chế thông thoáng; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi; từng bước tiếp cận và thực hiện chứng chỉ carbon để quản lý rừng bền vững, đảm bảo có nguồn thu.

- Lồng ghép các chương trình, dự án về phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh để góp phần đầu tư cho lâm nghiệp.



Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở đề án được phê duyệt, UBND tỉnh giao:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

* Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu tổ chức thực hiện đề án, xây dựng các phương án, đề án chuyên sâu để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt và tổ chức chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Trước mắt, giao Chi cục kiểm lâm:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức soát xét, kiểm tra các cơ sở chế biến lâm sản, các làng nghề truyền thống sử dụng gỗ rừng tự nhiên, các hộ dân ở những xã gần rừng tự nhiên; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Việc này phải triển khai thực hiện và báo cáo UBND Tỉnh xong vào cuối quý III năm 2012.

- Soát xét lại đội ngũ cán bộ, bố trí cán bộ có năng lực, trách nhiệm, tâm huyết với nhiệm vụ được giao vào những vị trí, địa bàn thường xảy ra điểm nóng về khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép, vùng thường xảy ra cháy rừng.

* Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh về thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, trên cơ sở hợp nhất Ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về bảo vệ, PCCR và Ban chỉ đạo Dự án 661 của tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Ðầu tư và Sở Tài chính căn cứ vào các đề án chi tiết, các chương trình, dự án được phê duyệt, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn hàng năm đảm bảo thực hiện Đề án có hiệu quả.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận QSDD, xây dựng các chính sách về đất đai, đồng thời xử lý kịp thời, đúng pháp luật các vi phạm pháp luật về đất đai.

4. Sở Nội vụ tham mưu thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án về kiện toàn, sắp xếp lại hệ thống tổ chức, các đơn vị.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ vào đề án này và căn cứ thẩm quyền của mình để xây dựng đề án phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, tổ chức chỉ đạo thực hiện đảm bảo hiệu quả.

6. Các chủ rừng căn cứ vào đề án được phê duyệt, tổ chức xây dựng đề án chi tiết của đơn vị mình, trình Sở NN&PTNT thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và đất lâm nghiệp có hiệu quả.

7. Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Kiểm lâm xây dựng kế hoạch cụ thể để phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và phòng chống tội phạm về bảo vệ rừng.

Công an tỉnh chỉ đạo công an các huyện, thị xã phối hợp và hỗ trợ thường xuyên với lực lượng Kiểm lâm, nhằm tổ chức điều tra nắm chắc, triệt phá các đối tượng “đầu nậu”, chủ đường dây buôn bán lâm sản trái phép; kiên quyết ngăn chặn triệt để tình trạng chống người thi hành công vụ; xử lý dứt điểm các vụ án tồn đọng trong lĩnh vực bảo vệ rừng.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các huyện, các đồn biên phòng sẵn sàng tham gia các đợt truy quét khi có sự huy động của UBND các huyện; các đồn biên phòng phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ hộ khẩu và người ra vào rừng khu vực biên giới.

8. Các cơ quan truyền thông như Đài phát thanh, truyền hình tỉnh, báo Hà Tĩnh xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật, phát hiện, biểu dương những gương làm tốt, những nhân tố mới, đồng thời phản ánh kịp thời những nơi làm chưa tốt để định hướng dư luận và quản lý chỉ đạo của các cấp, các ngành.

9. Cấp ủy đảng các cấp ở những nơi có rừng cần quán triệt việc bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của mình, từ đó đưa ra bàn bạc và cụ thể hóa bằng nghị quyết, chương trình hành động, tổ chức thực hiện và đánh giá...nhằm tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.



10. Các đoàn thể chính trị như Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức khác, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, vai trò của mình xây dựng kế hoạch tham gia góp sức làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và hướng dẫn, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

11. Các sở, ban, ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình và căn cứ đề án được phê duyệt, chủ động tham mưu lồng ghép các chương trình, dự án nhằm tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo việc làm, giảm thiểu các tác động đến rừng... góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng./.





tải về 236.89 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương