HẦM ĐƯỜng sắt và HẦM ĐƯỜng ôTÔ quy phạm thi côNG, nghiệm thu railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance



tải về 280.37 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích280.37 Kb.
#13564
1   2   3   4

Bảng 1


Chiều dài hầm L(km)

Cấp lưới tam giác

Chiều dài cạnh tam giác (km)

Sai số trung phương đo góc (S) (giây)

Sai số khép kín tam giác (S) (giây)

Sai số tương đối đo chiều dài cạnh đáy

Sai số tương đối của cạnh khởi đầu

Độ phóng đại cho phép của lưới đường đáy dạng hình thoi

Sai số tương đối đo chiều dài cạnh yếu nhất

Sai số trung phương góc phương vị cạnh yếu nhất (S)

Lớn hơn 8

Từ 5 đến 8

Từ 2 đến 5

Từ 1 đến2



I

II

III



IV

4 đến 10

2 đến 7


1,5 đến 5

1 đến 3


 0,7

 1


 1,5

 2


 3

 4


 6

 8


1:800000

1:500000


1:400000

1:300000


1:400000

1:300000


1:200000

1:150000


2,5

2,5


3,0

3,0


1:200000

1:150000


1:120000

1:70000


 1,5

 2


 3

 4


Chú thích: Chiều dài L trong bảng tính từ hai đầu hầm. Khi có giếng hay hang ngang ở giữa thì chiều dài để xác định cấp đo tính theo cong thức.

L đo = (km)

Trong đó: L: chiều dài toàn bộ hầm (km)

l : khoảng cách trung bình giữa các cửa mở để thi công (km).

(giếng đứng, hang ngang, hang xiên…)

Bảng 2


Chiều dài hầm

(L) km

Cấp lưới đa giác

Chiều dài

cạnh đa giác (km)

Sai số trung phương đo

góc ngoặt

Sai số trung

phương tương đối

đo cạnh

Sai số tương đối cho phép của đường chuyền

Đánh giá

tại trạm đo

(S)

Đánhgiá

theo nhiều lần đo và không kể hình dáng (S)

Hầm trên đường cong

Hầm trên đường thẳng

Hầm trên đường cong

Hầm trên đường thẳng

Theo phương ngang hầm

Theo phương dọc hầm

Lớn hơn 8

Từ 5 đến 8

Từ 2 đến 5

Từ 1 đến 2



I

II

III



IV


3 đến 10

2 đến 7


1,5 đến 5

1 đến3


 0,4

 0,7


 1

1,5


 0,7

 1


 1,5

2


1:300000

1:200000


1:150000

1:100000


1:500000

1:100000


1:70000

1:50000


1:200000

1:150000


1:120000

1:70000


-

1:150000


1:120000

1:70000


1:100000

1:70000


1:60000

1:40000


2.8.Để đảm bảo chính xác cho việc định hướng hang dẫn cũng như định tuyến trên mặt bằng cần lập đường chuyền dẫn điểm theo dạng đường chuyền khép kín có cạnh từ 30 - 70m và chiều dài toàn bộ không lớn hơn 300m. Lưới đường chuyền dẫn điểm cần dựa vào đỉnh và cạnh của lưới khống chế định tuyến.

2.9.Mốc đo đạt định tuyến phải chính xác, được bảo vệ và có thể nhìn thấy trực tiếp. Cần đặt các mốc này tại giếng đứng, cửa hầm, hang ngang.

2.10.Chủ đầu tư phải hoàn thành việc tổ chức đo đạt định tuyến trước khi khởi công 10 ngày và phải bàn giao cho đơn vị thi công các mốc trên hiện trường cùng các tài liệu kĩ thuật sau đây:

- Sổ ghi toạ độ và độ cao của cọc mốc, cọc dấu và điểm dẫn chủ yếu của công trình trên bề mặt (cửa hầm, cửa giếng, hang ngang) cũng như chiều dài cạnh, góc định hướng của lưới khống chế định tuyến;

- Sơ đồ bố chí các mốc đo đạt, quan hệ của chúng với địa hình, địa vật. Trường hợp cần thiết phải ghi rõ địa chỉ và mô tả sự bố trí của chúng;

- Bản báo cáo kĩ thuật về công tác đo lưới khống chế định tuyến, đường chuyền cơ bản, đường chuyền dẫn điển….trên mặt đất. Trong đó phải ghi rõ thời gian đo, thời gian hoàn thành, các phương pháp đo, các dụng cụ đo và đánh giá độ chính xác của kết quả đo.

2.11.Định hướng hang dẫn và chuyền các góc phương vị, các toạ độ của lưới khống chế định tuyến xuống các mốc dưới mặt đất theo phương pháp sau:

a) Phương pháp định hướng bằng tam giác liên hệ;

b) Qua cửa hầm, hang ngang, hang xiên bằng cách chuyển độ cao và các góc phương vị trực tiếp;

c) Qua một giếng đứng theo dây dọi;

d) Qua hai giếng đứng hoặc lỗ khoan theo dây dọi.

Tuỳ điều kiện cụ thể có thể kết hợp các phương pháp. Theo phương pháp "b" và "c" cần thực hiện 3lần:

- Lần thứ nhất khi đào vào sâu cách cửa hầm 50 - 60m;

- Lần thứ hai đào sâu 100 - 150m;

- Lần thứ ba đào sâu được 500m.

Theo phương pháp định hướng bằng tam giác liên hệ cần đo nhiều lần, cứ đào được 300m phải đo lại một lần.

Sai số về đo góc khi đo bằng tam giác liên hệ không được vượt quá  20 giây. Độ cao được chuyền từ các mốc trên mặt đất, mỗi mốc phải đo 3lần, và sai lệch không được lớn hơn 7mm.


    1. Mốc đo đạt của lưới đường sườn dưới mặt đất cần lập theo dạng đường chuyền gồm:

- Đường chuyền cơ bản, mỗi cạnh dài 40 - 120m;

- Đường chuyền chi tiết, mỗi cạnh dài 20 - 60m;

- Lưới đường chuyền cơ bản cũng như lưới đường chuyền chi tiết dưới mặt đất phải lập theo dạng chuỗi tam giác (cần đo tất cả các cạnh và các góc của chúng) trong đó một cạnh tam giác của đường chuyền chi tiết phải nằm trên đường chuyền cơ bản;

- Mốc của đường chuyền chi tiết đặt theo hai bên hầm;

- Khi có đường cong thì mốc của đường chuyền cơ bản sẽ đặt phía ngoài đường cong đó;

- ở hầm đường sắt mốc của lưới đường chuyền dưới đất cần đặt cao hơn đỉnh ray;

- ở hầm đường ôtô các mốc ấy cần đặt cao hơn mặt đường xe chạy;

- Mốc của lưới đường chuyền dưới đất cần làm đống thời với lưới độ cao dưới đất.

2.13.Trị số sai số tuyệt đối qua hai lần đo chiều dài cạnh của lưới đường chuyền dưới đất không được vượt quá:

2mm - với cạnh dài đến 25mm;

3mm - với cạnh dài trên 25 - 50m;

4mm - với cạnh dài trên 50m - 80m.

Với các cạnh dài hơn 80m sai số tương đối giữa hai lần đo không được vượt quá 1: 20000.

2.14.Góc của lưới đường chuyền dưới đất phải đo bằng máy kinh vĩ. Với lưới đường chuyền chi tiết cần đo 2 - 3 vòng, với lưới đường chuyền cơ bản cần đo 4 - 6 vòng. Sai khác về góc giữa các vòng đo tại một trạm máy không được lớn hơn 15giây đối với đường chuyền chi tiết; không được lớn hơn 10 giây đối với đường chuyền cơ bản. Sai số đo góc tronglưới đường chuyền cơ bản không được vượt quá 8 giây; trong lưới đường chuyền chi tiết không được vượt quá 12 giây.

Việc đo góc cần lặp lại sau một thời gian nhất định để khử những ảnh hưởng do biến dạng các mốc của đường chuyền dưới đất. Việc đo đạt đường chuyền khép kín dưới đất cần kết thúc khi đào xong hầm.

2.15.Mốc độ cao của lưới đường chuyền dưới đất cần xác định bằng thuỷ chuẩn sai số khép kín cho phép tính theo công thức 1:

Trong đó :

n - số trạm đo của đưòng chuyền.

Cần đo độ cao ít nhất 3 lần trong thời gian thi công. Khép kín độ cao ở các cọc mốc cuối cùng của lưới đường chuyền dưới đất được thực hiện khi đào thông hầm.

2.16.Mốc cố định dưới đất cần làm bằng các thanh kim loại chôn trong phần bê tông rãnh nước hoặc hàn vào cốt thép vỏ hầm, có trát vữa xi măng bảo vệ. Các cọc dấu được chôn trong bê tông rãnh nước.

2.17.Đo đạt các kích thước hính học của hầm trong quá trình xây dựng (đào hầm, làm vỏ hầm, làm đường trong hầm…) cần đảm bảo độ chính xác của các kích thước thiết kế. Toạ độ và độ cao các bộ phận của hầm được xác định từ các mốc của lưới đường chuyền dưới đất và độ cao tim hầm.

Vị trí công trình, các bộ phận của kết cấu và chi tiết trong mặt bằng và mặt đứng phải phù hợp với tiêu chuẩn "hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527: 1988) và quy phạm này.

2.18.Trước khi đo đạt định tuyến thi công phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu thiết kế, tài liệu khảo sát và định tuyến phải đảm bảo phù hợp với trình tự thi công.

Toàn bộ việc định tuyến phải đo đạc ít nhất 2 lần và bằng các phương pháp khác nhau.

2.19.Trong quá trình thi công, sau mỗi lần đào được 5m dài phải đo đạt kiểm tra chiều dài hang đào, kích thước mặt cắt ngang hang đào, kích thước và khổ giới hạn của vỏ hầm cũng như độ cao đáy hầm.

2.20.Độ lệch tim tại vị trí thông hầm theo cả hai phương khi đào từ hai phía tới phải nhỏ hơn hoặc bằng  100mm.



  1. Thi công lò giếng

3.1.Lò giếng trong chương trình này bao gồm giếng đứng, hang ngang và hang xiên để phục vụ quá trình thi công hầm, để thông gió hoặc thoát nước cho hầm.

3.2.Thi công hang ngang và hang xiên cần theo các quy định về đào và chống đỡ hang dẫn trong quy phạm này.



    1. Thi công giếng đứng theo các phương pháp chủ yếu sau đây:

a) Đào giếng có vách để trần, áp dụng với đá cứng ít nứt nẻ và không có nước ngầm (fkp lớn hơn hoặc bằng 8);

b) Đào giếng có vách gia cố bằng bơm vữa xi măng hoặc phun vữa xi măng trên lưới cốt thép, áp dụng với nền đất sét cứng, sỏi, cuội kết hoặc đá có nhiều nứt nẻ, có nước ngầm với lưu lượng nhỏ hơn 5m3/h; (fkp lớn hơn hoặc bằng 2).

c) Đào giếng có vỏ giếng bằng bê tông cốt thép lắp ghép, lắp hạ từng đốt trên miệng giếng theo kiểu giếng chìm, áp dụng với nền đất cát, cát pha và các loại đất yếu không ổn định. Trong nền đất no nước hoặc nhiều nước ngầm với lưu lượng từ 5m3/h trở lên, có thể hạ giếng trong áo vữa sét nếu lực ma sát quanh vỏ thành giếng ngăn cản vỏ giếng đi xuống.

3.4.Khi thi công theo các mục "b" và "c" của điều 3.3 cần dùng máy bơm hút khô nước trong giếng đào và phải bơm hút liên tục.

Nếu lượng nước ngầm lớn quá khả năng bơm hút cần có biện pháp đặc biệt để hạ mức nước ngầm. Khi bơm nước trong giếng đào ra ngoài cần đặt máy bơm cách mặt nước không lớn hơn 8m.

3.5.Đào giếng trong đất đá có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn hoặc bằng 2 có thể dùng búa hơi ép, còn trong nền đá có hệ số kiên cố fkp lớn hơn 2 - dùng nổ phá.



    1. Lấy đất từ giếng đào lên có thể dùng gầu ngoạm hoặc tời cùng với dàn tháp trên miệng giếng.

3.7.Thi công vỏ giếng theo kiẻu giếng chìm trong áo vữa sét cần tuân theo các quy định hiện hành.

3.8.Khi thi công theo kiểu giếng chìm, bước đào không được vượt quá chiều cao của mỗi đốt giếng lắp ghép từ 10 - 15cm. Nên lắp đốt giếng tiếp theo ở vị trí cao hơn mức vữa sét.

3.9.Cần kiểm tra vị trí giếng chìm theo mặt bằng và theo chiều thẳng đứng ở mỗi bước hạ của giếng, nhưng không quá 1m 1lần.

3.10.Vùng vữa sét xung quanh vỏ giếng có thể thay bằng vữa xi măng hoặc giữ nguyên áo vữa sét với mục đích làm lớp chống thấm, nhưng phải được tính toán và thể hiện trong đồ án thiết kế thi công.

3.11.Khi thi công giếng theo phương pháp ở mục "b" điều 3.3 cần đào và gia cố vách giếng theo từng đoạn với chiều dài được tính toán.

Cần có kết cấu chống tạm khi chưa gia cố vách giếng, khoảng cách giữa các khung chống tạm là 1m, có ván lát đứng xung quanh. Thi công vách giếng tới đâu, cần tháo bỏ kết cấu chống tạm tới đó. Chỉ khi đồ án thiết kế khi thi công cho phép mới được bỏ lại ván lát trong nền đất.

3.12.Khi gia cố vách giếng bằng vữa xi măng thì thành phần vữa áp lực phun, thiết bị phun quy định ở các điều 5.11; 5.23 và 5.24 của quy phạm này.

3.13.Việc thông gió trong khi thi công giếng thực hiện bằng ống dẫn gió từ các máy quạt đặt trên mặt đất hoặc từ trạm cấp gió.

Có thể dùng phương pháp thổi gió xuống đáy giếng với tốc độ gió trong ống dẫn không quá 6m/s hoặc hút gió từ đáy giếng lên bằng ống dần.

Lượng gió tính toán nhằm đảm bảo nồng độ khí độc ở mức cho phép theo tiêu chuẩn. Hầm đường sắt và hầm đường ôtô - tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4527 - 88) và quy phạm này.

Khoảng cách từ miệng ống dẫn gió đến đáy giếng không nhỏ hơn 2,5m và không lớn hơn 4m.

3.14.Những lò giếng không phục vụ cho thi công hầm có thể thi công sau khi đã đào xong đường hầm. Khi đó cho phép chuyển đất đá, theo nước ngầm xuống đường hầm để đưa ra ngoài qua cửa hàm.



  1. Đào đường hầm

4.1.Tuỳ thuộc vào chiều dài hầm, tốc độ thi công, điều kiện địa chất thuỷ văn, địa hình khu vực mà tiến hành thi công hầm tà một đầu hoặc hai đầu trở lại cũng như từ giữa ra hai đầu.

Những hầm dài dưới 300m, dốc một hướng nên thi cong từ một đầu thấp lên đầu cao. Những hầm dốc hai hướng tăng dần vào giữa hầm nên thi công từ hai đầu vào giữa. Những hầm dài hơn 1000m, nếu địa hình cho phép, nên mở thêm giếng đứng, hang ngang hoặc hang xiên để tăng thêm mặt đào.

Số lượng, hình dạng và vị trí để mở các mặt đào cần được thể hiện trong thiết kế thi công.


    1. Biện pháp đào được chọn theo địa chất như sau:

Với đất mềm, đá rời rạc hoặc đá bị phong hoá, mềm yếu có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn hoặc bằng 0,6 có thể đào thủ công, đào bằng xẻng hơi ép hoặc búa hơi ép;

Với đất đá mềm có nhiều nứt nẻ hoặc đá phong hoá mềm yếu có hệ số kiên cố fkp từ 0,6 - 3 nên đào bằng búa hơi ép; với đá có hệ số kiên cố fkp từ 3- 25 cần dùng máy kgoan và nổ phá.

4.3.Được sử dụng phương pháp toàn mặt cắt một lần để đào những hầm có chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 10m trong đá cứng, không phong hoá, ít nứt nẻ, ít nước ngầm, có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoặc bằng 8.

Trong đá toàn khối ( không bị phong hoá ) có hệ số kiên có fkp bằng 12 trở lên không cần chống đỡ tạm khi đào. còn trong đá cứng nhưng có nứt nẻ (bị phong hoá và phong hoá mạnh ) nhất thiết phải chống đỡ khi đào.

4.4.Được dùng phương pháp toàn mặ cắt dạng bậc thang để đào hầm có chiều cao lớn hơn 10m, trong đá có hệ số liên cố từ 5 - 7 và cho hầm có chiều cao nhỏ hơn 10m, trong đá có hệ kiên cố từ 3 - 5. Khi có nhiều nước ngầm nên sử dụng phương pháp bậc thang dưới và phải có chống đỡ khi đào.

4.5.Đối với phần vòm khidùng phương pháp bậc thng có thể tiến hành theo phương pháp đào toàn mặt cắt như ở điều 4.3. Đối với phần tường khi dùng phương pháp bậc thang dưới cần tuân theo những chỉ dẫn về đào và chống đỡ hang dẫn nêu ở chương này.

4.6.Phương pháp vòm trước áp dụng với đường hầm dài từ 300m trở xuồng trong đá mềm yếu, đất sét cứng, cát kết khối lớn cũng như trong đất đá có hệ số kiên cố từ 2 đến 4, chịu áp lực của nhân vòm.

Phương pháp vòm trước còn được áp dụng trong nền đất đồng nhất, khi lớp đất ở dươi chân vòm có hệ số kiên cố bằng hoặc lớn hơn 2, không thấm nước, còn lớp đất ở phần vòm có thể yếu hơn thể yếu hơn.

4.7.Trong nền đất không thấm nước nên dùng phương pháp vòm trước theo sơ đồ một hang dẫn trên để thi công hầm. Trong nền đất có nước ngầm nên dùng sơ đồ hang dẫn (trên và dưới). Hang đẫn trên và hang dẫn dưới cần nối với nhau bằng các giếng đứng hoặc hang dẫn nghiêng.Khoảng cách giữa chúng phụ thuộc vào phương tiện vận chuyển để xác định, nhưng giữa các giếng đứng không được lớn hơn 12m; giữa các hang dẫn nghiêng không lớn hơn 30m.

4.8.Khi thi công vòm bằng phương pháp vòm trước có mở rộng phần vòm sang hai bên cần phải thực hiện từng đoạn hầm riêng rẽ. Chiều dài mỗi đoạn phụ thuộc vào điều kiện địa chất nhưng không quá 10m.

Mở rộng phần vòm, theo chiều dài hầm chỉ tiến hành khoảng một đến ba đoạn, tuỳ thuộc vào điều kiện địa chất.Chỉ đổ bê tông vòm đoạn tiếp theo khi bê tông ở vòm đoạn trước đã đạt 60% cường độ thiết kế.

4.9.Đào hầm bằng phương pháp vòm trước có hang dẫn giữa, trong đá có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoặc bằng 4, được đào mở xuống phần dưới khi bbê tông vỏ hầm đạt 75% cường độ thiết kế.

4.10.Khi đào hang dẫn trong đất yếu, không ổn định hoặc trong đá có hệ số kiên cồ fkp nhỏ hơn 4, bị nứt nẻ, cần phải chống đỡ.

4.11.Phương pháp tường trước (nhân đỡ) được áp dụng để xác định hầm có chiều rộng lớn hơn 5m trong đất yếu, không có nước ngầm như đất loại sét pha, cát pha hoặc các loại cát kết… có hệ số kiên cố fkp nhỏ hơn 2.

4.12.Hang dẫn bên để làm tường khi đào hầm bằng phương pháp tường trước cần được đào trên toàn bộ chiều dài hầm. Chỉ cho phép xây dựng đoạn tường tiếp theo lên trên khi be tông lớp dưới đạt 25% cường độ thiết ké. Sau khi đổ bê tông khoảng trống giữa tường và vách đào của hang dẫn cần lấp đất và đầm chặt.

4.13.Chiều dài đoạn mở rộng phần vòm sang hai bên (khi dùng phương pháp tường trước) không được quá 10m. Đoạn mở rộng phần vòm cần bố trí đi sau đoạn đã làm tường hầm, với khoảng cách không nhỏ hơn 2 lần chiều dài đoạn mở rộng vòm và trong đất khôngh ổn định thì khoảng nhỏ hơn 3 lần chiều dài đoạn mở rộng vòm.

4.14.Khi xây dựng hầm trong nền đất ổn định và với trường hợp đào xuôi theo hướng dốc, cho phép đào hang dẫn vượt trước để hạ mực nước ngầm ở mặt đào.

4.15.Công tác nổ phá phải đảm bảo tiến độ đào, mở hợp lý theo chu kì đã dự kiến, tạo đượ hình dạng mặt đào phù hợp với thiết kế và tốn ít thuốc nổ.

4.16.Nên áp dụng phương pháp nổ phá theo đường viên để đào đất đá. Đối với hầm thiết kế không có vỏ hay tạo vỏ bằng bê tông phun, nhất thiết phải dùng phương pháp nổ phá theo đường viền.

4.17.áp lực khí nén cho các công cụ làm việc ở mặt đào không nhỏ hơn 6daN/cm2. Khi không khí có độ ẩm cao hơn 80% cho phép dùng áp lực thấp hơn, nhưng không nhỏ hơn5daN/cm2.

4.18.Dùng các hệ thống dàn khoan di động để khoan lỗ mìn. Khi đào tiết diện nhỏ nên dùng những búa khoan có giá đỡ nâng hạ bằng hơi ép.

4.19.Khi dùng phương pháp nổ phá để đào đường hầm, phạm vi đào vượt so với mặt cắt ngang thiết kế không được quá trị số trong bảng 3.




tải về 280.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương