HẦM ĐƯỜng sắt và HẦM ĐƯỜng ôTÔ quy phạm thi côNG, nghiệm thu railway and highway tunnels – Codes for construction, check and acceptance



tải về 280.37 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích280.37 Kb.
#13564
1   2   3   4

Bảng 3


Công trình

Trị số đào vượt

Hệ số kiên cố (fkp)

Từ 1 - dưới 4

Từ 4 - dưới 12

Từ 12 - 20

Hầm

Giếng đứng và hang dẫn



100

75


150

75


200

100


4.20.Trong đá mềm, khi đào bằng phương pháp cơ giới, trị số đào vượt so với thiết kế không được quá 50mm.

Đáy các hầm không có vòm ngược hoặc khi đào rãnh nước dưới đáy hầm không cho phép đào vượt quá kích thước thiết kế.



    1. Việc thiết kế nổ phá cúng như việc thi công nổ phá phải tuân theo các quy định hiện hành.

    2. Các hình thức đột phá được áp dụng trong các điều kiện sau:

a) Hình thức đột phá một chiều (hướng lên trên hoặc hướng xuống dưới) dùng khi mặt đào cao và hẹp, trong đá có hệ số kiên cố từ 4 - 5, có phân lớp rõ ràng, mặt lớp xiên góc với mặt đào;

b) Hình thức đột phá hướng bên (phải hoặc trái) dùng khi mặt đào rộng và thấp, trong đá mềm, nứt nẻ và phân lớp, có hệ số kiên cố từ 4 - 5, mặt lớp xiên;

c) Hình thức đột phá hình chóp tam giác dùng khi diện tích mặt đào nhở hơn 4m2, trong đất đá đồng nhất, không phân lớp, nứt nẻ ít hoặc phân lớp không rõ ràng có hệ số kiên cố từ 6 - 10;

d) Hình thức đột phá hình chóp tứ giác dùng khi mặt đào có diện tích lớn, trong đất đá đồng nhất, không phân lớp, nứt nẻ ít, có hệ số kiên cố từ 6 - 10;

e) Hình thức đột phá hình nêm dùng khi mặt đào lớn trong tầng đá đồng nhất có hệ số kiên cố lớn hơn hoặc bằng 10.

Đường trục các nỗ khoan đột phá cần bố trí xiên góc với mặt phân lớp của đá từ 40O - 60O.



    1. Lỗ mìn không được khoan trùng với khe nứt của đá, phải cách khe nứt ít nhất 30cm.

4.24.Phải kiểm tra mìn câm trước khi tiến hành bốc hót đất đá. Chỉ dùng các biện pháp kích nổ để xử lí mìn câm.

    1. Trong tầng đất đá có khí nổ, khí cháy phải dùng mìn kíp điện và gây nổ bằng điện.

4.26.Lượng thuốc nổ phải chiếm ít nhất 20% thể tích lỗ mìn và nhiều nhất cúng không quá 80%. Lỗ mìn phải được lấp kín theo phương pháp hiện hành.

4.27.Cần gia cố cửa hầm trước khi đào vào sâu. Biện pháp gia cố cửa hầm phụ thuộc vào điều kiện địa chất và cần thể hiện trong thiết kế thi công.



    1. Chống đỡ trong khi thi công hầm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

a) Hình thức, kết cấu vì chống phải phù hợp với phương pháp thi công, tình hình địa chất, đảm bảo đủ chịu áp lực của địa tầng, ngăn ngừa được biến dạng của mặt cắt ngang;

b) Liên kết giữa các kết cấu của vì chống phải đơn giản, chắc chắn, tháo lắp dễ dàng;

c) Cự li giữa các vì chống do tính toán từ áp lực địa tầng và cự li của các giá vòm phải tương ứng với chúng để dễ dàng thay thế khi thi công.

Giữa các vì chống phải có hệ số giằng dọc để đảm bảo ổn định;

d) Chèn chặt vì chống với vách hang để đảm bảo ổn định của vì chống và ngăn ngừa biến dạng của địa tầng.


    1. Các hình thức chống đỡ được áp dụng trong các điều kiện sau:

a) Vì chống bằng thép hình, dùng trong các hầm đào bằng phương pháp toàn mặt cắt;

b) Vì chống lắp ghép bằng tay hay bê tông cốt thép có dạng vòm hoặc dạng khung hình thang, hình chữ nhật dùng trong các hang dẫn có tiết diện lớn hơn 10m2;

c) Vì chống bằng gỗ dạng khung hình thang dùng trong các hang dẫn có tiết diện nhỏ hơn hoặc bằng 10m2 các cấu kiện cơ bản của vì chống bằng gỗ (dầm, cột) có đường kính không nhỏ hơn 18cm, các gỗ chống, gỗ giằng có đường kính không nhỏ hơn 12cm, gỗ ván có chiều dày không nhỏ hơn 5cm;

d) Trong đất đá có hệ số kiên cố nhỏ hơn 4, hoặc đá có hệ số kiên cố lớn hơn, nhưng nứt nẻ nhiều phải lát ván ngăn cách giữa vì chống và vách đào.

4.30.Cần tiến hành chống đỡ và lát ván trên nóc hầm trước khi tiến hành bốc hót đất đá. Phải dùng gậy dài để đẩy rơi các tảng đá rời trên nóc hầm trước khi lát ván.

4.31.Bu lông neo được dùng để chống đỡ khi xây dựng hầm trong đá cứng, nứt nẻ có hệ số kiên cố fkp bằng hoặc lớn hơn 8 và đào theo phương pháp toàn mặt cắt. Khi vỏ hầm được thiết kế dạng bê tông phu trên lưới cốt thép nên sử dụng bu lông neo để chống đỡ và kết hợp các neo với vỏ hầm sau này.

Kết cấu của bu lông neo, số lượng, khoảng cách và chiều dài của nó được xác định theo hệ số kiên cố và tình trạng nứt nẻ của đất đá. độ sai lệch vị týi thực tế của neo so với thiết kế không được vượt quá các trị số sau đây:

Khoảng cách giữa các neo  10%.

Đường kính lỗ neo 5mm;

Góc gnhiêng của lỗ 10O.



    1. Đào hang tránh xe được tiến hành cùng thới gian với xây dựng hầm.

Các thiết bị tiêu nước sau vỏ hầm được xây dựng trong khi làm các phần vỏ hầm.

4.33.Khi thi công lộ thiên phải đảm bảo chiều cao giới hạn cửa mái dốc theo điều kiện địa chất, hoặc có biện pháp ổn định mái dốc để không gây sụt lở.



  1. Làm vỏ hầm

5.1.Khi xây dựng vỏ hầm bằng bê tông và bê tông cốt thép toàn khối hay lắp ghép, ngoài những quy định của chương này cần phù hợp với các tiêu chuẩn kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối. Quy phạm thi công, nghiệm thu (TCV 4453: 1987) và kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công nghiệm thu(TCVN 4452: 1987).

5.2.Vỏ hầm bê tông và bê tông cốt thép toàn khối cần xây dựng theo từng đoạn. Chiều dài mỗi đoạn phụ thuộc vào điều kiện địa chất, phương pháp đào, phương pháp thi công cũng như sự thay đổi kích thước mặt đào.

5.3.Đà giáo, ván khuôn của vỏ hầm toàn khối có thể làm bằng thép hay gỗ, hoặc kết hợp gỗ và thép. Đà giáo, ván khuôn phải đảm bảo kích thước, về cường độ, ổn định và độ phẳng. Độ võng lớn nhất của các cấu kiện đà giáo, ván khuôn không được vượt quá 1/400l; l - khẩu độ tính toán của cấu kiện.

Độ lồi, lõm ở bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông không được lớn hơn 40mm khe hở do ghép ván khuôn không được lớn hơn 10mm.

5.4.Khi thi công vỏ hầm bằng bê tông thì ở mỗi đoạnvỏ hầm cần tiến hành liên tục từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.

Nếu buộc phải gián đoạn thi công thì phần vòm cần ngừng lại ở mặt theo phương vuông góc với trục hầm, còn phần tường cần ngừng lại theo phường nằm ngang.

5.5.Khi làm vỏ hầm theo phương pháp phân đoạn, phần vòm cần đổ bê tông từ hai đầu lại và từ hai chân vòm lên; khoá vòm cần đổ bê tông dọc đỉnh vòm. Phần tường cần đổ bê tông thành từng lớp ngang.

Khi thi công theo phương pháp vòm trước -tường sau, chỗ tiếp giáp giữa chân vòm và đỉnh tường cần chừa lại một khoảng cao 40cm để ép vữa bê tông và đặt ống bơm vữa sau này.

5.6.Khi vỏ hầm làm theo phương pháp tường trước - vòm sau, việc thi công bê tông cần tiến hành theo điều 5.4.

5.7.Khi làm vỏ hầm toàn khối theo phương pháp toàn mặt cắt, việc thi công bê tông cần tiến hành theo điều 5.4 và đổ bê tông từ hai chân tường lên đỉnh vòm. Chiều dài mỗi đoạn vỏ hầm không quá 2m. Khi khoá vòm cần đổ bê tông dọc đỉnh vòm một cách liên tục trên cả chiều dài hai đoạn của ván khuôn liền nhau.

5.8.Khi làm vỏ hầm bằng khối xây bê tông, đá đẽo thô hay đá hộc cần có đà giáo, ván khuôn để dỡ các khối xây. Cần xây từ hai chân hầm lên đỉnh vòm. Khối xây khoá vòm được đưa vào theo phương dọc hầm. Chiều dày các mạch vữa xây không quá 20mm và không ít hơn 10mm.

Cường độ vữa xây lấy theo "hầm đường sắt và hầm đường ôtô. Tiêu chuẩn thiết kế" (TCVN 4527 : 1988).

5.9.Khi làm vỏ hầm bằng phương pháp ép vữa vào đá xếp, cần có ván khuôn để tạo hình và ngăn vữa. Cần ép vữa từ dưới lên trên, vữa xi măng được ép rải đều theo mặt ván khuôn. Việc ép vữa được chia làm hai giai đoạn:

- Giai đoạn đầu, cần giữ áp lực trong khoảng 3,5 - 5daN/cm2 trong thời gian từ 3 - 6 phút.

- Giai đoạn sau cần giữ áp lực đều với trị số thiết kế cho tới khi vữa ngừng chảy.

5.10.Thành phần vữa xi măng để làm vỏ hầm được thiết kế theo cường độ bê tông vỏ hầm và cấp phối của đá xếp làm vỏ hầm. Độ sụt của vữa phải trong khoảng từ 5- 11cm.

5.11.Khi làm vỏ hầm bẳng phun vữa trên lưới thép, cần có neo chôn vào đá để giữ lưới cốt thép. Vữa được phun từ dưới lên trên theo các lớp nằm ngang, thành từng mảng dài 2m cao 1,8m.

Việc phun vữa cần thực hiên bằng các thiết bị phun chuyên dùng.

5.12.Vỏ hầm thi công theo phương pháp lộ thiên được tiến hành sau khi có đà giáo, ván khuôn. Bê tông được đổ thành từng lớp nằm ngang cóchiều dài từ 5 - 10m.

5.13.Bê tông và vữa xi măng để thi công vỏ hầm được chuẩn bị tại chỗ hoặc ngoài cửa hầm. Khoảng cách xa nhất từ nơi chôn đến nơi đổ bê tông phụ thuộc vào điều kiện vận chuyển bê tông, sao cho bê tông không bị phân tầng và động kết trước khi đổ.

5.14.Vỏ hầm sau khi đổ bê tông từ 10 - 12 giờ phải được tưới nước và giữ ẩm liên tục trong 4 ngày đêm, mỗi lần tưới nước cách nhau 6 giờ.

5.15.Việc tháo dỡ vàn khuôn vỏ hầm được tiến hành sau khi bê tông vỏ hầm đạt cường độ thiết kế. Nếu tháo dỡ ván khuôn sớm cũng chỉ tiến hành khi bê tông đạt 75% cường độ và được bên thiết kế cho phép.

Trình tự tháo dỡ ván khuôn phải thể hiện trong thiết kế thi công.

5.16.Khi làm vỏ hầm lắp ghép phải chuẩn bỉtước các khoanh vỏ hầm theo thứ tự nhất định tại cửa hầm. Vỏ hầm lắp ghép sau khi chế tạo xong nên được lắp thử trên mặt đất.

5.17.Việc lắp ghép vỏ hầm được thực hiện bằng cơ giới theo thứ tự từ dưới lên trên, kể từ khối có rãnh nước.

Trước khi đặt khối đầu tiên phải lót vữa xi măng và điều chỉnh đúng vị trí và độ cao.

5.18.Những khe trống giữa vom và đất đá phải chèn lấp. Những khe trống nhỏ hơn 0,5m cần được bơm vữa xi măng cát, những khe trống lớn hơn 0,5m được lấp bằng bê tông hoặc chèn đá rồi bơm vữa xi măng. Thành phần của vữa theo điều 5.23 của chương này.


    1. Trước khi bơm vữa cần lấp kín các khe hở của vỏ hầm để khỏi lọt vữa.

5.20.Việc bơm vữa sau vỏ hầm toàn khối được tiến hành trên từng đoạn dài 20 - 30m, sau khi bê tông đạt cường độ thiết kế.

Bơm vữa sau vỏ hầm lắp ghép được tiến hành như sau:

ở phần dưới, việc bơm vữa được tiến hành như đặt các khối đến hết chiều cao tường bên của vỏ hầm, còn ở phần trên thì bơm vữa sau khi đã lắp xong toàn bộ vỏ hầm;

Trong nền đất ổn định có hệ số kiên cố fkp lớn hơn hoăch bằng 1,5 cho phép bơm vữa đến hết chiều cao của tường bên, sau khi lắp xong vỏ hầm tiếp tục bơm vữa phần trên. Hai đợt bơm vữa này không được cách nhau quá 3 ngày.

5.21.Quá trình bơm vữa sau vỏ hầm cho mỗi đoạn theo điều 5.20 phải tiến hành liên tục cho đến lúc xong đoạn đó.

Việc bơm vữa sau vỏ hầm lắp ghép được kết thúc khi thấy vữa trào ra ở lỗ kiểm tra trên đỉnh hầm.

Việc bơm vữa sau vỏ hầm toàn khối được kết thúc khi vữa ngừng chẩy vào từ 10 đến 15 phút với áp lực bơm vữa không lớn hơn 4at.

5.22.Việc bơm vữa kiểm tra (đợt hai) cần tiến hành theo các điều 5.19 và 5.21 cuả chương này: trị số áp lực bơm vữa kiểm tra phải được tính toán và thí nghiệm tại thực địa.

5.23.Thành phần vữa xi măng để chèn lấp sau vỏ hầm tính theo tỷ lệ trọng lượng giữa xi măng với nước là 1/4 và xi măng với cát là 1/1 đến 1/2, với loại xi măng pooclăng có mác từ 300daN/cm2 trở lên.

Cho phép trộn chất phụ gia tăng độ linh động vào vữa, ở nơi có nước ngầm cho phép trộn phụ gia đông cứng nhanh. Thành phần và tỉ lệ chất phụ gia theo thiết kế.

5.24.Phần chèn lấp sau vỏ hầm hay nền đất, đá sau vỏ hầm có nhiều nứt nẻ, có khả năng thấm nước ít hơn 10lit/phút có thể bơm vữa xi măng để gia cố. Tỷ lệ giữa nước với xim măng theo trọng lượng cần áp dụng từ 4/1 đến 0,5/1 và áp lực bơm tăng dần từ 0,5at đến 4at.

Khi phần chèn lấp hoặc nền đất, đá sau vỏ hầm có khả năng thấm nước lớn hơn 10lit/phút thì dùng vữa xi măng theo điều 5.23 để bơm.

5.25.Trước khi làm tầng phòng nước bên trong vỏ hầm phải làm sạch, phẳng, nhám và khô bề mặt bê tông vỏ hầm.

5.26.Vỏ hầm toàn khối hoặc lắp ghép xây dựng lộ thiên cần phủ lớp cách nước bên ngoài trước khi lấp đất. Biện pháp thi công theo điều 5.25 của chương này.

Cho phép phủ lớp nhựa đường nóng chất dầy ít nhất 20mm làm lớp phòng nước bên ngoài của vỏ hầm toàn khối thi công lộ thiên. Nếu dùng biện pháp này cho vỏ hầm lắp ghép cần phải trát kín các khe nối ghép trước khi phủ nhưạ đường.


  1. Vận chuyển, cấp thoát nước, cấp điện, thông gió và chiéu sáng trong thi công

6.1.Vận chuyển đất đá và vật liệu xây dựng trong công trường theo phương thức nhận, giao trực tiếp không có sự chuyển tải. Các công tác bốc, dỡ trên mặt đất cần được cơ giới hoá.

6.2.Thiết bị vận chuyển trên mặt đất có thể dùng goòng đẩy tay, goòng kéo bằng đầu máy điện hay ô tô. Thiết bị vận chuyển trong hầm và hang ngang dùng goòng đẩy tay hay goòng kéo bằng đầu máy điện. Vận chuyển bằng ô tô được sử dụng trong khi đào hầm bằng phương pháp toàn mặt cắt một lần trong vùng không có khí nổ, khi cháy. Vận chuyển trong giếng đứng hoặc hang xiên - dùng tời.

Khi thi công hầm ở vùng có khí nổ, khí cháy phải dùng đầu máy kéo goòng chạy bằng điện ắc quy, không được dùng điện tiếp xúc.

6.3.Đường goòng trong thi công hầm dùng ray loại 24kg/m cho goòng kéo bằng đầu máy và ray loại 15kg/m cho goòng đẩy tay.

Dùng khổ đường 750; 900 hay 1000mm cho goòng kéo bằng đầu máy và dùng khổ đường 550 hay 600mm cho goòng đẩy tay… sai số về cự li hai ray của đường goòng là +6 và -4mm. Sai số về mặt bằng hai ray là 20mm đối với goòng đẩy tay và 15mm đối với goòng kéo bằng đầu máy.

6.4.Dùng tà vẹt gỗ, có tiết diện 120.100mm cho đường goòng. Với khổ đường 900 và 1000mm dùng tà vẹt dài 1800mm; với khổ đường 750mm dùng tà vẹt dài 1600mm; với khổ đường 550 và 600mm dùng tà vẹt dài 1200mm.

Khoảng cách tĩnh của tà vẹt là 750mm.

6.5.Tốc độ di chuyển lớn nhất của đoàn goòng trong hầm ở đoạn đang thi công là 5km/giờ đối với goòng đẩy tay và 10km/giờ đối với goòng có đầu máy kéo.

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các đoàn goòng là 10m đối với goòng đẩy tay và 30m đối với goòng có đầu máy kéo. Phải có thiết bị hãm đảm bảo cho các loại goòng.

6.6.Bán kính cong nhỏ nhất của đường goòng là 6m đối với goòng đẩy tay và 15m đối với goòng kéo bằng đầu máy.

Độ dốc lớn nhất của đường goòng là 3% và chiều lớn nhất của đoạn dốc là 30m. Nếu hầm nằm trên đường dốc dài thì phải bố trí những đoạn nằm ngang xen kẽ dài ít nhất là 20m.

Cần tính toán để bố trí nới rộng cự li đường và siêu cao trong đoạn đường cong.

6.7.Phải đặt ghi để goòng tránh nhau. Khoảng cách giữa các ghi và khoảng cách từ đầu ghi đầu tiên đến mặt bàn được tính toán từ năng lực vận chuyển, năng lực bốc hót đất đá và tốc độ thi công hầm để bố trí.

Ghi được bố trí trên các tấm thép để có thể di chuyển một cách dễ dàng.

6.8.Tại khu vực bãi thải đất đá phải bố trí đường đôi hay đường vòng quay đầu. Cần có các thiết bị lấy đất ra khỏi goòng như giá goòng, giá cẩu lật goòng…

6.9.Chỉ được tiến hành bốc hót đất đá sau khi thông khói mìn 15 phút và nồng độ chất độc xuống dưới mức cho phép theo tiêu chuẩn hầm đường sắt và hầm đường ô tô. Tiêu chuẩn thiết kế (TCVN 4527:1988).

Cần cơ giới hoá việc bốc hót đất đá bằng các máy chuyên dùng.

6.10.Vận chuyển vật liệu đểt xây dựng hầm phải dùng các thiết bị chuyên dùng sau:

- Chuyển vữa hay bê tông bằng thùng chứa;

- Chuyển các bộ phận của vỏ hầm lắp ghép trên các toa riêng;

- Các vật liệu có kích thước dài cần có toa thích hợp.



tải về 280.37 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương