HIỆP ĐỊnh giữa nhật bản và CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam về ĐỐi tác kinh tế Lời mở đầu



tải về 0.51 Mb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu23.02.2018
Kích0.51 Mb.
#36319
1   2   3   4

Chương 9

Sở hữu trí tuệ
Điều 80

Những quy định chung

1. Các Bên dành và bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ, có hiệu quả và không phân biệt đối với quyền sở hữu trí tuệ, tăng cường hiệu quả và tính minh bạch trong việc quản lý hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, và quy định các biện pháp bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách đầy đủ và có hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền, giả mạo và sao chép lậu , phù hợp với các quy định tại Chương này và các điều ước quốc tế mà hai Bên là thành viên.

2. Thừa nhận tầm quan trọng ngày càng tăng của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ trong việc thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư giữa các Bên, các Bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phù hợp với luật và quy định của mỗi Bên và phù hợp với các nguồn lực sẵn có.

3. Sở hữu trí tuệ được đề cập tại Chương này được hiểu là tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ:



  1. là đối tượng từ Điều 86 đến Điều 92; và/hoặc

  2. là đối tượng theo Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ tại Phụ lục 1C của Hiệp định WTO (sau đây được đề cập tại Chương này là “Hiệp định TRIPS”) và/hoặc các điều ước quốc tế liên quan được đề cập trong Hiệp định TRIPS.

4. Các Bên khẳng định lại cam kết của mình về việc tuân thủ các nghĩa vụ trong các điều ước quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ mà hai Bên là thành viên.

Điều 81

Đối xử quốc gia

Mỗi Bên phải dành cho công dân của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà Bên đó dành cho công dân nước mình trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp với Điều 3 và Điều 5 của Hiệp định TRIPS.

Ghi chú: Tại Điều 81 và Điều 82, “công dân” có ý nghĩa tương tự như trong Hiệp định TRIPS và “sự bảo hộ” bao gồm các vấn đề liên quan đến khả năng bảo hộ, việc xác lập, phạm vi, duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề về sử dụng quyền sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể tại Chương này.

Điều 82

Đối xử tối huệ quốc

Mỗi Bên phải dành cho công dân của Bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử mà Bên đó dành cho công dân của nước khác trong việc bảo hộ sở hữu trí tuệ phù hợp với Điều 4 và Điều 5 của Hiệp định TRIPS.



Điều 83

Các vấn đề về đơn giản hóa và hài hoà hoá thủ tục

1. Nhằm quản lý có hiệu quả hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, mỗi Bên phải áp dụng các biện pháp thích hợp để đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ.

2. Không Bên nào được yêu cầu xác nhận chữ ký hoặc các biện pháp tự xác nhận khác trên các tài liệu nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Bên đó, bao gồm các đơn, các bản dịch ra ngôn ngữ được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận của bất kỳ đơn nộp sớm hơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, giấy uỷ quyền và giấy chứng nhận chuyển nhượng, trong quá trình đăng ký hoặc các thủ tục hành chính khác về sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu.

3. Mặc dù có quy định tại khoản 2, mỗi Bên có thể yêu cầu :

a) việc xác nhận chữ ký hoặc các biện pháp tự xác nhận khác, nếu luật của Bên đó quy định như vậy, trong trường hợp chữ ký hoặc các biện pháp tự xác nhận khác liên quan đến việc thay đổi quyền sở hữu đối với bằng độc quyền sáng chế hoặc đăng ký mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu; và

b) việc nộp các bằng chứng nếu có lý do chính đáng để nghi ngờ về tính xác thực của chữ ký hoặc các biện pháp tự xác nhận khác trên các tài liệu nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Bên đó. Nếu cơ quan có thẩm quyền thông báo cho người đó về yêu cầu nộp bằng chứng thì thông báo đó phải nêu lý do nghi ngờ về tính xác thực của chữ ký hoặc các biện pháp tự xác nhận khác.

4. Không Bên nào được yêu cầu việc chứng nhận, bởi bất cứ bên nào không phải là người nộp đơn hoặc đại diện của người nộp đơn, về sự chính xác của bản dịch đơn nộp sớm hơn là cơ sở để yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

5. Mỗi Bên phải thiết lập và thực hiện một hệ thống trong đó giấy uỷ quyền về thủ tục nộp đơn hoặc các thủ tục hành chính khác liên quan đến sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu trước cơ quan có thẩm quyền của Bên đó, có thể liên quan tới một hoặc nhiều đơn và/hoặc văn bằng bảo hộ như ghi trong giấy uỷ quyền hoặc tuỳ theo bất kỳ ngoại lệ nào do người uỷ quyền đưa ra, đối với tất cả các đơn và/ hoặc văn bằng bảo hộ hiện tại và trong tương lai của người đó.

6. Đơn đăng ký và bằng độc quyền sáng chế và công bố đơn và bằng đó phải được phân loại theo hệ thống phân loại sáng chế quốc tế được xây dựng theo Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế, ngày 24/3/1971, như được sửa đổi. Đơn đăng ký và và văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đối với hàng hoá và dịch vụ và công bố đơn và văn bằng bảo hộ đó phải được phân loại theo hệ thống phân loại hàng hoá và dịch vụ quốc tế được xây dựng theo Thoả ước Nice về phân loại quốc tế đối với hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, ngày 15/6/1957, như được sửa đổi và tu chỉnh.

7. Mỗi Bên sẽ cố gắng cải tiến hệ thống đại diện sở hữu công nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đạt được và sử dụng các quyền đối với sáng chế, mẫu hữu ích, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu .



Điều 84

Tính minh bạch

Nhằm tăng cường tính minh bạch của hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ, phù hợp với pháp luật của mình, mỗi Bên phải:

a) áp dụng các biện pháp thích hợp để công bố các thông tin ít nhất là về đơn sáng chế và cấp bằng sáng chế, đăng ký mẫu hữu ích và kiểu dáng công nghiệp, đăng ký nhãn hiệu và đơn đăng ký nhãn hiệu và đăng ký giống cây trồng mới và đơn đăng ký giống cây trồng mới;

b) cố gắng cung cấp cho các bên liên quan thông tin chính thức trong các hồ sơ liên quan đến các vấn đề quy định trong mục (a) nêu trên;

c) cố gắng cung cấp cho công chúng một cách dễ dàng thông tin về hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm thông tin về nỗ lực của mỗi Bên nhằm thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ.

Điều 85

Nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hộ sở hữu trí tuệ

Các Bên phải tiến hành các biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của công chúng về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các dự án giáo dục và tuyên truyền về sử dụng tài sản sở hữu trí tuệ cũng như về thực thi quyền sở hữu trí tuệ.



Điều 86

Sáng chế

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng một đơn đăng ký sáng chế không bị từ chối chỉ với lý do đối tượng yêu cầu bảo hộ trong đơn liên quan đến chương trình máy tính.

2. Các quy định của khoản 1 không ảnh hưởng tới khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế đối với bản thân các chương trình máy tính theo quy định pháp luật của mỗi Bên.

3. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng nếu một sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế được thực hiện bởi một người không phải là người nộp đơn sáng chế trong hoạt động kinh doanh của người đó sau khi công bố đơn, thì người đó hoặc người nộp đơn sáng chế có thể nộp yêu cầu với cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thẩm định đơn sáng chế trước những đơn khác, phù hợp với quy định của pháp luật của Bên đó. Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của Bên đó có thể yêu cầu người nộp đơn sáng chế hoặc người đã nộp yêu cầu cung cấp bằng chứng về việc sáng chế đang được thực hiện, kết quả tra cứu tình trạng kỹ thuật liên quan đến đơn, hoặc một bản sao quyết định cuối cùng của cơ quan quản lý hành chính về sáng chế của Bên kia hoặc của một Bên thứ ba (không phải là thành viên của Hiệp định này) đối với đơn mà người nộp đơn đã nộp ở Bên kia hoặc ở Bên thứ ba đó cho cùng một sáng chế hoặc cơ bản là cùng một sáng chế với đối tượng được yêu cầu bảo hộ trong đơn mà người nộp đơn đã nộp ở Bên đó . Trong trường hợp yêu cầu như vậy được nộp, cơ quan có thẩm quyền của Bên đó phải xem xét yêu cầu và cố gắng thẩm định đơn trước các đơn khác nếu điều kiện thích hợp.

4. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng chủ sở hữu sáng chế có thể nộp yêu cầu sửa lỗi bản mô tả, phạm vi yêu cầu bảo hộ, hoặc các bản vẽ được kèm theo đơn tới cơ quan quản lý hành chính về sáng chế nhằm thu hẹp phạm vi các yêu cầu bảo hộ.

Điều 87

Kiểu dáng công nghiệp

Mỗi Bên phải bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với kiểu dáng công nghiệp phù hợp với Điều 25 và Điều 26 Hiệp định TRIPS.



Điều 88

Nhãn hiệu

Mỗi Bên phải bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với nhãn hiệu phù hợp với các Điều từ 15 đến 21 Hiệp định TRIPS.



Điều 89

Quyền tác giả

1. Mỗi bên phải bảo đảm bảo hộ hiệu quả quyền tác giả và quyền liên quan phù hợp với quy định pháp luật của mình và các điều ước quốc tế mà Bên đó là thành viên.

2. Mỗi Bên phải đảm bảo rằng các quy định pháp luật của mình được thi hành với các chế tài thích hợp nhằm bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan trong môi trường kỹ thuật số.

3. Mỗi Bên, phù hợp với quy định pháp luật của mình, sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để thúc đẩy việc phát triển các tổ chức quản lý tập thể quyền tác giả và các quyền liên quan tại Bên đó.



Điều 90

Giống cây trồng mới

Thừa nhận tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thống bảo hộ giống cây trồng mới, mỗi Bên cố gắng bảo hộ tất cả giống và loài cây trồng trong thời gian sớm nhất có thể phù hợp với Văn kiện 1991 của Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới.



Điều 91

Chỉ dẫn địa lý

Mỗi Bên phải bảo đảm sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với chỉ dẫn địa lý phù hợp với quy định pháp luật của mình và phù hợp với Hiệp định TRIPS.



Điều 92

Cạnh tranh không lành mạnh

1. Mỗi Bên phải quy định các biện pháp bảo hộ hiệu quả chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với các tập quán trung thực trong công nghiệp hoặc thương mại là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

3. Đặc biệt, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh dưới đây sẽ bị cấm:

a) tất cả các hành vi có bản chất gây nhầm lẫn bằng bất kỳ phương tiện nào với các cơ sở, hàng hóa hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của đối thủ cạnh tranh;

b) các tuyên bố sai lệch trong hoạt động thương mại có bản chất làm mất uy tín đối với cơ sở, hàng hóa, hoặc các hoạt động công nghiệp hoặc thương mại của đối thủ cạnh tranh;

c) Các chỉ dẫn hoặc tuyên bố mà việc sử dụng chúng trong hoạt động thương mại có khả năng gây nhầm lẫn với công chúng về bản chất, đặc tính, sự phù hợp với mục đích sử dụng hoặc số lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc quy trình sản xuất hàng hóa;

d) Các hành vi nhằm đạt được hoặc nắm giữ quyền sử dụng các tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại, nhãn hiệu được bảo hộ của người khác nhằm các mục đích như được quy định trong pháp luật của mỗi Bên, chẳng hạn như ý định thu lợi bất chính hoặc ý định gây hại cho người khác đó.

4. Mỗi Bên phải bảo đảm trong pháp luật của mình sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả đối với thông tin bí mật phù hợp với điều 39 Hiệp dịnh TRIPS.

5. Mỗi Bên phải thiết lập các chế tài phù hợp để ngăn chặn hoặc trừng phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, mỗi Bên phải bảo đảm rằng bất cứ người nào thấy lợi ích kinh doanh của mình sẽ bị ảnh hưởng bởi một hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể tiến hành thủ tục pháp lý và yêu cầu đình chỉ hoặc ngăn chặn hành vi, tiêu hủy hàng hóa vi phạm, dỡ bỏ các phương tiện và vật liệu được sử dụng cho hành vi vi phạm hoặc đền bù thiệt hại phát sinh từ hành vi đó, trừ trường hợp pháp luật của mỗi Bên có quy định khác.



Điều 93

Thực thi – Các biện pháp kiểm soát tại biên giới

Mỗi Bên phải bảo đảm việc thi hành đầy đủ và hiệu quả các biện pháp kiểm soát tại biên giới phù hợp với các Điều từ 51 đến 60 Hiệp định TRIPS.



Điều 94

Thực thi – Các chế tài dân sự

1. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu người xâm phạm bồi thường đầy đủ cho những thiệt hại mà chủ thể quyền phải chịu do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người đó được thực hiện bởi người xâm phạm biết rõ, hoặc có các căn cứ hợp lý để biết, đó là hành vi vi phạm.

2. Mỗi Bên phải bảo đảm rằng trong phạm vi có thể phù hợp với quy định của pháp luật mỗi Bên, cơ quan tư pháp mỗi Bên có quyền ấn định một số tiền bồi thường thiệt hại hợp lý dựa trên toàn bộ các chứng cứ được cung cấp, trong trường hợp do bản chất của các sự kiện liên quan chủ thể quyền sở hữu trí tuệ rất khó chứng minh sự tổn hại về kinh tế thực tế.

3. Mỗi Bên phải cố gắng áp dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện hệ thống tư pháp của mình theo hướng áp dụng các chế tài dân sự hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.



Điều 95

Thực thi - các chế tài hình sự

Mỗi Bên phải bảo đảm rằng các thủ tục và các hình phạt hình sự phải được áp dụng phù hợp với Điều 61 của Hiệp định TRIPS.



Điều 96

Hợp tác

1. Các Bên sẽ hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ phù hợp với khoản 2 Điều 1.

2. Lĩnh vực và hình thức hợp tác theo Điều này sẽ được quy định tại Thoả thuận thi hành.

3. Chi phí hợp tác theo Điều này sẽ được phân chia một cách công bằng khả dĩ nhất.

4. Chương 13 sẽ không được áp dụng đối với Điều này.

Điều 97

Tiểu ban về sở hữu trí tuệ

1. Nhằm triển khai và thi hành hiệu quả Chương này, Tiểu ban về sở hữu trí tuệ (sau đây được đề cập đến tại Điều này là “Tiểu ban”) sẽ được thành lập theo Điều 11.

2. Các chức năng của Tiểu ban sẽ bao gồm:

a) Rà soát và giám sát việc triển khai và thi hành Chương này;

b) Thảo luận bất cứ vấn đề nào liên quan đến SHTT nhằm tăng cường sự bảo hộ sở hữu trí tuệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ và nhằm nâng cao sự quản lý minh bạch và hiệu quả đối với hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như:


    1. Các vấn đề về sáng chế;

    2. Các vấn đề về kiểu dáng ;

    3. Các vấn đề về nhãn hiệu;

    4. Các vấn đề về trách nhiệm pháp lý của những người cung cấp dịch vụ internet;

    5. Các vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh;

    6. Các vấn đề về biện pháp kiểm soát tại biên giới;

    7. Các vấn đề về chỉ dẫn địa lý; và

    8. Các vấn đề về biện pháp hành chính

c) Báo cáo các kết luận và kết quả của các thảo luận của Tiểu ban với Uỷ ban Hỗn hợp; và

d) Thực hiện các chức năng khác được Uỷ ban Hỗn hợp giao cho phù hợp với

Điều 11.

3. Tiểu ban sẽ nhóm họp vào thời gian và địa điểm được hai Bên thống nhất.

4. Tiểu ban sẽ:

a) Bao gồm đại diện của Chính phủ của các Bên; và

b) Được đồng chủ toạ bởi quan chức của các Chính phủ.

Điều 98

Các ngoại lệ an ninh

Theo quy định của Chương này, Điều 73 của Hiệp định TRIPS sẽ được đưa vào và là một phần của Hiệp định, với những sửa đổi phù hợp.

Chương 10

Cạnh tranh


Điều 99

Thúc đẩy Cạnh tranh thông qua Xử lý các Hành vi phản cạnh tranh


Mỗi Bên sẽ, phù hợp với luật và quy định của mình, thúc đẩy cạnh tranh thông qua xử lý các hành vi phản cạnh tranh để tạo thuận lợi cho việc vận hành hiệu quả thị trường của mình. Bất kỳ biện pháp nào tiến hành theo những mục tiêu này sẽ được tiến hành phù hợp với các nguyên tắc minh bạch hóa, không phân biệt đối xử, và công bằng về thủ tục.
Điều 100

Các Định nghĩa


Vì các mục tiêu của Chương này, thuật ngữ:
(a) “các hành vi phản cạnh tranh” nghĩa là bất kỳ hành xử hoặc giao dịch có thể bị phạt hoặc giảm nhẹ theo luật cạnh tranh của mỗi Bên; và
(b) “luật cạnh tranh” nghĩa là:
(i) đối với Nhật Bản, Luật liên quan tới Cấm Độc quyền tư nhân và Duy trì Thương mại công bằng(Luật số 54, 1947) (sau đây được dẫn chiếu trong Chương này là “Luật chống Độc quyền”) và các quy định thực hiện cũng như các sửa đổi; và
(ii) đối với Việt Nam, Luật Cạnh tranh (Luật số 27/2004/QH11) và các quy định thực hiện cũng như các sửa đổi.

Điều 101


Hợp tác Thúc đẩy Cạnh tranh bằng Xử lý các Hành vi Phản cạnh tranh
Hai Bên sẽ, phù hợp với các luật và quy định của mình, hợp tác trong lĩnh vực thúc đẩy cạnh tranh bằng cách giải quyết các hành vi phản cạnh tranh tùy theo nguồn lực sẵn có của mình, với mục tiêu đóng góp vào thực hiện hiệu quả luật cạnh tranh của từng Bên và để tránh hoặc giảm khả năng xung đột giữa Chính phủ của Hai Bên đối với các vấn đề liên quan đến áp dụng luật cạnh tranh của mỗi Bên. Hoạt động hợp tác đó có thể được tiến hành dưới hình thức trao đổi thông tin, thông báo và phối hợp các hoạt động thực thi và tham vấn.
Điều 102

Hợp tác kỹ thuật


Hai Bên nhất trí rằng lợi ích chung của các cơ quan quản lý cạnh tranh của hai Bên để phối hợp trong các hoạt động hợp tác kỹ thuật liên quan tới tăng cường chính sách cạnh tranh và thực thi chính sách cạnh tranh của mỗi Bên.
Điều 103

Không Áp dụng Đoạn 3 của Điều 6 và Chương 13


Đoạn 3 của Điều 6 và Chương 13 không áp dụng với Chương này.
Điều 104

Quy định khác


1. Các thỏa thuận chi tiết để thực hiện Chương này có thể được thực hiện giữa các cơ quan cạnh tranh của hai Bên.
2. Không quy định nào trong Chương này ngăn cản các Bên tìm kiếm hoặc cung cấp hỗ trợ cho nhau theo các hiệp định hoặc thỏa thuận song phương hoặc đa phương.
3. Không quy định nào trong Chương này được hiểu là hạn chế chính sách hoặc quan điểm pháp lý của mỗi Bên về bất kỳ vấn đề nào liên quan tới hành pháp.
4. Không quy định nào trong Chương này được hiểu là ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ của mỗi Bên theo các hiệp định hoặc thỏa thuận quốc tế khác hoặc theo luật của bên đó.
Chương 11

Cải thiện môi trường kinh doanh


Điều 105

Nguyên tắc cơ bản


Mỗi Bên sẽ thực hiện những biện pháp phù hợp để cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho người dân hai Bên tiến hành các hoạt động kinh doanh, phù hợp với luật pháp và quy định của mỗi Bên.
Điều 106

Mua sắm Chính phủ


Thừa nhận tầm quan trọng của việc tăng cường tính hiệu quả của Mua sắm Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh của mình, căn cứ vào luật pháp, quy định, các chính sách và thông lệ mua sắm chính phủ của mình, mỗi Bên sẽ nỗ lực:
(a) tăng cường tính minh bạch của các biện pháp mua sắm chính phủ, và
(b) thực thi các biện pháp mua sắm chính phủ một cách công bằng và hiệu quả.
Điều 107

Tiểu ban về Cải thiện Môi trường Kinh doanh


1. Nhằm triển khai và thực hiện hiệu quả Chương này, một Tiểu ban về Cải thiện Môi trường Kinh doanh (sau đây được gọi là “Tiểu ban”) sẽ được thành lập theo Điều 11.
2. Chức năng của Tiểu ban là:
(a) rà soát các kết quả hoạt động của Văn phòng Liên lạc về Cải thiện Môi trường Kinh doanh(sau đây được gọi là “Văn phòng liên lạc”), do mỗi Bên chỉ định thành lập theo Điều 109;
(b) Tự mình xử lý và tìm cách giải quyết các vấn đề liên quan môi trường kinh doanh hoặc dựa trên các báo cáo của Cơ quan Liên lạc;
(c) báo cáo kết quả hoạt động và đưa ra đề xuất, bao gồm cả các biện pháp do mỗi Bên thực hiện và đối với Bên kia;
(d) nếu cần thiết, rà soát các biện pháp do hai Bên thực hiện liên quan đến các đề xuất đề cập trong tiểu đoạn (c);
(e) công bố một cách hợp lý các đề xuất đề cập trong tiểu đoạn (c) và kết quả rà soát được đề cập trong tiểu đoạn (d);
(f) báo cáo kịp thời các đề xuất được đề cập trong tiểu đoạn (c) và các kết quả khác khác liên quan đến việc triển khai và thực hiện Chương này lên Uỷ ban Hỗn hợp;
(g) Hợp tác theo phương thức phù hợp với các Tiểu ban khác được thành lập theo Hiệp định này, với mục tiêu tránh lặp lại các công việc không cần thiết. Các hình thức hợp tác bao gồm:
(i) thông báo kết quả xem xét tới các Tiểu ban này;
(ii) tham khảo ý kiến từ các Tiểu ban này;
(iii) mời thành viên của các Tiểu ban này, và
(iv) nếu cần, chuyển lại các vấn đề liên quan cho các Tiểu ban này.
3. Thành phần của Tiểu ban bao gồm đại diện của Chính phủ hai Bên. Tiểu ban có thể mời đại diện từ các cơ quan khác ngoài Chính phủ mỗi nước có chuyên môn cần thiết liên quan tới các vấn đề cần giải quyết.
4. Thời gian và địa điểm họp của Tiểu ban sẽ do hai Bên thống nhất.
Điều 108

Diễn đàn tham vấn


Hai Bên có thể sử dụng những diễn đàn tham vấn hiện có nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi Bên đối với các vấn đề thuộc Chương này.
Điều 109

Văn phòng Liên lạc


1. Mỗi Bên sẽ chỉ định và duy trì một Văn phòng Liên lạc của mình. Mỗi bên phải thông báo việc thành lập Văn phòng Liên lạc này cho Bên kia.
2. Chức năng của Văn phòng Liên lạc mỗi Bên là:
(a) tiếp nhận các phản ánh, câu hỏi và/hoặc yêu cầu tham vấn từ cá nhân Bên kia liên quan đến luật pháp, quy định và các biện pháp khác của mình gây ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động kinh doanh của họ;
(b) chuyển các phản ánh, câu hỏi và/hoặc yêu cầu tham vấn được đề cập trong tiểu đoạn (a) cho các cơ quan chức năng của mình;
(c) chuyển phản hồi từ các cơ quan chức năng bên mình cho các cá nhân có phản ánh, câu hỏi và/hoặc yêu cầu tham vấn;
(d) phối hợp với các cơ quan chức năng bên mình, cung cấp các thông tin và tư vấn cần thiết cho các cá nhân được đề cập trong tiểu đoạn (a); và
(e) báo cáo các kết quả liên quan đến việc thực hiện chức năng của mình, đã được quy định từ tiểu đoạn (a) đến (d), cho Uỷ ban Hỗn hợp, các Tiểu ban liên quan và/hoặc các diễn đàn tham vấn hiện được đề cập tại Điều [XX04] của Hiệp định cơ bản.
3. Mỗi Văn phòng Liên lạc sẽ nỗ lực trả lời các phản ánh, câu hỏi và/hoặc yêu cầu tham vấn của các cá nhân trong khoảng thời gianphù hợp.
4. Dù đã có các các quy định ở đoạn 2, việc trao đổi thông tin giữa Cơ quan Liên lạc của một Bên và cá nhân của Bên kia vẫn có thể được thực hiện thông qua một cơ quan chức năng hoặc một tổ chức do Chính phủ Bên kia chỉ định
5. Đoạn 2, 3 và 4 không mang ý nghĩa ngăn cản hoặc hạn chế bất kỳ doanh nghiệp nào của một Bên liên lạc trực tiếp với các cơ quan chức năng của Bên kia.
Điều 110

Không áp dụng Chương 13


Các thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Chương 13 sẽ không được áp dụng trong Chương này.

Chương 12

Hợp tác

Điều 111


Các Nguyên tắc Cơ bản
Tùy thuộc vào luật pháp và quy định áp dụng riêng của từng nước, hai Bên sẽ tăng cường hợp tác theo Hiệp định này trên cơ sở lợi ích chung nhằm tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư giữa hai Bên; đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân hai nước. Vì mục tiêu này, hai Bên sẽ tiến hành hợp tác giữa hai Chính phủ; khuyến khích và tạo thuận lợi cho hợp tác giữa các tổ chức khác ngoài Chính phủ, nếu cần thiết và phù hợp, trong những lĩnh vực sau:
(a) nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp;

(b) thúc đẩy thương mại và đầu tư;

(c) doanh nghiệp vừa và nhỏ;

(d) quản lý và phát triển nguồn nhân lực;

(e) du lịch;

(f) công nghệ thông tin và viễn thông;


(g) môi trường;
(h) giao thông vận tải; và
(i) các lĩnh vực khác do hai Bên cùng thống nhất.
Điều 112

Phạm vi và Hình thức Hợp tác


Phạm vi và hình thức hợp tác trong Chương này sẽ được quy định trong Hiệp định Triển khai.
Điều 113

Triển khai


1. Triển khai hợp tác theo Chương này sẽ tùy thuộc vào vấn đề tài chính liên quan và những nguồn lực khác cùng với luật pháp và nguyên tắc của mỗi Bên.
2. Chi phí hợp tác theo Chương này sẽ được chia đều ở mức có thể cho hai Bên thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Điều 114

Tiểu ban về Hợp tác


1. Vì mục tiêu triển khai và thực hiện hiệu quả Chương này, một Tiểu ban Hợp tác (sau đây được gọi là Tiểu ban) sẽ được thành lập theo quy định của Điều 11.
2. Chức năng của Tiểu ban là:
(a) trao đổi quan điểm và thông tin về hợp tác trong từng lĩnh vực hợp tác đề cập trong Điều 111, đồng thời tìm hướng hợp tác sâu rộng hơn giữa hai Bên;

Каталог: Uploads -> documents
documents -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO —— Số: 10
documents -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
documents -> HƯỚng dẫn sử DỤng dịch vụ vntopup – nam việt bank vnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước
documents -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
documents -> BỘ CÔng thưƠng

tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương