Hình Mô hình hệ sinh thái xã hội lấy con người là trung tâm 31 Hình Vùng trong bậc thang không gian lãnh thổ 40 Bảng Thiệt hại nông nghiệp trong giai đoạn 2010-2014 58 Hình 2



tải về 5.97 Mb.
trang15/28
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích5.97 Mb.
#33694
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28

Nguồn: Báo Điện tử VietNamNet, Người Lao Động, Báo mới

* Ngành du lịch:

Du lịch cũng là một trong những thế mạnh của vùng (tập trung chủ yếu ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Nha Trang và Đà Nẵng) nhưng thiên tai và BĐKH đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực này. Mưa bão khiến cho các hoạt động dịch vụ liên quan đến du lịch bị ngưng trệ. Thời tiết thất thường diễn ra trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm khiến cho các điểm du lịch thường lâm vào tình trạng vắng khách, nhiều tour du lịch đã phải trì hoãn hoặc chấm dứt do mưa bão. Nhiều công trình, di tích, danh lam thắng cảnh của nhiều địa phương trong vùng cũng bị tàn phá nghiêm trọng.

Điển hình, cơn bão số 10 xảy ra vào tháng 10 năm 2013 đã gây ảnh hưởng nặng nề đến du lịch các tỉnh miền Trung. Hơn 6000 khách du lịch trong nước và quốc tế lưu trú trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã buộc phải dừng mọi hoạt động thăm quan, giải trí và phải ở trong khách sạn để chờ bão qua. Tất cả các điểm tham quan di tích lịch sử văn hóa đều phải đóng cửa để đảm bảo an toàn. Các chuyến bay đi và đến Huế và xe tour chiều Nam Bắc trong thời gian này đã bị hoãn, làm chậm kế hoạch của nhiều đoàn khách du lịch. Riêng ở Quảng Nam, mưa lớn và gió giật mạnh, biển động dữ dội đã gây xói lở nghiêm trọng đường bờ biển Cửa Đại (Hội An). Đường bờ biển giữa 2 khu nghỉ dưỡng Fusion Alya và Vinpearl Resort  Hội An  (dài hơn 100m) và giữa 2 khu nghỉ dưỡng Golden Sand-Victoria (dài hơn 250m) bị xói lở sâu vào đất liền hơn 40m.

Các công trình, di tích văn hóa của vùng cũng đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy do bão lũ. Thống kê của Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (2014) về các di tích có nguy cơ sụp đổ trong khu phố cổ Hội An cho biết, hiện có hơn 1.400 di tích, trong đó có khoảng 66 di tích, nhà cổ trong khu phố cổ đang ở tình trạng xuống cấp do đã quá cũ và phải chống chịu với bão lũ trong nhiều năm, trong đó, có 48 di tích đã xuống cấp nặng.

* Giao thông vận tải

Ở các tỉnh miền Trung, thời điểm từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm thường xảy ra các cơn bão lớn gây thiệt hại nặng nề cho cơ sở hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ bị hư hỏng nặng. Hai cơn bão số 10 và 11 diễn ra liên tiếp ở các tỉnh miền Trung trong năm 2013 đã làm hỏng nhiều tuyến đường. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, một số điểm giao thông trên tuyến Quốc lộ 49A bị sạt lở và gây ách tắc trong thời gian dài. Tỉnh lộ 4 đoạn qua Thủ Lễ - Quảng Điền ngập sâu 0,8m. Đường ven biển đầm Lập An bị ngập nhiều đoạn sâu từ 0,3-0,5m. Một số tuyến đường tỉnh lộ 8A, 8B, 10A qua Hương Vinh, Hương Toàn, Hương Xuân bị ngập 0,3-0,5 m; tỉnh lộ 11B Phong An đi Phong Sơn đoạn Kim Cang bị ngập trên 0,6m. Ở tỉnh Quảng Ngãi, mưa bão cũng gây sạt lở tuyến đường ĐT622B, 14 tuyến đường huyện và 1 cây cầu kiên cố tại huyện Trà Bồng bị hư hại; nhiều tuyến kênh mương, công trình đập kiên cố, đập bổi bị sạt lở, bồi lấp.



b. Tác động đến xã hội

Theo Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2014, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng đứng thứ ba trong cả nước về tỷ lệ hộ nghèo (8,63%). Thiên tai, BĐKH sẽ tác động đến nơi cư trú và sinh kế của người dân tại khu vực thường xuyên bị ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất, xói lở. Do người dân trong vùng chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và khai thác thủy hải sản ven biển nên đời sống của người dân nơi đây phụ thuộc nhiều vào biển và điều kiện thời tiết. Những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết đối với sinh kế người dân làm việc trong lĩnh vực nông - ngư nghiệp sẽ làm gia tăng tỷ lệ hộ nghèo và cản trở công cuộc xóa đói giảm nghèo của toàn vùng. Theo số liệu khảo sát thu được, người nghèo là nhóm chịu tác động nhiều của các hiện tượng thời tiết cực đoan cả về thu nhập/việc làm, giáo dục, sức khỏe và nhà ở.



Hình 2.7. Tỷ lệ hộ gia đình bị tác động nhiều do thiên tai và BĐKH tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (%)



Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Nhìn vào biểu đồ có thể thấy sự chênh lệch rõ ràng về tỷ lệ hộ bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai và BĐKH giữa hộ nghèo và hộ khá giả. Tỷ lệ hộ nghèo bị ảnh hưởng nhiều cao gấp gần 27 lần so với hộ khá giả. Đây là con số đáng báo động khi tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung còn chiếm tới 20,4% trong tổng số dân toàn vùng. Nghèo đói, thu nhập bị giảm sút, mất việc làm còn gây ra hệ lụy đến những vấn đề xã hội khác như giáo dục, sức khỏe và nhà ở càng làm tăng mức độ tổn thương của người nghèo trước tình hình thiên tai khắc nghiệt.

Trong những năm qua, các cơn bão đổ bộ vào các tỉnh miền Trung, đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của người dân. Bão và lũ lụt tại miền Trung xảy ra vào tháng 11/2014 đã gây thiệt hại nặng nề về người và nhà cửa ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa (bảng 2.7).

Bảng 2.9. Thiệt hại về người và nhà ở của người dân do cơn bão số 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền Trung



Tỉnh

Số người bị thương (người)

Số người mất tích (người)

Số người chết (người)

Số nhà bị hư hỏng (chiếc)

Phú Yên

20

16

65

5.955

Bình Định

15

2

6

4.668

Khánh Hòa

8

3

7

164

Nguồn: Báo Điện tử Người Lao Động, 4/11/2014

Cơn bão số 10 và 11 qua miền Trung trong tháng 9 và tháng 10 năm 2013 cũng là minh chứng điển hình cho tình trạng thiên tai tác động đến sự sinh tồn và nhà ở của người dân. Theo thống kê sơ bộ của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu các tỉnh, đã có rất nhiều người chết và bị thương, hàng trăm nghìn ngôi nhà của người dân bị sập và tốc mái trong hai cơn bão này (bảng 2.8).

Bảng 2.10. Thiệt hại về người và nhà ở do cơn bão số 10 và 11 năm 2014 ở một số tỉnh miền Trung

Tỉnh

Số người bị thương (người)

Số người chết/ mất tích (người)

Số nhà bị sập/ tốc mái

Quảng Nam

6

3

21.206

Đà Nẵng

11

-

5.571

Thừa Thiên Huế

11

1

1.355

Hà Tĩnh

3

-

1.369

Quảng Bình

13

3

90.024

Quảng Trị

17

-

3.677

Nguồn: Ban Chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị

Ngoài những ảnh hưởng đến công tác xóa đói giảm nghèo, sinh kế, sự sinh tồn và nhà ở của người dân, những cơn bão với cường độ mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Nam còn có tác động lớn đối với lĩnh vực giáo dục và y tế của vùng. Cơn bão số 10 năm 2013 đã làm tốc mái 12 điểm trường và 2 trạm y tế tỉnh Hà Tĩnh. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình bị thiệt hại năng, 3 trường học ở xã Trọng Hóa và Bệnh viện đa khoa huyện bị tốc mái. Tại Quảng Trị, 30 điểm trường học với hơn 200 phòng, 3 điểm bệnh viện, trạm y tế bị tốc mái, hư hỏng.



c. Tác động đến tài nguyên môi trường

* Tài nguyên đất:

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thường xảy ra các quá trình ngoại sinh rất mãnh liệt như: xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ biển, mặn hóa do triều lấn,... đã làm cho hiện tượng hoang mạc hóa diễn ra khắc nghiệt nhất trong tất cả các vùng trên cả nước, đặc biệt là ở hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận và phía nam tỉnh Khánh Hòa. Quá trình hoang mạc hóa ở Bình Thuận và Ninh Thuận diễn ra phức tạp do thời tiết đặc biệt khô nóng vào mùa khô, lượng mưa trung bình hàng năm ở một số nơi chỉ đạt 700 mm, khiến cho những vùng cát trắng có nguy cơ lan rộng. Nghiêm trọng nhất là Ninh Thuận có hơn 41.000 ha bị hoang mạc hóa, chiếm 12,21% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Đến nay, tình trạng hoang mạc hóa vẫn tiếp tục gia tăng (bảng 2.9).

Bảng 2.11. Diện tích hoang mạc hóa ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận



STT

Dạng hoang mạc

Bình Thuận (ha)

Ninh Thuận (ha)

1

2

3



4

Hoang mạc cát

Hoang mạc đá

Hoang mạc muối

- Ven biển

- Lục địa

Hoang mạc đất cằn



56.740

9.355
1.870

9.540

12.490


9.103

21.468
525

5.882

44.043


Tổng cộng

% so với diện tích tự nhiên



89.995

11,3%


41.021

23,6%


Nguồn: Lê Văn Khoa, 2009

* Đa dạng sinh học

Là khu vực ven biển với đường bờ biển kéo dài, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có hệ sinh thái ven biển đa dạng, rất thuận lợi để khai thác thủy, hải sản với chủng loại đa dạng và có chất lượng cao. Tuy nhiên, hệ sinh thái ven biển miền Trung đang phải chịu những nguy hại nặng nề do tác động của thiên tai và BĐKH.

Nghiên cứu trường hợp với hệ sinh thái vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đã cho thấy tác động nghiêm trọng của BĐKH đối với sinh thái của vùng: 1) Sự xuất hiện của nhiều đợt nắng nóng bất thường trong mùa khô làm cho mực nước trong đầm phá thấp hơn mực nước biển. Khi triều cao, nước biển chảy vào đầm phá làm tăng nồng độ muối trong đầm kết hợp với tình trạng nước biển dâng gây ảnh hưởng đến môi trường sống, thức ăn của các loài thủy sinh; 2) Lũ lụt trên diện rộng làm tăng lượng nước ngọt đổ vào đầm phá gây giảm nồng độ muối khiến một số loài thủy sinh vùng nước lợ (đặc biệt là loài nhuyễn thể vỏ kép như ngao, sò…) có thể chết hàng loạt; 3) Hiện tượng xói lở bờ biển gây ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nguồn lợi sinh vật trong đầm phá làm giảm chất lượng môi trường nước (bảng 2.10).

Bảng 2.12. Các tổn thất và thiệt hại do BĐKH tại Bắc Trung Bộ và DHMT23


Các hiện

tượng

thời tiết

Tính cực

đoan

Lĩnh vực tác

động

Các tác động cụ thể

Mức độ tác

động

Nắng

nóng


Nhiệt độ cao hơn, kéo dài

hơn


- Nuôi trồng thủy sản

- Đời sống

- Cơ sở hạ tầng


- Ảnh hưởng đến môi trường của các đầm nuôi thủy sản, gây ra nhiều dịch bệnh hoặc thủy sản chết hàng loạt

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân



++++

Bão

Xảy ra sớm hơn, lượng

mưa nhiều

hơn, diễn

biến bất

thường


- Đánh bắt,

nuôi trồng và

kinh doanh

buôn bán thủy sản

- Đời sống

hàng ngày



- Gây thất thu đối với các hộ nuôi trồng thủy sản

- Phá hỏng các đầm nuôi

- Gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản

- Ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ kinh doanh buôn bán thủy sản

- Ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông

nghiệp (ngập úng, thất thu…)

- Phá hỏng cầu cống, trường học, hệ

thống đê điều

- Giảm sút thu nhập của những người đi làm thuê


++++

Hạn hán

Đến sớm

hơn, kéo dài hơn, khắc nghiệt hơn



- Sản xuất

nông nghiệp

- Đời sống

- Cơ sở hạ tầng



- Thiếu nước sản xuất nông nghiệp

- Thiếu nước sinh hoạt

- Cây cối chết nhiều

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân



++++

Lụt

Kéo dài hơn, thất thường

- Đánh bắt,

nuôi trồng và

kinh doanh

thủy sản

- Đời sống

hàng ngày



- Ảnh hưởng đến các đầm nuôi

- Xáo trộn cuộc sống của người dân (đi lại, sinh hoạt)

- Ảnh hưởng đến thu nhập của người

dân (đi làm thuê, kinh doanh buôn bán thủy sản)

- Hư hỏng các công trình xây dựng

(trường học, trạm y tế,…)

- Gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản,


++++

Nước

biển dâng

và xâm

nhập mặn


Cao hơn

- Đánh bắt và

nuôi trồng thủy sản

- Sản xuất

nông nghiệp



- Ảnh hưởng đến các đầm nuôi trồng

thủy sản

- Thay đổi cấu trúc và thành phần thủy sản, làm mất nơi sống của một số loài

- Ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

nông nghiệp


+++

Ghi chú: ++++: Tác động rất mạnh làm thay đổi các hoạt động chủ yếu trong cuộc sống của người dân, gây thiệt hại đến tài sản và khó khăn để khắc phục

+++: Tác động mạnh làm thay đổi nhiều hoạt động trong cuộc sống của người dân nhưng trong điều kiện nhất định có thể khắc phục

++: Tác động vừa ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nhưng các ảnh hưởng này sau đó có thể kiểm soát được.

2.1.4. Vùng Tây Nguyên



2.1.4.1. Các biểu hiện của biến đổi khí hậu

- Nhiệt độ cao nhất (TXx) và nhiệt độ thấp nhất (TNn): có xu thế giảm nhẹ ở hầu hết các trạm, từ 0,17 đến 0,48oC/thập kỷ. TNn tăng từ 0,3 đến 1,56oC/thập kỷ.

- Nắng nóng: nắng nóng ít gay gắt hơn.

- Số ngày khô liên tiếp: giảm từ 2 đến 8 ngày/thập kỷ

- Hạn hán: xảy ra hạn nặng trong cả mùa đông và mùa xuân

- Lượng mưa ngày lớn nhất; Lượng mưa 5 ngày lớn nhất: tăng đáng kể trên hầu hết các trạm, tăng từ 0,8 đến 12,8 mm/thập kỷ đối với Rx1day và từ 6,5 đến 55 mm/thập kỷ đối với Rx5day.

- Lũ lụt: có xu hướng gia tăng đáng kể đỉnh lũ cao nhất năm trên các sông nhánh La Ngà, Bé, Sài Gòn… Lưu lượng trung bình năm và các quá trình cho thấy phần lớn tại các trạm trên lưu vực đều có xu thế tăng dần

2.1.4.2. Tác động của BĐKH đến vùng

a. Tác động đến kinh tế

* Ngành nông nghiệp

Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về mức độ và quy mô, quy luật phân bố lượng mưa cũng bị thay đổi làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

+ Trong trồng trọt: Một số loài cây công nghiệp của vùng do điều kiện khí hậu thay đổi đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ bị dịch bệnh dẫn đến chất lượng năng suất giảm nghiêm trọng.

Lượng mưa thay đổi không theo quy luật gây ảnh hưởng đến sinh trưởng của nhiều cây công nghiệp, ví dụ như cây cà phê và cây điều. Vào thời gian từ tháng 4-7, lượng mưa có xu hướng thấp, tần suất mưa ít, gây thiếu nước làm quả cà phê bị khô và rụng hoặc nhân cà phê nhỏ. Cây điều là cây ra hoa, thụ phấn trong mùa khô (tháng 1-3), song trong những năm từ 2006-2009, những đợt mưa phùn xảy ra làm hoa điều không thụ phấn được. Năng suất điều thấp khiến đời sống người dân trồng điều gặp nhiều khó khăn (bảng 2.11).

Bảng 2.13. Năng suất điều giảm theo thời gian ở tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai (tạ/ha)


Năm

Tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Gia Lai

2005

10,46

-

2006

8,53

7,72

2007

8,69

7,45

2008

7,78

6,95

2009

8,34

6,68

2010

7,20

5,60

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, WASI (2009)

Sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo: Rệp sáp (2000-2003), bệnh vàng lá do tuyến trùng và nấm (2000-2004), ve sâu hại rễ (2007-2009) gây hại cho cây cà phê; bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu, rầy sâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, ca cao (2005-nay)… đã làm thiệt hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể.



+ Trong chăn nuôi: BĐKH diễn ra có tác động mạnh đến lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn vùng: 1/ Nhiệt độ trung bình của tỉnh gia tăng ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của vật nuôi, thay đổi thói quen sinh sản; làm gia tăng nguy cơ dịch bệnh và khả năng lan truyền làm giảm năng suất chăn nuôi; 2/ Lượng mưa gia tăng gây lũ quét, lũ ống, lũ nghẽn dòng diễn ra trên diện rộng và thường xuyên hơn làm giảm diện tích chăn nuôi (đồng cỏ, chuồng trại, ...), thay đổi thói quen sinh trưởng của các loài, giảm vùng lương thực dành cho gia súc, đồng thời làm giảm năng suất chăn nuôi; 3/ Bão, lũ lụt gia tăng làm hư hỏng chuồng trại chăn nuôi. Cụ thể như trường hợp tỉnh Kon Tum, thiệt hại về chăn nuôi do cơn bão số 9 (2009) là khá lớn (bảng 2.12).

Bảng 2.14. Tổng hợp thiệt hại của ngành chăn nuôi do mưa bão tại tỉnh Kon Tum năm 2009



Hạng mục thiệt hại

Thiệt hại toàn tỉnh

Ước tính thiệt hại (triệu đồng)

Gia súc

1.986

9.930

Gia Cầm

17.222

1.1722

Каталог: lib -> ckfinder -> files
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố kiểm tra năM 2014
files -> THỐng kê CÁC ĐƠn vị do sở khoa học và CÔng nghệ CÁc tỉNH, thành phố thanh tra năM 2014
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 1489
files -> Ủy ban nhân dân tỉnh bắc giang
files -> VĂn phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 08/2011
files -> THỦ TƯỚng chính phủ Số: 705
files -> Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng tại kho lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia hoặc cơ sở làm dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

tải về 5.97 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương