Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2015


Về hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường



tải về 198.6 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích198.6 Kb.
#28381
1   2

5. Về hợp tác quốc tế và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Năm 2015, thành phố tiếp tục mở rộng, tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường. Thành phố đang hợp tác với: thành phố Kitakyushu (Nhật Bản) xây dựng Quy hoạch tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng, trong đó tập trung vào các lĩnh vực: Xử lý rác thải, Năng lượng, Cấp thoát nước, Bảo vệ môi trường, Sản xuất sạch và Du lịch sinh thái đảo Cát Bà; được các tổ chức: Peace Wind của Hoa Kỳ tài trợ Dự án “Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai giữa các thành phố kết nghĩa Việt Nam và Hoa Kỳ”, Tổ chức Tầm nhìn thế giới tại Việt Nam triển khai dự án “Thành phố Hải Phòng tăng cường năng lực phòng chống biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai”; hợp tác với thành phố Ajaccio và Tổ chức AVEC thực hiện Dự án triển khai thí điểm phân loại rác đầu nguồn tại 03 phường Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn, An Dương thuộc quận Lê Chân.

Thành phố đã huy động sự tham gia của các tổ chức kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp vào công tác bảo vệ môi trường. Tiếp tục thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” hiện được triển khai tới 99,8% thôn, tổ dân phố trên toàn thành phố và được nhân dân hưởng ứng tích cực, thu được nhiều kết quả rõ nét trong công tác vận động bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp tham gia vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt trong lĩnh vực thu gom, xử lý chất thải. Hiện có khoảng 12 doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này.

Tăng cường thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Năm 2015 thu được 1,29 tỷ đồng (tăng 250 triệu đồng so sới năm 2014) (Chi tiết tại Phụ lục 5)

Năm 2015 Quỹ bảo vệ môi trường thành phố đã xây dựng Quy chế cho vay với lãi suất ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, tài trợ, đồng tài trợ và ủy thác cho vay; Quyết định về việc lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí lựa chọn cho vay với lãi suất ưu đãi. Quỹ đã tiếp nhận hồ sơ và đang tiến hành các thủ tục cho vay vốn của 03 dự án bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố. Đồng thời tăng cường rà soát, đôn đốc các tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản về nghĩa vụ thực hiện ký quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, đến nay đã có 12 dự án ký quỹ tại Quỹ Bảo vệ Môi trường thành phố Hải Phòng với tổng số tiền ký quỹ gần là 4,7 tỷ đồng.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Kết quả đạt được

Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường đã được tổ chức thường xuyên, có hiệu quả, huy động được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Thành phố đã chủ động thể chế hóa chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường một cách cụ thể, đồng bộ, kịp thời gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững, tạo nên sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, hành động của nhân dân và các doanh nghiệp. Công tác quản lý nhà nước về môi trường đã từng bước đi vào nề nếp. Công tác phòng ngừa, hạn chế, kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được tăng cường và có hiệu quả hơn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã quan tâm, đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường.

Nguồn ngân sách chi cho công tác bảo vệ môi trường năm 2015 là 343,04 tỷ, chiếm 4,35% ngân sách chi thường xuyên, (tăng 31,19 tỷ đồng so với năm 2014). Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cũng được đầu tư kinh phí hàng năm phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn theo phân cấp.

Việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã góp phần vào việc cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn; Vấn đề thu gom, xử lý rác thải dần được cải thiện; Xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường đang có xu hướng phát triển.



1.1. Đánh giá chất lượng môi trường năm 2015

- Môi trường nước: Môi trường nước có sự biến động, cụ thể: nước tại một số con sông cấp nước cho thành phố như sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ, vùng nước lợ, nước mặn cửa sông và nước biển có mức độ ô nhiễm tăng lên so năm 2014; Chất lượng nước tại một số sông, kênh khác trên đại bàn thành phố như Chanh Dương, Hòn Ngọc, hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng có mức độ ô nhiễm giảm; Chất lượng nước tại các hồ của thành phố biến động không nhiều.

- Môi trường không khí: Môi trường không khí đô thị có mức độ ô nhiễm giảm, môi trường không khí các khu vực khu công nghiệp, cụm công nghiệp biến động không nhiều, môi trường không khí khu vực nông thôn có xu hướng gia tăng ô nhiễm.

- Môi trường đất: Ô nhiễm đất có xu hướng gia tăng do các bãi rác, đặc biệt các bãi rác tạm khu vực nông thôn; do việc sử dụng tràn lan các loại hóa chất bảo vệ thực vật; do nước thải sinh hoạt không được xử lý.



1.2. Kết quả triển khai công tác bảo vệ môi trường của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội

Được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân và Bộ Tài nguyên và Môi trường, công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực, cụ thể: thành phố tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương thực hiện Thông báo số 167-TB/TU ngày 29/10/2013 của Ban thường vụ Thành ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU (khóa XII) về công tác bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên đến năm 2015 và 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ và Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt Đa Độ, sông Kênh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020, và triển khai Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường được quan tâm thường xuyên; đặc biệt công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được triển khai kịp thời để phổ biến các quy định mới đến các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức xã hội được nâng lên. Nhân dân ngày càng tham gia sâu hơn vào các vấn đề về xã hội và môi trường như phát hiện, đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường, các hành vi hủy hoại môi trường.

Thành phố đã chủ động thể chế hóa chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường của Trung ương, các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời tăng cường công tác thẩm định công nghệ, nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường... đối với các dự án đầu tư mới nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn thải ngay từ khâu cấp chứng nhận đầu tư.

Công tác thanh tra, kiểm tra các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường đã được tăng cường, đã phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vi phạm; đặc biệt năm 2015 việc triển khai thanh tra một số đơn vị tư vấn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã rà soát năng lực của các đơn vị nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp. Vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu đã giảm do chính sách quản lý của nhà nước đối với các mặt hàng nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất chặt chẽ hơn.

Việc quan tâm đầu tư kinh phí để thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã tạo một diện mạo mới cho môi trường nông thôn. Cảnh quan nông thôn đã dần trở nên khang trang, vệ sinh môi trường đang được cải thiện. Môi trường các làng nghề cũng đang dần được cải thiện.

Công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại, về xử lý ô nhiễm dầu đối với môi trường cảng biển tiếp tục được xã hội hóa do các doanh nghiệp, các hội đoàn trực tiếp tham gia. Việc ngăn chặn, kiểm soát, xử lý chất thải, chất thải nguy hại, sinh vật ngoại lai qua cảng Hải Phòng được tăng cường.

Môi trường biển và hải đảo được tăng cường kiểm soát, như khu vực Cảng Hải Phòng, Vịnh Lan Hạ và các khu vực nuôi thủy sản. Việc phòng ngừa những tai biến thiên nhiên, như: sa bồi, xói lở, sụt lún, nước mặn xâm thực, đất bị thoái hóa, bạc màu, bão lũ, dông lốc,… do hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu và hoạt động phát triển kinh tế-xã hội gây nên đã được thành phố đặc biệt quan tâm.



2. Hạn chế

2.1. Từ cơ quan quản lý nhà nước:

Chính quyền địa phương tại một số nơi chưa gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường, mới chỉ chú trọng phát triển kinh tế, chưa quan tâm đúng mức tới bảo vệ môi trường; các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã đề ra nhưng chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai; các quy hoạch về bảo vệ môi trường chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; công tác triển khai và giám sát thực thi các chính sách, các văn bản pháp luật về môi trường còn chưa hiệu quả; việc đầu tư trang thiết bị phục vụ kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa thỏa đáng; việc thanh tra, kiểm tra, xử lý chưa thường xuyên, quyết liệt; số lượng cán bộ, chuyên viên làm công tác bảo vệ môi trường tại các cấp còn thiếu và yếu; đầu tư cho BVMT chưa tập trung, mới chỉ đầu tư cho công tác thu gom, xử lý rác khu vực nội thành và thoát nước đô thị; chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường còn rất hạn chế.



2.2. Từ doanh nghiệp:

Ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp còn chưa tốt; một số khu, cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường nhưng vẫn chấp nhận các nhà đầu tư thứ cấp, thậm chí có công nghệ, thiết bị lạc hậu gây ô nhiễm ; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa có hồ sơ môi trường (ĐTM, đề án BVMT, cam kết BVMT,…), chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, một số đơn vị đã có hệ thống xử lý chất thải nhưng vận hành không thường xuyên hoặc không đúng quy trình; nhiều đơn vị vi phạm, đã bị xử phạt nhưng vẫn tái phạm;.



2.3. Từ công nghệ, kinh phí

Các công nghệ sản xuất hiện tại khá lạc hậu, việc chuyển đổi sang công nghệ mới, thay thế công nghệ cũ, trang thiết bị cũ, lạc hậu diễn ra còn rất chậm; nguồn kinh phí đầu tư cho bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp còn rất hạn chế; kinh phí của nhà nước đầu tư cho lĩnh vực môi trường còn thiếu, phân bổ dàn trải, chưa tập trung; sự hỗ trợ của nhà nước cho doanh nghiệp trong việc cho vay vốn đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường của doanh nghiệp còn rất yếu; việc xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, công nghệ sản xuất sạch hơn hiện còn chưa đáp ứng được yêu cầu.



2.4. Từ kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường

Mặc dù sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố dấu hiệu phục hồi nhưng công tác bảo vệ môi trường còn nhiều tồn tại và diễn biến phức tạp, nhiều nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện, ngăn cản doanh nghiệp hoạt động do gây ô nhiễm môi trường khí thải, như: Nhà máy sản xuất phân bón DAP của Công ty CP Dap - Vinachem tại Khu công nghiệp Đình Vũ, quận Hải An; Nhà máy luyện gang của Công ty Cổ phần Gang Vạn Lợi tại xã An Hồng, huyện An Dương, Nhà máy sắt xốp của Công ty TNHH Nhật Phát tại huyện An Lão, Công ty Đức Việt Anh tại quận Dương Kinh.

Môi trường tại một số làng nghề, làng nghề truyền thống còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân do công tác đầu tư xây hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong các làng nghề chiếm nguồn kinh phí cao, việc bố trí kinh phí đầu tư còn chậm, hạn chế. Môi trường nông thôn vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm do nước thải, thoát nước, rác thải, hóa chất bảo vệ thực vật. Chất thải y tế, y tế nguy hại tại các trung tâm, cơ sở y tế cấp quận, huyện, vẫn chưa được thu gom, xử lý triệt để theo đúng quy định.

Bảo vệ môi trường chưa thực sự gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đặc biệt quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch phát triển công nghiệp; việc quy hoạch các cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tập trung nằm ngay tại đầu nguồn nước trong khi chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung nên rất khó kiểm soát chất lượng nước thải xả thải ra nguồn nước tiếp nhận; đến nay còn một số khu, cụm công nghiệp vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng về bảo vệ môi trường; nhiều dự án đang hoạt động, gây ô nhiễm nằm gần khu dân cư tập trung, nằm gần nguồn cung cấp nước ngọt; nhiều cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải xin cấp phép xả thải nhưng chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; nhiều doanh nghiệp chưa nộp hoặc nộp chưa đầy đủ, đúng hạn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp. Nhiều doanh nghiệp chưa có đầy đủ các hồ sơ, giấy phép về bảo vệ môi trường theo quy định.

Đánh giá chung, năm 2015 việc triển khai, thực hiện kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường so năm 2014 chưa có nhiều thay đổi.

3. Nguyên nhân

3.1. Khách quan

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 nhưng tiến độ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn triển khai thực hiện Luật ban hành rất chậm, số lượng văn bản hướng dẫn thực hiện còn chưa đầy đủ làm cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Nền kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng mạnh, sản xuất công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ các năm trước, sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá, nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gây sức ép mạnh mẽ cho công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của thành phố.

Do vị trí địa lý của thành phố ở hạ nguồn là nơi tiếp nhận nước thải, chất thải từ các vùng nội địa, khu vực thượng nguồn nên vùng nước biển ven bờ, trong đó nguồn nước sinh hoạt của thành phố tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước của thành phố đặc biệt vào mùa khô, hạn, gây khó khăn cho công tác kiểm soát ô nhiễm nguồn nước cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Hạ tầng cho bảo vệ môi trường của thành phố (hệ thống cấp nước, thoát nước đô thị) đã xuống cấp nhưng được đầu tư cải tạo, chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung của thành phố, trong khi đa số các doanh nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư, sử dụng công nghệ lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, thải nhiều chất thải gây áp lực ngày càng lớn cho việc cải tạo cơ sở hạ tầng môi trường.

3.2. Chủ quan

Một số cụm công nghiệp tập trung chậm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường (chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, diện tích cây xanh chưa đảm bảo). Nhiều dự án có công nghệ lạc hậu, phát sinh nhiều chất thải, chất thải khó phân hủy tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được chấp thuận đầu tư nằm rải rác khắp thành phố, chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ dẫn tới nguy cơ ô nhiễm môi trường, gây khiếu kiện kéo dài về môi trường.

Kinh phí trung ương và thành phố cho sự nghiệp bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; nguồn vốn xã hội hóa cho công tác bảo vệ môi trường còn thấp. Công cụ quản lý (trang thiết bị quan trắc, giám sát môi trường, sinh thái) còn hạn chế, chưa được đầu tư thỏa đáng do hạn chế về kinh phí.

Ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp, một bộ phận dân cư nhìn chung chưa tốt, chưa tự giác. Nhiều chủ doanh nghiệp thậm chí trốn tránh trách nhiệm thực hiện các qui định về bảo vệ môi trường theo luật định, mặc dù bị nhắc nhở, xử phạt nhiều lần. Đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn chưa được quan tâm thỏa đáng để xử lý chất thải theo đúng qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tỷ lệ các doanh nghiệp áp dụng ISO 14.000 về môi trường, áp dụng quy trình sản xuất sạch hơn còn rất thấp, chưa được phổ biến rộng rãi.



Các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có tính chất, mức độ và thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi hơn đặc biệt trong lĩnh vực tạm nhập, tái xuất qua Cảng Hải Phòng, do cơ chế quản lý hoạt động tạm nhập tái xuất của Chính phủ có nhiều thay đổi nên lượng hàng hóa đã tạm nhập vào Việt Nam để chuyển sang nước thứ ba đang còn tồn lại tại các Cảng Hải Phòng chưa được xử lý còn nhiều

IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2016

1. Nhiệm vụ

1.1. Tiếp tục thể chế hóa pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố: tập trung triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2014; các nghị định, thông tư về lĩnh vực bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, biển và hải đảo; rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước hiện nay trên địa bàn thành phố, từ đó bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo tính hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ. Tập trung thực hiện việc phân loại ô nhiễm và hoàn thành xây dựng bộ sách xanh, sách đen.

1.2. Tập trung xử lý dứt điểm các khu vực trọng điểm ô nhiễm có khiếu kiện về môi trường; giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu, cụm công nghiệp, khu vực cảng, khu vực làng nghề, khu dân cư nội thành, thị trấn, các khu xử lý rác thải tập trung.

1.3. Cải thiện môi trường nông thôn; hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường ở nông thôn, khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém, ngăn chặn tình trạng mất vệ sinh trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở nông thôn, kiểm soát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; lồng ghép việc xây dựng, cải tạo các công trình tiêu thoát, xử lý nước thải tại khu vực nông thôn vào chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.4. Ngăn chặn, chấm dứt tình trạng suy giảm chất lượng nguồn nước ngọt và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng nước. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghị quyết số 23/2013/NQ-HĐND ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc; hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020; thực hiện điều tra, thống kê các cơ sở, tổ chức, cá nhân phát sinh nước thải có chiều hướng gây ô nhiễm xả thải vào nguồn nước; Giải quyết về cơ bản tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép, ngăn chặn và di dời các cơ sở vi phạm chỉ giới hành lang bảo vệ nguồn nước. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường sông, vùng biển và ven biển; thực hiện quan trắc, theo dõi di biến động chất lượng môi trường khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng nhằm hạn chế tai biến môi trường.

1.5. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu qua các cảng khu vực Hải Phòng nhằm chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải qua cảng; tập trung xử lý các loại hàng hóa có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đang tồn đọng tại cảng.

1.6. Tăng cường công tác bảo tồn đa dạng sinh học: tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đã được ban hành trong Kế hoạch hành động đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt; tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng hiện có, tiếp tục tái sinh rừng tự nhiên; thực hiện trồng mới rừng, trồng cây phân tán. Bảo vệ các hệ sinh thái hiện có; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, tập trung các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven sông, rừng tự nhiên trên quần đảo Cát Bà và rừng trồng, các hệ sinh thái quý hiếm bao gồm cả hệ sinh thái rạn san hô trong Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà-Long Châu, các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Cát Bà-Cát Hải-Đồ Sơn-Kiến Thụy-Tiên Lãng.

1.7. Triển khai thực hiện các đề án, dự án bảo vệ môi trường như: Triển khai thực hiện kế hoạch tăng trưởng xanh ở lĩnh vực của ngành; hoàn thiện và công bố: quy hoạch quan trắc môi trường thành phố đến năm 2025, quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, báo cáo hiện trạng môi trường thành phố năm 2011- 2015, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố đến năm 2025.

2. Giải pháp

2.1. Cơ chế chính sách

Tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản triển khai thực hiện dưới luật; tiếp tục tăng cường, đổi mới công tác tập huấn, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước, bảo tồn đa dạng sinh học cho các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.

Thực hiện có hiệu quả 9 Chương trình hành động phối hợp triển khai Nghị quyết 41/NQ-TW và Nghị quyết 22/NQ-TU giữa ngành Tài nguyên và môi trường với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể khác.

Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả áp dụng các công cụ trong quản lý môi trường, cụ thể :

- Rà soát, cập nhập, chỉnh sửa, bổ sung các thủ tục hành chính về môi trường.

- Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường; tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố môi trường; giấy phép nhận chìm và đổ thải. Tăng cường công tác thẩm định công nghệ các dự án sản xuất công nghiệp.

- Kiểm soát ô nhiễm môi trường trên diện rộng nhằm khống chế tối đa khả năng xảy ra ô nhiễm, chủ động xử lý khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.

- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu phế liệu qua cảng khu vực Hải Phòng: xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong kiểm soát hoạt động nhập khẩu phế liệu; rà soát, bổ sung các quy định về kiểm soát chặt chẽ hoạt động tạm nhập, tái xuất và xuất, nhập khẩu phế liệu ngay từ giai đoạn xin phép.

- Phê duyệt và tổ chức thực hiện mạng lưới quan trắc môi trường; tăng nhanh số lượng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục trong các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, làng nghề, nhất là các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sản xuất xi măng, nhiệt điện, hoá chất.

- Hàng năm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp; các khu vực khai thác khoáng sản hàng năm; xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm.

- Tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề tồn tại về ô nhiễm môi trường gây bức xúc trong cộng đồng. Hoàn thành phân loại cơ sở ô nhiễm và kế hoạch di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi đô thị, khu dân cư tập trung.

- Rà soát, tăng số lượng các cơ sở thuộc đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; triển khai hoạt động Quỹ Bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường nguồn thu từ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường, tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân được vay vốn ưu đãi cho đầu tư công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

- Thực hiện Kế hoạch hành động đa dạng sinh học của thành phố.

2.2. Khoa học và Công nghệ

Ứng dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất, sinh hoạt, đời sống qua đó tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp của thành phố trên thị trường trong nước và thế giới.

Tăng cường triển khai chương trình thu gom, xử lý rác thải nông thôn hợp vệ sinh, trong đó có việc trang bị các lò đốt rác sinh hoạt tại các địa bàn nông thôn. Thực hiện tốt chương trình cải thiện vệ sinh môi trường lồng ghép vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

2.3. Nguồn nhân lực

Đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành tài nguyên môi trường từ thành phố đến cấp xã, đội ngũ cán bộ chuyên sâu về bảo vệ môi trường tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tất cả các cơ sở sản xuất có phát thải ô nhiễm.



2.4. Hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác quốc tế với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thực hiện gắn với việc thực hiện Kết luận số 72/KL-BCT của Bộ Chính trị: hợp tác với thành phố Kitakysu (Nhật Bản) triển khai thực hiện Quy hoạch tăng trưởng xanh thành phố Hải Phòng, hợp tác với thành phố Brest (Cộng hoà Pháp) thực hiện Dự án tổng thể quản lý tổng hợp vùng bờ thành phố Hải Phòng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; hợp tác với tập đoàn Forval (Nhật Bản) để triển khai việc xử lý, tái chế, thu hồi năng lượng từ rác thải.

Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố./.

Nơi nhận:

- TTTU, TT HĐND TP;

- CT, PCT HĐND TP;

- UV TT HĐND TP;

- CT, các PCT UBND TP;

- Các Ban HĐND TP;

- Văn phòng ĐĐBQH&HĐND thành phố;

- CVP, các PCVP UBND TP;

- Các CV UBNDTP;

- Lưu: VT.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Đỗ Trung Thoại




Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> Portal
Portal -> HỘI ĐỒng nhân dân thành phồ HẢi phòNG
Portal -> PHỤ LỤC 2 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính phưỜng nam sơn theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> PHỤ LỤC 3 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính xã an đỒng theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> PHỤ LỤC 1 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính phưỜng đỒng tiến theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> Thực hiện Nghị quyết số 23/2013/nq-hđnd ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc

tải về 198.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương