Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2015



tải về 198.6 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích198.6 Kb.
#28381
  1   2


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 253 /BC-UBND

Hải Phòng, ngày 24 tháng 11 năm 2015



BÁO CÁO

Công tác bảo vệ môi trường và kết quả quan trắc môi trường

năm 2015; nhiệm vụ, giải pháp năm 2016

Căn cứ các Điều 134 và 139 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, thực hiện Kế hoạch số 14/KH-HĐND ngày 08/9/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 13 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV (nhiệm kỳ 2011-2016).

Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố về công tác bảo vệ môi trường năm 2015; nhiệm vụ, giải pháp về công tác bảo vệ môi trường năm 2016, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ NĂM 2015

1. Về môi trường đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2015, Hải Phòng có diện tích đất tự nhiên 152,338 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 81,896 nghìn ha, chiếm 53,76%.

Các nguồn tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường đất gồm: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, hoạt động làng nghề, chất thải sinh hoạt, khu xử lý chất thải rắn.. do tiếp nhận các nguồn nước thải, chất thải rắn có hàm lượng ô nhiễm cao. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, số lượng các nguồn ô nhiễm môi trường đất và mức độ ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm này có xu hướng gia tăng.

2. Môi trường nước

2.1. Nước ngọt:

Nguồn nước ngọt của Hải Phòng có trữ lượng khá phong phú, chất lượng nguồn nước tự nhiên tương đối tốt, tuy nhiên phân bổ không đồng đều theo thời gian và không gian; hệ thống thuỷ lợi của thành phố đảm bảo đủ nguồn nước tưới, tiêu đáp ứng nhu cầu thâm canh, tăng năng suất cây trồng và nguồn nước cấp phục vụ dân sinh và các ngành kinh tế khác khá dồi dào; trong đó: lượng nước phục vụ nông nghiệp khoảng 647,379 triệu m3/năm; nuôi trồng thủy sản khoảng 175,38 m3/năm; công nghiệp khoảng 111,8 triệu m3/năm; sinh hoạt khoảng 60,2 triệu m3/ năm.

Các nguồn ô nhiễm môi trường nước ngọt thành phố gồm: nước thải sinh hoạt; nước thải từ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề; nước thải từ sản xuất nông nghiệp, từ quá trình nuôi trồng thủy sản, nước thải bệnh viện, nước thải từ các bãi rác và các nguồn khác.

a) Diễn biến chất lượng nguồn nước ngọt tại 06 sông chính:

- Đối với sông Giá, Rế, Đa Độ:

Nước sông Giá, Rế, Đa Độ được thực hiện quan trắc lấy mẫu 04 đợt/năm, các thông số phân tích cơ bản được lấy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT. Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy hầu hết các sông trên đều có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các đoạn sông qua các khu dân cư, mức độ ô nhiễm tăng dần theo thứ tự: sông Giá, sông Đa Độ đến sông Rế.

So sánh với kết quả quan trắc năm 2014, các sông đều có dấu hiệu ô nhiễm tăng lên. Cụ thể:

Sông Giá: Tỉ lệ không đạt QCVN tăng từ 30% lên 44%, chủ yếu là nhóm thông số vật lý, hữu cơ và dinh dưỡng. Duy nhất thông số vi sinh (Coliform) có tỉ lệ không đạt QCVN giảm.

Sông Rế: Tỉ lệ không đạt QCVN tăng từ 31% lên 55%, tăng đều ở cả 4 nhóm thông số vật lý, hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh.

Sông Đa Độ: Tỉ lệ không đạt QCVN tăng từ 23% lên 31%, tăng ở nhóm thông số vật lý và hữu cơ. Nhóm dinh dưỡng và vi sinh có tỉ lệ không đạt QCVN giảm tuy nhiên không nhiều so với năm 2014.

- Đối với sông Chanh Dương, Hòn Ngọc và hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng:

Tần suất quan trắc và lấy mẫu 02 lần/năm, các thông số phân tích tuân theo QCVN 08:2008/BTNMT. Kết quả quan trắc năm 2015 cho thấy chất lượng nước trên các sông trên đều có dấu hiệu ô nhiễm cả về hữu cơ, dinh dưỡng, ngoài ra tại một số điểm còn có dấu hiệu ô nhiễm bởi kim loại nặng, phenol và vi sinh vật. Mức độ ô nhiễm tăng dần theo thứ tự: Hệ thống Trung thủy nông Tiên Lãng, Kênh Hòn Ngọc, sông Chanh Dương.

So sánh với kết quả quan trắc năm 2014 mức độ ô nhiễm tại các sông này có giảm đi. Cụ thể:

Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng: Tỉ lệ không đạt QCVN giảm từ 19,58% xuống 15,83% đối với hầu hết các nhóm thông số, tuy nhiên thông số nhóm dinh dưỡng có xu hướng tăng.

Sông Chanh Dương: Tỉ lệ không đạt QCVN giảm từ 19,69% xuống 16,25%, giảm đều ở cả 4 nhóm thông số vật lý, hữu cơ, dinh dưỡng, khác và vi sinh. Duy nhất thông số nhóm độc hại có tỉ lệ không đạt QCVN tăng.

Kênh Hòn Ngọc: Tỉ lệ không đạt QCVN giảm từ 18,12% xuống 16,25%, giảm ở nhóm thông số hữu cơ, vi sinh, độc hại. Nhóm khác và vật lý có tỉ lệ không đạt QCVN tăng.

b) Diễn biến chất lượng nước trên các con sông, kênh khác trên địa bàn thành phố:

Nước kênh, cửa xả được thực hiện 04 đợt/năm. Các thông số quan trắc cơ bản được lấy trong QCVN 08:2008/BTNMT: Nhiệt độ, pH và độ oxy hoà tan (DO), COD, BOD5, NH3-N, TSS, Coliform, Phosphat.

Kết quả quan trắc và phân tích so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy chất lượng nước tại tất cả các kênh, cửa xả và đoạn sông tiếp nhận nước thải từ cửa xả bãi rác đều có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh ... nhưng nhìn chung các chất ô nhiễm tại các vị trí quan trắc trong 02 năm 2014 và 2015 không có thay đổi lớn, cụ thể:

Tại các kênh: Các thông số ô nhiễm của năm 2015 có xu hướng giảm so với năm 2014, tuy nhiên lượng giảm không lớn, chỉ có kênh An Kim Hải (tại vị trí cầu sắt Trang Quan) có xu hướng giảm đáng kể.

Tại đoạn sông tiếp nhận nước thải từ cửa xả của bãi rác: Các thông số ô nhiễm của năm 2015 có xu hướng giảm so với năm 2014.

c) Diễn biến chất lượng nước tại các hồ trên địa bàn thành phố

Nước hồ được thực hiện 04 đợt/năm. Các thông số quan trắc cơ bản được lấy trong QCVN 08:2008/BTNMT: Nhiệt độ, pH và độ oxy hoà tan (DO), COD, BOD5, NH3-N, TSS, Coliform, Phosphat.

Kết quả quan trắc và phân tích so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT cho thấy chất lượng nước tại tất cả hồ đều có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh ... nhưng nhìn chung các chất ô nhiễm tại các vị trí quan trắc trong 02 năm 2014 và 2015 không có thay đổi lớn, cụ thể:

Tại hồ Phương Lưu, các chất ô nhiễm của năm 2015 có xu hướng giảm đáng kể so với năm 2014; nhưng tại hồ Dư Hàng các chất ô nhiễm có xu hướng tăng lên; còn các hồ còn lại không có sự thay đổi nào đáng kể.



2.2. Nước ngầm

Nguồn tài nguyên nước dưới đất của thành phố Hải Phòng có khả năng cung cấp nước sinh hoạt, công nghiệp là Thủy Nguyên, Kiến An, Đồ Sơn, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Cát Bà với tổng trữ lượng khoảng 244.131 m3/ngày. Chất lượng các nguồn nước này tương đối tốt. Tuy nhiên, do vị trí địa lý gần biển nên nguồn nước ngầm có khả năng nhiễm mặn trong quá trình khai thác.



2.3. Nước khác

Vùng nước lợ là nơi pha trộn giữa nước ngọt và nước mặn ở các vùng cửa sông ven biển; vùng nước lợ biến động phụ thuộc vào chế độ thuỷ triều, có diện tích vùng trung bình khoảng 25.000 ha.

Kết quả quan trắc năm 2015 so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước biển ven bờ QCVN 10:2008/BTNMT cho thấy: Đối với chất lượng nước vùng nuôi trồng thủy sinh có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất TSS và phenol, đối với chất lượng nước vùng dành cho giao thông thủy cũng có dấu hiệu ô nhiễm bởi các chất dinh dưỡng và phenol.

So sánh kết quả với năm 2014, các khu vực quan trắc đều có dấu hiệu ô nhiễm tăng lên, cụ thể:

Vùng nuôi trồng thủy sản, bảo tồn thủy sinh: tỉ lệ không đạt so với QCVN 10:2008/BTNMT tăng từ 10,8% lên 20,7%, tăng ở hầu hết các nhóm ô nhiễm.

Vùng bãi tắm thể thao dưới nước: lệ không đạt so với QCVN 10:2008/BTNMT tăng từ 8,7% lên 15,9%, tăng ở nhóm chất độc hại.

Các nơi khác (giao thông thủy): Tỷ lệ không đạt so với QCVN 10:2008/BTNMT tăng từ 9,4 % lên 11,4%, tăng ở hầu hết các nhóm ô nhiễm.

(Chi tiết về kết quả quan trắc chất lượng nước trong Phụ lục 1).

3. Môi trường không khí

Tại Hải Phòng, các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí gồm: giao thông, xây dựng, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, các bãi rác và dân sinh. Các nguồn thải đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và qui mô nguồn thải.

Chất lượng môi trường không khí chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải, thời gian qua chất lượng không khí đô thị của thành phố đã có nhiều cải thiện do thành phố đã thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường đô thị thành phố, như: di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu đô thị, khu dân cư tập trung, yêu cầu dừng sản xuất các bộ phận gây ô nhiễm không khí tại nhiều cơ sở, dừng sản xuất một số cơ sở gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng, cải thiện hệ thống tiêu thoát nước thải từ các hồ điều hòa, mương An Kim Hải, mương Tây Nam thành phố; yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh lắp đặt các hệ thống xử lý khí, bụi, mùi và khuyến khích các cơ sở áp dụng việc sản xuất sạch hơn.

3.1. Môi trường không khí khu công nghiệp, cụm công nghiệp

Không khí tại các khu, cụm công nghiệp: Bị ô nhiễm chủ yếu bởi bụi, khí thải, nguyên nhân chính do một số cơ sở sản xuất có công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp có các doanh nghiệp sản xuất cơ khí, nấu luyện kim loại, hóa chất, nến thơm…nên đang tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn và nước thải công nghiệp. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2013 công tác kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước được tăng cường; mức phạt và hình thức phạt bổ sung được nâng cao nên các hành vi vi phạm của chủ nguồn thải đã bị xử lý nghiêm, thậm chí có doanh nghiệp phải đóng cửa, di dời; bên cạnh đó, có sự giám sát chặt chẽ của nhân dân nên các doanh nghiệp đã phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí, bụi, tiếng hoặc vận hành đầy đủ các hệ thống này theo đúng qui định, vì vậy chất lượng môi trường không khí tại các khu, cụm công nghiệp đang dần được cải thiện.

So với năm 2014, chất lượng môi trường không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp không có biến động nhiều.

3.2. Môi trường không khí đô thị

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí, Trung tâm Quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành quan trắc không khí xung quanh tại một số khu vực đại diện. Năm 2015 tiến hành quan trắc môi trường không khí xung quanh tại 05 điểm, bao gồm: Quán Toan, đường Lạch Tray, thị trấn Minh Đức, khu dân cư Thắng lợi (thị trấn Minh Đức) và thôn Mức (xã Phục Lễ) trong 04 đợt/năm. Kết quả cho thấy các thông số cơ bản bao gồm: Bụi, NO2, SO2, CO tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh), điều này cho thấy môi trường không khí của thành phố chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm.

So sánh kết quả với năm 2014 thì ô nhiễm không khí xung quanh thành phố có giảm, cụ thể:

Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí (TSP) tại các điểm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều giảm rõ rệt so với năm 2014. Hàm lượng SO2 trong không khí tại điểm Đại học Hàng Hải giảm, tại Quán Toan và TT Minh Đức tăng nhưng mức tăng giảm không đáng kể; Hàm lượng NO2 trong không khí tại các điểm quan trắc trên địa bàn thành phố Hải Phòng có giảm nhưng không đáng kể; Hàm lượng CO trong không khí tại điểm Đại học Hàng Hải tăng, tại các điểm còn lại tăng giảm không đáng kể; Tiếng ồn tại khu dân cư Thắng Lợi tăng, tại các điểm còn lại giảm nhưng mức tăng giảm không đáng kể.



3.3. Môi trường không khí nông thôn

Không khí tại các làng nghề: Tình trạng ô nhiễm không khí tại các làng nghề, đặc biệt các làng nghề tái chế phế liệu Tràng Minh, đúc cơ khí Mỹ Đồng, chế biến vật liệu xây dựng tại Lại Xuân, An Sơn,.. có xu hướng gia tăng. Qua kết quả quan trắc cho thấy môi trường không khí, bụi, tiếng ồn tại các làng nghề này đang bị ô nhiễm từ việc khai thác, chế biến đá vôi, đốt nhiên liệu hóa thạch; các thông số về bụi, SO2, CO, NO2, bụi, tiếng ồn đều vượt qui chuẩn cho phép.

So sánh năm 2014, ô nhiễm môi trường không khí khu vực nông thôn nhìn chung có xu hướng tăng, đặc biệt tại các khu vực làng nghề Tràng Minh, Mỹ Đồng, các khu vực sản xuất vật liệu xây dựng, các khu vực khai thác đất đá và các khu vực có các nhà máy nhiệt điện, xi măng.

4. Môi trường biển và hải đảo

Hải Phòng có đường bờ biển dài khoảng 125 km, có diện tích vùng biển khoảng 4.000 km2, gấp 2,6 lần diện tích đất liền của thành phố. Ngoài khơi vùng biển của Hải Phòng có khoảng 366 đảo đá ven bờ, chiếm khoảng 5,4% diện tích thành phố; có đảo Bạch Long Vỹ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ. Dọc 125 km chiều dài đường bờ biển có 5 cửa sông chính đổ ra biển, phân bố gần song song và cách nhau từ 20-27 km gồm: cửa sông Thái Bình, cửa sông Văn Úc, cửa sông Lạch Tray, cửa Bạch Đằng và cửa Lạch Huyện.

Ô nhiễm môi trường biển và hải đảo chủ yếu từ các nguồn: nước thải, chất thải rắn từ đất liền do các cửa sông đưa ra; ô nhiễm tràn dầu do hoạt động hàng hải và cảng biển; ô nhiễm do hoạt động khai thác khoáng sản biển và lấn biển; ô nhiễm do nuôi trồng, khai thác, chế biến và hậu cần thủy sản; ô nhiễm do hoạt động nạo vét, nhận chìm và đổ thải; ô nhiễm do hoạt động du lịch, dịch vụ trên các đảo và ven đảo; ô nhiễm môi trường biển xuyên biên giới. Cùng với sự phát triển kinh tế biển của thành phố, số lượng các nguồn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường biển và hải đảo có xu hướng gia tăng so năm 2014.

5. Diễn biến đa dạng sinh học

Cùng với sự đa dạng cao về địa hình: đồi núi, đồng bằng, vùng triều cửa sông, vùng biển ven bờ và hệ thống các đảo…chịu sự chi phối của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, thành phố có giá trị cao về đa dạng sinh học, giá trị kinh tế và khoa học. Tổng số loài đã được biết đến tại các hệ sinh thái Hải Phòng là 6.177 loài (sinh vật biển có 2.034 loài, sinh vật thủy sinh nội địa có 669 loài, sinh vật trên cạn có 3.474 loài). Trong đó có 85 loài động thực vật quý hiếm (chiếm 1,42%) có trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) và 56 loài (chiếm 0,93%) có trong Danh lục đỏ của tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế IUCN (2013). Thành phố có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học như việc thành lập Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ. Tổng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn thành phố là 44.371,89 ha. Kết quả đã bảo vệ được 1.300 ha rừng nguyên sinh, hàng ngàn hecta các loại rừng khác, bảo vệ động vật hoang dã, đặc hữu, nguy cấp quý hiếm.

Tuy nhiên, đa dạng sinh học thành phố đang bị suy giảm do suy giảm chất lượng môi trường nước mặt, diện tích các hệ sinh thái rừng ngập mặn bị suy giảm; sử dụng phương tiện hủy diệt hoàng loạt, khai thác quá mức vào mùa sinh sản, việc khai thác lâm sản vẫn còn diễn ra trái phép, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học rừng.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về bảo vệ môi trường

1.1. Thể chế chính sách

Năm 2015 Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành các quyết định, chỉ thị và kế hoạch về bảo vệ môi trường, cụ thể:

Kế hoạch số 2617/KH-UBND ngày 21/4/2015 về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố giai đoạn 2015-2020

Quyết định số 1318/QĐ-UBND ngày 17/6/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Quyết định số 800/2015/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 về việc ban hành Quy chế phối hợp Quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 12/6/2015 về việc ban hành Đề cương Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cơ sở trên địa bàn thành phố Hải Phòng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 26/11/2014 về việc triển khai thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

1.2. Công tác tuyên truyền

a) Tổ chức các ngày truyền thống

Tổ chức Chương trình “Vì môi trường xanh quốc gia năm 2015” hưởng ứng Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5), Ngày Môi trường thế giới (5/6), Ngày Đại dương thế giới (8/6), Tuần Lễ Biển và Hải Đảo Việt Nam năm 2015. Ngoài ra thành phố còn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày lễ về môi trường: Ngày đất ngập nước, Ngày nước Thế giới, Giờ Trái đất, Tuần Lễ nước sạch và vệ sinh môi trường, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn.



b) Tuyên truyền

Thực hiện tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tài nguyên nước, biển và hải đảo và các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, trong đó tập trung tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thực hiện mới ban hành.

Tổ chức các lớp tuyên truyền tập huấn về thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải của các xã với hơn 2.660 lượt lao động tham dự; tổ chức; phát động phong trào bảo vệ môi trường cho học sinh, sinh viên; tăng cường công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường trong tổ chức lễ hội, các ngày lễ lớn của thành phố; tổ chức 01 lớp tập huấn nghiệp vụ ứng phó sự cố tràn dầu cho 120 học viên của các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố; tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về Luật bảo vệ môi trường, các nghị định của Chính phủ, các thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho các đối tượng là cán bộ ban, ngành của thành phố, cán bộ các quận, huyện, các tổ chức đoàn thể, các trường học, cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố.

2. Nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước về môi trường

2.1. Về nguồn nhân lực

Các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được tuyển dụng về cơ bản có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực môi trường; đội ngũ này thường xuyên được đào tạo, tập huấn, tham dự hội thảo, hội nghị về bảo vệ môi trường trong và ngoài nước.

Cấp thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hiện có 74 công chức, nhân viên (Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Biển và Hải đảo, Phòng Tài nguyên nước, Thanh tra Sở, Trung tâm Quan trắc môi trường). Bên cạnh đó, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Công an thành phố với lực lượng 95 cán bộ, chiến sỹ với chức năng chính là phát hiện, điều tra về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tại các cấp huyện, xã: Ủy ban nhân dân các quận, huyện đều có cán bộ chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ môi trường; Ủy ban nhân dân cấp xã đều bố trí các cán bộ địa chính - môi trường, đội ngũ này hiện được quan tâm đào tạo, đào tạo lại để đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu được giao.



2.2. Về cơ sở vật chất

- Nguồn kinh phí Trung ương: Năm 2014 Bộ Tài nguyên và Môi trường đã dành kinh phí 15 tỷ, năm 2015 đã dành khinh phí 28, 2 tỷ đồng để hỗ trợ thành phố xử lý ô nhiễm môi trường tại 02 làng nghề là Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên và Tràng Minh, quận Kiến An; Ủy ban nhân dân thành phố đã bố trí nguồn vốn đối ứng là 120 triệu đồng nhằm hỗ trợ cải thiện môi trường (Tổng kinh phí triển khai 02 tiểu dự án này là 226.735 triệu đồng); Nguồn kinh phí thực hiện các dự án được Trung ương cấp: dự án Đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước cho đảo Bạch Long Vỹ (giai đoạn 1), tổng mức đầu tư: 188,192 tỷ đồng; dự án đầu tư phục hồi và phát triển rừng phòng hộ ven biển thành phố Hải Phòng (đã được bố trí kinh phí năm 2015 là 38 tỷ đồng); dự án Trồng rừng phòng hộ phủ xanh đất trống, đồi trọc, thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện đảo Bạch Long Vỹ (đã được bố trí kinh phí là 5 tỷ đồng)

- Nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường thành phố: năm 2015 thành phố đã dành 343,04 tỷ, chiếm 4,35% ngân sách chi thường xuyên, (tăng 31,19 tỷ đồng so với năm 2014). Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các quận, huyện cũng được đầu tư kinh phí hàng năm phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn theo phân cấp.

- Nguồn từ hợp tác quốc tế: thành phố tiếp tục được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ công nghệ cho công tác bảo vệ môi trường và tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu. Riêng trong lĩnh vực giảm thiểu rủi ro, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, trong giai đoạn 2014-2017, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cam kết hỗ trợ thành phố gần 2,9 triệu USD.



3. Về lập quy hoạch trong lĩnh vực môi trường, triển khai thực hiện các đề án, dự án chương trình về bảo vệ môi trường

Thành phố đã thực hiện thí điểm dự án thiết kế đô thị sinh thái tại khu vực đô thị mới đường 353 do Hàn Quốc tài trợ. Đang chỉ đạo các Sở/ngành cùng Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering, Nhật Bản lập Đề án Quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường đô thị Hải Phòng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 để thực hiện Kết luận số 72/KL-BTC của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hải Phòng hướng tới thành phố sinh thái, thành phố kinh tế-Eco2.

Ngoài ra, thành phố đang triển khai các đề án, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường: Xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015; Xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trên địa bàn thành phố đến năm 2025; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2025; Đề án xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học thành phố Hải Phòng; Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án Quy hoạch không gian biển thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án điều tra, đánh giá và giải pháp bảo vệ môi trường biển và hải đảo trên địa bàn thành phố; đề án Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ thành phố Hải Phòng; Đề án Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng biển, ven biển và hải đảo thành phố Hải Phòng. (Chi tiết lại Phụ lục số 4)

Năm 2015, Ủy ban nhân dân thành phố đã phê duyệt Đề án xây dựng Quy hoạch tài nguyên nước thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1318/QĐ-UBND ngày 17/6/2015; phê duyệt đề án xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý nguồn thải công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (thí điểm giai đoạn 1) tại Quyết định số 1831/QĐ-UBND ngày 07/8/2015.



4. Công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm.

4.1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường

Năm 2015 thành phố tiếp tục thực hiện tăng cường công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư nhằm phòng ngừa, tác động môi trường ngay từ khâu cấp phép đầu tư. Năm 2015, thành phố đã phê duyệt 43 báo cáo ĐTM; 19 đề án bảo vệ môi trường chi tiết; 01 đề án cải tạo, phục hồi môi trường; cấp giấy xác nhận hoàn thành 03 đề án bảo vệ môi trường chi tiết và 06 giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho giai đoạn vận hành; cấp 146 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; 27 giấy phép xả thải. Các quận, huyện đã xác nhận 112 Bản cam kết bảo vệ môi trường ; 126 Đề án bảo vệ môi trường đơn giản và 15 kế hoạch bảo vệ môi trường; đã thẩm định công nghệ cho 20 dự án đầu tư, trong đó yêu cầu các dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường và phải có công trình xử lý khí thải, nước thải, chất thải rắn (Chi tiết tại phụ lục 2). Ngoài ra, thành phố đã và đang giải quyết 19 hồ sơ xin phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các tổ chức, cá nhân, trong đó đang chờ phê duyệt 15 Kế hoạch.



4.2. Công tác kiểm soát ô nhiễm.

- Kiểm soát môi trường tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp: Theo Quy hoạch tổng thể các KCN Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành phố Hải Phòng có 17 KCN với diện tích 9.710 ha. Trong đó, có 5 KCN với quy mô 4.544 ha nằm trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (KCN Đình Vũ, KCN Nam Đình Vũ, KCN Nam Tràng Cát, KCN - Đô thị VSIP và KCN Tràng Duệ); 12 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên theo quy hoạch là 5.166 ha năm ngoài Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Trong số 17 KCN được quy hoạch, có 06 KCN đã được triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng, đang hoạt động và thu hút các nhà đầu tư thứ cấp: KCN Đình Vũ (có 46 doanh nghiệp đầu tư), KCN Tràng Duệ (có 23 doanh nghiệp đầu tư), KCN - Đô thị VSIP (có 16 doanh nghiệp đầu tư), KCN Nomura (có 55 doanh nghiệp đầu tư), KCN Đồ Sơn (có 24 doanh nghiệp đầu tư), KCN Nam Cầu Kiền (có 14 doanh nghiệp đầu tư); 02 KCN đang triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng (KCN Nam Đình Vũ, KCN An Dương). Các khu công nghiệp, khu kinh tế và các dự án đầu tư trong khu công nghiệp đều được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện việc xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường trước khi đi vào hoạt động chính thức và phải thực hiện chương trình giám sát quan trắc môi trường theo quy định.

+ Về xử lý nước thải : Có 06 khu công nghiệp đã xây dựng hạ tầng và hoạt động thu hút đầu tư, nhưng thực tế mới có 05 khu công nghiệp xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống xử lý nước thải, gồm: Khu công nghiệp Nomura (công suất 10.800 m3/ngày), Khu công nghiệp Đồ Sơn (công suất 1.200 m3/ngày), Khu công nghiệp Đình Vũ (công suất 2.500 m3/ngày), Khu công nghiệp Tràng Duệ (công suất 1.500 m3/ngày), Khu công nghiệp VSIP (công suất 4.500 m3/ngày).

+ Về xử lý khí thải: Các dự án sản xuất có phát sinh khí thải đều phải xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình, thiết bị xử lý khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt trước khi đi vào hoạt động chính thức, thường xuyên thực hiện việc quan trắc môi trường để theo dõi, giám sát.

+ Về chất thải rắn: Các doanh nghiệp thứ cấp đều ký hợp đồng với các đơn vị có chức năng để thu gom xử lý chất thải.



- Kiểm soát môi trường các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác : Thành phố có trên 13.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm ngoài các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; hiện đã có 4.450 cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường. Theo đó, các cơ sở này phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết, cụ thể là xây dựng, lắp đặt hệ thống công trình, thiết bị xử lý chất thải, giảm thiểu sự phát thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều cơ sở vẫn còn vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như: chưa lập hồ sơ môi trường, xả chất thải (nước thải, khí thải) vượt quy chuẩn cho phép, có đơn vị còn xả trộm, xả thẳng hoặc không vận hành các thiết bị xử lý môi trường, ngoài ra, nhiều đơn vị quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định, không kê khai nguồn thải, quan trắc không đủ tần suất, thông số, vị trí theo quy định.

- Kiểm soát môi trường làng nghề: Hải Phòng hiện có 39 làng nghề (23 làng nghề truyền thống và 16 làng nghề mới) với nhiều loại hình nghề khác nhau, trong đó 18 làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận theo quy định. Hầu hết các làng nghề sản xuất với quy mô hộ gia đình, nằm xen kẽ trong các khu dân cư, phân tán trên địa bàn rộng, điều kiện hạ tầng còn thiếu thốn, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiết bị cũ kỹ, trình độ lao động hạn chế. Các làng nghề đều chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và cũng chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Thành phố đã tiến hành kiểm tra, rà soát, lập kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào chương trình mục tiêu quốc gia về xử lý ô nhiễm làng nghề. Với làng nghề Tràng Minh, chủ đầu tư đang xây dựng hệ thống công trình xử lý nước thải, dự kiến hoàn thành đầu năm 2016. Với làng nghề Mỹ Đồng, chủ đầu tư (UBND huyện Thủy Nguyên) đang hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Xây dựng và Kế hoạch đầu tư thẩm duyệt để trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt lại.



- Kiểm soát môi trường tại các bệnh viện, cơ sở y tế:

Hiện thành phố Hải Phòng có 36 bệnh viện (bao gồm 09 bệnh viện tuyến thành phố, 16 bệnh viện tuyến huyện, 04 bệnh viện tư nhân và 08 bệnh viện thuộc các Bộ ngành trên địa bàn thành phố Hải Phòng), 12 Trung tâm Y tế dự phòng, 216 Trạm y tế xã/phường/thị trấn với tổng số giường bệnh là 6.822 giường; đã có 15/37 bệnh viện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường/đề án bảo vệ môi trường chi tiết.

Đối với rác thải, ngoài 05 bệnh viện áp dụng mô hình xử lý chất thải y tế tại chỗ và 02 bệnh viện đầu tư thiết bị lò đốt rác y tế, các cơ sở y tế khác đều thuê Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng để xử lý chất thải y tế nguy hại bằng lò đốt Hoval Mz4 công suất 60 kg/h và lò đốt rác y tế do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ với công suất 4,8 tấn/ngày, đêm.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 15/37 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải y tế tập trung. Các bệnh viện và các cơ sở y tế còn lại hiện vẫn chưa được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn.



- Kiểm soát môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản: Hiện nay, thành phố có 51 vị trí, khu vực khoáng sản được cấp phép khai thác; đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án phục hồi môi trường; Các dự án trước khi đi vào hoạt động đều phải ký quĩ phục hồi môi trường và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, nhưng việc triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, vận hành các hệ thống giảm thiểu còn rất hạn chế, chưa đảm bảo đủ tần suất quan trắc môi trường. Ô nhiễm môi trường tại khu vực khai thác cao do việc khai thác thô sơ gây bụi, tiếng ồn.... một số đơn vị chưa ký quỹ phục hồi môi trường.

- Kiểm soát môi trường đô thị:

Lượng rác thải sinh hoạt đô thị phát sinh khoảng 1.000 tấn/ngày, trong đó 100% chất thải rắn đô thị đã thu gom được xử lý hợp vệ sinh tại các bãi rác tập trung của thành phố. Thành phố hiện có 03 khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt để xử lý lượng rác phát sinh từ 07 quận nội thành và 1 thị trấn, 7 xã huyện An Dương; 04 đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt đô thị. Đồng thời, thành phố đang triển khai thí điểm phân loại rác đầu nguồn tại 03 phường Lam Sơn, Trần Nguyên Hãn, An Dương (quận Lê Chân) theo dự án Quản lý rác thải tại Hải Phòng thực hiện theo sự hợp tác giữa thành phố Hải Phòng, thành phố Ajaccio và Tổ chức AVEC; xây dựng mô hình “nói không với túi nilon” tại phường Trại Chuối, quận Hồng Bàng; Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh 99,7%.

Nước thải: Thành phố đang tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải Vĩnh Niệm giai đoạn 1 công suất 36.000 m3/ngày đêm (dự kiến hoàn thành cuối năm 2017) và hệ thống các cống bao dẫn về trạm xử lý nước thải Vĩnh Niệm. Dự án xử lý nước thải Vĩnh Niệm giai đoạn 2 công suất 72.000 m3/ ngày đêm, trạm xử lý nước thải Đông Bắc và Đông Nam (công suất 75.000 m3/ngày đêm) và trạm xử lý nước thải Đồng Hoà chưa thực hiện hoàn thành. Vì vậy, đến nay toàn bộ nước thải từ các hệ thống thoát nước trong khu vực nội thành chưa được xử lý đảm bảo yêu cầu trước khi thải thẳng ra sông, hồ, đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước.

- Kiểm soát môi trường nông nghiệp, nông thôn: Hiện nay diện tích đất dành cho chăn nuôi tăng, hình thức chăn nuôi dần chuyển sang trang trại, gia trại và hình thành khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư. Diện tích nuôi trồng thủy sản 12.648 ha, số lượng tầu thuyền đánh bắt thủy hải sản cũng tăng, có 3508 tầu khai thác thủy sản, trong đó có 550 tầu đánh bắt xa bờ, sản lượng thủy sản đạt trên 100.000 tấn/năm. Tuy nhiên, khu vực nông nghiệp, nông thôn đang phải đối mặt với các vấn đề ô nhiễm. Các nguồn gây ô nhiễm khu vực này chủ yếu do nước thải và chất thải rắn, cụ thể:

+ Nước thải: Phát sinh từ hoạt động nông nghiệp (Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, theo nước mưa chảy vào các nguồn tiếp nhận, ngấm xuống nguồn nước ngầm; nước thải từ các chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm không được xử lý đảm bảo vệ sinh); từ nuôi trồng thủy sản ( ô nhiễm do thức ăn thừa, kháng sinh dư); từ nước thải sinh hoạt tại các làng, xã, thị trấn, các khu tập trung dân cư không được xử lý, nước thải từ các công trình vệ sinh, hố xí không hợp vệ sinh xả trực tiếp ra các ao, hồ, kênh, mương, sông, ngòi; nước thải các cơ sở khám chữa bệnh, các trạm y tế không được xử lý đảm bảo yêu cầu; nước thải từ hoạt động công nghiệp (từ các nhà máy, xí nghiệp, các khu, cụm, điểm công nghiệp nằm trên địa bàn nông thôn chảy ra nguồn tiếp nhận); từ hoạt động làng nghề, tiểu thủ công nghiệp không được xử lý xả ra các sông, ngòi, ao, hồ, kênh, mương, trong đó có các làng nghề phát sinh các loại nước thải độc hại (dầu, mỡ, kim loại nặng,...) điển hình như nước thải các cơ sở sản xuất tiểu, thủ công nghiệp không qua xử lý; từ nước rỉ rác tại các bãi rác, đặc biệt bãi rác tạm không được xử lý;

+ Chất thải rắn: Chủ yếu là rác sinh hoạt khu vực nông thôn, phát sinh từ sinh hoạt của nhân dân khoảng 275.000 tấn, tỷ lệ thu gom, xử lý đạt 81% tương đương 217.000 tấn; chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động làng nghề khoảng trên 100 tấn/năm. Rác sinh hoạt được thu gom, vận chuyển về bãi rác tại các xã, hiện phần lớn các bãi rác là bãi rác tạm, việc xử lý không đảm bảo vệ sinh gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng sức khỏe nhân dân khu vực. Ngoài ra, các loại bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được thu gom, xử lý đúng quy định.

Để xử lý rác sinh hoạt, thành phố có 05 bãi rác tập trung tại các huyện (01 bãi tại Tiên Lãng; 02 bãi tại Thủy Nguyên; 02 bãi tại Cát Hải) và 114 bãi chôn lấp tạm thời tại các xã.

Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-HĐND về quản lý, xử lý rác thải nông thôn. Trong 5 năm (2011-2015) thành phố đã bố trí khoản ngân sách thực hiện chương trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải địa bàn nông thôn khoảng 80.054 triệu đồng; cải tạo, xây dựng 74 ga thu gom chất thải rắn, 03 bể chứa CTR; xây mới, cải tạo, nâng cấp 86 bãi chôn lấp tạm thời, hỗ trợ 1252 xe đẩy tay, 300 thùng đựng rác và đầu tư, xây dựng 08 mô hình lò đốt rác BD-Anpha công suất 500 kg/giờ cho cụm xã tại các huyện. Kết quả triển khai xây dựng các lò đốt rác như sau: Kiến Thụy có 01 lò đang hoạt động tại xã Đoàn Xá, 01 lò đang giải phóng mặt bằng tại xã Ngũ Đoan; Thủy Nguyên có 01 lò đang hoạt động tại xã Phục Lễ, 01 lò đang giải phóng mặt bằng tại xã Minh Tân; Vĩnh Bảo có 01 lò đang hoạt động tại thị trấn, 01 lò đang tìm mặt bằng; An Lão có 01 lò đang lắp đặt tại tại xã Quốc Tuấn; Tiên Lãng 01 lò đang giải phóng mặt bằng tại xã Kiến Thiết.

Thành phố tiếp tục triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, triển khai các mô hình cấp nước sạch, nhà tiêu hợp vệ sinh, xử lý rác thải tại gia đình, xử lý chất thải chăn nuôi, bảo vệ nguồn nước, áp dụng các công nghệ xử lý chất thải trong chăn nuôi như xây hầm Bioga, đệm lót sinh học và triển khai thực hiện các qui định về bảo vệ môi trường trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn việc BVMT trong nuôi trồng thủy sản (sử dụng thuốc kháng sinh, thức ăn), thu gom chất thải sinh hoạt. Nhiều chương trình được lồng ghép trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại các xã.



- Kiểm soát môi trường biển: triển khai Kế hoạch kiểm tra ô nhiễm môi trường bờ biển, hải đảo của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh cảng sông, biển; kho chứa, vận tải, chuyển tải xăng dầu bằng đường sông, biển; khai thác tài nguyên khoáng sản biển; hoạt động sản xuất kinh doanh trên các vùng bờ biển, vùng biển, hải đảo; tại khu vực nuôi trồng thủy sản; khai thác hải sản tại khu vực biển Bạch Long Vỹ. Kiểm tra và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa hiện tượng thủy triều đỏ tại các vùng biển Cát Bà, Đồ Sơn; xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra và đang hướng dẫn, thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu của các cảng, cơ sở, dự án.

4.3. Kết quả thanh, kiểm tra công trác bảo vệ môi trường:

- Công tác kiểm tra, thanh tra: Năm 2015, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường theo kế hoạch tại 106 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trong đó có: 71 cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; 35 đơn vị liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước; 12 đơn vị hoạt động có nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu và ô nhiễm môi trường biển, hải đảo; thanh tra công tác bảo vệ môi trường tại 10 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, 03 đơn vị tư vấn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 03 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 tổ chức vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước với tổng số tiền xử phạt là 24 triệu đồng; đề nghị xử phạt 05 tổ chức vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường với tổ số tiền đề nghị xử phạt là 1.764.000.000 đồng.



Bên cạnh đó, Công an thành phố đã tăng cường công tác phát hiện tội phạm về môi trường, đã kiểm tra xử lý tổng số 172 vụ; trong đó xử lý hành chính 156 vụ với tổng số tiền phạt là 1.452.6550.000 đồng; chuyển khởi tố: 03 vụ, đang giải quyết 13 vụ.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và tài nguyên nước, đồng thời yêu cầu các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị, xây dựng các công trình xử lý chất thải đảm bảo yêu cầu trước khi thải ra môi trường và tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trong quá trình hoạt động.

- Công tác giải quyết kiến nghị về ô nhiễm môi trường: Thành phố đã giải quyết cụ thể 16 kiến nghị của nhân dân về vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Kết quả thực hiện Thông báo kết luận giám sát số 19/TB-HĐND ngày 13/2/2015 của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố về công tác xử lý chất thải, bảo vệ môi trường của Công ty Cổ phần DAP Vinachem như sau: Công ty đã triển khai thi công, gia cố nền, đắp bờ bao, rải màng chống thấm HDPE xong với 5,4 ha bãi thải lâu dài; bắt đầu chuyển bã thải gyps từ bãi tạm thời sang bãi thải lâu dài.

Về phương án xử lý, tái chế, tái sử dụng bã thải gyp: Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ đã lắp đặt và vận hành dây chuyền số 1 của Dự án chế biến bã thải thành thạch cao nhân tạo làm phụ gia xi măng với công suất 175.000 tấn/năm. Theo kế hoạch đến tháng 6/2016, Công ty Cổ phần Thạch cao Đình Vũ sẽ lắp đặt vận hành thêm 3 dây chuyền, nâng công suất cả 4 dây chuyền là 1 triệu tấn/năm. Từ năm 2013 đến nay, Công ty duy trì ký hợp đồng để thực hiện quan trắc môi trường định kỳ với Trung tâm môi trường và sản xuất sạch - Bộ Công Thương, là đơn vị đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quyết định số 631/QĐ-BTNMT ngày 25/3/2015 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:

Thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố đã tiến hành cho di dời hoặc bắt buộc xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm đối với 10/12 cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu đô thị, khu dân cư tập trung, hiện còn lại 02 đơn vị là Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Phòng và Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng chưa hoàn thành việc xử lý ô nhiễm triệt để theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg. Đối với Công ty Cổ phần Bia Hà Nội-Hải Phòng hiện đã di dời toàn bộ dây chuyền sản xuất tại cơ sở 16 Lạch Tray (cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng) về cơ sở sản xuất mới tại phường Quán Trữ, quận Kiến An, tại cơ sở 16 Lạch Tray chỉ còn hoạt động bán buôn, bán lẻ bia hơi mà không còn hoạt động sản xuất. Công ty đang hoàn thiện các công việc và thủ tục để được xem xét đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg. Đối với Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải với tổng mức đầu tư là 6,863 tỷ đồng, thời gian thực hiện là năm 2013-2015 (thuộc Dự án Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện của Ngân hàng Thế giới). Hiện Bệnh viện đang xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nhà thu gom rác, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2015. (Chi tiết tại Phụ lục số 3).

Ngoài ra, đối với việc gây ô nhiễm môi trường của Công ty cổ phần Luyện gang Vạn Lợi, Ủy ban nhân dân thành phố đang phối hợp cùng Tổng cục Môi trường để giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường tại đơn vị này.

Thành phố cũng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành phân loại ô nhiễm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 05/8/2012 của Bộ tài nguyên và Môi trường. Qua công tác phân loại ô nhiễm phát hiện các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng sẽ báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ quyết định đưa vào Danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 04/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2015 việc phân loại ô nhiễm chưa thực hiện được do chưa phân bổ được kinh phí (Năm 2013 phân loại ô nhiễm 70 cơ sở, năm 2014 đã phân loại ô nhiễm 203 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ)


Каталог: PortalFolders -> ImageUploads -> Portal
Portal -> HỘI ĐỒng nhân dân thành phồ HẢi phòNG
Portal -> PHỤ LỤC 2 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính phưỜng nam sơn theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> PHỤ LỤC 3 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính xã an đỒng theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> PHỤ LỤC 1 BẢng tọA ĐỘ CÁc mốC ĐỊa giới hành chính và ĐIỂM ĐẶc trưng trêN ĐƯỜng đỊa giới hành chính phưỜng đỒng tiến theo chỉ thị SỐ 364/CT
Portal -> Thực hiện Nghị quyết số 23/2013/nq-hđnd ngày 12/12/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố về Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc

tải về 198.6 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương