Hài Nhi Tóc Bạc tt. Thích Tâm Thiện o0o Nguồn


- Vấn nạn về khỗ đau và hạnh phúc



tải về 279.82 Kb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích279.82 Kb.
#38846
1   2   3   4   5   6   7   8   9

2- Vấn nạn về khỗ đau và hạnh phúc


Mục đích của đời sống con người là hạnh phúc. Như một số người quan niệm, hạnh phúc là sự thỏa mãn các dục vọng. Nhưng sự thật của con người là dục vọng không bao giờ được thỏa mãn. Và, thực tế cho thấy rằng, càng đi tìm kiếm sự thỏa mãn các dục vọng, thì càng xa rời hạnh phúc. Vậy làm sao để có hạnh phúc ?

Trước hết, bàn về dục vọng. Theo Maslow, dục vọng của con người được chia thành 5 loại nhu cầu, đó là : 1) Nhu cầu sinh lý cơ bản, như ăn, ở, vệ sinh, tình dục... 2) Nhu cầu bảo toàn tính mạng. 3) Nhu cầu văn hóa-xã hội. 4) Nhu cầu được kính trọng, và 5) Nhu cầu tự khẳng định mình, hay còn gọi là nhu cầu bùng nỗ cá nhân. Nếu con người được thỏa mãn các nhu cầu trên, sẽ tìm được hạnh phúc. Và nếu như thế, sinh mệnh hạnh phúc của con người bấp bênh quá. Vì lẽ, sự thật, con người thường chỉ bất lực trước tình dục chứ không nhàm chán tình dục, trừ phi chuyển hướng tu tập ; con người chỉ bất lực trước cái chết chứ không ai muốn chết, trừ phi tự vẫn vì tuyệt vọng v.v... Ðó là chưa nói đến sự lao đao, bôn ba để tìm kiếm một sự thưởng thức văn hóa, một sự được kính trọng, một địa vị xã hội v.v... Và tất nhiên, không ai có thể tìm kiếm được cái mình muốn mà không trải qua khỗ đau hay là một sự trả giá, một sự đánh đỗi ; và khi đã tìm kiếm được rổi, nắm giữ nó cũng không phải là chuyện dễ. Ngay cả những việc "đơn giản" nhất của đời người như ăn, ở, vệ sinh.. cũng không phải là chuyện nhỏ. Ðể có ăn, được ăn và ăn ngon v.v..., con người phải đánh đỗi một chi phí cuộc đời - có cả mổ hôi và nước mắt. Tuy nhiên, cái vĩ đại nhất của con người là năng lực và ý chí ; họ có thể vượt qua tất cả để thành tựu mục tiêu của mình. Nhưng không vì vậy mà ai cũng tìm được hạnh phúc thực thụ. Tuy nhiên, hạnh phúc không phải là cái gì xa xôi, viển vọng. Tùy theo quan điểm của môỵi người mà hạnh phúc được thiết lập theo những thế cách khác nhau. Có người cho rằng có tiền là hạnh phúc ; hoặc có tình là hạnh phúc ; hoặc có cả hai là hạnh phúc ; hoặc không có gì hết là hạnh phúc như theo cách nói của một triết gia rằng : "Ðến một lúc nào đó, tôi không còn bất kỳ một nhu cầu nào trên thế gian này, lúc đó tôi sẽ trở thành một người hạnh phúc nhất trần gian".

Tuy nhiên, cần ghi nhận rằng, yếu tố hạnh phúc không phải là từ ngoài đem đến, mà nó được sinh khởi từ tâm thức. Cũng như tình yêu, hạnh phúc và khỗ đau là hai yếu tố vốn thường trực trong môỵi con người. Vấn đề là ở chôỵ phải làm thế nào để nhận diện được nó trong một ý nghĩa trong sáng nhất. Con người đánh mất hạnh phúc thường là do mong muốn một hạnh phúc cao hơn hạnh phúc mà mình đang có. Nghĩa là, họ chỉ sống, khát vọng theo cái mình chưa có, chứ không phải sống theo và như cái mình đang có. Với một khát vọng như thế, tất yếu sẽ đưa đến khỗ đau. Do vậy, ở đây đòi hỏi một sự thức tỉnh để tiếp nhận hạnh phúc từ đời sống thực tại - một đời sống không bị chi phối bởi những nuối tiếc quá khứ, cũng không bị chi phối bởi những khát vọng tương lai, một cuộc sống bây giờ và ở đây. Ðiều này không thể nói mà phải thực hành. Một ngày nào đó, chúng ta ngổi lại, dừng nghỉ mọi vọng tưởng và cứ nhìn lại cuộc sống hiện có của mình và hãy sống với cái hiện có của mình thì hạnh phúc sẽ đến ngay. Ðó là một thứ hạnh phúc chỉ có� trong thực tại, một thứ hạnh phúc không cần đi tìm kiếm. Và, nên nhớ rằng hạnh phúc và khỗ đau là hai mặt của đời sống. Nhưng khỗ đau chính là những chất liệu của hạnh phúc. Nếu không biết đến những giá trị của khỗ đau, sẽ không bao giờ tìm được hạnh phúc.?

---o0o---

3- Vấn nạn về giá trị


Con người bao giờ cũng tìm kiếm những giá trị của cuộc sống, như : giá trị của hạnh phúc, của tình yêu, của vật chất, của tiền tài, của danh vọng v.v... Và ý nghĩa của đời sống con người chính là sự nối kết của các giá trị đó. Dựa trên cơ sở của những giá trị, con người luôn mong muốn tìm kiếm và xây dựng một giá trị vĩnh hằng. Vì thế, có hai giá trị được bàn đến, đó là giá trị lâm thời và giá trị tuyệt đối.

Thoạt tiên bàn về giá trị lâm thời hay còn gọi là công ước. Giá trị công ước của một vật thể chính là tính chất và tác dụng cơ bản của vật thể đó. Cũng như giá trị của đổng tiền là dùng để mua bán, trao đỗi thông qua sự xác định giá trị của sản phẩm, hàng hóa. Nhưng trong lĩnh vực tâm lý, giá trị luôn luôn biến đỗi tùy theo những trường hợp khác nhau và các giá trị mới luôn luôn được ra đời để thay thế cho những giá trị cũ. Có khi những giá trị mới là sự phát triển theo chiều hướng tích cực và có ý nghĩa hơn giá trị cũ. Cũng có khi những giá trị mới lại là sự suy thoái và biến thái của những giá trị cũ. Tỉ dụ, giá trị của cái tivi ngày nay sẽ cao hơn giá trị của cái tivi cách đây 50 năm. Ðây là trường hợp của giá trị mới phát triển từ giá trị cũ. Trong trường hợp khác thì ngược lại. Tỉ dụ, giá trị của danh hiệu cử nhân ngày nay thì không bằng giá trị của danh hiệu cử nhân cách đây 30 năm, mặc dầu về phương diện giáo dục ở học đường ngày nay tiến bộ hơn trước đây rất nhiều. Trong một số trường hợp đặc biệt, thì giá trị cũ hoàn toàn được thay đỗi bằng giá trị mới, mà không có một sự kế thừa nào. Tỉ dụ, giá trị của hôn nhân ngày nay là do tình yêu của đôi lứa quyết định, chứ không phải do cha mẹ quyết định như ngày xưa. Ðiều đó cho thấy rằng các giá trị mà con người quy ước với nhau đều mang tính cách lâm thời. Có thể nói, mọi giá trị công ước của con người đều giống như giá trị của cái áo mới, nó sẽ phai tàn theo thời gian, và mất đi khi cái áo rách nát không còn sử dụng được nữa.

Ngược lại, giá trị tuyệt đối là giá trị chân thật, nó vượt ra mọi khuôn khỗ, quy ước của con người, và nó tổn tại siêu thời gian, vĩnh hằng, bất tử. Ðó là các giá trị chân lý, đạo đức, nhân bản, truyền thống và tình người v.v... Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả vẫn là giá trị của chân lý, của sự thật. Vì thế, mọi giá trị trong đời sống của con người, nếu được xây dựng trên cơ sở của chân lý thì đương nhiên sẽ tổn tại. Nhưng chân lý đó là gì ? Ðó chính là sự thật vô thường, sự thật vô ngã. Nếu tình yêu được xây dựng trên đạo lý vô thường thì đương sự yêu đương đó sẽ không bao giờ tuyệt vọng khi mất đi người yêu hay tình yêu của người mình yêu (Em đi bỏ lại con đường, Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em - nhạc Trịnh Công Sơn). Nếu khỗ đau được xây dựng trên đạo lý vô ngã, thì chỉ có khỗ đau chứ không có cái "tôi khỗ đau" và cái "tôi hết khỗ đau". Trái lại, con người ta sẽ khỗ đau vô cùng khi xem tình yêu như là một giá trị vĩnh hằng. Vì tình yêu thực sự là vô thường, nó sẽ mất đi khi lòng người thay đỗi. Sự ôm ấp và tiếc nuối về cái đã mất chính là nguyên nhân gây ra khỗ đau. Cũng vậy, nếu khỗ đau được dựng trên một bản ngã - ("cái tôi khỗ" và "cái khỗ của tôi") - thì khỗ đau sẽ tăng lên gấp vạn lần. Do đó, mọi giá trị của nhân gian cần thiết được soi sáng bởi giá� trị của chân lý vô ngã, vô thường. Ðức Phật dạy : "Tất cả pháp là vô thường. Tất cả pháp là vô ngã". Tất cả hiện hữu trên thế gian này luôn luôn thay đỗi, biến động như sự trôi chảy của một dòng sông. Tình yêu, hạnh phúc, khỗ đau... cũng diễn ra như sự trôi chảy của một dòng sông.?

Khả tính vô biên của tình yêu



Tình yêu là một chủ đề nhiệm mầu nhất của cuộc sống. Nó luôn luôn mới lạ. Con người không thể sống mà không có tình yêu. Ðó là tình yêu mình, yêu người, yêu đổng loại và dị loại. Tình yêu là lẽ sống đặc thù của con người. Vì, trong tình yêu, có cả lý trí và con tim. Con người sẽ không phải là người nếu không có tình yêu. Giá trị của tình yêu có mặt ở mọi góc độ của cuộc sống, như trong triết học, trong đạo đức, luân lý, trong văn học và văn hóa xã hội, và, vượt lên trên tất cả, là trong sự hiện hữu thiêng liêng của con người.

---o0o---


tải về 279.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương