Hài Nhi Tóc Bạc tt. Thích Tâm Thiện o0o Nguồn


- Tiếp xúc và cảm thọ (Xúc & Thọ)



tải về 279.82 Kb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích279.82 Kb.
#38846
1   2   3   4   5   6   7   8   9

4- Tiếp xúc và cảm thọ (Xúc & Thọ)


Tiếp xúc và cảm thọ là yếu tố thứ 6 và thứ 7 trong 12 nhân duyên (vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử).

Có thể nói rằng, tất cả sự sống trên thế gian này đều được bắt nguổn từ yếu tố xúc - tiếp xúc ; và sống bằng yếu tố thọ - cảm thọ. Chúng ta biết rằng con người từ khi vào thai mẹ cho đến khi sinh ra đời, tất cả đều bắt đầu từ sự tiếp xúc. Sự tiếp xúc đầu tiên là mối quan hệ yêu thương của cha mẹ ; kế đó, một kiết sinh thức (gandhabha) hay ý niệm tối sơ đi vào bụng mẹ để thai nhi hình thành. Kinh nói, nếu không có mặt kiết sinh thức thì thai nhi không thể sống - tượng hình. Cho đến khi được sinh ra, con người luôn luôn sống khởi đầu bằng sự tiếp xúc, như tiếp xúc với thức ăn, dưỡng khí... rổi sau đó là cảm thọ. Ðối với thế giới vô tình cũng vậy, sống có nghĩa là tiếp xúc, như cây cối tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng mặt trời đến trưởng thành. Sự tiếp xúc sẽ kéo dài cho đến khi chúng ta chết ; sau đó, nó sẽ chuyển sang một trạng thái khác - phân hủy.

Ðối với con người, để có một giá trị sống đích thực, thì các quan năng phải hoạt động, nghĩa là phải tiếp xúc với trần cảnh. Chỉ có thông qua tiếp xúc mới sinh khởi nên cuộc sống năng động và nhiệm mầu. Vì muốn phát triển càng nhiều càng tốt, trong kinh doanh người ta nảy sinh ra yếu tố tiếp thị ; nó cũng là một hình thái trong muôn ngàn hình thái của sự tiếp xúc. Cũng vậy, đối với các giác quan của con người, nếu không có sự tiếp xúc thì sẽ không bao giờ có tác dụng. Do mắt tiếp xúc với trần cảnh mà hiện sinh cái thấy biết về trần cảnh, hay còn gọi là thức. Ðối với tai, mũi, lưỡi, thân và ý đều là như vậy.

Sau khi tiếp xúc để sinh khởi sự sống, và sau khi sự sống hình thành, tất cả đều sống nhờ vào cảm thọ - yếu tố thứ 7 trong 12 nhân duyên. Ðời sống cảm thọ của con người được chia thành 3 loại : cảm thọ khỗ đau, cảm thọ an lạc và cảm thọ trung tính - không khỗ, không lạc. Tuy nhiên, trong thực tế, con người ta sống thiên về hoặc khỗ đau, hoặc an lạc. Còn cảm thọ trung tính chỉ có với những tri giác không phân biệt. Cảm thọ chính là thức ăn của tâm thức.



Nhưng bản chất của Thọ là gì ?

Ngoài tính cách điều kiện hóa lẫn nhau mang tính chất vật lý, tất cả sự cảm thọ đều là ảo giác của tâm thức, một loại ảo giác trong tương quan của thân và tâm, của vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, cường độ của sự cảm thọ hoàn toàn phụ thuộc vào tâm thức. Ðó là một loại cường độ ảo. Và chính cường độ ảo đó tạo nên một sức mạnh phi thường cuốn hút con người vào thế giới của đam mê, của vọng tưởng và của tội lôỵi. Vì ảo giác sẽ sinh ra ảo giác. Và sự sinh trưởng đó là phi thời gian và không gian. Tỉ dụ, một người yêu thương và nhớ nhung một người, mà hai người đó ở cách xa nhau vạn dặm. Về vật chất, khoảng cách của không gian và thời gian sẽ tách biệt họ ; nhưng trong tâm thức, họ vẫn gần nhau, ôm ấp nhau và thương yêu nhau. Cảnh trong mộng sẽ cho thấy điều đó một cách chi tiết. Như thế rõ ràng, cảm thọ chỉ là ảo giác của tâm thức mà thôi. Ngay cả đến hương vị dở và ngon, xấu và đẹp, thoải mái và không thoải mái, vui và buổn, hạnh phúc và khỗ đau... tất cả đều tùy thuộc vào cảm thọ. Và rằng, tất cả chúng ta luôn luôn bị đánh lừa bởi cảm thọ, một sự đánh lừa vĩ đại nhất trong sự thăng trầm của đời người. Vì lẽ, tội lôỵi chính là sự bất lực, sự không thể vượt qua của con người trước những cảm thọ của chính mình. Khỗ đau chính là sự đòi hỏi, ước mong về một cảm thọ khác hơn là cái cảm thọ hiện tiền mình đang có. Và hạnh phúc chính là đạt đến một sự cảm thọ mà mình yêu thích. Ðời sống tâm thức của con người chỉ vậy thôi.



---o0o---

5- Yêu thương và nắm giữ (Ái & Thủ)


Do bị đánh lừa, bị mùi trần quyến rũ của cảm thọ, con người bắt đầu yêu thương. Yêu thương người, yêu thương vật, yêu thương gia tài, sự nghiệp, yêu thương hạnh phúc, yêu thương tất cả những gì mà cảm thọ của mình đòi hỏi. Cùng lúc với sự yêu thương là nắm giữ, bám víu. Yêu thương và nắm giữ theo tiếng gọi của cảm thọ chính là cội nguổn của khỗ đau. Vì đối tượng yêu thương bao giờ cũng vô thường, thay đỗi ; và càng nắm giữ đối tượng mà nó luôn luôn thay đỗi thì càng khỗ đau. Cho đến khi sự thay đỗi tan biến và mất đi, con người sẽ đạt đến đỉnh cao của khỗ đau. Ðây là nguyên lý duyên khởi của yêu thương và nắm giữ mà bất kỳ con người nào cũng đều phải phục tùng, nếu họ muốn yêu thương và nắm giữ con người mình yêu thương hoặc cái mình yêu thương. Và ngược lại, sự không yêu thương và nắm giữ, bám víu theo cảm thọ, tức là theo ảo tưởng của mình, chính là đầu mối của giải thoát mọi sự trầm luân.

---o0o---


6- Trôi lăn theo bánh xe (Hữu, Sinh & Lão Tử)


Chính động lực yêu thương và nắm giữ theo nhu cầu của cảm thọ mà đưa đến một sự hiện hữu, một sự có mặt của một sự chuyển động trong cơn lốc vô thường. Cũng tựa hổ như hai người thương yêu nhau rổi đi đến sinh con. Ðứa con đó vừa là hiện thân của động lực yêu thương, vừa là hiện thân của cơn lốc vô thường. Nó sẽ sinh ra, lớn lên, rổi già nua và tử biệt ; cứ như thế, trôi lăn theo bánh xe của sinh tử, tử sinh.

Ðời sống của con người là như thế. Bắt đầu từ căn nhà vô minh, đến bước chân đi của tâm thức, rổi vào cuộc sống tương duyên để tiếp xúc và cảm thọ, rổi yêu thương, nắm giữ để cuối cùng trôi lăn theo bánh xe sinh tử vô thường.

* * *

Trên đây là dòng suy tưởng mà tôi đã nói : "Cho đến bây giờ, tôi mới thực sự cảm nhận được đạo lý nhân duyên. Nó không còn là chiếc bánh xe có 12 nan biểu tượng nữa. Mà nó là tôi, là tất cả những gì tôi đang có".?



---o0o---

PHẦN III : VẤN NẠN

1- Vấn nạn về tình yêu


Tình yêu, theo quan niệm của con người, là điều gì đó rất cao đẹp, rất lý tưởng. Song, tình yêu sẽ không có ý nghĩa và không thể định nghĩa ngoài những hành động yêu thương. Và, như đã nói, tình yêu là điều gì đó rất cao đẹp, rất lý tưởng, nhưng sự thể hiện của tình yêu lại là những gì rất trần tục. Và, như Plato đã nói, trong tình yêu bao giờ cũng chứa đựng mầm mống của sự yêu thích về tình dục. Cho đến khi tình dục được thỏa mãn, thì tình yêu trở thành bóng đêm ?

Như vấn nạn đã đặt ra, hẳn bạn đã hiểu đó là tình yêu gì rổi. Thực ra, tình yêu không phải là một sự hiến dâng tất cả như người ta nghĩ. Trong tình yêu bao giờ cũng có một cặp điều kiện, đó là yêu và được yêu. Yêu là một động lực bộc phát từ tâm thức, còn được yêu là một nhu cầu từ cảm thọ. Một người yêu, nếu không được yêu thì sẽ rơi vào khỗ đau, thất tình. Người được yêu, nếu không yêu thì sẽ đánh mất tình yêu. Từ đó cho thấy rằng, tình yêu của con người bao giờ cũng được xây dựng trên cơ sở cái tôi và cái của tôi. Ðó chính là cái tự ngã ở môỵi con người. Và chính cái tự ngã đó là cơ sở của mọi sự khỗ đau. Nếu tình yêu thật tình là một sự hiến dâng không vị kỷ, tức không có nhu cầu nào trong tình yêu, thì đó quả thực là một tình yêu cao thượng, một thứ tình yêu sẽ sinh khởi hạnh phúc và bình an cho tất cả mọi người. Nhưng thực tế điều đó hiếm thấy. Vì lẽ, khi yêu thương, con người luôn chôn cất một bí ẩn trong lòng, đó là "nhu cầu được yêu", hay nói khác hơn là một sự đáp trả về tình yêu. Vì thế, chúng ta thấy rằng sự yêu thương của con người như là một nhu cầu của tâm thức mà tính khí của nó là sự trao đỗi qua lại. Ðây không phải là tình yêu cao thượng và chân thật, vì nó có thể mất đi khi lòng người thay đỗi.

Trái lại, bản chất của tình yêu là một hạt giống vốn có đang nằm yên trong chiều sâu của tâm thức. Nó có thể trôỵi dậy bất cứ khi nào và ở đâu nếu gặp nhân duyên. Và nó cũng không bao giờ mất đi trong tâm thức của môỵi con người. Con người có thể chỉ đánh mất tình yêu khi có nhu cầu được yêu. Ngược lại, khi nhu cầu đó được buông xả, thì tiềm lực yêu thương luôn luôn có mặt trong con người. Vì đó là một đặc trưng của nhân tính. Nguổn mạch của tình yêu đó là không biên giới. Và như từ đầu đã nói, một tâm hổn nếu thiếu vắng sự yêu thương, thì ở đó chính là hỏa ngục. Nhưng nếu một tâm hổn khởi sự yêu thương theo kiểu trao đỗi qua lại, thì ở đó chính là cội nguổn của sự khỗ đau. Do đó, tình yêu, theo quan niệm của Phật giáo, luôn luôn được xây dựng trên cơ sở của một tâm thức không bản ngã và không vị ngã. Nghĩa là chỉ có nguổn lực yêu thương chứ không có nhu cầu được yêu thương.

Nếu một lúc nào đó, bạn thất vọng trong tình yêu thì hãy nghĩ đến tiềm lực yêu thương của chính mình. Tiềm lực đó không bao giờ mất ; nó luôn luôn hiện hữu trong môỵi con người. Như thế, tình yêu cao thượng là một tình yêu không có tình dục, không có nhu cầu - đó là một sự hiến dâng và ban rải thật sự. Hãy yêu thương nhau bằng tình yêu cao thượng !?



---o0o---


tải về 279.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương