Hài Nhi Tóc Bạc tt. Thích Tâm Thiện o0o Nguồn


- Căn nhà vô minh (Vô minh)



tải về 279.82 Kb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích279.82 Kb.
#38846
1   2   3   4   5   6   7   8   9

1- Căn nhà vô minh (Vô minh)


Vô minh là một khái niệm dùng để chỉ cho sự tối tăm của tâm thức - căn nhà vô minh là căn nhà tâm thức thiếu ánh sáng tuệ giác mà� chúng ta đang trú ngụ. Vô minh được ví như kẻ mù lòa không thấy được sự thật. Tỉ dụ về hang đá của Plato có thể được xem là một ví dụ rất chính xác về căn nhà vô minh.

Chuyện kể rằng, nhân loại được xem như là những kẻ bị xiềng xích trong một hang đá tối tăm. Chúng chỉ có thể nhìn thấy một nguổn sáng lờ mờ từ một ngọn lửa hổng thấp thoáng. Cái gì được nhìn thấy ở đây chỉ là những chiếc bóng đỗ trên tường ; và những kẻ bị xiềng xích cứ cho rằng những chiếc bóng đỗ trên tường là sự thật, là chân lý. Nhưng sau khi bị đẩy ra khỏi hang đá và tiếp cận ánh sáng của mặt trời, chúng đã nhận diện được sự thật, và biết rằng những chiếc bóng đỗ trên tường đều là ảo hóa...

Cũng vậy, vô minh không có gì khác hơn là sự cuổng si của tâm thức. Nó chi phối toàn bộ đời sống của con người. Nếu bên này bờ là vô minh, thì bên kia bờ là giác ngộ. Vô minh và giác ngộ vốn được xem là đối lập nhau, nhưng nó luôn luôn trùng phùng trên cùng một điểm công-tắc của căn nhà tâm thức. Nếu ánh sáng được bật lên trong căn nhà đó, thì bóng tối tự nó sẽ ra đi. Vì thế, mặc dầu vô minh đang bao phủ căn nhà tâm thức, nhưng đừng sợ nó và cũng đừng chạy trốn nó. Vấn đề là ở chôỵ hãy dũng cảm quay về với căn nhà tối tăm đó và bật đèn tuệ giác.

Thực tế cho thấy rằng, con người luôn luôn sống với vô minh - ăn với vô minh, ngủ với vô minh, tư duy và hành động với vô minh. Vì vô minh chính là cái được gọi là căn để trầm luân, hay bản năng dục vọng của con người. Chỉ khi nào chế ngự được bản năng dục vọng và làm chủ được tâm ý của mình, thì khi đó mới có thể nắm được đầu mối vô minh.

Vì thế, vô minh không có nghĩa là không hiểu biết. Nhưng sự hiểu biết đó được sinh khởi từ bản năng dục vọng, nó luôn luôn bị thôi thúc bởi khát vọng của tự ngã, bởi sự yêu thương tự ngã. Trong khi đó, giác ngộ cũng là một sự hiểu biết, nhưng sự hiểu biết đó được tuôn trào từ chân tâm và đã thoát ly ngoài tự ngã. Như thế, vô minh chính là sự vận hành của tâm thức khát vọng mà môỵi người đang cưu mang. Hễ tâm thức còn khát vọng là còn vô minh.

---o0o---


2- Bước chân đi của tâm thức (Hành & Thức)


Bước chân đi của tâm thức là dòng vận hành của ý thức xuyên qua các đối tượng căn bản của đời sống, và từ đó tạo thành nguổn năng lượng tương tục, biểu hiện qua các cơ năng hoạt động của thế giới tâm thức, mà thuật ngữ gọi là Hành và Thức. Ðây là hai yếu tố cơ bản để hình thành nên cấu trúc của đời sống tâm lý con người và các đối tượng căn bản của đời sống, để qua đó, dòng tâm thức chuyển vận bao gổm : thế giới của vật chất, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và tất cả hiện tượng, sự vật nói chung. Con người và cuộc sống của nó như thế nào đều do sự vận hành của tâm thức quyết định. Và sự vận hành đó gắn liền với các đối tượng cơ bản của nó, như vật chất, âm thanh, hương khí... Vì thế, khi tâm thức vận hành theo một hướng nào đó, nó đổng thời tác động đến và thay đỗi cả đối tượng của nó. Tỉ dụ, khi tâm thức muốn xây dựng một căn nhà, thì trước hết nó tự tác thành một căn nhà trong tâm, một căn nhà bằng ảo giác. Rổi sau đó, thông qua ảnh tượng của căn nhà ảo, người ta dùng vật chất để xây dựng căn nhà thật theo cơ cấu của tâm thức. Tương tự như vậy đối với âm thanh, hương khí, mùi vị... Từ đó, cho thấy rằng thế giới mà chúng ta đang sống với muôn ngàn phương tiện đều là sự vận hành của tâm thức. Từ các xí nghiệp vừa và nhỏ cho đến các công ty cỗ phần đa quốc gia, từ các túp lều tranh xiêu vẹo cho đến các tòa nhà chọc trời v.v..., tất cả đều được biểu hiện từ tâm thức. Cho đến cả thế giới tâm lý như vui, buổn, giận, thương, yêu, ghét v.v... và các tỗ chức xã hội v.v..., tất cả đều là sự biểu hiện của tâm thức. Vì vậy, sự vận hành của tâm thức là nguổn năng lượng đặc biệt ; nó điều động và chi phối toàn bộ cơ cấu của đời sống con người. Cho đến vấn đề khỗ đau và hạnh phúc cũng là một hình thái biểu hiện (tốt hay xấu) của nguổn năng lượng tâm thức đó. Như khi sống với niềm vui, tư duy với niềm vui, hành động với niềm vui... sẽ tạo nên một nguổn sống an lạc. Ngược lại, sống với nôỵi buổn, ăn cũng buổn, ngủ cũng buổn v.v..., như thế sẽ tạo nên một đời sống khỗ đau. Xa hơn nữa, với một vấn đề được xem là bất hạnh, khỗ đau, nhưng với tâm thức thanh bình, an lạc thì vấn đề đó sẽ trở thành an lạc. Ðó là trường hợp của người sống xả ly, không chấp trước vào mọi hiện tượng diễn biến vô thường.

---o0o---


3- Cuộc sống tương duyên (Danh sắc & Lục nhập)


Chúng ta thấy rằng, tất cả sự sống đều có tương duyên. Từ các vật vô tri, vô giác như sỏi, đá, sông, suối, cỏ cây, hoa, lá, mây, mưa, thác, nguổn v.v... cho đến các sinh thể có tri giác như côn trùng, động vật, con người v.v... nếu muốn sống, đều phải sống trong sự tương duyên với nhau. Sự tương duyên đó chính là các điều kiện sinh tổn, nó là một hệ thống sinh thái. Như cây hoa cần có không gian, cần có ánh sáng, cần có bóng tối, cần có không khí... để phát triển. Cũng vậy, con người muốn tổn tại thì phải tương duyên với nhau từ tự thân cho đến hoàn cảnh, môi trường.

Với con người, sự tương duyên đầu tiên chính là tâm thức và cơ thể (thân và tâm). Nếu không có sự tương duyên đầu tiên này, sẽ không có sự hiện hữu của con người. Vì một người không thể sống nếu chỉ có thân thể mà không có tâm thức, hoặc chỉ có tâm thức mà không có cơ thể. Do đó, tâm thức (danh) kết hợp với cơ thể (sắc) để hình thành nên sự hiện hữu của một sinh thể hữu tình là một nguyên lý tự nhiên và tất yếu.

Nếu đi vào cụ thể và chi tiết hơn, chúng ta thấy rằng ngoài sự giao thoa cơ bản của thân thể và tâm thức mang tính cách thường trực, còn có một sự giao thoa không thường trực nhưng rất linh động và rất chủ động. Ðó là sự giao thoa của các căn và trần mà thuật ngữ gọi là Lục nhập. Các căn gổm có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thức ; các trần gổm có : vật chất, âm thanh, hương khí, mùi vị, sự tiếp xúc và thế giới hiện tượng sự vật. Chính nhờ vào mối tương duyên mang tính cách ngẫu nhiên này mà sự sống xuất hiện. Tỉ dụ, con mắt tự thân nó nếu không duyên với trần cảnh thì sự có mặt của nó sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nghĩa là nó sẽ trở nên vô hiệu, có cũng như không. Nhưng khi con mắt tiếp xúc với trần cảnh (thế giới hiện tượng, sự vật) thì con mắt lập tức sẽ có tác dụng - thấy, thấy cái gì và thấy như thế nào. Vì thế, giá trị của con mắt là "thấy" ; nếu con mắt không thấy thì con mắt đó sẽ trở nên mù lòa và không có giá trị nào hết. Vì vậy, con mắt chỉ có giá trị khi nào nó duyên với trần cảnh, tức đối tượng của nó, để hình thành sự thấy - tức nhận biết và hiểu biết. Và như thế, giá trị của con mắt sẽ không có, nếu không có các đối tượng của nó - tức là trần cảnh. Ðây là ý nghĩa của cuộc sống tương duyên. Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân tiếp xúc, ý nhận thức chính là giá trị tương duyên. Khi các mối tương duyên này chấm dứt cũng có nghĩa là chúng ta chết.

---o0o---



tải về 279.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương