Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh



tải về 21.38 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích21.38 Kb.
#13268
Bài dự thi “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
GẶP NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH

LÀM NHIỆM VỤ QUỐC TẾ NƯỚC BẠN LÀO

Ghi chép Bàn Vân Nhung
Ông chào đời năm Kỷ Mão (1939), tại xã Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang, mặc dù đã ở tuổi ngoại “thất thập cổ lai hy” xin nghỉ tất cả các việc “công bộc” nhưng chẳng bao giờ thấy ông có thời gian nhàn hạ với chén trà hay chén rượu như những người khác, hỏi bác gái bác bảo:

- Ông đang ở dưới ao cá kia, tôi men theo con đường mòn xuống ao, cái ao có hình chữ nhật rộng khoảng 1 xào 10, rảo bước trên bờ ao, đàn cá phát hiện người lạ giật mình chạy ồm ỗm, tiếng máy Radio hát vang bài “Chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”, tôi nhìn xuôi, nhìn ngược chẳng thấy người đâu, chỉ nghe tiếng Radio hát to hơn, nhìn kĩ mới thấy chiếc Radio bằng bàn tay treo trên cành sung, cuối cùng tôi đành cất tiếng gọi:

- Chú Cảnh ơi! Dứt lời, nghe tiếng thưa ở bên gốc cây sung trước ao bèo, ông đang hì hụi trẩy những quả sung chín mọng chất đầy vào chiếc xô nhựa! Tôi tiến lại chỗ ông - ông xua tay ý bảo đừng đến nhặm lắm và vội xách xô đầy ắp quả sung tiến về hướng tôi, ông bảo:

- Hái những quả này đem về cho cá ăn, không có quả chín rụng xuống phí lắm, lại gây thối làm ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, trong khi đó cá của mình lại đang đói, mà quả sung là món ăn sở trường của cá, ông bảo:

- Cháu đứng đấy xem cá sẽ kéo đàn về ăn, rồi ông xách xô quả đổ xuống ao, lập tức cả đàn cá trắm xông đến tranh nhau ăn những quả sung chín mọng một cách ngon lành, đó là ông Nguyễn Văn Cảnh, cư trú tại tổ 18, phường Tân Hà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Tháng 2 năm 1964, ông nhập ngũ đóng quân ở Ba Hàng, Phổ Yên, Bắc Thái, huấn luyện xong được điều động về tiểu đoàn 28 sư 312 làm khung huấn luyện cán bộ trung, sơ cấp ở Dốc Sàn, đồi cây Mít, Hà Bắc. Tháng 6 năm 1969 chuyển về Tiểu đoàn 19 đặc công của sư 312, rồi sang làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào, đến đất nước Lào tổ trinh sát đã thông báo cho biết tình hình âm mưu của địch, chúng đang có kế hoạch chỉ huy và chuẩn bị đánh lớn bộ đội ta ở địa phận Cánh Đồng Chum, nên cấp trên quyết định giao nhiệm vụ đơn vị đặc công bí mật đánh địch trước, sau khi nắm chắc địa hình miền núi nơi hiểm trở, đơn vị hạ sa bàn hình thành các mô hình để luyện tập, chỉ trong một thời gian rất ngắn toàn bộ sơ đồ cấu trúc công sự của Vàng Pao ở Phu Tông Sao đã được tái hiện trên thao trường. Lúc này thời tiết cũng vừa chớm vào mùa mưa lũ, nên càng gây khó khăn cho đơn vị, nhưng các chiến sỹ tiểu đoàn 19 vẫn hăng say luyện tập thành thục các tình huống chiến thuật có thể xẩy ra trong trận đánh của rừng núi. Trận đánh này do ông Phùng Kim Tình, Tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy đánh thẳng vào Sở chỉ huy của quân địch và phải đánh Nhanh, chắc thắng. Đúng 2 giờ sáng, ngày 24 tháng 6 năm 1969 khẩu lệnh vừa phát ra tất cả các mũi đồng loạt nổ súng, tiếng của thủ pháo nổ giòn tai, hỏa lực B40 long trời, trận đánh chỉ diễn ra trong vòng một giờ đồng hồ tất cả Sở chỉ huy ở Phu Tông Sao của Vàng Pao biến thành trận địa, bị đánh bất ngờ địch không kịp trở tay nên cả Sở chỉ huy đã bị tiêu diệt, trong đó có 70 chuyên viên sỹ quan cao cấp của quân ngụy Lào - Thái. Trận đánh Phu Tông Sao gây thêm uy thế và sức mạnh của bộ đội Việt Nam, và gây chấn động cả nước bạn Lào. Càng tạo lòng tin đối với nhân dân Lào. Xóa sổ tiểu đoàn chủ lực của địch, chúng càng điên cuồng huy động pháo binh, xe tăng, máy bay thi nhau nã pháo, dội bom, bắn rốc két hòng nghiền nát cứ điểm của ta. Ít ngày sau, đơn vị nhận lệnh đánh ở Nặm Pông, đây là địa hình rất hiểm trở, là trận đánh ác liệt nhất trong các trận mà ông tham gia, trên trời máy bay phản lực ném bom, dưới đất pháo binh, cối, DKZ 82 xả đạn thâu đêm, nhưng với sự mưu trí, dũng cảm, gan dạ ông cùng đơn vị đánh tan nhiều đợt tấn công của địch. Đây là trận đánh ác liệt nhất từ trước đến nay, để lại nhiều vết thương trên cơ thể của ông phải về Việt Nam điều trị. Sau khi điều trị các vết thương ổn định, tháng 9 năm 1969 ra Bắc cùng nhân dân tỉnh Hà Bắc chống lụt. Tháng 12 năm 1969 cấp trên lệnh cho đơn vị tiếp tục trở lại giúp đất nước Lào đánh địch và giải phóng mới về Việt Nam. Do có nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu và công tác, nên ông được cấp trên cử đi học, học xong ông tiếp tục làm nhiệm vụ huấn luyện quân. Ngồi trò chuyện với ông, lật dở từng vết thương trên người cho tôi xem, những vết thương ở vùng da đầu, vùng thái dương, kheo chân… giờ đã thành sẹo sần sùi

Tháng 2 năm 1977, các vết thương thường xuyên tái phát, không còn đủ sức khỏe phục vụ quân đội lâu dài, đơn vị giải quyết chế độ phục viên với quân hàm trung úy, cùng thương tật hạng ¾. Ngày ấy, ông thấy còn sức khỏe, thế là xin chuyển ngành về làm Trạm trưởng trạm cung ứng vật liệu xây dựng ở Hà Tuyên, sau đó lại chuyển về làm Đội trưởng, đội xây dựng của Xí nghiệp xi măng Hà Tuyên, tiếp tục công cuộc xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp văn minh, là đảng viên lại là đội trưởng ông luân phát huy giữ vững phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” tham mưu cho Ban giám đốc, cải tiến hệ thống dây truyền sản xuất, xây dựng hàng rào bao quanh xí nghiệp để vừa ngăn trặn tệ nạn trộm cắp tài sản, chống thất thoát nguyên vật liệu của công, phát động trồng cây xanh trong công viên, rào quanh cơ quan để vừa có cây che bóng mát, lại bảo vệ được môi trường sinh thái cho cơ quan và nhân dân trong vùng, nhờ vậy mà đội xây dựng của ông hàng năm luôn dẫn đầu trong lao động sản xuất và là đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Tôi hỏi ông, chú bị thương nặng thế sao không nghỉ ngơi cho khỏe? Rít điếu thuốc lào, ông bảo: - Bác Hồ nói với các thương binh: “Thương binh tàn, nhưng không phế”, nếu thấy còn sức lực, thì nên làm một việc gì đó có ích cho đời, sau để lại cho con cho cháu và xã hội…thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, ông xin vào làm việc để cống hiến chút sức lực góp phần xây dựng cho quê hương, thêm giàu, thêm đẹp! Năm 1987 vì điều kiện sức khỏe cơ quan giải quyết cho ông nghỉ chế độ mất sức. Năm 1990, thôn lại bầu ông làm Trưởng thôn, 10 năm làm “công bộc” ông đã vận động nhân dân xóm 18 đoàn kết, xây dựng xóm làng giàu đẹp văn minh, ổn định chính trị ở địa phương, xây dựng Chi bộ Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, đặc biệt bồi dưỡng được nhiều quần chúng ưu tú phát triển nhiều đảng viên mới, giúp nhau phát triển kinh tế xóa đói nghèo…Năm 2000 xin nghỉ trưởng thôn, Hội CCb lại bầu ông làm Chi hội trưởng CCB xóm 18, những công việc mà Đảng và nhân dân giao phó, ông đều làm hết tinh thần trách nhiệm cao của người đảng viên. Ngày ấy công việc đoàn thể ở thôn xóm, làm gì có phụ cấp như bây giờ, chỉ là người “công bộc” thôi. Với hơn 40 năm chiến đấu, công tác, phục vụ nhân dân, cống hiến hết sức lực với cách mạng và mang trên mình thương tật hạng ¾, giờ mới gọi là thảnh thơi chút ít, nhưng ông có ngồi yên đâu vẫn suốt ngày ao, vườn, chuồng. Hiện ông đang chăn thả hơn 100 con cá trắm cỏ, mỗi con có khoảng 2- 3 kg, 70 con gia cầm, nhìn đàn cá dưới ao bơi lội quẫy nước ồm ỗm, đàn gia cầm kêu rinh thi nhau tìm ổ đẻ trứng, vườn rau xanh mướt thật thích mắt…

Trong những năm cống hiến với đất nước, quê hương ông được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân chương Chiến công hạng Nhì và được nước bạn Lào tặng: Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng và nhiều Bằng khen, giấy khen của tỉnh, thành phố và Đảng ủy, Cựu chiến binh phường Tân Hà. Ông là người sống giản dị, có tình làng nghĩa xóm, được nhân dân tổ 18 quý trọng.

Trở về nhà, tôi ngẫm mãi hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” là biểu tượng cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam “Tận trung với nước, tận hiếu với dân” là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, họ đánh giặc giỏi, lại công tác và sản xuất tốt, tiến công phòng ngự không sơ hở, thắng không kiêu bại không nản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dìu dắt, giáo dục, rèn luyện theo mô hình người chiến sỹ cách mạng mà Người là hiện thân rực rỡ nhất. Họ thật xứng đáng với cái tên gọi cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”.


B V N







tải về 21.38 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương