HÀ NỘI 2010 Mục lục quy đỊnh chung 6


Các quy định chung cho CDMA



tải về 0.49 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.49 Mb.
#20194
1   2   3   4   5   6

2.3. Các quy định chung cho CDMA

2.3.1. Điện thế nguồn và nhiệt độ


a) Định nghĩa

Khoảng nhiệt độ và điện thế có nghĩa là khoảng nhiệt độ môi trường và điện thế nguồn mà trạm gốc sẽ làm việc và đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn này. Nhiệt độ môi trường là nhiệt độ trung bình của không khí ở xung quanh thiết bị trạm gốc. Điện thế nguồn là điện thế được cấp tại đầu vào của thiết bị trạm gốc. Nhà sản xuất phải định rõ khoảng nhiệt độ và điện thế nguồn làm việc của thiết bị.

b) Phương pháp đo

Thiết bị trạm gốc phải được lắp đặt theo cấu hình bình thường (có nghĩa là được lắp hoặc gá với đầy đủ phụ kiện) và đặt trong phòng nhiệt độ. Tốt nhất, thiết bị có chứa các phần tử quyết định tần số được đặt trong phòng nhiệt độ nếu cần phải giữ ổn định về tần số trong điều kiện nhiệt độ khác nhiệt độ quy định của toàn bộ thiết bị trạm gốc.

Phòng nhiệt độ phải được ổn định tại nhiệt độ hoạt động cao nhất theo quy định của nhà sản xuất và sau đó phải hoạt động phù hợp với các điều kiện thử nghiệm chu kỳ làm việc chuẩn quy định trong phần 6 và với dải điện áp nguồn do nhà sản xuất quy định. Khi các thiết bị trạm gốc vận hành, nhiệt độ phải được duy trì ở nhiệt độ thử quy định, không cho phép luồng khí lưu động trong phòng ảnh hưởng trực tiếp tới các thiết bị trạm gốc.

Trong toàn bộ chu kỳ làm việc, độ chính xác tần số của máy phát, chuẩn định thời, công suất ra và chất lượng dạng sóng được đo như quy định trong 2.2.

Tắt thiết bị trạm gốc, ổn định thiết bị trong phòng ở nhiệt độ phòng và lặp lại các bước đo trên sau thời gian 15 phút làm ấm ở chế độ chờ.

Tắt thiết bị trạm gốc, ổn định thiết bị trong phòng ở nhiệt độ thấp nhất do nhà sản xuất quy định, lặp lại các bước đo trên sau thời gian 15 phút làm ấm ở chế độ chờ.

Đối với các bước đo độ ổn định tần số máy phát, lặp lại quá trình trên từng bước 100C kể từ nhiệt độ vận hành do nhà sản xuất quy định trở lên. Thiết bị phải được ổn định tại mỗi bước trước khi thực hiện phép đo tần số.

c) Yêu cầu tối thiểu

Với nhiệt độ bao quanh và dải điện áp nguồn cung cấp do nhà sản xuất quy định, hoạt động của thiết bị trạm gốc phải tuân thủ các giới hạn nêu trong Bảng 7.
Bảng 7 - Các giới hạn đo thử môi trường


Tham số

Giới hạn

Tham chiếu

Dung sai tần số

0,05 ppm

2.2.1.2

Yêu cầu định thời

10 s




Chất lượng dạng sóng hoa tiêu

 > 0,912




Sai lệch công suất đầu ra RF

+2 dB, -4 dB

2.2.3.1

2.3.2. Độ ẩm cao


a) Định nghĩa

Thuật ngữ “độ ẩm cao” chỉ độ ẩm tương đối mà tại đó trạm gốc sẽ hoạt động không vượt quá độ suy giảm chất lượng quy định.

b) Phương pháp đo

Thiết bị trạm gốc, sau khi vận hành bình thường dưới các điều kiện thử tiêu chuẩn, phải được đặt, không hoạt động trong một phòng ẩm với độ ẩm duy trì ở mức 0,024 gm H2O/gm khí khô tại 500C (độ ẩm tương đối là 40%) trong thời gian từ 8 h trở lên. Khi ở trong phòng và tại cuối khoảng thời gian này, thiết bị trạm gốc phải được đo kiểm về độ chính xác tần số, chuẩn định thời, công suất đầu ra, và chất lượng dạng sóng. Trong quá trình đo thử không được phép điều chỉnh lại thiết bị trạm gốc.

c) Yêu cầu tối thiểu

Trong các điều kiện về độ ẩm đã nêu ở trên, hoạt động của thiết bị trạm gốc phải phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong Bảng 7.


2.3.3. Các phát xạ dẫn nguồn điện xoay chiều


a) Định nghĩa

Các thử nghiệm phát xạ dẫn nguồn điện xoay chiều phải được thực hiện với tất cả các thiết bị trực tiếp đấu nối với nguồn điện lưới. Đối với thiết bị nhận điện năng từ thiết bị đấu nối trực tiếp với nguồn điện lưới (như bộ cấp nguồn điện một chiều), các thử nghiệm phát xạ dẫn phải được thực hiện trên thiết bị cấp nguồn, với các thiết bị thử nghiệm được đấu nối, để chắc chắn rằng nguồn cung cấp cũng đáp ứng được các yêu cầu phát xạ hiện thời. Không yêu cầu các thử nghiệm phát xạ dẫn nguồn điện xoay chiều đối thiết bị có chứa nguồn cung cấp nội hoặc bộ cấp nguồn ắc qui mà không đấu nối với nguồn điện lưới.

b) Phương pháp đo

Các thủ tục đo dẫn mô tả trong 2.2.4.1 phải được áp dụng để đo các mức phát xạ giả dẫn.

c) Yêu cầu tối thiểu

Điện áp tần số vô tuyến điện, đo theo mục b), không được vượt quá 1 mV đối với các tần số trong khoảng 450 kHz - 1705 kHz và không được vượt quá 3 mV đối với các tần số trong khoảng 1,705 MHz - 30 MHz.


2.4. Các chế độ đo kiểm


Kênh lưu lượng đường xuống và kênh lưu lượng đường lên được xác nhận bằng cách viện dẫn các chế độ đo kênh cơ sở, chế độ đo kênh điều khiển chuyên dùng và các chế độ đo kênh mã phụ. Bảng 8 liệt kê 9 chế độ đo kiểm và cấu hình vô tuyến tương ứng.

Bảng 8 - Cấu hình các chế độ đo kiểm

Chế độ đo

Cấu hình vô tuyến kênh lưu lượng đường xuống

Cấu hình vô tuyến kênh lưu lượng đường lên

1

1

1

2

2

2

3

3

3

4

4

3

5

5

4

6

6

5

7

7

5

8

8

6

9

9

6

Đo kênh cơ sở chế độ 1 là thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn hồi tiếp (dịch vụ tùy chọn 2 hoặc 55) hoặc dịch vụ tùy chọn Markov (dịch vụ tùy chọn 54). Đo kênh mã phụ chế độ 1 bằng cách thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn hồi tiếp (dịch vụ tùy chọn 30).

Đo kênh cơ sở chế độ 2 là thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn hồi tiếp (dịch vụ tùy chọn 9 hoặc 55) hoặc dịch vụ tùy chọn Markov (dịch vụ tùy chọn 54). Đo kênh hoá phụ chế độ 2 bằng cách thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn hồi tiếp (dịch vụ tùy chọn 31).

Đo kênh cơ sở chế độ 3 đến 9 là thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn hồi tiếp (dịch vụ tùy chọn 55) hoặc dịch vụ tùy chọn Markov (dịch vụ tùy chọn 54) hoặc dịch vụ tùy chọn kiểm tra dữ liệu (dịch vụ tùy chọn 32).

Đo kênh điều khiển chuyên dùng chế độ 3 đến 9 và đo kênh phụ chế độ 3 đến 9 bằng cách thiết lập cuộc gọi sử dụng dịch vụ tùy chọn dữ liệu kiểm tra (dịch vụ tùy chọn 32).




tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương