HÀ NỘI 2010 Mục lục quy đỊnh chung 6


Yêu cầu đối với phần phát CDMA



tải về 0.49 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.49 Mb.
#20194
1   2   3   4   5   6

2.2. Yêu cầu đối với phần phát CDMA


Trừ khi có quy định khác, tất cả các phép đo trong phần này phải được thực hiện với ăng ten có bộ kết nối đơn.

2.2.1. Các yêu cầu về tần số


2.2.1.1. Phạm vi tần số

Tần số và phân kênh tần số cho trạm gốc và máy di động CDMA đã được chỉ ra ở 2.1.1. Tần số ấn định cho máy thu tại trạm gốc CDMA kết hợp tương ứng với tần số ấn định cho máy phát CDMA. Mỗi tần số ấn định được hiểu là tần số trung tâm của kênh tần. Chú ý rằng máy phát trạm gốc có thể được ấn định một kênh tần riêng cố định hoặc có thể được ấn định một nhóm kênh tần.



2.2.1.2. Dung sai tần số

a) Định nghĩa

Dung sai tần số là độ lệch cực đại cho phép giữa tần số sóng mang CDMA thực tế và tần số sóng mang CDMA được ấn định. Phép đo dung sai tần số phải thực hiện trên tất cả các băng tần phát của trạm gốc CDMA.

b) Phương pháp đo

Khi đo dung sai tần số phải sử dụng thiết bị đo thích hợp, độ chính xác của thiết bị đo phải tuân thủ yêu cầu tối thiểu. Phép đo tần số là một phần của phép đo chất lượng dạng sóng.

c) Yêu cầu tối thiểu

Tại tất cả các điều kiện về nhiệt độ khai thác do nhà sản xuất chỉ định, sự sai khác trung bình giữa tần số sóng mang thực tế và tần số sóng mang được ấn định phải nhỏ hơn ±510-8 của tần số ấn định (±0,05 ppm).

2.2.2. Các yêu cầu về điều chế


2.2.2.1. Chất lượng dạng sóng

a) Định nghĩa

Chất lượng dạng sóng được đo bằng việc xác định công suất tương quan phù hợp giữa dạng sóng thực tế và dạng sóng lý tưởng.

b) Phương pháp đo

Hình 5 là sơ đồ chức năng khi thiết lập đo kiểm.


  1. Nối cổng ra RF của trạm gốc bao gồm cả kênh hoa tiêu đường xuống với thiết bị đo kiểm được mô tả tại 2.6.4.2.a).

  2. Tại mỗi băng tần hoạt động của trạm gốc, cho trạm gốc hoạt động tại băng tần đó và thực hiện các bước từ 5 đến 6.

  3. Cấu hình để trạm gốc chỉ phát ở kênh hoa tiêu đường xuống và thực hiện các bước 5 đến 6.

  4. Nếu trạm gốc sử dụng kỹ thuật phát phân tập, nối cổng ra RF của trạm gốc bao gồm cả kênh hoa tiêu phân tập phát với thiết bị đo kiểm được mô tả tại 2.6.4.2.a). Cấu hình sao cho trạm gốc chỉ phát kênh hoa tiêu phân tập phát và thực hiện các bước 5 đến 6.

  5. Khởi động thiết bị đo kiểm với tín hiệu chuẩn thời gian của hệ thống lấy từ trạm gốc.

  6. Đo hệ số chất lượng dạng sóng.

c) Yêu cầu tối thiểu

Hệ số tương quan chéo thông thường, r, phải lớn hơn 0,912 (công suất không tăng quá 0,4 dB).


2.2.3. Các yêu cầu về công suất ra cao tần


2.2.3.1. Công suất tổng cộng

a) Định nghĩa

Công suất tổng cộng là công suất trung bình đưa tới tải có điện trở tương đương với trở kháng tải danh định của phần phát.

b) Phương pháp đo



  1. Nối thiết bị đo công suất với cổng đầu ra RF của trạm gốc.

  2. Tại mỗi băng tần hoạt động của trạm gốc, cho trạm gốc hoạt động tại băng tần đó và thực hiện các bước từ 3 và 4.

  3. Đặt trạm gốc phát tín hiệu đã được điều chế cùng với tổ hợp của kênh hoa tiêu, kênh đồng bộ, kênh nhắn tin và kênh lưu lượng như trong 2.6.5.2.

  4. Đo công suất trung bình tại đầu ra RF.

c) Yêu cầu tối thiểu

Công suất tổng cộng phải nằm trong khoảng +2 dB và -4 dB mức công suất biểu kiến của nhà sản xuất qui định cho thiết bị trong các điều kiện môi trường như mô tả ở 2.3.



2.2.3.2. Công suất kênh hoa tiêu

a) Định nghĩa

Tỷ lệ giữa công suất kênh hoa tiêu so với công suất tổng cộng là phần công suất trên kênh hoa tiêu chia cho công suất tổng cộng, được thể hiện bằng dB. Máy phân tích công suất theo mã được sử dụng để xác định tỷ lệ công suất kênh hoa tiêu với công suất tổng cộng. Thiết bị này được qui định trong 2.6.4.2.b).

b) Phương pháp đo



  1. Nối cổng đầu ra RF của trạm gốc với máy phân tích công suất theo mã có sử dụng bộ suy hao hoặc bộ ghép nối định hướng nếu cần thiết.

  2. Tại mỗi băng tần hoạt động của trạm gốc, cho trạm gốc hoạt động tại băng tần đó và thực hiện các bước từ 3 và 4.

  3. Cấu hình để trạm gốc phát tín hiệu đã được điều chế cùng với tổ hợp của kênh hoa tiêu, kênh đồng bộ, kênh nhắn tin và kênh lưu lượng như trong 2.6.5.2.

  4. Đo tỷ lệ công suất kênh hoa tiêu với công suất tổng cộng.

c) Yêu cầu tối thiểu 

Tỷ lệ công suất kênh hoa tiêu với công suất tổng cộng phải nằm trong khoảng  0,5 dB giá trị cài đặt.



2.2.3.3. Công suất kênh mã

a) Định nghĩa

Công suất kênh mã là công suất từng kênh mã của kênh CDMA. Định thời CDMA được sử dụng trong phép đo công suất kênh mã được lấy từ kênh hoa tiêu và được sử dụng như là định thời cho việc giải điều chế của tất cả các kênh mã khác. Phép đo này xác định tính trực giao được duy trì giữa các kênh mã. Khi chức năng phát phân tập được kích hoạt, phép đo này cũng xác định tính đồng bộ về thời gian được duy trì.

b) Phương pháp đo



  1. Thiết lập trạm gốc hoạt động trong băng tần như Hình 6 và 7.

  2. Đối với mỗi băng tần làm việc của trạm gốc, cấu hình trạm gốc hoạt động ở dải tần đó và thực hiện các bước từ 3 đến 8.

  3. Nếu trạm gốc hỗ trợ giải điều chế của cấu hình vô tuyến 1 hoặc 2, thiết lập cuộc gọi ở phép đo kênh cơ sở chế độ 1 và thực hiện bước 6 đến 8.

  4. Nếu trạm gốc hỗ trợ giải điều chế của cấu hình vô tuyến 3 hoặc 4, thiết lập cuộc gọi ở phép đo kênh cơ sở chế độ 3 hoặc phép đo kênh điều khiển dùng riêng chế độ 3 và thực hiện bước 6 đến 8.

  5. Nếu trạm gốc hỗ trợ giải điều chế của cấu hình vô tuyến 5 hoặc 6, thiết lập cuộc gọi ở phép đo kênh cơ sở chế độ 7 hoặc phép đo kênh điều khiển dùng riêng chế độ 7 và thực hiện bước 6 đến 8.

  6. Đặt trạm gốc phát ở mức công suất tối đa của nhà sản xuất.

  7. Đo công suất trạm gốc tại cổng đầu ra RF bằng máy phân tích công suất theo mã miêu tả trong 2.6.4.2.b) trong điều kiện tắt chế độ phát phân tập.

  8. Nếu trạm gốc hỗ trợ phát phân tập cho cấu hình vô tuyến cần đo, đo công suất trạm gốc tại cổng đầu ra RF bằng máy phân tích công suất theo mã mô tả trong 2.6.4.2.b) trong điều kiện bật chế độ phát phân tập.

  9. Sử dụng 2 đoạn cáp có độ trễ bằng nhau để nối 2 cổng ăng ten với bộ cộng như trong Hình 7.

c) Yêu cầu tối thiểu

Khi hoạt động ở phép đo kênh cơ sở chế độ 1, công suất kênh mã trong mỗi kênh Wn64 không hoạt động phải nhỏ hơn hoặc bằng 27 dB so với công suất ra


tổng cộng.

Khi hoạt động ở phép đo kênh cơ sở chế độ 3 hoặc phép đo kênh điều khiển dùng riêng chế độ 3, công suất kênh mã trong mỗi kênh Wn128 không hoạt động phải nhỏ hơn hoặc bằng 30 dB so với công suất ra tổng cộng.

Khi hoạt động ở phép đo kênh cơ sở chế độ 7 hoặc phép đo kênh điều khiển dùng riêng chế độ 7, công suất kênh mã trong mỗi kênh Wn256 không hoạt động phải nhỏ hơn hoặc bằng 33 dB so với công suất ra tổng cộng.

2.2.4. Các giới hạn các phát xạ


2.2.4.1. Các phát xạ giả dẫn

a) Định nghĩa

Các phát xạ giả dẫn là các phát xạ tại các tần số nằm ngoài kênh CDMA được ấn định, chúng được đo tại cổng RF của trạm gốc.

b) Phương pháp đo



  1. Nối một máy phân tích phổ (hoặc một thiết bị đo kiểm phù hợp) với cổng đầu ra RF của trạm gốc, trường hợp cần thiết có thể sử dụng một bộ suy hao hoặc một bộ ghép nối định hướng.

  2. Thiết lập trạm gốc hoạt động tại băng tần cần đo và thực hiện các bước từ 3 đến 11.

  3. Cho trạm gốc phát một sóng mang đơn và thực hiện các bước từ 4 đến 6.

  4. Cho trạm gốc phát một tín hiệu đã được điều chế với một tổ hợp các kênh lưu lượng, kênh nhắn tin, kênh đồng bộ và kênh hoa tiêu. Công suất tổng tại cổng đầu ra RF phải là công suất cực đại được nhà sản xuất chỉ ra.

  5. Đo mức công suất của tần số sóng mang.

  6. Đo các mức phát xạ giả.

  7. Nếu trạm gốc phát hai sóng mang trên cùng một cổng đầu ra RF đơn với khoảng cách sóng mang là 1,23 MHz (với dải tần 800 MHz) hoặc 1,25 MHz (với tất cả các dải tần khác), cho trạm gốc phát hai sóng mang liền kề và thực hiện các bước 10 và 11.

  8. Nếu trạm gốc phát hai sóng mang trên cùng một cổng đầu ra RF đơn với khoảng cách sóng mang lớn hơn 1,23 MHz (với dải tần 800 MHz) hoặc 1,25 MHz (với tất cả các dải tần khác), cho trạm gốc phát hai sóng mang không liền kề và thực hiện các bước 10 và 11.

  9. Nếu trạm gốc phát ba sóng mang hoặc nhiều hơn trên cùng một cổng đầu ra RF đơn, cho trạm gốc phát tất cả các sóng mang với khoảng cách sóng mang nhỏ nhất được chỉ ra bởi nhà sản xuất và thực hiện các bước 10 và 11.

  10. Cho trạm gốc phát đa tín hiệu đã được điều chế với một tổ hợp các kênh lưu lượng, kênh nhắn tin, kênh đồng bộ và kênh hoa tiêu. Công suất tổng tại cổng đầu ra RF phải là công suất cực đại được nhà sản xuất chỉ ra cho cấu hình đa sóng mang trong phép đo kiểm.

  11. Đo các mức phát xạ giả.

c) Yêu cầu tối thiểu

Các phát xạ giả phải nhỏ hơn tất cả các giới hạn được chỉ ra trong bảng dưới đây:


Bảng 4 - Giới hạn phát xạ giả của máy phát trong các dải tần 800 và 450 MHz

Phạm vi |f|

Áp dụng cho đa sóng mang

Giới hạn phát xạ

750 kHz đến 1,98 MHz

Không

-45 dBc / 30 kHz

1,98 MHz đến 4,00 MHz

Không

-60 dBc / 30 kHz; Pra ≥ 33 dBm

-27 dBm / 30 kHz; 28 dBm ≤ Pra < 33 dBm

-55 dBc / 30 kHz; Pra < 28 dBm


> 4,00 MHz (ITU loại A)



-13 dBm / 1 kHz; 9 kHz < f < 150 kHz

-13 dBm / 10 kHz; 150 kHz < f < 30 MHz

-13 dBm / 100 kHz; 30 MHz < f < 1 GHz

-13 dBm / 1 MHz; 1 GHz < f < 5 GHz



> 4,00 MHz (ITU loại B)



-36 dBm / 1 kHz; 9 kHz < f < 150 kHz

-36 dBm / 10 kHz; 150 kHz < f < 30 MHz

-36 dBm / 100 kHz; 30 MHz < f < 1 GHz

-30 dBm / 1 MHz; 1 GHz < f < 12,5 GHz



CHÚ THÍCH: Mọi tần số trong độ rộng băng tần đo phải tuân theo các giới hạn |f| trong đó f = tần số trung tâm - tần số gần với tần số biên đo hơn (f). Việc tuân thủ giới hạn -35 dBm/6,25 kHz được dựa trên việc sử dụng thiết bị đo, thiết lập băng thông phân giải được điều chỉnh để chỉ ra phổ công suất trong đoạn 6,25 kHz. Đối với đo kiểm đa sóng mang, f được định nghĩa là dương khi f = tần số trung tâm của sóng mang có tần số cao nhất - tần số gần với tần số biên đo hơn (f) và f được định nghĩa là âm khi f = tần số trung tâm của sóng mang có tần số thấp nhất - tần số gần với biên đo hơn (f).

Bảng 5 - Giới hạn phát xạ giả của máy phát trong các dải tần 2 GHz

Phạm vi |f|

Áp dụng cho
đa sóng mang


Giới hạn phát xạ

885 kHz đến 1,25 MHz

Không

-45 dBc / 30 kHz

1,25 đến 1,98 MHz

Không

Chặt chẽ hơn mức dưới đây

-45 dBc / 30 kHz hoặc -9 dBm / 30 kHz



1,25 đến 2,25 MHz



-9 dBm / 30 kHz

1,25 đến 1,45 MHz

(Dải 2 GHz)





-13 dBm / 30 kHz

1,45 đến 2,25 MHz

(Dải 2 GHz)





-[13 + 17(f – 1,45 MHz)] dBm / 30 kHz

1,98 đến 2,25 MHz

Không

-55 dBc / 30 kHz; Pra 33 dBm

-22 dBm / 30 kHz; 28 dBm  Pra 33 dBm

-50 dBc / 30 kHz; Pra 28 dBm


2,25 đến 4,00 MHz



-13 dBm / 1 MHz

> 4,00 MHz (ITU loại A)



-13 dBm / 1 kHz; 9 kHz < f < 150 kHz

-13 dBm / 10 kHz; 150 kHz < f < 30 MHz

-13 dBm / 100 kHz; 30 MHz < f < 1 GHz

-13 dBm / 1 MHz; 1 GHz < f < 5 GHz



> 4,00 MHz (ITU loại B)



-36 dBm / 1 kHz; 9 kHz < f < 150 kHz

-36 dBm / 10 kHz; 150 kHz < f < 30 MHz

-36 dBm / 100 kHz; 30 MHz < f < 1 GHz

-30 dBm / 1 MHz; 1 GHz < f < 12,5 GHz



CHÚ THÍCH: Mọi tần số trong độ rộng băng tần đo phải tuân theo các giới hạn |f| trong đó f = tần số trung tâm - tần số gần với tần số biên đo hơn (f). Yêu cầu -9 dBm dựa trên CFR 47 phần 24 với chỉ tiêu -13 dBm/12,5 kHz. Đối với đo kiểm đa sóng mang, f được định nghĩa là dương khi f = tần số trung tâm của sóng mang có tần số cao nhất - tần số gần với tần số biên đo hơn (f) và f được định nghĩa là âm khi f = tần số trung tâm của sóng mang có tần số thấp nhất - tần số gần với biên đo hơn (f).

Bảng 6 - Các giới hạn bổ sung đối với các phát xạ

Tần số đo

(MHz)

Áp dụng
cho đa sóng mang


Giới hạn phát xạ

Khi vùng phủ sóng có chồng lấn với

1893,5 - 1919,6

Không

-41 dBm / 300 kHz

PHS

876 - 915

Không

-98 dBm / 100 kHz (cùng vị trí)

GSM 900

921 - 960



-57 dBm / 100 kHz

GSM 900

1710 - 1785

Không

-41 dBm / 300 kHz (cùng vị trí)

DCS 1800

1805 - 1880



-47 dBm / 100 kHz

DCS 1800

1900 - 1920 và 2010 - 2025

Không

-86 dBm / 1 MHz (cùng vị trí)

UTRA-TDD

1900 - 1920 và 2010 - 2025



-52 dBm / 1 MHz

UTRA-TDD

1920 - 1980

Không

-86 dBm / 1 MHz (cùng vị trí)

Luôn luôn

2.2.4.2. Các phát xạ giả bức xạ

Mức công suất phát xạ giả bức xạ tối đa cho phép được quy định trong bảng sau:


Bảng 7 - Giá trị suy hao và mức công suất trung bình tuyệt đối
dùng để tính mức công suất phát xạ giả cực đại cho phép


Băng tần số (tính tần số hạn dưới, không tính tần số hạn trên)

Đối với mọi thành phần phát xạ giả, mức suy hao (giữa công suất trung bình trong độ rộng băng tần cần thiết so với công suất trung bình của thành phần phát xạ giả) phải có giá trị ít nhất bằng với giá trị dưới dây và mức công suất trung bình tuyệt đối không vượt quá giá trị dưới đây

235 MHz tới 960 MHz

Công suất trung bình trên 25W

Công suất trung bình 25 W hoặc nhỏ hơn


60 dB

20 mW


40 dB

25 µW


960 MHz tới 17,7 GHz

Công suất trung bình trên 10 W

Công suất trung bình 10 W hoặc nhỏ hơn


50 dB

100 mW


100 µW

2.2.4.3. Xuyên điều chế trong máy phát tại trạm gốc

a) Định nghĩa

Xuyên điều chế trong máy phát tại trạm gốc xảy ra khi có một nguồn tín hiệu ngoài tại đầu nối ăng ten của trạm gốc. Phép đo này xác nhận chỉ tiêu phát xạ giả dẫn vẫn được tuân thủ khi có mặt của nguồn gây nhiễu.

b) Phương pháp đo



  1. Nối một máy phân tích phổ (hoặc một thiết bị đo kiểm phù hợp) và một trạm gốc khác với cổng đầu ra RF của trạm gốc, trường hợp cần thiết có thể sử dụng các bộ suy hao hoặc các bộ ghép nối định hướng như Hình 8.

  2. Tại mỗi băng tần hoạt động của trạm gốc, cho trạm gốc hoạt động tại băng tần đó và thực hiện từ bước 3 đến bước 6.

  3. Đặt trạm gốc cần đo kiểm phát một tín hiệu đã được điều chế cùng với một sự kết hợp các kênh lưu lượng, kênh nhắn tin, kênh đồng bộ và kênh hoa tiêu. Công suất tổng tại cổng đầu ra RF phải là công suất cực đại được nhà sản xuất chỉ ra.

  4. Đặt trạm gốc thứ hai phát một tín hiệu đã được điều chế cùng với sự kết hợp các kênh lưu lượng, kênh nhắn tin, kênh đồng bộ và kênh hoa tiêu có công suất tổng nhỏ hơn 30 dB công suất của trạm gốc khác với một độ lệch tần là 1,25 MHz giữa trung tâm của các tần số trung tâm CDMA.

  5. Đo mức công suất tại tần số sóng mang.

  6. Đo mức phát xạ giả tại ảnh của nguồn tín hiệu phát của trạm gốc và nguồn gây nhiễu. Tần số trung tâm của ảnh được xác định bằng hai lần tần số trung tâm của trạm gốc cần đo kiểm trừ đi tần số trung tâm của trạm gốc thứ hai. Độ rộng băng thông của ảnh bằng với độ rộng băng thông của cấu hình vô tuyến bị ảnh hưởng.

c) Yêu cầu tối thiểu

Trạm gốc phải đáp ứng được các yêu cầu phát xạ giả dẫn trong 2.2.4.1.



2.2.4.4. Băng tần chiếm dụng

Phép đo thử này chỉ dùng cho dải tần 2 GHz.

a) Định nghĩa

Sự chiếm dụng băng tần được định nghĩa là khoảng tần số mà ngoài khoảng tần số đó (ngoài các giới hạn trên và dưới) thì công suất phát xạ trung bình là 0,5% tổng công suất của một sóng mang đã điều chế bức xạ ra.

b) Phương pháp đo


  1. Nối máy phân tích phổ (hoặc thiết bị đo phù hợp khác) với đầu ra cao tần RF của trạm gốc có sử dụng bộ suy hao.

  2. Thiết lập trạm gốc phát một tín hiệu đã điều chế bởi tổ hợp các tín hiệu các kênh hoa tiêu, đồng bộ, nhắn tin và lưu lượng. Tổng công suất tại đầu ra RF phải bằng công suất danh định do nhà sản xuất đưa ra.

  3. Đặt băng tần phân tích của máy phân tích phổ là 30 kHz. Độ chiếm dụng băng tần được tính toán nhờ một máy tính bên trong hoặc bên ngoài bằng cách tổng tất cả các mẫu lưu dưới dạng "công suất tổng".

c) Yêu cầu tối thiểu

Băng tần chiếm dụng không vượt quá 1,48 MHz.




tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương