HÀ NỘI 2010 Mục lục quy đỊnh chung 6


Các điều kiện tiêu chuẩn cho thử nghiệm



tải về 0.49 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.49 Mb.
#20194
1   2   3   4   5   6

2.6. Các điều kiện tiêu chuẩn cho thử nghiệm

2.6.1. Thiết bị mẫu chuẩn


2.6.1.1. Thiết bị cơ bản

Thiết bị phải được lắp rắp và bất cứ sự điều chỉnh cần thiết nào phải được thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với chế độ hoạt động yêu cầu. Khi có các chế độ thay thế, thiết bị phải được lắp ráp và điều chỉnh theo các hướng dẫn phù hợp. Tập hợp đầy đủ các phép đo phải được thực hiện đối với từng chế độ hoạt động.



2.6.1.2. Các phụ kiện kèm theo

Trong quá trình đo kiểm, thiết bị trạm gốc có thể bao gồm cả phụ kiện kèm theo nếu các phụ kiện này thường được dùng trong quá trình hoạt động của thiết bị thử. Các phụ kiện kèm theo có thể bao gồm nguồn cung cấp, vỏ máy, các bộ ghép ăng ten, các bộ ghép nhiều đầu của máy thu...


2.6.2. Điều kiện môi trường thử nghiệm chuẩn


Các phép đo trong điều kiện môi trường chuẩn sẽ phải được thực hiện trong tổ hợp của các điều kiện sau:

- Nhiệt độ: +150C đến +350C;

- Độ ẩm tương đối: 45% đến 75%;

- Áp suất không khí: 860 mbar đến 1060 mbar.

Nếu muốn, các kết quả đo có thể được hiệu chỉnh bằng cách tính toán về các nhiệt độ đối chiếu chuẩn ở 250C và áp suất đối chiếu chuẩn ở 1013 mbar.

2.6.3. Điều kiện chuẩn về nguồn sơ cấp


2.6.3.1. Những điều kiện chung

Những điện áp chuẩn sử dụng trong phép thử phải là những điện áp đã được các nhà sản xuất chỉ rõ như các giá trị cực đại, thông thường và cực tiểu. Điện áp không được vượt quá 2% so với giá trị điện áp chuẩn trong loạt phép đo tiến hành trên cùng thiết bị.



2.6.3.2. Điện áp một chiều chuẩn được cấp từ ắc qui nạp

Điện áp một chiều chuẩn (hay danh định) do nhà sản xuất chỉ ra phải ngang bằng với điện áp chuẩn của bộ ắc qui được dùng. Điện áp này được tính bằng cách nhân giá trị điện áp của một pin với số lượng pin của bộ ắc qui trừ đi giá trị suy hao trung bình trên cáp nguồn do nhà sản xuất xác định như là giá trị danh định (hoặc tương ứng) trong điều kiện lắp đặt quy định trước. Do ắc qui nạp có thể ở hoặc không ở chế độ nạp điện và thực tế có thể đang ở chế độ phóng điện khi thiết bị hoạt động, nhà sản xuất phải thực hiện phép thử thiết bị ở điện áp cao hoặc thấp định trước so với điện áp chuẩn. Điện áp thử phải không lệch quá 2% so với các giá trị điện áp chuẩn trong loạt phép thử tiến hành trên cùng một thiết bị.



2.6.3.3. Điện áp và tần số của nguồn xoay chiều chuẩn

Đối với các thiết bị hoạt động bằng nguồn xoay chiều, điện áp đo thử xoay chiều chuẩn phải bằng với điện áp danh định được nhà sản xuất chỉ ra. Nếu thiết bị được cung cấp bằng nhiều nguồn vào khác nhau, thì phải sử dụng nguồn danh định đã được chỉ định. Tần số đo thử chuẩn và điện áp đo thử phải không được lệch khỏi giá trị danh định quá 2%.

Thiết bị phải hoạt động mà không suy giảm chất lượng với điện áp vào biến động tới 10%, và phải duy trì độ ổn định tần số máy phát khi điện áp vào biến động tới 15%. Dải tần số của nguồn mà thiết bị hoạt động phải được nhà sản xuất chỉ rõ.

2.6.4. Thiết bị kiểm tra chuẩn


2.6.4.1. Thiết bị mô phỏng kênh

Thiết bị mô phỏng kênh phải hỗ trợ các thông số kênh như sau:



  • Tất cả các đường truyền suy giảm độc lập với nhau.

  • Mô hình suy giảm là Rayleigh. Hàm phân bố xác xuất của công suất của mức công suất tín hiệu P, F(P), là:

Trong đó P là mức công suất tín hiệu và Pave là mức công suất trung bình.



  • Tỷ lệ xuyên mức L(P):

Trong đó fd là độ lệch tần số Doppler do tốc độ của xe mô phỏng và được tính như sau:



Trong đó fc là tần số sóng mang, v là tốc độ của di chuyển của xe và c là tốc độ ánh sáng trong chân không.



  • Mật độ phổ công suất S(f):



  • Hệ số tự tương quan của sự liên tục về pha đối với sự không gián đoạn của 2, (t) là:

Trong đó J0() là hàm Bessel bậc 0 của thứ hạng đầu tiên.

Hệ số tự tương quan này được chỉ ra trong Hình 1.



Hình 1 - Hệ số tự tương quan của pha
Các điều kiện chuẩn và dung sai sau đây của các thông số kênh phải được thiết bị mô phỏng kênh hỗ trợ:


  • Tốc độ của xe v, như chỉ ra trong Bảng 9.

Độ lệch tần Doppler phải là 5%

  • Hàm phân bố công suất F(P):

  1. Dung sai phải nằm trong phạm vi 1 dB của giá trị tính toán, đối với các mức công suất từ trên 10 dB đến dưới 20 dB so với mức công suất trung bình.

  2. Dung sai phải nằm trong phạm vi 5 dB của giá trị tính toán, đối với các mức công suất từ dưới 20 dB đến dưới 30 dB so với mức công suất trung bình.

  • Tỉ lệ xuyên mức:

Dung sai phải nằm trong phạm vi 10 dB của giá trị tính toán, đối với các mức công suất từ trên 3 dB đến dưới 30 dB so với mức công suất trung bình.

  • Mật độ phổ công suất đo được, S(f), xung quanh sóng mang fc:

    1. Tại độ lệch tần số |f - fc| = fd,, mật độ phổ công suất tối đa S(f) phải lớn hơn S(fc) ít nhất là 6 dB.

    2. Đối với độ lệch tần số |f - fc| > 2fd, mật độ phổ công suất tối đa S(f) phải nhỏ hơn S(fc) ít nhất là 30 dB.

      • Tần số mô phỏng Doppler, fd, phải được tính toán từ giá trị S(f) đo được:



      • Hệ số tự tương quan của sự liên tục về pha đối với sự không gián đoạn của 2 đo được, (t) là:

        1. Tại độ trễ 0,05/fd, (t) phải là 0,8  0,1.

        2. Tại độ trễ 0,15/fd, (t) phải là 0,5  0,1.

Thiết bị mô phỏng kênh phải hỗ trợ tất cả các cấu hình được chỉ ra trong Bảng 9.
Bảng 9 - Cấu hình của thiết bị mô phỏng kênh

Cấu hình thiết bị mô phỏng kênh

1

2

3

4

Tốc độ xe (km/h)

3

8

30

100

Số đường truyền

1

2

1

3

Công suất đường truyền 2 (dB)

(So sánh với đường truyền 1)



N/A

0

N/A

0

Công suất đường truyền 3 (dB)

(So sánh với đường truyền 1)



N/A

N/A

N/A

-3

Trễ từ đường truyền 1 tới đầu vào (s)

0

0

0

0

Trễ từ đường truyền 2 tới đầu vào (s)

N/A

2,0

N/A

2,0

Trễ từ đường truyền 3 tới đầu vào (s)

N/A

N/A

N/A

14,5

2.6.4.2. Thiết bị đo chất lượng của dạng sóng

a) Đồng hồ đo Rho

Thiết bị có khả năng thực hiện đo các tham số liên quan đến dạng sóng được sử dụng để đo độ lệch tần số đường lên, độ lệch thời gian của hoa tiêu và khả năng tương thích của dạng sóng.

Có thể dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để đo. Thiết bị được sử dụng phải đưa ra kết quả tương ứng với kết quả của phép đo bằng thiết bị có sử dụng các thuật toán sau:

Tín hiệu của phần phát lí tưởng được cho theo công thức:

Trong đó:

c là tần số góc danh định của sóng mang của tín hiệu

Re(s) biểu diễn phần thực của số phức s

Ri(t) là đường bao phức của kênh mã thứ i lý tưởng, được tính bởi công thức:

Trong đó:

ai là biên độ của kênh mã thứ i.

g(t) là đáp ứng xung đơn vị của bộ lọc phát và bộ cân bằng pha ghép nối nhau được mô tả trong 3.1.3.1.14 của 3GPP2 C.S0002-A-1.

i,k là pha của chip thứ k đối với kênh mã thứ i tại thời điểm rời rạc tk = k.Tc.

Độ chính xác điều chế là khả năng của phần phát để tạo ra tín hiệu lý tưởng s(t).

Tín hiệu phát thực tế có dạng:

Trong đó:

bi là biên độ của tín hiệu phát thực tế so với tín hiệu lý tưởng của kênh mã thứ i;

i là độ lệch thời gian của tín hiệu phát thực tế so với thời gian của tín hiệu lý tưởng của kênh mã thứ i;

 là độ lệch tần số góc của tín hiệu;

i là độ lệch pha của tín hiệu phát thực tế so với tín hiệu lý tưởng của kênh mã thứ i, và

Ei(t) là đường bao phức của lỗi của tín hiệu phát thực tế so với tín hiệu lý tưởng của kênh mã thứ i.

Độ lệch tần số góc được tính  = 2f và độ lệch thời gian 0 của pilot phải đạt được độ chính xác như chỉ ra ở Bảng 10. Các giá trị được sử dụng để tính bù x(t), bằng cách đưa ra một hệ số hiệu chỉnh thời gian và hệ số nhân phức để tạo ra y(t), một kiểu bù của x(t):



Độ lệch tần số góc được đổi ra độ lệch tần đo bằng Hz:



Tín hiệu đã được bù, y(t), sẽ được đưa qua một bộ lọc bổ sung để loại bỏ nhiễu giữa các ký hiệu (inter-symbol, ISI) tạo ra bởi bộ lọc phát và bởi bộ cân bằng pha tín hiệu phát so với tín hiệu đầu ra bộ lọc z(t). Đáp ứng xung tổng thể của chuỗi bộ lọc có được từ việc ghép tầng bộ lọc bổ sung với bộ lọc phát lý tưởng và bộ cân bằng phải gần thoả mãn các tiêu chuẩn Nyquist đối với ISI mức 0. Các tiêu chuẩn Nyquist phải lấy xấp xỉ mức 0 của bộ lọc ít nhất thấp hơn 50 dB so với phản hồi tức thời tại các thời điểm lấy mẫu. Dải tần tạp âm của bộ lọc bổ sung dải thấp sẽ thấp hơn 625 kHz.

Tín hiệu đầu ra đã lý tưởng hóa của bộ lọc bù là:

Trong đó:



Độ chính xác điều chế được đo bằng cách xác định phần công suất tại đầu ra bộ lọc bổ sung, z(t), có liên quan đến , tín hiệu hoa tiêu đã được bù. Đầu ra bộ lọc được lấy mẫu tại những điểm quyết định lý tưởng khi máy phát được điều chế chỉ bởi kênh hoa tiêu (kênh mã thứ 0).

Hệ số chất lượng dạng sóng  được xác định:

Ở đây zk = z[k] là mẫu thứ k của tín hiệu đầu ra bộ lọc bổ sung, và là mẫu tương ứng của tín hiệu ra lý tưởng của bộ lọc bổ sung đối với kênh hoa tiêu.

Độ chính xác điều chế được đo bằng cách sử dụng các mẫu giá trị phức k , z(tk) trong một khoảng thời gian M, tính bằng chip, của ít nhất một nhóm điều khiển công suất và một bộ hoàn chỉnh 512 chip.

Độ chính xác của thiết bị đo chất lượng dạng sóng được chỉ ra ở Bảng 10.


Bảng 10 - Độ chính xác của thiết bị đo chất lượng dạng sóng

Thông số

Ký hiệu

Độ chính xác yêu cầu

Chất lượng dạng sóng



5.10­­-4 từ 0,90 đến 1,0

Độ lệch tần số (không kể những lỗi về thời gian của thiết bị đo)

f

10 Hz

Độ lệch đồng bộ thời gian hoa tiêu

0

135 ns

b) Thiết bị đo miền mã

Xem định nghĩa các tham số của tín hiệu ở mục a). Thiết bị đo miền mã đánh giá các đại lượng sau:



  • Hệ số công suất miền mã Walsh 0, 1,... , L-1 (xem định nghĩa ở dưới).

  • Độ lệch thời gian miền mã Walsh so với hoa tiêu i, với:

i = i - 0

  • Độ lệch pha miền mã Walsh so với hoa tiêu i, với:

i = i - 0

  • Độ lệch tần số:

f = fc - f0

Công suất miền mã được định nghĩa là phần công suất trong z(tk) có liên quan đến mỗi Ri(tk) khi máy phát đang được điều chế theo một dãy ký hiệu mã đã biết. Tín hiệu thực tế được bù độ lệch tần số góc , độ lệch đồng bộ với hoa tiêu 0 và pha của hoa tiêu 0.

Các hệ số công suất miền mã i được định nghĩa như sau:

i = 0, 1, 2, ..., L - 1

Trong đó:

Zk được xác định trong 2.6.4.2.a),

L là độ dài hàm Walsh cực đại,



là mẫu thứ k của tín hiệu đầu ra lý tưởng của bộ lọc bổ sung đối với kênh mã thứ i và N là quãng thời gian đo tính theo đơn vị độ dài Walsh dài nhất, độ dài này tối thiểu phải là một nhóm điều khiển công suất và một bộ hoàn chỉnh 512 chip.

Độ lệch thời gian miền mã i và các độ lệch pha i phải được xác định bằng cách tạo ra tín hiệu tham chiếu:



và tìm các giá trị ước tính để cực tiểu hóa tổng lỗi bình phương:



Trong đó:

Zk = z(tk) là đầu ra của bộ lọc bổ sung tại thời điểm lấy mẫu thứ k.

Độ chính xác của thiết bị đo miền mã được cho trong Bảng 11 đối với kiểu kiểm tra trạm gốc danh định (xem 2.6.5.2).




Bảng 11 - Độ chính xác của thiết bị đo miền mã

Thông số

Ký hiệu

Độ chính xác yêu cầu

Hệ số công suất miền mã

i

5.10-4 từ 5.10-4đến 1,0

Độ lệch tần số (không kể những lỗi về thời gian của thiết bị đo)

f

10 Hz

Độ lệch về thời gian miền mã so với hoa tiêu

i

10 ns

Độ lệch pha miền mã so với hoa tiêu

i

0,01 radian

2.6.4.3. Thiết bị di động mô phỏng

Thiết bị di động mô phỏng phải phù hợp với 3GPP2 C.S0002-A-1 và C.S0011-A. Thiết bị di động mô phỏng phải hỗ trợ dịch vụ tùy chọn 2, 9 và 55 của 3GPP2 C.S0013-A và dịch vụ tùy chọn 32 của 3GPP2 C.S0026 và có thể hỗ trợ dịch vụ tùy chọn 54 của 3GPP2 C.S0025.

Có thể ngắt điều khiển công suất mạch vòng kín đường xuống trong thiết bị di động mô phỏng. Việc này bao gồm các lệnh điều khiển công suất mạch vòng kín đường xuống gửi trên phân kênh điều khiển công suất đường lên và trên kênh điều khiển công suất chung. Khi ngắt điều khiển công suất mạch vòng kín, có thể đặt công suất phát của thiết bị di động mô phỏng ở bất kỳ mức cố định nào với độ phân giải 0,1 dB trên toàn dải động.

Thiết bị di động mô phỏng phải có một chương trình kiểm tra điều khiển công suất. Chức năng của chương trình này là quay vòng công suất phát. Sự chuyển đổi công suất ra phải tương ứng với những đường nhóm điều khiển công suất như định nghĩa ở 6.1 của 3GPP2 C.S0002-A-1. Thiết bị còn phải đảm bảo tín hiệu chuẩn đồng bộ tương ứng với sự luân phiên công suất và có thể phải đảm bảo giá trị của của các bit điều khiển công suất thu được trên đường lên. Khoảng thời gian từ giữa hai mức công suất cao và thấp ít nhất phải là 5 ms (4 nhóm điều khiển công suất).

Khi đo thử các cấu hình vô tuyến từ 3 đến 6 (2.1.2 và 2.1.3), thiết bị di động mô phỏng phải sử dụng các giá trị ở Bảng độ lợi tượng trưng kênh chung hướng xuống danh định và Bảng độ lợi tượng trưng danh định đường xuống, được chỉ ra tương ứng trong 2.1.2.3.3.1 và 2.4.2.3.3.2 của 3GPP2 C.S0002-A-1.

2.6.4.4. Bộ tạo AWGN

Bộ tạo AWGN phải đáp ứng các yêu cầu về tính năng tối thiểu như sau:



      • Dải thông tối thiểu 1,8 MHz đối với tốc độ trải phổ 1.

      • Dải tần số: 824 MHz đến 894 MHz; 411 MHz đến 484 MHz; 1920 đến 1980 MHz.

      • Độ phân giải tần số: 1 kHz.

      • Độ chính xác tín hiệu đầu ra: 2 dB đối với những mức ra  -80 dB.

      • Độ ổn định tín hiệu đầu ra: 0,1 dB.

      • Dải tín hiệu đầu ra: -20 đến -95 dBm.

      • Độ đồng đều về hệ số khuếch đại: 1,0 dB trên dải thông tối thiểu.

      • Các bộ tạo AWGN phải không tương quan đến nhau và đến tín hiệu phát lý tưởng.

2.6.4.5. Bộ tạo CW

  • Dải tần số đầu ra: có khả năng điều chỉnh trên toàn dải tần số sử dụng đối với lớp dải tần đang kiểm tra.

  • Độ chính xác tần số: 1ppm.

  • Độ phân giải tần số: 100 Hz.

  • Dải mức ra: -50 dBm đến -10 dBm và tắt.

  • Độ chính xác mức ra: 1,0 dB.

  • Độ phân giải mức ra: 0,1 dB.

  • Tạp âm pha đầu ra tại mức công suất -20 dBm:

-149 dBc/Hz tại tần số 1 GHz khi đo ở độ lệch 285 kHz (băng 400 và 800 MHz)

-144 dBc/Hz tại tần số 2 GHz khi đo ở độ lệch 655 kHz (băng 2 GHz).



2.6.4.6. Máy phân tích phổ

Máy phân tích phổ phải đảm bảo những tính năng sau:



  • Đo miền tần số với mục đích chung.

  • Đo công suất kênh tích hợp (mật độ phổ công suất ở 1,23 MHz)

Máy phân tích phổ phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

  • Dải tần số: Có khả năng điều chỉnh trên toàn dải tần số sử dụng.

  • Độ phân giải tần số 1 kHz.

  • Độ chính xác tần số: 0,2 ppm.

  • Dải động hiển thị: 70 dB

  • Độ trung thực thang đo logarit: 1 dB trên dải động hiển thị trên.

  • Phạm vi đo biên độ đối với những tín hiệu từ 10 MHz đến 2,6 GHz đối với các băng tần 800 MHz, 450 MHz, hoặc 6 GHz đối với băng tần 2 GHz:

Công suất đo ở độ rộng băng phân giải 30 kHz: -90 đến +20 dBm

Công suất kênh ở độ tích hợp 1,23 MHz: -70 đến +47 dBm.

CHÚ THÍCH: Tải đầu ra RF tiêu chuẩn mô tả trong 2.6.4.8 có thể được sử dụng để đáp ứng điểm công suất cao của các phép đo này.


  • Độ chính xác biên độ tuyệt đối ở các dải tần thu và phát CDMA đối với các phép đo công suất kênh tích hợp 1,23 MHz:

1 dB trên dải -40 dBm đến +20 dBm

1,3 dB trên dải -70 dBm đến +20 dBm.



  • Độ bằng phẳng tương đối: 1,5 dB trên dải tần số 10 MHz đến hoặc 2,6 GHz đối với các băng tần 800 MHz, 450 MHz, hoặc 6 GHz đối với băng tần 2 GHz.

  • Bộ lọc dải thông phân giải: điều chỉnh đồng bộ hoặc Gaussian (tối thiểu 3 cực) với sự lựa chọn dải thông ở mức 3 dB của 1 MHz, 300 kHz, 100 kHz và 30 kHz.

  • Bộ lọc tín hiệu video tách sóng sau: có khả năng chọn lọc ở các bước 10 Hz từ 100 Hz đến ít nhất 1 MHz.

  • Các phương thức tách sóng: Có thể lựa chọn tách sóng theo đỉnh hoặc theo mẫu.

  • Trở kháng đầu vào RF: danh định là 50 .

2.6.4.7. Đồng hồ đo công suất trung bình

Đồng hồ đo công suất phải đảm bảo có các tính năng sau:



  • Đo công suất trung bình.

  • Tách sóng RMS đúng đối với cả hai tín hiệu hình sin và không hình sin.

  • Công suất tuyệt đối ở các đơn vị đo tuyến tính (watt) và logarit (dBm).

  • Độ lệch công suất tương đối đo bằng các đơn vị dB và %.

  • Tự động đánh giá và tự động về 0.

  • Lấy giá trị trung bình nhiều lần đọc.

Đồng hồ đo công suất phải đáp ứng các yêu cầu thực hiện tối thiểu như sau:

  • Dải tần đo 10 MHz đến hoặc 1 GHz đối với các băng tần 800 MHz, 450 MHz hoặc đến 2 GHz đối với băng tần 2 GHz.

  • Dải công suất đo: -70 dBm (100 pW) đến +47 dBm (50W).

Có thể yêu cầu các bộ cảm biến khác nhau để đảm bảo một cách tối ưu dải công suất đo. Tải RF đầu ra được mô tả trong 6.4.8 có thể được sử dụng để đáp ứng điểm đo công suất cao của các phép đo này.

  • Độ chính xác công suất tuyệt đối và tương đối: 0,2 dB (5%)

Không kể các lỗi của bộ cảm biến và bất đối xứng nguồn (VSWR), lỗi về 0 (lỗi này rất đáng kể tại điểm cận dưới của giới hạn cảm biến) và lỗi tuyến tính nguồn (lỗi này rất đáng kể tại điểm cận trên của giới hạn cảm biến).

  • Độ phân giải đo công suất: Có thể lựa chọn giữa 0,1 và 0,01 dB.

  • Bộ cảm biến VSWR: 1,15:1.

2.6.4.8. Tải RF đầu ra

Đầu ra máy phát trạm gốc phải được nối đến thiết bị hoặc thiết bị di động mô phỏng bằng các phương tiện phù hợp. Các phương tiện này phải không có khả năng bức xạ và suy hao liên tục công suất ra của máy phát. Bộ cảm biến VSWR được máy phát nhận biết trên dải tần 1,23 MHz tập trung tại tần số phát danh định khi đo kiểm phải nhỏ hơn 1,1:1.

Tín hiệu máy phát trạm gốc có thể được kết cuối và lấy mẫu trên tải giả, suy hao, bộ đấu nối hoặc kết hợp các bộ phận trên.

2.6.5. Thiết lập sơ đồ chức năng đo


2.6.5.1. Sơ đồ chức năng



Hình 2 - Sơ đồ phép đo độ nhạy



Hình 3 - Sơ đồ phép đo suy giảm độ nhạy trạm gốc



Hình 4 - Sơ đồ phép đo đáp ứng giả xuyên điều chế


Hình 5 - Sơ đồ phép đo chất lượng dạng sóng


Hình 6 - Sơ đồ phép đo công suất theo mã ở chế độ phát không phân tập



Hình 7 - Sơ đồ phép đo công suất theo mã ở chế độ phát phân tập



Hình 8 - Sơ đồ phép đo nhiễu xuyên điều chế giữa các trạm gốc



Hình 9 - Sơ đồ đo độ chọn lọc kênh lân cận của trạm gốc
2.6.5.2. Các cách đo kiểm đối với trạm gốc

Đối với các phép đo thiết bị trạm gốc yêu cầu nhiều kênh mã đồng thời ở chế độ làm việc, sử dụng cấu hình đo kiểm được cho trong Bảng 12. Bảng 13 được sử dụng cho các phép đo thiết bị trạm gốc phát phân tập yêu cầu nhiều kênh mã đồng thời ở chế độ làm việc.

Nếu sử dụng một số kênh lưu lượng khác nhau, sự phân chia công suất phải theo Bảng 14, trừ khi có quy định khác.

Trong các Bảng 12, 13 và 14 hệ số công suất cho kênh lưu lượng phải bao gồm cả các bit điều khiển công suất.


Bảng 12 - Các kiểu đo kiểm trạm gốc, dùng đối với đường chính

Loại kênh

Số kênh

Hệ số công suất (lần)

Hệ số công suất (dB)

Ghi chú

Hoa tiêu đi

1

0,2000

-7,0

Kênh mã w0128

Đồng bộ

1

0,0471

-13,3

Kênh mã w3264; tỷ lệ 1/8

Nhắn tin

1

0,1882

-7,3

Kênh mã w164; chỉ đối với tốc độ cao nhất

Lưu lượng

6

0,09412

-10,3

Những ấn định kênh mã biến đổi được; chỉ đối với tốc độ cao nhất


Bảng 13 - Các kiểu đo kiểm trạm gốc, dùng đối với đường phân tập phát

Loại kênh

Số kênh

Hệ số công suất (lần)

Hệ số công suất (dB)

Ghi chú

Hoa tiêu phân tập phát

1

0,2000

-7,0

Kênh mã w16128

Thông tin

1

0,09412

-10,3

Những ấn định kênh mã biến đổi được; chỉ đối với tốc độ cao nhất


Bảng 14 - Các kiểu đo kiểm trạm gốc, dạng chung

Loại kênh

Công suất tương ứng

Hoa tiêu

0,2 tổng công suất (tính theo lần)

Đồng bộ + Nhắn tin + Lưu lượng

Phần còn lại (0,8) tổng công suất

Đồng bộ

Thấp hơn 3 dB so với kênh thông tin cơ sở; tỷ lệ 1/8

Nhắn tin

Lớn hơn 3 dB so với kênh thông tin cơ sở; chỉ đối với tốc độ cao nhất

Lưu lượng

Bằng công suất trên một kênh thông tin cơ sở; chỉ đối với tốc độ cao nhất

2.6.5.3. Các chú thích chung

Các chú thích sau đây áp dụng cho tất cả các phép đo CDMA:



    1. Trừ khi có quy định khác, cấu hình đo kiểm phải sử dụng các tham số trạm gốc danh định đã được các nhà sản xuất trạm gốc cho trước.

    2. Các trường thông báo mào đầu phải là những trường cần cho các hoạt động bình thường của thiết bị di động và trạm gốc ngoại trừ các trường hợp riêng dưới đây hoặc trong phép đo đặc biệt.

Các giá trị trường đặc biệt của Bản tin các tham số truy nhập nâng cao:

Trường

Giá trị (theo số thập phân)

NUM_MODE_SELECTION_ENTRIES

0 (chỉ có một kiểu truy nhập đã xác định)

ACCESS_MODE

0 (kiểu truy nhập cơ bản)

RLGAIN_COMMON_PILOT

0 (0 dB)

NUM_MODE_PARAM_REC

0 (chỉ có những bản ghi tham số cụ thể kiểu truy nhập cơ bản)

APPLICABLE_MODES

1 (các tham số cho kiểu truy nhập cơ bản)

EACH_NOM_PWR

0 (0 dB)

EACH_INIT_PWR

0 (0 dB)

EACH_PWR_STEP

0 (0 dB)

EACH_NUM_STEP

4 (5 lần dò cho 1 chuỗi)

EACH_ACCESS_THRESH

63 (ngắt có hiệu quả phát hiện ngưỡng hoa tiêu)

EACH_SLOT_OFFSET1

0 (không có sai lệch)

EACH_SLOT_OFFSET2

0 (không có sai lệch)

NUM_EACH_BA

1 (một kênh truy nhập nâng cao)

EACH_BA_RATES_SUPPORTED

0 (9600 bit/s, cỡ khung 20 ms)

2.6.6. Chu kỳ làm việc tiêu chuẩn


Máy phát phải có khả năng hoạt động liên tục ở công suất được coi như đầy đủ trong một chu kỳ 24 giờ. Thiết bị phải hoạt động với tất cả các tham số làm việc của máy phát và máy thu mà nó có đáp ứng trong và sau chu kỳ 24 giờ.

2.6.7. Đo tỷ lệ lỗi khung


Tỷ lệ lỗi khung được tính như sau:


FER = 1 –


Lớp vật lý cho phép các khung kênh lưu lượng đường lên ở nhiều tốc độ. Khi giải điều chế kênh cơ sở đường lên, các máy thu phải xác định cả tốc độ truyền của mỗi khung và các nội dung của nó.

Do các đặc tính kỹ thuật này, một lỗi khung kênh lưu lượng đường lên được xác định hoặc như là một lỗi xác định tốc độ hoặc lỗi nội dung. Tỷ lệ lỗi khung kênh lưu lượng đường lên chỉ được tính đối với các khung làm việc, theo công thức sau:


FERX = 1 –
Dịch vụ tùy chọn đấu vòng, dịch vụ tùy chọn Markov, dịch vụ tùy chọn số liệu kiểm tra (xem 1.3) cung cấp các phương tiện thuận lợi cho việc đo tỷ lệ lỗi gói của một tuyến với giả thiết rằng tuyến khác đang hoạt động với tỷ số Eb/N0 cao. Trong khi tiến hành các phép đo kiểm giải điều chế kênh lưu lượng đường lên của trạm gốc tín hiệu báo hiệu có thể bị ngắt, trong trường hợp đó tỷ lệ lỗi gói được xác định giống như tỷ lệ lỗi khung kênh lưu lượng đường lên.

2.6.8. Các giới hạn về độ tin cậy


Một số phép đo kiểm trong Quy chuẩn này bao gồm các giới hạn về độ tin cậy. Các yêu cầu được đưa ra dưới dạng mức độ tin cậy mà với mức độ tin cậy này tỷ lệ lỗi của thiết bị đang đo kiểm sẽ nằm dưới những giá trị cực đại xác định.

Việc đo kiểm độ tin cậy tỷ lệ lỗi một cách chuẩn mực đòi hỏi các giá trị Eb/N0 cao hơn các giá trị mong muốn. Các giá trị Eb/N0 cụ thể được chọn để cho phép các nhà sản xuất tiến hành các phép đo kiểm định kỳ đối với các mức độ tin cậy cụ thể.

Bất kỳ quy trình thống kê tin cậy nào có thể được sử dụng để thiết lập mức độ tin cậy. Các phép đo kiểm có thể hoặc là một bên hoặc hai bên. Chúng cũng có thể hoặc với độ dài cố định hoặc độ dài thay đổi. Quy trình phải thoả mãn những yêu cầu sau:


  • Phải thực hiện một thủ tục thiết lập. Thủ tục này bao gồm:

    • Chỉ tiêu kỹ thuật về độ dài đo kiểm cực đại và cực tiểu.

    • Các tiêu chí để kết thúc sớm.

  • Phải xác lập các tiêu chí mục tiêu đạt - không đạt.

  • Phải chỉ rõ các bước cần tiến hành để thực hiện lại phép đo trong trường hợp có lỗi.

Sự tương quan về lỗi giữa các phép thử, có thể xuất hiện trong các phép đo lỗi khung trong điều kiện pha đinh chậm, cần phải được tính đến. Ngoài sự biến động về thống kê trong các phép đo, các lỗi hệ thống do các sai số của thiết bị đo và việc hiệu chuẩn cần được xem xét để xác định các kết quả đo.

Một thủ tục được chấp nhận được chỉ ra dưới đây. Thực hiện các phép thử Bernoulli độc lập, trong đó kết quả của mỗi phép thử được phân loại hoặc là “lỗi” hoặc là “không lỗi”. Giới hạn tỷ lệ lỗi là lim và Mức độ tin cậy được yêu cầu là C.



  1. Chọn một độ dài đo kiểm phù hợp dưới dạng một số lượng lỗi cực đại, Kmax. Giá trị chính xác không phải là quyết định, nhưng phải đủ lớn để chắc chắn rằng các thiết bị đã kiểm tra là đạt với xác suất rất cao. Xác suất này phụ thuộc vào tỷ số tỷ lệ dự kiến /lim giữa tỷ lệ lỗi dự kiến và giới hạn tỷ lệ lỗi quy định. Các giá trị của Kmax nằm trong khoảng 30 - 100 là phù hợp với các số dự trữ trong Quy chuẩn này.

  2. Tiến hành Nmax, hoặc nhiều hơn, phép thử trong các điều kiện đo thử quy định, ở đây:

Nmax =

là phân phốinghịch đảo tương ứng với xác suất P và mức độ linh động n. Bảng 15 đưa ra các Nmax ứng với số lượng lỗi thực tế (K) với độ tin cậy C = 95% và các giá trị. Bảng 16 đưa ra các số liệu Nmax với C = 90%.



  1. Tính toán tỷ lệ lỗi theo kinh nghiệm:

N = KN/N

và tỷ số tỷ lệ lỗi N/lim theo kinh nghiệm, ở đây KN là số lỗi trong N phép thử thực tế đã thực hiện.



  1. Nếu tỷ số tỷ lệ lỗi nhỏ hơn giới hạn độ tin cậy:

N/lim

hay tương đương là:

N 

thì thiết bị đang đo kiểm là đạt; trái lại thiết bị được coi là không đạt.



  1. Nếu thiết bị đang đo kiểm bị coi là không đạt thì lặp lại bước 2-4 hai lần nữa. Nếu thiết bị đạt trong cả hai lần thử riêng biệt thì coi như thiết bị về tổng thể là đạt, nếu không thì thiết bị là không đạt.

Thủ tục này có thể được thay đổi để cho phép kết thúc sớm. Một phép đo kiểm có thể được thực hiện ở mỗi lần thử, hoặc sau một số lần thử. Bước 3 và 4 được thay đổi như sau:

3'. Sau mỗi lần thử hoặc một số lần thử, tính toán tỷ lệ lỗi theo kinh nghiệm như sau:

N = KN/N

Với KN là số lỗi tính tới phép thử thứ N hiện tại và bao gồm cả phép thử thứ N, và tính tỷ số tỷ lệ lỗi N/lim.

4'. Nếu sau lần thử N, tỷ số tỷ lệ lỗi ít hơn giới hạn độ tin cậy:

N/lim

hay tương đương là:

N 



thì thiết bị đang đo kiểm được coi là đạt và dừng đo kiểm. Nếu số lần thử đạt đến Nmax thì thiết bị được coi là không đạt và cũng kết thúc đo kiểm.
Bảng 15 - Giới hạn số lần thử N đối với độ tin cậy 95%

K

lim

General

0,5%

1,0%

5,0%

0

599

300

60

3,00/lim

1

599

300

60

3,00/lim

2

949

474

95

4,47/lim

3

1259

630

126

6,30/lim

4

1551

775

155

7,75/lim

5

1831

915

183

9,15/lim

6

2103

1051

210

10,51/lim

7

2368

1184

237

11,84/lim

8

2630

1315

263

13,15/lim

9

2887

1443

289

14,43/lim

10

3141

1571

314

15,71/lim

32

8368

4184

837

41,84/lim

64

15540

7770

1554

77,70/lim

128

29432

14716

2943

147,16/lim

256

56575

28287

5657

282,87/lim


Bảng 16 - Giới hạn số lần thử N đối với độ tin cậy 90%

K

lim

General

10,0%

50,0%

0

24

5

N/A

1

24

5

2,30/lim

2

39

8

3,89/lim

3

54

11

5,32/

4

67

14

6,63/lim

5

80

16

8,00/lim

6

93

19

9,28/lim

7

106

22

10,53/lim

8

118

24

11,77/lim

9

130

26

13,00/lim

10

143

29

14,21/lim

32

395

79

39,43/lim

64

745

149

74,44/lim

128

1427

286

142,70/lim

256

2768

554

276,71/lim

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ


Các thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 2000-1x phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN


Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy các thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 2000-1x và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


5.1. Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai quản lý các thiết bị trạm gốc thông tin di động sử dụng công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã CDMA 2000-1x theo Quy chuẩn này.

5.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế Tiêu chuẩn ngành TCN 68-233:2005 “Thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1x - Yêu cầu kỹ thuật”.



5.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.




tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương