Hà nội, 2009 Mục lục Chương Tổng quan về Thương mại điện tử 7


Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp



tải về 2.96 Mb.
trang10/77
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích2.96 Mb.
#22291
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   77

5. 6. Xây dựng chiến lược và mô hình kinh doanh phù hợp


Mọi hoạt động trong đời sống kinh tế muốn phát triển đều phải có chiến lược cụ thể cho từng bước đi. Vậy muốn phát triển thương mại điện tử thì trước hết doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể. Để xây dựng một chiến lược thương mại điện tử thành công trước hết phải xây dựng một chiến lược cho phát triển công nghệ thông tin, mà ở đây chính là xây dựng cở sở hạ tầng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn lực cho nghành công nghệ thông tin nhằm hỗ trợ cho hoạt động thương mại điện tử.

Phần lớn các giao dịch thương mại điện tử chủ yếu là thực hiện qua internet thông qua các website. Do vậy để phát triển thương mại điện tử, trước hết các doanh nghiệp cần phải có chiến lược xây dựng và quảng bá website. Ngoài ra các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng cần phải xác định được mô hình kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh hiệu quả sao cho phù hợp với khả năng và nguồn lực của doanh nghiệp. Ví dụ như xác định xem là doanh nghiệp sẽ hướng tới mô hình hoạt động đấu giá C2C( ebay.com) hay hướng tới mô hình hoạt động bán hàng trực tuyến B2C ( Amazon.com) , B2B( Dell.com)....


5. 7. Xây dựng nguồn nhân lực cho thương mại điện tử


So với nhiều hoạt động kinh tế thì thương mại điện tử còn rất non trẻ. Thương mại điện tử mới chỉ hình thành trong khoảng 20 năm trở lại đây. Chính vì lẽ đó mà xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho thương mại điện tử là rất cần thiết. Nguồn nhân lực cho lĩnh vực thương mại điện tử đòi hỏi không chỉ nẵm vững kiến thức về kinh tế mà còn cần phải nắm vững kiến thức về công nghệ thông tin.

5. 8. Áp dụng phù hợp các phần mềm quản lý tác nghiệp



6. Thực trạng phát triển Thương mại điện tử tại Việt Nam và trên Thế giới

6. 1. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trên thế giới

6. 1.1 Số lượng người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực


Từ năm 2000 đến nay, số lượng người sử dụng internet trên thế giới liên lục tăng nhanh (xem bảng). Đến cuối năm 2006, tổng số người sử dụng internet là hơn 1tỷ người, trong đó hầu hết thuộc khu vực Châu Á và Châu Âu. Mỹ vẫn là quốc gia có số lượng người sử dụng internet lớn nhất thế giới với 185 triệu người, gấp 2 lần nước đứng thứ 2 là Trung Quốc. Số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển cũng đang dần dần bắt kịp với các nước phát triển.

Xét về tốc độ tăng trưởng, trong giai đoạn 2002-2006, Châu Phi và Châu Á vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất, tốc độ tăng trưởng trưng bình ở mức 43.5% và 23.9%, trong khi Châu Âu đã vượt lên Bắc Mỹ với tỷ lệ tăng trưởng 20.7%.



Bảng 1.1. Số lượng người dùng internet theo khu vực và mức độ phát triển kinh tế

Nguồn: UNCTAD trên số liệu của trung tâm quốc tế về viễn thông,2007

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là dịch vụ internet băng thông rộng với tốc độ truy cập khá cao – một điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng các hoạt động TMĐT, đã được sử dụng rất rộng rãi tại tất cả các nước, kể cả các nước đang phát triển.

6. 1.2. Tỷ lệ người sử dụng Internet trên thế giới, theo khu vực


Vào cuối năm 2006, toàn thế giới đã có 17.3% dân cư sử dụng internet, tuy nhiên có sự phân bổ không đều giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển mặc dù số người sử dụng internet tại các nước đang phát triển đã tăng mạnh.

Bảng 1.2. Tỷ lệ người sử dụng internet theo khu vực và mức độ phát triển kinh tế

Tỷ lệ người dùng internet ở các nước phát triển là 58.2% dân cư trong khi ở các nước đang phát triển chỉ là 9.7 %. Mỹ là nước có tỷ lệ người sử dụng internet cao nhất thế giới hiện nay. Tiếp theo đó là các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ.


6. 1.3. Tốc độ phát triển thương mại điện tử trên thế giới


Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên khắp toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang phát triển nơi bắt nguồn của thương mại điện tử. Các nước phát triển chiếm hơn 90% tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử toàn cầu, trong đó riêng phần của Bắc Mỹ và châu âu đã lên tới trên 80%.Tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất ở khu vực Bắc Mỹ, tiếp đến là tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Tây Âu. Tại Châu á có hai nước Singapore và Trung Quốc là có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh chóng và theo kịp với các nước Bắc Mỹ. Còn những nước còn lại ở Châu Á, thương mại điện tử có phát triển tuy nhiên còn rất là chậm.

Mỹ là nước có trình độ thương mại điện tử phát triển nhất trên thế giới. Hiện này hoạt động thương mại điện tử của Mỹ chiếm khoảng trên 70% tỷ lệ thương mại điện tử của toàn cầu. Doanh số bán lẻ của nước này từ hoạt động bán hàng trực tuyến tăng đều hàng năm và năm sau cao hơn năm trước. Chỉ trong vòng bảy năm từ 1999-2006 doanh số bán lẻ trực tuyến của nước này tăng gần 10 lần. Tốc độ tăng doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ năm sau cao hơn năm trước. Trong đó năm 2006 được đánh dấu là năm có tốc độ phát triển nhất, tăng 24.8% so với cùng kỳ năm 2005.



Bảng1.3. Doanh số bán lẻ từ hoạt động thương mại điện tử của Mỹ năm 2000-2003

Nguồn: Cục thống kê của Mỹ, 2005

Thương mại điện tử tại các nước Châu Mỹ La tinh phát triển rất nhanh trong những năm vừa qua. Trong năm 2005 hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này đã thu về 5 tỷ đô la, năm 2006 là 7.78 tỷ đô la, năm 2007 là 10.9 tỷ đô la, tăng 121% so với năm 2005. Venezuela là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tăng 224% trong vòng hai năm từ 2005 – 2007. Sau Venezuela là các nước Chile, Mexico, Brasil có tốc độ phát triển thương mại điện tử tương ứng là 183%, 143%, 116% . Chi tiêu cho hoạt động thương mại điện tử tại khu vực này trong năm 1998 chỉ là 167 triêu đô la nhưng đến năm 2003 đã là 8 tỷ đô. Hoạt động thương mại điện tử đã đóng góp 0.32% vào tổng thu nhập quốc dân( GDP) của toàn khu vực. Hinh thức thanh toán trực tuyến phổ biến nhất của nước này đó là thẻ tín dụng. Thương mại điện tử B2B chiếm 80% giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Châu Mỹ La tinh. Brasil là nước có tốc độ phát triển thương mại điện tử nhanh nhất trong khu vực, tiếp theo đó là Mexico, Argentina. Hiện nay, 88% các website thương mại điện tử B2B trong khu vực là của Brasil.

Trong những năm gần đây, tại các nước đang phát triển, tỷ lệ các doanh nghiệp gửi và nhận đơn hàng qua internet cũng tăng. Phần Lan là nước có tỷ lệ doanh nghiệp tiến hành các đơn hàng qua mạng internet nhiều nhất; tiếp đến là Thụy Điển, Đan Mạch và Đức. Singapore là một trong số rất ít các nước trong khu vực Châu Á mà có tỷ lệ doanh nghiệp triển khai thương mại điện tử cao, thể hiện qua việc các doanh nghiệp của quốc gia này tiến hành nhận gửi đơn hàng qua mạng rất nhiều.



Hình 1.6. Doanh nghiệp tiến hành nhận gửi đơn hàng qua mạng

Nguồn: UNCTAD,2005




tải về 2.96 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   77




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương